Quả• Quả là cơ quan sinh sản của cây có hoa, hình thành do sự phát triển của bầu sau khi thụ phấn, trong đựng hạt do các tiểu noãn biến thành.. • + Quả loại đậu: Cấu tạo bởi một lá noãn,
Trang 1BÀI 7: QUẢ VÀ HẠT
GV: THS NGUYỄN VINH HIỂN
TP HCM 2010
Trang 2Sau khi thụ tinh, vách của bầu sẽ biến thành
vỏ quả che chở cho hạt do tiểu noãn phát triển thành Các phần còn lại (tràng hoa, nhị, vòi nhụy ) thường héo và rụng Đôi khi vòi nhụy và đầu nhụy tồn tại và biến thành phụ
bộ giúp cho sự phát tán của quả.
Trang 3• I Quả
• Quả là cơ quan sinh sản của cây có hoa, hình thành do sự phát triển của bầu sau khi thụ phấn, trong đựng hạt do các tiểu noãn biến thành.
• 1 Hình dạng: Qủa có nhiều hình dạng
ngoài khác nhau
Trang 7Sa nhân
Trang 8• 2 Phân loại
• 2.1 Quả đơn
• Quả đơn là quả sinh bởi một hoa, có một hoặc nhiều lá
noãn dính liền nhau Tùy theo sự phát triển của vỏ quả khi quả chín mà người ta phân biệt 2 loại quả đơn: Quả thịt và quả khô
• Quả đơn có hai loại:
Trang 9• 2.1.1 Quả thịt Khi chín vỏ quả giữa
Trang 10• Quả mọng: Là quả có vỏ quả trong mềm
và mọng nước (quả cây Cam, quả cây
Chanh, quả cây Cà chua).
Trang 11• 2.1.2 Quả khô: Khi chín vỏ quả khô cứng lại Quả khô
có hai thứ:
• - Quá khô tự rụng.
• 5 kiểu nứt quả khi chín
• + Quả đại: Cấu tạo bởi một lá noãn, khi chín nứt thành
một khe dọc (quả cây Sữa, quả cây Sừng dê, quả cây Sừng trâu)
Trang 12• + Quả loại đậu: Cấu tạo bởi một lá noãn, khi chín nứt theo
hai kẽ nứt thành hai mảnh quả vỏ (quả cây Đậu ván, quả cây Đậu xanh, quả cây Keo giậu)
Trang 13• CAM THẢO DÂY ( ABRUS PRECATORIUS )
• 1: Tên cây : Cam Thảo Dây, cườm thảo đỏ, dây chi chi, dây cườm cườm, tương tư đằng, cảm sảo (Tày)
Mô tả : Dây leo, sống nhiều năm; cành non có lông
nhỏ lá kép lông chim chẵn, mọc so le Hoa màu hồng, mọc thành chùm ở kẽ lá Quả đậu, dẹt, có 3-7 hạt hình trứng, màu đỏ có đốm đen, rất độc Toàn cây có vị ngọt Phân bố : Cây mọc hoang ở vùng rừng núi, nhiều
nhất ở vùng ven biển Còn được trồng
Bộ phận dùng : Rễ, dây, lá Thu hái vào mùa thu
đông, tốt nhất lúc cây mới ra hoa Dùng tươi hoặc phơi, sấy khô Hạt độc, dùng ngoài
• 2: Thành phần hóa học : Trong hạt có protein độc : L(+) abrin, glucosid abralin, hemagglutinin làm vón máu, N-methyl tryptophan, men ureasa Rễ và dây mang lá chứa glycyrrhizin
• 3: Công dụng : Chữa ho, cảm sốt, hoàng đản do viêm gan siêu vi trùng, giải độc, vị ngọt nên dùng trong các
đơn thuốc cho dễ uống Ngày 8-16g rễ, dây, sắc Hạt
độc, giã đắp ngoài, sát khuẩn, tiêu viêm, làm mụn nhọt chống vỡ, trị vú sưng đau, tắc tia sữa
Trang 14• + Quả loại cải: Cấu tạo bởi hai lá noãn, khi chín nứt bởi
bốn kẽ nứt thành hai mảnh vỏ Hạt đính vào vách giả ở giữa (quả cây Cải thìa, quả cây Cải canh)
Trang 15• + Quả hộp: Có bầu một ô, khi chín nứt theo đường nứt
vòng ngang qua giữa quả (quả cây Rau sam, quả cây
Mã đề, quả cây Hoa mào gà)
Trang 16• + Quả nang: Là những quả khô tự mở không thuộc các kiểu
trên Dựa theo cách nứt ta có:
• Nang cất vách: Bầu nhiều ô, khi chín mỗi vách ngăn chẻ đôi ra
để tách riêng lừng lá noãn, (quả cây Thuốc lá, quả cây na)
Canh-ki-• Nang chẻ ô: Bầu nhiều ô, mỗi ô bị cắt theo đường sống lưng
để tạo thành số mảnh vỏ bằng số lá noãn (quả cây Bạch hợp, quả cây Vông vang, quả cây Phù dung)
• Nang hủy vách: Bầu nhiều ô, khi chín các vách ngăn giữa các ô
bị phá hủy (quả cây Cà độc dược)
• Nang nứt lỗ: Quả khi chín sẽ nứt ra các lỗ nhỏ, thường đặt ở phần trên của quả (quả cây Thuốc phiện, quả cây Hoa mõm
chó)
Trang 18• - Quả khô không tự mở khi chín :
• + Quả đóng (quả bế): Là loại quả khô có
quả dai, không dính với vỏ cuả hạt và khi chín không tự mở như quả đóng một quả (cây Sen, quả cây Dẻ); quả đóng đôi (quả của các cây họ Hoa tán); quả đóng tư
(quả của cây họ Hoa môi).
Trang 19• + Quả thóc: Là loại quả khô không tự mở
có vỏ quả dính liền với vỏ cuả hạt (quả
cây Lúa, quả cây Ngô).
Trang 20Ngoài các loại quả đơn kể trên còn quả có
áo hạt (quả cây Nhãn, quả cây Vải, quả
cây Chôm chôm), quả có lông (quả cây Bồ công anh), quả có cánh (quả cây Chò).
Trang 222.2 Quả kép
Là quả được hình thành từ một cụm hoa đặc biệt, tức là quả sinh ra từ nhiều hoa.
Trang 23• 2.2.1 Quả loại dâu tằm: Cây dâu tằm cổ cụm
hoa đơn tính cùng gốc Cụm hoa cái là một
bông ngắn Mỗi hoa sinh ra một quả đóng, đài hoa trở nên nạc và mọng nước bao quanh quả đóng Phần mọng nước ở quả dâu tằm do các đài hoa này dính liền nhau tạo thành.
Trang 24• 2.2.2 Quả loại sung: Đó là quả giả, đặc trưng
cho các cây trong chi Ficus Bộ phận mà ta
thường gọi là quả là chính là đế của cụm hoa
lõm tạo thành Mặt trong của quả giả này có
mang hoa đực và hoa cái Khi chín, đế của cụm hoa trở nên mềm và mọng nước, còn quá thật
là những quả đóng do hoa sinh ra năm ở mặt
trong đế cụm hoa đó.
•
Trang 25• 2.2.3 Quả loại dứa: Phần nạc mọng nước ăn
được gồm có trục của cụm hoa và các lá bắc mọng nước tạo thành Quả thật nằm trong các mắt dứa, ở mỗi mắt dứa còn thấy rõ vết tích
của một hoa và cá đầu ngọn của mỗi lá bắc.
Trang 26• 2.2.4 Qủa Dâu tây do cuống hoa phát triển
thành, quả điều do đài hoa phát triển thành,
quả Sung mà ta thường gọi thực ra là do cuống hoa tạo ra là quả giả, quả thực của nó là những quả nhỏ bám phía ngoài ở Dâu tây, hột ở Đào lộn hột và các quả nhỏ nằm phía trong quả
Sung.
Trang 27• 2.3 Quả tụ:
• Là quả được hình thành từ một hoa có
nhiều lá noãn rời nhau Mỗi lá noãn sẽ tạo thành một quả riêng (quả cây Ngọc lan ta, quả cây Dại hồi, quả Na).
Trang 28- Quả đơn tính sinh: Là những quả được
hình thành đo sự phát triển của bầu
nhưng noãn không được thụ phấn Quả đơn tính sinh có tác có hạt; có thể không hạt, thường gặp ở các cây trồng (quả cây Chuối, quả cây Nho).
Trang 29• 3 Cấu tạo của qủa
• Qủa táo Qủa Đậu
• Hình 7.9: Cấu tạo quả
Trang 30• 1.1 Vỏ quả ngoài (biểu quả bì): Là lớp ngoài
cùng, hình thành từ lớp biểu bì ngoài cùng của bầu; lúc non có màu xanh, lúc chín có màu khác
vàng, đỏ, tím, đen ) vỏ quả ngoài có thể có gai
(vỏ quả cây Cà độc dược, vỏ quả cây Thầu
dầu), có móc (vỏ quả cây Ké đầu ngựa), có cánh (quả cây Muồng trâu)
• 1.2 Vỏ quả giữa: (trung quả bì): Sinh bởi lớp
mô mềm của lá noãn, có thể khô héo đi khi quả chín (quả khô) hay dày lên, mọng nước (quả
thịt).
• 1.3 Vỏ quả trong (nội quả bì): Sinh bởi biểu bì
trong của bầu, có thể mỏng (quả mọng) hoặc
dày cứng (quả hạch); có khi mọng nước (tép
quả cây Bưởi, quả cây Cam) hay mang lông khô (quả cây Bông).
Trang 31• II HẠT
• Hạt là cơ quan sinh sản hữu tính của cây
có hoa, sinh bởi sự phát triển của tiểu
noãn sau khi thụ phấn
Trang 32Hạt ý dĩ
Trang 33• 2 Các loại hạt
• Hạt có nội nhũ, chất dự trữ ở ngoài lá
mầm (hạt cây Thầu dầu, hạt cây Cau).
• Hạt không nội nhũ do cây mâm tiêu hóa
hết nội nhũ trước khi hạt chín (chất dự trữ chứa trong lá mầm như hạt cây Đậu, hạt cây Bí )
• Hạt có ngoại nhũ (hạt các cây họ Chuối,
họ Gừng, họ Dong )
• Hạt vừa có ngoại, vừa có nội nhũ (các cây
họ Hồ tiêu, Họ cẩm chướng).
Trang 35• 3 Cấu tạo của hạt:
• 3.1 Vỏ hạt là lớp ngoài cùng của hạt Hạt có thể
chỉ có một lớp vỏ (hạt cây Đậu, hạt cây Lạc); có thể có hai lớp vỏ (hạt cây Thầu dầu, hạt cây Gấc) Hạt có thể có vỏ mọng nước (hạt cây Lựu); có thể mang lông cả mặt ngoài (hạt cây Bông) hoặc có thể mang một hay hai mào lông (hạt cây Sữa); có thể có cánh (hạt cây Xà cừ).
• 3.2 Nhân hạt phần nằm trong vỏ hạt gồm:
• Cây mầm: Có rể mầm, thân mầm, chồi mầm và
1 hoặc 2 lá mầm.
• Nội nhũ: Là khối dự trữ chất dinh dưỡng đễ nuôi
cây khi cây mới nẩy mầm.
• Ngoại nhũ: Cũng là khối dự trữ chất dinh dưỡng
để nuôi cây khi cây mới nảy mầm nhưng có nguồn gốc khác nội nhũ.
Trang 36Hình 7.8: A Quả cà phê B Hạt cà phê
Trang 37• III VAI TRÒ CỦA QUẢ VÀ HẠT ĐỐI VỚI NGÀNH DƯỢC
• Trong Đông y, quả, hạt là một trong những vị thuốc
hay được sử dụng Trong cuốn Những cây thuốc
và vị thuốc Việt Nam, có tới 46 loại dược liệu là
quả, 39 vị dược liệu từ hạt được ghi lại với các tác dụng chữa bệnh khác nhau.
• Ví dụ: quả Ké đầu ngựa (Xanthium strumarium L.), quả Dâu tằm (Morus alba L), quả Kim anh (Rosa
laevigata), quả Táo ta (Ziziphus mauritiana Lam),
hạt Mã Tiền (Strychnos nux-vomica L), hạt Ý dĩ, hạt
Sen, hạt Gấc, hạt Đậu xanh, hạt Đậu ván
• mmmmmmmmmmm
Trang 38• 33 -GAI ( BOEHMERIA NIVEA )
• 1: Tên cây : Gai, cây lá gai, trữ ma, gai tuyết, chiều đủ (Dao), bâu pán (Tày), hạc co pán (Thái)
Mô tả : Cây nhỏ, cao 1m hay hơn, gốc hóa gỗ, cành non và cuống lá màu tím đỏ, có lông Lá mọc so le, có cuống, mép khía răng, mặt dưới có lông trắng bạc Hoa đực và hoa cái tụ tập thành bông kép, ở kẽ lá Quả bế có đài tồn tại
Phân bố : Cây trồng ở khắp nơi, lấy lá làm
bánh gai, vỏ lấy sợi và rễ củ làm thuốc
Bộ phận dùng : Rễ Thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa thu, đông Thái lát, phơi hoặc sấy khô.
• 2: Thành phần hóa học : Rễ chứa flavonoid rutin Toàn cây có acid cyanhydric Hạt có dầu béo,
nhiều acid tự do.
• 3: Công dụng : Kháng khuẩn, lợi tiểu Chữa động thai đau bụng ra huyết, sa, viêm tử cung, trĩ, xích bạch đới, đái dắt, đái đục, đái ra máu, mụn lở Ngày 12 - 20g dạng sắc, bột, viên Dùng an thai chỉ uống 2 - 3 ngày Dùng ngoài, rễ tươi giã đắp hoặc đun nước để rửa
Trang 39• 73 -ÐẠI TÁO ( ZIZYPHUS SATIVA MILL )
• 1: Tên cây : Ðại táo là một cây nhỡ hay cây to, có thể cao tới 10m lá
mọc so le, lá kèm thường có dạng hình gai Cuống lá ngắn 0,5-1cm, phiến lá hình trứng, đầu hẹp lại, dài 3-7cm, rộng 2,5-3cm, mép có răng cưa thô, trên mặt rõ 3 gân chính, gân phụ cũng nổi rõ Hoa nhỏ, mọc thành tán ở kẽ lá, mỗi tán gồm 7-8 hoa Cánh hoa màu vàng xanh nhạt Ðài, tràng và nhị đều 5 Quả hạch hình cầu hay hình trứng, khi non có màu nâu hoặc xanh nhạt, khi chín có màu đỏ sẫm Vỏ quả mẫm vị
ngọt Mùa hoa tháng 4-5, mùa quả 7
2: Thành phần hoá học : Trong đại táo 3,3% protit, 0,4% chất béo, 73% hydrat cacbon, 0,061% canxi, 0,055% photpho, 0,0016% sắt, 0,00015% caroten, 0,012% vitamin C
3: Tính vị, tác dụng : Theo tài liệu cổ đại táo vị ngọt, tính ôn, vào hai kinh tỳ và vị Có tác dụng bổ tỳ, ích khí, dưỡng vị sinh tân dịch, điều hoà dinh vệ, hoà giải các vị thuốc khác
Công dụng : Dùng chữa tỳ hư sinh tiết tả, các bệnh do dinh vệ không đều hoà Phàm đau răng, đờm, nhiệt, trung mãn không nên dùng.
Trang 40• 76 -GẤC ( MOMORDICA COCHICHINENSIS
• 1: Tên cây : Gấc, mộc miết, má khấu (Thái), mác khẩu (Tày), đìa tả
piếu (Dao)
Mơ tả : Dây leo, cĩ tua cuốn Lá mọc so le, cuống cĩ tuyến Phiến lá
xẻ 3 - 5 thùy, mép khía răng Hoa đơn tính, cùng gốc, màu ngà vàng, mọc đơn độc ở kẽ lá Quả to, hình bầu dục, cĩ gai, khi chín màu đỏ Hạt dẹt, vỏ cứng, mép cĩ gai
Phân bố : Cây trồng ở khắp nơi
Bộ phận dùng : Màng hạt, nhân hạt và rễ Quả chín thu hoạch vào
tháng 8 - 12 Lấy hạt cịn màng màu đỏ, phơi hoặc sấy nhẹ đến se
màng Tách riêng màng để chiết dầu Rễ và nhân hạt phơi hoặc sấy khõngơ
2: Thành phần hĩa học : Màng hạt chứa (-caroten, lycopen Nhân hạt
cĩ dầu béo Rễ chứa saponin triterpen
3: Cơng dụng : Màng hạt gấc dùng làm thuốc bổ, chữa bệnh chậm lớn trẻ em, bệnh khơ mắt quáng gà Ngày 10 - 20 giọt dầu màng hạt cho người lớn : trẻ em tùy tuổi : 5 - 10 giọt, chia 2 lần Rễ gấc sắc uống với liều 6 - 12g chữa tê thấp, sưng chân Nhân hạt mài với rượu hoặc
giấm bơi chữa mụn nhọt, sưng tấy
Trang 41• 87 -MƠ - Khổ Hạnh Nhân ( PRNUS ARMENIACA )
• Tên cây : Mơ, mai, hạnh, má pheng (Thái), mác mòi (Tày).
Mô tả : Cây nhỡ, cao 3 - 5m Lá mọc so le, hình tim nhọn đầu, mép có răng cưa Hoa màu trắng, mọc trước khi cây ra lá Quả hạch, có lông mịn, khi chín màu vàng Hạt màu nâu.
Phân bố : Cây trồng lấy quả ăn và làm thuốc.
Bộ phận dùng : Quả Thu hái vào đầu mùa hạ Dùng tươi hoặc ướp muối, phơi khô làm thành ô mai.
Thành phần hóa học : Quả chứa các acid hữu cơ citric, tartric; carotenoid; lycopen, (-caroten; các flavonoid; quercetin,
isoquercetin; các vitamin A, B15 Nhân hạt : dầu béo, enzym và amygdalin, emulsin.
Công dụng : Kháng khuẩn, nhuận phổi Mơ muối chữa ho khó thở, hen suyễn, viêm họng, khản tiếng, lỵ, ỉa chảy kéo dài, giun đũa : Ngày 4 - 8g ngậm hoặc sắc, viên Nước cất hạt mơ độc, chữa ho, khó thở, đau dạ dày : Ngày 1 - 4ml Dầu hạt mơ dùng nhuận tràng dạng
Trang 42• 102 -KÉ ĐẦU NGỰA ( XANTHIUM STRUMARIUM )
• Tên cây : Ké đầu ngựa, thương nhĩ, phắt ma, mác nhàng (Tày).
Mô tả : Cây cỏ, sống hàng năm, cao 40 - 70cm Thân màu lục, có khía, đôi khi có những chấm màu nâu tím Lá mọc so le, chia thùy
không đều, mép khía răng, có lông ngắn và cứng Cụm hoa hình đầu mọc tụ tập ở kẽ lá Quả hình trứng, có móc.
Phân bố : Cây mọc hoang khắp nơi, ở ven đường, bãi trống, ruộng hoang.
Bộ phận dùng : Quả Thu hái khi quả chưa ngã màu vàng Phơi hoặc sấy khô.
Thành phần hóa học : Quả chứa alcaloid, sesquiterpen, lacton
(xanthinin, xanthimin, xanthatin), dầu béo Lá chứa iod : 200
microgram trong 1g lá Trong quả là 220 - 230 microgram/1g quả.
Công dụng : Chống dị ứng, chống viêm Chữa mụn nhọt, lở loét, mày đay, tràng nhạc, bướu cổ, đau khớp, thấp khớp, tay chân đau co rút, đau đầu, viêm mũi chảy nước hôi, đau họng, lỵ Ngày 6 - 12g thuốc sắc, cao hoặc viên Nước sắc quả ngậm chữa đau răng, bôi chữa nấm tóc, hắc lào
Trang 43• 103 -KEO GIẬU ( LEOCAENA GLAUCA )
• Tên cây : Keo giậu, cây keo, bồ kết đại, bọ chét, bình linh, phắc căn
thin (Tày)
Mô tả : Cây nhỏ, cao vài mét Lá kép hai lần lông chim, gồm nhiều
lá chét nhỏ Hoa màu trắng, tụ họp thành hình chùy ở kẽ lá Quả đậu, dẹt và mỏng Hạt nhẵn, màu nâu sẫm
Phân bố : Cây mọc hoang và thường được trồng làm hàng rào, làm rào che chắn cho cây cà phê, làm phân xanh
Bộ phận dùng : Hạt Thu hái quả già vào mùa hạ, thu Tách vỏ quả lấy hạt Phơi hoặc sấy khô
Thành phần hóa học : Hạt chứa dầu béo gồm các acid palmitic,
stearic, oleic, linoleic, behenic, lignoceric; alcaloid, leucenin (leucenol) : 3 - 5% Lá có tanin, quercitrin và alcaloid
Công dụng : Hạt keo giậu dùng làm thuốc tẩy giun đũa Người lớn : 25
- 50g, trẻ em tùy tuổi : 5 - 20g một ngày Uống liền 3 ngày, đôi khi 5
ngày, vào buổi sáng lúc đói Dùng hạt tán sau khi rang khô hoặc thêm đường làm thành bánh; đôi khi dùng tươi
Trang 44• 105 -KHÚNG KHÉNG ( CONCRETIO SILICEA )
• Tên cây : Khúng khéng, vạn thọ, chỉ cụ, kê trảo
Mô tả : Cây gỗ, cao 7 - 10m Cành non có lông và nốt sần Lá mọc so
le, có cuống dài, 3 gân tỏa từ gốc lá, mép khía răng nhọn Hoa màu lục nhạt mọc thành xim ở kẽ lá hoặc đầu cành Quả hình cầu, khi chín
những nhánh con mang quả phồng to lên hoặc màu nâu hồng, vị ngọt,
ăn được Hạt tròn dẹt
Phân bố : Cây mọc hoang và được trồng ở miền núi Cao Bằng, Lạng Sơn
Bộ phận dùng : Quả và nhánh con mang quả Thu hái khi quả chín
Phơi hoặc sấy khô
Thành phần hóa học : Quả chứa đường glucosa, fructosa, sucrosa và muối kali nitrat, kali malat
Công dụng : Thuốc bổ, giải độc, chữa ngộ độc rượu, tiểu tiện không thông, cơ thể gầy yếu, khát nước, khô cổ Ngày 3 - 5g ngâm rượu uống.
•
http://kyniem.easyvn.com/yhoccotruyen/cacvithuocdongy/cacvithuocdongy.php?username=yhoccotruyen&gb=0&pass=&id=7&file=cacvithuocdongy/cacvithuocdongy.php
Trang 45• 30 -CÀ ĐỘC DƯỢC ( DATURA METEL )
• 1: Tên cây : Cà độc dược, cà diên, cà lục dược (Tày), sùa tùa
(H`mông), mạn đà la, hìa kía piếu (Dao).
Mô tả : Cây nhỏ, cao 1 - 1,5m; cành non có nhiều lông mịn và sẹo lá Lá mọc so le, phiến lệch, mép lượn sóng, cả hai mặt đều có lông Hoa to, hình loa kèn, màu trắng, mọc riêng ở kẽ lá Quả hình cầu, có gai, khi chín nứt theo 3 - 4 đường; nhiều hạt nhỏ, dẹt, màu nâu đen.
Phân bố : Cây mọc hoang ở ven đường, bãi hoang Còn được trồng làm cảnh.
Bộ phận dùng : Lá và hoa Lá bánh tẻ thu hái lúccây sắp và đang
ra hoa, phơi nắng hay sấy nhẹ Hoa thu hái vào mùa thu, phơi nắng hay sấy nhẹ.
• 2: Thành phần hóa học : Alcaloid toàn phần có : Trong lá : 0,10 - 0,50%, trong hoa : 0,25 - 0,60%, trong rễ : 0,10 - 0,20%, trong quả : 0,12% Alcaloid : Scopolamin, hyoscyamin và atropin,