Ngân sách cấp quận, huyện là một bộ phận cấu thành ngân sách nhà nước, làcông cụ để chính quyền cấp quận, huyện thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyềnhạn trong quá trình quản lý kinh t
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi Các tư liệu, tài liệu được sử dụng trong luận văn có nguồn dẫn
rõ ràng, các kết quả nghiên cứu là quá trình lao động trung thực của tôi.
Tác giả luận văn
Nguyễn Kiều Oanh
Trang 2MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 4
1.1 NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC (NSNN) 4
1.1.1 Bản chất Ngân sách nhà nước 4
1.1.2 Cơ cấu NSNN 7
1.1.3 Chức năng NSNN 8
1.1.4 Vai trò của NSNN 9
1.2 TỔ CHỨC HỆ THỐNG NSNN 10
1.2.1 Quá trình hình thành hệ thống NSNN 10
1.2.2 Quản lý nhà nước đối với NSNN 11
1.2.3 Nội dung quản lý NSNN 13
1.3 PHÂN CẤP QUẢN LÝ NSNN 17
1.3.1 Sự cần thiết phân cấp quản lý NSNN 17
1.3.2 Nguyên tắc phân cấp quản lý NSNN 18
1.3.3 Nội dung phân cấp quản lý NSNN 21
1.3.4 Đặc điểm của quản lý ngân sách cấp quận, huyện 23
1.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NSNN 26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH TẠI QUẬN HOÀNG MAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 29
2.1 TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI VÀ CƠ QUAN QUẢN LÝ NGÂN SÁCH QUẬN HOÀNG MAI 29
2.1.1 Địa lý hành chính, kinh tế, xã hội 29
2.1.2 Cơ quan quản lý ngân sách quận Hoàng Mai 31
Trang 32.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH QUẬN
HOÀNG MAI TRONG NHỮNG NĂM QUA 35
2.2.1 Tổ chức và phân cấp quản lý ngân sách quận Hoàng Mai 35
2.2.2 Thực trạng lập và giao dự toán ngân sách quận Hoàng Mai 37
2.2.3 Thực trạng chấp hành ngân sách quận Hoàng Mai 41
2.2.4 Quyết toán ngân sách quận Hoàng Mai 56
2.3 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH QUẬN HOÀNG MAI 59
2.3.1 Kết quả đạt được 59
2.3.2 Hạn chế trong quản lý 64
2.3.3 Nguyên nhân của hạn chế 73
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH TẠI QUẬN HOÀNG MAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 78
3.1 MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM QUẢN LÝ NGÂN SÁCH QUẬN HOÀNG MAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 78
3.1.1 Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội quận Hoàng Mai giai đoạn 2013-2015 78
3.1.2 Quan điểm cơ bản trong quản lý ngân sách quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội 80
3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH QUẬN HOÀNG MAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI 82
3.2.1 Nhóm giải pháp về quản lý thu NSNN 82
3.2.2 Nhóm giải pháp quản lý chi ngân sách nhà nước 92
3.3 KIẾN NGHỊ 104
3.3.1 Kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật NSNN 104
3.3.2 Kiến nghị với Chính phủ, Bộ Tài chính 105
3.3.3 Đối với UBND Thành phố Hà Nội 106
KẾT LUẬN 109 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 4DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
HĐND : Hội đồng nhân dân
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
NSNN : Ngân sách nhà nước
Trang 5DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2008-2012 quận
Hoàng Mai 30Bảng 2.2 Cơ cấu kinh tế giai đoạn 2008-2012 của quận Hoàng Mai 31Bảng 2.3 Kết quả việc lập và giao dự toán quận Hoàng Mai giai đoạn 2008-2012
39Bảng 2.4 Kết quả thực hiện thu ngân sách quận Hoàng Mai giai đoạn 2008-2012
44Bảng 2.5 Tỷ lệ (%) thực hiện thu ngân sách quận Hoàng Mai so với dự toán
giai đoạn 2008-2012 44Bảng 2.6 Thực hiện chi ngân sách quận Hoàng Mai giai đoạn 2008-2012 49Bảng 2.7 Tỷ trọng (%) các khoản chi ngân sách quận Hoàng Mai giai đoạn
2008-2012 50Bảng 2.8 Thực hiện chi thường xuyên 5 năm (2008-2012) quận Hoàng Mai 53Bảng 2.9 Quyết toán thu ngân sách nhà nước quận Hoàng Mai giai đoạn 2008-2012
57Bảng 2.10 Quyết toán chi ngân sách nhà nước quận Hoàng Mai giai đoạn 2008-2012
58
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Quá trình chuyển sang nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta đòi hỏi Nhànước phải sử dụng một cách có hiệu quả các công cụ, chính sách tài chính, tiền tệ,đặc biệt là chính sách thu, chi NSNN Điều này góp phần khắc phục khuyết tật của
cơ chế thị trường thông qua việc sử dụng bàn tay hữu hình, chủ yếu là chính sách tàichính nhằm điều tiết nền kinh tế có hiệu quả Mặt khác thông qua sử dụng các công
cụ này mới có thể quản lý thống nhất nền tài chính quốc gia, động viên toàn bộnguồn lực để phát triển KT-XH, đáp ứng yêu cầu của cuộc đổi mới đất nước
Ngân sách nhà nước là công cụ quan trọng trong việc điều tiết nền kinh tế vĩ
mô Ngân sách cấp quận, huyện là một bộ phận cấu thành ngân sách nhà nước, làcông cụ để chính quyền cấp quận, huyện thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyềnhạn trong quá trình quản lý kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng của địa phương.Luật ngân sách nhà nước năm 2002 là cơ sở pháp lý quan trọng để tổ chức quản lýngân sách nhà nước nói chung và ngân sách cấp quận, huyện nói riêng nhằm phục
vụ công cuộc đổi mới đất nước, song thực tế hiện nay các yếu tố, điều kiện tiền đềchưa được tạo lập đồng bộ, làm cho quá trình quản lý ngân sách các cấp đạt hiệuquả thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu Luật Ngân sách nhà nước đặt ra
Trong hoàn cảnh đó, việc hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước làhết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay và sắp tới nhằm huy động tối đa mọinguồn tài chính, tăng cường nguồn thu cho ngân sách, sử dụng ngân sách tiết kiệm,hiệu quả, đảm bảo cân đối thu, chi ngân sách, lành mạnh tình hình tài chính ngânsách tại địa phương, đảm bảo nguồn vốn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội,nâng cao đời sống nhân dân
Trong bối cảnh chung của đất nước, quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nộitrong những năm qua đã đạt được những thành tựu quan trọng về kinh tế, xã hội, anninh quốc phòng Qua 10 năm thực hiện Luật Ngân sách nhà nước, cân đối ngânsách quận Hoàng Mai ngày càng vững chắc, nguồn thu ngân sách ngày càng tăng
Trang 7không những đảm bảo được yêu cầu chi thiết yếu của bộ máy quản lý nhà nước, các
sự nghiệp kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng mà còn dành nguồn đáng kểcho đầu tư phát triển Tuy nhiên thực trạng hiện nay công tác quản lý ngân sách quậnHoàng Mai vẫn còn nhiều hạn chế Thu ngân sách vẫn chưa bao quát hết các nguồnthu trên địa bàn, hiệu quả một số khoản chi ngân sách còn thấp, chi đầu tư xây dựng
Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách tại quận Hoàng Mai, Thành phố HàNội nhằm động viên đầy đủ, hợp lý các nguồn thu vào ngân sách nhà nước, đồngthời quản lý chi ngân sách hiệu quả, tiết kiệm, đó là các yếu tố có tính quyết định đểthực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của quận Hoàng Mai giaiđoạn 2010-2015 mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận Hoàng Mai lần thứ II đề ra
Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách tại quận
Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội” làm luận văn thạc sỹ của mình.
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Vận dụng lý luận về ngân sách nhà nước và quản lý ngân sách nhà nước đểphân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý ngân sách nhà nước của quận HoàngMai, từ đó đề xuất một số quan điểm, giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý ngân sáchquận Hoàng Mai trong thời gian tới, cụ thể:
+ Khái quát lại những lý luận cơ bản về ngân sách nhà nước và quản lý ngânsách nhà nước
+ Phân tích thực trạng công tác quản lý ngân sách của quận Hoàng Mai nhằmđánh giá kết quả đạt được và hạn chế cùng nguyên nhân của hạn chế
+ Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngânsách tại quận Hoàng Mai trong thời gian tới
3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
* Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý NSNN của quận Hoàng Mai,Thành phố Hà Nội
* Phạm vi nghiên cứu: Công tác quản lý ngân sách tại quận Hoàng Mai từnăm 2008 đến 2012
Trang 84 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh Các phương pháp sau được sử dụng một cách linhhoạt: tổng hợp, thống kê, so sánh, phân tích lý thuyết, nhận định, đánh giá thực tế…
-để làm sáng tỏ những vấn đề nghiên cứu đồng thời rút ra những kết luận cần thiết
5 KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu kham khảo, luận văn gồm
Trang 9CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
VÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Tài chính nhà nước tác động đến hoạt động và phát triển của toàn bộ nền kinh
tế xã hội, thể hiện qua quá trình phân phối và phân phối lại sản phẩm của xã hội.TCNN đã hình thành trước so với ngân sách nhà nước (NSNN) Trong TCNN thìNSNN là bộ phận chủ yếu, quan trọng nhất vì nó là quỹ tiền tệ lớn nhất Qua kênhthu, NSNN huy động và tập trung một bộ phận các nguồn tài chính trong xã hộidưới các hình thức như: thuế và các khoản thu không mang tính chất thuế, vay nợcủa chính phủ trong và ngoài nước, viện trợ quốc tế Qua kênh chi: Nhà nước sửdụng NSNN để cấp phát vốn, kinh phí, tài trợ về vốn cho các tổ chức kinh tế, các
Trang 10đơn vị hành chính sự nghiệp… nhằm thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xãhội trong từng thời kỳ.
Như vậy NSNN gắn liền hoạt động của Nhà nước, là một trong những công
cụ hết sức quan trọng, không thể thiếu được nhằm đảm bảo hoạt động nhànước Nhà nước ra đời, hình thành và phát triển gắn liền hình thành chế độ sở hữu
và đấu tranh giai cấp trong quá trình phát triển xã hội loài người, mang tính tấtyếu và khách quan, do vậy NSNN cũng mang tính khách quan Khi không cònNhà nước thì không còn NSNN Và bản chất Nhà nước quyết định bản chất NSNN,nhưng quản lý NSNN là những tổ chức và con người cụ thể nên quản lý NSNNmang tính chủ quan do vậy nhận thức đúng về bản chất của NSNN và vậndụng thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả NSNN là cần thiết đối với mọi quốcgia, mọi cấp chính quyền
Khi nói về ngân sách Nhà nước, có nhiều cách định nghĩa khác nhau về ngânsách Khái niệm về NSNN được hiểu đầy đủ theo Luật NSNN: “Ngân sách nhà nước
là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước trong dự toán đã được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm"
1.1.1.2 Bản chất NSNN
Về mặt hình thức, có thể hiểu ngân sách là toàn bộ các khoản chi tiêu của nhànước trong dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và thựchiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.Các biểu hiện bên ngoài của NSNN rất phong phú rất đa dạng nhưng cũng rờirạc; đó là bảng tổng hợp các khoản thu, khoản chi của Nhà nước, là mức động viêncác nguồn lực tài chính vào trong tay Nhà nước, những khoản đóng góp của cácthành viên cho xã hội và các hình thức cấp phát của nhà nước cho các thành viên.Tuy NSNN có biểu hiện rời rạc, phân tán nhưng hoạt động của nó đều nằm trong sựkiểm soát của Nhà nước Các nội dung bên trong của NSNN có mối quan hệ chặtchẽ nhau, phần lớn nguồn thu NSNN mang tính chất bắt buộc còn các khoản chiphần lớn mang tính chất cấp phát không hoàn lại, trừ trường hợp góp vốn tham giacác tổ chức kinh tế Và chính nội dung này đóng vai trò quyết định sự tồn tại của
Trang 11NSNN Chủ thể của NSNN chính là Nhà nước Tuy nhiên, bản chất kinh tế củaNSNN được hình thành từ các mối quan hệ bên trong trong quá trình hoạt độngcủa nó Hoạt động của NSNN là hoạt động phân phối các nguồn tài chính, nguồnnày được chia thành hai phần là phần nộp vào NSNN và phần để lại cho xã hội.Phần nộp vào NSNN tiếp tục được phân phối cho tiêu dùng và đầu tư và phần để lạicho xã hội cũng vậy Vì vậy hoạt động của NSNNN là quá trình giải quyết cácquyền lợi kinh tế giữa nhà nước và các chủ thể trong xã hội, gắn liền với việc hìnhthành và sử dụng quỹ NSNN Như vậy làm xuất hiện hàng loạt các quan hệ giữamột bên là Nhà nước và một bên là các chủ thể xã hội, được thể hiện qua cáckhoản thu và các khoản chi của NSNN Có thể nói hệ thống các quan hệ tàichính gắn với việc tạo lập và sử dụng các quỹ NSNN tạo nên bản chất kinh tế củaNSNN, thể hiện ở các mối quan hệ chủ yếu: quan hệ kinh tế giữa NSNN với khuvực doanh nghiệp; quan hệ kinh tế giữa NSNN với các đơn vị hành chính, sựnghiệp, phát sinh trong quá trình phân phối lại các khoản thu nhập; quan hệ kinh tếgiữa NSNN với các tầng lớp dân cư; quan hệ kinh tế giữa NSNN với thị trườngtài chính Quản lý NSNN chính là quá trình tác động vào các mối quan hệ trên
để đạt được mục tiêu nhất định
Với quyền lực tối cao của mình, Nhà nước có thể sử dụng các công cụ sẵn có
để bắt buộc mỗi thành viên trong xã hội cung cấp cho mình các nguồn lực tài chínhcần thiết, song cơ sở tạo lập các nguồn lực tài chính là các thành viên trong xã hội.Mọi thành viên đều có lợi ích kinh tế và đấu tranh bảo vệ lợi ích kinh tế đó, nghĩa làthông qua quyền lực của mình, nhà nước sử dụng các công cụ, chính sách giải quyếthài hòa giữa lợi ích nhà nước và lợi ích của mỗi thành viên trong xã hội Do vậymuốn có NSNN đúng đắn, lành mạnh thì phải tôn trọng và vận dụng các quy luậtkinh tế một cách khách quan, phải dựa trên cơ sở đảm bảo hài hòa lợi ích của nhànước và lợi ích của các thành viên trong xã hội Một NSNN lớn mạnh phải đảm bảo
sự cân đối trên cơ sở khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh, bao quát hết toàn
bộ nguồn thu, nuôi dưỡng nguồn thu để đáp ứng nhu cầu chi của mình
Trang 12Từ đó, có thể đi đến kết luận: Bản chất của NSNN là hệ thống các mối quan
hệ kinh tế giữa Nhà nước và các thành viên trong xã hội, phát sinh trong quá trìnhNhà nước huy động và sử dụng các nguồn lực tài chính, nhằm đảm bảo thực hiệncác chức năng quản lý và điều hành nền kinh tế xã hội của Nhà nước, đó là tổng thểcác mối quan hệ kinh tế được phát sinh trong quá trình phân phối bằng giá trị tổngsản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân để hình thành quỹ tiền tệ tập trung nhằmthực hiện các chức năng nhiệm vụ kinh tế - xã hội của Nhà nước trong một thời kýnhất định, thường là một năm Nghiên cứu, nắm vững bản chất của NSNN để thấy
rõ các mối quan hệ, sự tác động qua lại của các quan hệ để có những giải pháp quản
lý NSNN hiệu quả Quản lý NSNN ảnh hưởng đến nhiều đối tượng, nhiều cấp chínhquyền cần phải thận trọng, cơ chế chính sách trong quản lý NSNN cần phải có sựnghiên cứu nghiêm túc, khoa học, dân chủ, được xem xét trong các mối quan hệthì khi áp dụng mới mang lại hiệu quả cao
1.1.2 Cơ cấu NSNN
NSNN là một chỉnh thể kinh tế - xã hội, bao gồm nhiều nội dung thu - chiđược sắp xếp theo một cơ cấu nhất định, nói cách khác cơ cấu ngân sách chỉ mốiquan hệ giữa các nội dung thu - chi của NSNN trong những khoản thời gian nhấtđịnh nhằm phục vụ thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước Nhìn vào cơcấu NSNN có thể cho biết thông tin về trình độ phát triển kinh tế - xã hội, khả năngcủa nền kinh tế, trình độ quản lý của Nhà nước
Mối quan hệ trong cơ cấu NSNN được thể hiện như sau:
Thứ nhất: quan hệ tổng thu và tổng chi, quan hệ tổng thu và tổng chi với tổng
sản phẩm xã hội (GDP) thể hiện quy mô ngân sách; quan hệ tốc độ tăng trưởngnguồn thu và tăng chi với tốc độ tăng trưởng nền kinh tế…các mối quan hệ nàyphản ảnh trình độ phát triển của nền kinh tế của quốc gia hoặc địa phương nên cầnxác định cho một giai đoạn phát triển, thường là 5 năm Và xây dựng kế hoạch cầnxác định tỷ lệ các mối quan hệ một cách hợp lý khoa học đảm bảo cân đối giữa thu
và chi để thực hiện các mục tiêu mà Nhà nước đặt ra
Trang 13Thứ hai, Cơ cấu NSNN được xem xét trong các mối quan hệ bên trong với nội
dung cơ bản của nó là thu và chi Ví dụ: tỉ trọng thu các khoản thuế, phí, lệ, phítrong tổng thu, đây là nguồn thu chủ yếu mang tính chất bắt buộc, nguồn này càngphải chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu thì mới đảm bảo đáp ứng nhu cầu chitiêu của chính phủ Quan hệ chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên trong tổngchi ngân sách của từng quốc gia để từ đó có thể đưa ra các biện pháp nhằm tăngtrưởng, nuôi dưỡng nguồn thu, nâng cao hiệu quả chi tiêu, đảm bảo thực hiện cácmục tiêu kinh tế, chính trị, xã hội của quốc gia
1.1.3 Chức năng NSNN
Chức năng NSNN được xuất phát từ bản chất của NSNN và xuất phát từnguồn gốc ra đời của NSNN Nhà nước ra đời tồn tại và phát triển trước hết cần cónguồn tài chính để đảm bảo chi tiêu cho bộ máy đồng thời đảm bảo các nhiệm vụchi nhằm phát triển kinh tế - xã hội phát triển toàn diện trên mọi lĩnh vực Nguồn tàichính của NSNN hình thành chủ yếu qua các khoản thu của Nhà nước, giữa thu vàchi ngân sách có mối quan hệ chặt chẽ hữu cơ nhau mang tính cân đối, nên NSNNthực hiện hai chức năng cơ bản
Chức năng phân phối: Với quyền lực tối cao của mình, Nhà nước sử dụng các
công cụ, các biện pháp bắt buộc các thành viên trong xã hội cung cấp cho mình cácnguồn lực tài chính cần thiết Nhưng cơ sở để hình thành nguồn lực tài chính đó là
từ sự phát triển kinh tế, phát triển sản xuất kinh doanh Vì vậy, muốn động viênđược nguồn thu NSNN ngày càng tăng và có hiệu quả thì nền kinh tế nói chung, sảnxuất kinh doanh nói riêng phải được phát triển với tốc độ nhanh, bền vững và cóhiệu quả cao Vì vậy, Nhà nước trong quá trình quản lý kinh tế - xã hội phải nắmđược quy luật kinh tế và tôn trọng các quy luật kinh tế khách quan Đồng thời phảibảo đảm hài hoà các quan hệ lợi ích của các chủ thể của nền kinh tế Một NSNNvững mạnh là một ngân sách mà cơ chế phân phối của nó đảm bảo được sự cân đốitrên cơ sở khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh nuôi dưỡng nguồn thu, trên
cơ sở đó tăng được thu để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước ngày càng tănglên Mặt khác, một NSNN vững mạnh còn phải thể hiện việc phân phối và quản lý
Trang 14chi đúng đắn, hợp lý và hiệu quả Nhà nước sử dụng khối lượng tài chính từ nguồnNSNN để chi tiêu vào mục đích phát triển kinh tế - xã hội và chi tiêu cho sự hoạtđộng của bộ máy Nhà nước Như vậy, chức năng của NSNN, ngoài việc động viênnguồn thu thì còn phải thực hiện quản lý và phân phối chi tiêu sao cho có hiệu quả.
Đó cũng là một tất yếu khách quan
Chức năng giám đốc: Thực hiện chức năng này, Nhà nước thông qua NSNN
để biết được nguồn thu - chi nào là cơ bản của từng thời kỳ, từng giai đoạn và do đó
có những giải pháp để làm tốt thu - chi Nhà nước định ra cơ cấu thu- chi hợp lý;theo dõi các phát sinh và những nhân tố ảnh hưởng đến thu- chi
1.1.4 Vai trò của NSNN
NSNN là khâu tài chính tập trung quan trọng nhất, là kế hoạch tài chính cơbản, tổng hợp của Nhà nước Nó giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống tài chính và cóvai trò quyết định sự phát triển của nền KT-XH Vai trò của NSNN được xác lậptrên cơ sở chức năng và nhiệm vụ cụ thể của nó trong từng giai đoạn cụ thể Pháthuy vai trò của NSNN như thế nào là thước đo đánh giá hiệu quả điều hành, lãnhđạo của Nhà nước
Trong nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta hiện nay, NSNN có các vai tròchủ yếu sau:
Thứ nhất, với chức năng phân phối, ngân sách có vai trò huy động nguồn tài
chính để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của Nhà nước và thực hiện sự cân đối thu chi tàichính của Nhà nước Đó là vai trò truyền thống của NSNN trong mọi mô hình kinh
tế Nó gắn chặt với các chi phí của Nhà nước trong quá trình thực hiện nhiệm vụcủa mình
Thứ hai, NSNN là công cụ tài chính của Nhà nước góp phần thúc đẩy sự tăng
trưởng của nền kinh tế, điều chỉnh kinh tế vĩ mô Nhà nước sử dụng NSNN như làcông cụ tài chính để kiềm chế lạm phát, ổn định thị trường, giá cả cũng như giảiquyết các nguy cơ tiềm ẩn về bất ổn định KT-XH Muốn thực hiện tốt vai trò nàyNSNN phải có quy mô đủ lớn để Nhà nước thực hiện các chính sách tài khóa phùhợp (nới lỏng hay thắt chặt) kích thích sản xuất, kích cầu để góp phần thúc đẩy tăngtrưởng kinh tế, ổn định xã hội
Trang 15Thứ ba, NSNN là công cụ tài chính góp phần bù đắp những khiếm khuyết
của KTTT, đảm bảo công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển bềnvững KTTT phân phối nguồn lực theo phương thức riêng của nó, vận hành theonhững quy luật riêng của nó Mặt trái của nó là phân hóa giàu nghèo ngày càng tăngtrong xã hội, tạo ra sự bất bình đằng trong phân phối thu nhập, tiềm ẩn nguy cơ bất
ổn định xã hội Bên cạnh đó do mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận nên các chủ sở hữunguồn lực thường khai thác tối đa mọi nguồn tài nguyên, môi trường sinh thái bịhủy hoại, nhiều loại hàng hóa và dịch vụ mà xã hội cần nhưng khu vực tư nhânkhông cung cấp như hàng hóa công cộng Do đó nếu để KTTT tự điều chỉnh màkhông có vai trò của Nhà nước thì sẽ phát triển thiếu bền vững Vì vậy Nhà nước sửdụng NSNN thông qua công cụ là chính sách thuế khóa và chi tiêu công để phânphối lại thu nhập giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội, cung cấp hàng hóa dịch vụcông cho xã hội, chú ý phát triển cân đối giữa các vùng, miền đảm bảo công bằng
xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái
1.2 TỔ CHỨC HỆ THỐNG NSNN
1.2.1 Quá trình hình thành hệ thống NSNN
Hệ thống NSNN là tổng thể các cấp ngân sách, giữa chúng có mối quan hệhữu cơ với nhau đã được xác định bởi sự thống nhất về cơ sở kinh tế - chính trị, bởipháp chế và các nguyên tắc tổ chức của bộ máy hành chính Nhà nước
Tùy theo mô hình tổ chức hành chính mà tồn tại hình thức tổ chức hệ thốngNSNN Ví dụ như ở những nước có mô hình tổ chức hành chính theo thể chế nhànước liên bang ( như: Mỹ, Đức, Canada, Thụy Sĩ, Malaysia… ) thì có 3 cấp ngânsách : ngân sách liên bang, ngân sách bang, ngân sách địa phương, còn ở các nước
có mô hình tổ chức hành chính theo thể chế nhà nước thống nhất ( như Anh,Pháp, Ý …) có 2 cấp ngân sách: ngân sách trung ương và ngân sách địa phương
Ở Việt nam, NSNN đã xuất hiện và tồn tại từ lâu gắn với hình thành nhà nước.Trước năm 1945, NSNN chỉ nhằm phục vụ chủ yếu cho nhu cầu hưởng thụ của vuachúa và nuôi dưỡng quân đội Ví dụ: Giai đoạn thực dân pháp cai trị, thì năm 1891thành phố Hà Nội, Hải phòng được công nhận là là 2 thành phố có ngân sách riêng
Trang 16Với bản chất Nhà nước "của dân, do dân và vì dân" Sau cách mạng tháng
8-1945 thành công, Nhà nước ta đã thực hiện quyền lực, đã ban hành nhiều chínhsách mới, mang tính cách mạng triệt để như: bãi bõ thuế thân, hình thành hệ thốngthuế mới với quan điểm giảm bới gánh nặng thuế khóa cho dân nghèo, sau đó tiếptục phát hành tiền kim khí (1-12-1946), hình thành "Quỹ độc lập" nhằm huy độngvốn cho ngân sách Trong giai đoạn kháng chiến (1946 -1954) mọi vấn đề huyđộng và chi tiêu của NSNN đều nhằm mục đích phục vụ kháng chiến thắng lợi.Nhằm phù hợp với điều kiện mới của đất nước trong thời kỳ mới, ngày 20-3-
1996 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam đã thông qua Luật ngânsách nhà nước Luật này có hiệu lực thi hành từ năm 1/1/1997 Như vậy hệ thốngNSNN ở nước ta bao gồm 4 cấp ngân sách: ngân sách trung ương (NSTW); ngânsách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (NST); Ngân sách huyện, quận , thị xã(NSH); Ngân sách xã, phường, thị trấn (NSX)
1.2.2 Quản lý nhà nước đối với NSNN
1.2.2.1 Quản lý nhà nước đối với NSNN là tất yếu
Quản lý nhà nước đối với NSNN là quá trình tác động của Nhà nước đếncác mối quan hệ của NSNN, nhằm hướng NSNN tác động vào các hoạt động trongđời sống kinh tế xã hội phục vụ cho mục tiêu, chiến lược, kế hoạch phát triểnkinh tế xã hội trong từng thời kỳ nhất định Đồng thời là quá trình sử dụng NSNNnhư là công cụ để quản lý và điều hành nền kinh tế, hướng các quan hệ kinh tế pháttriển theo ý đồ của Nhà nước
Quản lý nhà nước về NSNN là làm cho các hoạt động của NSNN theo đúngpháp luật nhà nước, mặt khác kích thích kinh tế phát triển, tạo lập, bồi dưỡng nguồnthu cho ngân sách và sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm các khoản chi ngân sách, bảođảm sự cân đối tích cực thu - chi ngân sách, giảm bội chi ngân sách Mục tiêu tổngquát trong quản lý và sử dụng ngân sách là phải tạo sự cấn đối tích cực, ổn địnhNSNN tạo môi trường tài chính thuận lợi cho sự ổn định và phát triển, nâng caohiệu quả của NSNN thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trongtừng thời kỳ
Trang 17Nhà nước là chủ thể quản lý; các quan hệ, các bộ phận của của ngân sách làđối tượng, khách thể quản lý Vai trò quản lý của Nhà nước đối với ngân sách làmột tất yếu bởi vì:
Thứ nhất: NSNN thể hiện bản chất của Nhà nước, của chế độ và phục vụ nhà
nước, tác động đến mọi hoạt động mặt đời sống xã hội, sản xuất kinh doanh, làcông cụ của nhà nước để kích thích kinh tế phát triển, có vai trò chi phối toàn bộ
hệ thống tài chính quốc gia, là bộ phận quan trọng nhất trong chính sách tài chínhquốc gia
Thứ hai: Xuất phát từ vai trò tài chính Nhà nước, NSNN là công cụ quan
trọng trong quản lý xã hội nói chung và quản lý kinh tế nói riêng Nhà nước định raLuật NSNN, các Luật Thuế và các Luật liên quan, các chính sách ưu đãi đầu tư,khuyến khích đầu tư, chính sách xã hội, nguồn chi từ NSNN nhà nước là rất lớn tácđộng nền kinh tế, đồng thời thực hiện kiểm tra kiểm soát việc sử dụng cácnguồn lực mang lại hiệu quả
Thứ ba, các vấn đề liên quan đến NSNN ở tầm vĩ mô chỉ có Nhà nước mới có
khả năng chi phối, quy định thực hiện, tác động mọi hoạt động trong đời sống kinh
tế xã hội Quản lý vừa mang tính bắt buộc vừa tạo điều kiện cho các các hoạt độngtrong nền kinh tế phát triển
1.2.2.2 Các nguyên tắc quản lý NSNN
Một là, nguyên tắc tập trung thống nhất, quốc gia chỉ có một hệ thống NSNN
thống nhất, quyền quyết định tập trung vào quốc hội và sự điều hành của Chínhphủ, đồng thời cũng đề cao trách nhiệm của chính quyền các cấp Sự thống nhấttrong quản lý NSNN phải bằng pháp luật, bằng chính sách, chế độ và bằng kế hoạchngân sách hàng năm
Hai là, đảm bảo tính đầy đủ và toàn vẹn của ngân sách nhà nước Mọi khoản
thu và chi của NSNN đều phải tập trung đầy đủ, toàn bộ vào NSNN, không được bỏ
sót, hoặc để bất kỳ nguồn nào ngoài NSNN Nguyên tắc này đảm bảo tính nghiêm
ngặt của NSNN, giúp nhà nước nắm và điều hành toàn bộ NSNN, chống tùytiện, thất thoát, lãng phí, tham nhũng
Trang 18Ba là, đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu kinh tế xã hội; thực hành tiết kiệm là
quốc sách, giữ vai trò chủ đạo kích thích kinh tế phát triển và đảm bảo tính cânbằng của NSNN
Bốn là, đảm bảo quỹ dự trữ tài chính Đây là vấn đề có tính chiến lược,
đảm bảo sử dụng ổn định tài chính và chủ động trong điều hành ngân sách nhànước Quỹ này không mất đi, mà tăng hàng năm (hình thành từ kết dư ngân sách,nguồn tăng thu vượt kế hoạch hàng năm và bố trí trong chi ngân sách)
Năm là, đảm bảo tính tính trung thực, công khai của NSNN Phản ảnh các
khoản thu chi NSNN đã diễn ra trong thực tế đúng sự thật khách quan Các dự toán,quyết toán phải được kiểm tra, thẩm định nghiêm túc theo một trình tự chặt chẽ,không cho phép cơ quan hành chính tự ý làm điều sai trái mà cơ quan lập pháp đãquyết định NSNN Dự toán thu - chi ngân sách sau khi thông qua phải công khai
Sáu là, tính kỷ cương theo pháp luật Phải chấp hành nghiêm túc Luật
NSNN, Các Luật thuế, các văn bản pháp quy của nhà nước, đảm bảo trật tự kỷcương trong quản lý tài chính
1.2.3 Nội dung quản lý NSNN
1.2.3.1 Lập dự toán NSNN
Dự toán ngân sách nhà nước hàng năm được lập căn cứ vào nhiệm vụ pháttriển kinh tế - xã hội và nhiệm vụ bảo đảm quốc phòng – an ninh Các khoản thutrong dự toán ngân sách phải được xác định trên cơ sở tăng trưởng kinh tế, các chỉtiêu có liên quan và các quy định của pháp luật về thu ngân sách Các khoản chitrong dự toán ngân sách phải được xác định trên cơ sở mục tiêu phát triển kinh tế -
xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh Đối với chi đầu tư phát triển, việc lập dự toánphải căn cứ vào quy hoạch, chương trình, dự án đầu tư đã có quyết định của cấp cóthẩm quyền, ưu tiên bố trí đủ vốn phù hợp với tiến độ triển khai thực hiện cácchương trình, dự án Đối với chi thường xuyên, việc lập dự toán phải tuân theo cácchế độ, tiêu chuẩn, định mức do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định Đốivới chi trả nợ, phải căn cứ vào các nghĩa vụ trả nợ của năm dự toán Việc quyết định
Trang 19chính sách, chế độ, nhiệm vụ quan trọng, phê duyệt chương trình, dự án do ngânsách nhà nước bảo đảm phải phù hợp với khả năng ngân sách hàng năm Dự toánngân sách nhà nước được tổ chức xây dựng, tổng hợp từ cơ quan thu, đơn vị sửdụng ngân sách, bảo đảm đúng thời gian và biểu mẫu quy định.
Đối với dự toán ngân sách nhà nước Trung ương, Bộ Tài chính căn cứ Luậtngân sách nhà nước, các quy định của pháp luật, tình hình thực hiện dự toán nămtrước, phân tích, đánh giá tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, khả năng nguồn thu củangân sách nhà nước, các nhiệm vụ của các cấp ngân sách từ trung ương đến địaphương, tham mưu Chính phủ trình Quốc hội thông qua phương án phân bổ ngânsách nhà nước hàng năm
Dự toán ngân sách của các địa phương, hàng năm các cơ quan Tài chính cấpdưới phải phối hợp với các ngành, các cấp đánh giá khả năng, tình hình thực hiệnngân sách năm kế hoạch, lập dự toán thu, chi ngân sách trình UBND cùng cấp trướckhi làm việc với các cơ quan Tài chính cấp trên
Trên cơ sở định hướng chung, chính quyền địa phương phải tiến hành làm việc
cụ thể với các đơn vị cơ sở để nắm chắc các yêu cầu và khả năng ngân sách của từngnơi Bước này bắt đầu từ tháng 10-11, UBND Thành phố tổng hợp dự toán thu, chingân sách gửi Chính phủ và Bộ Tài chính Trường hợp chưa thống nhất về các khoảnthu, nhiệm vụ chi thì Thành phố phải làm việc vòng 2 với Bộ Tài chính về dự toánngân sách của mình
Trên cơ sở dự toán ngân sách nhà nước đã được Quốc hội thông qua, Chínhphủ có phương án cụ thể phân bổ cho các Bộ, ngành, địa phương.Chính phủ giao
Bộ Tài chính thông báo số giao dự toán thu, chi ngân sách cho UBND các Thànhphố, Quận trực thuộc Trung ương UBND các Thành phố, quận căn cứ vào chỉ tiêu
dự toán ngân sách được giao, hoàn chỉnh phương án phân bổ dự toán ngân sách củacấp mình sát với tình hình thực tế tại địa phương, ban kinh tế ngân sách của HĐNDđóng góp, sửa đổi, hoàn chỉnh trước khi trình HĐND thảo luận, quyết định dự toánngân sách địa phương
Trang 201.2.3.2 Chấp hành NSNN
*Công tác phân bổ dự toán:
Sau khi được Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban nhân dân giao dự toán ngân sách,các cơ quan nhà nước ở Trung ương và các địa phương, các đơn vị dự toán cấp Itiến hành phân bổ và giao dự toán chi ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sáchtrực thuộc theo các nguyên tắc được quy định của Luật ngân sách và các văn bảnhướng dẫn Luật Đối với các Bộ, Tổng cục được tổ chức theo ngành dọc, chưa cóđiều kiện phân bổ và giao dự toán trực tiếp đến các đơn vị sử dụng ngân sách thì cóthể phân bổ đến đơn vị dự toán cấp II và uỷ quyền cho đơn vị này phân bổ, giao dựtoán cho đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc Phương án phân bổ dự toán ngânsách cho các đơn vị sử dụng ngân sách phải gửi cơ quan Tài chính cùng cấp để thẩmtra Trường hợp việc phân bổ không phù hợp với nội dung dự toán do cơ quan cóthẩm quyền giao, không đúng với chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức thì cơquan Tài chính yêu cầu cơ quan phân bổ ngân sách điều chỉnh lại Việc phân bổ vàgiao dự toán ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách phải hoàn thành trước ngày
31 tháng 12 năm trước, trừ trường hợp dự toán ngân sách chưa được Quốc hội quyếtđịnh, dự toán ngân sách địa phương chưa được Hội đồng nhân dân quyết định
*Công tác điều hành ngân sách:
Về thu ngân sách, trên cơ sở nhiệm vụ thu cả năm được giao và nguồn thu dựkiến phát sinh trong quý, cơ quan thu lập dự toán thu ngân sách quý chi tiết theokhu vực kinh tế, địa bàn và đối tượng thu chủ yếu, gửi cơ quan tài chính cùng cấptrước ngày 20 tháng cuối quý trước Về chi ngân sách, trên cơ sở dự toán chi cả nămđược giao và yêu cầu nhiệm vụ phải chi trong quý, các đơn vị sử dụng ngân sáchlập nhu cầu chi ngân sách quý (có chia ra tháng), chi tiết theo các nhóm mục chiquy định, gửi Kho bạc nhà nước nơi giao dịch và cơ quan quản lý cấp trên trướcngày 20 của tháng cuối của quý trước Cơ quan tài chính căn cứ vào khả năngnguồn thu và nhu cầu chi trong quý, lập phương án điều hành ngân sách quý củangân sách cấp mình, bảo đảm nguồn để đáp ứng nhu cầu chi trong dự toán, đúngchế độ của các đơn vị sử dụng ngân sách
Trang 21*Thực hiện thu, chi ngân sách:
Về thu ngân sách, cơ quan thuế chịu trách nhiệm phối hợp với các ngành, cáccấp tổ chức thực hiện các khoản thu, nộp bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời cáckhoản thu vào NSNN Cơ quan kho bạc căn cứ tỷ lệ điều tiết các khoản thu theoquy định của các cấp ngân sách để hạch toán tiền thu vào tài khoản thu ngân sáchcủa từng cấp ngân sách theo quy định
Về chi ngân sách: Căn cứ vào dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm đượcgiao và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chi của đơn vị theo đúng chế độ, tiêu chuẩn,định mức, cơ quan tài chính và Kho bạc Nhà nước thực hiện chi trả, thanh toán cáckhoản chi ngân sách nhà nước theo nguyên tắc thanh toán trực tiếp từ Kho bạc nhànước cho người hưởng lương, người cung cấp hàng hoá, dịch vụ và người nhậnthầu Cơ quan kho bạc nhà nước chịu trách nhiệm kiểm soát, quản lý tất cả cáckhoản chi ngân sách của các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách, tiền, tài sản củanhà nước theo đúng quy định, chính sách hiện hành
1.2.3.3 Quyết toán NSNN
Năm ngân sách kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm, các tổ chức, cá nhân cónhiệm vụ thu, nộp ngân sách nhà nước, sử dụng vốn, kinh phí ngân sách nhà nước
và quản lý các khoản thu, chi tài chính phải tổ chức hạch toán kế toán, lập báo cáo
kế toán và quyết toán các khoản thu, chi của ngân sách nhà nước và các khoản thu,chi tài chính theo quy định của pháp luật về kế toán, thông kê theo chế độ kế toán
và mục lục ngân sách nhà nước Kho bạc Nhà nước tổ chức thực hiện hạch toán kếtoán thu, chi ngân sách nhà nước; định kỳ hàng tháng, quý, năm báo cáo việc thựchiện dự toán thu, chi ngân sách cho cơ quan Tài chính cùng cấp; Kho bạc Nhà nướchuyện lập báo cáo thu, chi ngân sách của từng xã, phường, thị trấn gửi Uỷ ban nhândân các xã, phường, thị trấn; thực hiện chế độ báo cáo thường xuyên hoặc đột xuấtcho cơ quan Tài chính theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính
Cơ quan Tài chính căn cứ các quy định hiện hành của Nhà nước, phối hợp vớicác cơ quan có liên quan rà soát các nguồn thu vào NSNN, tỷ lệ điều tiết của từngcấp ngân sách, thẩm tra tình hình sử dụng NSNN đã giao cho các đơn vị quản lý, sử
Trang 22dụng, tổng hợp báo cáo quyết toán NSNN hàng năm theo nguyên tắc mọi khoản thuphải theo đúng quy định, mọi khoản chi phải có trong dự toán được phê duyệt, theođúng chế độ, chính sách nhà nước quy định, sau đó cơ quan Tài chính các cấp trìnhUBND thông qua và trình HĐND cùng cấp phê chuẩn Căn cứ số liệu quyết toánNSNN của các Bộ, ngành, địa phương, Bộ Tài chính thẩm định, xét duyệt theo quyđịnh, tổng hợp trình Chính phủ thông qua và trình Quốc hội phê chuẩn quyết toánNSNN hàng năm.
1.3 PHÂN CẤP QUẢN LÝ NSNN
1.3.1 Sự cần thiết phân cấp quản lý NSNN
Phân cấp quản lý NSNN là phần cốt lõi trong giải quyết mọi quan hệ giữacác cấp ngân sách Một hệ thống quản lý cân bằng đòi hỏi có một liều lượng hợp lýgiữa quyền hạn của các cấp được phân quyền với thẩm quyền của các cấp đượcphân cấp Phân cấp quản lý ngân sách là xác định phạm vi, quyền hạn, tráchnhiệm của các cấp ngân sách trong việc quản lý các nguồn thu và quản lý cáckhoản chi của NSNN (gọi tắt là quản lý thu – chi ngân sách) của từng cấp nhằmthực hiện theo chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước ở từng cấp Phân cấp quản lýNSNN dựa trên cơ sở thống nhất về luật pháp, về chính sách, về kế hoạch kinh tế -
xã hội, nhằm bảo đảm thực hiện chính sách thu chi của nhà nước mang tính thốngnhất và nhất quán; sử dụng hiệu quả các nguồn lực, đồng thời đề cao trách nhiệm vàkhuyến khích tính chủ động sáng tạo của các cấp chính quyền trong quản lý NSNN
Từ đó có thể nói phân cấp quản lý NSNN là thực sự cần thiết đối với mọi quốc gia.Tương ứng với cơ chế phân cấp quản lý hành chính đòi hỏi phải có sự chuyểngiao nguồn tài chính giữa cấp trên và cấp dưới nhằm đáp ứng nhiệm vụ thuộc thẩmquyền phân cho từng cấp Phân cấp ngân sách là phần cốt lõi trong giải quyết mọiquan hệ giữa các cấp ngân sách Một hệ thống quản lý cân bằng đòi hỏi có một liềulượng hợp lý giữa quyền hạn của các cấp được phân quyền với thẩm quyền của cáccấp được phân cấp Phân cấp quản lý ngân sách là xác định phạm vi, quyền hạn, tráchnhiệm của các cấp ngân sách trong việc quản lý các nguồn thu và quản lý các khoảnchi của NSNN ( gọi tắt là quản lý thu – chi ngân sách) của từng cấp nhằm thực hiệntheo chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước ở từng cấp
Trang 23Phân cấp quản lý NSNN dựa trên cơ sở thống nhất về luật pháp, về chínhsách, về kế hoạch kinh tế - xã hội, nhằm: bảo đảm thực hiện chính sách thu chicủa nhà nước mang tính thống nhất và nhất quán; sử dụng hiệu quả các nguồn lực,đồng thời đề cao trách nhiệm và khuyến khích tính chủ động sáng tạo của các cấpchính quyền trong quản lý NSNN Quản lý quá trình phân cấp ngân sách cho NSĐ
là công việc khó khăn phức tạp Phân cấp cho NSĐP mang lại cơ hội lớn sau:giúp địa phương quản lý ngân sách có thể huy động và phân bổ nguồn tài chính cóhiệu quả hơn, cung cấp dịch vụ phù hợp địa phương, đáp ứng tốt hơn nhu cầu mongmuốn của dân địa phương với hiệu quả cao hơn và phù hợp tình hình thực tế địaphương Nhưng nếu phân cấp không tốt sẽ dẫn đến những rủi ro như tạo sự chồngchéo, làm suy yếu sự điều phối giữa trung ương và địa phương, tăng bất bình đẳng
và làm xuống cấp những dịch vụ quan trọng
1.3.2 Nguyên tắc phân cấp quản lý NSNN
Để đảm bảo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước đem lại kết quả tốt và phát huyđược đầy đủ vai trò, tác dụng của nó cần phải quán triệt những nguyên tắc sau:
Nguyên tắc 1: Phân cấp ngân sách phải phù hợp và đồng bộ với phân cấp tổ
chức bộ máy hành chính, quản lý kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của nhà nước Việc tổ chức bộ máy hành chính thường được quy định trong hiến pháp Do
đó để đảm bảo cơ sở pháp lý cho chế độ phân cấp ngân sách phải triệt để tôn trọngnhững quy phạm, quy định trong hiến pháp có liên quan tới lĩnh vực này
Quá trình phân cấp quản lý ngân sách nhà nước còn cần phải chú ý đến quan
hệ giữa quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ Kết hợp giữa quản lý theongành với quản lý theo lãnh thổ là một trong những nguyên tắc quan trọng trongquản lý nhà nước về kinh tế - xã hội Yêu cầu quản lý theo ngành đòi hỏi khôngđược nhận thức một cách lệch lạc là Nhà nước, Chính phủ và các Bộ ở trung ươngquản lý các công việc của trung ương còn chính quyền địa phương và các sở thìquản lý các công việc của địa phương Cần xoá bỏ sự phân biệt một cách máy móc
về kinh tế trung ương và kinh tế địa phương và cho rằng có cơ cấu kinh tế trungương riêng, cơ cấu kinh tế địa phương riêng dẫn đến những quyết định đi ngược lại
Trang 24cơ cấu kinh tế thống nhất có tính chiến lược của quốc gia Yêu cầu quản lý theolãnh thổ đảm bảo sự phát triển tổng thể các ngành, các lĩnh vực, các mặt hoạt độngchính trị - khoa học, văn hoá - xã hội trên một đơn vị hành chính lãnh thổ nhằmthực hiện sự quản lý toàn diện và khai thác tối đa, có hiệu quả cao nhất mọi tiềmnăng trên lãnh thổ, không phân biệt ngành, thành phần kinh tế - xã hội, cấp nhànước quản lý trực tiếp.
Nguyên tắc 2: Đảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương và đồng thời
tạo vị trí độc lập của ngân sách địa phương trong hệ thống ngân sách nhà nướcthống nhất
Ngân sách nhà nước là công cụ quan trọng phục vụ cho việc thực hiện chứcnăng, nhiệm vụ của chính quyền nhà nước các cấp trong một quốc gia Trong đó, cácnhiệm vụ, mục tiêu chung của đất nước lại chủ yếu được tập trung cho bộ máy nhànước ở trung ương Vì thế trung ương phải được dành một ngân sách thích đáng choviệc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp bao trùm trên phạm vi cả nước.Đảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương là một đòi hỏi khách quanbắt nguồn từ vị trí, vai trò của chính quyền trung ương trong việc cung cấp nhữnghàng hoá và dịch vụ công cộng có tính chất quốc gia Hơn nữa nó còn có vai trò điềutiết, điều hoà đảm bảo công bằng giữa các địa phương Một ngân sách trung ương giữvai trò chủ đạo phải là một ngân sách nắm giữ các nguồn thu quan trọng, đủ để nhànước thực hiện việc điều tiết các mặt hoạt động của nền kinh tế thông qua chính sáchtài khoá Bên cạnh đó, tạo cho địa phương sự độc lập tương đối là việc làm hết sứccần thiết Phân cấp, trao quyền cho địa phương về ngân sách một cách hợp lý sẽ giúpcho địa phương có thể chủ động và tích cực phát huy trách nhiệm trong việc xây dựng,phát triển địa phương, đáp ứng được yêu cầu nguyện vọng của dân
Làm cho ngân sách địa phương có khả năng độc lập nhất định trước hết là việctrao cho địa phương quyền tạo lập nguồn thu, quyền hưởng những nguồn thu tươngxứng với nhiệm vụ của mình Tính độc lập của ngân sách địa phương thể hiện ở chỗsau khi được phân cấp nhiệm vụ thu và chi thì chính quyền địa phương phải đượctoàn quyền quyết định ngân sách của mình (lập ngân sách, chấp hành và quyết toán
Trang 25ngân sách), chỉ chịu sự ràng buộc vào cấp trên ở những vấn đề có tính nguyên tắclớn để không ảnh hưởng đến cân bằng tổng thể Như vậy, nên tránh sự can thiệpquá sâu của chính quyền cấp trung ương vào vấn đề xây dựng và quyết định ngânsách của cấp địa phương Nói như vậy không có nghĩa là chính quyền địa phươngthoát ly khỏi sự chỉ đạo của nhà nước trung ương, ngân sách địa phương thoátkhỏi hệ thống ngân sách nhà nước Trong bất kỳ trường hợp nào cũng phải đảmbảo sự thống nhất của hệ thống ngân sách nhà nước Sự thống nhất này thể hiện ởchỗ: Loại chế độ, chính sách, tiêu chuẩn định mức về thu, chi ngân sách nhà nướcnhất thiết phải thi hành thống nhất trong cả nước để đảm bảo công bằng thì trungương ban hành; loại nào có thể cho địa phương vận dụng thì trung ương ban hànhkhung; loại nào chỉ thực hiện do đặc điểm riêng có ở địa phương thì giao địaphương ban hành
Nguyên tắc 3: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước phải đảm bảo tính hiệu
quả, hạn chế những khâu trung gian không cần thiết
Đảm bảo tính hiệu quả là việc tìm kiếm mối quan hệ phù hợp nhất giữa mụcđích cần đạt được và các nguồn lực được sử dụng Nguyên tắc về tính hiệu quả baohàm hai nội dung là tính kinh tế và tính hiệu suất Tính kinh tế đòi hỏi phải đạt đượckết quả cụ thể với đầu vào nguồn lực nhỏ nhất Tính hiệu suất thì yêu cầu đạt đượckết quả tốt nhất có thể với nguồn lực đầu vào định trước
Tính hiệu quả trong phân cấp quản lý ngân sách thể hiện ở hai khía cạnh làhiệu quả chung do những quy định về phân cấp tạo ra và hiệu quả khi xem xétnhững phí tổn do thực hiện phân cấp gây ra Ở khía cạnh thứ nhất có liên quan chặtchẽ đến phạm vi phân giao quản lý nguồn thu và nhiệm vụ chi tiêu Đối với vấn đềphân định thu và phân cấp quản lý thu phải làm sao đạt được mục tiêu thu đúng, thu
đủ, thu kịp thời các khoản thu theo luật pháp quy định với chi phí hành thu thấpnhất Vấn đề giao kinh phí cho địa phương thực hiện những công việc gì cũng phảicân nhắc để công việc đó được thực hiện tốt nhất mà không tốn kém, lãng phí Ởkhía cạnh thứ hai thấy rõ ràng là thêm một cấp ngân sách là phát sinh thêm chi phíquản lý điều hành của bản thân cấp đó và cả các cấp khác có liên quan Cho nên cần
Trang 26thiết phải hạn chế đến mức thấp nhất các cấp ngân sách trung gian ít hiệu quả, thaythế bằng phương thức chuyển giao nguồn tài chính thích hợp.
Nguyên tắc 4: Phân cấp quản lý ngân sách phải đảm bảo công bằng
Công bằng trong phân cấp được đặt ra bởi vì giữa các địa phương trong mộtquốc gia có những đặc điểm tự nhiên, xã hội và trình độ phát triển kinh tế khácnhau, nếu một cơ chế phân cấp như nhau được áp dụng cho tất cả các địa phươngthì sẽ dẫn đến những bất công bằng và tạo ra khoảng cách chênh lệch ngày càng lớngiữa các địa phương về phát triển kinh tế - xã hội Những vùng đô thị có thể ngàycàng phát triển hiện đại nhanh chóng, còn những vùng nông thôn, miền núi có nguy
cơ tụt hậu do thiếu nguồn lực đầu tư Mặt khác, công bằng cần được đặt ra là vì:Suy cho cùng thì phần lớn các nguồn lực tài chính của nhà nước có được là nhờ vàođóng góp bắt buộc của công dân (thông qua các phương thức khác nhau, trực tiếphay gián tiếp) Các khoản đóng góp đó của cư dân nơi này đôi khi lại được nhànước thu về ở một nơi khác, dẫn đến việc nguồn thu phát sinh ở một địa phươngnhất định không phản ánh đúng mức độ đóng góp của địa phương đó cho nhà nước.Chính vì vậy nhiệm vụ thu, chi giao cho địa phương phải căn cứ vào yêu cầu cânđối chung trong cả nước nhưng phải tránh tình trạng do kết quả phân cấp mà một sốđịa phương được lợi một số địa phương khác bị thiệt Nhiệm vụ của nhà nước làphải điều hoà được hệ thống ngân sách nhà nước, việc xây dựng một cơ chế phâncấp nguồn thu và nhiệm vụ giữa trung ương và địa phương là công cụ chủ yếu đểthực hiện việc điều hoà đó Nhà nước đóng vai trò là người điều phối thông quangân sách trung ương
Nguyên tắc này rất khó thực hiện vì sự khác nhau rất lớn giữa các địa phương
về nhiều mặt Để khắc phục, phải kết hợp các nguyên tắc trên, đặc biệt là nguyêntắc đảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương
1.3.3 Nội dung phân cấp quản lý NSNN
Khi nói tới phân cấp quản lý ngân sách nhà nước người ta thường hiểu theonghĩa trực diện, dễ cảm nhận đó là việc phân giao nhiệm vụ thu, chi giữa các cấpchính quyền Thực chất nội dung phân cấp rộng hơn nhiều
Trang 27Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước là việc xử lý các mối quan hệ giữa cáccấp chính quyền nhà nước từ trung ương đến các địa phương trong hoạt động củangân sách nhà nước, từ đó cho phép hình thành một cơ chế phân chia ranh giớiquyền lực về quản lý ngân sách nhà nước giữa các cấp chính quyền Vì vậy nộidung phân cấp quản lý ngân sách nhà nước rất rộng, nó liên quan đến rất nhiều vấn
đề Về cơ bản, phân cấp quản lý ngân sách nhà nước bao gồm những nội dung sau:
- Một là: Phân cấp về chế độ chính sách:
Nội dung phân cấp quản lý ngân sách nhà nước thể hiện ở những cơ sở pháp lýnhằm quy định thẩm quyền của các cơ quan nhà nước, các bộ phận từ trung ươngđến địa phương Cơ sở pháp lý này có thể được xây dựng dựa trên hiến pháp hoặccác đạo luật tổ chức hành chính, từ đó định ra hành lang pháp lý cho việc chuyểngiao các thẩm quyền gắn với các trách nhiệm tương ứng với quyền lực đã đượcphân cấp Qua phân cấp quản lý ngân sách nhà nước cần phải xác định rõ nhữngvấn đề sau: Cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền ban hành các chế độ, chính sách,định mức, tiêu chuẩn thu, chi và đó là những loại chế độ nào?
Về nguyên tắc những chế độ do trung ương quy định thì các cấp chính quyềnđịa phương tuyệt đối không được tự điều chỉnh hoặc vi phạm Ngược lại trung ươngcũng phải tôn trọng thẩm quyền của địa phương tránh can thiệp làm mất đi tính tựchủ của họ
- Hai là: Phân cấp về nguồn thu và nhiệm vụ chi:
Phân cấp quản lý NSNN cần quy định chi tiết quản lý các nguồn thu, cáckhoản chi cho từng cấp ngân sách Ví dụ: quy định rõ ràng nguồn thu nào ngân sáchcác cấp được thu 100% và nguồn thu điều tiết giữa các cấp ngân sách trên; tỉ lệ điềutiết….Quy định nội dung từng khoản chi, phạm vi chi tiêu ngân sách của từng cấpngân sách
- Ba là: Phân cấp về quản lý chu trình ngân sách:
Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước thể hiện mối quan hệ giữa các cấp chínhquyền nhà nước trong một chu trình ngân sách nhà nước gồm tất cả các khâu: lậpngân sách, duyệt, thông qua tới chấp hành, quyết toán, thanh tra, kiểm tra ngân sách
Trang 28Trong mối quan hệ này, mức độ tham gia, điều hành và kiểm soát của các cơ quanquyền lực, cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan chuyên môn đối với các cấp ngânsách đến đâu chính là thể hiện tính chất phân cấp trong toàn bộ hệ thống
Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước có nội dung rất phong phú và phức tạp.Tổng hợp những nội dung, hình thức phân cấp với những điều kiện tiến hành phâncấp tạo thành cơ chế phân cấp quản lý ngân sách nhà nước Cơ chế phân cấp quản
lý ngân sách nhà nước thể hiện một cách căn bản tính chất của việc phân cấp quản
lý ngân sách nhà nước giữa các cấp chính quyền nhà nước Mặc dù có nhữngnguyên tắc nhất định cho việc tiến hành phân cấp quản lý nhà nước song ở mỗiquốc gia và trong mỗi thời kỳ phát triển của nền kinh tế, những nội dung phân cấpđều có sự thay đổi cho phù hợp bởi vì cơ chế phân cấp quản lý ngân sách nhà nướcluôn chịu ảnh hưởng bởi sự tác động của rất nhiều nhân tố
1.3.4 Đặc điểm của quản lý ngân sách cấp quận, huyện
Ngân sách quận, huyện là toàn bộ các khoản thu - chi được quy định đưa vào
dự toán trong một năm do HĐND quận, huyện quyết định và giao cho UBND Quận,huyện tổ chức chấp hành, nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ củachính quyền cấp quận, huyện Quan niệm trên có thể giúp chúng ta hình dung đượcngân sách quận, huyện, cơ quan quyết định và cơ quan chấp hành ngân sách quận,huyện Tuy nhiên quan điểm trên chưa phản ánh được các mối quan hệ tiền tệ màthực chất là quan hệ lợi ích kinh tế chứa đựng trong ngân sách quận, huyện Bảnchất ngân sách quận, huyện vừa là một kế hoạch tài chính, vừa là quỹ tiền tệ tậptrung của quận, huyện được hình thành bằng các nguồn thu và các khoản chi củaquận, huyện đồng thời nó cũng phản ánh những mối quan hệ một bên là chínhquyền cấp quận, huyện với một bên là các chủ thể khác, thông qua sự vận động củacác nguồn tài chính, nhằm đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ của chính quyềnquận, huyện
Thực tiễn chỉ ra rằng, khi các khoản thu và chi của Ngân sách quận, huyện
diễn ra tất yếu sẽ nảy sinh sự vận động của nguồn tài chính từ chủ thể người nộp
đến ngân sách quận, huyện, và từ Ngân sách quận, huyện đến những mục đích sử
Trang 29dụng nhất định nào đó Toàn bộ quá trình thu tác động đến lợi ích, nghĩa vụ củangười nộp và toàn bộ các khoản chi sẽ mang lại lợi ích cho dân cư, hộ gia đình Sựvận động của các nguồn tài chính vào ngân sách quận, huyện và từ ngân sách quận,huyện đến các mục đích sử dụng khác nhau chứa đựng các mối quan hệ mang tínhđặc thù sau:
- Quan hệ giữa chính quyền cấp quận, huyện với các cấp chính quyền cấp trênthể hiện trong việc xác định cho các quận, huyện nguồn thu được phân chia giữa cáccấp ngân sách và thể hiện trong sự hỗ trợ, bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngânsách quận, huyện
- Quan hệ giữa chính quyền cấp quận, huyện với các tổ chức kinh tế trongquận, huyện được thể hiện trong việc các tổ chức này nộp thuế, phí, lệ phí cho ngânsách quận, huyện và ngược lại ngân sách quận, huyện cũng phải chi trực tiếp, giántiếp cho các tổ chức này
- Quan hệ giữa chính quyền Nhà nước cấp trên với nhân dân trong quận,huyện được thể hiện khi ngân sách cấp trên cấp kinh phí uỷ quyền, chuyển giao chongân sách quận, huyện thực hiện Đó là các chương trình quốc gia như chương trình
về dân số và kế hoạch hóa gia đình, chương trình xóa mù, phổ cập giáo dục, chươngtrình phòng chống tệ nạn xã hội, chương trình quốc gia giải quyết việc làm
- Quan hệ giữa cấp chính quyền quận, huyện với các tổ chức, cá nhân trong vàngoài nước Đó là mối quan hệ thông qua việc tặng quà, giúp đỡ, tài trợ của các tổchức, cá nhân đối đối với quận, huyện và là một khoản thu của ngân sách quận, huyện.Như vậy có thể nói quận, huyện là một cấp chính quyền có ngân sách, ngânsách quận, huyện là một bộ phận hợp thành ngân sách địa phương thuộc hệ thốngNSNN, ngân sách quận, huyện là một cấp ngân sách thực hiện vai trò chức năng,nhiệm vụ của NSNN trên phạm vi địa bàn quận, huyện
Tìm hiểu quá trình hình thành ngân sách quận, huyện ta có thể thấy ngân sáchquận, huyện từ một cấp dự toán đã trở thành một cấp ngân sách có nguồn thu vànhiệm vụ chi riêng Đó là một hướng đi đúng đắn trong quá trình phát triển nền tài
Trang 30chính của bất kỳ quốc gia nào Trước tiên nó giúp ngân sách cấp Trung ương,Thành phố giảm được khối lượng công việc, bên cạnh đó nó cũng giúp các cấpchính quyền có thể nắm bắt được tình hình kinh tế nói chung và tài chính nói riêng
từ cơ sở Ngân sách quận, huyện mang bản chất của NSNN, đó là mối quan hệ giữangân sách quận, huyện với các tổ chức, cá nhân trên địa bàn quận, huyện trong quátrình phân bổ sử dụng các nguồn lực kinh tế của quận, huyện
Có thể nói việc ngân sách quận, huyện trở thành một cấp ngân sách đã làm cho
bộ mặt NSNN mang một diện mạo, sắc thái mới, nền tài chính quốc gia trở nên lànhmạnh hơn, ngân sách quận, huyện thể hiện bản chất chính trị của Nhà nước thôngqua việc thực hiện các chủ trương chính sách, các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hộicủa nhà nước
Quản lý ngân sách cấp quận, huyện có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, quận, huyện là một cấp hành chính rất quan trọng trong hệ thống hành
chính của nhà nước với những chức năng nhiệm vụ được quy định bởi các bộ luật
Thứ hai, ngân sách cấp quận, huyện là một cấp ngân sách hoàn chỉnh với
nguồn thu và nhiệm vụ chi được quy định cụ thể để đảm bảo hoàn thành chức năngnhiệm vụ của cấp quận, huyện Tuy nhiên đối với các khoản thu phân chia giữa cáccấp ngân sách thì Quốc hội quyết định tỷ lệ điều tiết ngân sách giữa Trung ương vàđịa phương, còn HĐND Thành phố, quận trực thuộc Trung ương thì quyết định tỷ lệđiều tiết giữa ngân sách Thành phố, quận, ngân sách quận, huyện, thị xã và ngânsách xã Do đó có thể thấy rằng quy mô ngân sách, khả năng tự cân đối của ngânsách cấp quận, huyện phụ thuộc vào việc phân cấp nguồn thu, phân cấp nhiệm vụchi giữa các cấp ngân sách tại địa phương cũng như tỷ lệ điều tiết ngân sách giữangân sách quận, huyện và ngân sách Thành phố, quận trực thuộc Trung ương
Thứ ba, do không phải là cấp có thể hình thành các chính sách, chế độ về thu,
chi ngân sách nên nội dung thu, chi của ngân sách quận, huyện do Hội đồng nhândân và Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định, do đó trong thực tiễn hay phát sinhmâu thuẫn giữa yêu cầu nhiệm vụ phát triển KT-XH ở địa phương cũng như những
Trang 31nhiệm vụ chi được giao thêm với cân đối ngân sách đã được ổn định, điều này đặt rayêu cầu là các cơ quan hoạch định chính sách, xây dựng chính sách chế độ thu, chingân sách, tham mưu việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ điều tiết chongân sách cấp quận, huyện phải xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn đầy
đủ để tham mưu cơ quan có thẩm quyền của Thành phố, Quận trực thuộc Trungương quyết định, tránh yếu tố cảm tính, thiếu cơ sở khoa học Đồng thời phân cấpphải trên quan điểm tăng quyền chủ động của ngân sách quận, huyện cũng như xãphường để tạo điều kiện cho quận, huyện và xã phường hoàn thành nhiệm vụ pháttriển kinh tế, xã hội ở địa phương
Thứ tư, cũng vì những đặc điểm trên có thể thấy quy mô ngân sách quận,
huyện thường không ổn định qua các giai đoạn Nguồn thu của ngân sách quận,huyện chủ yếu là các khoản thu về thuế, phí, lệ phí, các khoản thu từ đất và thukhác, trong đó thu từ thuế và phí, lệ phí là nguồn thu quan trọng chiếm tỷ trọng caotrong tổng thu ngân sách các quận, huyện Tuy nhiên trong thực tế cũng thấy rằngkhoản thu thuế được giao chủ yếu là các sắc thuế như thuế giá trị gia tăng, thuế thunhập doanh nghiệp từ khu vực ngoài quốc doanh, đây là khoản thu rất khó thựchiện, quy mô số thu không lớn nhưng chi phí phải bỏ ra cho công tác thu không nhỏ
và đây cũng là địa chỉ của những sai phạm trong việc chấp hành luật thuế như gianlận thương mại, trốn thuế, mua bán hóa đơn….Còn đối với chi ngân sách thườngxảy ra tình trạng mâu thuẫn giữa nhiệm vụ chi được giao và nguồn để trang trảinhiệm vụ chi, đôi khi tạo ra cảm giác không bình đẳng, có sự ấn định chưa hợp lý từcấp Thành phố, Quận trực thuộc Trung ương
1.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NSNN
Quản lý NSNN là hoạt động quản lý nhà nước trên lĩnh vực tài chính ngânsách Quá trình quản lý NSNN thường bị chi phối bởi các nhân tố sau:
Thứ nhất, nhân tố về thể chế tài chính.Thể chế tài chính quy định phạm vi, đối
tượng thu, chi của các cấp chính quyền; quy định, chế định việc phân công, phâncấp nhiệm vụ chi, quản lý chi của các cấp chính quyền; quy định quy trình,nội dung
Trang 32lập, chấp hành và quyết toán ngân sách.Quy định chức năng, nhiệm vụ,thẩm quyềncủa cơ quan nhà nước trong quá trình quản lý thu,chi ngân sách, sử dụng quỹngân sách Thể chế tài chính quy định, chế định những nguyên tắc, chế độ, địnhmức chi tiêu Do vậy, nói đến nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu, chi ngân sáchtrước hết phải nói đến thể chế tài chính Vì nó chính là những văn bản của Nhànước có tính quy phạm pháp luật chi phối mọi quá trình hoạt động của các cơquan nhà nước trong quá trình quản lý thu, chi ngân sách Thực tế cho thấy nhân
tố về thể chế tài chính có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả quản lý thu chi ngânsách trên một lãnh thổ địa bàn nhất định, do vậy đòi hỏi phải ban hành những thểchế tài chính đúng đắn phù hợp mới tạo điều kiện cho công tác nói trên đạt đượchiệu quả
Thứ hai, nhân tố về bộ máy và cán bộ Khi nói đến cơ cấu tổ chức một bộ máy
quản lý thu, chi ngân sách người ta thường đề cập đến quy mô nhân sự của nó vàtrong sự thiết lập ấy chính là cơ cấu tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý thu,chi ngânsách và các mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới, giữa các bộ phận trong quá trìnhthực hiện chức năng này Hay nói cách khác, điều quan trọng hơn cả là phải thiếtlập cụ thể rõ ràng, thông suốt các “mối quan hệ ngang” và các “mối quan hệ dọc”
Sự thiết lập ấy được biểu hiện thông qua qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạngiữa các cấp, các bộ phận trong tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý thu chi ngânsách Quy định chức năng nhiệm vụ của bộ máy và cán bộ quản lý thu, chi theochức năng trách nhiệm quyền hạn giữa bộ phận này với bộ phận khác, giữa cấptrên với cấp dưới trong quá trình phân công phân cấp quản lý đó Nếu việc quyđịnh chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền cấp thành phố không rõràng, cụ thể thì dễ xảy ra tình trạng hoặc thiếu trách nhiệm, hoặc lạm quyền trongviệc thực hiện nhiệm vụ quản lý thu,chi ngân sách Nếu bộ máy và cán bộ nănglực trình độ thấp thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý thu, chi ngân sách Do đó
tổ chức bộ máy và cán bộ là nhân tố rất quan trọng trong quá trình tổ chức quản lýthu,chi ngân sách
Trang 33Thứ ba, nhân tố về trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập Việc quản lý
thu,chi ngân sách luôn chịu ảnh hưởng của nhân tố về trình độ phát triển kinh tế vàmức thu nhập của người dân trên địa bàn.Khi trình độ kinh tế phát triển và mức thunhập bình quân của người dân tăng lên, không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việchuy động nguồn ngân sách và sử dụng có hiệu quả, mà nó còn đòi hỏi các chínhsách, chế độ, định mức kinh tế - tài chính, mức chi tiêu ngân sách phải thay đổi phùhợp với sự phát triển kinh tế và mức thu nhập, mức sống của người dân Do đó, ởnước ta cũng như các nước trên thế giới, người ta luôn quan tâm chú trọng đến nhân
tố này, trong quá trình quản lý hoạch định của chính sách thu chi NSNN
Thực tế cho thấy,khi trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập bình quân trênđịa bàn còn thấp cũng như ý thức về sử dụng các khoản chi chưa được đúng mức còn
có tư tưởng ỷ lại Nhà nước thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý chi NSNN Khichúng ta thực hiện tốt những vấn đề thu ngân sách trong đó có nhiều nhân tố tác độngnhưng trình độ mức sống của người dân ngày càng nâng cao thì việc thực hiện nghĩa
vụ đối với Nhà nước có thể rất dễ dàng Trường hợp nếu trình độ và mức sống cònthấp thì việc thu thuế cũng rất khó khăn
Trang 34CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH TẠI QUẬN HOÀNG MAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1 TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI VÀ CƠ QUAN QUẢN LÝ NGÂN SÁCH QUẬN HOÀNG MAI
2.1.1 Địa lý hành chính, kinh tế, xã hội
Quận Hoàng Mai nằm ở phía Nam thủ đô Hà Nội Phía Bắc giáp quận Hai BàTrưng, phía Nam và phía Tây giáp quận Thanh Xuân và huyện Thanh Trì, phíaĐông giáp với sông Hồng với bờ bên kia là quận Long Biên, huyện Gia Lâm Quậnđược thành lập theo Nghị định số 132/2003/NĐ-CP ngày 06/11/2003 của Chính phủ
và chính thức hoạt động từ ngày 01/01/2004 Quận Hoàng Mai có 14 đơn vị hànhchính cấp phường, hình thành trên cơ sở sát nhập 5 phường thuộc quận Hai BàTrưng trước đây là Mai Động, Tân Mai, Tương Mai, Giáp Bát, Hoàng Văn Thụ và 9
xã thuộc huyện Thanh Trì gồm Đại Kim, Định Công, Hoàng Liệt, Thịnh Liệt,Thanh Trì, Vĩnh Hưng, Yên Sở, Lĩnh Nam và Trần Phú
Tổng diện tích tự nhiên của quận là 4.032,3878 ha (theo số liệu kiểm kê đấtđai năm 2010) Dân số tại thời điểm thành lập Quận là 212.612 người, năm 2005 là244.928 người, năm 2008 là 273.434 người và sau 9 năm thành lập, năm 2012 dân
số toàn quận theo kết quả tổng điều tra dân số là 363.600 người
Với lợi thế là cửa ngõ phía Nam Thành phố Hà Nội, trên địa bàn quận theohướng Bắc – Nam có đường quốc lộ 1A (đường Giải Phóng), đường Tam Trinh,đường Lĩnh Nam, nối giữa Đông - Tây có đường vành đai 3, cầu Thanh Trì chạyqua Ở đây có các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt nối thủ đô với các địaphương khác trong cả nước Thêm vào đó, sông Hồng ở phía Đông cũng là một điềukiện thuận lợi cho việc phát triển giao thông đường thuỷ với các Thành phố vùngđồng bằng sông Hồng và vùng trung du miền Bắc Vị trí địa lý thuận lợi này của quậnchính là điều kiện để mở rộng giao lưu, lưu thông hàng hoá và dịch vụ, tạo tiền đề đểphát triển kinh tế, văn hoá và xã hội của quận trong tương lai
Trang 35Về kinh tế xã hội, giai đoạn 2008–2012, do ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh
tế, tình hình phát triển kinh tế xã hội của quận gặp nhiều khó khăn Tuy nhiên, quậnHoàng Mai đã duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn giai đoạn 2009-
Công nghiệp - Tiểu thủ công
Nguồn: Chi cục Thống kê quận Hoàng Mai
Trong những năm qua, Quận Hoàng Mai đã luôn quan tâm đầu tư cơ sở hạtầng, chỉnh trang đô thị tạo cơ sở nền tảng cho việc phát triển KT-XH theo đúngđịnh hướng đề ra Cơ cấu kinh tế của Quận chuyển dịch rõ nét theo hướng côngnghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại Năm 2008 giá trị sản xuất trên địa bànquận thực hiện 1.637,7,3 tỷ đồng thì đến năm 2012 thực hiện 3.055 tỷ đồng Đếnnăm 2012, tỷ trọng các ngành trong cơ cấu kinh tế của quận là: công nghiệp-tiểuthủ công nghiệp - xây dựng chiếm 58,6%; thương mại dịch vụ chiếm 38,8%, nôngnghiệp chiếm 2,6% Xét trong kỳ kế hoạch 2008 - 2012 đã có sự dịch chuyển cơcấu kinh tế theo hướng tích cực: tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
- xây dựng tăng 2,3%; tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ tăng 0,7%; tỷ trọng
Trang 36ngành nông nghiệp giảm 3%.
Bảng 2.2. C c u kinh t giai o n 2008-2012 c a qu n Ho ng Mai ơ cấu kinh tế giai đoạn 2008-2012 của quận Hoàng Mai ấu kinh tế giai đoạn 2008-2012 của quận Hoàng Mai ế giai đoạn 2008-2012 của quận Hoàng Mai đoạn 2008-2012 của quận Hoàng Mai ạn 2008-2012 của quận Hoàng Mai ủa quận Hoàng Mai ận Hoàng Mai àng Mai
Năm Công nghiệp, tiểu thủ
CN, Xây dựng (%)
Thương mại, dịch vụ (%)
Nông nghiệp (%)
Nguồn: Chi cục Thống kê quận Hoàng Mai
Hoạt động sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp hiện vẫn có tỷ trọng caonhất trong tổng giá trị sản xuất Về địa bàn, tập trung vào 3 khu vực chủ yếu như khuvực phường Mai Động, Thanh Trì, khu vực phường Vĩnh Hưng và khu vực phườngHoàng Liệt, Thịnh Liệt (dọc theo trục đường Giải Phóng) với các ngành nghề chínhnhư sản xuất cơ khí, mộc, bao bì, vật liệu xây dựng, dệt may, da giầy … Tuy nhiêndiện tích cho hoạt động công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp còn chiếm tỷ trọng thấp.Hoạt động sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp có tốc độ tăng trưởng khá:
về cơ sở sản xuất, nếu năm 2008 toàn quận có 745 cơ sở với 11.123 lao động, đếnnăm 2010 là 895 cơ sở với 12.270 lao động Về giá trị kinh tế: năm 2011, giá trị kinh
tế công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp đạt khoảng 8.147 tỷ đồng Giai đoạn 2009-2011tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt 15-17% và chiếm 56-58% trong cơ cấu kinh tế củaquận Một số ngành có tỷ trọng tăng khá như sản xuất lương thực tăng 17%; sản xuấtgiấy và các sản phẩm từ giấy tăng 34%; sản xuất khoáng, phi kim tăng 54%
2.1.2 Cơ quan quản lý ngân sách quận Hoàng Mai
Cơ quan quản lý ngân sách quận Hoàng Mai bao gồm 3 cơ quan: Phòng Tàichính Kế hoạch quận Hoàng Mai, Kho bạc nhà nước Hoàng Mai và Chi cục thuếHoàng Mai
2.1.2.1 Phòng Tài chính Kế hoạch quận Hoàng Mai
Phòng Tài chính Kế hoạch quận Hoàng Mai là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ
Trang 37ban nhân dân quận Hoàng Mai, có chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân quậnthực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực tài chính, tài sản; kế hoạch và đầutư; đăng ký kinh doanh; tổng hợp, thống nhất quản lý về kinh tế tập thể, kinh tế tưnhân theo quy định của pháp luật.
Về lĩnh vực quản lý tài chính, ngân sách: Phòng Tài chính Kế hoạch có trách
nhiệm trình Uỷ ban nhân dân quận ban hành các quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kếhoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm về lĩnh vực tài chính; tổ chức thực hiện các vănbản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách, các quy hoạch, kế hoạch, chương trình
đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn các cơ quan, đơn vị dự toánthuộc quận, Uỷ ban nhân dân các phường xây dựng dự toán ngân sách hàng năm;xây dựng trình Uỷ ban nhân dân quận dự toán ngân sách quận và tổng hợp dự toánngân sách quận theo hướng dẫn của Sở Tài chính; lập dự toán thu ngân sách nhànước đối với những khoản thu được phân cấp quản lý, dự toán chi ngân sách quận
và tổng hợp dự toán ngân sách phường, phương án phân bổ ngân sách quận trình
Uỷ ban nhân dân quận; phối hợp với cơ quan có liên quan trong việc quản lý côngtác thu ngân sách nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật; thẩm traquyết toán các dự án đầu tư do quận quản lý; thẩm định quyết toán thu, chi ngânsách phường; lập quyết toán thu, chi ngân sách quận; tổng hợp, lập báo cáo quyếttoán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn quận và quyết toán thu, chi ngân sáchquận (bao gồm quyết toán thu, chi ngân sách cấp quận và quyết toán thu, chi ngânsách cấp phường) báo cáo Uỷ ban nhân dân quận để trình cơ quan nhà nước cóthẩm quyền phê chuẩn; tổ chức thẩm tra, trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận phêduyệt quyết toán đối với dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch Uỷ bannhân dân quận và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định
Về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư: Phòng Tài chính Kế hoạch chịu trách nhiệm
tham mưu UBND Quận quy hoạch, kế hoạch 5 năm và hàng năm của quận; đề án;chương trình phát triển kinh tế - xã hội, cải cách hành chính trong lĩnh vực kế hoạch
và đầu tư trên địa bàn quận; dự thảo các quyết định, chỉ thị, văn bản hướng dẫn thựchiện cơ chế, chính sách, pháp luật và các quy định của Uỷ ban nhân dân quận, Sở
Trang 38Kế hoạch và đầu tư về công tác kế hoạch và đầu tư trên địa bàn; trình Chủ tịch Uỷban nhân dân quận các chương trình, danh mục, dự án đầu tư trên địa bàn; thẩmđịnh và chịu trách nhiệm về dự án, kế hoạch đầu tư trên địa bàn thuộc thẩm quyềnquyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận; thẩm định và chịu trách nhiệm về
kế hoạch đấu thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu các dự án hoặc gói thầu thuộc thẩmquyền quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận; tổ chức thực hiện các vănbản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách các quy hoạch, kế hoạch, chương trình,
dự án, đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổbiến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư trên địa bàn và thực hiệncác nhiệm vụ khác theo quy định
2.1.2.2 Kho bạc nhà nước Hoàng Mai (KBNN)
KBNN Hoàng Mai là tổ chức trực thuộc Kho bạc nhà nước Hà Nội, có chứcnăng tập trung các khoản thu ngân sách trên địa bàn quận, hạch toán, kế toán cáckhoản thu cho các cấp ngân sách Thực hiện chi ngân sách nhà nước, kiểm soátthanh toán, chi trả các khoản chi ngân sách trên địa bàn quận Hoàng Mai theo quyđịnh của pháp luật Quản lý, điều hòa tồn ngân quỹ Kho bạc nhà nước theo hướngdẫn của KBNN cấp trên, thực hiện tạm ứng tồn ngân Kho bạc nhà nước cho ngânsách địa phương theo quy định Quản lý các quỹ ngân sách được giao quản lý, quản
lý các khoản tạm thu, tạm giữ, tịch thu, ký quỹ, ký cược thế chấp theo quyết địnhcủa cấp có thẩm quyền Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản tiền gửi và thực hiệnthanh toán bằng tiền mặt, chuyển khoản, chuyển khoản đối với các cơ quan, đơn vị,
cá nhân có quan hệ giao dịch với KBNN quận Thực hiện công tác hạch toán kếtoán về thu, chi NSNN, các quỹ do KBNN quản lý Thực hiện công tác thống kê,thông tin, báo cáo về thu, chi NSNN và các quỹ tài chính do KBNN Hoàng Maiquản lý, xác nhận số liệu thu, chi NSNN phát sinh qua KBNN Hoàng Mai Quyếttoán các hoạt động nghiệp vụ phát sinh tại KBNN và trên toàn địa bàn và thực hiệncác nhiệm vụ khác theo quy định
2.1.2.3 Chi cục thuế Hoàng Mai
Chi cục Thuế Hoàng Mai là tổ chức trực thuộc Cục Thuế, có chức năng tổ
Trang 39chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của Ngân
sách nhà nước trên địa bàn quận theo quy định của pháp luật Chi cục Thuế thực
hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo qui định của Luật Quản lý thuế, các
luật thuế, các qui định pháp luật khác có liên quan: Tổ chức triển khai thực hiện
thống nhất các văn bản qui phạm pháp luật về thuế, quy trình nghiệp vụ quản lý
thuế trê.n địa bàn; Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm; phân tích, đánh
giá công tác quản lý thuế, tham mưu UBND quận về lập và thực hiện dự toán thungân sách nhà nước; phối hợp với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn quận để thựchiện nhiệm vụ được giao; Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đối vớingười nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế: đăng ký thuế, cấp mã
số thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, tính thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, xoá nợ
thuế, tiền phạt, lập sổ thuế, thông báo thuế, phát hành các lệnh thu thuế và thu
khác theo qui định của pháp luật thuế; đôn đốc người nộp thuế thực hiện nghĩa
vụ nộp thuế đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước Thực hiện công tác tuyêntruyền, hướng dẫn, giải thích chính sách thuế, hỗ trợ người nộp thuế thực hiện
nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật; Kiểm tra việc kê khai thuế, hoàn
thuế, miễn thuế, giảm thuế, nộp thuế, quyết toán thuế và chấp hành chính sách,pháp luật thuế đối với người nộp thuế và các tổ chức, cá nhân được uỷ nhiệmthu thuế; xử lý và kiến nghị xử lý đối với trường hợp vi phạm pháp luật thuế;giải quyết các khiếu nại, tố cáo về thuế theo thẩm quyền và thực hiện các nhiệm
2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH QUẬN HOÀNG MAI TRONG NHỮNG NĂM QUA
Trang 402.2.1 Tổ chức và phân cấp quản lý ngân sách quận Hoàng Mai
2.2.1.1 Tổ chức quản lý ngân sách
Ngân sách quận Hoàng Mai trực thuộc ngân sách Thành phố Hà Nội, được tổchức theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, các văn bản hướng dẫn Luật vàcác quy định hiện hành Các cơ quan quản lý ngân sách trên địa bàn quận HoàngMai thường xuyên phối hợp trong công tác quản lý nguồn thu, các nhiệm vụ chiphục vụ các yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của quận Hoàng Mai theo đúng chứcnăng, nhiệm vụ của mình, trong đó Phòng Tài chính Kế hoạch quận là cơ quan tổnghợp quản lý ngân sách trên địa bàn, quản lý nhà nước về công tác thu, chi ngânsách, phối hợp với Chi cục thuế, Kho bạc nhà nước Hoàng Mai đôn đốc kiểm tra,kiểm soát các khoản thu ngân sách trên địa bàn quận, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thukịp thời vào ngân sách, phối hợp kiểm soát các khoản chi từ NSNN trên địa bàn quậntheo quy định, chính sách chế độ hiện hành Cơ quan Thuế, Kho bạc nhà nước là cơ quantrực tiếp thực hiện các nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn quận
2.2.1.2 Phân cấp quản lý ngân sách quận Hoàng Mai
Quận Hoàng Mai là quận trực thuộc Thành phố Hà Nội, cơ quan quyền lựccủa quận là Hội đồng nhân dân quận và cơ quan hành chính là UBND Quận, 14phường thuộc quận đều có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các phường Vềnguyên tắc mỗi cấp hành chính thực hiện các nhiệm vụ của mình do pháp luật quyđịnh, cấp ngân sách Quận và phường đều có ngân sách riêng và nằm trong hệ thốngngân sách của ngân sách nhà nước và là bộ phận ngân sách địa phương Các cấpngân sách này phải đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương
*Phân cấp nguồn thu NSNN
Giai đoạn 2008 – 2012, nguồn thu của ngân sách quận Hoàng Mai đượcHĐND Thành phố Hà Nội phân cấp bao gồm các khoản thu sau:
+ Các khoản thu hưởng 100%, có 15 khoản do Chi cục Thuế quận thu gồm:Thuế môn bài, thuế tài nguyên của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tiền sửdụng đất, bao gồm đấu giá các dự án đất nhỏ lẻ, xen kẹt nhỏ hơn 5000m2 khôngtiếp giáp mặt đường phố (trừ tiền sử dụng đất do quận Ba Đình thu từ các dự án củaThành phố); tiền thuê đất; lệ phí trước bạ xe máy; thu do các đơn vị hành chính, sựnghiệp thuộc quận, huyện quản lý nộp, thu phí, lệ phí, thu đền bù, thiệt hại đối với