1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Báo cáo môn năng lượng và môi trường đề tài tìm hiểu cơ chế phát triển sạch (CDM) ở việt nam

36 690 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 666 KB

Nội dung

Là sinh viên chuyênngành Quản lý năng lượng, nhóm chúng em đã tìm hiểu về “cơ chế phát triển sạchCDM” - một trong những giải pháp nhằm giải thải khí gây hiệu ứng nhà kính thuộckhuôn khổ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC KHOA QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG

BÁO CÁO MÔN NĂNG LƯỢNG VÀ MÔI TRƯỜNG

ĐỀ TÀI:

TÌM HIỂU CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH (CDM) Ở VIỆT NAM

Giáo viên hướng dẫn : Ngô Ánh Tuyết Nhóm sinh viên thực hiện :Nhóm 7

Hà Nội, 12/2010

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

Năm 2010 được coi là năm của những kỷ lục thời tiết Chỉ trong vòng 9tháng đầu năm, số lượng thảm họa liên quan tới thời tiết đã lên tới mức cao nhất.Trận lụt khủng khiếp tại Pakistan làm đảo lộn cuộc sống của khoảng 14 triệu người,cướp đi ít nhất 1.600 mạng người và khiến 8 triệu người mất nhà Mùa hè nóngnhất trong hơn 130 năm tại Nga khiến vài trăm đám cháy rừng bùng phát xungquanh Matxcơva và nhiều vùng ở phía tây nước Nga… Hiện tượng ấm lên toàn cầu

là một trong những nguyên nhân khiến số lượng thiên tai tăng 2010 là năm cónhiệt độ trung bình cao nhất trong 130 năm qua Kỷ lục mới về nhiệt độ được thiếtlập tại Nga (37,8 độ C) và Pakistan (53,5 độ C) Một điều rõ ràng là biến đổi khíhậu ngày càng trở nên trầm trọng

Đứng trước thảm họa với toàn nhân loại, chính phủ nhiều nước đã bắt đầucác hoạt động chống lại sự nóng lên toàn cầu của thế giới Là sinh viên chuyênngành Quản lý năng lượng, nhóm chúng em đã tìm hiểu về “cơ chế phát triển sạchCDM” - một trong những giải pháp nhằm giải thải khí gây hiệu ứng nhà kính thuộckhuôn khổ của nghị định thư Kyoto, đồng thời thể hiện sự tương trợ giúp đỡ cũngnhư trách nhiệm của con người trước môi trường sống

Do thời gian và khả năng nghiên cưu còn có nhiều hạn chế, nhóm chúng emrất mong quý thầy cô góp ý, bổ sung cho vấn đề thảo luận này thêm hoàn thiện

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH (CDM)

1.1Sự hình thành Cơ chế phát triển sạch CDM

1.1.1 Những biến động của khí hậu

Trong mấy thập kỷ qua, nhân loại đã và đang trải qua các biến động bấtthường của khí hậu toàn cầu Trên bề mặt Trái đất, khí quyển và thủy quyển khôngngừng nóng lên làm xáo động môi trường sinh thái

Hiện tại, Trái đất đang từng ngày từng giờ nóng lên với chiều hướng rấtnhanh Vậy, nguyên nhân nào đã gây ra hiện tượng vỏ Trái đất nóng lên?

Ý kiến thứ nhất được đại đa số các nhà khoa học nhất trí, đó là việc tăng hàm

lượng khí CO2 và các loại khí thải tạo hiệu ứng nhà kính do hoạt động con ngườigây ra trong bầu khí quyển Trái đất Nguyên nhân này chiếm 90, thậm chí 99%mức gia tăng của nhiệt độ bề mặt Trái đất hiện đang được báo động Nhiệt độ bềmặt Trái đất có được là nhờ hấp thụ nhiệt từ Mặt trời và nhận dòng nhiệt của chínhmình tỏa ra từ bên trong lòng đất Sự có mặt của một hàm lượng khí CO2 cần thiếttrong bầu khí quyển vốn là tấm áo giáp ngăn chặn bức xạ nhiệt (bức xạ hồng ngoại)

từ Trái đất thoát vào vũ trụ mênh mông lạnh lẽo Thiếu nó thì mặt đất sẽ không cóđược một nhiệt độ điều hòa cho sự sinh sôi phát triển sự sống Suốt thiên niên kỷtrước khi có cuộc cách mạng công nghiệp, hàm lượng khí CO2 trong khí quyển daođộng ở mức 280 phần triệu (ppm) Tuy nhiên, tính từ đầu thế kỷ XIX đến nay hàmlượng đó đã tăng liên tục đến 360 ppm Số liệu quan trắc trong 4 thập kỷ gần đâycho thấy, cứ mỗi thập kỷ hàm lượng CO2 trong khí quyển lại tăng 4% Nói cáchkhác, hiệu ứng nhà kính do khí CO2 gây ra là quá mức cần thiết, gây tăng nhanhnhiệt độ bề mặt địa cầu

Ý kiến thứ hai: tuy thừa nhận vấn đề gia tăng nhiệt độ do hiệu ứng nhà kính,

song cho rằng cần nhấn mạnh hơn đến chu kỳ nóng lên của Trái đất do hoạt độngnội tại Hiện tượng nhiệt độ bề mặt Trái đất nóng lên và lạnh đi vốn là hiện tượng

tự nhiên xảy ra có tính chu kỳ trong lịch sử hình thành và phát triển của Trái đất

Trang 4

Không phải chỉ bây giờ, lịch sử Trái đất hàng triệu triệu năm đã trải qua nhiều lầnnóng lên rồi lại lạnh đi kéo theo những biến động to lớn trong đời sống sinh vậttrên Trái đất, làm thay đổi cả diện mạo địa hình lục địa và đại dương Tính từ 1,6triệu năm đến nay đã có 5-6 chu kỳ biến động lớn Đó là các thời kỳ băng hà kéotheo mực nước biển hạ thấp (biển lùi) và các thời kỳ gian băng (băng tan) kéo theomực nước biển dâng cao (biển tiến) Vào các thời kỳ băng hà, nhiệt độ bề mặt Tráiđất khô lạnh Vào thời kỳ gian băng nhiệt độ bề mặt Trái đất đan xen giữa nóng ẩm

và khô hạn Vào các thời kỳ đó, biên độ dao động của nước biển (dâng, hạ) lên đếnhàng chục, hàng trăm mét

Cả hai nguyên nhân trên đều có cơ sở thực tế và chúng cùng tác động gây ratình trạng Trái đất nóng lên một cách bất thường như hiện nay Do đó, cần phảinhìn nhận hiện tượng nóng lên của Trái đất hiện nay bằng quan điểm biện chứng:chu kỳ nóng ấm của Trái đất mang tính nội sinh và ngoại sinh tự nhiên được đẩynhanh và trở nên nghiêm trọng hơn do những tác động của khí thải công nghiệp vàhiệu ứng nhà kính

Theo dự đoán, nếu hàm lượng khí nhà kính năm 2100 bằng 850 ppm thìnhiệt độ trung bình toàn cầu của bề mặt trái đất sẽ tăng 2,80C so với năm 2000 vàmực nước biển sẽ dâng từ 0,21 – 0,48m Nếu con người không hạn chế các tácđộng xấu đến môi trường, không quan tâm nghiên cứu nhằm đề ra các biện phápphòng tránh hữu hiệu, thì thảm họa có thể nói là khôn lường

1.1.2 Nghị định thư Kyoto và cơ chế hợp tác

Trước thảm họa với toàn nhân loại, chính phủ nhiều nước đã bắt đầu các hoạtđộng chống lại sự nóng lên toàn cầu của thế giới và hàng loạt các hoạt động, tổchức đã ra đời để nhằm hiện thực hóa mục đích này: Môi trường liên hợp quốc(UNEP), tổ chức khí tượng thế giới (WMO), ủy ban liên chính phủ về biến đổi khíhậu (IPCC) Và trong hàng loạt các hoạt động thì có sự ra đời của công ước khung

Trang 5

của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNPCCC) năm 1992 và nghị định thưKyoto năm 1997.

Nghị định thư Kyoto là một nghị định liên quan đến Chương trình khung về

vấn đề biến đổi khí hậu (Framework Convention on Climate Change) mang tầmquốc tế của Liên hiệp quốc với mục tiêu cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhàkính Bản dự thảo được kí kết vào ngày 11 tháng 12 năm 1997 tại Hội nghị các bêntham gia lần thứ ba (3rd Conference of the Parties) khi các bên tham gia nhóm họptại Kyoto, và chính thức có hiệu lực vào ngày 16 tháng 2 năm 2005

Nghị định thư đại diện cho sự thống nhất giữa các quốc gia công nghiệptrong vấn đề cắt giảm khí thải trên 5.2% so với năm 1990 (lưu ý rằng mức độ cắtgiảm theo đó đến năm 2010 phải đạt được thì chỉ tiêu này là khoảng 29%) Mụctiêu hướng đến việc giảm thiểu các loại khí carbon dioxide, methane, nitơ ôxít, lưuhuỳnh hexafluorua, clorofluorocarbon và perflourocarbon trong khoảng thời gian2008-2021 Mức trần đã được qui định cho các nước tham gia cụ thể là 8% mức cắtgiảm cho Liên minh Châu Âu và 7% cho Hoa Kỳ, 6% với Nhật Bản, 0% với Ngatrong khi mức hạn ngạch cho phép tăng của Úc là 8%, và 10% cho Iceland

Những nguyên tắc chính trong Nghị định thư Kyoto

Nghị định được kí kết bởi chính phủ các quốc gia tham gia Liên hiệp quốc vàđược điều hành dưới các nguyên tắc do tổ chức này qui ước Các quốc gia đượcchia làm hai nhóm: nhóm các nước phát triển - còn gọi là phụ lục I (vốn sẽ phảituân theo các cam kết nhằm cắt giảm khí gây hiệu ứng nhà kính ) và buộc phải cóbản đệ trình thường niên về các hành động cắt giảm khí thải; và nhóm các nướcđang phát triển - hay nhóm các nước không thuộc phụ lục I có thể tham gia vàoChương trình cơ cấu phát triển sạch

Các quốc gia phụ lục I không đáp ứng được yêu cầu đặt ra như trong bản kíkết sẽ phải cắt giảm thêm 1.3 lượng khí vượt mức cho phép trong thời hạn hiệu lựctiếp theo của nghị định thư

Trang 6

Kể từ tháng 1/2008 đến hết năm 2012, nhóm nước phụ lục I phải cắt giảmlượng khí thải để lượng khí thải ra thấp hơn 5% lượng khí vào năm 1999 (với nhiềunước thành viên Châu Âu, mức này tương đương khoảng 15% lượng khí họ thải ravào năm 2008) Trong khi trung bình của lượng khí phải cắt giảm là 5%, mức daođộng giữa các quốc gia của Liên minh Châu Âu là 8% đến 10% (đối với Iceland),nhưng do ràng buộc với nghị định thư với từng nước trong khối có khác nhau[5] nênmột số nuớc kém phát triển trong EU có thể được phép giữ cho mức tăng đến 27%(so với 1999) Quy ước này sẽ hết hạn vào năm 2013.

Nghị định thư Kyoto cũng cho phép một vài cách tiếp cận linh hoạt cho cácnước phụ lục I nhằm đạt được mục tiêu cắt giảm khí thải bằng cách cho phép cácnước này mua lượng khí cắt giảm được từ những quốc gia khác Điều này có thểđạt được dưới hình thức tài chính hay từ những chương trình hỗ trợ công nghệ chocác nước không thuộc phụ lục I (vốn có tham gia vào Chương trình cơ cấu pháttriển sạch-CDM) để các nước này hoàn thành mục tiêu đã kí kết trong Nghị địnhthư, trong đó chỉ có những thành viên được chứng nhận CER trong Chương trình

cơ cấu phát triển sạch mới được phép tham gia

Trong thực tế, điều này có nghĩa là các nền kinh tế nhóm nước đang pháttriển tham gia nghị định thư kyoto không bị bắt buộc phải giới hạn lượng khí thảigây ra, nhưng một khi chương trình cắt giảm khí thải được xúc tiến ở các quốc gianày nó sẽ nhận được một lượng hạn ngạch carbon cho phép (Carbon Credit), vốn

có thể bán cho các nước phụ lục I

Qui định này xuất hiện trong Nghị định thư do:

- Có dấu hiệu lo ngại rằng chi phí bỏ ra cho mục tiêu được kí kết trong nghị định thư là quá đắt đối với các nước phụ lục I , đặc biệt là các nước đã đầu tưrất hiệu quả cho việc bảo vệ môi trường trên đất nước họ và đã đạt tiêu chuẩn môi

Trang 7

trường sạch Vì lí do đó Nghị định thư cho phép những nước này mua lượng hạnngạch carbon cho phép (Carbon Credit) từ các nước nhóm nước đang phát triểntham gia nghị đinh thư Kyoto trên thế giới thay vì tiến hành nâng cấp tiêu chuẩnmôi trường trong nước

- Điều này được xem như một công cụ hiệu quả nhằm khuyến khích các

nước nhóm nước đang phát triển tham gia nghị định thư giảm thiểu khí gây hiệuứng nhà kính (phát triển bền vững), hơn nữa điều này là rất kinh tế vì lượng đầu tưvào các quốc gia nhóm nước đang phát triển tham gia nghị định thư Kyoto sẽ tănglên thông qua việc mua bán hạn ngạch carbon cho phép (với điều kiện các nướcnày phải tham gia vào chương trình cắt giảm khí thải qua chương trình CDM)

Mức giảm thải KNK của nghi định thư Kyoto

Trang 8

Nghị định thư là một sự kiện quan trọng trong nỗ lực của thế giới nhằm bảo

vệ môi trường và đạt được phát triển bền vững- đánh dấu lần đầu tiên việc chínhphủ các nước chấp nhận hạn chế các phát thải khí nhà kính của nước mình bằngnhững ràng buộc pháp lý Nghị định thư đã thiết lập một khuôn khổ pháp lý mangtính toàn cầu cho các bước khởi đầu nhằm kiềm chế và kiểm soát xu hướng giatăng phát thải khí nhà kính đưa ra các mục tiêu giảm phát thải chính và thời gianthực hiện cho các nước phát triển, theo đó các nước phát triển (các nước côngnghiệp) hỗ trợ, khuyến khích các nước đang phát triển thực hiện các dự án thânthiện với môi trường, nhằm phát triển bền vững

Cơ chế hợp tác

Việc ký kết nghị định thư cũng mở ra một cơ sở mới với 3 cơ chế hợp tácmang tính đổi mới để giảm chi phí giảm phát thải cho các doanh nghiệp dựa trênthị trường, nhằm giúp đỡ các nước công nghiệp hóa giảm chi phí trong việc đápứng chỉ tiêu giảm phát thải của mình bằng việc đạt được giảm phát thải với chi phíthấp nhất tại các nước khác hơn là thực hiện giảm phát thải trong nước mình:

 Buôn bán phát thải (IET): mua bán các chứng chỉ phát thải giữa cácnước phát triển hay nói cách khác là cho phép các nước chuyển giao phần phát thảicho phép của mình

 Đồng thực hiện (JI): mua bán các chứng chỉ giảm phát thải thông quacác dự án giảm phát thải thiết lập tại các nước phát triển Hay là việc cho phép cácnước nhận được tín dụng đối với các giảm phát thải do đầu tư tại các nước côngnghiệp hóa khác (chuyển giao đơn vị giảm phát thải giữa các nước)

Cơ chế phát triển sạch (CDM): cho phép các dự án giảm phát thải hỗ trợ pháttriển bền vững ở các nước đang phát triển thu được các giảm phát thải được chứngnhận cho chủ đầu tư dự án

1.1.3 Cơ chế phát triển sạch CDM

Cơ chế phát triển sạch CDM được quy định tại điều 12 của nghị định thư

Trang 9

Kyoto “Mục đích của cơ chế phát triển sạch nhằm giúp các bên không thuộc phụ

lục I đạt được phát triển bền vững và góp phần vào mục tiêu cuối cùng của Công ước, và giúp các bên thuộc Phụ lục I tuân thủ những cam kết về hạn chế và giảm phát thải định lượng theo điều 3” Cơ chế phát triển sạch (CDM) được coi là một

trong những công cụ linh hoạt của nghị định thư Kyoto CDM bao gồm các nguyêntắc cốt lõi của phát triển bền vững: Phát triển kinh tế, cải thiện môi trường, tiến bộ

xã hội và có tiềm năng ứng dụng lớn ở các nước đang phát triển

CDM cho phép chính phủ hoặc tổ chức, cá nhân ở các nước công nghiệpthực hiện dự án giảm phát thải ở các nước đang phát triển để nhận được “chứng chỉgiảm phát thải”, viết tắt là CERs, (1CERs = 1 tấn CO2) đóng góp cho mục tiêugiảm phát thải của quốc gia đó CDM cố gắng thúc đẩy phát triển bền vững ở cácnước đang phát triển và cho phép các nước phát triển đóng góp vào mục tiêu giảmmật độ tập trung khí nhà kính trong khí quyển

Nghị định thư Kyoto quy định về cơ chế CDM

Các nước không thuộc phụ lục I (chủ yếu là các nước đang phát triển) thôngqua các hoạt động của dự án CDM nhận được sự đầu tư của các nước thuộc phụ lục

I (các nước phát triển) nhằm giảm lượng phát thải khí hiệu ứng nhà kính Lượng

Trang 10

khí nhà kính giảm sẽ được cấp chứng chỉ CERs Lượng chứng chỉ này sẽ được bổsung vào lượng giảm phát thải chỉ định của các nước phát triển đã ký kết trong nghịđịnh thư.

Như vậy, cơ chế phát triển sạch (CDM) trong nghị định thư Kyoto cho phépnhận dạng được những cách bảo vệ khí hậu một cách linh hoạt và có hiệu quả cả vềmặt chi phí bằng cách tạo ra một thị trường toàn cầu cho buôn bán chứng chỉ vềviệc giảm thải khí nhà kính và khuyến khích việc sử dụng tiềm năng, sử dụng hiệuquả năng lượng và những phương pháp bảo toàn năng lượng ở các quốc gia CDM

là một cơ hội để khẳng định rằng việc giảm thiểu phát thải khí CO2 không chỉ có ýnghĩa lớn cho việc bảo vệ môi trường mà còn có ý nghĩa về mặt kinh tế

- Giúp các quốc gia với những mục tiêu giảm phát thải bắt buộc được pháttriển dự án tại các quốc gia đang phát triển

- Đồng thời, cơ chế phát triển sạch CDM nhằm mục tiêu hướng tới phát triểnbền vững bằng các cam kết cụ thể về hạn chế và giảm lượng khí nhà kínhphát thải định lượng của các nước trên phạm vi toàn cầu

1.1.5 Cơ chế phát triển sạch CDM mang lại lợi ích cho cả hai bên:

Bằng cách này, các dự án CDM đem lại lợi ích môi trường và kinh tế cho cảhai phía - phía các nước công nghiệp hoá (các nhà đầu tư dự án CDM) và phía cácnước đang phát triển (các nước tiếp nhận dự án CDM)

Về mặt kinh tế, nguồn tài trợ từ các dự án CDM sẽ giúp các nước đang pháttriển đạt được mục tiêu kinh tế - xã hội, môi trường và phát triển bền vững, chẳnghạn như giảm ô nhiễm không khí và nước, cải thiện sử dụng đất, nâng cao phúc lợi

Trang 11

xã hội, xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm hay giảm phụ thuộc vào nhập khẩu nhiênliệu hoá thạch…

Ở mức độ toàn cầu, thông qua các dự án giảm phát thải, CDM có thể khuyếnkhích đầu tư quốc tế, thúc đẩy cung cấp nguồn lực cần thiết cho tăng trưởng kinh tế

ở nhiều nơi, nhiều khu vực trên thế giới

 Hỗ trợ xác định các hướng ưu tiên đầu tư trong các dự án đáp ứng mụctiêu phát triển bền vững

 Sản xuất năng lượng theo hướng bền vững

 Nâng cao việc sử dụng hiệu quả và bảo tồn năng lượng

 Cải thiện sử dụng đất

 Xóa đói giảm nghèo thông qua việc tạo công ăn việc làm và tăng thunhập cho người dân

 Giảm phụ thuộc và nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch

 Cải thiện môi trường tại địa phương

Nhiều phương án CDM tạo ra lợi ích kép quan trọng tại các nước đang pháttriển, đó là giải quyết các vấn đề môi trường địa phương và khu vực và đạt đượccác mục tiêu xã hội Đối với các nước đang phát triển- những nước này ưu tiên giảiquyết nhu cầu trước mắt về môi trường và kinh tế- triển vọng về lợi ích to lớn cóthể là lý do mạnh mẽ để tham gia vào cơ chế phát triển sạch CDM

1.2 Thực hiện dự án Cơ chế phát triển sạch CDM

Trang 12

1.2.1 Tiêu chí tham gia vào dự án CDM và các lĩnh vực thuộc dự án:

Để có thể hưởng lợi từ những dự án CDM, các nước phát triển và đang pháttriển phải thỏa mãn 3 điều kiện:

- Tự nguyện tham gia

- Thành lập cơ quan quốc gia về CDM (Ở Việt Nam, cơ quan này là Vụ hợp tácquốc tế thuộc Bộ Tài nguyên môi trường.)

- Phê chuẩn nghị định thư Kyoto

Ngoài ra, các nước phát triển còn phải đặt ra chỉ tiêu giảm phát thải, có hệthống tính toán GHG, tiến hành kiểm kê hàng năm…Đối tượng tham gia có thể làchính phủ, cơ quan trực thuộc chính phủ, chính quyền địa phương, tổ chức tư nhân,

tổ chức phi chính phủ nếu thỏa mãn các điều kiện nêu trên Vốn đóng góp từ quốcgia đầu tư (quốc gia phát triển) cho một dự án CDM có thể là một phần, toàn phần,cho vay hoặc cho thuê tài chính hoặc hợp đồng mua CERs

Các dự án CDM thành công được cấp CERs phải nộp mức phí là 2% tổng vốnđầu tư của dự án cho một quỹ riêng, gọi là quỹ thích ứng Quỹ này giúp nhữngnước đang phát triển thích nghi với những tác động môi trường tiêu cực do biến đổikhí hậu Ngoài ra những khoản chi phí khác sẽ góp phần thanh toán những chi phíquản lý CDM Tuy nhiên, những nước kém phát triển có thể sẽ không phải chịu cáckhoản phí này

Các lĩnh vực thuộc dự án của CDM

1.Sản xuất năng lượng 9.Trồng rừng và tái tạo rừng

5.Xử lý loại bỏ rác thải 13.Sản xuất kim loại

6.Công nghiệp chế tạo 14.Phát thải từ nhiên liệu

8.Chất thải từ sản xuất và tiêu thụ halocarbon và sulphur hexaflouride

Trang 13

CDM có thể thực hiện trong tất cả các dự án được nêu trên dưới 2 hình thức chính là: CDM cho giảm khí nhà kính (CDM thông thường hay CDM năng lượng)

và CDM cho hấp thụ khí nhà kính bằng các bể hấp thụ (Trồng rừng/ Tái trồng rừng theo CDM hay AR-CDM)

1.2.2 Quy trình xây dựng dự án CDM

Trên bình diện quốc tế, để triển khai và giám sát dự án CDM ở mỗi quốc gia,cần thiết có một Ban chấp hành (được thành lập theo Nghị định thư Kyoto và hiệntại gồm 10 quốc gia thành viên) thực hiện chức năng duy trì việc đăng ký và giámsát CDM Đối với mỗi quốc gia thành viên, trước khi tham gia CDM phải thành lậpmột Cơ quan quốc gia về CDM để đánh giá, phê duyệt các dự án, đồng thời là đầumối để phối hợp với quốc tế Yêu cầu cho việc xây dựng một dự án CDM đượcnhấn mạnh đến tính cụ thể, xác thực và có thể thu được kết quả rõ ràng (có thể đođếm được) Về mặt cấu trúc, nói chung một dự án CDM sẽ được triển khai qua 7bước, hình thành nên một quy trình thống nhất như mô tả dưới đây:

Trên bình diện quốc tế, để triển khai và giám sát dự án CDM ở mỗi quốc gia,cần thiết có một Ban chấp hành (được thành lập theo Nghị định thư Kyoto và hiệntại gồm 10 quốc gia thành viên) thực hiện chức năng duy trì việc đăng ký và giámsát CDM Đối với mỗi quốc gia thành viên, trước khi tham gia CDM phải thành lậpmột Cơ quan quốc gia về CDM để đánh giá, phê duyệt các dự án, đồng thời là đầumối để phối hợp với quốc tế Yêu cầu cho việc xây dựng một dự án CDM đượcnhấn mạnh đến tính cụ thể, xác thực và có thể thu được kết quả rõ ràng (có thể đođếm được) Về mặt cấu trúc, nói chung một dự án CDM sẽ được triển khai qua 7bước, hình thành nên một quy trình thống nhất như mô tả dưới đây:

Trang 14

Tài liệu thiết kế dự án

Cơ quan thực hiện A

Cơ quan thực hiện B

Ban chấp hành/Cơ quan đăng ký

Trang 15

2.Phê duyệt quốc gia

Cơ quan quốc gia về CDM sẽ có nhiệm vụ đánh giá và phê duyệt các dự ánđồng thời cơ quan này cũng sẽ là đầu mới để liên hệ Sau đó các nhà đầu tư trongnước được đầu tư phải chuẩn bị dự án với cấu trúc sau:

 Mô tả chung về dự án

 Mô tả về phương pháp đường cơ sở (phương pháp so sánh với dự án)

 Thời gian kéo dài và thời kỳ tín dụng

 Kế hoạch và phương pháp kiểm soát

 Tính toán các phát thải khí nhà kính từ các nguốn phát thải

 Báo cáo về tác động môi trường

 Thu thập ý kiến các bên liên quan

3.Phê duyệt và đăng ký

Tổ chức tác nghiệp được ủy nhiệm sẽ duyệt lại văn kiện dự án và sau khi cónhững ý kiến chung sẽ quyết định có phê duyệt dự án hay không Các tổ chức tácnghiệp này là các công ty tư nhân đặc thù như công ty kế toán và kiểm toán, công

ty tư vấn và công ty luật có khả năng thực hiện những đánh giá lượng giảm phátthải một cách độc lập và tin cậy Nếu văn kiện dự án được phê duyệt, tổ chức tácnghiệp sẽ chuyển giao cho ban chấp hành để đăng ký chính thức

4.Tài chính dự án

Dự án sẽ được đầu tư bởi các nhà đầu tư đến từ các nước đang phát triểnhoặc được tài trợ 1 phần bởi các dự án về môi trường hay sử dụng năng lượng bềnvững, năng lượng sạch…

5.Giám sát

Trong quá trình hoạt động, các bên tham gia phải chuẩn bị báo cáo giám sátbao gồm việc ước tính lượng CERs cần ban hành và đệ trình báo cáo để Tổ chứctác nghiệp thẩm tra

6.Thẩm tra và cấp chứng nhận

Trang 16

Thẩm tra là quyết định hoàn toàn độc lập của Tổ chức tác nghiệp đối với cácgiảm phát thải đã được kiểm soát Tổ chức tác nghiệp phải đảm bảo rằng CERstuân thủ theo đúng hướng dẫn và các điều kiện đã được thông qua trong bước phêduyệt ban đầu của dự án Sau khi duyệt lại một cách chi tiết, Tổ chức tác nghiệp sẽđưa ra báo cáo thẩm tra và sau đó chứng nhận lượng CERs của dự án CDM.

 Tính bền vững là sự đánh giá tác động của CDM đối với sự phát triển

của nước chủ nhà Mỗi nước có thể xác định 1 tiêu chí phát triển bềnvững riêng

 Tính bổ sung ở đây là ý nghĩa về môi trường, vấn đề ô nhiễm sẽ giảm

được bằng việc giảm phát thải khí nhà kính

 Tính khả thi ở đây là sự đảm bảo sự hổ trợ của Chính Phủ, kết quả,

phương pháp giám sát và các lợi ích lâu dài của dự án phải gắn vớimục tiêu giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu

Cơ chế phát triển sạch mang lại lợi ích lớn về mặt kinh tế và môi trường,song tuy nhiên, các dự án CDM khi đi vào thực hiện cũng gặp rất nhiều những khókhăn:

- CDM còn rất mới cho nên các quy định về cơ sở pháp lý tại các nước làchưa rõ ràng dẫn tới việc thực hiện gặp khó khăn về thủ tục hành chính và ưu đãiđối với những doanh nghiep tham gia CDM

- CDM đòi hỏi cung cấp nhiều số liệu và việc xây dựng các phương pháp luận

để tính toán số liệu CO2 cho mỗi lĩnh vực là khác nhau Trong nhiều trường hợpkhông thể đưa ra được phương thức tính toán chính xác và dẫn tới là các dự án bịthất bại

Trang 17

CHƯƠNG II: CDM TẠI VIỆT NAM

Việt Nam là quốc gia thuộc nhóm non-annex (không bắt buộc giảm phát thảinhà kính) và đủ diều kiện làm nước chủ nhà dự án CDM Việt Nam đã ký Hiệpđịnh khung của Liên hiệp quốc về vấn đề Biến đổi khí hậu UNFCCC vào ngày11/06/1992, phê chuẩn vào ngày 16/11/1994 Là một nước đang phát triển, trình độcông nghệ còn lạc hậu,Việt Nam đang là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởngnặng nề nhất từ biến đổi khí hậu toàn cầu Đứng trước bài toán về phát triển kinh tế

và bảo vệ môi trường, việc phát triển bền vững là một bước đi hợp lý và cần thiếtđối với Việt Nam CDM là cơ chế duy nhất mà Việt Nam có thể tham gia trongchương trình giảm khí thải nhà kính Các dự án CDM khi triển khai ở Việt Nam sẽnhận được sự hỗ trợ từ kinh nghiệm kỹ thuật, cho tới vốn đầu tư và nhân lực từphía các nước phát triển

2.1 Tiềm năng phát triển CDM tại Việt Nam

Ngành năng lượng có thể nói là một trong những ngành công nghiệp đầu vàocho nhiều ngành sản xuất khác, và cũng là ngành sử dụng nhiều nguồn năng lượnghóa thạch tạo ra nhiều khí CO2 gây ô nhiễm môi trường Các nhà máy năng lượngtại Việt Nam đã được xây dựng và hoạt động trong một thời gian rất dài, công suấtcho một đơn vị tổ máy nhỏ, các thông số hơi mới của các tổ máy đều thấp, suất tiêuhao nhiên liệu cao, tỷ lệ điện tự dùng lớn, hiệu suất cháy không cao… Thêm vào

đó, sau một thời gian dài vận hành, nhất là nhiều lúc do yêu cầu đáp ứng công suất,nên nhiều thiết bị phải vận hành trong tình trạng quá tải dẫn đến việc các thiết bịchính xuống cấp Mặc dù thường xuyên được bảo dưỡng, sửa chữa, nhưng khôngtránh khỏi giảm hiệu quả trong vận hành Nguồn năng lượng hóa thạch có chí phíngày càng gia tăng và đang dần trở nên khan hiếm Do đó muốn có nền kinh tế pháttriển, Việt Nam rất cần có sự đầu tư giúp đỡ về công nghệ, khoa học kỹ thuật hiệnđại cho các nhà máy điện cũng như những hỗ trợ để phát triển các năng lượng sạchnhư năng lượng sinh khối, năng lượng gió, năng lượng mặt trời

Trang 18

Môi trường tại Việt Nam chưa thực sự được bảo vệ tốt bởi sự ô nhiễm vẫndiễn ra và không ngừng tăng lên tại các thành thị, các khu công nghiệp Hầu hết cácnhà máy là nguyên nhân chính của sự ô nhiễm và bên cạnh đó là sự thiếu ý thứctrong cộng đồng Tuy nhiên một khó khăn chưa thể giải quyết được các vấn đề ônhiễm đó là do sự thiếu kinh nghiệm, chí phí đầu tư và chưa thực sự thu hút đượccác doanh nghiệp Việt Nam vừa sản xuất kinh doanh vừa bảo vệ môi trường

Khi một dự án CDM đi vào hoạt động, sản phẩm của nó sẽ là các CER và lợinhuận sẽ thu được từ việc mua bán, trao đổi các CER này Việc phân chia lợi nhuậnđược thỏa thuận giữa các bên tham gia (đơn vị đầu tư của nước phát triển, đơn vịđầu tư của Việt Nam và các bên liên quan khác nếu có) Như vậy, thông qua CDM,các doanh nghiệp Việt Nam có thể nhận được sự hỗ trợ của các nước phát triển vềvốn đầu tư, công nghệ tiên tiến, nhân lực.CDM thật sự là một cơ hội để các doanhnghiệp Việt Nam có được nguồn hỗ trợ từ các nước phát triển về cả tài chính, côngnghệ và nhân lực Ngay cả đối với các doanh nghiệp nhỏ cũng có thể thực hiện các

dự án CDM loại nhỏ và liên kết với nhau để cùng đạt được các CER và tham dựvào thị trường mua bán giảm phát thải

Nước ta vẫn đang trong tình trạng thiếu điện sinh hoạt và sản xuất, hàng loạtcác dự án thủy điện và các dự án cải thiện công suất bằng các công nghệ hiện đạiđang được dự kiến triển khai cũng như đã triển khai là một trong số những tiềmnăng dễ nhận ra nhất để áp dụng vào dự án CDM nhằm mang lại lợi ích kép chocác dự án

Đồng thời việc áp dụng CDM ở nước ta cũng đã mở ra nhiều triển vọng mớicho việc giảm nghèo nhất là đối với những người dân ở vùng nông thôn, vùng sâu,vùng xa, vì có thể giúp họ tiếp cận các hình thức sử dụng năng lượng sạch, nângcao mức sống và làm giảm việc hủy hoại môi trường do tập quán du canh du cư lâuđời Trồng rừng và tái tạo rừng cần một thời gian dài và rất nhiều công sức cũngnhư sự giúp đỡ của các nguồn vốn viện trợ, do vậy, tiềm năng bể hấp thụ tại ViệtNam cũng rất cao

Ngày đăng: 28/10/2014, 19:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w