Đối với những nước phát triển, để giảm 1 tấn CO2 mất khoảng 30-40 USD, trong khi đó nếu bỏ ra số tiền hỗ trợ các nước đang phát triển đổi mới công nghệ sản xuất để giảm thiểu khí thải gây hiệu ứng nhà kính và mua chứng chỉ phát thải từ những nước này thì các nước phát triển chỉ mất khoảng 7,5 - 16USD. Chính sự chênh lệch này đã hình thành nên một thị trường mua bán chỉ tiêu khí phát thải.
Thị trường mua bán phát thải khí nhà kính là một thị trường mới mẻ chưa từng có trong lịch sử phát triển kinh tế từ trước đến nay. Do đó, chưa có được những quy ước, quy định chặt chẽ và rõ ràng trong cơ chế này. Tuy nhiên, đã là thị trường thì đương nhiên phải có người mua và người bán. Người mua ở đây là các nước phát triển; người bán là các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Đã là
mua và bán nên phải có "cân đong, đo đếm" rõ ràng. Ngoài việc các bên tham gia thực hiện dự án phải giám sát "cân đo" chặt chẽ, quốc tế còn quy định buộc phải có một tổ chức quốc tế được chỉ định để thẩm tra và đề nghị Ban chấp hành (đại diện của các nước tham gia) công nhận và cấp chứng chỉ, chứng nhận. Mua và bán phải có giả cả. Hiện nay, giá cả chưa hoàn toàn thống nhất, nhưng đang được đề xuất từ 2 đến 10 USD/tấn phát thải CO2 phụ thuộc theo từng dự án.
Thị trường mua bán giảm phát thải khí nhà kính ở Việt Nam:
Mặc dù được giới chuyên môn đánh giá là nước có tiềm năng CDM trong các ngành tiết kiệm năng lượng, trồng rừng, thu hồi khí rác thải và chăn nuôi … trong giai đoạn 2001-2010, Việt Nam có thể giảm khoảng 80-120 triệu tấn CO2. Thế nhưng trên cả nước, con số doanh nghiệp tham gia vào thị trường lại không nhiều. Nguyên nhân của vấn đề này là phần lớn doanh nghiệp nước ta là doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong khi đó định mức mà Ban điều hành CDM quốc tế đưa ra phải giảm 10 tấn CO2/doanh nghiệp/năm là quá cao. Hơn nữa việc làm phương pháp luận để được Ban Điều hành CDM thế giới chứng nhận khối lượng khí thải giảm được đặt ra yêu cầu quá phức tạp. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền về vấn đề này đến các doanh nghiệp chưa sâu rộng nên các doanhnghiệp còn chưa hiểu biết nhiều về cách thức cũng như tự đánh giá khả năng của mình khi tham gia vào cơ chế phát triển sạch.
Một số đề xuất nhằm thúc đẩy hoạt động thị trường mua bán giảm phát thải khí nhà kính ở Việt Nam:
-CDM và cơ chế mua bán quyền phát thải là rất mới mẻ đối với nước ta, do đó công tác quản lý Nhà nước đóng vai trò không thể thiếu trong việc triển khai thực hiện. Đối với Việt Nam, trong vấn đề này Nhà nước cần quan tâm tới các vấn đề sau: Chỉ đạo và điều phối quá trình xem xét và phê duyệt các dự án thuộc CDM; điều hành việc tham gia buôn bán phát thải về các tín dụng CO2, lồng ghép với
chính sách ưu tiên của đất nước; xác lập mối quan hệ giữa CDM và các cơ chế phát triển khác (để tránh sự chồng chéo và mâu thuẫn).
Một trong những nhiệm vụ quan trọng đầu tiên là phải xác định các hướng ưu tiên có thể tham gia CDM. Chúng ta đã xác định 3 hướng ưu tiên gồm: Nâng cấp cải thiện công nghệ hiện có (nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng, đổi mới và hiện đại hoá); áp dụng các công nghệ tiên tiến và thân thiện với môi trường; các dự án thuộc các chương trình, định hướng đang được nhà nước khuyến khích, ưu tiên. Cụ thể, các lĩnh vực có thể tham gia mà Việt Nam khuyến khích thực hiện gồm:
+ Tiết kiệm năng lượng. Các dạng được khuyến khích gồm nâng cấp hiệu suất sản xuất và truyền tải điện, nâng cấp hiệu suất sử dụng điện năng trong lĩnh vực công nghiệp và các nhà cao tầng.
Đổi mới năng lượng: Khuyến khích khai thác và sử dụng các loại năng lượng từ các nguồn như sinh khối, năng lượng mặt trời và văng lượng gió…
+Lâm nghiệp: Khuyến khích các dự án bảo vệ bể chứa cacbon (bảo vệ và bảo tồn các khu rừng hiện có, tăng cường công tác quản lý rừng, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên rừng) và nâng cao hiệu quả của các bể chứa cacbon (trồng cây gây rừng).
Do thị trường mua bán giảm phát thải khí nhà kính còn quá mới mẻ, nhiều cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là các nhà doanh nghiệp còn ít thông tin về thị trường này, do đó mặc dù tiềm năng thị trường Việt Nam là rất lớn, nhưng còn quá ít các doanh nghiệp xây dựng và đăng ký dự án cho đơn vị mình. Nhà nước cần phổ biến rộng rãi hơn nữa, cung cấp nhiều thông tin hơn cho các doanh nghiệp để họ có thể cân nhắc khi tham gia thị trường.
Dự án CDM đầu tiên trên thế giới được thực hiện tại Rio de Janeiro, Brazil từ năm 2004, với lĩnh vực hoạt động là giảm phát thải khí nhà kính từ bãi chôn lấp chất thải bằng cách thu hồi khí mêtan để sản xuất điện. Theo tính toán, mỗi năm dự án giảm được 31 ngàn tấn mêtan, tương đương với 670 ngàn tấn CO2. Dự án đã mang lại hiệu quả tích cực cho môi trường và cộng đồng dân cư trong khu vực, đồng thời mở ra một giai đoạn mới giúp thế giới đạt các mục tiêu ngăn chặn biến đổi khí hậu và thúc đẩy sự phát triển bền vững. Ngành năng lượng là lĩnh vực nóng bỏng nhất cho các dự án CDM trên toàn thế giới (52,68%), sau đó là các ngành xử lý và tiêu hủy chất thải (20,77%) và nông nghiệp (7,8%).
Châu Á Thái Bình Dương hiện đang là khu vực sôi động nhất về các dự án CDM. Trong đó, Ấn Độ là nơi có nhiều dự án CDM nhất, còn Trung Quốc là quốc gia đứng đầu về nhận được CERs. Đầu tư vào các dự án CDM nhiều nhất là các nước Anh, Ailen, Hà Lan và Nhật Bản.
Theo số liệu thống kê của Ban Thư ký Công ước Khí hậu, tính đến ngày 16/10/2008, đã có 1184 dự án CDM được Ban chấp hành CDM đăng ký cho thực hiện. Trung bình mỗi năm các dự án tạo ra gần 228 triệu đơn vị giảm phát thải được chứng nhận (CER), tức là gần 228 triệu tấn CO2 tương đương. Nếu tính đến năm 2012, năm kết thúc giai đoạn đầu thực hiện các cam kết trong Nghị định thư Kyoto, tổng số CER do các dự án đã được đăng ký tạo ra sẽ là hơn 1 tỷ 330 triệu. Nếu tính cho toàn bộ số dự án có trong danh mục, số CERs dự tính đến 2012 là hơn 2 tỷ 700 triệu đơn vị. Bốn nước đứng đầu về số dự án được thực hiện và số CER thu được hàng năm là Ấn Độ, chiếm 30,24% số dự án, thu được hơn 31 triệu CER/năm (13,67% tổng CER thu được); tiếp sau là Trung Quốc, tuy chỉ chiếm 23,73% số dự án nhưng tạo ra hơn 120 triệu CER/năm (52,74%); Brasil chiếm 12,25% số dự án và thu được hơn 19 triệu CER/năm (8,53%); Mexico chiếm 8,95% số dự án với hơn 7 triệu CER/năm (3,25%). Hàn Quốc tuy có số dự án ít hơn Mexico nhưng số CER thu được lại nhiều hơn hai lần, đạt gần 15 triệu CER/năm, chiếm 6,41% tổng CER thu được hàng năm của các dự án CDM.
Tổng số CERs đã được Ban chấp hành CDM phát hành cho các nước chủ trì dự án (tính đến 16/10/2008) là hơn 200 triệu đơn vị, trong đó Trung Quốc nhận được 37,54%, Ấn Độ được 24,59%, Hàn Quốc được 15,35% và Brasil được 12,31%. Việt Nam chỉ có 2 dự án được đăng ký nhưng số CER nhận được cũng chiếm 2,24%, tương đương khoảng 4,5 triệu đơn vị.
Một số dự án tiêu biểu và mang lại hiệu quả tại một số quốc gia được chỉ ra dưới đây.
Loại hình dự
án
Quốc gia Dự án cụ thể Kết quả
Hiệu quả sử dụng năng lượng cuối Việt Nam
Các biện pháp tăng hiệu quả lĩnh vực nồi hơi công nghiệp
Tăng hiệu suất nồi hơi lên 60%
Giảm lượng phát thải 150ktC02/năm Hiệu quả năng lượng phía cung cấp Tỉnh Henan
Trung Quốc Dự án điện nhiệt kết hợp(CHP) tại nhà máy Nhiệt điện Shangqiu
Tiết kiệm 965 TJ than/năm Giảm phát thải CO2 xuống còn 0.88kt/năm
Tốc độ khử lưu huỳnh là 85%, bụi bẩn giảm 95% Chất thải Honduras Dự án phát điện bằng sinhkhối
Giảm phát thải xuống còn 119kt CO2 so với sử dụng phát điện bằng dầu
Gió Mauritania Điện khí hóa nông thôn
Tổng giảm phát thải hàng năm của 75000 gia đình trong 150 ngôi làng là 0.88 ktCO2 Mặt trời Nam Phi Đun nước nóng nănglượng mặt trời
Với 341 hộ gia đình sẽ giảm 4,7ktCO2/ năm với đường cơ sở là sử dụng bếp điện.
Thủy điện Chile Dự án thủy điện công suất26MW Chacabuquito Tổng phát thải giảm trong 21năm là 2,8 triệu tấn CO2 Sinh khối Brazil Dự án sản xuất than củi và
gỗ củi bền vững cho công nghiệp gang tại Minas
Trồng 23100ha bạch đằng và lượng CO2 sẽ giảm 0.4 triệu tấn/ năm nhờ giảm tiêu thụ
Gerais than