Hiện nay Việt Nam đã có hơn 33 dự án CDM đã được Ban điều hành CDM phê duyệt và đạt lượng giảm phát thải: 14.863.116 tấn CO2 tương đương. Phần lớn các dự án này thuộc về lĩnh vực năng lượng, trong đó chủ yếu là các dự án về nhà máy thủy điện hoặc các dự án xử lý thu hồi khí metan trong hệ thống xử lý nước thải… Bên cạnh đó chúng ta còn có gần 100 các dự án thuộc danh sách các dự án có thể đề xuất vào dự án CDM, 25 dự án có tài liệu ý tưởng dự án PIN đã được cơ quan có thẩm quyền quốc gia về CDM (DNA) Việt Nam xác nhận và 135 dự án có văn kiện thiết kế đã được DNA Việt Nam phê duyệt. Các con số này đã cho thấy sự phát triển của CDM tại Việt Nam.
Danh sách dưới đây là các lĩnh vực có thể áp dụng cơ chế phát triển sạch: 1. Năng lượng
Năng lượng tái tạo
• gió, mặt trời, thủy • khí sinh học Cải tiến hiệu quả
năng lượng
• thu hồi nhiệt từ nhà máy năng lượng
• cài đặt thiết bị sản xuất hai loại năng lượng từ một nguồn nguyên liệu
Chuyển đổi năng lượng
Demand side management (DSM)
• các tòa nhà sinh hoạt
• giới thiệu các linh kiện tiết kiệm điện 2. Thu hồi khí mê-tan Thu hồi và sử dụng khí mê-tan • bãi rác • khai thác than 3. Sản xuất công nghiệp • sản xuất xi măng • các ngành phát sinh khí HFCs, PFCs, SF6 4. Nông nghiệp Giảm thải khí CH4 và NO2 5. Trồng rừng và tái trồng rừng Trồng rừng và tái trồng rừng thương mại Trồng cây ở cấp độ cộng đồng địa phương
6. Vận tải Vận tải công cộng
• giới thiệu xe buýt công cộng, vận tải đường sắt nhẹ (LRT), tàu điện ngầm
• giới thiệu các loại xe hơi có mức thải khí CO2 thấp
Việt Nam tuy phê chuẩn Nghị định thư Kyoto, song là nước đang phát triển nên không bắt buộc thực thi. Mặc dù vậy VN vẫn nỗ lực tham gia, và chủ trương tăng cường các dự án CDM nhằm cải tiến công nghệ, môi trường và mang lại lợi nhuận cho đất nước. Tiềm năng CDM của Việt Nam chủ yếu trong lĩnh vực năng lượng (như sản xuất điện theo công nghệ sạch hơn, chuyển đổi từ nhiệt điện sang thuỷ điện, điện sức gió hoặc điện mặt trời, tiết kiệm năng lượng), trong lâm nghiệp (như trồng rừng, tái tạo rừng).
Dự án đầu tiên là Thu hồi và sử dụng khí đồng hành tại mỏ dầu Rạng Đông (Bà Rịa – Vũng Tàu). Dự án này sử dụng khí đồng hành từ quá trình khai thác dầu mỏ để sản xuất điện, khí hóa lỏng dùng trong sinh hoạt và xăng. Chi phí thực hiện dự án là 73 triệu USD, dự kiến sẽ giảm 6,74 triệu tấn CO2 trong thời gian 10 năm. Tính theo giá thị trường châu Âu hiện nay, 24 euro/1 tấn CO2 thì dự án này có thể mang lại cho các bên tham gia dự án một khoản thu khổng lồ 202 triệu đô la Mỹ. Dự án tăng hiệu quả sử dụng năng lượng trong lĩnh vực nồi hơi công nghiệp và Dự án thu gom khí đồng hành mỏ Rạng Đông của nhà thầu JVPC (Nhật). Dự án trong lĩnh vực nồi hơi công nghiệp có mục tiêu giảm tiêu thụ năng lượng của nồi hơi công nghiệp, nâng cao hiệu suất nồi hơi với chi phí đầu tư thấp, nhờ đó giảm phát thải khí CO2 trong lĩnh vực công nghiệp. Kết quả cụ thể thu được từ Dự án này là giảm được khoảng 150 nghìn tấn CO2 mỗi năm, nhờ tăng được hiệu suất trung bình của nồi hơi công nghiệp từ 45% lên 60%