LỜI MỞ ĐẦUKhông phải chỉ có ngày nay, khi mà nền kinh tế ngày càng phát triển và toàn cầuhóa các doanh nghiệp mới chú ý tới Thương hiệu của chính mình mà ngay từ xa xưa, chaông ta cũng đ
Trang 1XÂY DỰNG, BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ XÂY DỰNG BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU 2
1.1 Các quan điểm về Thương hiệu 2
1.2 Một số đối tượng của sở hữu trí tuệ 3
1.3 Khái niệm về thuật ngữ Thương hiệu 3
1.4 Phân loại Thương hiệu 4
1.5 Vai trò của Thương hiệu 5
1.6 Quy trình xây dựng và phát triển Thương hiệu 7
1.6.1 Căn cứ pháp lý để xây dựng và phát triển Thương hiệu 7
1.6.1.1 Công ước quốc tế 8
Công ước Paris (1883) về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp 8
Thỏa ước Madrid (1891) về đăng ký quốc tế nhãn hiệu và nghị định thư liên quan đến đăng ký nhãn hiệu 8
Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật 9
Hiệp định TRIPs 10
Hiệp ước hợp tác Patent (PCT) 11
1.6.1.2 Quy định của Việt Nam về Thương hiệu 11
1.6.2 Trình tự xây dựng, bảo vệ và phát triển Thương hiệu 12
1.6.2.1 Phạm vi của việc xây dựng, bảo vệ và phát triển Thương hiệu 12
1.6.2.2 Xây dựng chiến lược Thương hiệu tổng thể 13
Tầm nhìn và sứ mạng thương hiệu 13
Phân tích SWOT 14
1.6.2.3 Thiết kế tạo dựng các yếu tố Thương hiệu 16
1.6.2.3 Đăng ký bảo hộ các yếu tố Thương hiệu 17
1.6.2.4 Quảng bá Thương hiệu 18
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Không phải chỉ có ngày nay, khi mà nền kinh tế ngày càng phát triển và toàn cầuhóa các doanh nghiệp mới chú ý tới Thương hiệu của chính mình mà ngay từ xa xưa, chaông ta cũng đã làm nên những Thương hiệu lớn còn lưu danh và đang cùng tồn tại pháttriển song hành cùng người tiêu dùng như: nước mắm Phú Quốc, lụa Hà Đông, gốm BátTràng, nhãn lồng Hưng Yên, vải thiều Thanh Hà, gạo tám Hải Hậu… Đây là nhữngThương hiệu mạnh và là niềm tự hào của dân tộc mà mỗi con người Việt Nam đã cùngnhau tạo dựng nên
Ngày nay trước sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế hàng hoá, hàng ngànmặt hàng mới của các Doanh Nghiệp khác nhau ra đời và cùng phát triển tạo nênnhững Thương hiệu khác nhau trên thị trường, nhưng không phải Thương hiệu nàocũng phát triển và tồn tại bền vững theo thời gian Chính vì vậy, vấn đề đặt ra ở đây làlàm thế nào để tạo ra một Thương hiệu mạnh và phát triển bền vững trước sóng giócạnh tranh khốc liệt của thị trường Đó là bài toán lớn cho hầu hết các Doanh Nghiệptrong nước và trên toàn thế giới trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.Thương hiệu là những giá trị vô hình của một Doanh nghiệp được đánh giá bởikhách hàng, nhân viên và các nhà đầu tư, là tài sản của Doanh nghiệp, của quốc gia
Vì vậy làm thế nào để các Doanh nghiệp có thể tạo ra một Thương hiệu mạnh cómột chỗ đứng vững chắc trên thị trường không phải là điều đơn giản chút nào.Vàđây chính là mục đích mà đề tài này hướng tới để có thể giúp cho các doanh nghiệpcùng tồn tại và phát triển trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Trang 4PHẦN I NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ XÂY DỰNG BẢO VỆ
VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU
1.1 Các quan điểm về Thương hiệu
Ngày nay qua các phương tiện thông tin đại chúng, Thương hiệu là một kháiniệm được nhắc tới rất nhiều Vậy Thương hiệu là gì? Một điều cần khẳng địnhngay là cho đến nay, chưa có một khái niệm thống nhất và chính xác về Thươnghiệu Hiện nay, ngay cả hệ thống văn bản pháp luật về sở hữu công nghiệp cũngkhông có khái niệm đầy đủ về Thương hiệu mà chỉ có khái niệm về nhãn hiệu, tênthương mại, chỉ dẫn địa lý hay tên gọi xuất xứ
Thương hiệu (Brand) là một trong những khái niệm mới mẻ trong hệ thốngkiến thức marketing hiện đại, nó đã làm thay đổi rất nhiều nhận thức kinh doanh,
mở rộng biên giới mục tiêu của khái niệm kinh doanh và marketing sang những lĩnh vựckhác nhau trong cuộc sống Tại Việt Nam, Brand đang được giới chuyên môn nắm bắt
và ứng dụng trước tiên trong lĩnh vực kinh doanh sản phẩm tiêu dùng
Có nhiều người cho rằng thương hiệu là thuật ngữ để chỉ chung cho các đối tượng
sở hữu công nghiệp được bảo hộ như nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý
và tên gọi xuất xứ Hiện nay có hai trường phái quan niệm về thương hiệu như sau:Quan điểm của Hiệp hội marketing Hoa Kì cho rằng: "Thương hiệu là một têngọi, thuật ngữ, kí hiệu, biểu tượng, hay thiết kế, hay sự kết hợp giữa chúng, nhằmđịnh dạng hàng hóa, dịch vụ của người bán hay một nhóm người bán để phân biệtchúng với đối thủ cạnh tranh"
Thương hiệu mang tính vật chất, hữu hình
Quan điểm của Keller: "Thương hiệu là một tập hợp những liên tưởng ations) trong tâm trí người tiêu dùng, làm tăng giá trị nhận thức của một sản phẩmhoặc dịch vụ"
(associ- Nhấn mạnh đến đặc tính vô hình của thương hiệu, yếu tố quan trọng đemlại giá trị cho tổ chức
Trang 51.2 Một số đối tượng của sở hữu trí tuệ
Tên thương mại (tradename) là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạtđộng kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinhdoanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh (Theo Luật sở hữu trí tuệ số50/2005/QH11 điều 4.21) Khi thành lập một doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp phảiđặt tên và sử dụng tên đó để đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước (cơ quan thuế,
Sở Kế hoạch và Đầu tư) để có thể tiến hành hoạt động Tên thương mại phải baogồm các từ ngữ, chữ số phát âm được và một doanh nghiệp chỉ có một tên thươngmại (có thể có tên đối nội và đối ngoại)
Nhãn hiệu hàng hóa (trademark) là những dấu hiệu để phân biệt hàng hóa,dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau Nhãn hiệu hànghóa có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng mộthoặc nhiều màu sắc Một doanh nghiệp có thể sản xuất nhiều loại sản phẩm hoặc
có thể kinh doanh nhiều dịch vụ, như thế một doanh nghiệp có thể có nhiều nhãnhiệu hàng hóa
Chỉ dẫn địa lý (geographic indication) là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm cónguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể Danh tiếngcủa sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng mức độ tín nhiệm của ngườitiêu dùng đối với sản phẩm đó thông qua mức độ rộng rãi người tiêu dùng biết đến
và chọn lựa sản phẩm đó
Kiểu dáng công nghiệp (pademark) Kiểu dáng công nghiệp là hình dángtrang trí bên ngoài của sản phẩm, được thể hiện bằng đường nét, hình khối, mầu sắchoặc sự kết hợp của những yếu tố này, có tính mới đối với thế giới và dùng làm mẫu
để chế tạo sản phẩm công nghiệp hoặc thủ công nghiệp
1.3 Khái niệm về thuật ngữ Thương hiệu
Trên cơ sở tập hợp các dấu hiệu khác nhau, có thể phân tách thương hiệu thành haiphần:
Thứ nhất là tập hợp các dấu hiệu để tăng khả năng nhận biết và tạo nên hìnhảnh của doanh nghiệp trong tâm trí người tiêu dùng và được cho như là hình tươngvăn hóa doanh nghiệp Hình tượng này được nên bởi các yếu tố hữu hình như tên
Trang 6gọi, logo, biểu tượng, khẩu hiệu, đoạn nhạc hoặc là sự kết hợp của các yếu tố đó(thường gắn liền với bốn đối tượng sở hữu trí tuệ nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫnđịa lý, kiểu dáng công nghiệp).
Thứ hai là sự ẩn dấu trong các dấu hiệu hữu hình, sự liên tưởng làm cho dấuhiệu đó đi vào tâm trí khách hàng Đó là chất lượng hàng hóa, dịch vụ, cách ứng xửcủa doanh nghiệp với khách hàng và cộng đồng, hiệu quả và tiện ích đích thực củahàng hóa, dịch vụ đối với người tiêu dùng Đây chính là yếu tố quan trọng làm chongười tiêu dùng tin tưởng, gắn bó với doanh nghiệp tạo nên hình tượng văn hóa củadoanh nghiệp
Phân biệt giữa Thương hiệu và Nhãn hiệu
Nói đến thương hiệu không chỉ là nói đến các dấu hiệu như trong nhãn hiệuhàng hoá mà quan trọng hơn là nói đến hình tượng về hàng hoá trong tâm trí ngườitiêu dùng Nó thật sự trừu tượng và vì thế đã có người gọi thương hiệu là phần hồncòn nhãn hiệu hàng hoá là phần xác
Nhãn hiệu hàng hoá được các cơ quan quản lý Nhà nước công nhận và bảo
hộ còn thương hiệu là kết quả phấn đấu lâu dài của doanh nghiệp và người tiêudùng chính là người công nhận
1.4 Phân loại Thương hiệu
Có rất nhiều cách phân loại Thương hiệu khác nhau nhưng nếu theo cách tiếpcận của quản trị Thương hiệu và marketing, Thương hiệu có thể được chia thành:Thương hiệu cá biệt, Thương hiệu gia đình, Thương hiệu tập thể và Thương hiệuquốc gia
Thương hiệu cá biệt hay còn được gọi là thương hiệu cá thể là thương hiệucủa từng chủng loại hoặc của từng tên hàng hóa, dịch vụ cụ thể Thương hiệu cá biệtluôn gắn liền với mỗi loại hàng hóa, dịch vụ cụ thể và có thể tồn tại độc lập trên hànghóa và mang một thương hiệu riêng Do vậy một doanh nghiệp sản xuất kinh doanhnhiều loại hàng hóa khác nhau có thể có nhiều thương hiệu khác nhau Ví dụ nhưWave, Dream, SH đều là những thương hiệu cá biệt của Honda Đặc điểm của loạithương hiệu này là thường mang những thông điệp về những hàng hóa cụ thể như tínhnăng vượt trội hay những tiện ích của nó
Trang 7Thương hiệu gia đình là thương hiệu chung cho tất cả các hàng hóa, dịch vụcủa một doanh nghiệp Mọi hàng hóa thuộc các chủng loại khác nhau của doanhnghiệp đều mang thương hiệu như nhau Ví dụ Honda, Vinamilk, LG là nhữngthương hiệu gia đình Thương hiệu gia đình có thể xuất hiện độc lập trên hàng hóa
và có thể đi kèm cùng thương hiệu cá biệt hay thương hiệu quốc gia Đặc điểm củathương hiệu gia đình là tính khái quát rất cao và có tính đại diện cho tất cả cácchủng loại hàng hóa của doanh nghiệp
Thương hiệu tập thể là thương hiệu của một nhóm hay một số chủng loạihàng hóa nào đó, có thể do một cơ sở sản xuất hoặc do các cơ sở khác nhau sản xuất
và kinh doanh Thương hiệu tập thể cũng có thể là thương hiệu chung cho hàng hóacủa doanh nghiệp khác nhau trong cùng một liên kết nào đấy hoặc hiệp hội ngàhhàng Ví dụ như nước mắm Phú Quốc là thương hiệu tập thể do nhiều cơ sở sảnxuất khác nhau đống sở hữu Vinacafe là thương hiệu nhóm cho các sản phẩm cafecủa các doanh nghiệp thành viên của tống công ty cafe Đặc điểm của thương hiệutập thể cũng gần giống như thương hiệu gia đình về tính khái quát và tính đại diệncao Nhưng thương hiệu tập thể có tính đại diện phát triển chủ yếu theo chiều sâucòn thương hiệu gia đình tính đại diện tập trung theo chiều rộng
Thương hiệu quốc gia là tập hợp các liên tưởng và nhận thức của cộng đồng vềhình ảnh và bản sắc của một quốc gia Hình ảnh quốc gia bao gồm các yếu tố như têngọi, khẩu hiệu, lịch sử, vị trí địa lý, du lịch Bản sắc quốc gia thường thể hiện hình ảnhmong ước trong tương lai của quốc gia gắn tên quốc gia đó với các giá trị như thân thiện,
đa dạng, truyền thống Đặc điểm của thương hiệu quốc gia là có tính khái quát và trừutượng rất cao và không bao giờ đứng độc lập mà phải gắn liền với các thương hiệu cábiệt, thương hiệu gia đình hay thương hiệu nhóm Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt nộidung chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam tới năm 2010 mang tên “VietnamValue Inside”
1.5 Vai trò của Thương hiệu
Vai trò đối với người tiêu dùng
Thương hiệu giúp người tiêu dùng phân biệt nhanh chóng hàng hóa cần muatrong muôn vàn các loại hàng hóa cùng loại khác, góp phần xác định được nguồn
Trang 8gốc xuất xứ của hàng hóa Có một thực tế là người tiêu dùng luôn quan tâm đếncông dụng của hàng hóa hay dịch vụ mang lại nhưng khi cần phải chọn lựa thì hầuhết họ lại luôn để ý đến thương hiệu, của nhà cung cấp nào, uy tín và thông điệp họmang đến là gì Như vậy, thương hiệu như là một lời giới thiệu, một thông điệp vàdấu hiệu quan trọng để người tiêu dùng căn cứ vào đó để đưa ra phán quyết cuốicùng về hành vi mua sắm Đồng thời thương hiệu góp phần tạo ra một giá trị cánhân cho người tiêu dùng một cảm giác sang trọng và được tôn vinh khi tiêu dùnghàng hóa mang thương hiệu đó Chình vì vậy nên giá trị cá nhân luôn được khẳngđịnh trong các thương hiệu nổi tiếng.
Thương hiệu tạo ra một tâm lý yên tâm về chất lượng Khi người tiêu dùng lựachọn một thương hiệu tức là họ đã gửi gắm niềm tin vào thương hiệu đó Khi lựa chọnthương hiệu, người tiêu dùng luôn hy vọng giảm thiểu được tối đa rủi ro có thể gặpphải trong tiêu dùng Vì thế để tạo ra lòng tin và sự tin tưởng của khách hàng, mộtthương hiệu phải có được một sự nhất quán và trung thành với chính bản thân mình
Vai trò đối với doanh nghiệp
Thương hiệu tạo dựng hình ảnh doanh nghiệp và sản phẩm trong tâm trí ngườitiêu dùng
Thương hiệu như một lời cam kết giữa doanh nghiệp và khách hàng Một khingười tiêu dùng đã lựa chọn sản phẩm mang một thương hiệu nào đó tức là họ đãchấp nhận và gửi gắm lòng tin của mình vào thương hiệu đó Vì thế đó điều này như
là một cam kết thực sự nhưng không rõ ràng giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng
về chất lượng của hàng hóa hay dịch vụ đó mang lại
Với chức năng nhận biết và phân biệt của thương hiệu đã giúp doanh nghiệpphân đoạn thị trường bằng cách tạo ra những thương hiệu cá biệt để thu hút được sựchú ý của khách hàng hiện hữu cũng như tiềm năng cho từng chủng loại hàng hóa.Thương hiệu tạo nên sự khác biệt trong quá trình phát triển của sản phẩm.Cùng với sự phát triển của sản phẩm, cá tính thương hiệu ngày càng được định hình
và thể hiện rõ nét thông qua đó các chiến lược sản phẩm sẽ phải phù hợp và hài hòahơn cho từng chủng loại hàng hóa đó Một sản phẩm khác biệt với những sản phẩmkhác bởi các tính năng công dụng cũng như những dịch vụ kèm theo mà theo đó tạo
ra sự gia tăng của giá trị sử dụng
Trang 9Thương hiệu mang lại những lợi ích cho doanh nghiệp Đó là lợi ích về doanhthu bán hàng, khả năng tiếp cận thị trường một cách dễ dàng và sâu rộng hơn.
Thương hiệu tạo điều kiện cho việc thu hút đầu tư và gia tăng các quan hệ bạnhàng Như vậy sẽ tạo ra một môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp trong kinhdoan, góp phần giảm giá thành sản phẩm và nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa.Thương hiệu là tài sản vô hình và rất có giá của doanh nghiệp Khi thươnghiệu trở nên có giá trị người ra sẽ sẵn sàng thực hiện việc chuyển nhượng hoặcchuyển giao quyền sử dụng thương hiệu đó Thương hiệu là tài sản của doanh nghiệp,
nó là tổng thể của rất nhiều yếu tố, những thành quả mà doanh nghiệp đã tạo dựngđược trong suốt quá trình hoạt động của mình Chính sự nổi tiếng của thương hiệu làmột đảm bảo cho lợi nhuận tiềm năng của doanh nghiệp Vì thế các doanh nghiệp cầnđầu tư, xây dựng, bảo vệ và phát triển đến thương hiệu của riêng mình
Còn đối với thị phần doanh nghiệp Thương hiệu cần duy trì lượng khách hàngtruyền thống, thu hút thêm nhiều khách hàng mới, khách hàng tiềm năng
1.6 Quy trình xây dựng và phát triển Thương hiệu
1.6.1 Căn cứ pháp lý để xây dựng và phát triển Thương hiệu
Xây dựng thương hiệu là quá trình lựa chọn và kết hợp các thuộc tính hữuhình cũng như vô hình với mục đích để khác biệt hóa sản phẩm, dịch vụ hoặc tậpđoàn một cách thức thú vị, có ý nghĩa và hấp dẫn Xây dựng Thương hiệu là tạo ra
sự khác biệt Người ta có thể dễ dàng sao chép một hàng hoá nhưng rất khó có thểbắt chước một tổ chức Xây dựng thương hiệu cần làm sao để gia tăng khả năng biếtdến thương hiệu của khách hàng và công chúng Mức độ biết đến càng cao thì càngthành công
Trước hết, xây dựng thương hiệu là nói đến việc tạo dựng một biểu tượng, mộthình tượng về doanh nghiệp, về sản phẩm của doanh nghiệp trong tâm trí người tiêudùng qua sự nhận biết về nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi của doanh nghiệp, tên xuất xứcủa sản phẩm và chỉ dẫn địa lý cũng như bao bì hàng hoá Xây dựng thương hiệuchính là tạo dựng uy tín của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng; tạo ra một sự tintưởng của người tiêu dùng đối với hàng hoá của doanh nghiệp và ngay cả bản thândoanh nghiệp Điều đó giúp cho doanh nghiệp rất nhiều trong việc mở rộng thị
Trang 10trường cho hàng hoá của mình Một thương hiệu thành công, được người tiêu dùngbiết đến và mến mộ sẽ mang lại những lợi ích to lớn cho doanh nghiệp Bên cạnh
đó, khi đã có được thương hiệu nổi tiếng, các nhà đầu tư cũng không e ngại khi đầu
tư vào doanh nghiệp; bạn hàng của doanh nghiệp cũng sẽ sẵn sàng hợp tác kinhdoanh, cung cấp nguyên liệu và hàng hoá cho doanh nghiệp Như vậy sẽ tạo ra mộtmôi trường thuận lợi cho doanh nghiệp trong kinh doanh, góp phần giảm giá thànhsản phẩm và nâng cao sức canh tranh của hàng hoá
1.6.1.1 Công ước quốc tế
Công ước Paris (1883) về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
Công ước này được ký tại Paris năm 1883, tính đến ngày 22.06.1999 đã có tới
155 nước thành viên Việt Nam trở thành thành viên của Công ước Paris về bảo hộ
sở hữu công nghiệp kể từ ngày 08.03.1949 Những điều khoản chủ yếu của Côngước này tập trung vào các vấn đề chủ yếu sau:
Đối xử quốc gia: Mỗi nước thành viên của Công ước phải bảo hộ quyền sởhữu công nghiệp cho công dân của các nước thành viên khác như bảo hộ quyền sởhữu công nghiệp cho chính công dân nước mình
Quyền ưu tiên: Nếu người nộp đơn yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu công nghiệpnộp đơn đầu tiên của mình ở một nước thành viên của Công ước thì trong thời hạnnhất định sau ngày nộp đơn đầu tiên (12 tháng đối với sáng chế và mẫu hữu ích, 6tháng đối với nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp) có thể nộp đơn yêu cầu bảo hộ ởbất kỳ nước thành viên nào và những đơn nộp sau được xem như có ngày nộp đơncùng với ngày nộp đơn của đơn đầu tiên
Ngoài ra Công ước còn quy định một số điều khoản bắt buộc mà các nướcthành viên tuân thủ như tính độc lập của Bằng độc quyền sáng chế do nhiều nướccấp cho cùng một sáng chế, quyền được ghi tên vào Văn bằng bảo hộ của tác giả
Thỏa ước Madrid (1891) về đăng ký quốc tế nhãn hiệu và nghị định thưliên quan đến đăng ký nhãn hiệu
Thỏa ước này được ký tại Madrid vào ngày 14.04.1891, trong đó quy địnhviệc đăng ký quốc tế nhãn hiệu tại Văn phòng quốc tế của Tổ chức Sở hữu trí tuệthế giới (WIPO) ở Geneva Theo Thoả ước này thì công dân của một nước thành
Trang 11viên của Thoả ước muốn bảo hộ một nhãn hiệu của mình tại nhiều nước thành viênkhác, trước tiên phải đăng ký nhãn hiệu của mình tại Cơ quan Sở hữu công nghiệpquốc gia, sau đó thông qua Cơ quan Sở hữu công nghiệp quốc gia có thể nộp đơnđăng ký quốc tế cho Văn phòng quốc tế của WIPO Văn phòng quốc tế sẽ công bốđơn đăng ký quốc tế và chỉ rõ những nước thành viên mà người nộp đơn yêu cầubảo hộ nhãn hiệu của mình (nước được chỉ định) Nước được chỉ định có thời gian 1năm để xem xét chấp nhận hoặc từ chối bảo hộ nhãn hiệu trên lãnh thổ của mình.Nếu sau 1 năm nước được chỉ định không có ý kiến thì nhãn hiệu coi như được chấpnhận bảo hộ ở nước đó.
Tính đến ngày 22.06.1999 Thoả ước Madrid có 51 thành viên Việt Nam thamgia Thoả ước này từ ngày 08.03.1949 Tính đến nay đã có hơn 50000 nhãn hiệu củangười nước ngoài được chấp nhận bảo hộ tại Việt Nam thông qua Thoả ước Madrid
Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật
Công ước quy định các hình thức tác phẩm được bảo hộ theo Công ước: sách;kịch; tác phẩm điện ảnh; tác phẩm điêu khắc; hội họa; kiến trúc…Nhưng công ướccũng trao cho các quốc gia thành viên quyền tự chủ trong việc quyết định các hìnhthức tác phẩm cụ thể được bảo hộ tại nước mình Đối tượng được bảo hộ theo Côngước Berne là các tác phẩm của các tác giả là công dân của các nước thành viênCông ước, tác phẩm của tác giả không phải là Công dân của các nước thành viêncủa Công ước nhưng công bố lần đầu tiên ở một nước thành viên hoặc công bốđồng thời tại một nước thành viên và một nước không phải là thành viên và tácphẩm của các tác giả không phải là công dân nhưng cư trú thường xuyên tại mộtnước là thành viên của Công ước Công ước Berne còn quy định về các quyền tinhthần, quyền kinh tế của tác giả; thời hạn bảo hộ quyền tác giả; các hoạt động liênquan tới sử dụng, chuyển nhượng quyền tác giả; quy định về bảo vệ quyền tác giả.Công ước cũng đưa ra các quy định về chính sách liên quan tới các thành viên củaCông ước, liên quan tới các nước đang phát triển; các quy định về thành lập, tổchức, hoạt động, trách nhiệm và mục đích hoạt động của hội đồng Liên Hiệp cácnước thành viên Công ước Berne Công ước Bern có hiệu lực ở Việt Nam từ ngày
26 tháng 10 năm 2004