1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích thiết kế hệ thống quản lý bệnh nhân bệnh viện đa khoa khánh hòa

48 456 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 0,92 MB

Nội dung

Nhiệm vụ của hệ thống quản lý bệnh viện Hệ thống quản lý bệnh nhân là một hệ thống giúp cho chúng ta quản lý bệnh nhân đã và đang điều trị tại bệnh viện, cũng như trong quá trình khám c

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Ngày này cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật thì công nghệ thông tin là một trong những lĩnh vực có nhiều đóng góp thiết thực nhất, công nghệ thông tin có mặt trong hầu hết các lĩnh vực của cuộc sống đặc biệt công nghệ thông tin là một công cụ hỗ trợ rất đắc lực trong công tác quản lý Chúng ta dễ dàng thấy được việc đưa tin học vào trong quản lý kinh doanh là một trong những ứng dụng quan trọng trong rất nhiều ứng dụng cơ sở dữ liệu Nhờ vào công tác tin học hóa mà công việc quản lý và điều hành doanh nghiệp

tỏ ra rất nhanh chóng và hiệu quả Chính vì lẽ đó mà cơ sở dữ liệu như là một giải pháp hữu hiệu nhất cho các doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển một cách nhanh chóng

Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa là một trong những trung tâm khám chữa bệnh lớn nhất tỉnh Khánh Hòa Do đó nhu cầu ứng dụng cơ sở dữ liệu trong việc quản lý bệnh nhân là hết sức thiết thực Vì vậy em chọn đề tài phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý bệnh nhân tại bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa làm đề tài thực tập tốt nghiệp

Hệ thống được phân tích và thiết kế theo phương pháp có cấu trúc và được cài đặt trên môi trường Visual Basic 6.0 và được thiết kế dữ liệu dựa trên ngôn ngữ SQL Server 2000, các chương tiếp theo sẽ nói rõ hơn về vấn đề này

Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng vốn kiến thức chưa sâu nên không thể tránh khỏi những thiếu sót Rất mong được sự góp ý của quý thầy cô,anh chị cùng các bạn để báo cáo được hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn phòng Kế Hoạch Tổng Hợp bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa, quý thầy cô và các bạn đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành báo cáo này đặc biệt là cô Nguyễn Kim Anh người trực tiếp hướng dẫn em trong suốt thời gian thực tập vừa qua

Sinh viên thực hiện:

Bùi Văn Mừng

Trang 2

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU NỘI DUNG ĐỀ

TÀI

I GIỚI THIỆU HỆ THỐNG

1 Nhiệm vụ của hệ thống quản lý bệnh viện

Hệ thống quản lý bệnh nhân là một hệ thống giúp cho chúng ta quản lý bệnh nhân đã và đang điều trị tại bệnh viện, cũng như trong quá trình khám chữa bệnh của bệnh nhân tại bệnh viện Quản lý việc thanh toán tạm ứng của bệnh nhân với bệnh viện cũng như của bệnh viện với bảo hiểm y tế, quản lý lượng bệnh nhân đến điều trị tại bệnh viện trong những khoảng thời gian xác định Đồng thời chúng ta đi thống kê số lượng Bệnh nhân mắc phải một số căn bệnh nào đó trong một thời gian trong năm để đưa ra phương pháp điều trị và

đề phòng Đồng thời chúng ta còn thống kê được một số căn bệnh mà Bộ Y

Tế và nhà nước quan tâm

2 Tổ chức của bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa

a Quản lý một số thông tin về nhân viên làm việc tại bệnh viện

- Quản lý họ tên của nhân viên (chủ yếu là Y, Bác sĩ)

- Quản lý địa chỉ của nhân viên

- Quản lý số điện thoại của nhân viên (nếu có)

- Và quản lý một số thông tin khác của nhân viên để phục vụ cho việc quản lý bệnh nhân cũng như quá trình khám chữa bệnh của bệnh nhân trong bệnh viện được dễ dàng hơn như: khoa, chuyên môn, chức vụ

b Quản lý dữ liệu về bệnh nhân điều trị tại bệnh viện

Khi một bệnh nhân đến bệnh viện để khám chữa bệnh ta cần lưu trữ những thông tin sau:

- Quản lý họ tên bệnh nhân (họ và tên bệnh nhân quản lý riêng)

- Quản lý địa chỉ bệnh nhân(quản lý địa chỉ tới mức xã)

- Quản lý bảo hiểm y tế của bệnh nhân (nếu bệnh nhân có thẻ bảo hiểm y tế thì quản lý số thẻ bảo hiểm y tế và nếu bệnh nhân đó đang làm việc tại một cơ quan nào đó thì Quản lý thêm cơ quan mà bệnh nhân đó đang làm việc)

- Trong quá trình khám chữa bệnh tại bệnh viện bệnh nhân có yêu cầu dùng thêm một số dịch vụ, chúng ta quản lý thêm trong quá trình

đó bệnh nhân đã dùng những dịch vụ nào

- Quản lý hồ sơ chứng từ về các khoản tiền mà bệnh nhân phải đóng cho bệnh viện cũng như đã đóng cho bệnh viện (Tạm ứng)

c Quản lý quá trình khám chữa bệnh của bệnh nhân tại bệnh viện

- Bệnh nhân đến nơi tiếp nhận bệnh nhân (phòng cấp số) để đăng ký khám chữa bệnh và được chỉ định một vị trí khám bệnh

- Bệnh nhân được bác sĩ khám bệnh

Trang 3

- Sau khi khám bệnh, bệnh nhân thuộc một trong hai loại: Điều trị tại nhà hoặc điều trị tại bệnh viện.

+ Nếu bệnh nhân điều trị tại nhà thì bác sĩ cho một đơn thuốc trong đó ghi đầy đủ tên thuốc, số lượng và cách dùng cũng như căn bệnh mà bác sĩ dự đoán

+ Nếu bệnh nhân phải nhập viện thì bác sĩ cho một giấy nhập viện, trên đó ghi đầy đủ thông tin về bệnh nhân và căn bệnh dự đoán sau đó bệnh nhân được đưa đến khoa điều trị

- Tại khoa điều trị bệnh nhân được bác sĩ khám lại và cho một đơn thuốc trên đơn thuốc có ghi đầy đủ tên thuốc số lượng và cách dùng Theo định kỳ bác sĩ sẽ khám bệnh lại cho bệnh nhân (tùy theo từng loại bệnh nhân) Trong quá trình điều trị tại bệnh viện bác sĩ sẽ lập một bệnh án của bệnh nhân trong đó ghi đầy đủ thông tin về bệnh nhân, căn bệnh mà bệnh nhân mắc phải cũng như diễn biến quá trình điều trị tại bệnh viện

- Trong quá trình điều trị bệnh nhân có thể yêu cầu dùng thêm một

số dịch vụ như: X_quang, Siêu âm việc sử dụng này cũng theo sự chỉ định của bác sĩ, mỗi loại dịch vụ có một giá riêng

- Trong quá trình điều trị tại bệnh viện cứ ba ngày bệnh viện yêu cầu bệnh nhân đóng tạm ứng viện phí một lần Nếu bệnh nhân có thẻ bảo hiểm y tế thì bệnh nhân chỉ phải đóng phần trăm viện phí theo quy định của bảo hiểm y tế Trong quá trình điều trị nếu bệnh nhân không thanh toán viện phí mà tự ý xuất viện thì bệnh viện sẽ lưu lại toàn bộ thông tin về bệnh nhân đó

- Đối với bệnh nhân có thẻ bảo hiểm y tế thì vẫn phải nộp một phần viện phí theo phần trăm ghi trên bảo hiểm

- Theo chu kỳ hàng tháng bệnh viện thanh toán viện phí của bệnh nhân có bảo hiểm y tế với bảo hiểm y tế

3 Những yêu cầu cần giải quyết

- Bệnh nhân có những yêu cầu sau:

+ Tổng chi phí trong thời gian điều trị tại bệnh viện

+ Tổng số tiền đã đóng

+ Tổng số tiền mà bệnh nhân phải đóng

+ Cần biết chi tiết các khoản phải đóng

- Các bác sĩ cần biết những thông tin sau:

+ Cần biết rõ diễn biến bệnh của bệnh nhân mà mình đang điều trị

+ Cần tìm kiếm một số trường hợp tương tự để tìm lấy một số giải pháp chữa trị hữu hiệu nhất

+ Cần thống kê bệnh nhân theo từng mùa hoặc theo từng bệnh để đưa ra một số phương án hoạt động dự phòng một số bệnh theo từng mùa hoặc theo từng khu vực

- Người nhà bệnh nhân cần biết

Trang 4

+ Biết được diễn biến chính xác bệnh của người nhà mình (có một số trường hợp bác sĩ không thể nói trực tiếp với bệnh nhân được nên phải nói với người nhà bệnh nhân)

+ Có thể biết quá trình điều trị của người nhà mình cũng như biết rõ được người nhà mình đang được điều trị như thế nào

- Đối với nhân viên tài chính của bệnh viện

+ Tổng số tiền tạm ứng mà bệnh nhân đã đóng và chưa đóng (còn lại là bao nhiêu)

+ Tổng số bệnh nhân điều trị trong tháng có bảo hiểm y tế, và tổng chi phí của những bệnh nhân này để thanh toán với bảo hiểm y tế

4 Hướng phát triển của hệ thống quản lý bệnh nhân hiện nay.

Ngày nay với sự ra đời và phát triển nhanh chóng của máy tính đã làm thay đổi phong cách làm việc của hầu hết các cơ quan tư nhân cũng như nhà nước Trước kia mọi thủ tục cũng như việc lưu trữ đều dựa trên giấy tờ do đó rất khó khăn trong việc tìm kiếm một hồ sơ về một người, cũng như tìm kiếm một vấn

đề nào đó trong rất nhiều hồ sơ lưu trữ, chưa kể đến việc thống kê theo một tiêu chí nào đó Ngày nay với sự trợ giúp của máy tính chúng ta có thể thực hiện các công việc đó một cách dễ dàng, nhanh chóng và chính xác Với hệ thống quản Lý bệnh nhân chúng ta có thể thực hiện việc tìm kiếm một bệnh nhân, cũng như việc thống kê bệnh nhân theo những tiêu chí mà ban lãnh đạo bệnh viện đưa ra một cách nhanh chóng và hiệu quả

II HƯỚNG THỰC THI ĐỀ TÀI

- Đối tượng sử dụng: Đối tương sử dụng hệ thống chủ yếu la nhân viên trong bệnh viện (chủ yếu là những người dùng chuyên nghiệp, có những hiểu biết nhất định về chuyên môn cũng như tin học) nên việc thiết kế một hệ thống sử dụng chuyên nghiệp là việc cần thiết

- Vấn đề phân tích bài toán: Trong đề tài này em phân tích theo phương pháp có cấu trúc, vì các lẽ như sau:

+ Phương pháp có cấu trúc, trải qua thời gian đã chứng tỏ được tính kinh điển của nó

+ Phương pháp có cấu trúc là phương pháp dung dị, không cầu kỳ như một số phương pháp khác, dễ áp dụng, nhưng lại rất hữu hiệu Ngày nay nó chưa lạc hậu mà vẫn còn phát huy tác dụng

- Vấn đề lựa chọn ngôn ngữ cũng là một vấn đề hết sức quan trọng Hiện nay có rất nhiều hệ quản trị cơ sở dữ liệu như Oracle, Access, Fospro, SQL Server, Song để phù hợp với cách quản lý tại bệnh viện hiện nay và để cho hệ thống phát triển sau này (có thể đưa lên mạng Internet cũng như mạng liên bệnh viện ) Em đã lựa chọn ngôn ngữ SQL Server 2000 làm ngôn ngữ thiết kế dữ liệu và ngôn ngữ Visual Basic 6.0 làm ngôn ngữ thiết

kế giao diện Đặc điểm về hai ngôn ngữ này sẽ được trình bày kỹ ở chương giới thiệu ngôn ngữ (các chương tiếp theo) Tuy nhiên trong đề tài này em cài đặt hệ thông trên máy đơn

Trang 5

CHƯƠNG II GIỚI THIỆU NGÔN NGỮ CÀI

ĐẶT HỆ THỐNG

I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU VÀ SQL SERVER 2000

I.1 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là gì?

Một hệ quản trị cơ sở dữ liệu là một hệ thống các chương trình hỗ trợ các tác vụ quản lý, khai thác dữ liệu theo mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ

SQL Server là một hệ thống quản Lý cơ sở dữ liệu quan hệ (RDBMS) hay còn được gọi là Relation Database Management System Cơ sở dữ liệu quan

hệ là cơ sở dữ liệu mà dữ liệu bên trong nó được tổ chức thành các bảng Các bảng được tổ chức bằng cách nhóm dữ liệu theo cùng chủ đề và có chứa các cột và các hàng thông tin Sau đó các bảng này lại liên hệ với nhau bởi Database Engine khi có yêu cầu RDBMS là một trong những mô hình cơ sở

dữ liệu thông dụng nhất hiện nay

I.2 Giới thiệu chung về SQL Server 2000

SQL (Structured Query Language) là ngôn ngữ dùng để truy vấn cơ sở dữ liệu, hay nói cách khác đây là ngôn ngữ truy vấn cho phép lấy thông tin về từ các bảng dữ liệu

SQL Server 2000 tối ưu hơn nhiều so với cơ sở dữ liệu quan hệ Chúng phát triển để sử dụng trên nhiều ấn bản như: CE, Personal, Desktop Engine, Standard Developer, Enterprise

SQL Server 2000 hỗ trợ kiểm tra khóa chính, phụ thuộc tồn tại, miền giá trị,

… của dữ liệu bên trong các bảng một cách chặt chẽ

SQL Server 2000 hỗ trợ khá mạnh cho cơ sở dữ liệu đa truy cập, cơ sở dữ liệu mạng,

Những thành phần chính trong SQL Server 2000

SQL Server

2000 Đây là phần chính của hệ thống, là trung tâm điều hành những phần thực thi khác Với

Desktop Engine bạn sẽ thấy các dịch vụ trong hệ thống như: SQL Server Profiler,

và một số công cụ khác

Desktop Engine Personal Standard Developer EnterpriseFull – Text

Sarch

Đây là phần tự chọn trong lúc cài đặt, nếu bạn muốn chức năng tìm kiếm thì nên chọn

Personal (Except

Trang 6

hệ thống này vì chúng không là phần mặc nhiên.

Full – Text Sarck cung cấp chức năng tìm kiếm (Word) rất mạnh, nếu sử dụng Iternet

để tìm kiếm thì đây là một giải pháp tuyệt vời Nếu bạn muốn tìm kiếm một chuỗi con trong một văn bản lớn thì đây là công cụ thích hợp cho công việc đó

Win95) Standard Developer Enterprise

English Query English Query cho phép người sử dụng

không có kỹ thuật về SQL cũng có thể sử dụng SQL Server, bằng cách đặt câu hỏi chuỗi English sau đó được dịch ra Query mà

có thể thực thi trên SQL Server

Personal Standard Developer Enterprise

Analusis

Services Phần này không bao gồm mặc định trong phần cài đặt, chúng là dạng sản phẩm tự

chọn, là công cụ phân tích OLAP (Online Analysis Processing), sử dụng cho cơ sở dữ liệu lớn

PersonalStandard Developer Enterprise

Replication Chức năng này cho phép tái tạo một bản sao

đến SQL Server khác, thông thường dùng chức năng này cho các hệ thống Server từ xa hay trong Network, nhằm để làm giảm trao đổi dữ liệu giữa các SQL Server với nhau

Desktop Engine Personal Standard Developer EnterpriseData

Transformation

Servise

Data Transformation Servise (DTS) được mở rộng trong phiên bản SQL Server 2000, bao gồm những chức năng trao đổi dữ liệu giữa các cơ sở dữ liệu, và giao tiếp dữ liệu giữa các cơ sở dữ liệu khác nhau, đây là những giải pháp lập trình trên Visual Basic

Desktop Engine Personal Standard Developer Enterprise

1 Các thành phần của SQL Server 2000

RDBMS cũng như SQL Server chứa đựng nhiều đối tượng bao gồm:

- Database: cơ sở dữ liệu SQL Server

- Tập tin log: Tập tin lưu trữ những chuyển tát của SQL

- Tables: Bảng dữ liệu

- Filegroups: Tập tin nhóm

- Diagrams: Sơ đồ quan hệ

- Views: Khung nhìn (hay bảng ảo) số liệu dựa trên bảng

- Stored Procedure: Các thủ tục lưu trữ và hàm nội

- Users defined: Hàm do người dùng định nghĩa

- Users: Người sử dụng cơ sở dữ liệu

- Rules: Những quy tắc

Trang 7

- Defaults: Các giá trị mặc nhiên.

- User - defined data type: Kiểu dữ liệu do người dùng định nghĩa

- Full - text catalogs: Tập phân loại dữ liệu text

2 Các đối tượng cơ sở dữ liệu

Cơ sở dữ liệu là đối tượng có ảnh hưởng cao nhất khi bạn làm việc với SQL Server, tuy nhiên những đối tượng con của cơ sở dữ liệu mới là thành phần chính của cơ sở dữ liệu

Bản thân SQL Server là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu, chúng bao gồm các đối tượng như database, table, view, procedure nêu trên cùng một số cơ sở dữ liệu hỗ trợ khác

Cơ sở dữ liệu SQL Server là cơ sở dữ liệu đa người dùng, với mỗi Server bạn chỉ có một hệ quản trị cơ sở dữ liệu Nếu muốn có nhiều hệ quản trị cơ sở

dữ liệu bạn cần có nhiều Server tương ứng

Truy cập cơ sở dữ liệu SQL Server dựa vào những tài khoản người dùng riêng biệt và ứng với quyền truy nhập nhất định Cài đặt cơ sở dữ liệu SQL Server bạn có 6 cơ sở dữ liệu mặc định sau:

- Master: Bất kỳ SQL Server nào đều có cơ sở dữ liệu Master (còn gọi là

master file), cơ sở dữ liệu này chứa đựng tất cả các bảng dữ liệu đặc biệt (bảng

hệ hệ thống), chúng kiểm soát tất cả hoạt động của hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server

Ví dụ: Khi người dùng cơ sở dữ liệu mới trong SQL Server, thêm hoặc xóa một Procedure thì tất cả thông tin này đều được lưu trữ trong cơ sở

dữ liệu Master của hệ thống

- Model: Cơ sở dữ liệu này chứa đựng tất cả Template dùng làm mẫu để tạo

cơ sở dữ liệu mới Khi bạn tạo một cơ sở dữ liệu thì SQL Server lấy tất cả các mẫu (bao gồm bảng, view, ) từ cơ sở dữ liệu model này

Xuất phát từ tính chất cơ sở dữ liệu mẫu giúp SQL Server thực hiện việc tao mới cơ sở dữ liệu cho người dùng khi có yêu cầu, bạn không được xóa cơ sở dữ liệu này

Khi một cơ sở dữ liệu được tạo ra thì ít nhất cơ sở dữ liệu mới này cũng bằng và giống như cơ sở dữ liệu model

- Msdb: Như đã nêu, chúng ta có hai cơ sở dữ liệu hệ thống master và

model, nếu xóa một trong hai cơ sở dữ liệu này thì hệ thống SQL Server sẽ bị lỗi, nhưng với cơ sở dữ liệu Msdb thì khác Msdb chính là SQL Agent lưu trữ tất cả các tác vụ xảy ra trong SQL Server

- Tempdb: Là một trong những cơ sở dữ liệu chính trong SQL Server Cơ

sở dữ liệu này cho phép người dùng tạo những ứng dụng tham khảo hay thực tập trước khi bạn bắt đầu với cơ sở dữ liệu thực Ngoài ra chúng còn giúp thực hiện những thao tác về cơ sở dữ liệu mỗi khi SQL Server khởi động

- Pubs: Chứa hầu hết nội dung về hướng dẫn, trợ giúp và sách tham khảo về

SQL Server

- Northwind: Cũng giống như cơ sở dữ liệu Pubs, đây là cơ sở dữ liệu mẫu

cho người dùng tham khảo, hoặc cho các lập trình viên Visual Basic hay Assces dùng truy cập dữ liệu SQL Server Cơ sở dữ liệu này được cài đặt như

Trang 8

một phần của SQL Server, nếu cần dùng cấu trúc của hai cơ sở dữ liệu này bạn

có thể sử dụng hai file kịch bản script mang tên inspub.sql và insnwnd.sql

- Tập tin Log: Tập tin chứa đựng những hoạt động, hay tất cả những

chuyển tác của cơ sở dữ liệu theo thời gian Thông thường khi cần tìm hiểu sự

cố xảy ra với cơ sở dữ liệu, người ta chỉ cần tham khảo tập tin log sẽ biết được nguyên nhân

3 Giới thiệu một số đối tượng cơ sở dữ liệu SQL Server

- Bảng - Table

Trong cơ sở dữ liệu, bảng (Table) là phần chính của chúng Do bảng là đối

tượng lưu trữ dữ liệu thực, khi cần giao tiếp với cơ sở dữ liệu khác bảng là đối tượng căn bản nhất trong bất kỳ cơ sở dữ liệu nào, chúng được coi như một miền dữ liệu

Mỗi bảng được định nghĩa nhiều trường, mỗi trường (Field còn gọi là Column name) ứng với mỗi loại kiểu dữ liệu Dữ liệu nhập vào có thể chấp nhận hoặc từ chối tùy thuộc vào nguyên tắc ràng buộc dữ liệu hoặc loại dữ liệu tương thích do hệ thống hay người dùng định nghĩa

Khi định nghĩa bảng cơ sở dữ liệu bạn cần quan tâm đến các yếu tố sau:+ Key: Trường đó là khóa hay không (Primary key)?

+ ID: Trường đó có thuộc tính Indentity hay không?

+ Column name: Tên của trường (cột )

+ Data type: Loại dữ liệu cho trường tương ứng

+ Size: Kích thước trường dữ liệu

+ Allow null: Cho phép giá trị rỗng lưu trong trường này hay không

+ Default: Giá trị mặc nhiên cho trường

+ Identity: Nếu ta sử dụng một trường có giá trị tự động như autonumber trong assces, trường này Not Null và Identity: Yes(No)+ Identity Seed: Nếu trường (cột) này là Identity, cần số bắt đầu là 1 hoặc 2

+ Identity Increament: Số nhảy cho mỗi lần tăng

- Chỉ Mục - Indexs

Đối tượng chỉ mục (Indexs) chỉ tồn tại trong bảng hay khung nhìn (view) Chỉ mục có ảnh hưởng đến tốc độ truy nhập số liệu, nhất là khi cần tìm kiếm thông tin trên bảng Chỉ mục giúp tăng tốc cho việc tìm kiếm

+ Clustered: ứng với loại chỉ mục này có một bảng có thể có nhiều chỉ mục

và số liệu được sắp xếp theo trường dữ liệu mà bạn trỏ đến

- Bẫy lỗi - Triggers

Là đối tượng chỉ tồn tại trong bảng, cụ thể là một đoạn mã và tự động thực hiện khi một hành động nào đó xảy ra đối với dữ liệu trong bảng như Insert, Update, Delete, Trigger có thể bẫy rất nhiều tình huống như copy dữ liệu, xóa dữ liệu, cập nhật dữ liệu, kiểm tra dữ liệu theo một tiêu chuẩn nào đó

Trang 9

- Lược đồ quan hệ - Diagram

Khi xây dựng cơ sở dữ liệu cho ứng dụng hay thương mại điện tử, thường đều phải dựa trên trình phân tích và thiết kế hệ thống Sau những bước phân tích và thiết kế, chúng ta sẽ thiết lập quan hệ dữ liệu giữa các thực thể ERD (Entity relationship diagram)

- Khung nhìn - View

View là khung nhìn (hay bảng ảo) của bảng Cũng giống như bảng nhưng view không thể chứa dữ liệu, bản thân view có thể tạo nên trường mới dựa vào những phép toán biểu thức của SQL Server

- Thủ tục lưu trữ - Stored Procedure

Stored Procedure còn gọi là Spocs, tiếp tục phát triển như một phần SQL trên cơ sở dữ liệu Stored Procedure cho phép khai báo biến, nhận tham

số cũng như thực thi các phát biểu có điều khiển Stored Procedure có các ưu điểm lớn như sau

+ Kế thừa tất cả các phát biểu của SQL, và là một đối tượng xử lý số liệu hiệu quả nhất khi dùng SQL Server

+ Tiết kiệm thời gian thực thi trên dữ liệu

+ Có thể gọi Stored Procedure theo cách gọi thủ tục hay hàm trong ngôn ngữ lập trình truyền thống, đồng thời sử dụng lại khi yêu cầu

- Sử dụng kiểu dữ liệu Cursor (Cursor type)

Khi dùng cơ sở dữ liệu SQL Server, nếu có nhu cầu tính toán trên bảng

số liệu, chuyển tác thực hiện trên từng mẩu tin, ta nên nghĩ đến kiểu dữ liệu Cursor

4 Kiểu dữ liệu - Data Type

Bất kỳ trường nào trong bảng (Table) của cơ sở dữ liệu đều phải có kiểu dữ liệu Một số kiểu dữ liệu SQL Server cho phép định nghĩa chiều dài của kiểu trong khi một số kiểu khác thì không

Cũng như những ngôn ngữ lập trình khác SQL Server cung cấp đầy đủ kiểu

dữ liệu cần thiết, như: Kiểu số nguyên (Binary, Int, TinyInt, ), kiểu tiền tệ (Money, SmallMoney, .), kiểu chuỗi (Char, nchar, Varchar, Text, .) và nhiều kiểu dữ liệu khác

Ngoài ra SQL Server cong cho phép chuyển đổi qua lại giữa các kiểu dữ liệu, tuy nhiên điều này cũng có một số hạn chế đối với một số kiểu dữ liệu

Ví dụ: kiểu binary không thể nhận sự chuyển đổi từ dữ liệu kiểu Float hay Real,

5 Một số phát biểu cơ bản của T-SQL

T-SQL còn gọi là Transact-SQL (SQL) bao gồm các phát biểu như

SELECT, INSERT, UPDETE, DELETE

- Lệnh Select

SELECT <Danh sách các cột>

FROM <Danh sách bảng>

[WHERE <Các điều kiện ràng buộc>]

[GROUP BY <Tên cột hay biểu thức sử dụng cột trong SELECT>]

Trang 10

[HAVING <Điều kiện bắt buộc dựa trên GROUP BY>]

- Lệnh INSERT

Để thêm dữ liệu vào bảng (Table) ta dùng câu lệnh truy vấn INSERT cú pháp như sau:

INSERT INTO <Tên bảng> (danh sách cột)

VALUES (Danh sách giá trị)

DELETE FROM <Tên bảng>

WHERE <Điều kiện>

Ngoài ra trong SQL Server còn có những phát biểu cho phép kết nối nhiều bảng với nhau (JOIN, INNER JOIN, LEFT JOIN, RIGHT JOIN, CROSS JOIN)

6 Khái niệm về đối tượng trong SQL và cách tạo đối tượng trong SQL Server 2000

a Tạo cơ sở dữ liệu (CREATE DATABASE)

Để tạo một cơ sở dữ liệu trong SQL Server ta dùng cú pháp như sau:

CREATE DATABASE <Database_Name>

[ON[PRIMARY](

[Name=<’Logical File name’>,]

File Name=<’FileName’>

[,SIZE=<Size in Megabyte or KiloByte]

[,MAXSIZE=<Size in Megabyte or Kilobyte]

FILEGROWTH=<NO of Kylobyte | Percentage]

)]

Trang 11

(LOG ON

[Name=<’ Logical File name’>,]

FileName=<’File Name’>

[,SIZE=<Size in Megabyte or Kylobyte>]

[,MAXSIZE=<Size in Megabyte or Kilobyte>]

FILEGROWTH=<NO of Kylobyte | Percentage>]

)]

[COLLATE <Collation>]

[For Load | For Attach]

Trong đó:

- ON: Định nghĩa nơi chứa dữ liệu và không gian chứa tập tin log

- Name: Tên tập tin cơ sở dữ liệu trên đĩa cứng, lưu ý khi tạo cơ sở

dữ liệu ta đặt tập tin ở vị trí nào thì không thể di chuyển một cách thủ công được

- SIZE: Cho biết dung lượng cơ sở dữ liệu khi tạo chúng Thông

thường là 1 MB

- MAXSIZE: Dung lượng lớn nhất, khi dung lương cơ sở dữ liệu

tăng đến mức Maxsize thì dừng lại

- FILEGROWTH: Dung lượng khởi tạo cùng dung lượng tối đa

trong quá trình thêm dữ liệu vào cơ sở dữ liệu

- Log ON: Cho phép quản lý chuyển tác xảy ra trong quá trình sử

dụng cơ sở dữ liệu của SQL Server Thông thường chúng chiếm khoảng 25% dung lượng tập tin dữ liệu

Ngoài việc tạo cơ sở dữ liệu bằng mã lệnh trong SQL Server còn cho phép tạo cơ sở dữ liệu bằng giao diện đồ họa Để tạo cơ sở dữ liệu ta dùng trình SQL Server Enterprise Manager Việc thực hiện bằng giao diện đồ họa

có vẻ đơn gian và hiệu quả hơn

b Tạo bảng (CREATE TABLE)

Tạo bảng trong cơ sở dữ liệu cũng giống như tạo các đối tượng khác trong SQL Server Cú pháp đầy đủ để tạo bảng như sau:

CREATE TABLE [Database_name.[owner].table_name

(<column name><data type>

[[DEFAULT <constant expression>]

[[IDENTITY (seed, increament) [NOT FOR REPLICATION]]]]

Trang 12

ON {<filegroup>> | DEFAULT}

- Tên cột (Column name): Tên cột cũng giống như tên bảng và tên

cơ sở dữ liệu không có khoảng trắng, không bắt đầu bằng chữ số và các

ký tự đặc biệt, tuy nhiên chúng ta nên đặt tên ngắn gọn dễ nhớ

- Kiểu dữ liệu (Data type): Khi xây dựng cơ sở dữ liệu tất cả các

trường trong bảng cần phải có kiểu dữ liệu cụ thể Vấn đề là chọn dữ liệu nào cho phù hợp với dữ liệu mà người dùng sẽ nhập vào

- Giá trị mặc nhiên (Default): Gán giá trị mặc nhiên cho những cột

không có giá trị

- IDENTITY: Đây là giá trị cực kỳ quan trọng trong SQL Server

Khi chúng ta muốn một cột có giá trị tự động tăng

- NULL | NOT NULL: Là trạng thái của một cột có cho phép null

hay không

- Ràng buộc (Column constrain): Kiểm tra dữ liệu khi dữ liệu mới

được đưa vào cột hoặc dữ liệu bị thay đổi

- Ràng buộc bảng dữ liệu (TABLE CONSTRAINTS): Ràng buộc

bảng cũng giống như ràng buộc cột trong bảng, là kiểm tra dữ liệu nhập vào bảng theo một quy luật đã định sẵn

Song cũng có thể tạo bảng bằng giao diện đồ họa như tạo cơ sở dữ liệu Trong khi xây dựng bảng dữ liệu cần chú ý đến các trường khóa

c Tạo view

View là bảng ảo và cũng như với bảng view cũng có thể tạo được bằng mã lệnh cũng như giao diện đồ họa

View cho phép kết nối nhiều bảng với nhau để hiển thi thông tin

d Tạo thủ tục lưu trữ (Stored Procedure hay sp)

Stored Procedure là một phần cực kỳ quan trọng trong cơ sở dữ liệu SQL Server Nếu biết SQL Server mà không biết Stored Procedure là một thiếu sót rất lớn Cú pháp để tạo một Stored Procedure như sau:

CREATE PROCEDURE | PRO<Procedure name>

[<Paramenters name><data type> [VARYING]

[=<default value>][OUT PUT],

[<Parameters><data type> [VARYING]

[=<default value>][OUT PUT][,

Trang 13

Insert Into tblXa(

MaXa, TenXa,MaHuyen)

Values( @MaXa,@TenXa,@MaHuyen

GO

-Trên đây ta trình bày một Stored Procedure dùng để nhập một xã vào bảng tblXa

e Tạo hàm (Function)

Tương tự như Stored Procedure hàm cũng có thể tạo bằng giao diện đề họa cũng như mã lệnh, song với hàm giá trị trả về là đa dạng hơn và giá trị trả về này có thể là một bảng

Ví dụ tạo hàm thống kê bệnh nhân theo tỉnh, hàm này trả về một bảng chứa thông tin về các bệnh nhân trong tỉnh

CREATE FUNCTION udf_ThongKeBenhNhanTheoTinh

Trang 14

-II GIỚI THIỆU VỀ VISUAL BASIC 6.0 VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU

TRONG VISUAL BASIC 6.0.

II.1 Giới thiệu chung về Visua Basic

Visua Basic là một trong những ngôn ngữ lập trình bậc cao thông dụng nhất hiện nay, là một sản phẩm của Microsoft Nó cũng giống như hầu hết các ngôn ngữ lập trình bậc cao khác, trong Visua Basic chứa đầy đủ các câu lệnh cần thiết, các hàm xây dựng sẵn,…

Ngoài ra Visual Basic chứa một số phương tiện giúp cho việc áp dụng

kỹ thuật hướng đối tượng trong việc truy cập dữ liệu Trong Visual Basic có rất nhiều phương pháp truy cũng như các đối tượng truy cập dữ liệu như: ADO, ADODB, DAO, nói chung các đối tượng này có những thuộc tính tương đối giống nhau Trong luận văn này em chủ yếu đi sâu vào đối tượng ADO Vì ADO là một công cụ truy cập dữ liệu rất hữu hiệu và ADO cũng được cài đặt trong chương trình

II.2 ADO là gì ?

ADO (Activex Data Object hay đối tượng dữ liệu ActiveX) Ta có thể hình dung rằng ADO là một mô hình làm giảm kích thước của mô hình RDO (Đối tượng dữ liệu từ xa) Mô hình đối tượng dữ liệu ActiveX rất gọn Nó được thiết kế để cho phép lập trình viên lấy được một tập các Record từ nguồn dữ liệu một cách nhanh nhất nếu có thể Tốc độ và tính đơn giản là một trong những mục tiêu cốt lõi của ADO, mô hình này được thiết kế để cho phép tạo

ra một đối tượng Recordset mà không cần phải di chuyển qua các đối tượng trung gian khác trong quá trình lập trình Thực tế chỉ có ba đối tượng chính trong mô hình:

- Connection: Đại diện kết nối thực sự

- Command: Được sử dụng để thực thi các query dựa vào kết nối dữ liệu

- Recordset: Đại diện cho một tập các Record được chọn query thông qua đối tượng Command

Đối tượng Connection chứa một tập các đối tượng còn gọi là các đối tượng Errors đối tượng này giữ lại bất kỳ một thông tin lỗi nào có liên quan đến kết nối Đối tượng Command có một tập các đối tượng con là Paramenters

để giữ bất cứ tham số nào có thể thay thế cho query Recordset cũng có một tập các đối tượng con Properties để lưu các thông tin chi tiết về đối tượng

Trang 15

II.3 Các thuộc tính đặc biệt của đối tượng ADO

Mô hình ADO có một số thuộc tính mà các mô hình cơ sở dữ liệu khác như DAO và RDO không có Các thuộc tính này điều khiển cách thức tạo ra Dataset và quyền hạn truy cập trong một kết nối dữ liệu, có bảy thuộc tính như sau:

- Connection String (Chuỗi kết nối)

- Command Texxt (Văn bản câu lệnh)

- Command Type (Kiểu câu lệnh)

- Cursor Location (Định vị con trỏ)

- Cursor Type (Kiểu con trỏ)

- Look Type (Kiểu khóa)

- Mode Type (Kiểu chế độ làm việc)

Ví dụ: Để tạo kết nối đến cơ sở dữ liệu SQL Server với tên cơ sở dữ liệu dbBenhNhan ta có mã lệnh như sau:

Public Sub OpenConnection()

' Tạo kết nối đến nguồn dữ liệu

Set cn = New ADODB.Connection

ConnectionCommandParameterRecorset

FieldsError

Sơ đồ mô hình ActiveX Data Object

Trang 16

CHƯƠNG III PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ

HỆ THỐNG

I PHÂN TÍCH HỆ THỐNG VỀ CHỨC NĂNG

I.1 Biểu đồ phân cấp chức năng

1 Biểu đồ phân cấp chức năng là gì ?

Là một loại biểu đồ diễn tả sự phân rã dần dần các chức năng từ đại thể đến chi tiết Mỗi nút trong biểu đồ là một chức năng, và quan hệ duy nhất giữa các chức năng, diễn tả bởi các cung nối liền các nút, là quan hệ bao hàm như vậy biểu đồ phân cấp chức năng tạo thành một cấu trúc cây

Sau khi tìm hiểu và phân tích hệ thông quản Lý bệnh nhân tại bệnh viện tỉnh Khánh Hòa em đã đưa ra được biểu đồ phân cấp chức năng như sau:

Thu viên phí3

Thu tạm ứng BN3.1

Thanh toán với BHYT3.2

Cấp

thuốc

2.1

Tiếp nhận BN2.2

Cung cấp DV2.3

Lập bệnh án2.4

Trang 17

2 Đặc điểm của biểu đồ phân cấp chức năng:

- Cho một cách nhìn khái quát, dễ hiểu, từ đại thể đến chi tiết về các chức năng, nhiệm vụ cần thực hiện (thường ở mức diễn tả logic)

- Rất dễ thành lập, bằng cách phân rã dần các chức năng từ trên xuống

- Có tính chất tĩnh, bởi chúng chỉ cho thấy các chức năng mà không cho thấy trình tự xử lý

- Thiếu vắng sự trao đổi thông tin giữa các chức năng

Vì những lý do trên nên biểu đồ phân cấp chức năng thường được sử dụng làm mô hình chức năng trong bước đầu phân tích, hoặc cho các hệ thống đơn giản Nếu hệ thống phức tạp thì biểu đồ phân cấp chức năng là quá sơ lược và còn thiếu sót nêu trên nên không thể châm trước được Khi đó chúng

ta thường dùng biểu đồ luồng dữ liệu

I.2 Biểu đồ luồng dữ liệu

1 Biểu đồ luồng dữ liệu là gì ?

Biểu đồ luồng dữ liệu là một loại biểu đồ nhằm mục đích diễn tả một quá trình xử lý thông tin với các yêu cầu sau:

- Sự diễn tả ở mức logic, nghĩa là nhằm trả lời câu hỏi “Làm gì”, mà

bỏ qua câu hỏi “làm như thế nào ?”

- Chỉ rõ các chức năng (con) phải thực hiện để hoàn tất quá trình xử

Với biểu đồ luồng dữ liệu thì quá trình phân tích trên xuống lại là quá trình thành lập dần dần các biểu đồ luồng dữ liệu diễn tả các chức năng của hệ thống theo từng mức Mỗi mức là một tập hợp các biểu đồ luồng dữ liệu Mức 0, hay mức bối cảnh chỉ gồm biểu đồ luồng dữ liệu, trong đó chỉ có một chức năng duy nhất, trao đổi các luồng thông tin với các đối tác

Mức 1, còn gọi là mức đỉnh, cũng chỉ dùng một biểu đồ luồng dữ liệu, và mức 2, 3, , mỗi mức gồm nhiều hơn 1 biểu đồ luồng dữ liệu được thành lập như sau:

- Cứ mỗi chức năng ở mức trên, ta thành lập một biểu đồ luồng dữ liệu, ở mức dưới, gọi là biểu đồ luồng dữ liệu định nghĩa chức năng đó theo cách sau:+ Phân rã chức năng đó thành nhiều chức năng con

Trang 18

+ Vẽ lại luồng dữ liệu vào và ra chức năng trên, nhưng nay phải vào hay ra chức năng con thích hợp.

+ Nghiên cứu các quan hệ về dữ liệu giữa các chức năng con, nhờ đó

bổ sung các luồng dữ liệu nội bộ hoặc các kho dữ liệu nội bộ

- Các chức năng được đánh số theo ký pháp chấm, cho phép theo dõi vệt triển khai trên xuống

Thông qua tìm hiểu hệ thống quản lý bệnh nhân tại bệnh viện tỉnh Khánh Hòa ta có biểu đồ luồng dữ liệu của hệ thống như sau:

Biểu đồ luồng dữ liệu mức bối cảnh: Trong biểu đồ luồng dữ liệu mức bối cảnh chỉ có một chức năng 0 (chức năng quản lý bệnh nhân), các tác nhân của

hệ thống gồm: Bệnh nhân, khoa điều trị và phòng tài chính

bệnh nhân

Quản lí bệnh nhân0

Yêu cầu KBKết quả

Chi phí khám chữa bệnh

Biểu đồ luồng dữ liệu mức bối cảnh

Phòng tài chínhKhoa điều trị

Chi phí của BN

Danh sách

BN điều trịBệnh

án

Kết quảDanh sách

BN nhập viện

Trang 19

Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh:

Chức năng quản lý bệnh nhân được phân ra thành các chức năng cấp

số, khám bệnh, thanh toán viện phí Ngoài ra ở đây trong biểu đồ còn xuất hiện thêm các tác nhân như khoa điều trị, phòng tài chính và toàn bộ kết quả khám bệnh của bệnh nhân được lưu vào một tệp có tên là hồ sơ bệnh nhân tất

cả những thông tin về bệnh nhân được lưu trữ tại đây Thông qua tệp này phòng tài chính sẽ gửi giấy thanh toán viện phí đến cho bệnh nhân và bảo hiểm y tế

số1Yêu cầu KB

Vị trí KB

Khám bệnh2

Y/C KB tại

vị trí

bệnh nhânKết quả

Phòng Tài Chính

Thanh toán V/P3

Xác nhận TT

Đóng tạm ứng

Danh sách

BN điều trịKhoa Điều Trị

Kết

quả

Kết quả

Hồ sơ bệnh nhân

Danh sách

BN đã đóng T.Ư

Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh

Danh

sách BN

nhập viện

Bệnh án

Trang 20

Biểu đồ luồng dữ liệu biểu diễn chức năng khám bệnh:

Lúc này chức năng khám bệnh được phân rã thành bốn chức năng: Cấp thuốc, cung cấp dịch vụ, tiếp nhận bệnh nhân nhập viện, lập bệnh án lú này bệnh nhân đã có được kết quả khám bệnh Trong biểu đồ trên hầu hết các chức năng được thực hiện một cách thủ công và được lưu lại trong tệp Hồ Sơ bệnh nhân như vậy khi bệnh nhân mua thuốc thì tại phòng cấp thuốc sẽ lưu lại đơn thuốc của bệnh nhân đã mua và tương tự như vậy khi bệnh nhân dùng dịch vụ cũng được lưu lại thông tin đó để phục vụ việc lưu trữ và thanh toán tạm ứng sau này Song khi bệnh nhân phải nhập viện thì tại khoa điều trị sẽ lập bệnh án cho bệnh nhân đó và cũng được lưu lại trong bệnh án ghi đầy đủ thông tin về bệnh nhân quá trình điều trị tại bệnh viện

Hồ sơ Bênh Nhân

Bệnh nhân

Cấp thuốc2.1

Đơn thuốc

Thuốc cấp

Khoa điểu trị

Cung cấp dịch vụ2.3

Yêu cầuDịc vụ dùng

Tiếp nhận

BN N/V2.2

Trang 21

Đối với biểu đồ luồng dữ liệu phân cấp chức năng thanh toán viện phí: Tương tự chức năng khám bệnh với chức năng thanh toán tạm ứng viện phí của bệnh nhân được phân ra thành hai chức năng là: thu tạm ứng, và thanh toán với bảo hiểm y tế Theo quy định của bệnh viện cứ ba ngày bệnh viện lại yêu cầu bệnh nhân thanh toán tạm ứng viện phí một lần và theo chu kỳ mỗi tháng bệnh viện lại in danh sách bệnh nhân có bảo hiểm y tế đã điều trị tại bệnh viện trong tháng để thanh toán với bảo hiểm y tế Đối với bệnh nhân có bảo hiểm y tế cũng phải đóng một phần viện phí theo quy định phần trăm trên bảo hiểm y tế Cả hai chức năng này đều được thực hiện một cách tự động

ứng 3.1Thanh toán viện phí

Phiếu thanh toán

Hồ sơ Bênh Nhân

Phòng tài chính

Thanh toán với BHYT3.2

Danh sách BN điều trị có BHYT

Danh sách bệnh nhân điều trị

Trang 22

II PHÂN TÍCH HỆ THỐNG VỀ DỮ LIỆU

II.1 Mô hình thực thể/liên kết

1 Khái niêm mô hình thực thể/liên kết

Mô hình thực thể/ liên kết (Entity/Association Model) là mô hình dữ liệu do P.P Chen đưa ra năm 1976 và sau đó được dùng khá phổ biến trên thế giới

Nó có đặc điểm khá đơn giản và gần với tư duy khách quan Khi xem xét các thông tin, người ta thường gom cụm chúng xung quanh các vật thể

2 Các loại mô hình E/A

- Mô hình E/A kinh điển

Mô hình E/A kinh điển xuất phát từ ba khái niệm cơ bản: thực thể, liên kết và thuộc tính

+ Các thực thể: Là một vật thể cụ thể hay trừu tượng, tồn tại thực sự và khá ổn định trong thế giới thực, mà ta muốn phản ánh nó trong hệ thống thông tin

+ Các thuộc tính: Thuộc tính (Property hay attribute) là một giá trị dùng

để mô tả khía cạnh nào đó của thực thể

+ Các liên Kết: Một liên kết (association) là một sự gom nhóm các thực thể trong đó mỗi thực thể có một vai trò nhất định

- Mô hình thực thể/ Liên kết mở rộng

Đối với những hệ thống phức tạp khi phân tích và thiết kế người ta thương dùng đến mô hình E/A mở rộng Do các điểm mở rộng này chịu ảnh hưởng từ

xu hướng hiện đại của mô hình hóa hướng đối tượng, cũng như các hệ quản trị

cơ sở dữ liệu hướng đối tượng Các đặc điểm của mô hình E/A mở rộng

+ Các kiểu thuộc tính đa trị: Cho phép nhận giá trị có thể là một tập các giá trị

+ Các kiểu thuộc tính phức hợp: Cho phép sử dụng các kiểu thuộc tính là

+ Trong mô hình E/A hạn chế chỉ có kiểu liên kết 1-nhiều và được biểu diễn như sau:

Trang 23

+ Trong mô hình E/A hạn chế các kiểu liên kết 0/1-nhiều được coi là trường hợp đặc biệt của 1-nhiều

Trong báo cáo này Em chi sử dụng mô hình E/A hạn chế Vì bất cứ mô hình E/A kinh điển hay E/A mở rộng nào cũng có thể biến đổi thành mô hình E/A hạn chế được, hơn nữa mô hình E/A hạn chế là mô hình gần với mô hình

cơ sở dữ liệu quan hệ nhất

Sau khi phân tích hệ thống em đã đưa ra mô hình E/A hạn chế của bài toán như sau (trang sau):

Chuyên môn

Mã CMTên CM

Nhân viên

Mã Nhân viên

Họ tên NVNgày sinh NVGiới tính NV

Số nhà NVĐiện thoại NV

Bệnh nhân

Mã bênh nhân

Họ bệnh nhânTên bệnh nhânNgày sinh BNGiới tính BN

Số tiềnNgày tạm ứng

Nơi điều trị

Mã nơi Đ.TTên nơi Đ.TĐơn giá

Thuốc

Mã thuốcTên thuốcĐơn giá

Dịch vụ

Mã dịch vụTên dịch vụĐơn giá

Trang 24

II Mô hình quan hệ

1 Khái niệm

Mô hình quan hệ do Codd đề xuất năm 1970, với ưu điểm như sau:

+ Đơn giản: các dữ liệu được biểu diễn dưới một dạng duy nhất, là quan

hệ, tức là các bảng giá trị, khá tự nhiên và dễ hiểu đối với người dùng không chuyên tin học

+ Chặt chẽ: các khái niệm được hình thức hóa cao, cho phép áp dụng các công cụ toán học, các thuật toán

+ Trừu tượng hóa cao: mô hình chỉ dừng ở mức quan niệm, nghĩa là độc lập với mức vật lý, với sự cài đặt, với các thiết bị Nhờ đó làm cho tính độc lập giữa dữ liệu và chương trình cao

+ Cung cấp ngôn ngữ truy nhập dữ liệu ở mức cao, dễ sử dụng và trở thành chuẩn

2 Các dạng chuẩn của lược đồ quan hệ

Một lược đồ quan hệ R là ở dạng chuẩn 1 (1NF) nếu các miền thuộc tính của nó đều là các miền đơn (nghĩa là không cấu thành từ nhiều miền khác).Một lược đồ quan hệ R là ở dạng chuẩn 2 (2NF) nếu nó là 1NF và các phụ thuộc hàm giữa khóa và mỗi thuộc tính ngoài khóa đều là phụ thuộc hàm sơ đẳng Nói cách khác, mọi thuộc tính ngoài khóa đều không phụ thuộc bộ phận vào khóa

Một lược đồ quan hệ R là ở dạng chuẩn 3 (3NF) nếu nó là 2NF và các phụ thuộc hàm giữa khóa và mỗi thuộc tính ngoài khóa đều là phụ thuộc hàm trực

Ngày đăng: 26/10/2014, 22:52

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ mô hình ActiveX Data Object - phân tích thiết kế hệ thống quản lý bệnh nhân bệnh viện đa khoa khánh hòa
Sơ đồ m ô hình ActiveX Data Object (Trang 15)
4.10. Bảng DÒNG KHÁM BỆNH - phân tích thiết kế hệ thống quản lý bệnh nhân bệnh viện đa khoa khánh hòa
4.10. Bảng DÒNG KHÁM BỆNH (Trang 28)
4.11. Bảng BỆNH NHÂN - phân tích thiết kế hệ thống quản lý bệnh nhân bệnh viện đa khoa khánh hòa
4.11. Bảng BỆNH NHÂN (Trang 29)
4.20. Bảng THUỐC DÙNG - phân tích thiết kế hệ thống quản lý bệnh nhân bệnh viện đa khoa khánh hòa
4.20. Bảng THUỐC DÙNG (Trang 32)
4.21  Bảng THUỐC THUỐC (Mã Thuốc, Tên Thuốc, Đơn Giá) - phân tích thiết kế hệ thống quản lý bệnh nhân bệnh viện đa khoa khánh hòa
4.21 Bảng THUỐC THUỐC (Mã Thuốc, Tên Thuốc, Đơn Giá) (Trang 33)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w