1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tài khoản vãng lai của một quốc gia thâm hụt có phải là vấn đề đáng lo ngại hay không

11 1,3K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 84,5 KB

Nội dung

 Câu 1: Tài khoản vãng lai của một quốc gia thâm hụt có phải là vấn đề đáng lo ngại hay không?  - Tài khoản vãng lai (current account) trong cán cân thanh toán của một quốc gia ghi chép những giao dịch về hàng hóa và dịch vụ giữa người cư trú trong nước với người cư trú ngoài nước. Những giao dịch dẫn tới sự thanh toán của người cư trú trong nước cho người cư trú ngoài nước được ghi vào bên "nợ". Còn những giao dịch dẫn tới sự thanh toán của người cư trú ngoài nước cho người cư trú trong nước được ghi vào bên "có". Nếu: + Nếu bên “nợ” lớn hơn bên “có” thì gọi là thâm hụt tài khoản vãng lai. + Nếu bên “có” lớn hơn bên “nợ” thì gọi là thặng dư tài khoản vãng lai. - Các yếu tố tác động đến tài khoản vãng lai:  !"# quốc gia có tỷ lệ lạm phát tăng so với các quốc gia khác có quan hệ mậu dịch, thì tài khoản vãng lai của quốc gia này sẽ giảm. $"%&'()*+ GNP của quốc gia tăng theo một tỷ lệ cao hơn tỷ lệ tăng của các quốc gia khác, thì tài khoản vãng lai của quốc gia đó sẽ giảm. ,#-# Nếu đồng tiền của một nước bắt đầu tăng giá so với đồng tiền của các nước khác, tài khoản vãng lai của nước đó sẽ giảm. .#/0"#"!"như: đánh thuế các mặt hàng nhập khẩu nhằm giảm nhập siêu và thâm hụt tài khoản vãng lai, chính phủ cũng có các cách khác có thể ảnh hưởng đến tài khoản vãng lai. 1&23 "4-5-#!6 Theo kinh nghiệm quốc tế cũng như lý thuyết kinh tế, khi thâm hụt tài khoản vãng lai lớn và kéo dài mà không có các biện pháp cần thiết như tăng lãi suất, phá giá đồng tiền, cắt giảm chi tiêu chính phủ… thì nền kinh tế có thể sẽ gặp phải nguy cơ khủng hoảng tiền tệ (VD Khủng hoảng tiền tệ của Thái Lan năm 1997, khi nước này do thâm hụt tài khoản vãng lai quá lớn (trên 8%), cùng với các khoản vay nợ ngắn hạn không có khả năng thanh toán đã không thể giữ giá được đồng tiền, và dữ trữ ngoại hối bị cạn kiệt). Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn vào con số thâm hụt tài khoản vãng lai (hay tỷ lệ thâm hụt tài khoản vãng lai so với GDP) thì chắc chắn sẽ không có câu trả lời rõ ràng có đáng lo ngại hay không. Câu trả lời còn tùy thuộc vào tình hình kinh tế vĩ mô, cũng như phụ thuộc vào tình hình tài khoản vốn. Quan niệm phổ biến rằng “thâm hụt tài khoản vãng lai là không tốt, đáng lo ngại và thể hiện một nền kinh tế yếu kém. Còn ngược lại có thặng dư trên tài khoản vãng lai, là điều tốt, thể hiện một nền kinh tế có khả năng cạnh tranh tốt”. Mặc dù trong một số trường hợp, quan niệm như trên không phải là không đúng, nhưng theo lý thuyết kinh tế thì không hẳn là như vậy. Trong điều kiện một nền kinh tế mở, việc xuất hiện tình trạng thâm hụt hay thặng dư là điều bình thường. Đặc biệt là với một nước có tốc độ tăng trưởng cao, ở giai đoạn đầu của phát triển, thâm hụt tài khoản vãng lai là điều hết sức bình thường, thể hiện một nền kinh tế đang tăng trưởng tốt. Khi một nền kinh tế có tiềm năng tăng trưởng tốt, có nhiều cơ hội đầu tư với lợi nhuận cao, nhu cầu đầu tư cao hơn khả năng tiết kiệm trong nước, điều này sẽ làm cho các dòng vốn nước ngoài chảy vào quốc gia đó để đáp ứng nhu cầu đầu tư. Tức là một quốc gia có thể sử dụng cả nguồn lực của nước khác để phát triển kinh tế trong nước. (Một ví dụ điển hình là tài khoản vãng lai của nền kinh tế Hoa Kỳ luôn ở trong tình trạng thâm hụt trong những năm gần đây. Điều này không thể hiện Hoa Kỳ là một nền kinh tế yếu kém. Quý IV/2011 mức thâm hụt tài khoản vãng lai lên 124,1 tỷ USD, lớn nhất trong 3 năm, Jeremy Lawson, chuyên gia kinh tế tại BNP Paribas New York nhận định “Nhập khẩu hàng hoá tiếp tục tăng khi thị trường việc làm được cải thiện, đẩy mạnh nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng như nâng cấp những trang thiết bị của doanh nghiệp là nguyên nhân chính của thâm hụt thương mại Mỹ - Sẽ khá là tốt khi thâm hụt thương mại gia tăng, bởi nhập khẩu đang có xu hướng tăng vượt mức xuất khẩu." Ngược lại, một tài khoản vãng lai có thặng dư lại có thể là dấu hiệu bất ổn của nền kinh tế, dòng vốn trong nước chảy ra nước ngoài tìm kiếm những cơ hội đầu tư tốt hơn. Tức là nguồn lực không được sử dụng cho phát triển nền kinh tế trong nước. Tuy nhiên, trong lịch sữ nhiều nước lâm vào khủng hoảng (khủng hoảng nợ, khủng hoảng đồng tiền) sau khi có mức thâm hụt tài khoản vãng lai lớn (trên 5% so với GDP), thường xuyên và kéo dài. Điển hình là cuộc khủng hoảng Châu Á những năm 1997-1998. 3! Thâm hụt tài khoản vãng lai về nguyên tắc là không tốt và cũng không xấu. Nó chỉ xấu khi thâm hụt quá lớn, kéo dài và dẫn tới khủng hoảng cán cân thanh toán, mất giá đồng tiền. Để đưa ra một nhận xét về tình hình kinh tế một quốc gia là đáng lo ngại hay không, chúng ta cần phải xem xét từng trường hợp cụ thể, không thể chỉ nhìn vào con số thâm hụt tài khoản vãng lai để rồi cho rằng quốc gia đó có nền kinh tế yếu kém. Phân tích đúng nguyên nhân, dự báo và làm chủ được mức thâm hụt tài khoản vãng lai của quốc gia thì nhiều trường hợp không đáng lo ngại. Câu 2: Bạn hãy trình bày hiệu ứng đường cong J. Theo bạn, trong bối cảnh hiện nay Việt Nam có nên phá giá đồng nội tệ để thúc đẩy xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế hay không? Đường cong J là một đường mô tả hiện tượng cán cân vãng lai bị xấu đi trong ngắn hạn và chỉ cải thiện trong dài hạn. Đường biểu diễn hiện tượng này giống hình chữ J. Nguyên nhân xuất hiện đường cong J là do trong ngắn hạn hiệu ứng giá cả có tính trội hơn hiệu ứng số lượng nên làm xấu đi cán cân thương mại, ngược lại trong dài hạn, hiệu ứng số lượng có tính trội hơn hiệu ứng giá cả làm cán cân thương mại được cải thiện. Một số nhân tố ảnh hưởng đến thời gian tác động lên cán cân thương mại trong lý thuyết hiệu ứng đường cong J: - Năng lực sản xuất hàng hóa thay thế nhập khẩu (cung không co giãn) - Tỷ trọng hàng hóa đủ tiêu chuẩn xuất khẩu - Tỷ trọng hàng nhập khẩu trong giá thành hàng sản xuất trong nước. - Mức độ linh hoạt của tiền lương. - Tâm lý người tiêu dùng và thương hiệu quốc gia của hàng hóa trong nước (cầu hàng hóa trong ngắn hạn có độ co giãn thấp hơn dài hạn). Hiệu ứng đường cong J: Phá giá đồng nội tệ tạo ra hiệu ứng giá và khối lượng: 7* 8 9:*;  Trong đó: + CCTM: Cán cân thương mại + E: Tỷ giá hối đoái + Q X : Lượng hàng hóa xuất + Q M : Lượng hàng hóa nhập + P: Giá cả hàng xuất (tính bằng nội tệ) + P’: Giá cả hàng nhập khấu  Hiệu ứng khối lượng: phá giá đồng nội tệ  Q X ,Q M CCTM được cải thiện.  Hiệu ứng giá cả: phá giá đồng nội tệ tức Tỷ giá hối đoái tăng (E)  P’ khi tính bằng nội tệ  làm xấu đi CCTM. Khi phá giá đồng tiền, cán cân thương mại chưa cải thiện được ngay mà có xu hướng giảm, sau đó khi nhận thấy giá cả hàng trong nước rẻ hơn  Xuất khẩu, xu hướng tiêu dùng của người trong nước tăng  CCTM . Việt Nam có nên phá giá đồng nội tệ để thúc đẩy xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế hay không? Việc phá giá chỉ nên được thực hiện khi sức ép thâm hụt thương mại cao và dự trữ ngoại hối về ngưỡng an toàn tối thiểu cho hệ thống tiền tệ quốc gia. Tại VN trong tình hình hiện nay không nên phá giá đồng nội tệ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vì: (1) Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển, nhu cầu nhập khẩu thiết bị máy móc, đổi mới công nghệ và nhập khẩu các nguyên, vật liệu sản xuất các sản phẩm tiêu dùng trong nước và xuất khẩu lớn. Nhiều mặt hàng sản xuất trong nước phụ thuộc vào nguyên vật liệu nhập khẩu (số liệu của Tổng cục Thống kê, hiện nay khoảng 90% tổng giá trị hàng nhập là nhập thiết bị máy móc và nguyên, vật liệu sản xuất). Vì vậy, việc tăng hay giảm giá trị nhập khẩu sẽ phụ thuộc nhiều vào chu kỳ tăng trưởng kinh tế hơn là tỷ giá hối đoái. (2) Trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là hàng nông thủy sản, sản phẩm tài nguyên, như dầu thô, cao su  < Đường cong J Thêm vào đó, trong cấu thành các mặt hàng xuất khẩu, nguyên liệu nhập khẩu chiếm tỷ trọng đến 70% là giá trị hàng nhập khẩu. Giá trị xuất khẩu của các mặt hàng trên chủ yếu dựa vào kết quả của hoạt động sản xuất và khả năng chiếm lĩnh thị trường quốc tế hơn là tỷ giá hối đoái. Do vậy, một sự giảm giá VND không chắc đã làm tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu. Bên cạnh đó, năng lực sản xuất hàng hóa thay thế nhập khẩu và hàng hóa đủ tiêu chuẩn xuất khẩu ở Việt Nam đều còn hạn chế. (3) Lạm phát của Việt Nam tuy đã được kiểm soát ở mức dưới hai chữ số, nhưng tính ổn định chưa cao, còn tiềm ẩn những yếu tố gây áp lực tăng giá. Bên cạnh đó, thâm hụt ngân sách kéo dài, vay nợ nước ngoài để bù đắp thâm hụt ngày càng tăng (dự báo mức thâm hụt của Việt Nam năm 2012 sẽ vào khoảng 9-10 tỷ USD). (4) Với một nền kinh tế đô la hóa (so với các nước trên thế giới), nếu các biện pháp chính sách tiền tệ, tỷ giá hối đoái thiếu thận trọng, không cân nhắc đến tất cả các khía cạnh của vấn đế thì hậu quả của bất ổn vĩ mô là rất nặng nề, khi đó thì không thể nói đến vấn đề tăng trưởng kinh tế cũng như đẩy mạnh xuất khẩu được. (5) Chính phủ đang quyết liệt thực hiện các chính sách nhằm ổn định tỷ giá. (những kết quả đáng khích lệ đạt được trong năm 2011 là tiền đề để tin tưởng sẽ đạt được những kết quả như vậy trong năm 2012). Nếu không có cú sốc đột biến từ bên ngoài và với việc triển khai quyết liệt các chính sách theo Nghị quyết 01 của Chính phủ thì Việt Nam có thể giữ ổn định thị trường ngoại hối, mức biến động hay phá giá của đồng Việt Nam không quá 2-3%. =>?@A#0"&B CDEF%2G#--,#-#6 - Điều chỉnh lãi suất tái chiết khấu: Nếu NHTW hạ thấp mức lãi suất tái chiết khấu thì ngoại tệ sẽ chạy ra nước ngoài, dần dần tỷ giá ngoại tệ sẽ tăng lên (đồng nội tệ bị mất giá). Nếu tỷ giá đồng nội tệ sụt thấp so với mức tỷ giá hợp lý thì bằng cách nâng lãi suất tái chiết khấu sẽ tạo ra hiệu ứng kích thích cầu về nội tệ và đồng nội tệ sẽ dần dần tăng giá và biện pháp này được duy trì đến khi mức tỷ giá thị trường đã trở về với mức tỷ giá hợp lý. Trường hợp ngược lại nếu tỷ giá đồng nội tệ tăng quá cao so với mức tỷ giá hợp lý thì NHTW sẽ hạ thấp mức lãi suất tái chiết khấu để tác động đến cầu về ngoại tệ, gây hiệu ứng giảm tỷ giá đồng nội tệ để trở về với mức tỷ giá hợp lý. - Can thiệp ngoại hối: Khi sử dụng biện pháp này, NHTW là người trực tiếp tham gia hoạt động mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối để điều chỉnh quan hệ cung cầu về ngoại tệ trên thị trường, từ đó tỷ giá hối đoái sẽ được điều chỉnh. - Phá giá tiền tệ: Phá giá tiền tệ là việc Nhà nước chính thức hạ thấp sức mua của đồng nội tệ so với ngoại tệ với kỳ vọng tăng tỷ giá hối đoái đồng nội tệ trong tương lai. Việc thực hiện phá giá tiền tệ phải đặc biệt thận trọng. Đây chỉ là biện pháp bất đắc dĩ khi sức mua của đồng nội tệ bị sụt mạnh liên tục so với ngoại tệ và bằng các biện pháp nêu trên không đem lại kết quả thì áp dụng biện pháp phá giá tiền tệ. - Nâng giá tiền tệ: Nâng giá đồng nội tệ so với ngoại tệ để có một tỷ giá mới cao hơn là biện pháp điều chỉnh tỷ giá hối đoái khi những cường quốc về kinh tế muốn sử dụng công cụ này để chiếm lĩnh thị trường, hoặc khi nền kinh tế phát triển quá “nóng”, muốn làm “dịu lạnh” thì dùng biện pháp nâng giá tiền tệ để tăng cường chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài kiếm lời. Lập quỹ bình ổn hối đoái: Chính phủ lập ra quỹ riêng nhằm chủ động can thiệp kịp thời vào thị trường tiền tệ khi tỷ giá biến động vượt xa so với mức mà NHTW cho phép. Phương pháp lập quỹ: Quỹ này được hình thành bằng những cách dưới đây: +Phát hành trái phiếu kho bạc bằng đồng tiền quốc gia. Khi ngoại tệ nhiều thì sử dụng quỹ này để mua ngoại tệ nhằm hạn chế mức độ mất giá của ngoại tệ. Ngược lại, trong trường hợp vốn vay chạy ra nước ngoài quỹ bình ổn tung ngoại tệ ra bán nhằm ngăn chặn sự tăng giá ngoại tệ. +Sử dụng vàng để lập quỹ Khi cán cân thanh toán quốc tế bị thâm hụt, quỹ dự trữ hối đoái sẽ đưa vàng ra bán thu ngoại tệ về để cân bằng cán cân thanh toán. Trường hợp khi ngoại tệ vào nhiều, quỹ tung vàng ra bán để thu về đồng tiền quốc gia, mua ngoại tệ nhằm duy trì sự ổn định của tỷ giá hối đoái.  Nếu chính phủ Mexiccua tổo áp dụng một mức thuế quan cao lên hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ khi các yếu tố khác không đổi sẽ tác động như thế nào tỷ giá cân bằng của đồng MXN so với USD? Phân tích bằng đồ thị? Giả sử các yếu tố khác không đổi. Nếu chính phủ Mexico áp dụng một mức thuế quan hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ lên cao thì giá hàng hoá nhập khẩu từ Mỹ lên cao -> nhu cầu hàng hoá nội địa thay thế tăng lên, nhu cầu hàng hoá nhập khấu từ Mỹ giảm xuống. Do đó lượng nhâp khẩu hàng từ Mỹ của Mexico giảm -> Nhu cầu về USD của Mexico giảm -> Thừa ngoại tệ (USD) -> tỷ giá USD/MXN giảm (đồng tiền MXN tăng giá) 2- Theo bạn tự do hóa tài khoản vốn mang lại những thuận lợi và bất lợi gì cho nền tài chính một quốc gia. Liên hệ thưc tiễn ở Việt Nam. Tài khoản vốn được tạo ra bởi những khoản chuyển giao tài sản chính hoặc những giao dịch phát sinh liên quan đến việc thay đổi quyền sở hữu của những tài sản phi sản xuất, phi tài chính như bất động sản. Thực tế cho thấy giá trị của những giao dịch loại này chiếm một tỷ trọng nhỏ so với những phần còn lại của cán cân thanh toán quốc tế. Do đó việc tự do hoá tài khoản vốn ít tác động đến lượng dự trử ngoại tệ cũng như tỷ giá hối đoái của một quốc gia. Mà còn tận dụng một cách có hệ thống những cơ hội đem lại bởi tự do hóa tài khoản vốn tại khu vực doanh nghiệp với công tác tài chính yếu ớt và sự quản trị kém; góp một phần tăng nguồn ngoại tệ. Tuy nhiên dù còn nhiều bất đồng nhưng muốn tự do hóa tài khoản vốn chỉ thành công ở những nền kinh tế có môi trường kinh tế vĩ mô lành mạnh, và tự do hóa tài khoản vốn là một phần khăng khít của chương trình cải cách. Thiếu sót ở các lĩnh vực khác cũng có thể dẫn đến những kết quả đáng tiếc từ việc tự do hóa tài khoản vốn. Mặt khác, Việt Nam cũng có nhiều điểm giống các nước bị khủng hoảng tài chính khi tự do hóa tài khoản vốn, như có lạm phát tương đối cao, lãi suất danh nghĩa VND cao, dự trữ ngoại hối còn hạn hẹp, thâm hụt tài khoản vãng lai thường niên, và nợ nước ngoài tương đối lớn. Ngoài ra, Việt Nam giống tất cả các nước có liên quan ở điểm là hệ thống tài chính còn rất yếu kém, với tỷ lệ nợ xấu cao, rủi ro hệ thống lớn, thông lệ cho vay bất cẩn, chế độ quản trị ngân hàng còn yếu kém, và cơ chế tỷ giá còn cứng nhắc [...]... điểm đã nêu có thể thấy rằng các điều kiện tiền đề cho tự do hóa tài khoản vốn ở Việt Nam một cách an toàn là chưa tồn tại hoặc chưa đầy đủ, nhất là những điều kiện tiền đề về nền kinh tế vĩ mô lành mạnh, cũng như một hệ thống tài chính và hạ tầng cơ sở giám sát vững chắc Cũng không kém phần quan trọng là chính phủ và người dân Việt Nam có quá ít kinh nghiệm bước đầu với việc tự do hóa tài khoản vốn .  Câu 1: Tài khoản vãng lai của một quốc gia thâm hụt có phải là vấn đề đáng lo ngại hay không?  - Tài khoản vãng lai (current account) trong. rằng thâm hụt tài khoản vãng lai là không tốt, đáng lo ngại và thể hiện một nền kinh tế yếu kém. Còn ngược lại có thặng dư trên tài khoản vãng lai, là điều tốt, thể hiện một nền kinh tế có khả. tế một quốc gia là đáng lo ngại hay không, chúng ta cần phải xem xét từng trường hợp cụ thể, không thể chỉ nhìn vào con số thâm hụt tài khoản vãng lai để rồi cho rằng quốc gia đó có nền kinh tế yếu

Ngày đăng: 26/10/2014, 18:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w