Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý cấp phát và kiểm soát thanh toán chi NSNN qua KBNN

Một phần của tài liệu quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước (Trang 71 - 74)

- Triệt để thực hiện phương thức cấp phát theo dự toán được duyệt, tiến tới tất cả các khoản chi của NSNN đều được cấp theo dự toán Đồng thời, mở

3.2.2.11.Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý cấp phát và kiểm soát thanh toán chi NSNN qua KBNN

1 Tất cả các nước đều quy định một cơ quan cấp bộ chủ trì việc chuẩn bị và soạn lập DTNS, nhưng không nhất thiết đó phải là Bộ Tài chính.

3.2.2.11.Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý cấp phát và kiểm soát thanh toán chi NSNN qua KBNN

soát thanh toán chi NSNN qua KBNN

Yêu cầu có được nguồn nhân lực để đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ luôn là mối quan tâm, trăn trở thường trực của các tổ chức và cấp lãnh đạo KBNN Tiền Giang. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao. KBNN thường xuyên quan tâm bồi dưỡng cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác cấp phát và kiểm soát thanh toán chi NSNN. Hàng năm, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ về chính sách, cơ chế, quy trình, thủ tục và trình tự giải quyết các vấn đề nghiệp vụ. Trên cơ sở đó, KBNN Tiền Giang tổ chức tập huấn, bồi dưỡng tiếp cho đội ngũ cán bộ thuộc đơn vị mình. Trong quá trình tác nghiệp, cán bộ KBNN chịu áp lực rất lớn giữa một bên là chấp hành nguyên tắc, chính sách chế độ quy định về quản lý tài chính và NS nhằm đảm bảo quản lý chặt chẽ với việc vận dụng hợp lý, phù hợp với thực tế nảy sinh; giữa việc tạo thuận lợi cho khách hàng, nhằm kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo an toàn tài sản. Thông qua các hội thi nghiệp vụ do KBNN tổ chức đã nâng cao nhận thức về vai trò, nhiệm vụ, trách nhiệm của người công chức KBNN, là ý thức học tập, bồi

dưỡng năng lực chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, tinh thông nghiệp vụ. Tinh thần ham học hỏi, rèn luyện chuyên môn, đạo đức và bản lĩnh nghề nghiệp đã trở thành truyền thống tốt đẹp của công chức ngành KBNN, đặc biệt đối với những người làm công tác cấp phát, kiểm soát chi NSNN.

KBNN Tiền Giang đã và đang triển khai các đề án do KBNN đề ra nhằm nâng cao chất lượng hoạt động và chất lượng phục vụ của KBNN mà trọng tâm là xây dựng KBNN Tiền Giang mẫu mực về quy trình nghiệp vụ, mẫu mực về công sở và mẫu mực trong văn hoá ứng xử, văn hoá giao tiếp, từng bước xây dựng văn hoá nghề KBNN với mục tiêu là cung cấp cho các ĐVSDNS những điều kiện phục vụ tốt nhất, hoàn thiện và văn minh nhất.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Nâng cao hiệu quả kiểm soát chi NSNN qua KBNN đòi hỏi phải dày công nghiên cứu và giải quyết một cách đồng bộ nhiều giải pháp khác nhau. Từ những giải pháp mang tính định hướng đến những giải pháp cụ thể như đổi mới và hoàn thiện quy trình lập, duyệt, phân bổ và quyết toán NS; đổi mới phương thức cấp phát, thanh toán các khoản chi NSNN; đặc biệt là việc thay đổi tư duy của các đơn vị thụ hưởng NS và phương pháp kiểm soát chi NSNN của KBNN. Để thực hiện có hiệu quả những giải pháp nói trên, đòi hỏi phải có những điều kiện cần thiết về cơ sở pháp lý, chất lượng dự toán, đến trình độ kỹ thuật công nghệ và đặc biệt là năng lực chuyên môn và phẩm chất của đội ngũ cán bộ Kho Bạc Nhà Nước.

KẾT LUẬN

Trong giai đoạn hiện nay, NSNN đóng vai trò rất quan trọng, bảo đảm cho NSNN thực hiện chức năng và nhiệm vụ duy trì quyền lực nhà nước – là công cụ điếu tiết vĩ mô nền kinh tế, cung cấp kinh phí để đầu tư cơ sở hạ tầng, các ngành then chốt, tạo môi trường cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển, đầu tư chống ô nhiễm môi trường, tài trợ cho các hoạt động xã hội, chống lạm phát … Do vậy, việc quản lý sử dụng NSNN đúng đối tượng, đúng mục đích và có hiệu quả không chỉ là trách nhiệm riêng của cơ quan tài chính hay KBNN mà là trách nhiệm chung của tất cả các cơ quan đơn vị QLNN và các đơn vị sử dụng Ngân sách nhà nước.

Trong đề tài này là sự kết hợp giữa nhận thức mới trong lý luận chung về NSNN và kiểm soát chi NSNN qua KBNN với thực trạng công tác quản lý cấp phát NS và kiểm soát chi NS qua KBNN theo luật NSNN. Đồng thời, nêu ra những tồn tại cơ bản trong quá trình tổ chức thực hiện. Từ đó, đề ra những giải pháp chủ yếu nhằm khắc phục những tồn tại và góp phần nâng cao hiệu quả kiểm soát chi NSNN theo luật định. Trong đó giải pháp cải tiến thủ tục, quy trình kiểm soát các khoản chi chủ yếu có ý nghĩa rất quan trọng và thực tiễn trong việc phục vụ quá trình kiểm soát chi Ngân sách nhà nước

Với việc kiến nghị tập trung thống nhất các nguồn vốn đầu tư của nhà nước và thực hiện khoán chi NSNN sẽ góp phần nâng cao năng lực quản lý bộ máy nhà nước, giảm được hao phí lao động xã hội và sử dụng kinh phí thuộc Ngân sách nhà nước được tiết kiệm và có hiệu quả hơn.

Đối với công tác quản lý chi tiêu NSNN, đây không chỉ đơn thuần là công việc kiểm soát chi tiêu của các đối tượng thụ hưởng NSNN mà là phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính của địa phương được tập trung từ các thành phần kinh tế và của nhân dân lao động.

Hơn nữa, Ngân sách nhà nước không phải là vô tận đều là tiền của, công sức lao động của nhân dân đóng góp, nó không thể thất thoát lãng phí.

Năng lực sản xuất còn nhiều, đời sống nhân dân được nâng lên nếu ta có một cơ chế và quy trình hoàn chỉnh về kiểm soát chi Ngân sách nhà nước./.

Một phần của tài liệu quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước (Trang 71 - 74)