Cải cách hành chính theo hướng minh bạch, công khai, đơn giản hoá các thủ tục và nâng cao hiệu quả quản lý

Một phần của tài liệu quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước (Trang 68 - 70)

- Triệt để thực hiện phương thức cấp phát theo dự toán được duyệt, tiến tới tất cả các khoản chi của NSNN đều được cấp theo dự toán Đồng thời, mở

3.2.2.8.Cải cách hành chính theo hướng minh bạch, công khai, đơn giản hoá các thủ tục và nâng cao hiệu quả quản lý

1 Tất cả các nước đều quy định một cơ quan cấp bộ chủ trì việc chuẩn bị và soạn lập DTNS, nhưng không nhất thiết đó phải là Bộ Tài chính.

3.2.2.8.Cải cách hành chính theo hướng minh bạch, công khai, đơn giản hoá các thủ tục và nâng cao hiệu quả quản lý

giản hoá các thủ tục và nâng cao hiệu quả quản lý

là trọng tâm cần đẩy mạnh cải cách hành chính bởi vì đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của KBNN, đồng thời có quan hệ trực tiếp và ảnh hưởng đến tất cả các đối tượng sử dụng NSNN. Thực tế công tác quản lý chi NSNN của KBNN hiện nay cho thấy việc bố trí quy trình kiểm soát các khoản chi cơ bản trong đó có chi thường xuyên đã đảm bảo tương đối phù hợp. Quy trình kiểm soát chi NS đã được cải tiến theo hướng đơn giản hoá, minh bạch và phù hợp thực tiễn nhằm quản lý chặt chẽ, an toàn tiền vốn của Nhà nước; đồng thời tạo thuận lợi cho đối tượng giao dịch. Tuy nhiên, công tác này đang còn nhiều vấn đề cần quan tâm giải quyết.

- Những nội dung chi giống nhau, cùng một loại công việc như nhau nhưng được giao cho nhiều bộ phận quản lý, tạo sự phân tán; quy trình luân chuyển và xử lý công việc giữa các bộ phận còn nhiều điểm chưa hợp lý. Đây là một thực tế cần nghiên cứu để có các giải pháp mang tính tổng thể, toàn diện và lâu dài, nhằm xây dựng quy trình nghiệp vụ của KBNN hiện đại, đáp ứng được các yêu cầu: quản lý tài chính nhà nước chặt chẽ, đúng luật; tạo thuận lợi cho các đối tượng giao dịch; đạt hiệu quả cao trong hoạt động quản lý. Ví dụ, một số đơn vị thực hiện chương trình mục tiêu là các đơn vị dự toán như Sở Y tế, Văn hoá, Thể dục thể thao… được giao dự toán chi thường xuyên và do bộ phận kế toán kiểm soát thanh toán. Đồng thời, nhiều nội dung chi chương trình mục tiêu có tính chất giống chi thường xuyên ( chi cho con người, chi hoạt động chương trình mục tiêu về y tế, văn hoá, giáo dục,..) cũng được CQTC giao dự toán theo chương trình mục tiêu và được phân công cho bộ phận kế hoạch kiểm soát thanh toán. Như vậy, đơn vị sử dụng NSNN có cùng một bản dự toán, chi cho công việc có tính chất giống nhau nhưng lại giao dịch với hai bộ phận của KBNN nên có nhiều điểm không thuận tiện cho cả đơn vị và KBNN. Để giải quyết vấn đề này cần phân công phòng kế toán chịu trách nhiệm kiểm soát toàn bộ các khoản chi chương trình mục tiêu có tính chất thường xuyên được giao bằng dự toán; phòng kế hoạch tổng hợp là đầu mối tổng hợp thông tin để báo cáo

tình hình thực hiện chương trình mục tiêu theo yêu cầu của các cấp có thẩm quyền.

- Về việc đối chiếu tình hình sử dụng dự toán của các đơn vị với KBNN: Để giảm bớt công việc lập đi lập lại nhiều lần đối với KBNN khi đơn vị thực hiện đối chiếu không khớp đúng đến từng mục chi của MLNS đồng thời hạn chế bớt những tiêu cực nhỏ ( cơ chế xin cho số liệu) phát sinh trong quá trình đối chiếu giữa KBNN và đơn vị sử dụng NSNN. KBNN nên cung cấp số liệu công khai đến từng mục chi trên báo cáo chi hàng tháng, quí của KBNN trên các ki-ốt thông tin hoặc cung cấp báo cáo giấy cho các đơn vị tự kiểm tra đối chiếu khớp đúng trước khi đến KBNN. Điều này thể hiện tính minh bạch trong kiểm soát chi qua KBNN đồng thời đơn vị sử dụng NSNN cùng tham gia và chịu trách nhiệm về kết quả theo dõi chi đến từng mục của MLNSNN, phát hiện kịp thời những sai xót từ phía KBNN do hạch toán nhầm mục chi và yêu cầu KBNN chỉnh sửa. Mặt khác đơn vị không bị lệ thuộc vào KBNN khi muốn đối chiếu chính xác số liệu chi của mình.

Một phần của tài liệu quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước (Trang 68 - 70)