1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU ĐẾN CÁN CÂN TÀI KHOẢN VÃNG LAI CỦA VIỆT NAM.doc

58 1,2K 11
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 1,38 MB

Nội dung

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU ĐẾN CÁN CÂN TÀI KHOẢN VÃNG LAI CỦA VIỆT NAM

Trang 1

KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

ĐỀ TÀI :

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU ĐẾN CÁN CÂN TÀI KHOẢN

VÃNG LAI CỦA VIỆT NAM

GVHD : TS.NGUYỄN THỊ LIÊN HOA NHÓM SV : PHẠM HOÀNG CHIẾN

HỒ SỸ NGHĨA HIỆP BÙI THỊ THÚY PHƯƠNG NGUYỄN MINH SỰ MAI HỒNG THÀNH LỚP : TC 12 – TCDN- K32

Trang 2

Lời mở đầu:

Khi cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu diễn ra, dường như nó chỉ là một đốm lửa trên đỉnh núi Nhưng trong thế giới kết nối mà chúng ta đang sống, đốm lửa nhỏ ấy đã mở đầu cho một đám cháy lớn Cơn chấn động trên Phố Wall đã tác động đến tất cả những ai

có liên quan đến tài chính những thị trường tài chính Âu, Á nơi ngọn lửa đã bùng cháy và tiếp tục lan xa.

Tất cả các quốc gia trên thế giới đều phải gồng mình lên gánh chịu Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ, và Khủng hoảng ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống kinh tế của một quốc gia Trong ấy có và trong ấy có cán cân tài khoản vãng lai.

Đề tài: “Đánh giá tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đến cán

cân tài khoản Vãng lai của Việt Nam” sẽ phân tích rõ hơn tác động này.

Với nội dung:

Phần 1: Sơ lược về khủng hoảng tài chính toàn cầu,

Phần 2: Về lý thuyết tài khoản vãng lai,

Phần 3: Phân tích tác động của khủng hoảng tới từng nhân tố cụ thể làm thay đổi

cán cân tài khoản vãng lai của Việt Nam như thế nào?

Sau đó đưa ra Phân tích tổng hợp: Ảnh hưởng khủng hoảng tài chính đến cán cân tài khoản vãng lai Việt Nam.Tình hình chung tài khoản vãng lai Việt Nam năm 2008 và đầu năm 2009.

Phần cuối: Dự báo của các chuyên gia Kinh tế về Nền Kinh tế Việt Nam trong năm

2009, Và nhóm có đưa ra nhưng giải pháp cải thiện cán cân tài khoản vãng lai của Việt Nam.

Trang 3

MỤC LỤC:

Chương 1: Toàn cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu:

1.1 Nguyên nhân: 6

1.2 Diễn Biến: 6

1.3 Phản Ứng của Chính Phủ và Ngân Hàng Trung Ương: 13

1.4 Tác Động của Khủng Hoảng Tới VIệt Nam 14

1.4.1 Tác động Trực tiếp: 14

1.4.2 Tác động gián tiếp: 15

Chương 2 Lý thuyết về tài Khoảng Vãng Lai: 2.1 Định Nghĩa: 16

2.2 Các Thành phần chủ yếu của tài khoản vãng lai 16

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân tài khoản vãng lai:

16 2.3.1 Ảnh hưởng của lạm phát

17 2.3.2 Thu nhập quốc dân: 17

Trang 4

Chương 3: Phân tích tác động của Khủng Hoảng Tới Cán Cân Vãng Lai Việt Nam:

Error: Reference source not found Sơ Khảo: 19

3.2 Nhân tố nội tại: 20

3.2.1 Lạm Phát: 20

3.2.2 Thu nhập quốc dân: 29

3.2.3 Tác động của tỷ giá đến cán cân vãng lai:

34 3.2.4 Biện Pháp chính Phủ: 39

3.2.4.1 Gói kích cầu 6 tỷ USD 39

3.2.4.2 Hạ lãi suất cơ bản : 40

3.2.4.3 Tỷ giá và ổn định kinh tế: 41

3.2.4.4 Kiên định mục tiêu thắt chặt tiền tệ: 42

3.2.4.5 Chính sách thuế : 42

3.3 Các Nhân tố không thể Kiểm Soát: 43

3.3.1 Cầu của người Nước ngoài về hàng hóa Việt Nam: 44

3.3.2 Lượng Khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam: 45

3.3.3 Lượng Kiều hối của Kiều bào về Việt Nam : 45

Trang 5

3.4 Phân tích tổng hợp: 47

3.4.1 Cán Cân Thương Mại: 47

3.4.2 Cán cân dịch Vụ: 51

3.4.3 Chuyển Giao vãng lai: 53

Chương 4: Dự báo kinh tế Việt Nam 2009- Giải pháp cải thiện tài khoản vãng lai Việt Nam 4.1 Dự báo Chung về tình hình kinh tế và Tài khoản Vãng lai 2009: 55

Error: Reference source not found Giải Pháp Cải thiện Cán Cân Tài khoản Vãng Lai Việt Nam: 56

Trang 6

Chương 1:

Toàn cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu:

1.1 Nguyên nhân:

Cùng với sự phát triển của Xã hội loài người, cùng với sự phát triển của nền

văn minh nhân loại Các sản phẩm chứng khoán hóa xuất hiện từ đầu thập niên

1970 và phát triển mạnh trong môi trường chính sách tiền tệ được nới lỏng từnăm 2001

Chứng khoán hóa và việc ra đời các sản phẩm của quá trình này như chứngkhoán đảm bảo bằng tài sản thế chấp (MBS), giấy nợ đảm bảo bằng tài sản (CDO)

và các loại tương tự, việc mua bán MBS và CDO, nên đã tồn tại những rủi ro hệthống bao gồm cả rủi ro đạo đức và lựa chọn trái ý

Trong khi đó, mô hình giám sát tài chính của Hoa Kỳ trước khủng hoảngkhông đủ năng lực giám sát các rủi ro này

Nguyên Chủ tịch Fed Alan Greenspan sau này thừa nhận rằng ông đã khôngnhận thức hết quy mô của thị trường tín dụng nhà ở thứ cấp

Trang 7

• Ngày 6/8/2007: American Home Mortgage – một trong những Tổ chức chovay thể chấp mua nhà lớn nhất của Mỹ làm đơn xin phá sản

• Trong vòng một năm từ tháng 8/2007 đến 8/2008 các nạn nhân của cuộckhủng hoảng cho vay dưới chuẩn :

 Tại Đức : IK Bank, DZ Bank, Deutsche Bank

 Tại Thụy Sĩ : UBS Bank

 Tại Pháp: BNP Paribas Bank

 Tại Anh: Northern Rock Bank

 Tại Australia Tập đoàn Centro Properties

→ Các Ngân Hàng này liên tục trích dự phòng hoặc là nhận các khoảng “tiềnbơm” hoặc là bị quốc hữu hóa…

Một năm sau vào tháng 9/2008 Mọi việc trở nên tồi tệ hơn:

Ngày 7/9/2008:

Cục Dự trữ Liên bang (Fed) và Bộ Tài chính Mỹ đoạt quyền kiểm soát hai tập đoànchuyên cho vay thế chấp Fannie Mae và Freddie Mac nhằm hỗ trợ thị trường nhà đấtMỹ

Ngày 11/9/2008:

Cổ phiếu của ngân hàng đầu tư này tụt giảm 45% Lehman Brothers tuyên bố đang

nỗ lực tìm kiếm đối tác để bán lại chính mình

Trang 8

Các nhân viên an ninh bảo vệ trước trụ sở Fed tại New York nơi Các quan chức củaFED và Kho bạc Trung Ương cùng các CEO tài chính phố Wall làm việc liên tụckhông nghỉ họp bàn về số phận Lehman Cuối tuần trôi đi nhanh chóng Đến đêmthứ 7 số phận Lehman được định đoạt khi cả Bank Of America và Barclays của Anhđều không tìm được tiếng nói chung với Lehman và Chính Phủ Các bên mua đặtđiều kiện Chính Phủ phải bảo trợ cho các khoản lỗ từ việc mua danh mục rủi ro củaLehman.

Phải nói rằng Chính phủ đặt trong tình trạng tiến thoái lưỡng man khi họ khôngthể làm gì được Mới tháng 3, họ tung ra 29 tỷ giải cứu Bears Stearm Tuần trước họmua lại Freddie Mac và Fannie Mae,

Trong khi đó vẫn đề lúc này không chỉ có Lehman mà còn hàng loạt tập đoàntài chính đang chết lâm sàng Merrill Lynch , AIG và Washington Mutual đều đangnguy kịch Các anh hùng khác trên phố Wall đều đang bị thương nặng và lo hàn gắnvết thương của chính họ

Trong lúc này khi cuộc bầu cử nước Mỹ đến gần thì điều đó càng nghiêmtrọng hơn Đảng Dân Chủ đã gây áp lực đối với Đảng Cộng Hòa về việc lấy tiềnthuế của dân đi giải cứu Chính vì thế Chính phủ cũng lực bất tòng tâm

Với việc đàm phán cứu Lehman đi vào ngõ cụt,

Bank Of America được lệnh cứu Merrill Lynch và cuộc đàm phán lịch sử muamột ngân hàng đầu tư lớn thứ 3 phố Wall chỉ diền ra trong ngày chủ nhật với mứcgiá 29USD /cổ phiếu

Trang 9

Phải nói CEO của Merrill Lynch rất tỉnh táo và nhanh chóng kết thúc đượcđàm phán một cách thành công Về phương diện này, Ban lãnh đạo của Lehman thật

có lỗi với hàng ngàn cổ đông và nhân viên

Ngày 15/9/2008: “Ngày thứ 2 đen tối”

Lehman Brothers một ngân hàng đầu tư 158 tuổi Do 3 anh em nhà Lehmannhập cư từ Đức vào Mỹ thành lập vào năm 1850, đệ đơn xin bảo hộ phá sản,vụChìm xuồng” với khoản nợ khổng lồ 613 tỷ USD của Lehman Brothers được đánhgiá là lớn nhất trong lịch sử

Có khoảng 26.000 nhân viên thu dọn đồ cá nhân ra lần lượt rời khỏi Lehman

Merrill Lynch bị Bank of America thâu tóm

American International Group – (AIG) tập đoàn bảo hiểm lớn nhất thế giới mấtkhả

năng thanh toán do những khoản thua lỗ liên quan tới nợ cầm cố

Một ngày giao dịch đi vào lịch sử bởi đã 7 năm kể từ sự kiện khủng bố ngày11/9/2001 ở Mỹ đến nay, Phố Wall mới có một phiên giao dịch tồi tệ đến vậy.Khối lượng đặt bán ở các mã thuộc khối tài chính được tung ra nhưng nỗ lực bánvẫn trở nên khó khăn khi ai cũng bán, bán với khối lượng lớn trong khi ngườimua được quyền chọn “không mua giá này sẽ mua rẻ hơn ở mức giá khác”

Khi cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu diễn ra, dường như nó chỉ là một đốm lửa trên đỉnh núi Nhưng trong thế giới kết nối mà chúng ta đang sống, đốm lửa nhỏ

ấy đã mở đầu cho một đám cháy lớn Cơn chấn động trên Phố Wall đã tác động đến

Trang 10

Nhìn vào bản thống kê, ta thấy,thị trường chứng khoán phản ứng rất nhạy vớithông tin Lehman Brothers phá sản, các chỉ số của Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Đài Loan,Singapore đều đã giảm mức khoảng 5%.

Chúng ta thấy có Nhật, Hồng Kông, Hàn Quốc, Trung Quốc không thay đổi vìthị trường đang đóng của nghỉ lễ nhưng trong ngày hôm sau 16/9/2008 chỉ số Nikkei

225 của chứng khoán Nhật đã giảm gần 4,95%, Chỉ số Hang Seng của Hong Kong

có mức điểm trừ 5,44% Chứng khoán Trung Quốc cũng có phiên giảm sâu khi chỉ

số Shang Hai Composite bị trừ 4,47%

Đó là diễn biến trên thị trường chứng khoán, còn trên thực tế:

Châu Âu:

Trang 11

Ngày 28/9/2008, Chính phủ ba nước châu Âu là Bỉ, Hà Lan, Luxembourg đãcông bố kế hoạch quốc hữu hóa Tập đoàn tài chính Fortis

Ngày 29/9/2008, Chính phủ Anh cũng quyết định tạm thời quốc hữu hóa ngânhàng cho vay địa ốc nổi tiếng của mình là Bradford & Bingley

Những động thái đó chứng tỏ cuộc khủng hoảng tài chính đã bắt đầu thò cánhtay dài của mình sang các nước châu Âu

Ngày 13/10/2008: Ba ngân hàng hàng đầu của Anh là Royal Bank ofScotland, HBOS và Lloyds đã tiếp nhận khoản vốn khổng lồ trong kế hoạch giải cứungành ngân hàng của Anh

Ngày 23/10/2008: Belarus đề nghị cứu trợ từ Quỹ tiền tệ thế giới IMF, nốitiếp Ai xơ len, Pakistan, Hungary và Ukraine trong việc xin vay vốn để đối phó vớikhủng hoảng tài chính đang leo thang

Khủng hoảng và châu Âu:

 Các nền kinh tế lớn Châu Âu đều có tốc độ tăng trưởng GDP âm vào quý3/2008 và cả năm 2008 là 0.70%

 Và 2009 sẽ giảm tới 1,9% và tăng nhẹ ở mức 0,4% vào năm 2010 (Uỷ banchâu Âu dự báo)

“Kinh tế châu Âu 2009 khó khăn hơn”

"Mây đen" tiếp tục bao phủ kinh tế châu Âu.

Trang 12

Ngày 10/10/2008: Tập đoàn bảo hiểm có lịch sử hoạt động 98 năm tại Nhật là

Yamato Life Insurance Co chính thức đệ đơn xin được bảo hộ phá sản do các khoản

nợ đã vượt tài sàn 11,5 tỷ yen (tương đương 116 triệu USD) Đây được coi là mốcđánh dấu cuộc khủng hoảng đã lan sang châu Á

Trung quốc tưởng chừng như miễn dịch với virut khủng hoảng nhưng Chínhphủ Trung Quốc bơm 19 tỉ USD và xoá 120 tỉ USD nợ xấu cho Ngân hàng Nôngnghiệp TQ

Ngày 27/10/2008: Lãnh đạo 13 châu nước Á đã nhất trí dành khoảng 80 tỷUSD để thành lập một quỹ dự trữ ngoại hối chung trong nửa đầu năm 2009 nhằmbảo vệ đồng tiền của mình khỏi ảnh hưởng của cơn bão tài chính tồi tệ đang hoànhhành từ Mỹ tới châu Á

Trang 13

Bank of America, nơi niềm tin đang cạn kiệt?

Citigroup sắp bị Quốc Hữu hóa …!!!

Hiện Tại:

GDP Mỹ 2008 là: 1.13%

Theo nhiều dự đoán, 2 quý đầu năm 2009 sẽ tiếp tục chứng kiến sự suy giảmcủa nền kinh tế, tính chung cả năm 2009, FED dự báo kinh tế Mỹ suy giảmkhoảng 0.19%

1.3 Phản Ứng của Chính Phủ và Ngân Hàng Trung Ương:

Trong cơn bão ấy, Các Ngân hàng trung ương, Fed :

Trang 14

 lãi suất USD trong khoảng 0 - 0,25%,

 lãi suất Yên Nhật ở 0,1%,

 lãi suất Franc Thụy Sỹ ở 0,5%

 lãi suất Euro ở 1,5%,

 lãi suất Bảng Anh ở 0,5%

Và các chính trị gia làm gì:

• Kích thích kinh tế đang trở thành một làn sóng lan khắp toàn cầu

† Trong khi chính quyền và Quốc hội Mỹ vừa đạt thỏa thuận cuối cùng về góikích thích 789 tỉ USD do Tổng thống Barack Obama đề xuất,

† Ít nhất 33 nước khác đã khởi động các chương trình kinh tế đầy tham vọng

1.4 Tác Động của Khủng Hoảng Tới VIệt Nam

Còn Việt Nam thì sao: Liệu chúng ta có tránh được vòng xoáy của khủng hoảng:

1.4.1 Tác động Trực tiếp:

Về phía Việt Nam, ảnh hưởng trực tiếp thì cũng có giới hạn vì Việt Nam chưahội nhập sâu và tham gia nhiều vào thị trường tài chính thế giới và không tham giamua bán chứng khoán phái sinh

Nhưng khủng hoảng tài chính toàn cầu đã ảnh hưởng đến lãi suất tín dụng chovay giữa các ngân hàng (Libor và Sibor, thường được dùng làm lãi suất cơ sở để chocác xí nghiệp và ngân hàng Việt Nam vay)

Trang 15

Đối với thị trường chứng khoán:, có khả năng nhà đầu tư nước ngoài phải thuhồi nguồn vốn và bán chứng khoán Điều này tác động đến dự trữ ngoại hối và giá

cả trên thị trường chứng khoán Nhà đầu tư nước ngoài bán ra nhiều hơn mua vào sẽlàm giảm giá chứng khoán của Việt Nam

1.4.2 Tác động gián tiếp:

Thứ nhất, thâm hụt thương mại gia tăng Trong thời gian tới, kinh tế Mỹ nóiriêng, kinh tế toàn cầu nói chung sẽ rơi vào tình trạng suy thoái, tốc độ tăng trưởnggiảm sút

Nguồn tín dụng đang dần trở nên cạn kiệt của thế giới sẽ làm cho hoạt động đầu

tư trực tiếp và gián tiếp suy giảm trên phạm vi toàn cầu, và Việt Nam không phải làmột ngoại lệ;

Điều này sẽ dẫn đến hệ lụy là cầu đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam

sẽ giảm, trong khi cung đối với các mặt hàng nhập khẩu sẽ tăng do các nhà sản xuất

bị giảm thị trường ở các nước phát triển sẽ tìm cách mở rộng các thị trường khác Mặt khác, do phần còn lại của thế giới gặp khó khăn, thu nhập của người laođộng sẽ giảm sút, cuộc sống khó khăn hơn nên lượng kiều hối chuyển về có khảnăng sẽ giảm và hoạt động xuất khẩu bị giảm sút

Hơn nữa, Tiêu dùng giảm sút Khi sản xuất bị thu hẹp, một số người có khả năngmất việc làm, hay chí ít là thu nhập bị giảm sút cộng với dòng kiều hối chảy vào sụtgiảm sẽ kéo theo sụt giảm trong tiêu dùng của các hộ gia đình

Trang 16

2.2 Các Thành phần chủ yếu của tài khoản vãng lai:

Theo quy tắc mới về biên soạn báo cáo cán cân thanh toán quốc gia do IMFsoạn năm 1993, tài khoản vãng lai:

• Cán cân thương mại hàng hóa:

Trang 17

– Lạm phát

– Thu nhập quốc dân

– Tỷ giá hối đoái

– Các biện pháp hạn chế của chính phủ

2.3.1 Ảnh hưởng của lạm phát

Nếu một quốc gia có tỷ lệ lạm phát tăng so với các quốc gia khác có quan hệmậu dịch, thì tài khoản vãng lai của quốc gia này sẽ giảm nếu các yếu tố khác bằngnhau

Bởi vì người tiêu dùng và các doanh nghiệp trong nước hầu như sẽ mua hàngnhiều hơn từ nước ngoài (do lạm phát trong nước cao), trong khi xuất khẩu sang cácnước khác sẽ sụt giảm

2.3.2 Thu nhập quốc dân:

Nếu mức thu nhập của một quốc gia (thu nhập quốc dân) tăng theo một tỷ lệcao hơn tỷ lệ tăng của các quốc gia khác, tài khoản vãng lai của quốc gia đó sẽ giảmnếu các yếu tố khác bằng nhau Vì người dân sẽ có xu hướng tiêu dùng hàng nướcngoài nhiều hơn

Trang 18

2.3.3 Tỷ giá hối đoái:

Nếu đồng tiền của một nước bắt đầu tăng giá so với đồng tiền của các nướckhác, tài khoản vãng lai của nước đó sẽ giảm nếu các yếu tố khác bằng nhau

Bởi vì hàng hóa xuất khẩu từ nước này sẽ trở nên mắc hơn đối với các nướcnhập khẩu nếu đồng tiền của họ mạnh Kết quả là nhu cầu các hàng hóa đó sẽ giảm

2.3.4 Các biện pháp hạn chế của chính phủ

Nếu Chính phủ một quốc gia áp dụng các hàng rào mậu dịch đối với hàngnhập khẩu, giá của hàng nước ngoài đối với người tiêu dùng trong nước sẽ tăng trênthực tế Kết quả là nhập khẩu sẽ giảm và do đó làm tăng tài khoản vãng lai

Trang 19

Chương 3: Phân tích tác động của Khủng Hoảng Tới Cán

Cân Vãng Lai Việt Nam:

3.1. Sơ Khảo:

Trong các thị trường Giao thương với Việt Nam năm 2008,

Thị trường Xuất Khẩu:

Hoa Kỳ là đối tác lớn nhất, ước tính đạt 11,6 tỷ USD, Chiếm 18.44% thị phần.Với 5 mặt hàng chủ yếu: Hàng dệt may, dầu thô, gỗ và sản phẩm gỗ, giày dép, thủysản

Thị trường EU ước tính đạt 10 tỷ USD, Chiếm 15.9% thị phần Gồm các mặthàng truyền thống như: Hàng dệt may, giày dép, nông sản, thủy sản

Thị trường Nhật Bản ước tính đạt 8,8 tỷ USD, Chiếm 14% thị phần , tập trungchủ yếu vào các mặt hàng: Dầu thô, giày dép, thủy sản, máy tính và linh kiện, dây vàcáp điện

Các quốc gia chiếm tỷ lệ lớn trong việc giao thương Với Việt Nam: Hoa Kỳ,Nhật Bản Và EU Chúng ta cùng so sánh các nhân tố nội tại của nền kinh tế Việt

Nam với từng khu vực trên, sự khủng hoảng làm thay đổi các yếu tố như lạm phát

GDP, tỷ giá… sẽ ảnh hưởng đến cán cân tài khoản vãng lai của Việt Nam như

thế nào?

Trang 20

3.2 Nhân tố nội tại:

3.2.1. Lạm Phát:

 Lý thuyết:

Nếu một quốc gia có tỷ lệ lạm phát tăng so với các quốc gia khác có quan hệmậu dịch, thì tài khoản vãng lai của quốc gia này sẽ giảm nếu các yếu tố khácbằng nhau

Bởi vì người tiêu dùng và các doanh nghiệp trong nước hầu như sẽ mua hàngnhiều hơn từ nước ngoài (do lạm phát trong nước cao), trong khi xuất khẩu sangcác nước khác sẽ sụt giảm

 Thực tiễn:

Xem xét chỉ số lạm phát của nước ta qua các năm gần đây:

Year Inflation rate (consumer prices) Of

Trang 21

Inflation rate (consumer prices)

Lạm phát Việt Nam luôn duy trì ở mức cao qua các năm gần đây, điều nàyquả thật đã gây nhiều khó khăn đối với sự tăng trưởng kinh kế, đồng thời cũngảnh hưởng mạnh đến cán cân vãng lai trong nước

Trong năm 2008, tình hình lạm phát chia làm ba giai đoạn: lạm phát nóng,

kiềm chế lạm phát và giảm phát

Trang 22

Tốc độ tăng giá tiêu dùng liên tục tăng ở mức 2%/tháng với đỉnh điểm vàotháng 2 và tháng năm (tăng 3,19 %) Lạm phát được xác định là do cả 3 nhân tố:

Chi phí đẩy, cầu kéo, và tăng cung Điều tất yếu phải đến đã đến là cung tín dụng

tiếp tục tăng trên 50%, lạm phát tăng vọt lên 25%, nhập siêu vượt quá mức an toàn(5 tháng đầu năm 2008, chúng ta đã nhập siêu lên đến 40% GDP và 60% giá

trị xuất khẩu Yêu cầu xử lý vấn đề nhập siêu trở nên cấp bách )

Giai đoạn 2: Giao thời - Kiềm chế lạm phát

Trước những ảnh hưởng sâu rộng của lạm phát, chính phủ đă đưa ra các giảipháp kiềm chế lạm phát, tập trung vào việc thắt chặt cung tiền và giảm bớt đầu tưcông và hạn chế nhập siêu Được sự trợ giúp từ việc giá hàng hóa trên thế giớibắt đầu giảm từ mức đỉnh vào tháng 6/2008, tốc độ tăng lạm phát đă được đưaxuống mức dưới 2%/tháng (tháng 7-8/2008) và xấp xỉ 0%/tháng trong tháng9/2008

Giai đoạn 3: Giảm phát

Việc cắt giảm đầu tư và tiêu dùng nhằm kiềm chế lạm phát của chính phủ cùng với một sự cộng hưởng ngoài ý muốn là tác động của cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu dẫn tới một sự giảm đột ngột về cầu khiến cho giá nhiều mặt hàng giảm mạnh Tính trong 4 tháng từ tháng 8 đến tháng 11/2008, giá nguyên liệu thế giới giảm 58% với đà giảm gia tăng Giảm phát ở Việt nam có độ trễ 2 tháng so với nước ngoài và chính thức bắt đầu từ tháng 10/2008 Giống như nhiều nước khác, mối lo ngại của Việt Nam đă chuyển trạng thái từ lạm phát sang giảm phát khi giảm phát xảy ra trong cả 3 tháng của quýIV/2008…)

Trang 23

Trong khi đó, xuất khẩu giảm cả về kim ngạch lẫn khối lượng, đối mặt với những khó khăn dồn dập từ các nước nhập khẩu (về tín dụng, khả năng thanh toán, sức mua, giảm giá)

Tiếp tục với năm 2008: Sự leo thang của lạm phát giá trong năm vừa rồi là

do tăng cung tiền và tín dụng quá nhanh cùng với thâm hụt ngân sách quá lớngây ra Việc tăng giá hàng cơ bản trên thị trường thế giới cũng là một nguyênnhân, song với thực tế là lạm phát ở Việt Nam cao hơn hẳn so với các nước lánggiềng cho thấy tầm quan trọng của các nhân tố bên trong Phù hợp với lập luậnnày, sự suy giảm tốc độ tăng cung tiền và tín dụng cùng với việc giảm 45.000

tỷ đầu tư của khu vực nhà nước trong nửa cuối 2008 đầu 2009 giúp lạm phát tăngchậm lại, thậm chí âm nhẹ trong ba tháng cuối năm Như được minh họa trongHình sau, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam bắt đầu hạ cùng với đà suygiảm của giá dầu Mặc dù sự suy giảm của giá dầu và lương thực giúp hạ nhiệtlạm phát, song nếu như không có chính sách thắt chặt tiền tệ và tài khóa thìchắc là hiện nay Việt Nam vẫn phải tiếp tục đau đầu với lạm phát cao

Trang 24

Chỉ số giá hàng tiêu dùng 3 tháng đầu năm 2009:

Như vậy là chỉ số lạm phát đã có dấu hiệu suy giảm từ 8/2008 sau một thờigian dài liên tục tăng cao Theo như lý thuyết đã nêu thì khi chỉ số lạm phát giảm

sẽ làm cho cán cân thanh toán vãng lai tăng lên Tuy nhiên, trong thực tế xảy ratình trạng thâm hụt cán cân vãng lai Điều này ắt phải có nguyên nhân của nó…

Ta tiến hành so sánh chỉ số lạm phát trong nước với chỉ số làm phát vốn là thịtrường xuất khẩu chính yếu của Việt Nam, như: Mỹ, Nhật Bản và EU

- Nhật Bản

Year Inflation rate (consumer prices) Of Japan (%)

Trang 27

Inflation rate (consumer prices) Of EU

Trang 28

Qua nghiên cứu trên cho ta thấy, mặc dù lạm phát trong nước có giảmnhưng vẫn còn rất cao so với các nước trên Điều này đã làm cho hàng hóa trongnước trở nên đắt tương đối so với nước ngoài.

Ví dụ sau đây về giá xăng A92 tại Mỹ và tại Việt Nam sẽ làm rõ hơn điều này

Cầu nước ngoài về hàng hóa trong nước giảm

 Cán cân thương mại giảm Đồng thời do giá cả đắt lên nên lượng khách dulịch nước ngoài giảm Tất cả các yếu tố này hội tụ lại đã làm thâm hụt tài khoảnvãng lai

Tuy nhiên, lại một lần nữa tôi nhấn mạnh là sự giảm phát trong trường hợp này làkết quả từ những can thiệp của chính phủ nhằm đối phó lại tình trạng khủng

Trang 29

hoảng tài chính toàn cầu, bình ổn nền kinh tế, cải thiện cán cân thanh toán vãng

lai

3.2.2 Thu nhập quốc dân:

Tác động của khủng hoảng đến Tổng thu nhập Quốc Dân của Việt Nam

làm thay đổi cán cân tài khoản vãng lai :

Theo lý thuyết Cán Cân tài Khoản Vãng lai ta có:

Thu nhập quốc dân tăng cao hơn tỷ lệ tăng của các quốc gia khác

 Tài khoản vãng lai của quốc gia đó sẽ giảm

(Trong điều Kiện Các Yếu tố khác không đổi.)

Vậy GDP Việt Nam và các Các bạn hàng của Việt Nam, điều này thể hiện như thế

nào trong năm khủng hoảng 2008, và những năm sau này ???

Bảng thống kê tốc độ tăng GDP Việt Nam qua các năm:

1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 20099.3% 8.2% 5.8% 4.8% 6.8% 6.9% 7.1% 7.3% 7.7% 8.4% 8.2% 8.5% 6.2% 4.5%

Năm 2009 ( *) Theo báo cáo thường niên của ADB dự báo về các xu hướng kinh tế

ở châu Á

Biểu đồ Tốc độ tăng GDP theo năm:

Ngày đăng: 25/09/2012, 16:30

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng Tổng Hợp (nguồn: http://www.indexmundi.com) - ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU ĐẾN CÁN CÂN TÀI KHOẢN VÃNG LAI CỦA VIỆT NAM.doc
ng Tổng Hợp (nguồn: http://www.indexmundi.com) (Trang 28)
Bảng tổng hợp: - ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU ĐẾN CÁN CÂN TÀI KHOẢN VÃNG LAI CỦA VIỆT NAM.doc
Bảng t ổng hợp: (Trang 33)
Bảng tổng hợp: - ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU ĐẾN CÁN CÂN TÀI KHOẢN VÃNG LAI CỦA VIỆT NAM.doc
Bảng t ổng hợp: (Trang 53)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w