Giải pháp phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp

27 564 4
Giải pháp phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NHÀ Ở CHO NGƯỜI THU NHẬP THẤP Nhóm 7 lớp CQ49/11.8_LT2: Bá Thị Tuyết Nhung 11.10 Nguyễn Thị Cẩm Thảo 11.10 Trần Lan Châu 11.10 Nguyễn Thị Hương 11.10 Lưu Việt Hiếu 11.10 Nguyễn Thị Nhị 11.15 Tự Long Thành 11.09 1 I. GIỚI THIỆU CHUNG 1. Khái niệm nhà ở cho người thu nhập thấp Nhà ở cho người thu nhập thấp hay còn gọi là nhà ở cho người nghèo là thuật ngữ chỉ về những căn nhà, tòa nhà những dự án xây dựng nhà ở được chính quyền cùng với sự ủng hộ của những người hảo tâm nhằm xây dựng để giải quyết nhu cầu về chỗ ở cho những người có thu nhập thấp, người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế, hoặc những người đang làm việc nhưng có khó khăn trong việc bố trí, xắp xếp nhà ở thông qua hình thức nhà nước xây dựng rồi cho thuê hoặc bán cho những đối tượng này với giá ưu đãi. Nhà ở cho người có thu nhập thấp thường được điều hành bởi chính quyền địa phương chẳng hạn như chính quyền cấp quận, huyện hay thành phố. 2 2. Sự cần thiết của vấn đề Thứ nhất, xuất phát từ lý luận, đây là những dự án có thể dành cho những hộ dân nằm trong diện giải phóng mặt bằng để triển khai các dự án phát triển kinh tế – xã hội theo quy hoạch quốc gia và địa phương đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt hay hàng ngàn lao động từ nông thôn ra thành thị làm việc tại các khu công nghiệp, các nhà máy, công trường, các cặp gia đình trẻ “tách hộ” khỏi nhà bố mẹ để ra ở riêng, hoặc đáp ứng nhu cầu nhà ở khác cho những người có thu nhập thấp gắn với quá trình xê dịch địa điểm làm việc, nơi công tác, học tập, chữa bệnh và nghỉ dưỡng dài hạn, hoặc đơn thuần chỉ là để cải thiện điều kiện ăn ở, sinh hoạt, không gian sống vốn quá khó khăn của mình. Quá trình di chuyển các dòng dân cư và xác lập chỗ ở mới “bằng và tốt hơn chỗ ở cũ” cho các cư dân này đã, đang và sẽ còn tiếp tục mở rộng và tăng tốc trong xu thế phát triển chung năng động và dịch chuyển nhiều hơn của xã hội hiện đại, cũng như với quá trình tổng tái cơ cấu các khu vực và hoạt động kinh tế – xã hội vĩ mô và vi mô trong nền kinh tế chuyển đổi và đang phát triển như ở nước ta… Do đó, quần thể quy mô, chất lượng nhà ở cho người có thu nhập thấp còn là thước đo sự phát triển hệ thống an sinh xã hội và nâng cao chất lượng sống, quy định vẻ đẹp kiến trúc, bộ mặt cảnh quan của một địa phươngvà toàn thể quốc gia, đồng thời khẳng định trình độ quản lý xã hội của Nhà nước và chính quyền địa phương các cấp, đặc biệt là Thủ đô. 3 Thứ hai, xuấtphát từ thực tế tại Việt Nam hiện nay giá trị nhà vẫn còn lớn hơn nhiều lần so với thu nhập. Nguyên nhân là do giá nhà đất đã tăng lên hơn 100 lần trong vòng 20 năm. Theo thống kê năm 2013 của Numbeo (một trang web chuyên thống kê về chỉ số mức sống tại các thành phố và quốc gia trên thế giới) cho thấy chỉ số giá nhà trên thu nhập tại Hà Nội lên đến 34,59 lần, đứng thứ 4 trong số gần 400 thành phố trang web này khảo sát. Giá nhà Hà Nội chỉ thấp hơn Phnom Penh của Campuchia (45,45), Tbilisi của Georgia (45,33) và Thẩm Quyến của Trung Quốc (35,14). Theo thống kê này thì giá nhà đất tại Hà Nội hiện tại cao hơn nhiều tại Hong Kong, Bắc Kinh, Thượng Hải, Bangkok khi so với thu nhập trung bình. Giá nhà đất tại Hà Nội vượt xa giá nhà tại TP HCM trung bình 11,02 lần. 4 Bởi vậy, đối với người thu nhập thấp vấn đề nhà ở lại càng trở nên nan giải hơn. Họ phần lớn phải sống ở nơi chật hẹp, chất lượng công trình kém, chủ yếu là bán kiên cố và nhà tạm, tiện nghi trong nhà rất thấp. Mặc dù vậy còn phải sử dụng diện tích chật hẹp đó để làm các dịch vụ sản xuất: bán hàng tạp hoá, sửa xe, sản xuất thủ công… Tại các khu chung cư hạ tầng kỹ thuật cũng rất kém: đường xá chật hẹp, hệ thống điện nước không đảm bảo thường xuyên và thiết yếu. Từ những điều trên, có thể nói, việc giải quyết vấn đề nhà ở cho người có thu nhập thấp phải là một trong các mục tiêu ưu tiên hàng đầu nổi bật và bao quát của một thể chế xã hội văn minh, nhất là một quốc gia muốn phát triển bền vững, và đặc biệt lựa chọn đi theo định hướng XHCN như Việt Nam. 5 II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NHÀ Ở CHO NGƯỜI THU NHẬP THẤP Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 1. Thành quả đã đạt được Trong thời điểm cách đây hơn 1 năm trước, khi thị trường bất động sản đóng băng, hàng loạt các doanh nghiệp đã xếp hàng xin chuyển đổi nhà thương mại sang nhà ở xã hội theo Thông tư 02 của Bộ Xây dựng. Phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp có thể được coi như là cứu cánh cho thị trường bất động sản đi xuống suốt trong thời gian mấy năm qua vì nhận được rất nhiều sự hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước theo hướng tích cực để tạo điều kiện, khơi dậy được tiềm năng của nhân dân trong xây dựng quỹ nhà ở. Theo quy định, đối tượng có diện tích bình quân thấp dưới 8m2 mỗi người, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân sẽ được mua nhà thu nhập thấp. Điểm sáng trong việc phát triển nhà ở cho người thu nhập nhấp phải nói đến gói tín dụng nhà ở xã hội 30.000 tỷ đồng , cụ thể là một số điểm đáng chú ý sau : - Kéo dài thời gian vay từ 10 năm lên 15 năm .Cùng với việc kéo dài thời gian hỗ trợ, Chính phủ cũng quyết định bổ sung đối tượng được vay vốn mua nhà, gồm: - Cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, công nhân, người lao động có thu nhập thấp nhưng khó khăn về nhà ở, khi mua nhà ở thương mại tại các dự án phát triển nhà ở, dự án đầu tư xây dựng khu đô thị trên địa bàn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt có tổng giá trị hợp đồng mua bán kể cả nhà và đất không vượt quá 1,05 tỷ đồng. - Cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động tại đô thị đã có đất ở phù hợp với quy hoạch đang khó khăn về nhà ở nhưng chưa được 6 Nhà nước hỗ trợ dưới mọi hình thức, được vay vốn ưu đãi để xây dựng mới hoặc cải tạo sửa chữa lại nhà ở của mình. Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể mức vay vốn tối đa của các đối tượng này, đảm bảo nguyên tắc thấp hơn số tiền mà mỗi hộ gia đình, cá nhân được vay để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội tại các dự án phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn. - Hộ gia đình, cá nhân có phương án đầu tư cải tạo hoặc xây dựng mới nhà ở xã hội phù hợp với quy định của pháp luật để cho thuê, cho thuê mua và để bán cho các đối tượng là công nhân, người lao động tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp vừa và nhỏ, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao, các cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp của tất cả các ngành, nghề thuộc các thành phần kinh tế; người lao động thuộc các thành phần kinh tế tại khu vực đô thị; sinh viên, học sinh các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, trung cấp nghề và trường dạy nghề cho công nhân và các đối tượng khác thuộc diện được giải quyết nhà ở xã hội theo quy định của Nghị định 188/2013 về phát triển và quản lý nhà ở xã hội. Bên cạnh đó, theo Sở Xây dựng Hà Nội, trên cơ sở thăm dò nhu cầu nhà ở cho người thu nhập thấp, công nhân, học sinh, sinh viên, thành phố đã xây dựng Chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2012-2020 và định hướng đến năm 2030. Chương trình đáp ứng cùng lúc 3 mục tiêu: Tăng mỹ quan đô thị, đáp ứng cơ bản nhu cầu nhà ở cho các đối tượng thu nhập thấp; góp phần đẩy mạnh công tác bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn thành phố.Hà Nội hiện có 66 dự án xây dựng nhà ở xã hội đã và đang triển khai với 5.016.977m2 sàn xây mới. Trong đó, có 44 dự án nhà ở xã hội, nhà ở thu nhập thấp, tương đương 37.800 căn hộ; 10 dự án xây dựng nhà ở sinh viên với 362.775m2 sàn xây dựng, đáp ứng cho 39.114 sinh viên; 12 dự án nhà ở công nhân. 7 Nhờ vậy mà trong những năm qua, quỹ nhà ở đã được tăng lên đáng kể cả về số lượng cũng như chất lượng các công trình giải quyết được một bước nhu cầu về nhà ở của các tầng lớp dân cư trong xã hội. Cụ thể là: Tại Hà Nội hiện nay đã có rất nhiều khu đô thị mới mọc lên với quy mô chất lượng cơ sở hạ tầng đúng tiêu chuẩn hiện đại. Các công trình dịch vụ thương mại, thể thao,vui chơi giải trí đảm bảo tiêu chuẩn môi trường, xử lý nước thải ,chất thải. Các đô thị đó như là: Linh Đàm, Định Công, Khu làng quốc tế Thăng Long, khu đô thị mới Trung Hòa Nhân Chính, Trung Yên…Bên cạnh đó cũng có nhiều khu nhà tái định cư.Khu nhà ở cho người có thu nhập thấp , khu nhà ở cho sinh viên giáo viên cũng đã và đang xây dựng như: Nhà ở cho người có thu nhập thấp tại Xuân Đỉnh - Quận Tây Hồ, khu tái định cư Nam Đại Cồ Việt… Tính đến hết tháng 4/2014, cả nước đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng 98 dự án nhà ở xã hội Theo Bộ Xây dựng, hiện đã có 50 dự án đăng ký chuyển đổi từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội, với quy mô xây dựng khoảng 34.000 căn hộ, tổng mức đầu tư khoảng 20.000 tỷ đồng. 8 Tại Hà Nội, có 21 dự án đăng ký chuyển đổi từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội với quy mô xây dựng khoảng 11.400 căn với tổng mức đầu tư khoảng 9.000 tỷ đồng; 12 dự án đăng ký điều chỉnh cơ cấu căn hộ với quy mô xây dựng ban đầu 3.734 căn xin điều chỉnh tăng lên 5.234 căn. Tại Hồ Chí Minh, có 24 dự án đăng ký chuyển đổi từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội, với quy mô xây dựng khoảng 14.800 căn, tổng mức đầu tư khoảng 8.800 tỷ đồng. 9 2. Hạn chế cần khắc phục II.1. Chậm tiến độ thi công Theo Sở Xây dựng Hà Nội, quá trình thực hiện chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội cho người TNT trên địa bàn thành phố đã gặp phải không ít khó khăn, vướng mắc. Trong đó, một số dự án nhà ở cho người TNT đã được UBND thành phố chấp thuận chủ trương đầu tư, cho phép đầu tư nhưng chưa triển khai thực hiện, như: dự án nhà ở tại Bắc An Khánh của Tổng công ty Vinaconex và Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà Hà Nội (khoảng hơn 5.000 căn); dự án nhà ở tại Thanh Lâm, Đại Thịnh của Tập đoàn Phát triển Nhà và đô thị Hà Nội (khoảng 1.500 căn); dự án nhà ở thu nhập thấp tại Đông Anh của Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà Hà Nội (khoảng 1.500 căn); Dự án NOXH Tân Nam Linh đàm động thổ từ 5/2013 đến nay vẫn đang miệt mài ở khâu làm móng 10 [...]... cho người có thu nhập thấp, kể cả các nhà tình nghĩa, nhà tình thương và nhà đoàn kết… 19 4.2 Tạo điều kiện cải thiện nhà ở cho người thu nhập thấp 4.2.1 Nâng cấp nhà ở cho người thu nhập thấp Giải pháp cải tạo và nâng cấp nhà ở chủ yếu nhằm đảm bảo độ an toàn cho người ở, đảm bảo tiện nghi tối thiểu và giữ nguyên diện tích nhà đã có, cải thiện điều kiện ở nhưng giảm chi phí đến mức tối thiểu cho người. .. cho người có thu nhập thấp và người nghèo Khuyến khích tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở cho thu hoặc bán trả góp cho người lao động, đặc biệt cần có chế tài cho loại nhà ở giá thấp Cần sớm thành lập “quỹ tiết kiệm nhà ở (quỹ này hình thành trên cơ sở tái cơ cấu quỹ phát triển nhà tại các địa phương) Quỹ tiết kiệm nhà ở hỗ trợ cho người có nhu cầu nhà ở nhưng thu nhập. .. xây dựng nhà ở xã hội cho thu , thậm chí nhà ở thu nhập thấp để bán thì rất ít chủ đầu tư tham gia vì thời gian hoàn vốn rất lâu (từ 30 – 50 năm), lợi nhuận thấp Từ những nguyên nhân trên, chúng ta thấy rằng, giải quyết bài toán nhà ở cho người thu nhập thấp thì nhà nước cần phải có chính sách cả về phía cung (nhà đầu tư nhà xã hội) lẫn phía cầu (người thu nhập thấp) 18 IV Giải pháp IV.1 Phát huy vai... tạo thu n lợi cho khả năng thanh toán của người thu nhập thấp trong việc cải thiện nhà ở - Huy động các nguồn vốn phát triển nhà ở thông qua các quỹ đầu tư quốc gia, quỹ phát triển nhà ở và quỹ phát triển đô thị của các thành phố Có các chính sách tạo điều kiện khuyến khích cho các ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng Thương mại cổ phần thương mại tham gia vào các dự án phát triển nhà ở cho người thu nhập. .. vốn cho sản xuất và bảo dưỡng quỹ nhà ở và các tiện nghi, đồng thời tạo điều kiện cho người mua nhà ở có thể trả dần trong một thời gian dài Người thu nhập thấp được phép vay vốn từ quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển nhà ở của địa phương để cải thiện chỗ ở, tỷ lệ lãi suất ưu đãi thấp hơn lãi suất vay 21 của ngân hàng thương mại Người thu nhập thấp được mua nhà theo phương thức trả góp Người thu nhập thấp. .. tiết các khu nhà ở cho công nhân - Chính sách về sửdụng đất: Có chính sách giao đất, cho thu đất phù hợp với từng đối tượng sử dụng đất Hạn chế giao đất cho hộ cá nhân kiểu phân lô Ưu tiên xây dựng các chung cư cho người thu nhập thấp - Tạo chính sách làm đa dạng hoá các loại nhà ở cho người thu nhập thấp như nhà cho thu , nhà trả góp Nhà cho thu lâu dài đảm bảo đời sống ổn định 24 cho các cán bộ... thoả thu n cho thu lại nhà trên thị trường nhà tránh trường hợp lợi dụng chính sách của Nhà nước để làm giàu Tạo lập quỹ nhà cho thu để hình thành nên một thị trường nhà cho thu thực sự, từ đó từng bước điều tiết thị trường bất động sản, giá nhà đất dần bình ổn và sát với giá trị thực hơn - Huy động tổ chức các hoạt động xã hội sâu rộng để tạo lập được quỹ phát triển nhà ở giá thấp cho người thu nhập. .. thu nhập thấp Cần cho phép tự do hoá các hoạt động xây dựng nhà ở cho người có thu nhập thấp : Mọi thành phần và loại hình doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có đủ điều kiện kỹ thu t và tài chính đều được tham gia xây dựng nhà ở cho người có thu nhập thấp không giới hạn về quy mô, lãnh thổ Đa dạng hoá các hình thức đầu tư (trực tiếp, gián tiếp), các loại hình tổ chức kinh doanh và phát triển nhà ở xã hội... doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà TNT được miễn thu GTGT và thu thu nhập doanh nghiệp (Theo khoản 2, điều 5 Quyết định số 67/2009/QĐTTg): Được áp thu suất ưu đãi thu giá trị gia tăng ở mức cao nhất (thu suất 0%); Được miễn thu thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm kể khi có thu nhập chịu thu ; giảm 50% thu thu nhập doanh nghiệp trong 5 năm tiếp theo; và được áp thu suất thu nhập doanh nghiệp 10% trong... việc chấp thu n chủ trương dự án, đền bù, giải phóng mặt bằng, cấp giấy phép xây dựng cho đến việc cấp sổ cho người mua nhà là cả một quá trình rất dài Do đó, các dự án xây dựng nhà ở xã hội, nhà cho người có thu nhập thấp thực hiện càng lâu thì giá cả càng tăng lên 11 II.3 Giá nhà quá cao và mức độ chênh lớn Khu nhà ở xã hội ở Kuala Lumpur, Malaysia có giá bán bằng 1/3 ở Việt Nam Cùng hưởng ưu đãi

Ngày đăng: 26/10/2014, 08:48

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • I. GIỚI THIỆU CHUNG

    • 1. Khái niệm nhà ở cho người thu nhập thấp

    • 2. Sự cần thiết của vấn đề

    • II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NHÀ Ở CHO NGƯỜI THU NHẬP THẤP Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

      • 1. Thành quả đã đạt được

      • 2. Hạn chế cần khắc phục

      • II.1. Chậm tiến độ thi công

      • II.2. Thủ tục hành chính phức tạp.

      • II.3. Giá nhà quá cao và mức độ chênh lớn

      • II.4. Điều kiện cơ sở vật chất chưa phù hợp và đồng bộ

      • II.5. Đạo đức của những người kinh doanh

      • III. NGUYÊN NHÂN

        • 1. Nguyên nhân từ phía Nhà nước

        • 2. Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp

        • 3. Nguyên nhân từ phía người dân

        • IV. Giải pháp

          • IV.1. Phát huy vai trò của nhà nước

          • 4.2. Tạo điều kiện cải thiện nhà ở cho người thu nhập thấp

          • 4.3. Giải pháp tín dụng

          • 4.4. Phát triển đầu tư thị trường nhà ở cho người thu nhập thấp

          • 4.5. Giải pháp quy hoạch

          • 4.6. Giải pháp tài chính

          • 4.7. Tăng cường giám sát chặt chẽ các công trình

          • 4.8. Tăng cường quỹ đất sạch

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan