1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

CHUYEN DE KINH NGHIEM BOI DUONG HSG MON DIA LY

5 725 4

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 82,82 KB

Nội dung

1 CHUYÊN ĐỀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH 1.Thực trạng: - Số lượng tham gia dự thi đông nhưng số đậu có điểm từ 12 trở lên thấp, tỉ lệ chỉ 45- 50%. Đặc biệt số học sinh có giải rất thấp. VD: năm học 2009-2010: Bảng A có 124 em dự thi chỉ 15 em giải 3 ( 14 điểm); Giải nhì và nhất không có. Số lượng các em đậu chủ yếu là đạt điểm sàn (12điểm). - Số học sinh dưới 9 điểm nhiều. nhiều em chi 5 - 8 điểm theo thang điểm 20. - Nhiều học sinh chưa biết cách làm bài, kĩ năng thực hành yếu… 2. Nguyên nhân: - Đề thi chưa sát với học sinh, số lượng câu vượt chuẩn, khó nhiều… - Học sinh chưa được ôn tập nhiều; chưa được rèn luyện nhiều về kĩ năng. - Giáo viên tham gia bồi dưỡng chưa xác định được trọng tâm của chương trình; còn tình trạng học tủ, đối phó chiếu lệ… - Đề thi giới thiệu chưa chuẩn, tinh thần trách nhiệm còn chưa cao, hầu hết con sao chép từ các tài liệu tham khảo, đề thi từ các năm khác, tỉnh khác, trên mạng mà ít sửa chữa bổ sung… 3. Giải pháp: a. Lựa chọn học sinh giỏi: - Lựa chọn, bồi dưỡng học sinh giỏi là nhiệm vụ quan trọng ở các trường THPT hiện nay, đối với bộ môn Địa lý thì việc làm này còn khó khăn hơn nhiều do hầu hết các trường không có lớp chuyên, số lượng học sinh yêu thích bộ môn không nhiều do vậy lựa chọn đội ngũ học sinh giỏi đi dự thi bộ môn cần đạt loại khá về văn hóa,có nhận thức về tự nhiên khá hoặc trung bình khá, tự nguyện học khối C , có nguyện vọng thi Địa lý… nên ưu tiên chọn những học sinh trong lớp xã hội, có ý thức tự học tốt. - Thông qua các kỳ thi HSG cấp huyện để tuyển chọn, nếu trường không có lớp khối C thì chọn ở các lớp chất lượng khối A, bằng hình thức động viên, khuyến khích, phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, theo chủ trương của nhà trường học sinh được chọn giáo viên bồi dưỡng phải dạy liên tục hoặc có kế hoạch theo dõi quá trình học tập của em đó trong suốt cả 3 năm học. b. Bồi dưỡng kiến thức và kĩ năng: - Đối với học sinh: - Bước 1: Lựa chọn đội tuyển, động viên …. - Bước 2: Bồi dưỡng cho học sinh có kiến thức địa lý toàn cấp đặc biệt là kiến thức lớp 12; Cần hiểu rõ, nhớ kỹ các vấn đề cơ bản trong sách giáo khoa, biết hệ thống kiến thức cơ bản, phân biệt nhóm kiến thức, khai thác triệt để hệ thống câu hỏi, bài tập trong sách giáo khoa, sách ôn tập, sách tham khảo - Bước 3: Hướng dẫn học sinh ôn tập khái quát, xây dựng sơ đồ kiến thức, làm bài tập theo từng phần nhánh của sơ đồ; chú ý rèn luyện kỹ năng cho học sinh như cách làm bài thi, kiểm tra, làm bài tập, thực hành, viết báo cáo 2 - Bước 4: Ra bài tập, ra đề cho học sinh làm bài, cho học sinh suy nghĩ nêu hướng giải quyết, sau đó mời các bạn tham gia trong nhóm góp ý, bổ sung trong quá trình thảo luận giáo viên phải chỉ rõ những vấn đề còn chưa rõ của học sinh… khi cho học sinh làm bài, thảo luận nên theo hình thức cuốn chiếu kiểm tra đồng bộ không học tủ, học lệch về kiến thức - Chú ý: Học sinh vừa học văn hóa, vừa học ôn thi HSG tỉnh nên phải có kế hoạch bồi dưỡng thật sự phù hợp, lựa chọn học sinh có thể từ cuối lớp 11, sang lớp 12… - Đối với giáo viên: phải có giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi chi tiết, đầy đủ, có hệ thống, ngoài kiến thức ở sách giáo khoa cần tham khảo thêm kiến thức ở sách giáo viên, sách tham khảo khác, đề thi các năm cho học sinh làm quen, hướng dẫn cho học sinh biết cấu trúc đề, cách làm bài, nhưng không được quá tham về kiến thức, đưa vào ôn tập quá nhiều, tràn lan không có sự lựa chọn có thể sẽ làm cho học sinh bị nhiễu, không chọn được kiến thức trọng tâm c. Kỹ năng: Những kỹ năng địa lý chủ yếu cần bồi dưỡng cho học sinh gồm: Đọc và sử dụng Atlat Việt Nam, các loại bản đồ, làm việc với các bảng số liệu, sách giáo khoa quá trình rèn luyện kỹ năng chính là quá trình bồi dưỡng kiến thức cho học sinh, phát triển các thao tác tư duy, tăng cường tính chủ động trong học tập của học sinh + Kỹ năng sử dụng Atlat, bản đồ cần đạt ở 3 mức độ như sau: Đọc biết vị trí của đối tượng địa lý trên bản đồ… nội dung của đối tượng cần nghiên cứu…các mối quan hệ của đối tượng địa lý trên bản đồ… muốn vậy học sinh phải hiểu rõ, nắm vững hệ thống ký hiệu, hệ thống kinh, vĩ tuyến, nội dung cần khai thác trên bản đồ…Từ việc đọc, đặt các câu hỏi về đối tượng, mối quan hệ giữa các đối tượng địa lý trên bản đồ từ đó coi bản đồ là nguồn tri thức cần khai thác. + Kỹ năng sử dụng sách giáo khoa: Hướng dẫn học sinh cách đọc,lựa chọn kiến thức cơ bản, trọng tâm, các mối quan hệ giữa các phần kiến thức trong bài, giữa bài cũ với bài mới, khai thác hiệu quả hệ thống câu hỏi đầu, giữa, cuối bài từ sách giáo khoa học sinh biết xây dựng các sơ đồ, bảng kiến thức để khái quát, hệ thống kiến thức. + Kỹ năng làm việc với các bảng số liệu: Qua bảng số liệu biết nhận xét, tìm thấy những thay đổi, phát triển của các đối tượng địa lý…vẽ biểu đồ thích hợp đây là một kỹ năng quan trọng vì hầu hết các đề thi có từ 3 - 4 điểm của phần này, học sinh làm tốt bài tập gần như là sẽ đạt học sinh giỏi. + Kỹ năng làm bài thi: Khi làm bài học sinh cần đọc kỹ đề ra, câu hỏi, lựa chọn phần dễ làm trước, khó làm sau làm hết thời gian, khai thác hêt các câu hỏi không bỏ sót…vì phần lớn thời gian làm bài thi HSG tỉnh là ở lớp 9 - Phần địa lý tự nhiên, khái quát về kinh tế- xã hội (bài mở đầu), một phần về địa lý dân cư do vậy kỹ năng học sinh cần khai thác về các thành phần địa lý tự nhiên, đặc điểm thiên nhiên, so sánh đặc điểm thiên nhiên các vùng miền. Các dạng bài tập về khí hậu, sử dụng và bảo vệ tự nhiên, dân cư đặc biệt chú ý khai thác Atlat Địa lý Việt nam phần tự nhiên. 3 CHUYÊN ĐỀ MỘT SỐ TRAO ĐỔI VỀ VẤN ĐỀ BỒI DƯỠNG HSG TỈNH I. ĐẶT VẤN ĐỀ : - Thi chọn học sinh giỏi nhằm động viên, khích lệ những học sinh học giỏi và các giáo viên dạy giỏi, góp phần thúc đẩy việc nâng cao chất lượng Dạy và Học, hiệu quả của công tác quản lý giáo dục, đồng thời phát hiện học sinh có năng khiếu về môn học để tiếp tục đào tạo nhằm thực hiện mục tiêu bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. - Hàng năm Bộ, Sở GD & ĐT đều tổ chức kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 12 do đó các trường THPT cũng phải thực hiện nhiệm vụ phát hiện bồi dưỡng thành lập đội tuyển của trường mình tham gia kỳ thi này. Đây là một việc làm thường xuyên nhưng gặp không ít khó khăn đối với các giáo viên tham gia bồi dưỡng đội tuyển dự thi học sinh giỏi. - Trên tinh thần đó, năm nay sở giáo dục tổ chức chuyên đề bàn về vấn đề này. II. NỘI DUNG : 1. Thành lập đội tuyển. a.Thời gian : Để thành lập đội tuyển dự thi học sinh giỏi lớp 12 cần tiến hành tuyển chọn từ lớp 10 và lớp 11.Vì năng lực trình độ học sinh chưa đồng đều cho nên phải tăng quỹ thời gian cho việc bỗi dưỡng giúp các em nắm và tích lũy thêm kiến thức. Nếu thành lập đội tuyển ngay từ đầu năm học lớp 12 thì thời gian bồi dưỡng ngắn sẽ khó khăn hơn. b.Cơ sở để thành lập đội tuyển : - Khi thành lập đội tuyển phải căn cứ vào: + Kết quả học tập của học sinh sau khi sơ kết HK I vì lúc này năng lực học tập từng môn của học sinh đã được thể hiện rõ nét giúp chúng ta lựa chọn chính xác hơn. + Nên phù hợp với nguyện vọng của khối thi đại học sau này. - Lưu ý khi lựa chọn đối tượng cụ thể của đội tuyển: + Môn địa lý là môn học rất cần tư duy tự nhiên, vì vậy cần chọn học sinh tham gia đội tuyển là những em có khả năng tư duy, có thể học tốt các môn tự nhiên thì rất thuận lợi. + Có khả năng thu thập, xử lý các số liệu, tài liệu + Có khả nănng tự học, tự nghiên cứu. + Có khả năng diễn đạt tốt. + Đặc biệt có lòng đam mê với bộ môn địa lí. + Ngoài ra cần lưu ý nên chọn mỗi em chỉ tham gia thi một môn để tập trung đầu tư bồi dưỡng để đạt kết quả tốt. 2. Nội dung chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi dự thi học sinh giỏi Tỉnh khối 12. a.Về kỹ năng - Những kỹ năng địa lý chủ yếu cần bồi dưỡng cho học sinh gồm: Đọc và sử dụng Atlat Việt Nam, các loại bản đồ, làm việc với các bảng số liệu, sách giáo khoa quá trình rèn 4 luyện kỹ năng chính là quá trình bồi dưỡng kiến thức cho học sinh, phát triển các thao tác tư duy, tăng cường tính chủ động trong học tập của học sinh… + Kỹ năng biểu đồ : chọn biểu đồ phù hợp,kỹ năng vẽ biểu đồ + Kỹ năng sử dụng Atlat, bản đồ cần đạt ở 3 mức độ như sau: Đọc biết vị trí của đối tượng địa lý trên bản đồ… nội dung của đối tượng cần nghiên cứu…các mối quan hệ của đối tượng địa lý trên bản đồ… muốn vậy học sinh phải hiểu rõ, nắm vững hệ thống ký hiệu, hệ thống kinh, vĩ tuyến, nội dung cần khai thác trên bản đồ…Từ việc đọc, đặt các câu hỏi về đối tượng, mối quan hệ giữa các đối tượng địa lý trên bản đồ từ đó coi bản đồ là nguồn tri thức cần khai thác đặc biệt chú ý khai thác Atlat Địa lý Việt nam phần tự nhiên. + Kỹ năng sử dụng sách giáo khoa: Hướng dẫn học sinh cách đọc, lựa chọn kiến thức cơ bản, trọng tâm, các mối quan hệ giữa các phần kiến thức trong bài, giữa bài cũ với bài mới, khai thác hiệu quả hệ thống câu hỏi đầu, giữa, cuối bài từ sách giáo khoa học sinh biết xây dựng các sơ đồ, bảng kiến thức để khái quát, hệ thống kiến thức. + Kỹ năng làm việc với các bảng số liệu: Qua bảng số liệu biết nhận xét, tìm thấy những thay đổi, phát triển của các đối tượng địa lý…vẽ biểu đồ thích hợp đây là một kỹ năng quan trọng vì hầu hết các đề thi có từ 3 - 4 điểm của phần này, học sinh làm tốt bài tập gần như là sẽ đạt học sinh giỏi. + Kỹ năng làm bài thi: Khi làm bài học sinh cần đọc kỹ đề ra, câu hỏi, lựa chọn phần dễ làm trước, khó làm sau làm hết thời gian, khai thác hêt các câu hỏi không bỏ sót…vì phần lớn thời gian làm bài thi HSG tỉnh là ở lớp 12 - Phần địa lý tự nhiên, khái quát về kinh tế- xã hội (bài mở đầu). Các dạng bài tập về khí hậu, sử dụng và bảo vệ tự nhiên, dân cư + Các kỹ năng khác… b.Về kiến thức lí thuyết - Địa lí tự nhiên đại cương (bám chương trình địa lý 10) đặc biệt những kiến thức liên quan đến địa lí tự nhiên Việt nam.Ví dụ như phần chuyển động của trái đất, khí quyển - Địa lí KTXH đại cương (bám vào chương trình điạ lí 10) - Địa lí KTXH thế giới (chủ yếu là những vấn đề chung về thế giới và khu vực được đề cập chương trình địa lí 11) - Địa lí tự nhiên và KTXH Việt nam - là nội dung chủ yếu và thuộc chương trình địa lí 12. 3. Phương pháp tìm, thu thập và xử lí tài liệu. - Sưu tầm đề thi học sinh giỏi các năm trước trong Tỉnh và các đề thi học sinh giỏi của các Tỉnh bạn để từ đó có những định hướng bồi dưỡng và khai thác kiến thức hợp lí,phù hợp với đối tượng là học sinh giỏi. - Các tài liệu tham khảo 4. Phương pháp và cách thức tiến hành bồi dưỡng. - Để học sinh dự thi đạt kết quả cao, thi đây là khâu có vai trò khá quan trọng của giáo viên được phân công phụ trách đội tuyển.Mỗi giáo viên có thể có những phương pháp và cách thức bồi dưỡng khác nhau, điều đó tuỳ thuộc vào đối tượng và hoàn cảnh cụ thể. 5 - Tuy nhiên để bồi dưỡng học sinh cả về kiến thức, kỹ năng địa lí và khả năng viết bài,làm bài thi học sinh giỏi môn Địa lí trong quá trình tiến hành bồi dưỡng tôi luôn chuẩn bị 2 nội dung cho một buổi bồi dưỡng. Đó là phần cung cấp kiến thức cho học sinh và bài tập luyện tập kèm theo, yêu cầu học sinh làm tại lớp và giáo viên tiến hành chấm và chữa bài cẩn thận có nhận xét ưu nhược điểm để học sinh rút kinh nghiệm Ngoài ra, còn đầu tư ra nhiều bài tập khác yêu cầu học sinh về nhà tự làm và giáo viên có sự chấm bài và chữa bài cẩn thận. - Chúng ta cũng cần hiểu rằng môn địa lí thuộc về bộ môn xã hội,do vậy yêu cầu lượng kiến thức phải ghi nhớ khá nhiều. Do vậy khi ra các bài tập cho học sinh, giáo viên cần lưu ý đến các vấn đề có mối liên hệ với nhau để giúp học sinh dễ ghi nhớ kiến thức 5. Động viên học sinh. - Xác định cho các em rõ bản thân được tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi vừa là vinh dự vừa là trách nhiệm vì vậy các em cần phải có tinh thần, thái độ học tập nghiêm túc. - Việc các em đi học bồi dưỡng là góp phần nâng cao kiến thức cho bản thân, nó không chỉ có lợi cho kỳ thi học sinh giỏi mà còn cho cả thi đại học sau này. - Phải kết hợp hài hoà giữa thời gian học bồi dưỡng với thời gian học thêm - Các em được ưu tiên mượn sách và tài liệu tham khảo ở thư viện, truy cập Internet khi cần. - Liên hệ với gia đình học sinh: Để động viên các em tham gia học bồi dưỡng được tốt chúng tôi đã viết thông báo gửi đến gia đình các em, với bản thông báo này nó có tác dụng rất lớn bởi vì đây là niềm vui của phụ huynh do đó họ đã tạo điều kiện thuận lợi cho con em mình và thể hiện mối liên hệ nhà trường - gia đình cùng cộng đồng trách nhiệm. - Các em được ưu tiên mượn sách và tài liệu tham khảo ở thư viện, truy cập Internet khi cần. ============================================================= SƯU TẦM : NGÔ QUANG TUẤN TRƯỜNG THPT NGÔ TRÍ HOÀ – DIỄN CHÂU – NGHỆ AN Email: tuannq.c3nth@nghean.edu.vn ============================================================= . thác hêt các câu hỏi không bỏ sót…vì phần lớn thời gian làm bài thi HSG tỉnh là ở lớp 9 - Phần địa lý tự nhiên, khái quát về kinh tế- xã hội (bài mở đầu), một phần về địa lý dân cư do vậy kỹ năng. thác hêt các câu hỏi không bỏ sót…vì phần lớn thời gian làm bài thi HSG tỉnh là ở lớp 12 - Phần địa lý tự nhiên, khái quát về kinh tế- xã hội (bài mở đầu). Các dạng bài tập về khí hậu, sử dụng. đồng bộ không học tủ, học lệch về kiến thức - Chú ý: Học sinh vừa học văn hóa, vừa học ôn thi HSG tỉnh nên phải có kế hoạch bồi dưỡng thật sự phù hợp, lựa chọn học sinh có thể từ cuối lớp 11,

Ngày đăng: 25/10/2014, 14:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w