1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Tuyển tập 50 đề tự luận ngữ văn lớp 9 (có hướng dẫn làm bài chi tiết)

104 10,2K 34

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 1,21 MB

Nội dung

Đề số 1 Em có suy nghĩ gì về ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của thế hệ trẻ Việt Nam ? Đáp án đề số 1 DÀN BÀI Mở bài: Đất nước đang trong quá trình hội nhập quốc tế, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là vấn đề quan trọng, ý thức của thanh thiếu niên Việt Nam trong vấn đề này là điều rất đáng quan tâm suy nghĩ. Thân bài: 1. Ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của thanh thiếu niên Việt Nam được biểu hiện ở nhiều phương diện : cách sống, lối sống, quan niệm, suy nghĩ, ở hoạt động, nói năng, ăn mặc, ứng xử....

Trang 1

1 Ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của thanh thiếu niên Việt Nam được

biểu hiện ở nhiều phương diện : cách sống, lối sống, quan niệm, suy nghĩ, ở hoạtđộng, nói năng, ăn mặc, ứng xử

Qua những biểu hiện trên, có thể thấy rõ ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dântộc của thanh thiếu niên Việt Nam là như thế nào ?

2 Xem xét nguyên nhân của vấn đề này phải nhìn ở cả 2 mặt : khách quan và chủ

quan Khách quan là sự tác động của môi trường sống, của bối cảnh thời đại Chủquan là bản thân sự vận động trong tư duy của đối tượng : các thanh niên, thiếuniên đã quan tâm, suy nghĩ ở mức độ nào về vấn đề này

3 Với một ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc như vậy, thanh thiếu niên Việt

Nam đang tác động như thế nào đến bộ mặt văn hoá dân tộc, đang để lại một kếtquả ra sao cho tương lai, đặc biệt là trong bối cảnh quá trình hội nhập quốc tếđang diễn ra sôi động

4 Xã hội, gia đình, bản thân mỗi thanh niên, thiếu niên nên làm gì để góp phần

khẳng định bản sắc văn hoá Việt Nam trong cộng đồng quốc tế

là điều được quan tâm đặc biệt của xã hội

Trang 2

Hơn bất kì ai, thanh niên, thiếu niên là những đối tượng bén nhạy nhất vớicác yếu tố văn hoá Nhìn vào thế hệ trẻ hôm nay, đặc biệt là thành viên của thế hệ8X, 9X người ta thấy biểu hiện một ý thức đối với bản sắc văn hoá dân tộc Thế

hệ trẻ bây giờ nhanh nhạy hơn, năng động hơn, hiện đại hơn, đó là dấu hiệu đángmừng, bởi nó chứng tỏ tuổi trẻ Việt Nam luôn nắm bắt và theo kịp những yêu cầucủa thời đại Thế nhưng, hãy quan sát kĩ một chút, chúng ta sẽ thấy trong cáinăng động, hiện đại đó còn có rất nhiều điều đáng suy ngẫm

Đầu tiên là từ những cái dễ thấy nhất như đi đứng, nói năng, ăn mặc, phụctrang Xu hướng chung của giới trẻ là bắt chước, học theo phim nước ngoài, theocác diễn viên, các ca sĩ nổi tiếng Những mái tóc nhuộm nhiều màu, những bộquần áo cộc cỡn, lạ mắt, những cử chỉ đầy kiểu cách, những câu nói lẫn lộn TiếngAnh, Tiếng Việt đó là biểu hiện của một thứ văn hoá đua đòi phù phiếm Sựchân phương, giản dị mà lịch lãm, trang nhã vốn là biểu hiện truyền thống củangười Việt Nam đã không được nhiều bạn trẻ quan tâm, để ý Chạy theo nhữnghình thức như vậy cũng là biểu hiện của việc quay lưng lại với bản sắc văn hoádân tộc Ở một chiều sâu khó thấy hơn là quan niệm, cách nghĩ, lối sống Rấtnhiều thanh, thiếu niên Việt Nam không nắm được lịch sử dân tộc dù đã đượchọc rất nhiều, trong khi đó lại thuộc lòng vanh vách tiểu sử, đời tư của các diễnviên, ca sĩ ; không biết, không hiểu và không quan tâm tới các lễ hội dân gian vốn

là sinh hoạt văn hoá truyền thống lâu đời của nhân dân trong khi rất sành về "chát",

về ca nhạc, cà phê Ngày lễ, tết họ đến nhà thờ hoặc vào chùa hái lộc nhưngkhông biết bàn thờ gia tiên đã có những gì Họ coi sự cần cù, chăm chỉ là biểuhiện của sự cũ kĩ, lạc hậu Tất cả đều là biểu hiện của một sự thiếu ý thứctrong giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc Tiếp xúc với nhiều công dân trẻ tuổi,người ta thấy dấu ấn của bản sắc văn hoá Việt Nam là rất mờ nhạt, mà đậmnét lại là một thứ văn hoá ngoại lại hỗn tạp Đó là một thực trạng đang khá phổbiến hiện nay

Có hai nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng trên : nguyên nhân khách quan

và nguyên nhân chủ quan Về phía khách quan, đó chính là tác động của môitrường sống, của bối cảnh thời đại Thời đại đất nước mở cửa giao lưu, hội nhậpvới thế giới cho nên văn hoá bên ngoài theo đó mà tràn vào Việt Nam Đâu đâucũng có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh của một thứ văn hoá mới, hiện đại và đầyquyến rũ Trong một không gian chung như vậy, những nét văn hoá cổ truyền củangười Việt dường như đang có nguy cơ trở nên yếu thế

Về chủ quan, thế hệ trẻ ngày nay ít quan tâm để ý đến vấn đề bản sắc vănhoá Họ thiếu ý thức giữ gìn, bởi thực chất là họ không hiểu được bản sắc vănhoá dân tộc là gì và cũng không cần hiểu

Những công dân trẻ Việt Nam sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Việt Namnhưng lại không giống một người dân nước Việt Họ có bề rộng nhưng thiếu

Trang 3

chiều sâu, chiều sâu của một tâm hồn Việt, một tính cách Việt Văn hoá dântộc là cội rễ bền vững của tâm hồn mỗi con người, không lớn lên và bám chắcvào cội rễ đó, mỗi con người chỉ còn là một cá nhân lạc loài giữa cộng đồngcủa mình Đó là hậu quả đầu tiên dành cho chính mỗi người, đặc biệt là nhữngngười trẻ tuổi Và hãy tưởng tượng, nếu thế hệ hôm nay quên đi bản sắc vănhoá dân tộc mình thì trong một tương lai không xa chúng ta sẽ còn lại gì ? vànhững thế hệ tiếp nối sau này sẽ ra sao ? Bản sắc văn hoá là linh hồn, là gươngmặt riêng của mỗi dân tộc, là yếu tố quan trọng để khẳng định vị thế của dântộc đó ở giữa cộng đồng thế giới Đánh mất bản sắc riêng trong nền văn hoácủa mình là đánh mất quá khứ, mất lịch sử, mất cội nguồn và chúng ta chỉ còn

là một con số không ở giữa nhân loại Thế hệ trẻ là những người nắm giữtương lai của đất nước, bởi vậy, nâng cao ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dântộc là một điều vô cùng cần thiết

Vậy thì cần làm gì để thực hiện được điều đó Trước hết, là phải từ sự tự giác

ý thức của mỗi người Mỗi thanh niên, thiếu niên phải thực sự thấy được giá trịcủa văn hoá dân tộc - những giá trị được chắt lọc và đúc kết từ ngàn đời, đượcgìn giữ, kế thừa qua bao thăng trầm của lịch sử, đã và đang ăn sâu trong máu thịtcủa mỗi người dân để dù có đi đâu, sống ở nơi nào, con người đó vẫn luôn làngười dân nước Việt

Gia đình, cộng đồng xã hội cũng phải chung sức, chung lòng để tô đậm thêmnữa những giá trị văn hoá đó trong sự trà trộn phức tạp của những luồng văn hoákhác Mặt khác, cũng cần phải thấy rằng, giữ gìn ở đây không có nghĩa là khưkhư ôm lấy cái đã có Cần phải kế thừa phát huy nhưng đồng thời cũng phải pháttriển nó lên bằng cách kết hợp có lựa chọn với những yếu tố văn hoá mới tíchcực Từ đó hình thành một nền văn hoá Việt Nam vừa truyền thống, vừa hiện đại,

đa dạng, vừa thống nhất, đảm bảo được yêu cầu "hoà nhập nhưng không hoà tan"trong một thời đại mới Thực hiện điều này là trọng trách, là nghĩa vụ của mỗicông dân, của mỗi thanh, thiếu niên hôm nay

Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là đóng góp có ý nghĩa đầu tiên cho đất nước

mà mỗi thanh thiếu niên có thể làm và hãy làm bắt đầu từ việc điều chỉnh, uốnnắn chính những hành vi, ý thức của bản thân mình

Trang 4

Mở bài :

Nền hoà bình của thế giới đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi nạn khủngbố

Thân bài:

1 Nạn khủng bố đang lan tràn trên khắp mọi khu vực của thế giới Ngày nào

cũng có cảnh đổ máu bởi khủng bố Khủng bố đang là nỗi lo chung của tất cả cácdân tộc

2 Mâu thuẫn, xung đột chính trị giữa các quốc gia, dân tộc, các tổ chức, phe phái

là nguyên nhân của tình trạng này

3 Khủng bố đe doạ nghiêm trọng tới mọi mặt của đời sống con người từ tính

mạng đến của cải, từ vật chất tới tinh thần, khiến nơi nơi đều bao trùm một bầukhông khí căng thẳng, hoảng loạn Sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá củacác quốc gia đều bị ảnh hưởng bởi nguy cơ khủng bố

4 Tất cả mọi người, mọi quốc gia đều phải cùng thể hiện rõ quyết tâm đẩy lùi

khủng bố bằng những biện pháp cụ thể ; bảo vệ trái đất khỏi nạn khủng bố cũngchính là bảo vệ mái nhà chung của tất cả chúng ta

đã bao lần phải chứng kiến cảnh bầu trời xanh của trái đất trong vẩn đục bởi khóilửa chiến tranh Hiện nay, nạn khủng bố ở rất nhiều quốc gia trên thế giới đangphá vỡ bầu không khí hoà bình của tất cả mọi người

Từ "khủng bố" đã trở thành một từ rất quen thuộc đối với con người hôm nay.

Gắn liền với nó là cảnh đổ máu tang thương, là người chết, là đổ nát tan hoang, lànỗi kinh hoàng ám ảnh bao người sống sót

Các phương tiện thông tin ngày nào cũng sẵn những tin về những thảm cảnhnhư vậy Tai hoạ khủng bố có thể đến với bất kì ai, ở bất cứ nơi nào : trong nhàhàng, siêu thị, trường học, nhà trẻ, công viên, bến xe, máy bay Cách thức khủng

bố cũng rất đa dạng : gài bom, tấn công trực tiếp, bắt cóc con tin, đặc biệt nguyhại là bọn khủng bố có thể sử dụng cả vũ khí sinh học, hoá học để reo giắc thảmhoạ cho con người Khủng bố ngày càng trở nên nghiêm trọng, bởi qui mô vàmức độ tàn phá của nó Thế giới hẳn sẽ không bao giờ quên được ngày 11 tháng

9, ngày mà toà tháp đôi chọc trời, biểu tượng cho sức mạnh và nền kinh tế Mĩ đổsụp xuống trong tiếng la hét kinh hoàng của hàng ngàn người Đấy là hồi chuông

Trang 5

cảnh báo có sức thuyết phục nhất về tội ác khủng bố Tác giả của những vụkhủng bố lại là những kẻ giấu mặt đang tạo thành một tổ chức mà mạng lưới của

nó có mặt ở hầu khắp các khu vực của thế giới Bởi thế, không một ai trên thếgiới biết tai hoạ có thể sẽ đổ ập xuống đầu mình lúc nào Một bầu không khí lolắng, hoang mang đang bao trùm lên cuộc sống của toàn nhân loại

Đằng sau mỗi một vụ khủng bố bao giờ cũng tồn tại một nguyên nhân.Nhưng nguyên nhân bao trùm của mọi cuộc khủng bố vẫn là những bất đồng vềchính trị, dẫn đến mâu thuẫn, xung đột dai dẳng về chính trị, về sắc tộc, về tôngiáo trong cộng đồng thế giới

Hậu quả mà nạn khủng bố để lại là vô cùng nghiêm trọng Hàng năm, những

vụ khủng bố đã cướp đi không biết bao nhiêu sinh mạng con người, gây nên cảnh

đổ máu tàn khốc, cảnh cha mất con, vợ mất chồng, gia đình, người thân li tán.Những người may mắn sống sót thì trở thành người tàn phế, mang di chứng suốtđời Khủng bố còn làm tiêu tốn biết bao nhiêu công sức, của cải của con người.Tài sản, nhà cửa, các công trình kiến trúc mà bao người phải nỗ lực trong nhiềunăm tháng mới tạo dựng lên được chỉ trong một tích tắc đã bị huỷ hoại hoàn toàn.Nhiều người bị đầy vào cảnh không nhà, không cửa, tay trắng chỉ trong giâyphút Kèm theo đó, nguy hiểm hơn là môi trường sống của trái đất bị đặt trongnguy cơ bị huỷ diệt bất cứ lúc nào Đây là những hậu quả tức thời trước mắt mà

ai cũng có thể nhìn thấy Bên cạnh đó, còn tồn tại những hậu quả lâu dài chotương lai loài người Khủng bố khiến cho mâu thuẫn, xung đột trên thế giới ngàycàng trở nên gay gắt quyết liệt Khối thống nhất, nền hoà bình mà nhân loại nỗlực xây dựng đã bị xâm hại và lung lay thực sự Khủng bố chưa phải là một cuộcchiến tranh công khai trên một phạm vi rộng nhưng tiến hành khủng bố là cáchtốt nhất để nuôi dưỡng mầm mống và làm bùng phát chiến tranh trên toàn thếgiới Nhân loại sẽ như thế nào, sẽ đi về đâu khi chiến tranh lại bùng nổ trong lúchậu quả của hai cuộc chiến tranh thế giới ở thế kỉ XX hãy còn đó Không chỉ cóvậy, nạn khủng bố lan tràn khiến tất cả mọi người ở khắp nơi trên trái đất mất đicảnh giác an toàn, cảnh giác yên tâm trong cuộc sống Trái đất là ngôi nhà chung

và là ngôi nhà duy nhất của loài người giữa vũ trụ, thế nhưng con người đangcảm thấy sợ khi sống dưới mái nhà của mình Nỗi ám ảnh về khủng bố len lỏivào cuộc sống bình yên của mọi người và đang mài mòn, thách thức sức chịuđựng của tất cả Khả năng huỷ hoại thần kinh loài người của nó còn lớn và tai hạigấp nhiều lần khả năng làm đổ máu hay phá huỷ tài sản

Khủng bố, đó là kẻ thù của một nhân loại tiến bộ và văn minh

Cần làm gì để ngăn chặn nguy cơ này ? Các nước trên thế giới đều coi đây làvấn đề an ninh quốc gia và có rất nhiều biện pháp thiết thực, cương quyết để bảo

vệ tính mạng, tài sản cũng như cuộc sống của người dân Tuy nhiên, vẫn chưa thểhết, chưa thể chấm dứt tình trạng này Cuộc đấu tranh với nạn khủng bố sẽ còn

Trang 6

kéo dài và vô cùng nan giải, bởi kẻ thù của chúng ta cũng tựa một con quái vậtkhổng lồ ẩn mình trong bóng tối, nó sẵn sàng tấn công con người bất cứ lúc nàonhưng không bao giờ lộ mặt Để có thể chiến thắng được, loài người phải xích lạigần nhau hơn nữa và phải bắt đầu từ những việc tưởng rất xa xôi : giáo dục, hìnhthành cho những thế hệ tương lai một tình yêu hoà bình bền vững Có như vậy,trái đất của chúng ta mới mãi mãi là một tổ ấm giữa dải thiên hà mênh mông lạnhlẽo.

Thế giới sẽ tuyệt vời biết mấy nếu ngày mai sẽ không còn bạo lực, không cònthù hằn và chết chóc ! Con người tàn hại lẫn nhau thực chất là đang tàn hại chínhmình ! Hãy góp một tiếng nói chung vào cuộc chiến chống khủng bố trên toàn thếgiới

1 Số lượng trẻ em từ nông thôn đến thành thị kiếm sống hiện nay là rất nhiều.

Các em thuộc đủ mọi lứa tuổi, làm nhiều công việc khác nhau Cuộc sống của các

em rất vất vả, khó nhọc

2 Nguyên nhân khiến các em phải rơi vào tình trạng này thì rất nhiều nhưng

nhiều nhất vẫn là do cái nghèo Cái nghèo làm nảy sinh nhiều cảnh ngộ, chịu thiệtthòi nhiều nhất từ những cảnh ngộ đó là những đứa trẻ Bên cạnh đó còn do sựthiếu quan tâm của người lớn

3 Tình trạng này sẽ dẫn đến nhiều hậu quả khó lường, không chỉ đối với xã hội

mà đối với trước hết là bản thân các em Sống xa gia đình, trong một môi trườngphức tạp, tuổi lại còn nhỏ, chắc chắn sẽ ảnh hưởng không ít tới tâm hồn, nhậnthức của các em Từ đó mà sẽ có tác động ngược lại của các em đối với môitrường chung của xã hội

4 Cần phải có những biện pháp, những giải pháp để giảm thiểu và dần dần xoá

bỏ tình trạng này Đó cũng là cách để xã hội góp tay thực hiện vấn đề quyền trẻ

em một cách thiết thực nhất

Kết bài:

Trang 7

Tình trạng trẻ em lang thang kiếm sống ở thành phố là nỗi nhức nhối chungcủa cả xã hội Xã hội sẽ văn minh hơn, công bằng và tiến bộ hơn nếu ở đó mọi trẻ

em đều được hưởng những quyền mà các em có

BÀI VIẾT THAM KHẢOTrẻ em là tương lai của thế giới Trẻ em sinh ra phải được chăm sóc, nuôidưỡng, được yêu thương, bảo vệ và học tập đầy đủ Đó là quyền mà bất kì đứa trẻnào cũng được hưởng Thế nhưng trong thực tế thì không phải như vậy Có rấtnhiều bạn nhỏ khi lớn lên đã phải sớm rời bỏ mái nhà để tìm đến kiếm sống ởnhững thành phố, những khu đô thị xa lạ Hiện tượng này không còn là cá biệt

mà đã trở thành một tình trạng phổ biến, một vấn đề của cả xã hội

Đặt chân đến bất kì thành phố, khu đô thị dù lớn, dù bé nào người ta cũng cóthể dễ dàng bắt gặp những đứa trẻ lang thang đến từ nhiều vùng quê khác nhau

Đó là những cô bé, cậu bé tuổi còn rất nhỏ, tâm hồn còn rất ngây thơ, non nớt.Các em đáng lẽ phải đang ở nhà và cắp sách đến trường như bao bạn nhỏ cùngtrang lứa khác, nhưng lại phải một thân một mình bươn chải kiếm sống Các emtìm đến thành phố với mục đích lớn nhất là kiếm tiền để nuôi sống bản thân vàgiúp đỡ gia đình Mỗi em tự tìm cho mình một công việc : em đánh giày, em bánbáo, em đi làm người giúp việc trong các gia đình, các quán ăn Bất cứ việc gìlàm được và có người cần các em đều có thể làm Việc ít, người nhiều - nhiều khiphải tranh cướp, giành giật mới kiếm được miếng ăn ít ỏi

Một mình giữa nơi đông đúc, không có người thân thích bên cạnh, các emphải tự lo cho mình mọi chuyện, từ ăn uống đến chỗ ngủ qua đêm rồi khi ốm đaubệnh tật Cuộc sống của các em rất bếp bênh và khổ cực, có biết bao nhiêu cayđắng, rủi ro rình rập theo mỗi bước chân của những đứa trẻ này Nhìn khuôn mặtcủa các em, người ta thấy hiện rõ sự mệt mỏi, cái già dặn trước tuổi bên cạnhchút hồn nhiên, non nớt của tuổi thơ còn sót lại Đấy là điều khiến chúng ta, bạn

và tôi, những đứa trẻ may mắn đang được che chở dưới mái ấm gia đình và ngàyngày cắp sách đến trường, không thể không suy nghĩ

Đứa trẻ nào cũng muốn được yêu thương, được chăm sóc, được sống giữavòng tay gia đình và bạn bè Thế nhưng, tại sao vẫn có nhiều bạn nhỏ phải tựbước vào đời kiếm sống sớm đến vậy ? Nguyên nhân đầu tiên của tình trạng nàyvẫn là do cái nghèo Nơi các bạn nhỏ này bước chân ra đi đều là những vùngnông thôn xa xôi Gia đình có mỗi một nghề làm ruộng, đất thì ít, anh chị em thìđông, đến ngày mùa đầu tắt mặt tối mà vẫn không đủ ăn Không có tiền đi học,các bạn nhỏ ở nhà rồi rời nhà đi kiếm sống để bớt gánh nặng cho gia đình Cũng

có khi là do cảnh cha mẹ không hoà hợp, suốt ngày cãi cọ, không để ý đến concái, các em cũng tự bỏ nhà lên phố rồi cha mẹ li thân, li dị, hay do mất cha, mất

mẹ khiến các em không còn chỗ dựa Nói chung, có trăm nghìn lí do đẩy các bạn

Trang 8

nhỏ vào cảnh tha phương Đằng sau tất cả những lí do đó vẫn phải khẳng địnhmột điều đó là sự thiếu quan tâm của người lớn Nếu các bậc làm cha, làm mẹbiết nghĩ cho các em nhiều hơn thì chắc chắn dù trong bất cứ hoàn cảnh nào họcũng sẽ không để cho con em mình vào đời bươn chải vật lộn với miếng ăn khicòn quá nhỏ dại như vậy Sống trong cảnh thiếu thốn, cảnh không yên ổn của giađình đã là một thiệt thòi, giờ phải rời mái nhà đang che chở cho các em, một thânmột mình mưa nắng chốn xa lạ, đó là lời cảnh báo cho cả xã hội về vấn đề đảmbảo những quyền lợi chính đáng cho tất cả mọi đứa trẻ.

Tình trạng trẻ em từ nông thôn ra thành phố kiếm sống đã và đang để lại rấtnhiều những hậu quả nghiêm trọng Sống trong một môi trường đua chen phứctạp, tiếp xúc với đồng tiền, với cơ chế thị trường quá sớm khiến nhận thức, nhâncách, tâm hồn của các em phát triển một cách lệch lạc, không tự nhiên và thiếulành mạnh Thật khó mà dám khẳng định là tất cả những đứa trẻ đó sẽ có mộttương lai bình thường và và tốt đẹp Bị ép phải già trước tuổi, phải từ giã tuổi thơkhi còn quá nhỏ, phải sống trong cô đơn ghẻ lạnh, không có một bàn tay vỗ vềchăm sóc, không có người chỉ đường dẫn lối ai dám đảm bảo rằng, tất cả những

em nhỏ đó sẽ đều trở thành những công dân lương thiện và có ích Thực tế chothấy nhiều đứa trẻ trong số đó đã trở thành tội phạm trước khi trở thành một côngdân Chúng móc túi, cướp giật, trộm cắp, lừa đảo, sa vào các tệ nạn xã hội và trởthành gánh nặng của cộng đồng Đa phần các em nhỏ khi mới rời nhà đi đều lànhững đứa trẻ hiền lành, ngây thơ, chỉ sau một thời gian đã trở thành những đứatrẻ hoàn toàn khác Lối sống nơi đô thị đã làm mất đi ở các em bản tính trongsáng, hồn nhiên, vô tư Đó là những di chứng tinh thần rất có hại cho các em khiđến tuổi trưởng thành

Như vậy, tình trạng trẻ em rời nhà đến kiếm sống ở các thành phố sẽ tạo nênnhững hậu quả khôn lường đối với chính những đứa trẻ và với toàn xã hội Cầnphải làm gì để xoá bỏ tình trạng này để trẻ em tất cả mọi vùng miền đều đượchưởng những quyền chính đáng mà các em có Đây là trách nhiệm không củariêng ai Sự quan tâm là điều đầu tiên cần phải có Và trước hết phải là từ giađình, cha mẹ và những người thân của các em Tạo dựng cho các em một mái ấmbình yên, cho các em một môi trường trong lành để các em được lớn lên, đượctrưởng thành một cách tự nhiên, lành mạnh là điều các bậc làm cha, làm mẹ phảilàm Mỗi địa phương cũng cần có những biện pháp cụ thể để giúp những em nhỏ

có hoàn cảnh đặc biệt giải quyết những khó khăn vướng mắc Ví như giúp các em

có việc làm ngay trên quê hương mình, hỗ trợ để các em có đủ điều kiện đếntrường và rộng hơn là cả xã hội Dành cho các em một cái nhìn độ lượng, nhân ái,một cử chỉ quan tâm dù là rất nhỏ bé, là mỗi người đã và đang góp phần đem đếncho mỗi số phận tội nghiệp đó những giá trị rất lớn lao

Trang 9

Nhà nước đã có nhiều hành động cụ thể để giải quyết vấn đề này Như giaocho các tỉnh, các địa phương đưa các em trở về, tạo công ăn việc làm, giúp các

em ổn định cuộc sống tại quê nhà, được học tập, vui chơi như mọi đứa trẻ khác.Việc làm này bước đầu đã tạo nên những biến đổi rất tích cực, rất nhiều bạn nhỏ

đã yên tâm trở về, lao động và sinh hoạt trên quê hương mình, tìm thấy niềm vuimới Sự quan tâm của Nhà nước là rất kịp thời và thiết thực Tuy nhiên, để chấmdứt hẳn tình trạng này thì cần có thời gian và sự quan tâm hơn nữa của tất cả mọingười trong cộng đồng

Một xã hội không thể coi là văn minh, là công bằng và tiến bộ khi mà ở đâu

đó vẫn có nhiều đứa trẻ bị đẩy ra đường kiếm tiền thay cho việc đến trường đihọc Cho các em một quá khứ êm đềm, một hiện tại bình yên hạnh phúc và mộttương lai được đảm bảo, đó cũng là cách để tạo dựng một thế giới tốt đẹp cho tất

Thân bài :

1 Rất nhiều đứa trẻ từ những năm tháng ấu thơ cho đến khi trưởng thành hiếm

khi, thậm chí chưa bao giờ được nghe một lời bảo ban, khuyên nhủ dịu dàng củacha mẹ Bất kì lúc nào, trong bất cứ chuyện gì, cha hoặc mẹ, hoặc cả cha lẫn mẹđều có một hình thức duy nhất đối với các em : quát tháo, mắng chửi bằngnhững lời lẽ hết sức gay gắt, thô bạo ; hay nặng hơn là dùng roi vọt và đánhđập Biện pháp này được áp dụng trong tất cả mọi việc, mọi tình huống, chỉcần cha mẹ không cảm thấy hài lòng, thì dù là chuyện nhỏ như cái nhà chưađược sạch, quần áo chưa được gọn gàng, đến những chuyện lớn hơn, như bị

Trang 10

điểm kém, đi học về muộn, bị cô giáo phê bình, đánh nhau, cãi lộn cha mẹđều ngay lập tức dạy dỗ con mình bằng cách này Đối với họ, đấy là cách giáodục con cái tốt nhất, bởi vì làm như vậy các em sẽ sợ và không bao giờ dámphạm lỗi nữa Theo họ đó còn là cách để thể hiện tình yêu thương, bởi vì

"thương cho roi cho vọt"

2 Thực chất, cách giáo dục này không phải là một biện pháp tích cực và có hiệu

quả Điều này đã được minh chứng bằng thực tế Rất nhiều đứa trẻ bước ra khỏinhững năm tháng ấu thơ với nỗi ám ảnh không bao giờ mất về cách đối xử thôbạo của cha mẹ đối với bản thân mình Làm bất cứ việc gì cũng có thể bị chửimắng và khi lỡ phạm lỗi thì bị đánh đập thậm tệ Cứ ròng rã liên tục như vậy,cuối cùng những đứa trẻ không tiến bộ lên chút nào mà thậm chí là còn ngượclại : từ ngoan thành hư, từ hiền thành dữ, từ thông minh lanh lợi hoá ra lì lợm,chậm chạp Nhìn chung, có hai xu hướng phát triển cơ bản : hoặc là quậy phánghịch ngợm, hoặc là trở nên trầm cảm khó gần Trước mặt cha mẹ, các emdường như ngoan hơn, nhưng thực chất cái ngoan đó chỉ là đối phó Thậm chí,nhiều em đã có những phản ứng rất tiêu cực : bỏ nhà đi, hoặc tự vẫn Tất cảnhững biến đổi như vậy đều là biểu hiện của sự tổn thương trầm trọng về mặt tinhthần Đối với những đứa trẻ này, tuổi thơ tươi đẹp trở thành những năm tháng u

ám kinh hoàng ; tổ ấm gia đình có thể trở thành địa ngục trần gian và cha mẹtrong mắt các em là những con người nào đó hết sức xa lạ và độc đoán Các emmất đi cảm giác được yêu thương, che chở, lúc nào cũng thon thót lo sợ và lâudần có thể trở nên trơ lì Đó là điều rất nguy hiểm, bởi lẽ nó sẽ để lại một dấu ấntrong nhân cách, tâm hồn của các em sau này

Giáo dục con cái bằng cách này sẽ để lại những hậu quả lớn, không chỉ đốivới trước mắt mà còn là về lâu dài trong tương lai của các em, của xã hội

3 Cha mẹ, ai cũng yêu thương con cái, ai cũng muốn những đứa con của mình

trưởng thành nên người Thế nhưng, giáo dục con cái như thế nào để các em vừacảm nhận được tình yêu thương đó vừa có sự tiến bộ trong nhân cách là điều rấtquan trọng Đứa trẻ nào cũng có thể dễ dàng mắc sai lầm Và đằng sau mỗi sailầm đó bao giờ cũng có một nguyên nhân, một lí do Cha mẹ muốn dạy dỗ các

em một cách có hiệu quả thì phải bắt đầu từ những nguyên nhân đó Tìm hiểunguyên nhân, phân tích cặn kẽ phải trái, khuyên răn nhẹ nhàng nhưng cươngquyết, thêm một chút cảm thông độ lượng thiết nghĩ không có đứa trẻ nào màlại không nghe, không trở nên tiến bộ Kiềm chế cơn nóng giận là điều quantrọng khi giáo dục trẻ em Nhiều đứa trẻ rơi vào cảm giác oan ức, rồi đâm ra oángiận cha mẹ vì họ không bao giờ để ý đến nguyên nhân vì sao các em làm nhưvậy mà ngay lập tức xỉ vả, thượng cẳng chân hạ cẳng tay cho hả cơn giận màthôi

Trang 11

"Thương cho roi cho vọt", điều đó không có nghĩa là bất cứ lúc nào cũng có thể

sử dụng bạo lực đối với trẻ em Đến một mức độ nào đó, chính những người làmcha, làm mẹ đã và đang xâm phạm đến quyền trẻ em ngay trong gia đình củamình - điều mà cả xã hội đang quan tâm và bảo vệ

Thân bài :

1 Rừng được ví là lá phổi xanh của trái đất Thế nhưng, lá phổi này đang ngày

càng nhỏ đi Ở Việt Nam, hàng năm có hàng chục ngàn ha rừng bị phá huỷ.Những cánh rừng xanh thẫm, những khu rừng nguyên sinh giàu có giờ chỉ còn làvùng đất trống đồi trọc, phơi ra những gốc cổ thụ trơ trọi, những thảm thực vậtcằn cỗi Những xe gỗ vẫn lặng lẽ đều đặn di chuyển về xuôi và những cánh rừngcũng lặng lẽ biến mất, để lại những khoảng trống ngày càng lớn trên bề mặt tráiđất của chúng ta

2 Rất dễ thấy nguyên nhân của vấn đề này Người ta chặt rừng để lấy gỗ bán và

lấy đất canh tác Rừng bảo vệ che chở cho con người nhưng đang bị tàn phá bởichính lòng tham và sự thiếu ý thức, thiếu nhận thức của con người

3 Khi những cánh rừng bị tàn phá và biến mất, hậu quả không hiện ra cụ thể và

ngay lập tức Nó sẽ đến rất từ từ, nhưng sẽ rất lâu dài và khủng khiếp

Trang 12

Rừng trả lại cho trái đất một bầu không khí trong lành Hiện nay, bầu khôngkhí đang bị ô nhiễm và vẩn đục bởi bộ máy thanh lọc nó đang trở nên yếu đi Hạnhán, lũ lụt, thiên tai ngày càng tăng cũng bởi một phần từ đó.

Rừng bị tàn phá dẫn đến hiệu ứng nhà kính và trái đất của chúng ta đangngày càng nóng lên, những khối băng khổng lồ ở hai địa cực có nguy cơ tan chảy

Sự cân bằng sinh thái bị phá huỷ và con người sẽ sống như thế nào khi môitrường tự nhiên không còn

Như vậy, phá rừng để lấy gỗ và lấy đất, cái lợi là dành cho một vài ngườinhưng cái hại là dành cho tất cả Sự tồn tại của trái đất giữa vũ trụ đang bị đe doạbởi chính bàn tay con người

4 Cần phải ngăn chặn ngay tình trạng này Tất cả mọi người trong xã hội phải ý

thức sâu sắc về sự nguy hiểm và mức độ nghiêm trọng của nạn phá rừng hiệnnay, từ đó có chung một thái độ cương quyết trong việc bảo vệ rừng Làm ngơ,tiếp tay cho bọn buôn gỗ lậu cũng chính là đang khuyến khích cho nạn phá rừngngày càng phát triển Nhưng cũng cần có thêm nhiều biện pháp cứng rắn và chặtchẽ hơn trong vấn đề này, cần kiên quyết xử lí những kẻ trực tiếp và gián tiếp phárừng, giúp dân từ bỏ thói quen canh tác lạc hậu Đồng thời, việc trồng rừng để bổsung diện tích rừng bị phá, phủ xanh đất trống đồi trọc, nhân thêm nhiều cánhrừng mới là một việc làm rất hiệu quả và là việc phải làm của con người

Kết bài :

Hãy thử tưởng tượng, đến một ngày nào đó, trên trái đất sẽ không còn mộtcánh rừng nào, con người sẽ phơi mình ra dưới mặt trời nóng bỏng và cuồngphong của vũ trụ Và liệu sau đó trong tương lai, trái đất có còn là hành tinh của

sự sống nữa hay không ? Bảo vệ những cánh rừng chính là bảo vệ bản thân cuộcsống của mỗi chúng ta

Đề số 6

1 Phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu

2 Phân tích đoạn thơ :

Không có kính rồi xe không có đèn Không có mui xe thùng xe có xước

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

Chỉ cần trong xe có một trái tim

(Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật)

Đáp án đề số 6

1 Phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu

Trang 13

Bài làm

Đồng chí ! Ôi tiếng gọi sao mà thân thương tha thiết quá Nó biểu hiện thật đầy

đủ tình đồng đội của anh bộ đội Cụ Hồ thời kháng Pháp Cảm nhận được tìnhcảm vừa thân quen vừa mới lạ trong cuộc sống chiến đấu ấy, Chính Hữu, một nhà

thơ - chiến sĩ đã xúc động viết bài thơ Đồng chí Với lời thơ chân chất, tràn đầy

tình cảm, bài thơ đã để lại bao cảm xúc trong lòng người đọc

Cả bài thơ thể hiện rõ tình đồng đội keo sơn gắn bó giữa những ngườichiến sĩ quân đội nhân dân trong cuộc sống chiến đấu gian khổ Họ là những

người xuất thân từ nhân dân lao động chỉ quen việc "cuốc cày" ở những vùng quê

nghèo khác nhau, vì có chung tấm lòng yêu nước, họ đã gặp nhau từ xa lạ bỗngtrở thành thân quen Chính Hữu đã kể về những con người ấy bằng lời thơ thậtxúc động :

Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau

Họ đều xuất thân từ những vùng đất khô cằn, nghèo khổ "nước mặn đồng chua", "đất cày lên sỏi đá" Từ "xa lạ" gặp nhau Thật là thú vị, nhà thơ không nói hai người xa lạ mà là "đôi người xa lạ", vì thế ý thơ được nhấn mạnh, mở rộng

thêm "Hai người" cụ thể quá Đôi người là từng "đôi" một - nhiều người Trong

đơn vị quân đội ấy, ai cũng thế Hình ảnh những con người chẳng hẹn quen nhau

nói lên một sự xa lạ trong không gian và tình cảm Nhưng khi tham gia khángchiến, những con người ấy cùng nhau chiến đấu, cùng nhau chịu đựng gian khổ,chung lưng đấu cật bên nhau Vì thế họ trở thành thân nhau, hiểu nhau, thương

nhau và gọi nhau là "đồng chí".

"Súng bên súng, đầu sát bên đầu Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ Đồng chí"

Tình cảm ấy thật thân thương, thật tha thiết Giọng thơ đang liền mạch nhẹ

nhàng, thủ thỉ tâm tình, bỗng ngắt nhịp đột ngột Từ Đồng chí lại được tách ra

làm câu riêng, một đoạn riêng Với cấu trúc thơ khác thường ấy tác giả đã làmnổi bật ý thơ Nó như một nốt nhấn của bản nhạc, bật lên âm hưởng gây xúc động

lòng người Câu thơ chỉ có một từ Đồng chí - một tiếng nói thiêng liêng Đồng

chí một sự cảm kích về nhiều đổi thay kì lạ trong quan hệ tình cảm Thế là thànhđồng chí

Tình cảm ấy lại đựơc biểu hiện cụ thể trong cuộc sống chiến đấu Những lúc kề

bên nhau, họ lại kể cho nhau nghe chuyện quê nhà Chuyện "Ruộng nương anh gửi bạn thân cày", "Gian nhà không mặc kệ gió lung lay" cả chuyện "Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính" Từ những lời tâm tình ấy cho ta hiểu rằng : Các anh

chiến sĩ mỗi người đều có một quê hương, có những kỉ niệm thân thiết gắn bó với

Trang 14

quê nhà và khi ra đi hình bóng quê hương đều mang theo trong họ Các anh lạicùng chia sẻ ngọt bùi, cùng chịu gian khổ bên nhau Trong gian lao vất vả họ lạitìm được niềm vui, niềm hạnh phúc trong mối tình đồng chí Làm sao các anh có

thể quên được những lúc ướt mồ hôi, cùng chịu với nhau từng cơn ớn lạnh Cuộc sống bộ đội nghèo vất vả nhưng không thiếu niềm vui Dẫu áo anh rách vai, quần tôi có vài mảnh vá dẫu trời có buốt giá thì miệng vẫn cười tươi Tình cảm chân thành tha thiết ấy không diễn tả bằng lời mà lại thể hiện bằng cách nắm lấy bàn tay Thật giản dị và cảm động Không phải là những vật chất của cải, không

phải là những lời hoa mĩ phô trương Những người chiến sĩ biểu hiện tình đồngchí là bàn tay nắm lấy bàn tay Chính đôi tay nắm chặt ấy đã nói lên tất cả những

ý nghĩ thiêng liêng cao đẹp của mối tình đồng chí :

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo

Câu thơ vừa tả cảnh thực vừa mang nét tượng trưng Tác giả tả cảnh nhữngngười lính phục kích chờ giặc trong đêm sương muối Súng hướng mũi lên trời

có ánh trăng lơ lửng giữa trời như treo trên đầu ngọn súng Đồng thời "Đầu súng trăng treo" còn mang ý nghĩa tượng trưng Đó là sự kết hợp giữa bút pháp hiện

thực và lãng mạn Vừa thực, vừa mơ, vừa xa vừa gần, vừa mang tính chiến đấuvừa mang tính trữ tình Vừa chiến sĩ vừa thi sĩ Đây là hình ảnh đẹp tượng trưngcho tình cảm trong sáng của người chiến sĩ Mối tình đồng chí đang nảy nở, vươncao, tỏa sáng từ cuộc đời chiến đấu Hình ảnh thật độc đáo gây xúc động bất ngờ,thú vị cho người đọc Nó nói lên đầy đủ ý nghĩa cao đẹp của mục đích lí tưởngchiến đấu và mối tình đồng chí thiêng liêng của anh bộ đội Cụ Hồ

Bằng ngôn ngữ cô đọng, hình ảnh chân thực gợi tả có sự khái quát cao,Chính Hữu đã cho ta thấy rõ quá trình phát triển của một tình cảm cách mạngtrong quân đội Ở đây nhà thơ đã xây dựng hình ảnh thơ từ những chi tiết thựccủa cuộc sống thực trong đời thường của người chiến sĩ, không phô trương,không lãng mạn hóa, thi vị hóa, chính những nét thực đó tạo nên sự thành côngcủa tác phẩm Bài thơ đánh dấu một bước ngoặt mới trong phương pháp sáng tác

và cách xây dựng hình tượng người chiến sĩ trong thơ thời kì chống Pháp

2 Phân tích đoạn thơ :

Không có kính rồi xe không có đèn

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước Chỉ cần trong xe có một trái tim

(Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Phạm Tiến Duật)

Bài làm

Trang 15

Phạm Tiến Duật là một trong những gương mặt xuất sắc của thơ ca Việt Nam

thời chống Mĩ cứu nước Ông được gọi là "Viên ngọc Trường Sơn của thơ ca" bởi

thi sĩ đã mang cả hào khí thời đại cùng dãy Trường Sơn vào thơ Đặc biệt mảng

thơ về người lính lái xe của ông đã để lại ấn tượng thật thú vị, đó là "Vết xe lăn"

nóng bỏng trong những bài thơ Trường Sơn thời chống Mĩ

Trong số những vần thơ thông minh, dí dỏm về người lính lái xe Trường Sơn

của Phạm Tiến Duật, phải kể đến Bài thơ về tiểu đội xe không kính.

Bài thơ được viết năm 1969, in trong tập "Vầng trăng - Quầng lửa" Hình

tượng thơ hết sức độc đáo : những chiếc xe không kính băng băng ra trận bấtchấp hoàn cảnh khắc nghiệt của chiến tranh Để cuối bài thơ, tác giả đưa ra một ý

tưởng thật bất ngờ - đó là "trái tim cầm lái":

Không có kính rồi xe không có đèn Không có mui xe thùng xe có xước

Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước

Chỉ cần trong xe có một trái tim

Ở phần đầu bài thơ, Phạm Tiến Duật đã giải thích rất đơn giản mà sắc sảo :

"Không có kính không phải vì xe không có kính" bởi vì : "Bom giật bom rung kính

vỡ đi rồi" Thật là đơn giản ! Chiến tranh bom đạn tàn phá Xe không kính chắn

gió vẫn ra trận thanh thản mà ung dung Hai câu đầu khi kết, tác giả một lần nữa

tả hình dáng của chiếc xe quân sự thời chống Mĩ :

Không có kính rồi xe không có đèn Không có mui xe thùng xe có xước

Đã không kính - gió, bụi, mưa tuôn vào buồng lái, khó khăn chồng chất hơn khi xe lại không có đèn, rồi không có mui xe thùng xe có xước Một hình ảnh trần

trụi do chiến tranh gây nên Người lái xe phải huy động mọi giác quan, năng lực

để lái xe trong mạo hiểm, phiêu lưu Tất cả đều vượt qua bởi :

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước Chỉ cần trong xe có một trái tim

Đây là chủ đề sâu thẳm của bài thơ Đây mới là điều hệ trọng và thiêng liêng

mà cả bài thơ vui nhộn chưa hé lộ Nhà thơ đã nói đúng tinh thần thời đại : Xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước - Mà lòng phơi phới dậy tương lai (Tố Hữu) Cả

nước lên đường đánh Mĩ vì Miền Nam ruột thịt Vậy là trái tim đã giúp những

người lính vượt qua gian khổ trên những chiếc xe không kính, không đèn, không mui xe Trái tim rực lửa căm thù giặc Mĩ và nóng bỏng yêu thương đồng bào

miền Nam ấy chính là vẻ đẹp sâu thẳm của tâm hồn Việt Nam thời đánh Mĩ, làtrái tim nhân hậu, thủy chung của cả dân tộc

Thơ là thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp Phạm Tiến Duật

đã thể hiện thành công tâm hồn thế hệ trẻ Việt Nam yêu nước trong những nămtháng đánh Mĩ hi sinh gian khổ mà vĩ đại của dân tộc ta

Trang 16

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng thơ Phạm Tiến Duật và những "Vết xe trên dãy Trường Sơn" sẽ còn nóng bỏng trong tâm hồn của những người Việt Nam yêu nước Những chiếc xe độc đáo ấy của một thời đã góp phần làm nên huyền tích Trường Sơn.

Đề số 7

1 Vẻ đẹp của người lính trong khổ cuối bài thơ Đồng chí của Chính Hữu.

2 Từ hiểu biết về bài Đồng chí của Chính Hữu, em hãy viết một đoan văn theo luận đề: Đồng chí mang một vẻ đẹp của thời đại mới.

Đáp án Đề số 7

1 Vẻ đẹp của người lính trong khổ thơ cuối bài Đồng chí (Chính Hữu)

Bài làm

Là người lính thuộc trung đoàn thủ đô rồi trở thành nhà thơ quân đội, Chính

Hữu chủ yếu viết về người lính và hai cuộc kháng chiến Đồng chí được sáng tác

năm 1948, là bài thơ thành công nhất của ông Cả bài thơ thể hiện rõ tình đồngđội, đồng chí gắn bó keo sơn của những chiến sĩ quân đội nhân dân trong thời kìkháng chiến chống Pháp

Bài thơ mở đầu bằng những câu thơ mộc mạc, giản dị, chân chất khi tác giảgiới thiệu về quê hương của các anh bộ đội Các anh mỗi người một quê - nhữngvùng quê nghèo khó - song đã về đây để cùng tham gia kháng chiến, cùng chịuđựng gian khổ, chung lưng đấu cật bên nhau

Cuộc sống người lính vất vả biết bao nhiêu Nào : Áo anh rách vai, quần tôi có vài mảnh vá Lại nữa, những đêm trời rét chỉ có một mảnh chăn mỏng hay

những cơn sốt rét rừng hành hạ Vượt lên trên tất cả những khó khăn đó để

"Thương nhau tay nắm lấy bàn tay" Chính đôi tay nắm chặt ấy đã nói lên ý nghĩa

thiêng liêng, cao đẹp của tình đồng đội, của ý chí quyết tâm đánh giặc

Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh đặc sắc :

Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo

Ba câu thơ là bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội của người lính, làbiểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ Trong bức tranh trên, nổi bật là ba

hình ảnh gắn kết với nhau : Người lính, khẩu súng, vầng trăng giữa cảnh rừng

hoang sương muối phục kích giặc Sức mạnh của tình đồng đội đã giúp họ vượtlên tất cả những khắc nghiệt của thời tiết và mọi gian khổ, thiếu thốn Tình đồng

Trang 17

chí đã sưởi ấm lòng họ Hình ảnh Đầu súng trăng treo là hình ảnh đẹp nhất vì nó

vừa là hình ảnh thực vừa là hình ảnh tượng trưng

Tác giả Chính Hữu đã từng nói : "Đầu súng trăng treo, ngoài hình ảnh, bốn chữ này còn có nhịp điệu như lắc của một cái gì lơ lửng chông chênh trong

sự bát ngát Nó nói lên một cái gì lơ lửng ở rất xa chứ không phải là buộc chặt, suốt đêm vầng trăng ở bầu trời cao xuống thấp dần và có lúc như treo lơ lửng trên đầu mũi súng Những đêm phục kích chờ giặc, vầng trăng như một người bạn" Đó là hình ảnh thực của cuộc kháng chiến, của những người lính khi chờ

giặc tới

Ngoài tả thực, hình ảnh "Đầu súng trăng treo" còn mang ý nghĩa tượng trưng.

Đó là sự kết hợp giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn, vừa thực, vừa mơ, vừa xavừa gần, vừa mang tính chiến đấu, vừa mang tính trữ tình Vừa chiến sĩ vừa thi sĩ.Đây là hình ảnh tượng trưng cho tình cảm trong sáng của người chiến sĩ Mối tìnhđồng chí đang nảy nở, vươn cao, tỏa sáng từ cuộc đời chiến đấu Hình ảnh thơthật độc đáo, gây xúc động bất ngờ, thú vị cho người đọc Nó nói lên đầy đủ ýnghĩa cao đẹp của mục đích lí tưởng chiến đấu và tình nghĩa thiêng liêng của anh

bộ đội Cụ Hồ

Với nhịp chậm, giọng thơ hơi cao, ba câu thơ cuối của bài một lần nữakhắc họa chân thực mà sâu sắc về hình ảnh người lính trong thời kì kháng chiếnchống Pháp

Tình cảm đồng chí, đồng đội là tình cảm thiêng liêng cao đẹp nhất củanhững người lính Đó là sức mạnh giúp họ vượt qua tất cả mọi khó khăn trở ngại,

mọi thiếu thốn để chiến thắng kẻ thù Bài thơ Đồng chí đặc biệt là ba câu kết như

một lời nhắn nhủ với mọi người : Hãy biết nâng niu và gìn giữ những tình cảmđẹp trong cuộc sống, phải biết kính trọng những người lính

2 Từ hiểu biết về bài Đồng chí của Chính Hữu, em hãy viết một đoạn văn theo luận đề "Đồng chí mang một vẻ đẹp của thời đại mới".

Bài làm

Vẻ đẹp của thời đại mới trong hình tượng thơ ở đây là tình đồng chí, đồngđội gắn với giai cấp của người lính Cả bài thơ khai thác đời sống nội tâm, tình

cảm của người lính Vẻ đẹp của bài thơ Đồng chí là vẻ đẹp đời sống tâm hồn

người lính, nơi phát ra vầng ánh sáng lung linh nhất là tình đồng chí đồng đội :

"Thương nhau tay nắm lấy bàn tay" Chỉ cần thương nhau tay nắm lấy bàn tay là

đủ hơi ấm để chống chọi với cái rét run người nơi đại ngàn Những đêm rừng hoang sương muối Trong cái cầm tay nhau ấy, hình ảnh đất nước và tinh thần

đoàn kết giai cấp được diễn đạt thật cao đẹp, cô đọng và thuyết phục Chính tìnhcảm cao đẹp và lí tưởng sáng ngời "Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới" đó mànhững người lính được nâng lên tầm cao khái quát trong đó có sự hài hòa giữa

Trang 18

hiện thực và lãng mạn, trữ tình Đầu súng trăng treo mang ý nghĩa sâu sắc cho

tinh thần thời đại

Đề số 8

.

Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật đã cho thấy hành

trang mang theo con đường ra trận là trái tim yêu nước Ý kiến của em ?

Đáp án Đề số 8

Tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật đã cho

thấy hành trang mang theo con đường ra trận là trái tim yêu nước Hãy phân tích bài thơ để làm sáng tỏ nhận định trên.

Bài làm

Phạm Tiến Duật là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ nhà thơ trẻnhững năm kháng chiến chống Mĩ Bản thân là anh bộ đội Trường Sơn, tác giảcảm thông và hiểu rõ tâm tình người lính, nhất là người chiến sĩ vận tải dọcTrường Sơn chở vũ khí, quân trang từ hậu phương lớn ra tiền tuyến lớn Cùng

với thế hệ thanh niên hăng hái "Xẻ dọc trường sơn đi cứu nước / Mà lòng phơi phới dậy tương lai" Phạm Tiến Duật mang niềm vui hăm hở của tuổi trẻ ra chiến

trường Nhà thơ đã tạo cho mình một giọng điệu thơ rất lính : khỏe khoắn, tự

nhiên, tràn đầy sức sống, tinh nghịch tươi vui mà giàu suy tưởng Bài thơ về tiểu đội xe không kính là tác phẩm tiêu biểu nhất của giọng thơ ấy, của hồn thơ ấy.

Kết cấu của bài thơ là hành trình của con đường ra trận Hành trình đó cónhững lúc dãi dầu nắng mưa, có những ngày vượt suối băng đèo và có tiếng reocười trong tình thân chan hòa đồng đội, trong một mái ấm gia đình giữa đất trờibao la Kết cấu đó trước hết thể hiện qua số lượng chữ trong câu :

Mở đầu chặng đường hành quân là những khó khăn Vì vậy khổ 1, câu thơđầu dài ra 10 chữ và kết thúc bằng thanh trắc - hoàn toàn trái quy luật phối thanh

bình thường của thơ vần nhịp Nó là điệu nói :

Không có kính không phải vì xe không có kính

BA câu tiếp theo, khó khăn dần rút lại, tạo nên sự ung dung phong tháiđỉnh đạc với số lượng chữ rút dần xuống và đằm lại về thanh điệu : 8- 6- 6, bằng-bằng - trắc

Hai câu thơ cuối khổ, thanh bằng chiếm tỉ lệ nhiều hơn, khoảng 2/3 Chính

sự thắng thế của thanh bằng đã tạo nên sự thanh thản, ung dung cho khổ thơ mặc

dù kết thúc của nó lại là thanh trắc Chính thanh trắc này lại mở đường cho xe đi

tới : Nhìn thẳng

Năm khổ thơ tiếp theo, số lượng câu chữ trở lại bình thường, hoán đổi đềuđặn ở hai kiểu kết hợp : 7- 8- 8- 7- và 7- 7- 8- 7 Đường ra trận đẹp lắm, nên xe

Trang 19

không kính cứ chạy bon bon, người lái xe đã nhìn thấy, nhìn thấy và thấy Thấy gió xoa mắt đắng, thấy con đường chạy thẳng vào tim Quan trọng nhất, thấy

được nụ cười rạng rỡ của nhau Ấy cũng chính là thấy được lòng dũng cảm tiềm

ẩn đằng sau những câu đùa vui và hành động tếu táo :

Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi

Khổ thơ có một sự thay đổi đặc biệt so với toàn bài ở số lượng chữ trongcâu thơ : 8- 8- 8- 8 Bốn câu thơ 32 chữ chia đều nhau thanh điệu bằng trắc ở bốnchữ cuối và trở lại kiểu phối âm bình thường bằng- trắc- trắc- bằng Câu kết củabài thơ mở rộng bằng thanh bằng :

Chỉ cần trong xe có một trái tim

Đây là câu thơ mấu chốt của cả khổ thơ và cả bài thơ Hóa ra tất cả khó khănthử thách ở phía trên kia chẳng là gì cả, dù cho bom rơi, pháo thả, dù xe khôngkính, dù đường ra mặt trận có khi đồng nghĩa với cái chết thì người lính lái xe ra

trận cũng luôn cảm thấy bình yên, an toàn bởi vì có một trái tim Đó là trái tim

biết thức vì Miền Nam, biết khát khao chân lí, hòa bình Hành trang ra trận cầnbiết bao một trái tim như thế

Bài thơ đã khắc họa đậm nét hình ảnh người chiến sĩ quân đội nhân dân Việt

Nam : Đời chúng ta đâu có giặc là ta cứ đi Bài thơ không chứa đựng một ẩn ý

sâu xa nào khiến người đọc phải suy luận, nêu giả thiết hoặc là thế này hoặc làthế kia Tạo dựng hình ảnh thơ bằng ngôn ngữ thô mộc của đời sống thường nhật,không sử dụng các loại mĩ từ, mĩ cảm, ẩn dụ, hình ảnh thơ thể hiện đạt tới độchân thực cao mà vẫn rất thơ, đó là tài nghệ của Phạm Tiến Duật trong lao độngsáng tạo Bài thơ có đầy đủ yếu tố cách tân và hiện đại nhưng vẫn mang đậm bảnsắc của thơ ca dân tộc, nối tiếp truyền thống của thơ ca cách mạng viết về anh bộđội trong hai cuộc trường chinh cứu nước vĩ đại của dân tộc ở thế kỉ XX

Đề số 9

.

Hình ảnh người lính trong hai bài thơ Đồng chí của Chính Hữu và Bài thơ

về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.

Đáp án Đề số 9

Hình ảnh người lính qua hai bài thơ Đồng chí (Chính Hữu) và Bài thơ về

tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật)

Bài làm

Lớp cha trước lớp con sau

Đã thành đồng chí chung câu quân hành

Trang 20

(Tố Hữu) Trải qua ba mươi năm chiến tranh vệ quốc vĩ đại, dân tộc ta đã làm nên kỳ tíchhào hùng : đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ Có thể nói, nhân vật trungtâm của thời đại đã làm nên huyền thoại, đó là anh bộ đội Cụ Hồ.

Hình tượng anh bộ đội Cụ Hồ đã trở thành cảm hứng đẹp trong thơ ca hiện đại

Trong số những bài thơ viết về đề tài này phải kể đến Đồng chí của Chính Hữu

và Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật Hai bài thơ gắn với hai

giai đoạn kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ sẽ giúp chúng ta cảm nhận đầy đủhơn về hình ảnh người lính

Chính Hữu sinh năm 1926 Năm 1946 ông nhập ngũ, là lính trung đoàn Thủ

đô Đầu năm 1948 bài thơ Đồng chí ra đời khi ông là chính trị viên đại đội Phạm

Tiến Duật sinh năm 1941, năm 1964 gia nhập quân đội, hoạt động trên tuyến

đường Trường sơn Bài thơ về tiểu đội xe không kính sáng tác năm 1969.

Hai nhà thơ thuộc hai thế hệ thi nhân nối tiếp nhau trong cuộc trường chinh củadân tộc Hai thi phẩm mà chúng ta đề cập tới là hai trong những tác phẩm tiêubiểu của mỗi thời kì văn học Hay sự thể hiện hình tượng anh bộ đội Cụ Hồ.Người lính trong hai bài thơ này là những hình ảnh tiêu biểu của thơ Việt Nam

1945 - 1975 sẽ còn sống mãi trong lòng người đọc

Đọc Đồng chí, cảm nhận chung của chúng ta là, người lính cách mạng trong

kháng chiến chống Pháp xuất thân từ nông dân Hình ảnh họ được Chính Hữu mô

tả chân thực, giản dị mà cao đẹp Khác với khuynh hướng lãng mạn anh hùngmang dáng dấp tráng sĩ trượng phu của thơ ca đầu chống Pháp, cảm hứng của

Chính Hữu trong Đồng chí hướng về chất thực của đời sống, khai thác cái đẹp và

chất thơ trong cái "đời thực" của cuộc chiến đấu và người chiến sĩ Cái đẹp trongkhó khăn, thiếu thốn và nhất là cái đẹp trong tình đồng chí, đồng đội, thắm thiết,sâu nặng :

Quê hương anh nước mặn đồng chua làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá Tôi với anh đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau Súng bên súng đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ Đồng chí !

Đoạn mở đầu này có bảy dòng, theo ba cặp và cuối cùng dồn lại ở một từ :

Đồng chí Một sự lí giải tình đồng chí của nguời lính Đó là xuất phát từ sự

giống nhau ở cảnh ngộ, xuất thân từ nghèo khó, là cùng chung mục đích, lí

tưởng, nhiệm vụ, chia sẻ gian lao (Súng bên súng đầu sát bên đầu/ Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ ) Một chữ chung khiến những người vốn xa lạ thành đôi tri kỉ và cao hơn là thành đồng chí.

Trang 21

Người xưa đánh giá tình bạn cao nhất bằng tri kỉ Chính Hữu nhìn thấy ở anh bộđội Cụ Hồ một tình cảm còn sâu sắc hơn, gắn bó hơn - tình đồng chí Tình cảmnày không phải chỉ vì sự cảm thông sâu xa tâm tư, nỗi lòng của nhau mà là cáichung lớn lao Là những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời chiến đấu Tất cả diễnđạt bằng lời không đủ, bao nhiêu lời thân thương, trìu mến nhất cũng trở thànhsáo rỗng, không chuyên chở nổi sức nặng cảm động giữa những người lính,người đồng đội Vì thế đoạn thơ thứ hai có 10 dòng vẫn theo từng cặp tương ứng

để cuối cùng dồn lại một hành động thay cho muôn lời : "Thương nhau tay nắm lấy bàn tay" Tình đồng chí giữa những người lính vệ quốc, nói như Chính Hữu :

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi

Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày

Là tình cảm của cha ông thuở mới nổi dậy chống Pháp hồi giữa thế kỉ XIX

truyền lại Tình của những dân ấp, dân lân, "Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy tay vốn quen làm - Tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ mắt chưa từng ngó" (Văn tế nghĩa sỹ Cần Giuộc - Nguyễn Đình Chiểu) Những con người ấy vốn dĩ

không đi vào cuộc chiến đấu cam go, thiếu thốn này bằng óc lãng mạn Nhưngcuộc chiến đấu trên chiến hào bảo vệ Tổ quốc đã khiến họ thành oai hùng, lãngmạn Bức tượng đài cuối bài thơ là sự phát triển tất yếu từ tình đồng chí :

Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo

Đó là cuộc đời thực của những người lính nông dân nghèo khổ nơi : nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá, áo rách vai, quần vài mảnh vá, chân không giày

được tình cảm cách mạng cao đẹp tạc thành dáng hình mới

Nếu Đồng chí là hình ảnh của anh lính nông dân chưa biết chữ thời kì đầu kháng Pháp thì người lính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính là một hóa thân

khác Họ là những thanh niên học sinh đã qua 20 năm dưới mái trường Miền Bắc

đi chiến đấu, giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước Người chiến sĩ trong

Bài thơ về tiểu đội xe không kính không mang đặc điểm như đã nói ở trên tuy vẫn

cùng bốn phương hội tụ, với tất cả sự trong sáng, hồn nhiên, vô tư Họ, những

người chiến sĩ lái xe, những chiếc xe từ trong bom đạn : đã về đây họp thành tiểu đội : Không có kính rồi xe không có đèn, không có mui xe Bởi vì : Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi Nên phải chịu bao gian khổ : gió, bụi, mưa xối xả

song :

Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước Chỉ cần trong xe có một trái tim

Trang 22

Tình đồng chí, đồng đội trong bài thơ của Phạm Tiến Duật có cái tên chung là

ta, chúng ta Tất cả đều là đồng chí : trẻ, khỏe, dũng cảm bất chấp nguy hiểm Không có kính không phải vì xe không có kính / bom giật bom rung kính vỡ đi rồi Nhưng : Ung dung buồng lái ta ngồi/ Nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng /Bụi phun tóc trắng cười ha ha / Mưa tuôn mau thôi / Gặp bè bạn kính vỡ rồi /

Họ không cần nhiều tìm hiểu, không cần phải đồng cảnh ngộ, với họ từ trong bom rơi họp thành tiểu đội Nếu hình ảnh người chiến sĩ trong bài Đồng chí là một bức tượng đài : Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới/ Đầu súng trăng treo thì

người lính trong thơ Phạm Tiến Duật là một tổ hợp của những khuôn mặt trai trẻ,

hồn nhiên Đồng chí của Chính Hữu và Bài thơ về tiểu đội xe không kính của

Phạm Tiến Duật là hai tiêu điểm trong các tiêu điểm của hình tượng người lính Anh bộ đội Cụ Hồ mà thơ ca dựng lên từ 30 năm chiến đấu gian khổ đến ngàytoàn thắng 1975

-Đề số 10

1 Không khí lao động khẩn trương, khỏe khoắn và tươi vui trong bài thơ Đoàn

thuyền đánh cá của Huy Cận.

2 Chép lại theo trí nhớ 4 câu thơ đầu và 4 câu thơ cuối bài Đoàn thuyền đánh cá.

a) Phân tích ý nghĩa của hai hình ảnh thơ Mặt trời xuống biển và Mặt trời đội biển Bình luận tính chính xác của hai từ xuống và đội.

b) Trong hai đoạn thơ này, tác giả diễn tả tâm trạng của ai ? Đó là tâm trạng gì ?

Đáp án Đề số 10 1.Không khí lao động khẩn trương, khỏe khoắn và tươi vui trong bài thơ

Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận.

2 Chép lại theo trí nhớ bốn câu thơ đầu và bốn câu thơ kết bài thơ Đoàn

1 Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận là một "bài thơ cuộc đời" Bài thơ được

sáng tác năm 1958 nhân một chuyến đi thực tế ở vùng mỏ Hòn Gai, Cẩm Phả.Thông qua một đêm đánh cá của đoàn thuyền lớn trên biển, tác giả ca ngợi kiểulao động mới mẻ của người lao động tràn đầy lạc quan tin tưởng, làm chủ thiênnhiên, biển cả bao la Qua bài thơ ta cảm nhận được không khí lao động khẩntrương, hăng say, nhộn nhịp của miền Bắc thời kì xây dựng CNXH

Bài thơ mở đầu bằng khung cảnh :

Trang 23

Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Giới thiệu một ngày sắp kết thúc, sự vật bắt đầu nghỉ ngơi sau hành trình 12 giờ

mệt mỏi Thế nhưng với con người làm nghề đánh cá thì lại khác, dấu hiệu mặt trời xuống biển mở ra một sự bắt đầu với Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi Đánh

cá trên biển là công việc nặng nhọc, đầy nguy hiểm Vậy mà những người đánh

cá "lại" ra khơi với một tinh thần sảng khoái, tràn trề niềm vui, phấn chấn :

Câu hát căng buồm cùng gió khơi

Tiếng hát được nhắc đi nhắc lại nhiều lần như một điệp khúc và nó trở thành âmthanh chủ đạo trong bài thơ :

- Hát rằng : cá bạc biển Đông lặng

- Ta hát bài ca gọi cá vào

Tác giả miêu tả những con cá, những đàn cá gợi nên bức tranh sinh động vềbiển cả Hình ảnh đàn cá lóng lánh màu sắc như một bức tranh sơn mài

Giữa khung cảnh mênh mông, rộng lớn, hình ảnh người lao động xuất hiện với

tư thế làm chủ thiên nhiên, biển cả, làm chủ công việc của mình Hình ảnh thậtkhỏe khoắn, rắn chắc :

Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng

Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng

Bằng cảm hứng lãng mạn, Huy Cận đã tô đậm lên hình ảnh những ngườilao động mới với tầm vóc ngang tầm vũ trụ và hòa nhập với khung cảnh trờinước bao la :

Thuyền ta lái gió với buồm trăng Lướt giữa mây cao với biển bằng

Ra đậu dặm xa dò bụng biển Dàn đan thế trận lưới vây giăng Trên cái không gian bát ngát ấy của trăng, gió, trời, biển, hình ảnh con người

mới hiện lên với chiều kích của không gian, đó chính là niềm vui hăng say laođộng, làm giàu cho Tổ quốc bằng sức lực, trí tuệ của mình

Công việc nặng nhọc của người lao động đánh cá đã trở thành bài ca đầy niềmvui, nhịp nhàng cùng thiên nhiên :

Ta hát bài ca gọi cá vào

Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao Tiếng hát làm cho họ đỡ mệt nhọc Còn trăng làm công việc đỡ vất vả hơn, vì

ánh trăng in mặt nước, sóng nhịp nhàng xô bóng trăng dưới nước như gõ vào mạnthuyền Cái hiện thực đã được bút pháp lãng mạn chắp cánh làm đẹp thêm côngviệc đánh cá của người lao động Như vậy con người lao động đã chinh phụcđược tự nhiên Bài thơ kết thúc với cảnh rạng đông khi đoàn thuyền quay trở về :

Câu hát căng buồm cùng gió khơi Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời Mặt trời đội biển nhô màu mới

Trang 24

Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi

Cuối câu thơ là một hình ảnh tô đậm bức tranh sống động, hấp dẫn về thành quảcủa người lao động Sau một đêm làm việc vất vả, mệt nhọc, khẩn trương nay họ

đã về bến với hình ảnh mắt cá huy hoàng cá phơi dài muôn dặm.

Đoàn thuyền đánh cá là khung cảnh lao động đầy khí thế của những con người

mới, của cuộc sống mới những tháng ngày hăng say xây dựng CNXH Bài thơ đãnói về lòng yêu nghề, yêu đời, yêu cuộc sống, yêu sự nghiệp xây dựng đất nướccủa những người lao động Bút pháp lãng mạn, cảm hứng không gian bất tận,

Đoàn thuyền đánh cá là một bài thơ hay của thơ ca hiện đại sau cách mạng

a) Đoàn thuyền đánh cá là bài thơ nổi tiếng của Huy Cận, lấy cảm hứng từ cuộc

sống lao động đánh cá trên biển Hòn Gai vào cuối những năm 50 của thế kỷ XX.Trong bài thơ này tác giả sử dụng rất nhiều hình ảnh đẹp, kì vĩ của thiên nhiên,

vũ trụ, đặc biệt là hình ảnh "mặt trời xuống biển" và "mặt trời đội biển" ở khổ thơ

đầu và khổ thơ kết Đây là hai hình ảnh nghệ thuật đặc sắc góp phần làm nênthành công của bài thơ

"Mặt trời xuống biển" và "Mặt trời đội biển" là hai không gian, thời gian

gắn liền với hoạt động của đoàn thuyền đánh cá Đoàn thuyền xuất phát khi biểnvào đêm, lúc vũ trụ nghỉ ngơi là lúc con người hoạt động Đoàn thuyền trở về khimột ngày mới xuất hiện trên biển, con người lao động thật hăng say, nâng lên tầmvóc vũ trụ

Từ "xuống" rất chính xác, diễn tả cảnh mặt trời lặn, nhưng là xuống biển,

tức là đoàn thuyền xuất phát từ đảo xa bờ, không có bóng dáng đất liền, chỉ có

bốn bề là biển mênh mông Còn từ "đội" ở phần kết cũng rất chính xác vì diễn tả

cảnh bình minh trên biển, mặt trời như được mọc lên từ biển, xuyên qua biển, tạonên bình minh rực rỡ Hai hình ảnh này có ý nghĩa diễn tả đoàn thuyền lênh đênhtrên biển, như thách thức biển khơi

b) Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá là tiếng hát lãng mạn, hăng say lao động trên

biển Cái tôi trữ tình của nhà thơ hòa vào cái ta chung để diễn tả tâm trạng của

Trang 25

những con người lao động mới xây dựng miền Bắc XHCN Đó là cái chất hàohùng không còn phải cúi mình trước biển khơi Bài thơ đem đến một cảm hứnglạc quan, khắc tạc tư thế chiến thắng của con người Họ ra khơi giữa trời đêm, trở

về khi trời sáng Họ là những con người chinh phục thiên nhiên

Đề số 11

1 Hãy chọn một số câu thơ có giá trị nghệ thuật độc đáo trong bài Đoàn thuyền

đánh cá của Huy Cận để viết một bài văn có tên đề :

Những hình ảnh thơ tráng lệ và lãng mạn

2 Viết lời bình cho khổ thơ sau đây :

Câu hát căng buồm với gió khơi Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời Mặt trời đội biển nhô màu mới Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.

(Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận)

Đáp án Đề số 11

1 Hãy chọn một số câu thơ trong bài Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận để viết một bài văn có tên đề : Những hình ảnh thơ tráng lệ và lãng mạn.

Bài làm

Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận là bài ca tuyệt đẹp của con người lao

động mới hăng say, khỏe khoắn giữa thiên nhiên kì ảo Gam màu chủ yếu của

bức tranh thơ này là màu sáng lóng lánh Để rồi, khi đọc thi phẩm ta cảm tưởng

lạc vào đêm hoa đăng chiến thắng trên biển - Hào hùng, tráng lệ và lãng mạn

Như bao bài thơ khác, thiên nhiên xuất hiện trong Đoàn thuyền đánh cá thật quen thuộc : mặt trời, trăng, sao, gió, mây Tuy nhiên, bằng cái nhìn của

một con người mới XHCN, đi giữa miền Bắc hòa bình với ngòi bút miêu tả theophong cách ấn tượng đầy tài năng của Huy Cận, thiên nhiên đã trở nên chân thực,sống động mà tráng lệ, rực rỡ kì vĩ, lớn lao mà tinh tế Bên cạnh hình ảnh thiênnhiên ấy, con người hiện lên khoáng đạt, lãng mạn, tin yêu cuộc sống và tinh thầnhăng hái lao động Đặt mình vào tư cách con người lao động trên biển khơi mênhmông, Huy Cận đã lắng nghe được sự hòa hợp tuyệt diệu giữa thiên nhiên và conngười

Bài thơ miêu tả hành trình ra khơi và trở về trong thắng lợi của đoàn

thuyền đánh cá gắn với hình ảnh mặt trời tráng lệ : "Mặt trời xuống biển như hòn lửa" - "Mặt trời đội biển nhô màu mới" Trong câu thơ đầu tác giả sử dụng hình ảnh

ví von vô cùng biểu cảm, giàu sức gợi và chuẩn xác Khi mặt trời xuống biển là

Trang 26

lúc có hình dáng quả cầu đỏ sẫm Những tia sáng phản chiếu dưới mặt nước, lunglinh như hoa lửa Vẫn mang nét tráng lệ, nhưng khác với hình ảnh mặt trời hoànghôn ở phần đầu bài thơ, hình ảnh mặt trời ở cuối bài thơ lại là linh hồn của bìnhminh và đồng hiện cùng với sự cập bến đầy tốt lành của đoàn thuyền đánh cá

Hình ảnh bao quát bài thơ cho ta cảm giác về vũ trụ bao la thơ mộng Đó là

mối quan hệ tương hợp giữa con người với thiiên nhiên trong lao động, với mặt trời tráng lệ, với đêm trăng huyền ảo, với mây trời, sóng nước và với cá - sinh

lực, tinh lực của biển

Những hình ảnh thơ tráng lệ và lãng mạn trong bài chủ yếu là những hìnhảnh miêu tả trực tiếp thiên nhiên nhưng đã gián tiếp làm rõ vẻ đẹp khỏe khoắn,khoáng đạt, tinh thần lao động hăng say, nhiệt tình của con người Chúng ta hãyđọc những vần thơ :

Câu hát căng buồm cung gió khơi Thuyền ta lái gió với buồm trăng Ta hát bài ca gọi cá vào

Đêm thở : sao lùa nước Hạ LongHàng loạt các hình ảnh thiên nhiên hiện ra cùng với hoạt động và tiếng hátcủa con người cùng đưa con thuyền lao động tiến vào trùng dương Trăng, sao,điểm tô cho bức vẽ con người xông pha vào đại dương bao la thêm phơi phớihơn Nhịp điệu lao động của con người đã mang nhịp thiên nhiên, vũ trụ một

cách nhịp nhàng, hài hòa Trong bài thơ : trời, mây, biển cả được tráng lệ hóa để

mang hồn lao động, con người lao động được cao cả hóa để mang tầm vũ trụ

Gấp trang thơ của Huy Cận lại, những hình ảnh thơ tráng lệ và lãng mạnvẫn còn mãi trong trí tưởng tượng của chúng ta Với cách sử dụng màu sắc, vớicách vận dụng các thủ pháp ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa và thậm xưng, Huy Cận đãsáng tạo nhiều hình ảnh đẹp, đầy ý nghĩa Một không gian tráng lệ tràn ngập niềmvui và câu hát, một rạng đông trên biển và một rạng đông trong lòng người, vì đối

với Huy Cận "Trời mỗi ngày lại sáng" và "biển đang hát"

2 Viết lời bình cho khổ thơ sau đây :

Câu hát căng buồm với gió khơi Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời

Mặt trời đội biển nhô màu mới

(Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận)

Trang 27

lung linh sáng đẹp trên biển, vừa là tiếng hát lạc quan của những chủ nhân biểnkhơi.

Khổ thơ cuối khép lại bài thơ bằng âm hưởng của tiếng hát vui say laođộng vẫn ngân nga trong lòng người :

Câu hát căng buồm với gió khơi Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời

Mặt trời đội biển nhô màu mới

Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi

Câu đầu tiên của khổ thơ này được lặp lại gần như nguyên vẹn câu thứ tư

của khổ thơ đầu bài thơ, chỉ thay một chữ "cùng" bằng "với", nó có ý nghĩa diễn

tả : tạo ra cảm giác tuần hoàn, câu hát căng buồm đưa thuyền đi thì giờ đây vẫn câu hát căng buồm lại đưa thuyền về Nhưng bây giờ đoàn thuyền trở về trong một tư thế mới "chạy đua cùng mặt trời " Màu nắng chan hòa làm thành quả lao động thêm rực rỡ Hình ảnh mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi là sự kết hợp giữa

màu sắc của mắt cá và ánh sáng chan hòa của mặt trời Câu thơ kết là hay nhất

bởi cách dùng chữ thật tài tình : Mặt trời đội biển nhô màu mới - Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi Huy Cận miêu tả chính xác chuyển động của mặt trời,

chuyển động từ từ, ban đầu là ánh sáng nhô lên, sau đó mặt trời mới ló ra, mặttrời nhô lên kết thúc một đêm tương xứng với mặt trời xuống biển - kết thúc mộtngày ở đầu bài thơ Và thành quả tốt đẹp (mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi)chính là cao trào của bài ca lao động

Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận là một bài ca ngợi ca lao động, ngợi ca biển

trời quê hương giàu đẹp và những chủ nhân của đất nước Sự hài hòa giữa conngười và thiên nhiên, tấm lòng và tình cảm của Huy Cận cùng với trí tưởng tượngphong phú của nhà thơ tạo thêm sức hấp dẫn, ấn tượng về cuộc sống mới và conngười mới

Đề số 12

1 Phân tích bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt

2 Bằng một bài văn ngắn, hãy viết cảm nhận của em về hình ảnh người bà trong

bài thơ Bếp lửa

Trang 28

mới biết chẳng thể nào quên Nhưng nỗi nhớ quê ấy ở mỗi người có những sắc

thái cảm xúc khác nhau : có khi là hình ảnh dung dị một bát canh rau muống, một chén cà dầm tương, có khi lại là một ánh trăng quê Còn riêng với Bằng Việt, trong những năm tháng du học ở Liên xô, nhà thơ nhớ da diết Bếp lửa của

bà :

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

Cảm xúc về Bếp lửa của Bằng Việt bắt đầu từ đây Chúng ta hãy cùng đọc

và khẽ ngâm lên từng lời thơ để hòa nhập hồn mình bâng khuâng theo dòng cảmxúc đang trào dâng của tác giả

Thật xúc động biết bao ! Từ một đất nước công nghiệp chỉ toàn bếp điện,

bếp hơi, với những ống khói con tàu, tác giả nhớ về một bếp lửa đang chờn vờn trong sương sớm Và từ bếp lửa, nhớ đến kỉ niệm ấu thơ : Cháu thương bà biết mấy nắng mưa Cả một hồi ức kỉ niệm hiện về trong tâm trí nhà thơ, suốt một quãng đời vất vả bà cháu bên nhau : Mới lên bốn tuổi đã quen mùi khói Làng đói kém, bố đi đánh xe thật vất vả - Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay Hồi tưởng

những năm tháng bà cháu cùng sớm hôm có nhau Bà kể chuyện những ngày ở

Huế, bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học, bà dặn cháu viết thư cho bố ở chiến

khu, bà sớm chiều nhen bếp lửa Lời kể sao mà ngậm ngùi tha thiết quá ! Nó gợi

trong lòng người bao niềm xúc động sâu xa Làm sao quên được : Những năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi Bà đã dặn cháu :

Bố ở chiến khu, bố còn việc bố Mày có viết thư chớ kẻ này kể nọ

Cứ bảo nhà vẫn được bình yên

Hình ảnh người bà hiện lên trong lời thơ ấy đẹp làm sao ! Bà lúc nào cũngsẵn sàng chịu đựng Bà là thế đấy! Suốt một đời tận tụy vì con, vì cháu Nhưngkhông chỉ có thế Vượt lên trên tình thương ấy, bà còn là người làm việc âmthầm, lặng lẽ, biểu lộ ý thức trách nhiệm của mình với Tổ quốc Bà đã cùng chịuđựng gian khổ, cùng chia sẻ hi sinh cho cuộc kháng chiến này Càng lớn khôn,

tác giả càng nhận thức rõ tấm lòng cao quí của bà Người đã lận đận biết mấy nắng mưa để nhen nhóm trong lòng đứa cháu yêu quí của mình ngay từ tuổi thơ một tình cảm rộng lớn hơn tình bà cháu thông thường, đó là một ngọn lửa chứa chan niềm tin dai dẳng đối với đất nước con người :

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm Nhóm niềm thương yêu khoai sắn ngọt bùi Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ

Ôi kì lạ và thiêng bếp lửa Hình ảnh bếp lửa được lặp lại nhiều trong bài thơ có giá trị tu từ độc đáo.

Đây là hình ảnh tả thực trong cuộc sống đời thường Song, đối với người đi xa

Trang 29

quê hương lại là một dấu ấn khó phai mờ - Bởi vì chính bên cạnh bếp lửa hồng

ấy, hình ảnh người bà "còm cõi", "chập chờn", "sương sớm" in đậm trong tâm trí tác

giả từ tuổi nhỏ Nhờ bếp lửa mà thời ấu thơ của tác giả êm đềm, ấm áp nhưnhững câu chuyện cổ tích mà bà thường hay kể Bếp lửa và người bà chính lànguồn sáng tâm hồn, nuôi dưỡng tình cảm thương yêu cho người cháu

Điều đáng nói nhất về bài thơ chính là ý nghĩa tượng trưng của hình tượngbếp lửa Đó là ngọn lửa niềm tin, ngọn lửa tình yêu, ngọn lửa của tâm hồn dântộc đã nhóm lên trong tâm hồn nhà thơ những cảm xúc và suy nghĩ chân tình, đẹp

đẽ Hình ảnh bếp lửa trong quá khứ, trong hiện tại đan cài vào nhau, nâng cảmxúc và tư duy nhà thơ bay bổng dạt dào, hướng về gia đình, về nguồn cội, về quêhương đất nước Sức hấp dẫn của bài thơ chính là ở đó Với giọng thơ ân tình tha

thiết, nhà thơ hồi tưởng những năm tháng cùng bà "nhóm lửa" Hình ảnh chim tu

hú kêu trên những cánh đồng xa gợi lên không khí của một buổi sớm tinh mơ, vắng vẻ, quạnh hiu Cùng với hình ảnh chim tu hú, hình ảnh bà cũng hiện lên

còm cõi, đơn côi, vất vả trong tâm trí của nhà thơ Các vần nối tiếp nhau để diễn

tả cảm xúc ấy : Xa, nhà, huế, thế, về tạo nên một âm hưởng kéo dài liên tục

không dứt Nhạc điệu buồn, tha thiết, trầm lặng thể hiện nỗi nhớ nhung người bà :

Giờ cháu đi xa có ngọn khói trăm tàu

Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa ?

Chính tình bà cháu cao đẹp và thiêng liêng kì diệu đã nhen nhóm tronglòng nhà thơ niềm tin yêu cuộc sống con người trên quê hương đất nước Đây làmột bài thơ dạt dào cảm xúc Tác giả đã khéo léo sử dụng cách gieo vần, láy điệp

từ và những hình ảnh có sức liên tưởng độc đáo tạo nên giá trị cho bài thơ Tacảm nhận được tấm lòng biết ơn, nỗi nhớ nhung của nhà thơ dành cho người bà

yêu dấu của mình Bếp lửa đã khơi dậy trong ta một tình cảm cao đẹp đối với gia

đình, quê hương, đất nước Đặc biệt là lòng biết ơn sâu nặng đối với người bà

2 Bằng một bài văn ngắn, hãy viết cảm nhận của em về hình ảnh người bà

trong bài thơ Bếp lửa.

Bài làm

Bếp lửa tái hiện hình ảnh người bà quen thuộc, yêu thương mà trong thơ

hiện đại không phải dễ gặp

Bẳng Việt đã đem đến một biểu tượng tình bà yêu cháu vô cùng sâu nặng

Đó là những tháng năm xa chỉ còn trong kí ức, mẹ cha bận công tác, giữa thờibom đạn, bà chăm chút, yêu thương dạy bảo cháu nên người Bà là nguồn sốnggia đình, là những gì tảo tần, nhẫn nại, giàu niềm tin, hết lòng yêu thương, chăm

lo, chi chút cho cháu và gia đình Bà là ngọn lửa của tình thương hạnh phúc concháu Bà khơi dậy và làm bùng lên khát vọng Hành động nhóm bếp không chỉ làhình ảnh đời thường ấm áp mà chính là ngọn lửa của sự sống Khi viết những

Trang 30

dòng thơ Bếp lửa, tác giả đang ở xa Tổ quốc và đã trưởng thành Đây là một bài

thơ thật sự sâu sắc về tình yêu đất nước trong hình ảnh dung dị của người bà quê hương

-Hồi ức về những người thân yêu bao giờ cũng sinh động, ta càng rời xa

tuổi thơ thì kỉ niệm càng thân thiết, gần gũi, cảm động Bếp lửa là một hồi ức

tuyệt đẹp về người bà, nhắc nhở mỗi người về tình yêu cụ thể trong tâm hồn vàtrái tim những người Việt Nam yêu nước

Đọc “Bếp lửa” của Bằng Việt tôi đã mường tượng ra một chàng trai trẻ trong

cái giá lạnh của mùa đông Ki-ép ở đất nước U-crai-na xa xôi đương cặm cụi sưởi

ấm những nguồn thương qua từng chữ, từng câu mà được thắp lên ngọn lửađượm đà của một thời thơ ấu đẹp đẽ sống bên người bà yêu dấu

Đến nay đã hơn bốn thập kỉ kể từ khi bài thơ ra đời, ta thực khó rõ đã có bao

nhiêu trái tim rung cảm mỗi khi đến với “Bếp lửa” Chỉ biết đằng sau mạch cảm

xúc dạt dào của hoài niệm kia sẽ là gì nếu không phải một tình lan tỏa với cái

nóng, cái nồng đượm của “Bếp lửa quê nhà”, với sự ấm áp, ấp iu của “ngọn lửa tình người”.

Có lẽ khi nhắc về quá khứ, nhất là những thời điểm đẹp đẽ, người ta vẫn

thường kể nhiều hơn Với “Bếp lửa” nhà thơ Bằng Việt thực đã dắt dẫn người

đọc vào sâu trong mạch kể, mạch hồi tưởng của ông Hồi ức đẹp một đi không trởlại của tuổi thơ được tái hiện không phải bằng một trí nhớ lan man, chắp vá Trái

lại, ở sâu trong tiềm thức của tác giả, hình ảnh “Bếp lửa” và “người bà” lúc nào

cũng tỏ sáng lạ kì - trở thành một điểm đi về trong cõi nhớ Dòng suy tưởng vàhoài niệm của người cháu xa quê nhà có lẽ đều được khởi nguồn từ những hìnhảnh đầy giản dị mà thân thương, ấm áp vô cùng

Việc đồng hiện lên hình ảnh “Bếp lửa” và “bà” trong bài thơ thật dễ khiến

cho người ta có một sự liên tưởng về mối quan hệ lạ kì, thiêng liêng Từ bếp lửa

của củi rơm đến “Bếp lửa” của lòng người có lẽ hơn bao giờ hết con người cảm

nhận thật rõ về tình bà cháu, tình quê nồng ấm

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm Cháu thương bà biết mấy nắng mưa Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi

Trang 31

Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy Chỉ nhớ khói hum nhèm mắt cháu Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay.

Cái “nỗi nhớ về bếp lửa” được nói trực tiếp song không vì thế mà giảm đi

phần sâu lắng, tinh tế Hình ảnh “Bếp lửa” gợi nhớ bằng nhiều giác quan bằng trí

tưởng tượng Thị giác (chờn vờn sương sớm), cảm giác (ấp iu nồng đượm) vàkhướu giác (sống mũi còn cay) rồi xúc giác (hun nhèm mắt cháu) Tác giả hướngmọi giác quan để quay về sống lại kỉ niệm trong trí tưởng tượng Dường nhưkhông còn cảm giác khoảng cách của thời gian ở đây nữa, mọi hình ảnh gắn vớibếp lửa đã tái hiện chân thật, rõ ràng từ một thời kí ức xa xôi ! Hình ảnh bếp lửacòn gắn với người bà đầy thân thương Tuy không trực tiếp nói ra song người đọchình dung được công việc của người bà : “nhóm bếp” Tuổi thơ của cháu gắn vớibếp lửa, với mùi khói cay nhèm và cũng gắn chặt với bà Phải chăng hình ảnh:

“Một bếp lửa ấp iu nồng đượm” chính là hoá thân của tình cảm bà dành cho cháu

Vì vậy có lẽ tìm về với bếp lửa quê nhà cũng chính là tìm về tuổi thơ sống bên bàdành cho cháu Sự tương đồng đẹp đẽ ấy dễ thường mấy ai nhận ra Chỉ có BằngViệt với khoảng cách thời gian đầu đời trong sáng được gắn bó bên bà mới có thể

“cảm” sâu sắc đến thế, cái tưởng chừng quá bình dị, mộc mạc Đắm mình trongdòng hồi ức tươi mát của tác giả, chúng ta muốn tìm đến với những tình thươngyêu nồng hậu như thế

“Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế

Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe

Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc”.

Cái ấm áp của “Bếp lửa” và “tình người” trong sự tương đồng, ta đã biết.

Đằng sau đó dường như còn có một sự tương đồng nữa Bếp lửa và người bà đều

là những gì gắn bó, thân thương nhất với kỉ niệm của cháu Nếu “Bếp lửa củi rơm” gắn với cảm nhận “mùi khói”, với kỉ niệm “khói hun nhèm mắt cháu”, với

dư vị “sống mũi còn cay” thì người bà gắn với tuổi thơ cháu vừa như một ngườibiết chăm sóc, vừa như một người bạn lớn Những kí ức như ùa vào trong tâmtưởng cháu Đó là từ năm : "lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói”, lại cả nhữngnăm “đói mòn đói mỏi”, những lúc bà hay kể chuyện những ngày ở Huế nhữngkhi “giặc đốt nhà cháy tàn, cháy trụi” Từ lúc nào tuổi thơ nhỏ bé của cháu đãđược truyền hơi ấm từ bếp lửa, từ bà ! Một điều không thể ngẫu nhiên là : mỗikhi nhắc về bếp lửa thì lại thấy xuất hiện người bà và mỗi khi xuất hiện người bàlại thấy công việc của bà xoay quanh bếp lửa

Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc.

Không nói mà tình cảm vẫn dạt dào, không hô hào, bồng bột mà người tavẫn không thể làm ngơ trước sự chân thành Đó có lẽ là những gì Bằng Việt đã

Trang 32

làm khi dựng lên hình ảnh song song mà hoà hợp với nhau giữa “Bếp lửa” và

“người bà” Trong kỉ niệm, trong cảm xúc của mỗi nỗi nhớ, lí trí đã nhường chỗ

cho tình cảm và cái rõ ràng, minh bạch đã nhoè đi để được thêm những cái mơmàng, chập chờn của hồi ức Hình ảnh bà và bếp lửa qua tâm trạng ấy đã đồngnhất, hoà quyện với nhau Tuy một mà hai tuy hai mà một để chỉ còn hiện lêntrong tâm tưởng người cháu của một cái gì thật ấp iu, nồng đượm

Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ xét cho kĩ thì chính là điểm gợi hứng, là cầunối để đứa cháu phương xa ngàn dặm gửi tình thương nỗi nhớ về bà, về quêhương Nhưng qua dòng hồi tưởng nhẹ nhàng tươi mát của cháu, bếp lửa của củirơm kia cũng không còn là bếp lửa bình thường như cái nhìn trước đó Nó trởthành một hình ảnh cứ trở đi trở lại trong bài thơ, trong tâm trí người cháu vàkhông lần nào cái bếp lửa bình dị ấy không gắn với hình ảnh người bà tảo tần,đầy thân thương Và vì lẽ đó mà người ta có cảm giác bếp lửa kia chính là tìnhcảm của người bà đôn hậu

Nếu có một bếp lửa quê nhà vẫn “chờn vờn sương sớm” thì cũng có một ngọn lửa tình bà “ấp iu nồng đượm” Có lúc hai thứ lửa ấy cùng tách ra, lại có khi

hợp cùng nhau Khi tách ra nó gợi về những kỉ niệm : kỉ niệm về bếp lửa củi rơm

(“khói hun nhèm mắt cháu”, “sống mũi còn cay”) kỉ niệm về bếp lửa tình bà (“Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế”, “bà dạy cháu làm bà chăm cháu học”)

Nhưng khi đã hoà hợp với nhau nó trở thành một thứ tình cảm thiêng liêng, kì lạbiết bao trong cái bình dị Sống mũi còn cay là thực của ngày xưa ngồi cạnh bếplửa, bên bà và là thực của hôm nay (và chắc là mãi mãi) của tình bà cháu

“Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi Nhóm nồi xôi gạo mới xẻ chung vui

Nhóm dậy cả những tâm hồn tuổi nhỏ

Ôi kì lạ và thiêng liêng - Bếp lửa”.

Trong cái hoà quyện tuyệt vời, người ta thấy cái nóng cái đượm của bếp lửa

củi rơm cũng như cái nồng cái ấm áp của bếp lửa lòng người “Bếp lửa” kì lạ,

thiêng liêng ấy nhóm “khoai sắn ngọt bùi”, “nồi xôi gạo mới” cũng dành nhóm cả

“niềm yêu thương”, “tâm tình tuổi thơ” Thực là diệu kì Tại sao nói đoạn thơtrên là một trong những đoạn hay nhất của bài thơ, câu trả lời có lẽ nằm ở cái tình

ấm lửa trong đó mà lúc nào cũng được ấp ủ

“Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”.

Tình cảm của bà rõ ràng đã được tượng trưng hoá với “ngọn lửa” Nếu nói

“Bếp lửa” e chưa thật trúng, còn nói “ngọn lửa” thì người ta cảm thấy cái linh

hồn, tình cảm đã nằm ngay ở đó Ngọn lửa ấy phải chăng là tâm huyết, nhiệthuyết (chứa niềm tin dai dẳng) phải chăng là tình yêu (lòng bà luôn ủ sẵn) Từ

“Bếp lửa” đến “ngọn lửa” có lẽ là hành trình từ cái đơn sơ giản dị đến những cái

Trang 33

thiêng liêng cao cả, từ cái thực đến cái linh hồn Một lần nữa hình ảnh “Bếp lửa” hay “ngọn lửa” đã tiếp tục tôn cao lên tấm lòng chân chất, tình thương giản dị sâu sắc mà đôn hậu của bà Có thể chấp nhận được chăng khi ta hình dung “Bếp lửa”

trong kí ức tuổi thơ của tác giả chính là hiện hữu của một tình yêu nồng nàn,đượm đà bà dành cho cháu ? Cái chính là bà lúc nào cũng ấp ủ một ngọn lửa vô

hình song “dai dẳng”, “thiêng liêng” để lúc nào cũng vậy hễ nhắc tới “Bếp lửa”

thì tác giả và người đọc luôn cảm thấy có bà trong đó

Chẳng phải vô tình mà trong suốt bài thơ, hình ảnh “Bếp lửa” cứ ám ảnh tâm

trí Bằng Việt như vậy Không dưới mười lần tác giả nhắc tới hình ảnh đó và lầnnào cũng kèm theo sự xuất hiện của bà Tác giả đang làm cái công việc của người

đi so sánh, thí dụ giá trị hai vẻ đẹp “Bếp lửa” và “người bà” chăng ? Không hẳn

như vậy ! Đọc kĩ lại ta thấy Bằng Việt đã làm một mĩ từ pháp có hiệu quả caonhất: ẩn dụ Hình ảnh bếp lửa là ẩn dụ của ngọn lửa nồng hậu nơi người bà, vàtình cảm người bà chính là ẩn dụ ngọn lửa - một thứ tình yêu cao cả nhất Ta đã

biết “người bà” và “Bếp lửa” là hai giá trị chẳng thể nào tách rời trong hồi ức của

tác giả thì lẽ nào tác giả lại đi làm công việc trái ngược nhau : phân tích hai hình

ảnh để so sánh ? “Bếp lửa” tượng trưng cho cái đơn sơ, khiêm nhường Đã bao

giờ chúng ta nghĩ về bếp lửa nhà mình như thế này chưa : nó giản dị, đơn sơ (chỉvài que củi, một ôm rơm, một cái kiềng là thành một bếp lửa) Nó cũng thật khépnép khi thu mình vào trong góc bếp chật chội Nhưng bếp lửa cũng là một cái gì

đó rất ấm áp nồng đượm (những ngày đông lạnh thấu da thấu thịt) Người bàcũng vậy : thật chân chất, mộc mạc, dân dã, quê kiểng song ẩn chứa tình yêu vô

bờ, tha thiết, chan chứa Qua con mắt nhà thơ, bếp lửa và bà bình dị, cao quí,thiêng liêng Lấy hình ảnh của bếp lửa để nói về tình cảm của bà dành cho mình,thiết tưởng Bằng Việt phải nặng lòng với bà, với quê hương lắm

Một đứa con xa quê hương, một đứa cháu xa bà luôn luôn thường trực trong

nỗi nhớ về “Bếp lửa” - về tình yêu ấm nồng tưởng như cái lạnh cái cô đơn ở quê người cũng đôi chút vợi đi vậy Nhưng nhớ về cái “Bếp lửa” phải chăng cũng

đồng nghĩa với việc nhớ quê nhà, nhớ về bà đồng nghĩa với việc nhớ về tổ ấm giađình với niềm vui sum họp

“Giờ cháu đã đi xa Có ngọn khói trăm tàu

Có lửa trăm nhà Niềm vui trăm ngã Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa? ”

Trong tình cảm của bà có tình cảm của đất nước, tác giả nhớ đến tình bàcũng là nhớ đến đất nước quê hương Có người từng nói: “Lòng yêu nhà, yêulàng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc” Nói như vậy có nghĩa là tìnhcảm của bà trở nên lòng yêu Tổ quốc là một ẩn dụ của tình cảm của đất nước

dành cho những người xa quê Hành trình từ “Bếp lửa” đến “Bếp lửa” là hành

trình của giọt nước hoà vào suối và đổ ra sông Càng ngày càng thiêng liêng,

Trang 34

cao cả “Bếp lửa” là một dòng hồi tưởng “chờn vờn”, “nồng đượm”, rực sáng

mãi không thôi trong lòng những người dù chỉ đến với nó một lần Làm saochúng ta sống lại tuổi ấu thơ cảm động bên người bà yêu dấu với tình thương bao

la, sâu đậm ở một miền quê còn nhiều đau khổ Một ngọn lửa mãnh liệt như vậyliệu có bao giờ vụt tắt được chăng ?

Đề số 14

1 Phân tích hình ảnh người mẹ trong bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên

lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm

2. Phân tích đoạn thơ :

Em Cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi

Lưng đưa nôi và tim hát thành lời

(Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ)

Đáp án Đề số 14

1 Phân tích hình ảnh người mẹ trong bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn

trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm

Bài làm

“Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” được Nguyễn Khoa Điềm

sáng tác vào ngày 25 tháng 3 năm 1971, là một trong số những bài thơ hay củaông Nổi bật trong bài là hình ảnh người mẹ Tà Ôi như là biểu tượng về người mẹViệt Nam anh hùng Đó là một con người rất mực thương con nhưng cũng vôcùng yêu nước Dường như đứa con yêu quí và đất nước thân thương nuôi connên người và đánh giặc giải phóng quê hương là những gì trọng đại nhất cao quínhất của người mẹ này trong những năm đất nước phải gồng mình chống đế quốc

Mĩ xâm lược

Bài thơ đồng thời là lời hát ru Tác giả ru em Cu Tai ngủ ngoan (đồng thờimiêu tả hình ảnh người mẹ) Người mẹ trong bài ru em ngủ ngoan nhưng đó là

lời ru thầm, lời ru trong tim (Lưng đưa nôi và tim hát thành lời) Lời ru của tác

giả và lời ru của người mẹ nối tiếp nhau, đan cài, hoà quyện vào nhau làm nênnhững khúc hát ru vừa đằm thắm, dịu dàng, vừa trầm tư, sâu lắng Vì kết cấu bàithơ như những khúc hát ru nên bài thơ cứ trở đi trở lại một số khúc giống nhaunhư những nét nhạc chủ đạo trong một bài hát Bài thơ có ba khúc ru Mỗi khúc

hát ru là một đoạn thơ Ở đoạn thơ thứ nhất, người mẹ ru con khi địu con trên lưng và giã gạo nuôi bộ đội Giấc ngủ của em nghiêng nghiêng theo nhịp chày,

thấm mồ hôi lao động vất cả của mẹ Người mẹ Tà Ôi thương con nhất mực

Trang 35

không lúc nào chịu rời con đã lấy lưng làm nôi và đôi vai gầy làm gối cho con.

Và lời ru con của mẹ cất lên bên cối gạo giữa sàn nhà cũng chính là lời tâm sự,lời tự nhủ, lời mẹ thầm nói với chính mình Lòng yêu con của mẹ gắn liền vớitình thương yêu bộ đội :

“Mẹ thương A Kay, mẹ thương bộ đội Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần Mai sau con lớn vung chày lún sân ”

Ước mơ của người mẹ nối liền với giấc mơ của con và cùng hội tụ lại trongtình thương yêu sâu sắc những anh bộ đội Trong đoạn thơ thứ hai, bà mẹ Tà Ôiđịu con đi tỉa bắp trên núi Ka Lưi Tình thương yêu và niềm hi vọng vô bờ củangười mẹ đối với đứa con được thể hiện bằng lời và những hình ảnh độc đáo :

“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ con nằm trên lưng.”

Trong câu thơ trên hình ảnh mặt trời là một hình ảnh thực Mặt trời đem lạiánh sáng, sự sống cho cây cỏ, làm cho cây cỏ thêm tươi tốt, như cây ngô bắp to,hạt mẩy Hình ảnh mặt trời ở câu thơ sau là ẩn dụ Tác giả so sánh ngầm Cu Tai

là mặt trời của mẹ Coi con như mặt trời thì quả là lòng mẹ yêu quí con vô hạn,

mong đợi ở con rất nhiều Đó là ánh sáng, là nguồn sống, là niềm vui, là niềmhạnh phúc, là tất cả tương lai của mẹ Hai câu thơ, hai hình ảnh tôn nhau lên, đối

ý với nhau, đã làm nổi bật tình thương yêu sâu sắc và niềm hi vọng lớn lao củangười mẹ đối với đứa con Lời ru của người mẹ Tà Ôi ngân nga trong trái tim mẹkhi mẹ địu con đi tỉa bắp vẫn hướng về đứa con thơ yêu quí của mình Lòngthương yêu con của mẹ trong hoàn cảnh này gắn liền với tình thương yêu dânlàng - những người dân lao động nghèo đói :

“Mẹ thương A Kay, Mẹ thương làng đói Con mơ cho mẹ hạy bắp lên đều

Mai sau con lớn phát mười Ka Lưi”.

Trong đoạn thơ thứ ba, người mẹ địu con trong tư thế đang “chuyển lán”,

“đạp rừng” Bà mẹ băng rừng, địu con trên lưng đưa con đi “để giành trận cuối” Lòng yêu con của mẹ đến đây gắn liền với lòng yêu nước : “Mẹ thương A Kay

mẹ thương đất nước” Người mẹ gửi gắm vào giấc mơ của con niềm khao khát

được gặp Bác Hồ và mong đất nước được độc lập tự do :

“Con mơ cho mẹ được gặp Bác Hồ Mai sau con lớn thành người tự do”.

Tiếng hát ru con của người mẹ Tà Ôi không phải được cất lên bên cánh võnghay trên giường ấm nệm êm trong phòng ngủ Tiếng hát ru ấy ngân lên trong trái

tim của mẹ khi mẹ địu con giã gạo, tỉa bắp trên núi, khi mẹ “chuyển lán”, “đạp rừng” hoặc trên đường ra chiến trường để giành trận cuối Như vậy, bà mẹ Tà Ôi

là một người mẹ lao động, trực tiếp sản xuất, phục vụ cho chiến đấu của toàn dântộc Tình thương con, thương bộ đội, thương dân làng, thương đất nước hoà

Trang 36

quyện vào nhau trong tấm lòng của một người mẹ miền núi yêu nước trongnhững năm tháng chống Mĩ khó khăn, gian khổ.

Theo lời ru (và cũng là tình yêu thương của mẹ), theo bước chân của người

mẹ Tà Ôi, không gian cũng được mở rộng dần: từ sân (khi mẹ giã gạo) đến ngọnnúi Ka Lưi (khi mẹ đi tỉa bắp) rồi đến những rừng những suối khi mẹ chuyển lánđạp rừng Và ước mơ, khát vọng của người mẹ gửi gắm qua lời hát ru tha thiết,

nặng tình nặng nghĩa ấy cũng mỗi lúc một lớn dần : “Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần” đến “Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều” Từ mong muốn “Mai sau con lớn vung chày lún sân” đến “Mai sau con lớn phát mười Ka Lưi” cuối cùng cũng bùng lên thành một khát vọng cháy bỏng “Mai sau con lớn làm người tự do” Tinh thần, không khí sục sôi của đất nước trong những năm tháng đánh Mĩ

đã đi vào lời hát ru của những bà mẹ Cuộc chiến tranh nhân dân khiến cả đếnnhững bà mẹ miền núi có con nhỏ vào cuộc chiến đấu hi sinh, gian khổ Biết bao

em bé đã “lớn trên lưng mẹ” đi “đến chiến trường” và trong số họ không ít

những người đã thành những anh hùng dũng sĩ Qua những khúc hát ru với nhữngđiệp khúc đã trở đi trở lại nhưng vẫn có sự biến hoá phát triển, Nguyễn KhoaĐiềm đã thể hiện thật sinh động, ám ảnh đầy sức mạnh nghệ thuật khát vọngmãnh liệt độc lập tự do của toàn dân tộc

2 Phân tích đoạn thơ :

Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi

Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ

Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng

Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối Lưng đưa nôi và tim hát thành lời.

(Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Nguyễn Khoa Điềm)

Bài làm

Nhà thơ Nguyễn Duy đã viết :

Ta đi trọn kiếp con người Vẫn chưa đi hết những lời mẹ ru

Lời ru của mẹ chính là nguồn năng lượng tinh thần để giúp mỗi chúng tatrưởng thành nên người Bởi thế cảm xúc về lời ru của mẹ đã đi vào nghệ thuật vàthơ ca Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm cũng xuất phát từ truyền thống này nhưng có

sự sáng tạo rất mới với Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.

Bài thơ được viết năm 1971 in trong tập "Đất và khát vọng" Cảm xúc bao

trùm bài thơ là tình cảm chân thành của tác giả về hình ảnh người mẹ dân tộc Tà

Ôi với tình thương con, thương bộ đội, yêu đất nước

Đoạn thơ mở đầu chính là lời hát ru của tác giả nói về hình ảnh mẹ giã gạo nuôi

bộ đội và rất yêu thương con :

Trang 37

Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi

Lưng đưa nôi và tim hát thành lời

Mở đầu là điệp khúc ngọt ngào tha thiết: Em Cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi/

Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ.Tác giả vỗ về em Cu Tai ngủ bởi vì : mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội, nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng Tiếng ru con

ngủ "nghiêng" theo nhịp chày làm cho giấc ngủ của em cũng "nghiêng" theo Concũng đang chia sẻ theo công việc của người mẹ Công việc giã gạo nuôi bộ độikhông chỉ là công việc đơn thuần mà nó thật sự có ý nghĩa cao cả, hướng về sựnghiệp chung của cuộc kháng chiến chống Mĩ của toàn dân tộc

Sự vất vả của mẹ được diễn tả trong câu thơ :

Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối Lưng đưa nôi và tim hát thành lời

Hàng loạt các hình ảnh hoán dụ : mồ hôi, vai, lưng, má, tim, được sử dụngrất đắt để thể hiện trái tim yêu thương mênh mông của người mẹ nghèo đặc biệt

là hình ảnh "má em nóng hổi" vì giọt mồ hôi tuôn rơi của mẹ, lưng mẹ là chiếcnôi để con lớn lên, tim mẹ dạt dào tình mẫu tử đã hát thành lời đó là tiếng hát từtrái tim, từ cảm xúc yêu thương con của người mẹ Đây là một câu thơ đặc sắc,

chứa hai hình ảnh đẹp : Lưng đưa nôi và tim hát thành lời

Qua đoạn thơ thứ nhất, khúc hát ru của tác giả, ta thấy được tình cảm chânthành của người mẹ nghèo vất vả, lam lũ nhưng có lòng thương con, yêu nước.Người mẹ Tà Ôi đã trở thành biểu tượng của đất nước

Đề số 15 1.

Viết về những kỉ niệm sâu sắc với một người bà kính yêu trong đó có sử dụngyếu tố nghị luận

2 Từ hai câu thơ :

Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng

Hãy viết một bài văn với nhan đề : Mặt trời của mẹ

Trang 38

việc nội trợ, bếp núc Bà tôi bảo : “Đối với con người, hạt gạo là quí giá nhất !”.

Mỗi lần đong gạo từ thùng ra cái rá, bà tôi thường làm rất thong thả, cẩn thận :không bao giờ để vương vãi hạt nào ra ngoài Một lần bà tôi bị mệt nên tôi phải

lo chuyện cơm nước Khi tôi bê cái rá gạo ra cửa, chẳng may trượt chân, nhưngvẫn gượng gạo đi, chỉ có vài ba hạt gạo văng ra ngoài Tôi thản nhiên đi xuốngbếp nấu cơm Xong việc, tôi định bụng khoe với bà về cái sự giỏi giang của mìnhthì Tôi bỗng đứng sững Bà tôi đang chống gậy dò đi từng bước để nhặt các

hạt gạo vương vãi trên nền nhà Tôi vội chạy lại đỡ bà, nói : “Bà ơi có mấy hạt gạo bõ bèn gì mà bà phải khổ sở thế ?” Bà tôi thều thào : “Cháu ơi thóc gạo là Đức Phật đấy Không có nó thì cũng chẳng có ai hương khói nơi cửa Phật đâu ” Lúc ấy, tôi chưa hiểu câu nói của bà lắm, nhưng bây giờ tôi đã hiểu

Suốt một đời tần tảo lam lũ, bà tôi không có gì cả đâu, ngoài những hạt thóc dochính bà làm ra bằng một nắng hai sương và cũng chính do bà xay, giã, giần,sàng ?

2 Từ hai câu thơ :

“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”

Hãy viết đoạn văn : Mặt trời của mẹ

Bài làm

Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ được Nguyễn Khoa Điềm sáng

tác năm 1971, là một tượng đài bằng thơ khắc hoạ hình ảnh người mẹ Việt Namanh hùng trong chống Mĩ cứu nước Tình yêu nước thiết tha, tình mẹ con ruột thịtsâu nặng là sức hấp dẫn của những vần thơ và một trong những câu thơ như thế

đã làm rung động hàng triệu trái tim bạn đọc :

“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”.

Điều lí thú ở đây là cách tư duy rất cụ thể của bà mẹ Tà Ôi Trong suy nghĩcủa mẹ, mặt trời là của bắp và con là mặt trời của mẹ Những cây bắp đang lớnlên từng ngày trên nương rộng lớn kia là nhờ công sức của mẹ, nhờ có nguồnsáng, hơi ấm vô tận nhận được hàng ngày từ mặt trời tự nhiên Còn em Cu Tai,đứa con bé bỏng, nhưng lại là nguồn sáng, nguồn năng lượng to lớn không thểthiếu được của đời mẹ Nhờ có đứa con ngủ yên trên lưng này, mà với sức vóc dùnhỏ yếu, mẹ vẫn lao động hăng say, vẫn giã gạo, để nuôi bộ đội Ta hiểu nhữnghạt gạo nuôi quân trắng trong nhờ nhịp chày của mẹ đã góp phần không nhỏ chonhững chiến công của các chiến sĩ ngoài mặt trận Rồi cũng nhờ có em Cu Tai

ngủ ngoan không rời lưng mẹ, mà dù lưng núi thì to, lưng mẹ thì nhỏ, mẹ vẫn

kiên trì gieo tỉa để những hạt bắp mọc xanh núi Ka Lưi

Phép tu từ so sánh và tu từ ẩn dụ khiến cho hình ảnh thơ hiện lên thật giản dị

mà cũng thật giàu ý nghĩa Trên cái nền xanh của cây bắp mênh mông lưng núingút ngàn, lồng lộng một người mẹ lưng địu con đang lao động say sưa Trên cao

Trang 39

là mặt trời toả sáng, trên lưng mẹ là gương mặt đứa con cũng đang ngời sángtrong giấc ngủ say sưa.

Hình ảnh mặt trời của mẹ sẽ mãi đi vào thơ ca như biểu tượng nghệ thuật về

tình mẫu tử, về người mẹ - chiến sĩ trong những tháng năm chống Mĩ cứu nước

Đề số 16

Từ bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy hãy viết về những suy tư của người

lính sau chiến tranh

Đáp án Đề số 16

Từ bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy em hãy viết lại những suy tư

của người lính sau chiến tranh.

Bài làm

Cuộc kháng chiến đã qua đi, người lính trong chiến tranh giờ đây đã về vớicuộc sống hàng ngày Tưởng như sự bận rộn hôm nay sẽ khiến người ta quênlãng quá khứ Nhưng có một lúc nào đó trong đời thường những kỉ niệm chiếntranh lại như những thước phim quay chậm hiện về Nguyễn Duy gửi tới bạn đọc

thi phẩm “Ánh trăng” cũng chính là gửi tới bạn đọc thông điệp : Không nên sống

vô tình, phải biết thủy chung nghĩa tình cùng quá khứ

“Hồi nhỏ sống với đồng Với sông rồi với bể Hồi chiến tranh ở rừng Vầng trăng thành tri kỉ”.

Hình ảnh những đồng, sông, bể, rừng nguyên sơ, thuần hậu trong khổ thơ

đầu này là nơi đã nuôi dưỡng, che chở cho tuổi thơ và năm tháng chiến tranh, cảmột quãng đường dài sống trong tình thương yêu, gắn bó với thiên nhiên, với

những miền quê ấy, vầng trăng thành tri kỉ Trăng như mái nhà, như người bạn

thân thiết của tâm hồn Ở đó tâm hồn tình cảm con người cũng đơn sơ thuần phácnhư chính thiên nhiên Trăng và người đã tạo nên mối giao tiếp, giao hoà thủychung tưởng như không bao giờ có thể quên được

“Từ hồi về thành phố Quen ánh điện cửa gương Vầng trăng đi qua ngõ Như người dưng qua đường”.

Khi chiến tranh kết thúc Người lính trở về bị hấp dẫn bởi đô thị, với ánh điện, cửa gương, những ánh sáng nhân tạo đã làm họ quên đi ánh sáng tự nhiên

hiền dịu của trăng Cuộc sống hiện đại với nhiều tiện nghi đã làm cho con ngườithờ ơ, vô tình với những ngày gian khổ, cùng đồng đội, đồng chí chung một chiến

hào mà trăng là biểu tượng.

Trang 40

“Vầng trăng đi qua ngõ Như người dưng qua đường”.

Từ hình ảnh vầng trăng “tri kỉ”, vầng trăng tình nghĩa trở thành người dưng qua đường, Nguyễn Duy đã diễn tả được cái đổi thay của lòng người, cái lãng quên, dửng dưng đến phũ phàng Cái so sánh thật thấm thía: “như người dưng qua đường”.

Cũng như dòng sông có khúc phẳng lặng êm đềm, cũng có khúc ghềnh thác

dữ dội Cuộc đời vốn cũng nhiều biến động Ghi lại một tình huống, cuộc sốngnơi thị thành, của những con người từ rừng về thành phố, Nguyễn Duy đặt conngười vào bối cảnh

“Thình lình đèn điện tắt Phòng buynh đinh tối om Vội bật tung cửa sổ

Đột ngột vầng trăng tròn”.

Khi ánh trăng nhân tạo vụt tắt, bóng tối bao trùm khắp không gian thì vầngtrăng xuất hiện khiến con người ngỡ ngàng trứơc ánh trăng thân thương của tuổithơ trên những nẻo đường ta sống và trong cuộc chiến gian khổ, ác liệt Cuộcsống hiện đại làm cho lòng người thay đổi Trước người bạn vô tình ấy, trăng

chẳng nói, chẳng trách khiến người lính cảm thấy có cái gì rưng rưng Ánh trăng

soi chiếu khiến người ta nhận ra độ lệch của nhân cách mình

khổ thơ “vô ngôn” thể hiện sự bình tĩnh đáng quí Qua bài thơ Nguyễn Duy đã

khám phá ra vẻ đẹp không bao giờ kết thúc Dường như cuộc sống mới đầy đủhơn khiến cho con người lãng quên ánh trăng Hành trình đi tìm những hạt ngọc

ẩn dấu trong tâm hồn con người không bao giờ ngơi nghỉ và việc hoàn thiện mìnhcủa chính mỗi con người cũng không phải một sớm một chiều

Cuộc đấu tranh hướng thiện âm thầm mà khốc liệt, nó đòi hỏi lòng dũngcảm của con người Người lính năm xưa đã dành trọn quá khứ soi mình tronghiện tại để đấu tranh loại bỏ sự vô tình vô nghĩa của bản thân, hướng tới sự cao

cả, tốt đẹp

“Ánh trăng” là bài thơ không quên về quá trình hướng thiện, quá trình hoàn

thiện mình của mỗi con người trong cuộc sống hôm nay

Ngày đăng: 25/10/2014, 09:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w