Sinh học 10 CB Trọn bộ

65 187 0
Sinh học 10 CB Trọn bộ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 Ngày giảng: 10B1 10B8 10B2 10B9 10B3 10B1 0 10B4 10B11 10B5 10B12 10B6 10B13 10B7 Phần một GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG Tiết1 : CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG I. Mục tiêu bài dạy: 1. Kiến thức: - Học sinh phải giải thích được nguyên tắc tổ chức thứ bậc của thế giới sống và có cái nhìn bao quát về thế giới sống. - Giải thích được tại sao tế bào lại là đơn vị cơ bản tổ chức nên thế giới sống. - Trình bày được đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện tư duy hệ thống và rèn luyện phương pháp tự học. 3. Thái độ: - Có cái nhìn tổng quan về thế giới sống. II. Chuẩn bị: - GV: SGK, giáo án, Hình 1 SGK. - HS: SGK, vở ghi chép III. Tiến trình tổ chức dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: Không 2. Giảng bài mới: 2 Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1:GV cho HS quan sát hình 1 SGK -Tr.7 GV: Em hãy nêu các cấp tổ chức của thế giới sống? HS: trả lời, GV nhận xét. GV: Giải thích khái niệm tế bào, mô, cơ quan, hệ cq ? HS: trả lời, GV nhận xét. GV: Thế nào là tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc? HS: trả lời, GV hoàn thiện kiến thức cho HS. - GV lưu ý cho HS: Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ 1 hay nhiều tế bào và các tế bào chỉ được sinh ra bằng cách phân chia tế bào GV: Các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống? HS: trả lời, GV nhận xét. GV: Tại sao nói tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật? HS:-Cơ thể sinh vật được cấu tạo từ 1 hay nhiều tế bào -mọi hoạt động sống diễn ra ở tế bào GV nhận xét, đánh giá và giúp hs hoàn thiện kiến thức Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống Gv: - Thế nào là đặc tính nổi trội ? Lấy ví dụ? Hs: trao đổi nhóm trả lời -Tính nổi trội: từng tế bào thần kinh không có được đặc điểm của hệ thần kinh. I.Các cấp tổ chức của thế giới sống: - Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc: phân tử→ bào quan→ tế bào→ mô → cơ quan→ hệ cơ quan→ cơ thể → quần thể → quần xã → hệ sinh thái→ sinh quyển. - Khái niệm: Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc là cấp tổ chức nhỏ hơn làm nền tảng để xây dựng nên cấp tổ chức lớn hơn. - Các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống bao gồm: tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã,hệ sinh thái. - Tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật. II.Đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống: 1) Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc: - Thế giới sinh vật được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc rất chặt chẽ. Ở mọi cấp tổ chức của thế giới sống cấu trúc và chức năng luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau. -Đặc tính nổi trội: là đặc điểm của một cấp tổ chức nào đó được hình thành do sự tương tác 3 HS: Dựa vào thông tin SGK cùng với tư duy để trả lời. GV: Nếu trao đổi chất không cân đối thì cơ thể sống làm như thế nào để giữ cân bằng?(uống rượu nhiều ) - Hệ thống mở là gì ? - SV với môi trường có mối quan hệ như thế nào? - Tại sao ăn uống không hợp lí sẽ dẫn đến phát sinh các bệnh ? HS: Nếu cơ thể không còn khả năng tự điều hòa thì cơ thể sẽ phát sinh bệnh và có thể dẫn đến tử vong. GV:- Vì sao sự sống tiếp diễn liên tục từ thế hệ này sang thế hệ khác? HS: dựa thông tin SGK và kiến thức cũ trả lời. GV-Vì sao cây xương rồng khi sông trên sa mạc có nhiều gai nhọn? HS: dựa vào kiến thức thực tế trả lời. GV-Do đâu sinh vật thích nghi với môi trường? HS: dựa thông tin SGK và kiến thức thực tế trả lời. GV: Từ 1 nguồn gốc chung bằng con đường phân ly tính trạng dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên trải qua thời gian dài tạo nên sinh giới ngày nay. của các bộ phận cấu tạo nên chúng mà các tổ chức nhỏ hơn không thể có được. - Đặc điểm nổi trội đặc trưng cho thế giới sống: trao đổi chất và năng lượng, sinh sản, sinh trưởng và phát triển, cảm ứng, khả năng tự điều chỉnh, khả năng tiến hóa thích nghi với môi trường. 2) Hệ thống mở và tự điều chỉnh: - Hệ thống mở: Giữa cơ thể và môi trường sống luôn có tác động qua lại với nhau thông qua quá trình trao đổi chất và năng lượng. - Tự điều chỉnh: Các cấp tổ chức sống luôn có cơ chế tự điều chỉnh để tồn tại và đảm bảo sự cân bằng động của hệ thống. 3) Thế giới sống liên tục tiến hoá: - Thế giới sinh vật không ngừng sinh sôi nảy nở và không ngừng tiến hóa do: + Điều kiện sống thường xuyên thay đổi. + Sinh vật thường phát sinh biến dị di truyền. + Chọn lọc tự nhiên luôn giữ lại những dạng thích nghi với môi trường.  Các sinh vật luôn tiến hóa tạo nên một thế giới sống vô cùng phong phú và đa dạng. -Sinh giới vẫn tiếp tục tiến hoá. 3.Củng cố: GV cho HS đọc chậm phần tóm tắt cuối bài và nêu các nội dung chính của bài học: thế giới sống gồm các cấp tổ chức có thứ bậc, hệ sống là hệ mở, tự điều chỉnh và không ngừng tiến hóa. 4 4. Hướng dẫn về nhà: - Học bài cũ - Trả lời các câu hỏi và bài tập trang SGK. Ngày giảng: 10B1 10B8 10B2 10B9 10B3 10B1 0 10B4 10B11 10B5 10B12 10B6 10B13 10B7 Tiết 2: CÁC GIỚI SINH VẬT I. Mục tiêu bài dạy: 1. Kiến thức: - Học sinh phải nêu được khái niệm giới. -Trình bày được hệ thống phân loại sinh giới ( hệ thống 5 giới). -Nêu được đặc điểm chính của mỗi giới sinh vật(giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Nấm, giới Thực vật, giới Động vật). 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kỹ năng quan sát, thu nhận kiến thức từ sơ đồ, hình vẽ. 3. Thái độ: -Có ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường phát triển bền vững. II. Phương tiện dạy học: GV: - SGK, giáo án, hình 2 SGK. - Phiếu học tập (các đặc điểm chính của các giới sinh vật) HS: - SGK, vở ghi chép. Học bài cũ và đọc trước bài mới. III. Tiến trình tổ chức dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: -Thế nào là nguyên tắc thứ bậc, tính nổi trội? Cho ví dụ 5 2. Giảng bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động1 : Tìm hiểu về giới và hệ thống phân loại 5 giới GV: Em hiểu thế nào là giới? cho ví dụ HS : Dựa vài thông tin SGK trả lời. Gv cho học sinh quan sát tranh sơ đồ hệ thống 5 giới SV GV : Hệ thống phân loại 5 giới gồm những giới nào? -Giới Khởi sinh (Monera) -Giới Nguyên sinh(Protista) -Giới Nấm(Fungi) -Giới Thực vật(Plantae) -Giới Động vật(Animalia) GV: Tại sao không biểu thị các giới trên cùng một hàng? ( vì ngày nay các giới tồn tại song song ) -Hoạt động2 : tìm hiểu đặc điểm của mổi giới GV: Đặc điểm của giới Khởi sinh?Phương thức sống? phạm vi sống? GV: Giới Nguyên sinh gồm những đại diện nào? GV: Đặc điểm cấu tạo chung, hình thức sống của giới Nguyên sinh? GV: Giới Nấm gồm những đại diện nào? I. Giới và hệ thống phân loại 5 giới: 1) Khái niệm giới: - Giới sinh vật là đơn vị phân loại lớn nhất, bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định. - Các đơn vị phân loại: loài- chi(giống)-họ-bộ-lớp- ngành-giới 2)Hệ thống phân loại 5 giới: -Giới Khởi sinh (Monera)→ Tế bào nhân sơ -Giới Nguyên sinh(Protista) -Giới Nấm(Fungi) Tế bào -Giới Thực vật(Plantae) nhân thực -Giới Động vật(Animalia) II. Đặc đặc điểm chính của mỗi giới: 1)Giới Khởi sinh:( Monera) - Gồm những loài vi khuẩn nhân sơ có kích thước nhỏ 1-5µm. - Phương thức sống đa dạng tự dưỡng hoặc dị dưỡng (hoại sinh, tự dưỡng, kí sinh). - Phạm vi sống: khắp nơi(đất, nước, không khí, trên cơ thể sinh vật) 2) Giới Nguyên sinh:(Protista) ( Tảo, Nấm nhày và Động vật nguyên sinh) -Tảo:+ Cấu tạo: đơn bào hoặc đa bào nhân thực + Phương thức dinh dưỡng: quang tự dưỡng + Môi trường sống: nước -Nấm nhày:S.vật nhân thực, cơ thể tồn tại 2 pha đơn bào và hợp bào.Hình thức sống dị dưỡng, hoại sinh. - ĐVNS:Svật nhân thực, đơn bào. Hình dạng đa dạng, sống dị dưỡng(hoại sinh). 3)Giới Nấm:(Fungi) -Gồm những sinh vật nhân thực, đơn bào hoặc đa 6 GV: Đặc điểm cấu tạo chung, hình thức sống của giới Nấm? GV: Giới Thực vật gồm những đại diện nào? HS: GV: Đặc điểm cấu tạo chung, hình thức sống của giới Thực vật? GV: Giới Động vật gồm những đại diện nào? GV: Đặc điểm cấu tạo chung, hình thức sống của giới Động vật? bào, cấu trúc dạng sợi, không có lông và roi, phần lớn thành tế bào chứa kitin. - Hình thức sinh sản hữu tính và vô tính(nhờ bào tử). - Hình thức sống dị dưỡng: Hoại sinh, ký sinh, cộng sinh. - Các dạng: nấm men, nấm sợi, nấm đảm. 4)Giới Thực vật:( Plantae) - Đại diện: Rêu, Quyết, Hạt trần, Hạt kín - Đặc điểm cấu tạo: TB nhân thực, đa bào, thành tế bào cấu tạo bằng xenlulôzơ. -Hình thức sống: Sống cố định, quang tự dưỡng. 5)Giới Động vật:(Animalia) - Đại diện: Thân lỗ, Ruột khoang, Giun dẹp, Giun tròn, Giun đốt, Thân mềm, Chân khớp, Da gai và Động vật có dây sống. - Đặc điểm cấu tạo: TB nhân thực, đa bào, có cấu trúc phức tạp với các cơ quan và hệ cơ quan chuyên hoá cao. - Hình thức sống: dị dưỡng và có khả năng di chuyển và phản ứng nhanh. 3.Củng cố: GV yêu cầu học sinh hoàn thành phiếu học tập sau: PHIẾU HỌC TẬP Giới Sinh vật đặc điểm Nhân sơ Nhân thực Đơn bào Đa bào Tự dưỡng dị dưỡng Khởi sinh Vi khuẩn Tảo Nguyên sinh Nấm nhày ĐVNS Nấm Nấm men Nấm sợi Thực vật Rêu,Quyết Hạt trần Hạt kín Động vật Đ vật có dây sống Cá,lưỡng cư 4.Bài tập về nhà: Làm các bài tập trang 12-13. Đọc phần em có biết Ngày giảng: 10B1 10B8 10B2 10B9 10B3 10B1 7 0 10B4 10B11 10B5 10B12 10B6 10B13 10B7 PhẦn hai : SINH HỌC TẾ BÀO Ch ƯƠ ng I THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA TẾ BÀO Tiết 3- Bài 3: CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC VÀ NƯỚC I. Mục tiêu bài dạy: 1. Kiến thức: -Học sinh phải nêu được các nguyên tố chính cấu tạo nên tế bào. -Nêu được vai trò của các nguyên tố vi lượng đối với tế bào. -Phân biệt được nguyên tố vi lượng và nguyên tố đa lượng. - Nắm được cấu trúc và đặc tính lí hóa của nước cũng như vai trò của nó đối với tế bào. 2. Kĩ năng: -Giải thích được cấu trúc hoá học của phân tử nước quyết định các đặc tính lý hoá của nước. - Trình bày được vai trò của nước đối với tế bào. 3. Thái độ: - Vận dụng kiến thức để có chế độ ăn uống hợp lí nhằm bảo vệ sức khỏe cá nhân đồng thời tuyên truyền kiến thức cho những người xung quanh. II. Chuẩn bị: - GV: SGK, giáo án, Tranh vẽ cấu trúc hoá học của phân tử nước ở trạng thái lỏng và trạng thái rắn ( hình 3.1 và hình 3.2 SGK) - HS: SGK, vở ghi chép. Học bài cũ và chuẩn bị trước bài mới. III. Tiến trình tổ chức dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: -Hãy kể tên các giới trong hệ thống phân loại và đặc điểm của 3trong các giới đó? 2. Giảng bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt độn g 1 : tìm hiểu các nguyên tố hoá học I. Các nguyên tố hoá học: - Các nguyên tố hoá học cấu tạo nên thế giới sống 8 GV: tại sao các tế bào khác nhau lại cấu tạo chung từ 1 số nguyên tố nhất định? - tại sao 4 nguyên tố C, H ,O ,N là những nguyên tố chính cấu tạo nên tế bào? - vì sao C là nguyên tố quan trọng? HSnêu được: -4 ngtố có tỉ lệ lớn -C có cấu hình điện tử vòng ngoài với 4 đtử → cùng 1 lúc tạo 4 liên kết cộng hoá trị + Trong tự nhiên có khoảng 92 nguyên tố hoá học chỉ có vài chục nguyên tố cần thiết cho sự sống. GV: Quan sát bảng 3 em có nhận xét gì về tỷ lệ các nguyên tố trong cơ thể( Đại vi lượng) GV: Các nguyên tố hoá học có vai trò như thế nào đối với tế bào? Hoạt độn g 2 : Hs quan sát Tranh H 3.1 và 3.2 và nêu cấu trúc hóa học của nước? GV: Tại sao nước đá lại nổi lên trên nước thường? GV: Điều gì xảy ra khi ta đưa các tế bào sống vào trong ngăn đá tủ lạnh? Giải thích? GV: Theo em nước có vai trò như thế nào? đối với tế bào cơ thể sống?( Điều gì xảy ra khi các sinh vật không có nước?) và không sống - Các nguyên tố C,H,O,N chiếm 96% khối lượng cơ thể sống -C là nguyên tố đặc biệt quan trọng tạo nên sự đa dạng các đại phân tử hữu cơ 1. Các nguyên tố đa lượng và vi lượng: a.Nguyên tố đa lượng: - Các nguyên tố có tỷ lệ > 10 - 4 ( 0,01%) - C, H, O, N, S, P, K… b. Các nguyên tố vi lượng: - Các nguyên tố có tỷ lệ < 10 - 4 ( 0,01%) - F, Cu, Fe, Mn, Mo, Se, Zn, Co, B, Cr… 2. Vai trò của các nguyên tố hoá học trong TB - Tham gia xây dựng nên cấu trúc tế bào. - Cấu tạo nên các chất hữu cơ và vô cơ. - Thành phần cơ bản của enzim, vitamin… II.Nước và vai trò của nước trong tế bào: 1. Cấu trúc và đặc tính lý hoá của nước: - Phân tử nước được cấu tạo từ 1 nguyên tử ôxy với 2 nguyên tử hyđrô bằng liên kết cộng hoá trị. - Phân tử nước có tính phân cực. - Giữa các phân tử nước có lực hấp dẫn tĩnh điện (do liên kết hyđrô) tạo ra mạng lưới nước. - Các phân tử nước trong tế bào tồn tại ở dạng tự do hoặc dạng liên kết. 2. Vai trò của nước đối với tế bào: - Vừa là thành phần cấu tạo vừa là dung môi hoà tan nhiều chất cần thiết cho hoạt động sống của tế bào. - Là môi trường của các phản ứng sinh hoá của tế bào. - Giúp tế bào tiến hành chuyển hóa vật chất để duy trì sự sống. 3.Củng cố: - Tại sao cần ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, không nên chỉ ăn 1 số các món ăn ưa thích?( Cung cấp các nguyên tố vi lượng khác nhau cho tế bào, cơ thể ) -Tại sao người ta phải trồng rừng và bảo vệ rừng?( Cây xanh là mắt xích quan trọng trong chu trình cácbon) 9 -Ti sao khi phi hoc sy khụ thc phm li bo qun c lõu hn? (Hn ch vi sinh vt sinh sn lm hng thc phm) 4 . Hng dn v nh - Cỏc cõu hi v bi tp cui bi. Ngy ging: 10B1 10B8 10B2 10B9 10B3 10B1 0 10B4 10B11 10B5 10B12 10B6 10B13 10B7 Tit 4 - Bi 4: CCBOHYRAT V LIPIT. PROTEIN I. Mc tiờu bi dy: 1. Kin thc: - Hc sinh phi lit kờ c tờn cỏc loi ng n, ng ụi v ng a(ng phc) cú trong cỏc c th sinh vt. - Trỡnh by c chc nng ca tng loi ng trong c th sinh vt. - Lit kờ c tờn cỏc loi lipit cú trong cỏc c th sinh vt v trỡnh by c chc nng ca cỏc loi lipit trong c th. - Học sinh phải phân biệt đợc các mức độ cấu trúc của prôtêin: Cấu trúc bậc 1, bậc 2, bậc 3 và bậc 4. - Nêu đợc chức năng của 1 số loại prôtêin và đa ra đợc các ví dụ minh hoạ. - Nêu đợc các yếu tố ảnh hởng đến chức năng của prôtêin và giải thích đợc ảnh hởng của những yếu tố này đến chức năng của prôtêin. 2. K nng: - Rốn luyn t duy logic, liờn tng, khỏi quỏt húa kin thc. 10 3. Thái độ: - Vận dụng kiến thức vào việc bảo vệ sức khỏe cho bản thân và tuyên truyền cho những người xung quanh. II. Chuẩn bị : GV: - Hình 4.1; 4.2; 5.1SGK HS: - SGK, vở ghi chép. Học bài cũ và chuẩn bị trước bài mới. - Tìm hiểu về các loại protein. III. Tiến trình tổ chức dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: -Trình bày cấu trúc hoá học, đặc tính lí hóa của nước và vai trò của nước trong tế bào? 2. Giảng bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt độn g 1: * Em hãy kể tên các loại đường mà em biết trong các cơ thể sống? *Thế nào là đường đơn, đường đôi, đường đa? Tranh cấu trúc hoá học của đường Liên kết glucôzit + Các phân tử đường glucôzơ liên kết với nhau bằng liên kết glucôzit tạo xenlulôzơ. *Cacbohyđrat giữ các chức năng gì trong tế bào? Hoạt độn g 2: Tranh cấu trúc hoá học của lipit *Quan sát hình 4.2 em nhận xét về thành phần hoá học và cấu trúc của phân tử mỡ? * Sự khác nhau giữa dầu thực vật và mỡ động vật? * Sự khác nhau giữa lipit đơn giản và lipit phức tạp? I. Cacbohyđrat: ( Đường) 1. Cấu trúc hoá học: Là hợp chất hữu cơ được cấu tạo chủ yếu từ 3 nguyên tố C,H,O a.Đường đơn:(monosaccarit) - Gồm các loại đường có từ 3-7 nguyên tử C. - Đường 5C (Ribôzơ,điôxyribôzơ), đường 6C (Glucôzơ, Fructôzơ, Galactôzơ). b.Đường đôi: (Disaccarit) -Gồm 2 phân tử đường đơn liên kết với nhau bằng liên kết glucôzit. -Mantôzơ (đường mạch nha) gồm 2 phân tử Glucôzơ, Saccarôzơ(đường mía) gồm 1 ptử Glucôzơ và 1 ptử Fructôzơ, Lactôzơ (đường sữa) gồm 1 ptử glucôzơ và 1 ptử galactôzơ. c. Đường đa: (polisaccarit) - Gồm nhiều phân tử đường đơn liên kết với nhau bằng liên kết glucôzit. - Glicôgen, tinh bột, xenlulôzơ, kitin… 2. Chức năng của Cacbohyđrat: - Là nguồn cung cấp năng lượng của tế bào và cơ thể. - Là nguồn năng lượng cho hô hấp tế bào để tạo năng lượng. -Tham gia cấu tạo nên tế bào và các bộ phận của cơ thể… II. Lipit: ( chất béo) Là chất hữu cơ không tan trong nước mà chỉ tan trong dung môi hữu cơ 1. Cấu tạo của lipit: a. Lipit đơn giản: (mỡ, dầu, sáp) -Gồm 1 phân tử glyxêrol và 3 axit béo b. Lipit phức tạp • Photpholipit : - Gồm 1 phân tử glyxêrol liên kết với 2 axit béo và 1 nhóm phôtphat(alcol phức). CH 2 OH CH 2 OH CH 2 OH 2 1 [...]... nhà: - Câu hỏi và bài tập cuối bài - Học bài cũ và đọc trước bài: Tế bào nhân sơ Ngày giảng: 10B1 10B8 10B2 10B9 10B3 10B1 0 16 10B4 10B11 10B5 10B12 10B6 10B13 10B7 Chương II :CẤU TRÚC CỦA TẾ BÀO Tiết 6: Bài 7: TẾ BÀO NHÂN SƠ I Mục tiêu bài dạy: 1 Kiến thức: - Học sinh phải nêu được các đặc điểm của tế bào nhân sơ - Trình bày được cấu trúc và chức năng của các bộ phận cấu tạo nên tế bào vi khuẩn 2... đầy đủ năng lượng cho hoạt động sống mà không ăn dư thừa các chất? 4.Bài tập về nhà: Làm các bài tập cuối bài trong SGK Ngày giảng: 10B1 10B8 10B2 10B9 13 10B3 10B1 0 10B4 10B11 10B5 10B12 10B6 10B13 10B7 Tiết 5 - Bài 6: AXIT NUCLÊIC I Mục tiêu bài dạy: 1 Kiến thức: - Học sinh phải nêu được thành phần 1 nuclêôtit - Mô tả được cấu trúc của phân tử ADN và phân tử ARN -Trình bày được các chức năng của ADN... hành của học sinh: kĩ năng bóc tách tế bào, kĩ năng quan sát qua kính hiển vi quang học, kĩ năng sử dụng kính hiển vi… - Củng cố niềm tình yêu đối với khoa học đặc biệt là đối với bộ môn Sinh học II Phương tiện dạy học: a) Mẫu vật: - Lá thài lài tía (hoặc dong riềng, chuối hoa…) có tế bào với kích thước tương đối lớn và dễ tách lớp biểu bì ra khỏi lá b) Dụng cụ và hoá chất: - Kính hiển vi quang học với... hỏi và bài tập cuối bài - Học bài cũ và chuẩn bị bài mới 26 Ngày soạn : 8 /11/2 010 Ngày giảng: 11/2 010 Tiết 10 – Bài 12: THÍ NGHIỆM CO VÀ PHẢN CO NGUYÊN SINH I Mục tiêu bài dạy: 1 Kiến thức: - Học sinh phải biết cách điều khiển sự đóng, mở của tế bào khí khổng thông qua điều khiển mức độ thẩm thấu ra vào tế bào - Quan sát và vẽ được tế bào đang ở các giai đoạn co nguyên sinh khác nhau 2 Kĩ năng: -... hình 10. 1 và 10. 2 SGK III Tiến trình tổ chức dạy học 1 Ổn định tổ chức: A1 A3 2 Kiểm tra bài cũ: Nêu cấu trúc và chức năng của nhân ở tế bào nhân thực So sánh với tế bào nhân sơ 3 Giảng bài mới: Hoạt động của thầy & trò Tranh hình 10. 1 * Em hãy nêu cấu tạo và chức năng của khung xương tế bào? Tranh hình 10. 2 * Em hãy nêu các thành phần cấu tạo nên màng sinh chất? * Tại sao mô hình cấu tạo màng sinh. .. giúp các tế bào liên kết với nhau và thu nhận thông tin 4.Củng cố: - Câu hỏi và bài tập cuối bài 5.Bài tập về nhà - Học bài cũ và chuẩn bị trước bài mới 23 Ngày soạn: 30 /10/ 2 010 Ngày giảng: /11/2 010 Tiết 9-Bài 11: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA MÀNG SINH CHẤT I Mục tiêu bài dạy: 1 Kiến thức: - Học sinh phải hiểu và trình bày được các kiểu vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động 2 Kĩ năng: - Nêu được sự khác... 18 ***************************** Ngày soạn: 14 /10/ 2 010 Ngày giảng: 16 /10/ 2 010 Tiết 7 Bài 8, 9: TẾ BÀO NHÂN THỰC I Mục tiêu bài dạy: 1 Kiến thức: - Học sinh phải trình bày được các đặc điểm chung của tế bào nhân thực - Mô tả được cấu trúc và chức năng của nhân tế bào - Mô tả được cấu trúc và chức năng của các bào quan trong tế bào chất:lưới mội chất, bộ máy gôngi, ty thể, lục lạp, ribôxôm, không bào,... soạn : 20 /10/ 2 010 Ngày giảng : Tiết 8 -Bài 10: TẾ BÀO NHÂN THỰC I Mục tiêu bài dạy: 1 Kiến thức : - Học sinh phải trình bày được cấu tạo và chức năng của khung xương tế bào - Mô tả được cấu trúc và nêu chức năng của màng sinh chất - Trình bày được cấu trúc và chức năng của thành tế bào 2 Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng tư duy logic, kĩ năng khai thác thông tin từ hình vẽ SKG II Phương tiện dạy học: - Tranh... Mỗi nhóm học sinh làm 1 bản tường trình thí nghiệm kèm theo hình vẽ các tế bào, khí khổng ở các lần thí nghiệm khác nhau( ban đầu, khi cho nước muối, khi cho nước cất) và trả lời các lệnh ở sách giáo khoa 4.Củng cố: - Gợi ý trả lời các lệnh trong sách giáo khoa 5.bài tập về nhà    28 Ngày soạn : 23 /11/2 010 Ngày giảng: /11/2 010 Tiết 11: BÀI TẬP I Mục tiêu bài dạy: 1 Kiến thức: - Học sinh nắm... ở mỗi bài học 2 Kĩ năng: - Rèn luyện tư duy logic, khái quát hóa kiến thức - Biết hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ hóa - Vận dụng kiến thức lí thuyết để giải bài tập hoặc giải thích các hiện tượng thực tế bằng kiến thức khoa học thu được 3 Thái độ: tích cực vận dụng kiến thức đã học làm các bài tập do GV đưa ra II Phương tiện dạy học: - Phiếu học tập Máy chiếu III Tiến trình tổ chức dạy học 1 Ổn định . biết Ngày giảng: 10B1 10B8 10B2 10B9 10B3 10B1 7 0 10B4 10B11 10B5 10B12 10B6 10B13 10B7 PhẦn hai : SINH HỌC TẾ BÀO Ch ƯƠ ng I THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA TẾ BÀO Tiết 3- Bài 3: CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC VÀ NƯỚC I tập trang SGK. Ngày giảng: 10B1 10B8 10B2 10B9 10B3 10B1 0 10B4 10B11 10B5 10B12 10B6 10B13 10B7 Tiết 2: CÁC GIỚI SINH VẬT I. Mục tiêu bài dạy: 1. Kiến thức: - Học sinh phải nêu được khái niệm. bài trong SGK Ngày giảng: 10B1 10B8 10B2 10B9 13 10B3 10B1 0 10B4 10B11 10B5 10B12 10B6 10B13 10B7 Tiết 5 - Bài 6: AXIT NUCLÊIC I. Mục tiêu bài dạy: 1. Kiến thức: - Học sinh phải nêu được thành

Ngày đăng: 25/10/2014, 06:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan