1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giao an sinh học 10 chuẩn

104 424 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 0,94 MB

Nội dung

Phần 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG Tiết 1:CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG I. MỤC TIÊU BÀI DẠY Sau khi học xong bài này,học sinh phải: 1. Kiến thức: - Giải thích được nguyên tắc tổ chức thứ bậc của các cấp tổ chức sống và có cái nhìn bao quát về thế giới sống - Giải thích được tại sao tế bào lại là đơn vò cơ bản tổ chức nên thế giới sống - Trình bày được đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống 2. Kỹ năng: Rèn luyện được tư duy hệ thống và phương pháp tự học 3. Thái độ: Thấy được mặc dù thế giới sống rất đa dạng nhưng lại thống nhất II. TRỌNG TÂM Các cấp độ tổ chức của thế giới sống và mối quan hệ cũng như đặc điểm chung của các cấp tổ chức III. PHƯƠNG PHÁP - Thuyết trình - Đàm thoại tìm tòi - Thảo luận nhóm IV. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Tranh vẽ hình 1 SGK, Phiếu học tập. 2. Học sinh: Giấy A 0 hoặc giấy lòch cũ, bút dạ, keo dán V. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG: 1. ổn đònh tổ chức: 2.Giới thiệu cho HS biết được 3 nội dung chính trong chương trình sinh học 10: - Phần I: Giới thiệu chung về thế giới sống. - Phần II: Sinh học tế bào. - Phần III: Sinh học Vi sinh vật. 3. Bài mới: I. CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG Hoạt động của GV Hoạt động của HS TIỂU KẾT - Phát phiếu học tập. - Giới thiệu các cấp tổ chức vật chất sống và yêu cầu học sinh làm bài tập 1 trong phiếu học tập. Quan sát hình 1 (sgk), lắng nghe và liên hệ với bài học để làm bài tập 1 - Cấp tổ chức dưới tế bào Các phân tử nhỏ > các đại phân tử hữu cơ > các bào quan của tế bào - Cấp từ tế bào trở lên (Các cấp tổ chức cơ bản của TG sống) Tế bào > mô > cơ quan > hệ cơ quan > cơ thể > quần thể > quần xã > hệ sinh thái − sinh quyển * Cấp tổ chức sống cơ bản của mọi sinh vật là tế bào. II. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC CẤP TỔ CHỨC SỐNG Hoạt động của GV Hoạt động của HS TIỂU KẾT GV phân công công việc cụ thể cho các nhóm làm bài tập 2 trong phiếu : - Nhóm 1 & 4 làm phần 1 trong phiếu - Nhóm 2 & 5 làm phần 2 trong phiếu - Nhóm 3 & 6 làm phần 3 trong phiếu - Thảo luận chung: + Gọi đại diện các nhóm trình bày. + Các nhóm khác bổ sung. - Củng cố và rút ra tiểu kết. (Đưa ra đáp án bài tập 2) ( Xem ở phần phụ lục đáp án của bài tập 2) 4. Củng cố: Nêu các cấp tổ chức sống cơ bản và cho biết các đặc tính nổi trội của các cấp tổ chức sống ? -Trắc nghiệm câu 4 trang 9. 5. Dặn dò: Làm các bài tập 1 >3 PHẦN PHỤ LỤC  Đáp án hoàn chỉnh của bài tập 2 trong phiếu học tập Thứ tự Đặc điểm chung các cấp tổ chức của thế giới sống Đặc điểm 1 Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc Tổ chức sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc, cấp dưới làm nền tản để xây dựng nên cấp tổ chức bên trên. Cấp tổ chức cao có những đặc tính nổi trội mà cấp tổ chức dưới không có được. * Những đặc điểm nỗi trội đặc trưng cho thế giới sống là: trao đổi chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng, khả năng tự điều chỉnh và tiến hoá. 2 Hệ thống mở và tự điều chỉnh Mọi cấp tổ chức từ thấp đến cao của thế giới sống đều có cơ chế tự điều chỉnh đảm bảo duy trì và điều hòa sự cân bằng động trong hệ thống giúp tổ chức có thể tồn tại và phát triển 3 Thế giới sống liên tục tiến hóa Sinh vật sinh sôi nảy nở và không ngừng tiến hóa từ một nguồn gốc chung tạo nên một thế giới sống vô cùng đa dạng và phong phú . PHIẾU HỌC TẬP - Tiết 1 PPCT Bài 1: CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG Họ và tên: Lớp: Bài tập 1: Học sinh nghiên cứu mục II SGK để hồn thành bảng sau: Thứ tự Đặc điểm chung các cấp tổ chức của thế giới sống Đặc điểm 1 Tổ chức theo ngun tắc thứ bậc 2 Hệ thống mở và tự điều chỉnh 3 Thế giới sống liên tục tiến hố Bài tập 2: Học sinh chọn ý đúng nhất trong mỗi câu sau: Câu 1: Các cấp tổ chức sống cơ bản được sắp xếp từ thấp đến cao là: a/ Tế bào → Cơ thể → Quần thể → Quần xã  Hệ sinh thái − Sinh quyển. b/ Tế bào  Cơ thể → Quần xã → Quần thể  Hệ sinh thái − Sinh quyển. c/ Tế bào  Cơ thể → Quần thể → Hệ sinh thái − Sinh quyển  Quần xã. d/ Tế bào  Cơ thể  Hệ sinh thái − Sinh quyển→ Quần thể → Quần xã. Câu 2: Cấp tổ chức cơ bản của mọi cơ thể sống là: a/ Quần thể; b/ Quần xã; c/ Tế bào; d/ Cơ thể. Câu 3: Cấp tổ chức cao nhất của hệ thống sống là: a/ Quần thể; b/ Quần xã; c/ Hệ sinh thái − Sinh quyển; d/ Cơ thể. Câu 4: Cơ thể người gồm những cấp tổ chức sống là: a/ Tế bào, cơ quan, hệ cơ quan, quần thể.b/ Tế bào, cơ quan, quần thể, quần xã. c/ Cơ quan, hệ cơ quan, quần thể, quần xã. d/ Tế bào, mơ, cơ quan, hệ cơ quan. Câu 5: Nồng độ các chất trong cơ thể người được duy trì ở mức ổn định, nếu mất cân bằng thì cơ thể sẽ có cơ chế gì để đưa về trạng thái bình thường? a/ Cơ chế trao đổi chất. b/ Cơ chế sinh sản. c/ Cơ chế tự điều chỉnh. d/ Cơ chế tự nhân đơi. Tiết 2: CÁC GIỚI SINH VẬT I. MỤC TIÊU BÀI DẠY Sau khi học xong bài này,học sinh phải: 1. Kiến thức: - Nêu được khái niệm giới - Trình bày được hệ thống phân loại sinh giới ( 5 giới ) - Nêu được đặc điểm chính của mỗi giới sinh vật (giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới thực vật, giới động vật). 2.Kỹ năng: Rèn luyện được kó năng quan sát, phân tích, tổng hợp. 3.Thái độ Thấy được sinh giới là thống nhất từ một nguồn gốc chung. II.TRỌNG TÂM Hệ thống phân loại 5 giới của Whittaker & Margulis và đặc điểm chính của mỗi giới. III. PHƯƠNG PHÁP Thuyết trình, đàm thoại tìm tòi , thảo luận nhóm IV. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Tranh vẽ hình 2 SGK, Phiếu học tập. 2. Học sinh: Giấy A 0 hoặc giấy lòch cũ, bút dạ, keo dán V. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG 1. Ổn đònh tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống ? 3. Bài mới I. GIỚI VÀ HỆ THỐNG PHÂN LOẠI 5 GIỚI : Hoạt động của GV Hoạt động của HS TIỂU KẾT 1. Khái niệm giới: - Đặt vấn đề: Thế giới sinh vật vô cùng phong phú được phân thành bao nhiêu giới ? Đặc điểm của mỗi giới là gì ? Đó là vấn đề sẽ được giải quyết trong bài học này. - Giới là gì? - Gọi HS trả lời. - Giải thích và rút ra tiểu kết. − Hãy nêu các đơn vò phân loại theo trình tự nhỏ dần. Lắng nghe Đọc SGK quan sát hình 2. Trả lời − Trả lời dựa vào SGK. 1. Khái niệm giới.(SGK) Các đơn vò phân loại theo trình tự nhỏ dần: Giới  ngành  lớp  họ  chi(giống)  loài. 2. Hệ thống phân loại 5 giới: − Quan sát hình 2 nêu hệ thống phân loại của Whittaker & Quan sát hình 2 và trả lời. Theo Whittaker & Margulis thì sinh vật được chia thành 5 giới : Margulis. − iải thích và rút ra tiểu kết Giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới nấm, giới thực vật và giới động vật. II. ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA MỖI GIỚI Hoạt động của GV Hoạt động của HS TIỂU KẾT - Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm: + Nhóm 1,2,3 làm phần 1,2,3 trong phiếu + Nhóm 4,5,6 làm phần ,4,5 trong phiếu - Yêu cầu mỗi nhóm thảo luận và làm bài tập 2 theo mẫu trong phiếu trên giấy A 0 và cử đại diện chuẩn bò trình bày - Thảo luận chung: + Gọi đại diện trình bày. + Yêu cầu các nhóm khác bổ sung. - Củng cố và rút ra tiểu kết. (Đưa ra đáp án bài tập 2 bằng cách treo bảng phụ). - Thảo luận làm bài tập 2. - Đại diện trình bày - Góp ý chung trong lớp - Hoàn chỉnh bài tập 2 vào phiếu học tập. - ( Xem ở phần phụ lục của bài). 4. Củng cố: Học sinh trả lời các câu hỏi trắc nghiệm trong phần phụ lục. 5. Dặn dò: - Làm các bài tập 1,2,3 SGK. - Tham khảo trước bài 3. 6. Phụ lục: Phiếu học tập và đáp án bài tập trong PHT. PHIẾU HỌC TẬP (Tiết 2 − Sinh học 10 CT chuẩn) Họ và tên: Lớp: Bài tập 1: Hoàn thành bảng sau: Các giới sinh vật Đặc điểm về cấu tạo Nơi sống Đặc điểm về dinh dưỡng Giới khởi sinh Giới nguyên sinh .+Tảo: Giới nấm Giới thực vật Giới động vật Bài tập 2: Học sinh chọn ý đúng nhất ở các câu sau: 1) Vi khuẩn là dạng sinh vật được xếp vào giới nào sau đây? A/ Giới khởi sinh; B/ Giới thực vật. B/ Giới nguyên sinh; D/ Giới động vật. 2) Những giới sinh vật nào sau đây có cấu tạo đa bào và có nhân chuẩn? A/ Nguyên sinh, khởi sinh, động vật; B/ Thực vật, nấm, động vật. C/ Thực vật, nguyên sinh, khởi sinh; D/ Nấm, khởi sinh, thực vật. 3) Sinh vật nào sau đây có lối sống tự dưỡng quang hợp? A/ Thực vật, nấm; B/ Động vật, tảo. C/ Thực vật, tảo; D/ Động vật, nấm. 4) Một đặc điểm chung của giới nấm là: A/ Thành tế bào có xenlulazơ; B/ Thành tế bào có glica − prôtêin. C/ Thành tế bào có cutin; D/ Thành tế bào có kitin. 5) Khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ là đặc điểm của tất cả các sinh vật thuộc giới nào? A/ Giới khởi sinh; B/ Giới nguyên sinh. C/ Giới nấm; D/ Giới thực vật. PHỤ LỤC DẠY Tiết 2 SINH HỌC 10 1. Đáp án hoàn chỉnh của bài tập 1 trong phiếu học tập Các giới sinh vật Đặc điểm về cấu tạo Nơi sống Đặc điểm về dinh dưỡng Giới khởi sinh - Gồm các vi khuẩn là những sinh vật nhân sơ, đơn bào, kích thước khoảng 1 - 5 micromet - Sống khắp nơi trong đất, nước, không khí và trên cơ thể sinh vật khác - Sống tự dưỡng và kí sinh một số hoại sinh Giới nguyên sinh - Tảo : sinh vật nhân thực đơn bào hay đa bào, có sắc tố quang hợp - Sống trong nước - Quang tự dưỡng - Nấm nhầy:nhân thực - Sống ở nhiều nơi - Dò dưỡng: hoại sinh - Động vật nguyên sinh: nhân thực - Sống khắp nơi - Dò dưỡng Giới nấm - Sinh vật nhân thực, cơ thể đơn bào hoặc đa bào, phần lớn thành tế bào có chứa kitin, không có lục lạp, không có lông và roi - Sống ở nhiều nơi - Dò dưỡng; hoại sinh, kí sinh và cộng sinh Giới thực vật - Rêu, quyết, hạt trần, hạt kín là những sinh vật đa bào nhân thực, thành tế bào được cấu tạo bằng xenlulô. - Sống ở nước và trên cạn, phần lớn sống cố đònh, có khả năng phản ứng chậm - Có khả năng quang hợp, là sinh vật tự dưỡng Giới động vật - Những sinh vật đa bào nhân thực. Gồm các ngành: Thân lỗ, ruột khoang, giun dẹp, giun tròn, giun đốt, thân mềm, chân khớp, da gai và động vật có dây sống . - Được cấu trúc phức tạp với các cơ quan và hệ cơ quan chuyên hóa cao - Phân bố rộng khắp, có khả năng di chuyển nhờ các cơ quan vận động, Có khả năng phản ứng nhanh - Dò dưỡng PHẦN II: SINH HỌC TẾ BÀO Chương I: THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO Tiết 3: CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ NƯỚC I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học này học sinh cần: 1. Về kiến thức: - Nêu được các nguyên tố chính cấu tạo nên tế bào và vai trò của các nguyên tố vi lượng cấu tạo nên tế bào. - Phân biệt được nguyên tố vi lượng và nguyên tố đa lượng. - Giải thích được cấu trúc hóa học của phân tử nước quyết đònh các đặc tính lí, hóa của nước. - Trình bày được vai trò của nước đối với tế bào. 2. Về mặt kỹ năng: - Quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp và rút ra kiến thức. 3. Thái độ: Thấy rõ tính thống nhất của vật chất. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC: - Các nguyên tử có trong tế bào tương tác với nhau theo các qui luật lí hóa làm cho tế bào có đặc điểm riêng biệt của sự sống. - Vai trò của nước đối với cơ thể sống. III. PHƯƠNG PHÁP: Sử dụng phiếu học tập để: Đàm thoại, thuyết trình IV. CHUẨN BỊ: - Tranh hình 3.1 và hình 3.2 ở sách giáo khoa. V. NỘI DUNG: 1. Ổn đònh tổ chức: 2. Giới thiệu mục tiêu của chương I: Qua chương này, học sinh sẽ: - Biết được những nội dung chính về cấu trúc và chức năng của tế bào. -Giải thích được các cơ chế vận chuyển các chất qua màng sinh chất của tế bào và vận dụng. - Phát triển tư duy quan sát, phân tích, so sánh và tổng hợp. - Ý thức được vai trò quan trọng của tế bào đối với cơ thể sống. * 3. Bài mới: I. CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS TIỂU KẾT − Các nguyên tố hoá học chính cấu tạo nên cơ thể sống là gì? − Tại sao các tế bào khác nhau lại được cấu tạo chung từ một số nguyên tố nhất đònh? − Vì sao nói C là nguyên tố tạo nên sự đa dạng của sự sống? − GV giảng giải và tiểu kết. − C, H, O, N (chiếm 96% khối lượng cơ thể) − Vì các sinh vật khác nhau đều có chung nguồn gốc. − HS trả lời. − Các nguyên tố chính cấu tạo nên cơ thể sống là: C, H, O, N (chiếm 96% khối lượng cơ thể) trong đó C là nguyên tố tạo nên sự đa dạng của các đại phân tử hữu cơ. Hoạt động của GV Hoạt động của HS TIỂU KẾT − Căn cứ vào tỉ lệ có thể chia thành mấy nhóm nguyên tố? Cho ví dụ. + Điều gì xảy ra đối với cơ thể sống khi thừa hoặc thiếu bất kỳ một nguyên tố hóa học nào? − Trả lời theo SGK. − Trả lời theo hiểu biết. − Các nguyên tố cấu tạo nên tế bào được chia thành hai nhóm + Nhóm nguyên tố đa lượng(chiếm tỉ lệ ≥ 0,01%) có vai trò tham gia cấu tạo tế bào như: C, H, O, N, S, P, Ca, Mg. + Nhóm nguyên tố vi lượng là thành phần của enzim, vitamin và một số hợp chất quan trọng khác như Fe, Mn, Mo, Cu, II. NƯỚC VÀ VAI TRÒ CỦA NƯỚC ĐỐI VỚI TẾ BÀO: Hoạt động của GV Hoạt động của HS TIỂU KẾT 1. Cấu trúc và đặc tính hóa lí của nước − Quan sát hình 3.2 và cho biết vì sao phân tử nước có tính phân cực? - Củng cố và rút ra tiểu kết. - Từ đặc điểm cấu trúc rút ra tính chất. - Cấu tạo 1 phân tử của nước gồm 1 nguyên tử O kết hợp với 2 nguyên tử H bằng liên kết cộng hóa trò. Đôi electron trong mối liên kết bò kéo lệch về phía Oxi nên phân tử nước có tính phân cực 2. Vai trò của nước đối với tế bào: − Tính phân cực của phân tử nước có ý nghóa gì? - Củng cố kiến thức và cho thêm một số ví dụ để rút ra tiểu kết: + Nước chiếm 3/4 khối lượng cơ thể (Thực vật thủy sinh nước chiếm 90%). + Một người nặng 60 Kg trong điều kiện hoạt động bình thường cần 2 > 3 lít nước/ngày. − Phân tử nước có tính phân cực nên có thể liên kết với nhau và liên kết với phân tử phân cực khác. − Rút ra vai trò của nước. Trong tế bào, nước là: - Thành phần cấu tạo tế bào. - Dung môi hòa tan nhiều chất cần thiết cho sự sống. - Môi trường của các phản ứng sinh hóa. 4. Củng cố: Học sinh trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm sau: Câu 1: Tại sao cần phải thay đổi món ăn sao cho đa dạng hơn là chỉ ăn một số ít món ăn rất bổ mà mình yêu thích? a. Cung cấp đủ lượng đạm cần thiết. b. Cung cấp đủ các nguyên tố đa lượng C, H, O, N. c. Cung cấp các nguyên tố vi lượng khác nhau. d. Giúp Cacbon tạo ra sự đa dạng của chất hữu cơ. Câu 2: Muốn nước biến thành hơi, phải cần năng lượng để làm gì? a. Bẻ gãy các liên kết Hydrô giữa các phân tử nước. b. Bẻ gãy các liên kết cộng hóa trò của các nguyên tử nước. d. Tăng mật độ của các phân tử nước. e. Tăng tính phân cực của phân tử nước. Câu 3:Tại sao khi được sấy khô thì thực phẩm được bảo quản lâu hơn? a. Các chất hữu cơ gắn thành một khối bền chắc. b. Một số chất độc bò bốc hơi gần hết. c. Hạn chế sự sinh sản của vi khuẩn và nấm. d. Tính phân cực của phân tử nước bò mất. Câu 4: Khi nhiệt độ môi trường cao, có hiện tượng bốc hơi nước ra khỏi cơ thể. Điều này có ý nghóa như thế nào? a. Làm tăng các phản ứng sinh hóa trong tế bào. b. Tạo ra sự cân bằng nhiệt cho tế bào và cơ thể. c. Giảm bớt sự tỏa nhiệt từ cơ thể ra môi trường. d. Tăng sự sinh nhiệt cho cơ thể. Câu 5: Các nguyên tố nào sau đây là các nguyên tố đa lượng: a. C, H, O, N; b. C, H, O, Fe; c. C, H, Fe, Mn; d. C, H, Cu, Zn. 5. Dặn dò: - Làm các câu hỏi trang 18 SGK và giải các lệnh ở SGK. - Tham khảo nội dung bài 4. + Đáp án trắc nghiệm: 1c, 2a, 3c, 4b, 5a. [...]... của màng sinh chất để và các đại phân tử ra khỏi đưa các chất ra ngoài tế tế bào bào Bài 12: THỰC HÀNH QUAN SÁT TẾ BÀO, HIỆN TƯNG CO VÀ PHẢN CO NGUYÊN SINH I MỤC TIÊU: - Học sinh biết cách làm tiêu bản tạm thời để quan sát tế bào dưới kính hiển vi quang học và vẽ sơ đồ tế bào quan sát được - Học sinh có thể làm thí nghiệm đơn giản và quan sát hiện tượng co và phản co nguyên sinh - Rèn học sinh tính... sẽ có tốc độ sinh trưởng và sinh sản nhanh nhất? a 5 µm b 4 µm c 3 µm d 2 µm Câu 5: Cấu trúc tế bào vi khuẩn E.Coli từ ngoài vào trong theo thứ tự là: a Lông, màng sinh chất, thành peptictôglican, vỏ nhầy b Lông, võ nhầy, thành peptictôglican, màng sinh chất c Lông, thành peptictôglican, màng sinh chất, vỏ nhầy d Lông, thành peptictôglican, vỏ nhầy, màng sinh chất PHỤ LỤC PHỤC VỤ BÀI HỌC 1 Màng tế... trình làm bài của học sinh và công bố hình thức xử lí học sinh vi phạm nếu có để toàn lớp rút kinh nghiệm - Nhắc học sinh xem trước bài "Tế bào nhân thực (TT)" Bài 10: TẾ BÀO NHÂN THỰC (TT)(Tiết 10) I MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học này học sinh cần: 1 Về kiến thức: - Mô tả được cấu trúc và chức năng của Không bào, Lizôxôm, khung xương tế bào, màng sinh chất, thành tế bào - Giải thích được tính thống... viên: Hoàn chỉnh lại phiếu học tập 4 Củng cố: Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi TNKQ ở bài tập 2 trong phiếu học tập Giáo viên công bố đáp án bài tập 2 5 Dặn dò: Học bài vừa học và xem trước bài "Sự vận chuyển các chất qua màng sinh chất" và làm bài tập 3 và vở bài tập PHIẾU HỌC TẬP TIẾT 10: TẾ BÀO NHÂN THỰC (TT) Họ và tên: Lớp: Bài tập 1: Tham khảo hình 10. 1, 10. 2 và nội dung sgk để hoàn... phạm của học sinh 3 Bắt đâu làm bài: - Lệnh cho tất cả đồng loạt làm bài - Giáo viên kiểm tra, giám sát và xử lí những vi phạm của học sinh theo qui đònh 4 Thu bài: - Nhắc học sinh đồng loạt bỏ bút xuống bàn chuyển bài ra đầu bàn và đầu bàn tách riêng hai đề A, B - Cử một học sinh thu đề A, một học sinh thu đề B - Giáo viên giám sát 5 Nhận xét và dặn dò: - Nhận xét tiến trình làm bài của học sinh và công... * Hoạt động 3: II CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT: - Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân hoàn thành bài tập 3 Thực hiện hướng Xem phần phụ - Gọi 1 số học sinh hoàn thành bài tập 3 và các học sinh dẫn của giáo viên lục bài dạy khác bổ sung - Củng cố và rút ra tiểu kết 4 Củng cố: Yêu cầu học sinh hoàn thành bài tập 4 và trả lời các bài tập SGK 5 Dặn dò: Học bài vừa học, xem tiếp bài 14 SGK ... tập 2 + Nhóm 4,5 và các nhóm khác bổ sung 4 Củng cố: Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi TNKQ ở bài tập 3 trong phiếu học tập Giáo viên công bố đáp án bài tập 3 5 Dặn dò: Học bài vừa học và xem trước bài "Tế bào nhân thực" (TT) PHIẾU HỌC TẬP Bài 8: TẾ BÀO NHÂN THỰC Họ và tên: Lớp: Bài tập 1: Học sinh nghiên cứu hình 8.1 và SGK trang 36 Hãy nêu những đặc điểm chung của tế bào nhân thực +... giáo viên 2 Quan sát hiện tượng co và phản co nguyên sinh: Dùng ống hút nhỏ giọt nhỏ giọt muối ăn vào một phía của lá kính mỏng đầu kia dùng giấy thấm hút nước Chú ý không làm di chuyển lá kính - Để vài phút và quan sát, giải thích hiện tượng Hoạt động 2: GV tổ chức thực hành - và học sinh thực hành - Điều khiển học sinh thực hành theo đơn vò tổ - Tiến hành thực hành theo - Yêu cầu mỗi học sinh vẽ lại... tiễn để giải thích các hiện tượng tự nhiên có liên quan II TRỌNG TÂM BÀI GIẢNG: Năng lượng và các dạng năng lượng trong tế bào III PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại, thảo luận nhóm IV CHUẨN BỊ CỦA GV & HS: 1 Chuẩn bò của giáo viên: Tranh hình 21 SGV NC, hình 13.1,13.2 SGK, Phiếu học tập 2 Chuẩn bò của học sinh: HS nghiên cứu trước bài mới V HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1 Kiểm tra bài cũ: giới thiệu tóm tắt nộidung trọng... Hoạt động của HS Tiểu kết + Phát phiếu học tập cho + Nghiên cứu, thảo luận để II CẤU TẠO TẾ BÀO NHÂN HS và hướng dẫn HS hoàn hoàn thành phiếu học tập SƠ: thành phiếu học tập (Mỗi học sinh hoàn thành kiến thức vào phiếu học tập như phần phụ lục phục vụ cho nội dung này) 1 Màng tế bào PHIẾU HỌC TẬP Bài 7: TẾ BÀO NHÂN SƠ (Tiết 7 PPCT) Họ và tên: Lớp: (Học sinh lần lượt hoàn thành các bài tập . được 3 nội dung chính trong chương trình sinh học 10: - Phần I: Giới thiệu chung về thế giới sống. - Phần II: Sinh học tế bào. - Phần III: Sinh học Vi sinh vật. 3. Bài mới: I. CÁC CẤP TỔ CHỨC. Hệ sinh thái − Sinh quyển; d/ Cơ thể. Câu 4: Cơ thể người gồm những cấp tổ chức sống là: a/ Tế bào, cơ quan, hệ cơ quan, quần thể.b/ Tế bào, cơ quan, quần thể, quần xã. c/ Cơ quan, hệ cơ quan,. bài 3. 6. Phụ lục: Phiếu học tập và đáp án bài tập trong PHT. PHIẾU HỌC TẬP (Tiết 2 − Sinh học 10 CT chuẩn) Họ và tên: Lớp: Bài tập 1: Hoàn thành bảng sau: Các giới sinh vật Đặc điểm về cấu

Ngày đăng: 13/07/2014, 17:00

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2/ Sơ đồ tóm tắt nào sau đây thể hiện đúng quá trình đường phân: - Giao an sinh học 10 chuẩn
2 Sơ đồ tóm tắt nào sau đây thể hiện đúng quá trình đường phân: (Trang 45)
Hình thức sinh sản Đặc điểm Đại diện - Giao an sinh học 10 chuẩn
Hình th ức sinh sản Đặc điểm Đại diện (Trang 85)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w