Các chương trình trong ROM thực hiện việc kiểm tracác thiết bị và tạo sự giao tiếp ban đầu của máy với các chương trình mà ngườidùng đưa vào để khởi động.. Một số hệ điều hành thông dụng
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH Ho¸
Phßng gi¸o dôc Ho»ng Ho¸
Trêng THCS …
TÀI LIỆU NGHỀ PHỔ THÔNG CHƯƠNG TRÌNH 70 TIẾT
N ĂM H ỌC 2009-2010
Trang 2LỜI NÓI ĐẦU
Để kịp thời có tài liệu học tập và dạy nghề thống nhất tại các cơ sở dạy nghề phổ
thông chương trình 70 tiết cho học sinh THCS theo tinh thần công văn số10945/BGDĐT-GDTrH ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Bộ Giáo dục và Đào, SởGD&ĐT tổ chức biên soạn bộ "TÀI LIỆU NGHỀ PHỔ THÔNG CHUƠNG TRÌNH 70 TIẾT".
Trong quá trình làm việc, nhóm tác giả đã tham khảo chương trình 90 tiết trướcđây và một số tài liệu dạy nghề khác để xây dựng một chương trình phù hợp vớiyêu cầu mới Đồng thời, trong quá trình biên soạn có sự trao đổi, tham khảo ý kiếncủa một số giáo viên đã trực tiếp dạy nghề tại TT KTTH-HN và các trường THCS.Song do khả năng có hạn, thời gian ngắn, kinh nghiệm còn ít ỏi nên chắc chắnkhông thể tránh khỏi những thiếu sót Chúng tôi rất mong được sự góp ý của cácthầy giáo, cô giáo, và các em học sinh để tài liệu ngày càng được hoàn thiện hơn.Mọi góp ý xin gửi về phòng Giáo dục trung học - Sở Giáo dục và Đào tạo
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn !
Nhóm biên soạn
Trang 3SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH NGHỀ PHỔ THÔNG
70 TIẾT THCS
LƯU HÀNH NỘI BỘ
Trang 4PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH NGHỀ PHỔ THÔNG THCS
CHƯƠNG TRÌNH 70 TIẾT
NGHỀ TIN HỌC ỨNG DỤNGTổng
4 1 - 4 Bài 1 Nhập môn máy tính
4 5 - 8 Bài 2 Những kiến thức cơ sở của Windows
4 9 - 12 Bài 3 Làm việc với tệp và thư mục
4 13 - 16 Bài 4 Một số tính năng khác trong Windows
4 17 - 20 Bài 5 Ôn tập và thực hành tổng hợp
2 21,22 Kiểm tra (lí thuyết và thực hành)
Phần 2 Hệ soạn thảo văn bản Word
12 23 - 34 Bài 6 Các thao tác cơ bản
2 35,36 Kiểm tra học kì 1 (thực hành)
6 37 - 42 Bài 7 Định dạng văn bản
6 43 - 48 Bài 8 Định dạng văn bản (tiếp theo)
4 49 - 52 Bài 9 Làm việc với bảng trong văn bản
2 53,54 Kiểm tra (thực hành)
6 55 - 60 Bài 10 Cách xử lí chi tiết
4 61 - 64 Bài 11 Cách xử lí chi tiết (tiếp theo)
Trang 54 65 - 68 Bài 12 Thực hành ôn tập cuối năm
2 69,70 Kiểm tra cuối năm (thực hành)
Ghi chú:
1) Khi giảng dạy từng bài, giáo viên có thể chọn một trong hai cách: Cách thứ nhất học xong lí thuyết thì đến thực hành, cách thứ hai (nên theo cách này) học đến đâu thì hướng dẫn học sinh thực hành luôn đến đó.
2) Các bài kiểm tra thực hàn thực hiện cá nhân từng học sinh điểm hệ số 2, các bài kiểm tra lí thuyết : thời gian làm bài không quá 30 phút và tính hệ số 1 giống như kiểm tra miệng Số con điểm tối thiểu và cách tính điểm trung bình thực hiện theo qui định của môn học tự chọn.
MỤC LỤC
Phần 1 HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS
Bài 2 Những kiến thức cơ sở của Windows 07
Bài 3 Làm việc với tệp và thư mục 12 Bài 4 Một số tính năng khác trong Windows 17 Bài 5 Ôn tập và thực hành tổng hợp 20 Phần 2 HỆ SOẠN THẢO VĂN BẢN WORD Bài 6 Các thao tác cơ bản 22
Bài 7 Định dạng văn bản 34
Bài 8 Định dạng văn bản (tiếp theo) 41
Bài 9 Làm việc với bảng trong văn bản 44
Bài 10 Cách xử lí chi tiết 50
Trang 6PHẦN 1 HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS
BÀI 1 NHẬP MÔN MÁY TÍNH
• Biết các khái niệm tin học, thông tin, dữ liệu lượng thông tin ;
• Biết các dạng biểu diễn thông tin trong máy tính ;
• Hiểu được các thành phần cơ bản của máy tính ;
• Nắm được cấu hình và cách khởi động máy tính.
I CÁC KHÁI NIỆM TIN HỌC
1 Khái niệm về tin học.
Tin học là một ngành khoa học có mục tiêu là phát triển và sử dụng máy tínhđiện tử để nghiên cứu cấu trúc, tính chất của thông tin, phương pháp thu thập, lưutrữ, tìm kiếm, biến đổi, truyền thông tin nhằm ứng dụng vào các lĩnh vực khác nhaucủa đời sống xã hội
2 Khái niệm thông tin và dữ liệu.
Trong đời sống xã hội sự hiểu biết về thực thể nào đó càng nhiều thì những suyđoán về thực thể đó càng chính xác Ví dụ: Những đám mây đen hay những conchuồn chuồn bay thấp báo hiệu sắp có mưa, hương vị chè cho biết chất lượng củachè…"mây đen" , "chuồn chuồn bay thấp", "hương vị" là những thông tin để suyđoán về thực thể mưa và thực thể chè
Thông tin là thước đo trình độ hiều biết của con người về các đối tượng cầnkhảo sát Khi thông tin được tổ chức lưu giữ và đưa vào xử lý trong máy tính điện
tử theo một cấu trúc nhất định thì được gọi là dữ liệu
3 Vai trò của thông tin.
- Thông tin là căn cứ cho quyết định Thông tin có tính trật tự và ổn định
- Thông tin đóng vai trò trọng yếu trong sự phát triển của nhân loại
- Thông tin có ảnh hưởng đối với kinh tế, xã hội của mọi quốc gia
4 Đơn vị đo thông tin
Trang 7Người ta chia thông tin thành các đơn vị nhỏ để lưu giữ, đơn vị nhỏ nhất gọi làBit Một bit quy ước có một trong hai giá trị 0 hoặc 1 Cứ 8 bit thì gọi là 1 byte (kíhiệu là B) Byte có các bội như sau:
- Dạng văn bản: Là dạng quen thuộc nhất và thường gặp trên các phương tiệnmang thông tin như: Tờ báo, cuốn sách, vở ghi bài, tấm bia,…
- Dạng hình ảnh: Bức tranh vẽ, bức ảnh chụp, bản đồ, băng hình,…
- Dạng âm thanh: Tiếng nói con người, tiếng sóng biển, tiếng đàn, tiếng chimhót,… là thông tin dạng âm thanh Băng từ, đĩa từ,… có thể dùng làm vật chứathông tin dạng âm thanh
Với sự phát triển của khoa học – kĩ thuật, trong tương lai con người sẽ có khảnăng thu thập, lưu trữ và xử lí các dạng thông tin mới khác
6 Biểu diễn thông tin trong máy tính
Để máy tính có thể trợ giúp con người trong hoạt động thông tin, thông tin cầnđược biểu diễn dưới dạng phù hợp
Đối với các máy tính thông dụng như hiện nay, dạng biểu diễn ấy là dãy bit(còn gọi là dãy nhị phân) chỉ bao gồm hai kí hiệu 0 và 1 để biểu diễn các số, cácchữ cái, các hình ảnh,…tức là để biểu diễn thông tin nói chung Hai kí hiệu 0 và 1
có thể cho tương ứng với hai trạng thái có hay không có tín hiệu hoặc đóng hayngắt mạch điện
Với vai trò là công cụ trợ giúp con người trong hoạt động thông tin, máy tính
có những bộ phận đảm bảo việc thực hiện hai quá trình sau:
- Biến đổi thông tin đưa vào máy tính thành dãy bit
- Biến đổi thông tin lưu trữ dưới dạng dãy bit thành một trong các dạng quenthuộc với con người: văn bản, âm thanh và hình ảnh
II CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA MÁY TÍNH
Trang 8Máy tính là thiết bị dùng để tự động hoá quá trình thu nhập, lưu trữ và xử líthông tin Có nhiều loại máy tính khác nhau, nhưng chúng đều có các thành phầnnhư sơ đồ sau:
Trang 91 Bộ xử lí trung tâm (CPU)
CPU là thành phần quan trọng nhất của máy tính, đó là thiết bị chính thực hiện
và điều khiển việc thực hiện chương trình CPU gồm hai bộ phận chính: Bộ điềukhiển (CU) và bộ số học/logic (ALU)
Ngoài hai bộ phận chính nêu trên CPU còn có thêm một số thành phần khácnhư thanh ghi và bộ nhớ truy cập nhanh Thanh ghi là vùng nhớ đặc biệt dùng đểlưu trữ tạm thời các lệnh và dữ liệu đang được xử lý Bộ nhớ truy cập nhanh đóngvai trò trung gian giữa bộ nhớ và các thanh ghi
2 Bộ nhớ trong
Bộ nhớ trong còn có tên gọi là bộ nhớ chính là nơi chương trình được đưa vào
để thực hiện và là nơi lưu trữ dữ liệu đang được xử lý Bộ nhớ trong của máy tínhgồm 2 phần: ROM (bộ nhớ chỉ đọc) và RAM (bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên)
ROM chứa một số chương trình hệ thống được hãng sản xuất nạp sẵn Dữ liệutrong ROM không xoá được Các chương trình trong ROM thực hiện việc kiểm tracác thiết bị và tạo sự giao tiếp ban đầu của máy với các chương trình mà ngườidùng đưa vào để khởi động
RAM là phần bộ nhớ có thể đọc, ghi dữ liệu trong lúc làm việc Khi tắt máy dữliệu trong RAM sẽ bị mất
3 Bộ nhớ ngoài
Bộ nhớ ngoài dùng để lưu trữ lâu dài dữ liệu và hỗ trợ cho bộ nhớ trong Bộ nhớngoài gồm: Đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD, thiết bị nhớ Flash…Đĩa cứng thường đượcgắn sẵn trong ổ đĩa cứng Đĩa cứng có dung lượng lớn và tốc độ đọc/ghi rất nhanh Ngoài ra còn có các loại đĩa khác có dung lượng lớn hơn kích thước nhỏ gọn và
dễ sử dụng Do tiến bộ về kĩ thuật dung lượng của bộ nhớ ngoài ngày càng lớn và
Trang 10kích thước vật lí ngày càng nhỏ Việc tổ chức dữ liệu ở bộ nhớ ngoài và việc traođổi dữ liệu giữa bộ nhớ ngoài và bộ nhớ trong được thực hiện bởi hệ điều hành.
4 Thiết bị vào
Dùng để đưa thông tin vào máy tính Có nhiều loại thiết bị vào như bàn phím,chuột, máy quét, micro, webcam…
Bàn phím, các phím được chia thành nhóm: Nhóm phím kí tự, nhóm phím số,nhóm phím chức năng…
Chuột là thiết bị rất tiện lợi trong khi làm việc với máy tính Bằng các thao tácchuột ta có thể thực hiện một lệnh nào đó Dùng chuột cũng có thể thay thế một sốthao tác bàn phím
Máy quét là thiết bị cho phép đưa văn bản hoặc hình ảnh vào máy tính
Webcam là một camera kĩ thuật số Khi gắn vào máy tính, nó có thể thu đểtruyền trực tuyến hình ảnh qua mạng đến những máy tính đang kết nối
Máy in: về cơ bản có hai loại là máy in kim và máy in la-de
6 Các cổng vào ra
Trước khi sử dụng bất kì một thiết bị vào\ra nào, cần cắm chúng vào PC Có hailoại cổng chính là cổng nối tiếp và cổng song song Các thiết bị nối vào máy tínhthông qua các cổng đã định Những thiết bị này có thể là modem, máy in, chuột,máy quét… Mỗi khi cài đặt thiết bị mới, hãy đọc tài liệu hướng dẫn để biết cần cắmvào cổng nào
Trang 11BÀI 2 NHỮNG KIẾN THỨC CƠ SỞ CỦA WINDOWS
• Nắm được các thành phần cơ bản của giao diện hệ điều hành Windows.
• Làm chủ các thao tác với chuột
• Làm việc trong môi trường Windows, phân biệt được các đối tượng trong Windows.
I KHÁI NIỆM VỀ HỆ ĐIỀU HÀNH VÀ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS
1 Hệ điều hành (OS: Operating System) là gì ?
- Hệ điều hành là phần mềm cơ bản, gồm tập hợp các chương trình điềukhiển hoạt động của máy tính cho phép người dùng sử dụng khai thác dễ dàng vàhiệu quả các thiết bị của hệ thống Một số hệ điều hành thông dụng là: MS-DOS,Windows,Unix,OS/2,Linux…
- Hệ điều hành Windows là tập hợp các chương trình điều khiển máy tínhthực hiện các chức năng chính như: Ðiều khiển phần cứng của máy tính (nhậnthông tin nhập từ bàn phím và gửi thông tin xuất ra màn hình hoặc máy in ), làmnền cho các chương trình ứng dụng khác chạy (chẳng hạn các chương trình xử lývăn bản, hình ảnh, âm thanh ) Windows XP Quản lý việc lưu trữ thông tin trêncác ổ đĩa Cung cấp khả năng kết nối và trao đổi thông tin giữa các máy tính
- Windows có giao diện đồ họa (GUI – Graphics User Interface) Nó dùngcác phần tử đồ hoạ như biểu tượng (Icon), thực đơn (Menu) và hộp thoại (Dialog)chứa các lệnh cần thực hiện
2 Sử dụng chuột (Mouse)
Chuột dùng điều khiển con trỏ chuột tương tác với những đối tượng trên mànhình Chuột thường có 2 nút: Nút trái thường dùng để chọn đối tượng; rê đốitượng Nút phải thường dùng hiển thị một menu công việc Nội dung Menu côngviệc thay đổi tùy thuộc con trỏ chuột đang nằm trên đối tượng nào
Trang 12Click phải Thường dùng hiển thị một menu công việc liên quan đến mục được
chọn, bằng cách trỏ đến đối tượng, nhấn nhanh và thả nútt phải chuột Bấm đúp
Bật công tắc (Power), Windows sẽ tự động chạy Tùy thuộc vào cách cài đặt,
có thể phải gõ mật mã (Password) để vào màn hình làm việc, gọi là Desktop củaWindows
2 Các yêu tố trên Desktop:
a) Các biểu tượng (Icons) liên kết đến các chương trình thường sử dụng
12
Hình 1.1 Màn hình khởi động máy
Trang 13b) Thanh tác vụ (Taskbar) chứa:
• Nút Start dùng mở menu Start để khởi động các chương trình Nút các chương
trình đang chạy dùng chuyển đổi qua lại giữa các chương trình
• Khay hệ thống: chứa biểu tượngcủa các chương trình đang chạy trong bộ nhớ và
hiển thị giờ của hệ thống
3 Bảng chọn Start và thanh công việc
Bảng chọn Start: Chứa mọi nhóm lệnh cần thiết để bắt đầu sử dụng Windows vàxuất hiện khi ta nháy chuột vào nút Start
Thanh công việc: Trong Windows cùng một lúc có thể mở nhiều cửa sổ cũng nhưchạy nhiều chương trình ứng dụng khác nhau Mỗi lần chạy một chương trình hay
mở một cửa sổ, một nút đại diện cho chương trình hay cửa sổ đó xuất hiện trênthanh công việc
4 Cửa sổ, bảng chọn:
Hình 1.3 Bảng chọn Start
Trang 14Mỗi chương trình khi chạy trong Windows sẽ được biểu diễn trong một cửa sổ.Đây là phần giao tiếp giữa người sử dụng và chương trình
• Thanh tiêu đề : Chứa biểu tượng của menu điều khiển kích thước cửa sổ; tên
chương trình; các nút thu nhỏ, phục hồi, nút đóng cửa sổ
• Thanh menu (Menu bar): Chứa các chức năng của chương trình
• Thanh công cụ (Tools bar): Chứa các chức năng được biểu diễn dưới dạng
biểu tượng
• Thanh trạng thái (Status bar): Hiển thị mô tả về đối tượng đang trỏ chọn
hoặc thông tin trạng thái đang làm việc
• Thanh cuốn dọc và ngang: Chỉ hiển thị khi nội dung không hiện đầy đủ
trong cửa sổ Chúng cho phép cuốn màn hình để xem nội dung nằm ngoàiđường biên của cửa sổ
5 Thoát khỏi Windows
Click nút Start, click chọn mục Turn Off Computer Hộp thoại Turn off computerxuất hiện, Click nút Turn off
14
Hình 1.4 Cửa sổ trong Windows
Trang 15Chú ý: Trước khi thoát khỏi Windows để tắt máy tính, nên thoát khỏi các ứng
dụng đang chạy sau đó thoát khỏi Windows Nếu tắt máy ngay có thể gây ra nhữnglỗi nghiêm trọng
III THỰC HÀNH
1 Thực hành sử dụng chuột:
a) Trỏ vào đồng hồ trong khay hệ thống xem ngày giờ trong một hộp Tool tip b) Trỏ chuột đến biểu tượng My Computer và rê sang vị trí khác trên Desktop c) Click phải chuột trên thanh Taskbar, trỏ chuột đến mục Properties của menu, sau
đó click trái chuột để mở hộp thoại Taskbar and Start Menu Properties:
d) Ðánh dấu chọn Show
Quick Launch để hiện thanh
Quick Launch - Khởi động
nhanh chương trình, bấm OK
e) Bấm đúp vào biểu tượng
Recycle Bin để hiển thị các tập
tin đã bị xóa
f) Click nút Close ở góc trên
bên phải cửa sổ để đóng cửa sổ
a) Mở cửa sổ My Computer: click nút Start, chọn mục My Computer
b) Click nút Minimize để thu nhỏ cửa sổ thành một nút lệnh trên thanh tác vụ c) Click vào nút đó trên thanh tác vụ để trở lại kích thước ban đầu của cửa sổ d) Click nút Maximize để phóng to kích thước cửa sổ
Hình 1.6 Hộp thoại Taskbar and Start Menu
Trang 16e) Click nút Restore Down để trở lại kích thước bình thường.
f) Trỏ chuột vào đường biên của cửa sổ, khi chuột chuyển thành mũi tên 2 đầu thìkéo rê đường biên để thu nhỏ kích thước cửa sổ cho đến khi xuất hiện thanh cuốndọc và ngang
g) Bấm vào các nút mũi tên ở 2 đầu thanh cuốn để xem nội dung nằm ngoài đườngbiên của cửa sổ
h) Trỏ chuột trên thanh tiêu đề và rê cửa sổ sang vị trí khác
i) Ðóng cửa sổ My Computer bằng cách click nút Close hay chọn File \ Close
BÀI 3 LÀM VIỆC VỚI TỆP VÀ THƯ MỤC
• Hiểu được cách tổ chức thông tin phân cấp trên đĩa.
• Nắm được các thao tác với tệp và thư mục.
• Thành thạo các thao tác: xem, tạo mới, đổi tên, xoá, sao chép,… tệp và thư mục
• Biết sử dụng nút phải chuột.
Các chương trình và dữ liệu được lưu thành các tệp tin (Files) trên các thiết bịnhư ổ đĩa cứng; đĩa mềm, đĩa Zip, đĩa CD ghi được (Rewriteable), ổ đĩa mạng Sau đây là cách dùng Windows Explorer để quản lý tập tin
1 Quản lý đĩa với Windows Explorer: Click phải chuột trên nút Start và click mục
Explorer để mở Windows Explorer
Hình 1.7 Cửa sổ Windows Explorer
Trang 17Khung trái chứa tên các ổ đĩa và các thư mục Windows dùng các ký tự (A:),(B:) cho các ổ đĩa mềm; các ký tự (C:), (D:) … để đặt tên cho các loại ổ đĩa lưu trữkhác Mỗi ổ đĩa trên máy tính đều có một thư mục (Folder) chính được gọi là thưmục gốc chứa các tập tin trên đĩa Nhưng để đễ dàng cho việc quản lý các tập tin,
có thể tạo thêm các thư mục con khác, lồng nhau, chứa các tập tin theo từng thểloại Một thư mục có thể rỗng hoặc có thể chứa các tập tin và các thư mục con
Khung phải hiển thị nội dung của mục được chọn trên khung trái Click chọn
ổ đĩa bên khung trái để hiện nội dung của thư mục gốc bên khung phải Click tênthư mục bên khung trái để hiện nội dung của thư mục đó bên khung phải Click dấutrừ để thu gọn nhánh phân cấp thư mục con
Chú ý: Dấu cộng bên cạnh cho biết ổ đĩa hay thư mục đó có các thư mục con
2 Quảng lí thư mục và tệp tin
Tạo một thư mục Tiến hành các bước sau:
a) Mở thư mục muốn tạo thêm thư mục con
b) Chọn menu File\New\Folder hay chọn Make a new Folder bên khung trái Mộtthư mục mới hiện thị với tên mặc định là New Folder
c) Gõ tên thư mục mới (nếu muốn) và ấn phím Enter
Ðổi tên tập tin hay thư mục (Rename) Tiến hành các bước sau:
a) Mở ổ đĩa hay thư mục chứa tập tin hoặc thư mục con cần đổi tên
b) Click vào tên tập tin hay thư mục muốn đổi tên
Hình 1.8 Tạo thư mục
Trang 18c) Chọn menu File\Rename hay chọn Rename this file hoặc Rename this folderbên khung trái.
d) Gõ tên mới, sau đó ấn phím Enter
Di chuyển một tập tin hay thư mục (Move) Tiến hành các bước sau:
a) Mở ổ đĩa, thư mục chứa tập tin hay thư mục con cần di chuyển
b) Click vào tên tập tin hay thu mục muốn di chuyển
c) Chọn menu Edit\Move To Folder… hay chọn Move this file hoặc Move thisfolder bên khung trái Hộp thoại Move Items xuất hiện
d) Trong hôp thoại này, click chọn ổ đĩa, thư mục muốn chuyển đến, sau đóclick nút Move
Hình 1.9 Đổi tên tập tin hay thư mục
Hình 1.10 Di chuyển tập tin hay thư mục
Trang 19Sao chép một tập tin hay thư mục (Copy) Tiến hành các bước sau:
a) Mở ổ đĩa hay thư mục chứa tệp tin hay thư mục con cần sao chép
b) Click vào tên tập tin hay thư mục muốn sao chép Chọn menu Edit\Copy ToFolder … hay chọn Copy this file hoặc Copy this folder Hộp thoại Copy Itemsxuất hiện
c) Trong hộp thoại này, click chọn ổ đĩa, thư mục muốn chuyển đến, sau dó clicknút Copy
Xóa tập tin hay thư mục: Tiến hành các bước sau:
a) Chọn tập tin hay thư mục cần xóa
b) Chọn menu File\Delete hay chọn mục Delete this file hay Delete this folder c) Windows Explorer sẽ hiển thị hộp thoại xác nhận xóa Click nút Yes để thựchiện; hoặc nút No nếu không
Hình 1.11 Sao chép tập tin hay thư mục
Hình 1.12 Xóa tập tin hay thư mục
Trang 20dữ liệu trên đĩa mềm hay đĩa CD ghi được thì không được chuyển vào Recycle Bin.Nếu dữ liệu nằm trên ổ đĩa mạng thì Windows có chuyển vào Recycle Bin haykhông tùy thuộc vào sự cài đặt của người quản trị mạng
3 Thực hành
1 Khởi động Windows Explorer
2 Quan sát hai phần cửa sổ, các thanh cuốn dọc, cuốn ngang (nếu có) ở bên phảimỗi nửa cửa sổ Tìm các thư mục:
- Local Disk (C:)
- My Document;
- Recycle Bin
3 Nháy vào dấu (+) hoặc nháy đúp vào biểu
tượng các thư mục để mở xem nội dụng bên trong
4 Tạo một cấu trúc thư mục như hình bên:
5 Mở một chương trình ứng dụng Tạo một
tệp văn bản, sau đó ghi lại vào thư mục văn bản
6 Thực hiện các thao tác: đổi tên, sao chép,
di chuyển, xoá, khôi phục lại tệp văn bản vừa
tạo ra bằng các cách khác nhau
Thư mục cá nhân
Chương trình Pascal Trò chơi Văn bản Bảng điểm Đơn từ
Trang 21BÀI 4 MỘT SỐ TÍNH NĂNG KHÁC TRONG WINDOWS
• HS hiểu được khái niệm đường tắt
• Biết khởi động và kết thúc các chương trình
• Biết tạo đường tắt
• Nắm được một số tính năng khác trong Windows: mở tài liệu mới mở gần đây, tìm tệp và thư mục.
• Click nút Start Sau dó click tên chương trình muốn mở
• Nếu mở một chương trình mà không nhìn thấy trong menu Start, hãy trỏ mụcAll Programs, sẽ hiển thị các chương trình đã cài đặt trên máy, có thể clickchọn để thực hiện
Cách 2 . Khởi động bằng cách nháy đúp chuột vào biểu tượng của chương trình
• Định vị tệp chương trình cần khởi động bằng Windows Explorer hoặc MyComputer
• Nháy đúp chuột vào tệp chương trình cần khởi động
Hình 1.13 Khởi động chương trình cách 1
Hình 1.14 Khởi động chương trình cách 2
Trang 22b Kết thúc Để kết thúc chương trình, thực hiện một trong các cách sau:
• Chọn menu File\Exit (hoặc File\Close)
• Click vào nút Close (x) tại góc trên, bên phải màm hình
• Click phải chuột tại tên chương trình trên thanh công việc và chọn Close
• Nhấn tổ hợp phím Alt+F4
Khi đó cửa sổ được đóng lại và chương trình kết thúc
2 Tạo đường tắt (truy cập nhanh)
Đường tắt (Shortcut) là một file liên kết đến một đối tượng trên máy tính haytrên mạng Ðối tượng đó có thể là tập tin, thư mục, ổ đĩa, máy in hay máy tính kháctrên mạng Shortcut là cách nhanh nhất để khởi động một chương trình được sửdụng thường xuyên hoặc để mở tập tin, thư mục mà không cần phải tìm đến nơi lưutrữ chúng Cách thực hiện như sau:
• Mở thư mục chứa tập tin chương trình cần tạo Shortcut
• Click phải chuột vào tập tin
• Chọn Create Shortcut : nếu tạo Shortcut ngay trong thu mục đang mở
• Chọn Send to\Desktop (create shortcut): nếu muốn tạo Shortcut trên nềnDesktop
Chú ý: Các tập tin chương trình thường có phần mở rộng là EXE Những
chương trình của Windows được lưu trữ trong thư mục Windows, những chươngtrình khác thường được cài đặt tại thư mục Program Files
Hình 1.15 Tạo đường tắt (Shortcut)
Trang 233 Tìm kiếm tệp tin, thư mục (Search)
• Click nút Search trên thanh công cụ
• Click mục All files and folders
• Nếu muốn tìm theo tên tập tin hay thư mục, hãy gõ vào đầy đủ hay một phầncủa tên file trong hộp All or part of file name
• Hoặc nếu muốn tìm trong nội dung file gõ vào một từ hay một cụm từ đạidiện cần tìm trong hộp A word or phrase in the file
• Có thể chỉ ra nơi cần tìm vào bằng cách click vào mũi tên hướng xuống trongmục Look in, sau đó chọn ổ đĩa hay thư mục
• Click nút Search
Chú ý: Kết quả tìm kiếm sẽ hiện bên khung phải Nếu có nhiều tập tin được tìm
thấy, có thể sử dụng những điều kiện bổ sung để lọc ra những tập tin cần thiết
4 Mở một tài liệu mới tạo gần đây
Trong bảng chọn My Documents có lưu danh sách tên các tài liệu mới mởgần đây nhất Khi nháy nút Start, mở bảng chọn con My Documents và nháy vàomột tên tệp, Windows sẽ khởi động chương trình ứng dụng tạo tệp đó và mở tệp
Số các tệp được lưu trong bảng chọn con My Documents là có giới hạn, têncác tệp mới hơn sẽ được thay thế tên các tệp cũ
5 Thực hành
1 Dùng bảng chọn Start để khởi động Microsoft Pain và Windows Explorer:
Hình 1.16 Tìm kiếm tập tin hay thư mục
Trang 24• Quan sát biểu tượng của các chương trình vừa khởi động xuất hiện trên thanhcông việc Chuyển đổi qua lại giữa các cửa sổ của hai chương trình.
• Kết thúc Microsoft Pain
2 Tạo đường tắt tới tệp
• Tạo đường tắt tới tệp và đặt trên màn hình nền
• Nháy đúp vào biểu tượng đường tắt vừa tạo được Quan sát điều gì xảy ra?
3 Mở một tài liệu mới mở gần đây
4 Tìm tập tin và thư mục
Bài 5 ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH TỔNG HỢP
• Ôn lại các khái niệm cơ bản về hệ điều hành.
• Thành thạo một số thao tác cơ bản để làm việc trong hệ điều hành Windows.
Nội dung ôn tập, thực hành
Hãy trả lời các câu hỏi sau:
a) Nêu ý nghĩa ngầm định của thao tác: nháy chuột, nháy đúp chuột, nháychuột phải
b) Đặc điểm về giao diện của hệ điều hành Windows là gì ?
c) Chức năng chính của thanh công việc là gì?
d) Có những cách nào để chuyển đổi giữa các cửa sổ làm việc khi nhiều cửa
sổ được mở cùng lúc ?
e) Thông tin trong máy tính được tổ chức dưới dạng nào ? Em biết nhữngcông cụ nào để thực hiện các thao tác trên tệp và thư mục ?
f) Hãy nêu cách khởi động một chương trình ứng dụng mà em biết
Điền vào bảng sau ý nghĩa của các nút lệnh tương ứng trên thanh công cụ củaWindows
Hãy tạo thư mục có dạng như sau:
Trang 25Thực hành các lệnh với tệp và thư mục trên thư mục vừa tạo ra: sao chép, dichuyển, thay đổi cấu trúc thư mục, xoá, khôi phục lại tệp đã xoá, xoá vĩnh viễnkhỏi ổ đĩa…Lưu ý: Tệp là các đối tượng không được đóng khung, có thể được tạo
ra từ các chương trình (Word hoặc Pain) hoặc sao chép từ các tệp có sẵn trên máy(không nhất thiết có tên như hình trên)
Tìm những tệp mà tên có chứa cụm từ Readme trên các ổ đĩa cứng của máy
Mở đồng thời các ứng dụng: Windows Explorer, Pain, Microsoft Word Chuyểnđổi qua lại giữa các ứng dụng bằng các cách khác nhau Thu nhỏ, phóng to, phụchồi các cửa sổ
Thử các cách hiển thị thông tin khác nhau ở khung cửa sổ bên phải màn hìnhWindows Explorer:
- Hiển thị bằng các biểu tượng lớn (Tiles)
- Hiển thị bằng các biểu tượng nhỏ (Icons)
- Hiển thị dưới dạng danh sách (List)
- Hiển thị danh sách chi tiết (Details)
Tạo đường tắt trên màn hình cho một tập tin em vừa tạo ra
PHẦN 2 HỆ SOẠN THẢO VĂN BẢN WORD
Tep1Tep2Tep3Tep4Tep5Tep6
Tep7Tep8
Trang 26BÀI 6 CÁC THAO TÁC CƠ BẢN
• Biết các khái niệm cơ bản của hệ soạn thảo văn bản, hiểu được các quy tắc cơ bản trong việc soạn thảo văn bản.
• Nắm được nội dung các thao tác biên tập văn bản, gõ văn bản chữ Việt, các chế độ hiển thị văn bản Phân biệt được các thành phần cơ bản của văn bản
• Thành thạo các thao tác: khởi động và kết thúc Word, gõ văn bản, gõ chữ Việt, sửa chữa trong văn bản, hiển thị văn bản trong các chế độ khác nhau
I KHỞI ĐỘNG, THOÁT KHỎI WORD, CÁCH GÕ DẤU TIẾNG VIỆT.
a Giới thiệu phần mềm Microsoft Winword
Từ xa xưa con người đã biết sử dụng máy móc vào việc soạn thảo văn bản(máy gõ chữ) Các kỹ năng soạn thảo văn bản còn rất thô sơ, đơn giản Để tạo rađược một văn bản, đòi hỏi người soạn thảo phải có những kỹ năng sử dụng máy gõrất tốt Ngày nay, khi mà công nghệ thông tin đang phát triển rầm rộ, công nghệthay đổi từng ngày, thì việc soạn thảo những văn bản bằng máy tính đã trở thànhnhững công việc rất bình thường cho bất kỳ ai biết sử dụng máy tính Một trongnhững phần mềm máy tính được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay là Microsoft Wordcủa hãng Microsoft hay còn gọi phần mềm Winword
Ra đời từ cuối những năm 1980, đến nay phần mềm Winword đã đạt được tới
sự hoàn hảo trong lĩnh vực soạn thảo văn bản cũng như trong lĩnh vực văn phòngcủa bộ phần mềm Microsoft Office nói chung Có thể liệt kê các đặc điểm nổi bậtcủa phần mềm này như sau:
- Cung cấp đầy đủ các kỹ năng soạn thảo và định dạng văn bản đa dạng, dễ sửdụng
- Khả năng đồ hoạ đã tăng dần lên, kết hợp với công nghệ OLE (Objects Linkingand Embeding) có thể chèn được nhiều hơn những gì ngoài hình ảnh và âm thanhlên tài liệu word như: biểu đồ, bảng tính v.v
- Có thể xuất, nhập dữ liệu dưới nhiều loại định dạng khác nhau Đặc biệt khảnăng chuyển đổi dữ liệu giữa Word với các phần mềm khác đã làm cho việc xử lýứng dụng văn phòng trở nên đơn giản và hiệu quả hơn
- Dễ dàng kết chuyển tài liệu thành dạng HTML để chia sẻ dữ liệu trên mạng nội
bộ, cũng như mạng Internet
b Cách khởi động Có rất nhiều cách khởi động phần mềm Word
Trang 27Cách 1: Chọn lệnh Start của Windows: Start\ Programs\Microsoft Word
Cách 2: Nháy kép chuột lên biểu tượng của phần mềm Word nếu
như nhìn thấy nó bất kỳ ở chỗ nào: trên thanh tác vụ (task bar), trên màn hình nềncủa Windows, vv
Cách 3: Chọn lệnh Start\Documents, chọn tên tệp văn bản (Word) cần mở Khi đó
Word sẽ khởi động và mở ngay tệp văn bản vừa chỉ định
c Thoát khỏi môi trường làm việc Khi không làm việc với Word, bạn có thể thựchiện theo một trong các cách sau: Mở mục chọn File\Exit hoặc nhấn Alt + F4
d Cách gõ dấu tiếng Việt
Nhập văn bản là khâu đầu tiên trong qui trình soạn thảo tài liệu Thông thường
lượng văn bản (Text) trên một tài liệu là rất nhiều, tiếp cận được càng nhiều nhữngtính năng nhập văn bản thì càng tốt, bởi lẽ nó sẽ làm tăng tốc độ chế bản tài liệu
Sử dụng bộ gõ tiếng Việt giới thiệu trong tài liệu này là ABC hoặc Vietkey với
kiểu gõ Telex
Khi nào xuất hiện biểu tượng: hoặc thì có thể gõ được tiếng Việt Nếubiểu tượng xuất hiện chữ (kiểu gõ tiếng Anh), phải nhấn chuột lên biểu tượnglần nữa hoặc nhấn tổ hợp phím nóng Alt+Z để chuyển về chế độ gõ tiếng Việt Qui tắc gõ tiếng Việt như sau:
II GIỚI THIỆU MÀN HÌNH GIAO TIẾP, BÀN PHÍM, CHUỘT
1 Màn hình giao tiếp của Word
Thường thì môi trường làm việc trên Word gồm 4 thành phần chính:
Cửa sổ soạn thảo tài liệu: Là nơi để soạn thảo tài liệu Nội dung trên cửa sổ này sẽđược in ra máy in khi sử dụng lệnh in
Hệ thống bảng chọn (menu): Chứa các lệnh để gọi tới các chức năng của Wordtrong khi làm việc Dùng chuột để mở các mục chọn này, hoặc sử dụng tổ hợpphím tắt để gọi nhanh tới các mục chọn
Trang 28Hệ thống thanh công cụ: Bao gồm nhiều thanh công cụ, mỗi thanh bao gồm các nútlệnh để phục vụ một nhóm công việc nào đó Ví dụ: khi soạn thảo văn bản, sử dụngđến thanh chuẩn Standard và thanh định dạng Formating ; hoặc khi vẽ hình cần đếnthanh công cụ Drawing ;
Thước kẻ: gồm 2 thước (ruler) bao viền trang văn bản Sử dụng thước này vào việcđiều chỉnh lề trang văn bản
Thanh trạng thái: Cho biết một vài trạng thái cần thiết khi làm việc Ví dụ: đanglàm việc ở trang mấy, dòng bao nhiêu, v.v
2 Sử dụng bàn phím
- Các phím chữ a, b, c, z ;
- Các phím số từ 0 đến 9 ;
- Các phím dấu: ‘ , > < ? [ ] { } …
- Sử dụng phím Shift để gõ chữ in hoa và một số dấu ;
- Sử dụng phím Caps Lock để thay đổi kiểu gõ chữ in hoa và chữ thường ;
- Sử dụng phím Enter để ngắt đoạn văn bản ;
- Sử dụng phím Tab để dịch điểm Tab ;
- Sử dụng phím Space Bar để chèn dấu cách ;
- Sử dụng các phím mũi tên: để dịch chuyển con trỏ trên tài liệu ;
- Sử dụng phím Page Up và Page Down để dịch chuyển con trỏ về đầu
hoặc cuối từng trang màn hình ;
- Phím Home, End để đưa con trỏ về đầu hoặc cuối dòng văn bản ;
Hình 2.1 Màn hình làm việc của Word
Trang 29- Phím Delete để xoá ký tự văn bản đứng kề sau điểm trỏ;
- Phím Backspace để xoá ký tự đứng kề trước điểm trỏ
3 Sử dụng chuột (Mouse)
Chuột dùng điều khiển con trỏ chuột tương tác với những đối tượng trên mànhình Chuột thường có 2 nút: Nút trái thường dùng để chọn đối tượng; rê đốitượng Nút phải thường dùng hiển thị một menu công việc Nội dung Menu côngviệc thay đổi tùy thuộc con trỏ chuột đang nằm trên đối tượng nào Các hành động
Click phải Thường dùng hiển thị một menu công việc liên quan đến mục được
chọn, bằng cách trỏ đến đối tượng, nhấn nhanh và thả nútt phải chuột Bấm đúp
(Double click) Thường dùng để kích hoạt chương trình được hiển thị dưới dạng một
biểu tượng trên màn hình, bằng cách trỏ đến đối tượng, nhấn nhanh và thả nút trái chuột 2 lần
III THAO TÁC TRÊN KHỐI VĂN BẢN
1 Sao chép
Bước 1: Lựa chọn (bôi đen) khối văn bản cần sao chép Cách làm như sau:
- Di chuột và khoanh vùng văn bản cần chọn; hoặc
- Dùng các phím mũi tên kết hợp việc giữ phím Shift để chọn vùngvăn bản Chọn đến đâu sẽ thấy văn bản được bôi đen đến đó
Bước 2: Ra lệnh sao chép dữ liệu bằng một trong các cách sau:
- Hoặc mở mục chọn Edit\Copy ;
- Hoặc nhấn nút Copy trên thanh công cụ Standard ;
- Hoặc nhấn tổ hợp phím nóng Ctrl+C ;
Trang 30Bước 3: Dán văn bản đã chọn lên vị trí cần thiết Đặt con trỏ vào vị trí cần dán
văn bản, ra lệnh dán bằng một trong các cách sau:
2 Di chuyển khối văn bản
Sau khi sao chép đoạn văn bản, thì đoạn văn bản cũ vẫn tồn tại đúng vị trí của
nó Nếu muốn khi sao chép đoạn văn bản ra một nơi khác và đoạn văn bản cũ bịxoá đi (tức là di chuyển khối văn bản đến một vị trí khác), thực hiện theo cách sau:
Lựa chọn khối văn bản cần di chuyển Sau đó ra lệnh cắt văn bản bằng cách mở
mục chọn Edit\Cut (hoặc là nhấn nút Cut trên thanh công cụ Standard ; hoặc lànhấn tổ hợp phím nóng Ctrl+X) Sau đó thực hiện lệnh dán văn bản (Paste) như đãgiới thiệu ở trên vào vị trí định trước
IV THAO TÁC TRÊN MỘT TẬP TIN VĂN BẢN
1 Tạo một tài liệu mới
Thông thường sau khi khởi động Word, một màn hình trắng xuất hiện Đó cũng
là tài liệu mới mà Word tự động tạo ra Tuy nhiên để tạo một tài liệu mới, có thể sửdụng một trong các cách sau:
- Mở mục chọn File \ New ; hoặc
- Nhấn nút New trên thanh công cụ Standard; hoặc
- Nhấn tổ hợp phím tắt Ctrl+N
2 Ghi tài liệu lên đĩa
30
Trang 31Để ghi tài liệu đang làm việc lên đĩa, có thể chọn một trong các cách sau:
- Mở mục chọn File \ Save ; hoặc
- Nhấn nút Save trên thanh công cụ Standard; hoặc
- Nhấn tổ hợp phím tắt Ctrl + S
Sẽ có hai khả năng xảy ra:
Nếu tài liệu của bạn đã được ghi vào một tệp, thì khi ra lệnh này tất cả những sựthay đổi trên tài liệu sẽ được ghi lại lên đĩa
Nếu đây là tài liệu mới, hộp thoại Save As xuất hiện, cho phép ghi tài liệu nàybởi một tệp tin mới Hãy xác định thư mục (Folder) sẽ chứa tệp tin mới này rồi gõ
tập tin vào mục File name: (ví dụ Vanban1 rồi nhấn nút Save để kết thúc việc ghi
nội dung tài liệu
3 Mở tài liệu đã tồn tại trên đĩa
Tài liệu sau khi đã soạn thảo trên Word được lưu trên đĩa dưới dạng tệp tin cóphần mở rộng là .DOC Để mở một tài liệu Word đã có trên đĩa, có thể chọn mộttrong các cách sau đây:
- Mở mục chọn File | Open; hoặc
Trang 32Mặt khác, cũng có thể thực hiện mở rất nhanh những tệp tài liệu đã làm việcgần đây nhất bằng cách mở mục chọn File như hình 2.4 Tiếp theo nhấn chuột lêntên tệp tài liệu cần mở
Các bước để thiết lập cấu trúc trang in, khổ giấy in như sau:
Chọn File\Page Setup để kích hoạt Hộp thoại Page Setup xuất hiện
Thẻ Paper Size để lựa chọn khổ giấy in Cụ thể:
Trang 33• Mục Paper size: để chọn khổ giấy in (A0, A1, A2, A3, A4, A5, ) Bình
thường, văn bản được soạn thảo trên khổ A4
• Mục Width chọn chiều rộng, mục Height chọn chiều cao cho khổ giấy
• Mục Orientation để chọn chiều in trên khổ giấy Nếu là Portrait - in theo chiều dọc ; nếu là Lanscape - in theo chiều ngang khổ giấy
• Mục Apply to để chỉ định phạm vi các trang in được áp dụng thiết lập này Nếu là Whole Document - áp dụng cho toàn bộ tài liệu, nếu là This point
forward - áp dụng bắt đầu từ trang đang chọn trở về cuối tài liệu
• Mục Preview – cho phép bạn nhìn thấy cấu trúc trang in đã thiết lập
• Nhấn nút Default , nếu bạn muốn áp dụng thiết lập này là ngầm định cho các
tệp tài liệu sau của Word
• Nhấn OK để đồng ý kết thúc thiết lập hộp thoại
Thẻ Margin : cho phép thiết lập lề trang in Cụ thể:
• Mục Top: để thiết lập chiều cao của lề trên của trang in.
• Mục Bottom: để thiết lập chiều cao của lề dưới của trang in.
• Mục Left: để thiết lập chiều rộng của lề bên trái của trang in
• Mục Right: để thiết lập chiều rộng của lề bên phải của trang in
• Mục Gutter: để thiết lập bề rộng phần gáy tài liệu.
• Mục Header – thiết lập chiều cao của phần tiêu đề đầu trang.
Hình 2.7 Lựa chọn lề trang in
Trang 34• Mục Footer – thiết lập chiều cao của phần tiêu đề cuối trang.
• Mục Apply to: để chỉ định phạm vi các trang in được áp dụng thiết lập này.
Nếu là Whole Document - áp dụng cho toàn bộ tài liệu; This point forward - áp
dụng bắt đầu từ trang đang đặt điểm trỏ trở về cuối tài liệu
• Mục Preview cho phép bạn nhìn thấy cấu trúc trang in đã thiết lập
• Nhấn nút Default – nếu bạn muốn áp dụng thiết lập này là ngầm định cho
các tệp tài liệu sau của Word
• Nhấn OK để đồng ý và đóng hộp thoại lại
b Xem tài liệu trước khi in
Xem trước khi in (Print preview) là việc rất quan trọng, đặc biệt đối vớinhững người mới học word, chưa có nhiều các kỹ năng về in ấn Qua màn hìnhPrint Preview, có thể quan sát trước được cấu trúc trang in cũng như nội dung chitiết trên trang in Qua đó sẽ có những điều chỉnh hợp lý, kịp thời đối với tài liệu củamình để khi in ra sẽ thu được kết quả cao như ý muốn
Để bật màn hình Print preview, bạn có thể làm theo một trong hai cách: Mở
mục chọn File\Print Preview hoặc là nhấn nút Print preview trên thanh công
cụ Standard Khi đó màn hình Preview cùng thanh công cụ Print preview xuất hiện Màn hình Preview là nơi hiển thị cấu trúc, cũng như nội dung các trang tài liệu trước khi in; Thanh công cụ Print Preview cung cấp các nút chức năng để làm việc trên màn hình Preview Cuối cùng, trở về màn hình soạn thảo tài liệu ban đầu bằng cách chọn nút trên thanh công cụ Print Preview hoặc nhấn phím ESC
Trang 35c In ấn tài liệu
Có nhiều cách để chọn lựa ra lệnh in ấn: hoặc là chọn File\Print hoặc là nhấn
tổ hợp phím Ctrl+P Hộp thoại Print xuất hiện Hộp Printer cho phép thiết lập in
ấn họn máy in cần in
Cụ thể:
• Name cho phép chọn máy in (trường hợp máy tính có nối tới nhiều máy in)
• All – in toàn bộ các trang trên tệp tài liệu;
• Current page – chỉ in trang tài liệu đang chọn;
• Pages – chỉ ra các trang cần in Qui tắc chọn trang in là: <từ trang>-<đến trang>.Ví dụ: 5-9 là chỉ in trang số 5 đến số 9
• Number of Copies – chỉ ra số bản in, ngầm định là 1 Nếu in nhiều hơn 1 bản,
hãy gõ số bản in vào đây;
• Page per sheet để chỉ ra số trang tài liệu sẽ được in ra một trang giấy Ngầm
định là 1, tuy nhiên bạn có thể thiết lập nhiều hơn số trang in trên một trang giấy,khi đó cỡ sẽ rất bé
• Cuối cùng nhấn nút OK để thực hiện việc in ấn
2 Chèn kí tự đặc biệt
Trong quá trình soạn thảo văn bản, nhiều lúc chúng ta cần chèn một số ký tự
Hình 2.9 Hộp thoại in