Để đạt được mục tiêu dạy học nói riêng và mục tiêu giáo dục nói chung, phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa hoạt động dạy của GV và học của HS.Trong hoạt động dạy, để thực hiện tòan bộ quá
Trang 1CHUYÊN ĐỀ 3 QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỦA
TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN TRƯỜNG THCS VÀ THPT
Đề cương (10 tiết – 02 buổi)
Nguyễn Minh Phương
Vũ Ngọc Anh
I TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ VỀ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
1 Tổng quan về hoạt động dạy học
1.1 Khái niệm hoạt động dạy học
Dạy học theo tự điển Tiếng Việt "Truyền lại tri thức hoặc kỹ năng một cách ítnhiều có hệ thống, có phương pháp để nâng cao trình độ văn hóa và phẩm chất đạo
đức, theo một chương trình nhất định" (Tự điển Tiếng Việt , Viện ngữ- NXB Đà 2001) Với cách hiểu này, một một thời gian dài, người ta cho rằng dạy học là hoạt
nẵng-động truyền thụ kiến thức ở trên lớp của giáo viên (GV) tới cho học sinh (HS) Theoquan điểm này, GV được hiểu là nhân vật trung tâm quyết định chất lượng của quátrình dạy học, phương pháp dạy chủ yếu là thông báo, truyền đạt kiến thức HS bịphục thuộc vào GV, cách học chủ yếu là nghe, hiểu, ghi nhớ và tái hiện Đánh giá kếtquả học tập dựa vào số lượng kiến thức HS đã ghi nhớ được
Trong thực tế, dạy học là hoạt động phối hợp của hai chủ thể là giáo viên (GV)
và học sinh (HS) Hai hoạt động dạy của GV và học của HS được tiến hành đồngthời với cùng một nội dung và cùng hướng tới một mục tiêu giáo dục chung, đó là
"giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹnăng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thànhnhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệmcông dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động,
tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" (Điều 27 Mục tiêu của giáo dục phổ thông- Luật Giáo dục) Để đạt được mục tiêu dạy học nói riêng và mục tiêu giáo dục
nói chung, phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa hoạt động dạy của GV và học của HS.Trong hoạt động dạy, để thực hiện tòan bộ quá trình dạy học, người GV phải xâydựng và thực thi kế họach giảng dạy bộ môn, tổ chức cho HS thực hiện hoạt động họctập với mọi hình thức, trong những thời gian và không gian khác nhau, điều khiển cáchọat động trí tuệ và hướng dẫn thực hành của HS trên lớp, trong phòng thí nghiệm,…
GV là người chỉ dẫn, giúp đỡ HS học tập, rèn luyện, đồng thời là người kiểm tra, uốnnắn và giáo dục HS trên mọi phương diện Hoạt động học của HS được hiểu là "thu
Trang 2nhận kiến thức, luyện tập kĩ năng do người khác truyền lại" (Tự điển Tiếng Việt).Cách hiểu này cũng hạn chế vai trò chủ thể của người học trong họat động học Vìvậy ngày nay, theo quan điểm dạy học hướng vào người học (lấy học sinh làm trungtâm), trong hoạt động học, là chủ thể, HS ý thức được việc học của mình, xác địchđược mục đích học, có động cơ và thái độ học đúng, có kế hoạch học tập chủ động vàluôn tích cực, chủ động và sáng tạo trong thực hiện kế hoạch đó Điều này đòi hỏi GVphải có phương pháp dạy, có cách thức tổ chức, hướng dẫn HS biết cách học mộtcách tích cực
Vì vậy, dạy học chính là hoạt động của hai chủ thể, trong đó dưới sự tổ chức,hướng dẫn và điều khiển của GV, HS nhận thức lại một cách tích cực các tri thức đãđược tích lũy qua các thế hệ đi trước và rèn luyện hình thành kỹ năng họat động, vậndụng các kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn cuộc sống và tạo lập thái độ sống tốt đẹp
1.2 Đặc điểm hoạt động dạy học
- Dạy học là hoạt động trí tuệ của cả GV và HS Trong hoạt động dạy và học,
GV và HS mặc dù ở vị trí và có các nhiệm vụ khác nhau, song đều phải sử dụng trigiác, các phương tiện trong thu thập thông tin, vận dụng các thao tác tư duy trong xử
lý thông tin để có được sản phẩm mong muốn Điểm khác biệt quan trọng là GV,trong hoạt động trí tuệ của mình, biết cách tiến hành và chủ động thực hiện các côngviệc, trong khi HS cần có sự hướng dẫn, gợi ý của GV và thông qua hoạt động đóchiếm lĩnh được phương pháp làm việc
- Hoạt động dạy là hoạt động sư phạm quan trọng nhất của GV nhằm tới tiêu
đích đào tạo thế hệ trẻ thành lực lượng lao động phục vụ cho sự phát triển tiếp tụccủa xã hội theo mô hình nhân cách mà xã đòi hỏi ở từng thời kỳ phát triển Đốitượng của họat động sư phạm bao gồm hệ thống kiến thức, sự phát triển trí tuệ vànhân cách của HS Người GV vừa phải gia công các tri thức và đưa tới cho HS,vừa tác động đến quy luật tâm lý nhận thức của HS làm cho các em phát triển theomục tiêu giáo dục Nói một cách khác, đối tượng và cũng là đích của hoạt động sưphạm chính là HS Công cụ chủ yếu của hoạt động sư phạm là nhân cách của GV.Sản phẩm của hoạt động sư phạm là những nhân cách theo mô hình mà xã hội đòihỏi ở giáo dục nhà trường Như vậy, trong họat động dạy, giáo dục của GV, đốitượng mà người GV tác động, công cụ chủ yếu người GV sử dụng và sản phẩmngười GV cần “tạo ra” đều là “con người” Họat động dạy học này được thực hiệndưới hình thức các mối quan hệ giữa người và người Đặc điểm này cho thấy nhâncách, năng lực giao tiếp xã hội là những thành phần quan trọng trong chất lượngGV
- Hoạt động học tích cực: theo những nghiên cứu mới về học tập, hoạt động
học phải được tôn trọng theo hướng người học là chủ thể, người học phải được
Trang 3học tích cực Người học chỉ học được những gì để lại "dấu vết đã sử dụng" trongnão Khi học tích cực, người học luôn trăn trở với các câu hỏi, tại sao, thế nào,nguyên nhân của các hiện tượng, sự vật,… khi não được họat động thực sự, sẽ đểlại những dấu vết của kiến thức, kỹ năng đã được HS trăn trở, nghĩ, suy Trongdạy học truyền thụ theo kiểu truyền thống, não của HS ít họat động vì chủ yếu HSchỉ chú ý, nghe, nhìn, ghi nhớ máy móc, nên kết quả ít để lại dấu vết trong não.Hay nói một cách khác, việc học đạt hiệu quả thấp Bản chất việc học tập phải làmột sự nỗ lực tích cực
- Hoạt động dạy học phải hướng tới giáo dục nhân cách thế hệ trẻ: Sự phát
triển kinh tế- xã hội đất nước trong bối cảnh hiện nay đặt ra những yêu cầu mới vềphẩm chất, năng lực của người học Người GV, giờ đây không chỉ đóng vai tròhình thành nên các kiến thức khoa học kỹ thuật cho người học mà đồng thời phảiphát triển những cảm xúc, thái độ, hành vi, bảo đảm cho người học làm chủ được
và biết ứng dụng hợp lý những tri thức đó vào cuộc sống Người GV còn cần phảiquan tâm đến sự phát triển ở người học ý thức về các giá trị đạo đức, tinh thần,thẩm mỹ tạo nên bản sắc tồn tại của loài người, vừa kế thừa, phát triển những giátrị truyền thống, vừa sáng tạo những giá trị mới, hình thành nhân cách thích nghivới thời đại mới Do đó người GV trước hết phải là nhà giáo dục, bằng chính nhâncách của mình, tác động tích cực đến việc hình thành nhân cách của HS Điều đóđòi hỏi GV phải là một công dân gương mẫu, có ý thức trách nhiệm xã hội, hănghái tham gia vào sự phát triển cộng đồng, là nhân vật chủ yếu góp phần hình thànhbầu không khí dân chủ trong nhà trường, có lòng yêu trẻ và có khả năng hợp tácvới trẻ Người GV còn phải là người gợi mở, hướng dẫn, tổ chức, cố vấn, trọng tàicho các hoạt động tìm tòi, tranh luận của HS; có khả năng ứng dụng tin học trongcác khâu của quá trình dạy học Người GV phải được đào tạo cao về trình độ họcvấn, cả về khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ lẫn khoa học xã hội, nhân văn
và khoa học giáo dục Người GV phải có ý thức, có nhu cầu và có khả năng khôngngừng tự hoàn thiện, phát huy tính độc lập, chủ động, sáng tạo trong hoạt động sưphạm cũng như biết phối hợp nhịp nhàng với tập thể sư phạm nhà trường trongviệc thực hiện mục tiêu giáo dục
- Dạy học hướng tới từng cá nhân: Mỗi người sở hữu khả năng trí tuệ riêng.
Tiến sĩ Howard Gardner, giáo sư ngành sư phạm của trường Đại học tổng hợpHarvard đã xây dựng lý thuyết đa trí tuệ (1983) Theo ông trí tuệ được biểu hiện ở
8 hình thức (loại) khác nhau thể hiện tiềm năng của mỗi con người Những loại trítuệ này là:
Lô-gíc- tóan học : thiên về lập luận lô gic, chặt chẽ,
Ngôn ngữ : khả năng tiếp nhận thông tin và biểu hiện trí tuệ bằng ngôn ngữ
Trang 4 Không gian: khả năng tiếp nhận thông tin và biểu hiện trí tuệ bằng hình
ảnh,
Thể hình: thiên về "ngôn ngữ cơ thể" (vận động, minh hoạ bằng cơ thể tiếp
nhận qua các giác quan)
Âm nhạc: khả năng tiếp nhận thông tin và biểu hiện trí tuệ bằng âm nhạc
Giao cảm: ứng xử giữa các cá nhân, có khả năng trong giao tiếp với công
chúng
Nội cảm: có năng lực nội tâm
Tự nhiên: hợp với tự nhiên
Về mặt tâm lý học, không phải ai cũng sở hữu đầy đủ 8 mặt biểu hiện củatrí tuệ như H.Gardner đã đề cập ở trên Một người bình thường chỉ có thể sở hữumột vài mặt biểu hiện của trí tuệ Nhận biết được những mặt biểu hiện của trí tuệcủa một cá nhân, cho phép ta lựa chọn cách tác động tới hoặc khai thác cá nhân đómột cách hiệu quả hơn Mặt khác các cách biểu hiện của trí tuệ cũng khác nhaugiữa người này và người khác Điều này cho thấy các cá nhân khác nhau học tậptheo những cách khác nhau Nhà trường là nơi học sinh được tạo cơ hội để pháthuy tốt nhất các mặt biểu hiện của trí tuệ GV là người tác động trực tiếp, hàngngày tới HS, họ cần định hướng cho HS kết hợp các mặt biểu hiện của trí tuệ vàgiúp các em điều chỉnh sự kết hợp đó trước yêu cầu luôn thay đổi của xã hội hiệnnay Đó là lí do của việc dạy phải chú ý tới từng HS để từng HS có thể vận dụngtrí tuệ của mình trong quá trình học và học tích cực
Nhiệm vụ
1 Trong họat động dạy của mình, bạn thực hiện theo hướng truyền thụ kiếnthức cho học sinh hay theo hướng tổ chức họat động học tập tích cực cho học sinhcủa bạn? Nêu lí do và giải thích về cách làm này của bạn
2 Theo bạn, mức độ thực hiện các yêu cầu giáo dục trong quá trình dạy họccủa các giáo viên trong tổ chuyên môn của bạn đạt ở mức nào (cao, trung bình,thấp)? Giải thích về nhận xét của bạn
2 Tổng quan về chương trình giáo dục phổ thông:
Nếu như trước đây CTGD được quan niệm là văn bản xác định mục tiêu vànội dung các môn học, hoạt động giáo dục trong nhà trường phổ thông thì nay, ởlần đổi mới CT GD giai đoạn 2002- 2009, khái niệm đã được mở rộng hơn, CTGDđược hiểu là văn bản thể hiện "mục tiêu giáo dục; quy định chuẩn kiến thức, kỹnăng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục, phương pháp và hình thức tổ chức
Trang 5hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ởmỗi lớp, mỗi cấp học hoặc trình độ đào tạo Chương trình giáo dục phải bảo đảmtính hiện đại, tính ổn định, tính thống nhất; Yêu cầu về nội dung kiến thức và
kỹ năng quy định trong chương trình giáo dục phải được cụ thể hóa thành sáchgiáo khoa ở giáo dục phổ thông, Sách giáo khoa, phải đáp ứng yêu cầu vềphương pháp giáo dục Chương trình giáo dục được tổ chức thực hiện theo nămhọc đối với giáo dục phổ thông." Nội dung của CTGD đề cập cả đến sự phát triểnlogic của các nội dung kiến thức, những yêu cầu tối thiểu về kiến thức, kỹ năngcủa từng đơn vị kiến thức (chủ đề) ở từng môn học theo từng lớp và những yêucầu khái quát về kiến thức, kỹ năng thái độ trên các lĩnh vực học tập mà học sinhcần và có thể đạt được sau khi hoàn thành cấp học Chuẩn theo lĩnh vực học tậpcủa cấp học thể hiện sự gắn kết, phối hợp giữa các môn học nhằm đạt được mụctiêu giáo dục của cấp học
Xét về cấu trúc, CTGD phổ thông là một phức hợp gồm các bộ phận cấuthành gồm các thành tố:
- Phần “Chương trình giáo dục phổ thông - Những vấn đề chung” với các
định hướng cơ bản làm nền tảng cho việc phát triển một cách thống nhất chươngtrình các môn học và chương trình cấp học; Mục tiêu giáo dục phổ thông theo quyđịnh của Luật Giáo dục; Kế hoạch giáo dục phổ thông thể hiện rõ phạm vi, cấutrúc lớn của nội dung giáo dục phổ thông và những yêu cầu đối với nội dung giáodục phổ thông
- Phần “Chương trình giáo dục phổ thông theo môn học” với CT của 23 môn
học và hoạt động giáo dục Mỗi CT bao gồm các mục trình bày về mục tiêu; quanđiểm xây dựng và phát triển CT; cấu trúc nội dung theo mạch, theo lớp và chuẩnkiến thức, kỹ năng, yêu cầu về thái độ của môn học, hoạt động giáo dục từ lớp 1(hoặc từ lớp 4 ở một số môn học) đến lớp 12;
Trang 6- Phần “Chương trình giáo dục phổ thông theo cấp học” cho từng cấp: tiểu
học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, tạo cái nhìn tổng thể về mục tiêu giáodục của cấp học, mức độ kiến thức, kỹ năng, thái độ mà mỗi học sinh cần đạt khikết thúc cấp học trên những lĩnh vực khái quát của học vấn phổ thông (lĩnh vực trithức) và chi tiết tới từng môn học ở cấp học đó
Đây là bộ CTGD phổ thông đầu tiên mang tính tổng hợp, thống nhất vàđầy đủ của giáo dục phổ thông Việt Nam
Nhiệm vụ
Tìm hiểu về chương trình môn học của cấp THCS/ THPT
1 Bạn hãy chọn văn bản chương trình giáo dục phổ thông của một mônhọc, đọc 4 mục đầu của phần giới thiệu CT, cho biết những điểm bạn thấy hài lòng
và những điểm bạn chưa hài lòng Giải thích vì sao bạn có nhận xét đó
Ngoài chương trình giáo dục phổ thông nói trên, Bộ GD ĐT còn ban hành
CT tự chọn cho cả ba cấp học tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông
HS được chọn một số trong các chủ đề của CT tự chọn và được nhà trường bố trídạy học trong khuôn khổ của kế hoạch dạy học và theo khả năng thực hiện của nhàtrường (về GV, cơ sở vật chất)
- Chương trình tự chọn: Nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng và phát huy sở
trường, hứng thú, năng lực tiềm tàng của học sinh; Giúp cho các em củng cố hoặc
mở rộng đào sâu những kiến thức, kỹ năng đã có ở môn học bắt buộc; Tăng cườngrèn luyện các kỹ năng tư duy, hành động, giải quyết vấn đề của học sinh; Gópphần thúc đẩy sự phát triển về thể chất và tâm hồn của học sinh;
- Cấp THCS có các chủ đề tự chọn của 11 môn: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinhhọc, Ngữ văn, Tiếng Anh, Lịch sử, Địa lý, Thể dục, Công nghệ, Giáo dục côngdân Cấp THPT có CT tự chọn của hầu hết các môn học (trừ môn GD quốc phòng
và an ninh)
Các nội dung dạy học tự chọn được xây dựng tập trung vào 3 loại chủ đề:
(i) Các chủ đề bám sát hoặc cơ bản mang tính chất hệ thống hóa kiến thức,
thực hành, luyện tập chủ yếu để hỗ trợ việc củng cố kiến thức và rèn kỹ năng cơbản cho HS Nội dung của các chủ đề này gắn bó mật thiết với chuẩn của CT
(ii) Các chủ đề nâng cao mang tính chất đào sâu, mở rộng, tập làm công tác
nghiên cứu giúp HS có thể tìm hiểu những kiến thức, kỹ năng với mức độ vượt
Trang 7khỏi quy định của chuẩn trong CT môn học, song nội dung phải tựa vào mạch kiếnthức của chuẩn trong CT.
(iii) Các chủ đề đáp ứng với nội dung đa dạng dành cho các nguyện vọng tùy ý
của mỗi cá nhân học sinh
Một chủ đề giải quyết một vấn đề kiến thức tương đối hoàn chỉnh (khác với
“bài học” chỉ đề cập một vài đơn vị kiến thức) Mỗi chủ đề có tính độc lập tươngđối so với các chủ đề khác, không cần “khớp nối” với các chủ đề khác theo mộttrật tự nghiêm ngặt Do đó HS có thể bắt đầu từ bất cứ chủ đề nào và dừng lại saubất kỳ chủ đề nào ở mỗi môn học
Do phần lớn các môn chỉ có CT tự chọn nên để tiến hành dạy học tự chọn, GVphải tự soạn tài liệu Yêu cầu này đòi hỏi tổ trưởng chuyên môn phải nắm đượcvăn bản hướng dẫn dạy học tự chọn của Bộ để có những gợi ý và giám sát chặt chẽviệc thực hiện của các cá nhân trong tổ
Cấp trung học phổ thông còn có CT chuẩn dành cho tất cả các môn và hoạtđộng; CT nâng cao dành cho một số môn
- Chương trình chuẩn: nhằm đảm bảo một học vấn phổ thông chung của
cấp học Đây là chương trình phù hợp, vừa sức với đa số học sinh và được xem là
“chuẩn” với những mức độ yêu cầu tối thiểu mà mọi học sinh THPT cần phải đạt
và có thể đạt được về kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ Chương trìnhchuẩn có thể được hiểu là chương trình nhằm đảm bảo giáo dục mang tính phổthông, cơ bản, toàn diện và hướng nghiệp cho tất cả học sinh THPT trong cả nước
- Chương trình nâng cao của 8 môn học: Toán, Vật lý, Hoá học, Sinh học,
Ngữ Văn, Lịch sử, Địa lí, Tiếng nước ngoài Đó là chương trình trên cơ sở nộidung chương trình chuẩn có một số nội dung nâng cao hoặc mở rộng về kiến thức
và kỹ năng Học sinh chọn học một số môn học với CT nâng cao, tuỳ theo khảnăng, nguyện vọng của cá nhân
3 Vai trò chương trình giáo dục phổ thông với hoạt động dạy học ở trường THCS và THPT
Từ định nghĩa và cấu trúc của CTGDPT, có thể thấy vai trò quyết định của CTđối với các họat động dạy học của GV, cũng như họat động chỉ đạo, kiểm tra,giám sát của cán bộ quản lý trong trường THCS và THPT
CT các môn học là:
- Căn cứ để GV xây dựng kế hoạch bài dạy,
Trang 8- Căn cứ để GV soạn đề kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS,
- Căn cứ để GV xây dựng kế hoạch công tác năm,
- Căn cứ để cán bộ quản lý nhận xét, đánh giá về chuyên môn, nghiệp vụ của
GV (qua giáo án, các đề kiểm tra, thi; dự giờ lên lớp, )
Nhiệm vụ
1 Bạn thường sử dụng chuẩn kiến thức- kỹ năng trong CT hay tài liệuhướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức- kỹ năng môn học Bạn có thấy các tài liệunày có ích đối với bạn không? Vì sao bạn có ý kiến đó
2 Chuẩn kiến thức- kỹ năng có giúp ích gì cho bạn trong việc điều chỉnhcác nội dung dạy học phù hợp với đối tượng học sinh khác nhau (HS khá, giỏi; HSyếu, HS DTTS, )
II TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN VỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ DẠY HỌC
1 Nội dung công tác quản lý
1.1 Quản lý thực hiện chương trình giáo dục phổ thông:
Hoạt động quản lý dạy học theo CTGDPT được thực hiện theo 4 chức năngchung của công tác quản lý
1.1.1 Quản lý việc lập kế hoạch thực hiện CT môn học theo phân phối
- Các thông tư chỉ thị của cơ quan quản lý giáo dục cấp trên ( bộ, sở, trường )
- Thông tin về đội ngũ giáo viên (giáo viên lâu năm, giáo viên mới ra trường
… )
- Về cơ sở vật chất để thực hiện chương trình của môn học
- Về chất lượng học tập và giáo dục của học sinh trong trường đối với các mônhọc mà mình phụ trách
- Xác định định hướng chủ yếu trong kế hoạch phát triển của nhà trường trongnăm học để từ đó tổ chuyên môn phác thảo định hướng hoạt động cho từng tháng,
Trang 9từng học kì Những định hướng trên sẽ trở thành căn cứ quan trọng để từng giáo viênxây dựng kế hoạch dậy học trong bộ môn mình phụ trách và các hoạt động khác.
Để quản lý tổ chuyên môn có hiệu quả thì trước hết người tổ trưởng chuyênmôn phải năm vững những vấn đề cơ bản của chương trình môn học được đào tạo(cao hơn là một số môn trong tổ chuyên môn mà mình phụ trách Đây là một khókhăn không nhỏ khi phải tự trang bị thêm những vấn đề cơ bản về chuyên môn củacác môn học mà mình không trực tiếp giảng dạy song nếu thực hiện tốt thì đây lại lànhân tố quyết định để quản lí kế hoạch thực hiện chương trình của tổ chuyên môn cóhiệu quả
1.1.2 Quản lý việc triển khai thực hiện CT môn học:
Để quản lý việc triển khai thực hiện CT môn học, tổ trưởng phải chỉ đạo tổchuyên môn của mình:
- Thực hiện đúng nhưng quy định trong phân phối chương trình môn học của
Bộ, sở GD và ĐT
- Quán triệt và thực hiện tốt chủ chương đổi mới phân phối chương trình của Bộ
GD và ĐT Tham mưu với lãnh đạo nhà trường để triển khai phân phối chương trìnhcho phù hợp với điều kiện dạy học của địa phương
- Phải nắm được mục tiêu đổi mới chương trình, phương pháp dạy học và cáchđánh giá kết quả học tập của học sinh trong chương trình để đi tới việc thực hiện tốtnhất chủ trương đổi mới trên cơ sở tổ chức trao đổi, thậm chí là tranh luận nhằm mụcđích hiểu rõ điểm mới và khó của chương trình từng môn học trong tổ
- Hiểu được những thuận lợi và khó khăn, thách thức trong việc triển khaichương trình giáo dục mới để tham vấn cho lãnh đạo nhà trường thực hiện tốt mụctiêu giáo dục của môn học
- Trong khi thực hiện kế hoạch phải xác định được những nội dung chính cầnđược ưu tiên như : làm thế nào để quản lý việc dạy học và đánh giá theo chuẩnchương trình môn học, làm thế nào để đổi mới phương pháp dạy học, để đánh giá kếtquả học tập của học sinh một cách khách quan, công bằng…
- Đề ra các biện pháp phù hợp thực hiện các hoạt động của tổ chuyên môn đảmbảo sự thống nhất với kế hoạch của nhà trường
1.1.3 Giám sát việc thực hiện CT môn học :
Trong khi giám sát kế hoạch hoạt động của các giáo viên trong tổ chuyên mônthì hoạt động chủ yếu của người tổ trưởng chuyên môn là phát hiện kịp thời nhữngvấn đề chưa hợp lý để điều chỉnh, để hỗ trợ cho giáo viên thực hiện tốt kế hoạch củamình
Trang 10Khi kiểm tra kế hoạch bài học cần xem xét việc đảm bảo dạy học theo chuẩn,chú ý đến việc xử lý mức độ của chương trình để không làm nặng quá chương trìnhmôn học.
Khi dự giờ cần quan sát tính phù hợp của phương pháp dạy học với đặc thù củamôn học, chú ý quan sát giáo viên về cách tổ chức hoạt động hiệu quả cho học sinh,tránh hình thức, chú ý mức độ và cách xử lý các câu hỏi phát vấn học sinh; về phươngpháp đánh giá mới như đánh giá bằng quan sát, tự đánh giá hay đánh giá đồng đẳng Kiểm tra việc giáo viên thực hiện công tác đánh giá kết quả học tập của học sinhtheo quy chế như kiểm tra miệng, 15 phút, 45 phút, học kỳ…có đúng tiến độ theo quychế không ; việc chấm, chữa, trả bài có đúng quy định và thể hiện tinh thần đổi mớikhông? ( ví dụ: giáo viên có chú ghi rõ nhận xét về những ưu điểm và hạn chế của họcsinh trên bài kiểm tra không, có chỉ rõ hướng khắc phục cho các em không, có chú ýkhuyến khích sự sáng tạo của học sinh không, có hồ sơ theo dõi học sinh để giúp chocác em đạt được chuẩn đạt được chuẩn của chương trình không )…
1.1.4 Đánh giá việc thực hiện CT môn học: theo một số tiêu chí của chuẩn GV
liên quan đến việc thực hiện CT môn học
Kiểm tra để đánh giá việc thực hiện kế hoạch của giáo viên trong tổ cần đượctiến hành đa dạng, linh hoạt như kiểm tra giáo án, sổ sách chuyên môn, hình thứckiểm tra có thể là báo trước, có thể là đột xuất để đảm bảo tính khách quan của kếtquả đánh giá Song cần đề cao hình thức tự đánh giá của giáo viên đối với mỗi hoạtđộng của chính mình nhằm đảm bảo có thể đánh giá chính xác, khách quan việc thựchiện chương trình theo những tiêu chí của chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học
1.2 Quản lý việc dạy học cho các đối tượng khác nhau
Dạy học phân hóa là một quan điểm dạy học, một nguyên tắc sư phạm của tổchức dạy học, đòi hỏi phải tiến hành các hoạt động dạy học dựa vào những khác biệt
về năng lực, sở thích, nguyện vọng, các điều kiện học tập …, nhằm phát triển tốt nhấtcho từng người học, đảm bảo công bằng trong giáo dục
Dạy học phân hóa phù hợp với quy luật phát triển nhận thức và hình thành cácđặc điểm tâm lí của học sinh
Dạy học phân hóa là một quan điểm dạy học đòi hỏi phải tổ chức, tiến hành tínhđến những khác biệt của ngườu học về năng lực, sở thích, nhu cầu và các điều kiệnhọc tập, nhằm tạo ra những kết quả học tập tốt nhất cho người học
Quá trình dạy học trong nhà trường phải hướng tới các đối tượng học sinh rất đadạng, với những khác biệt về năng lực, sở thích nguyện vọng và các điều kiện học tậpkhác nhau
Trang 11- Đối với đối tượng yếu, kém : Tổ trưởng chuyên môn phải tổ chức xây dựngnội dung và kế hoạch phụ đạo học sinh yếu, kém, tổ chức triển khai và giám sát việcthực hiện kế hoạch các môn học mình phụ trách nhằm
giúp học sinh nắm được kiến thức và kĩ năng cơ bản của chương trình ( chuẩnchương trình) Trên cơ sở hệ thống hóa và củng cố các kiến thức đã học, rèn luyện kĩnăng vận dụng kiến thức để giải bài tập Các hoạt động này cần tập trung vào nhữngnội dung khó, phức tạp và các nội dung trọng tâm của chương trình mà học sinh chưanắm chắc qua các tiết học
- Đối với đối tượng học sinh giỏi: Chủ trì tổ chức xây dựng nội dung và kếhoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, tổ chức triển khai và giám sát việc bồi dưỡng học sinhgiỏi nhằm giúp học sinh hiểu rộng hơn, sâu hơn nội dung của chương trình mộn học,tạo điều kiện cho các em có thể phát huy được năng lực của mình, chuẩn bị cho việctiếp tục học lên theo những ngành nghề đã lựa chọn hoặc có thể giúp các em làm quenvới việc tiến hành nghiên cứu một số vấn đề đơn giản
1.3 Quản lý dạy học theo chuyên đề
- Chuyên đề theo cách hiểu rộng nhất, là vấn đề của chuyên môn Trong nhà
trường phổ thông chuyên đề có thể được hiểu là vấn đề- một số điều chủ yếu cần được xem xét, nghiên cứu, cần sự hiểu biết tương đối sâu hoặc rộng thuộc một nội dung hoặc một vài nội dung của môn học hoặc lĩnh vực nhất định
- GV trong quá trình dạy học, phát hiện ra HS có những lúng túng, khó khăn khi học các nội dung kiến thức mới do các em không kết nối được kiến thức của bài học trước, không khái quát hóa được kiến thức đã học hoặc mong muốn tìm hiểu bổ sung thêm kiến thức vào bài đã học Để giúp HS vượt qua được những khókhăn đó, GV thấy cần phải tổ chức hệ thống hóa hoặc mở rộng, khắc sâu một số đơn vị kiến thức cho trò Qua việc chuẩn bị dạy bổ sung cho HS, GV cũng tự nâng cao trình độ của chính mình Hoạt động này có thể tổ chức dưới dạng dạy học chuyên đề cho HS Như vậy dạy học chuyên đề là loại hoạt động không nằm trong giờ lên lớp chính khóa và đòi hỏi GV phải gia công để sao cho nội dung dạy này giải quyết những khó khăn của HS Nội dung của các chuyên đề phụ thuộc vào việc GV phát hiện ra những vấn đề gì HS mong muốn được củng cố, bổ sung trongmôn học do GV đảm nhiệm Với số giờ học các môn đã được quy định chặt chẽ,
GV chỉ có thể sử dụng thời lượng dành cho dạy học tự chọn để thực hiện các chuyên đề này Do thời lượng dành cho dạy học tự chọn rất hạn hẹp, ở THCS là 2 tiết/tuần và ở THPT là 4tiết/tuần (dành cho ban cơ bản) nên cần có sự cân nhắc, trao đổi kỹ trong tổ chuyên môn khi GV chọn chuyên đề và bố trí thời gian, thời điểm thực hiện để việc dạy học chuyên đề thực sự giúp ích cho việc học của HS
Trang 12- Tổ trưởng chuyên môn có trách nhiệm tổ chức và hỗ trợ việc dạy học các chuyên đề theo những quy định trong hướng dẫn dạy học tự chọn và theo nhu cầu của HS và theo các điều kiện của nhà trường (về GV và cơ sở cvật chất thiết bị) Thực tế cho thấy, khi dạy học chuyên đề GV cần quan tâm các bước sau:
+ Xác định tên và nội dung các chuyên đề theo nhu cầu của HS GV nắm bắt nhu cầu của HS qua việc tìm hiểu trực tiếp những khó khăn, vướng mắcvà mong muốn của HS Trên cơ sở đó lựa chọn những kiến thức HS cần được hệ thống hóa hoặc bổ sung, mở rộng thêm Lượng kiến thức trong một chuyên đề cần được bố trí phù hợp thời lượng cho phép, thường là từ 2 đến 4 tiết (căn cứ vào thời lượng dành cho dạy học tự chọn của nhà trường)
+ Chuẩn bị bài giảng chuyên đề: trong bài giảng chuyên đề cần trình bày rõ: Mục tiêu của chuyên đề (nhằm giúp HS hệ thống hóa kiến thức hay mở rộng, đào sâu kiến thức); Đối tượng tiếp nhận chuyên đề (HS có khó khăn trong học tập hay
HS khá, giỏi); Nội dung chủ yếu của chuyên đề (thường gắn với chủ đề, mạch kiếnthức của chuẩn kiến thức- kỹ năng trong CT môn học); Phương pháp và phương tiện, các tài liệu cần sử dụng trong triển khai chuyên đề; Các hoạt động khi triển khai từng nội dung chi tiết của chuyên đề; Các công cụ để đánh giá kết quả học chuyên đề đối với HS (câu hỏi, bài tập); Các họat động dự kiến thực hiện sau bài giảng chuyên đề (HS trao đổi với bạn bè về nội dung chuyên đề; HS vận dụng kiếnthức, kỹ năng tiếp thu được từ chuyên đề vào thực tế cuộc sống, )
+ Trao đổi về bài giảng chuyên đề với GV cùng chuyên môn và với tổ trưởng chuyên môn
+ Xác định thời điểm và địa điểm thực hiện chuyên đề
+ GV dạy học chuyên đề với sự trợ giúp của đồng nghiệp (nếu có thể)
+ Trao đổi trong tổ chuyên môn về kết quả và rút kinh nghiệm việc dạy học chuyên đề
Nhiệm vụ
1 Bạn có tổ chức trao đổi về dạy học chuyên đề trong tổ chuyên môn của mình không Theo bạn làm thế nào để hình thức dạy học này có tác dụng đối với
HS trường bạn?
1.4 Quản lý hồ sơ chuyên môn
Hồ sơ chuyên môn là bộ tập hợp các tài liệu có liên quan đến việc dạy họccủa từng GV trong tổ chuyên môn và đến những họat động của tổ chuyên môn
- Đối với GV, hồ sơ chuyên môn bao gồm:
+ Kế hoạch công tác cá nhân hàng năm (theo năm học) thể hiện rõ nhữngviệc cần làm để đạt được kết quả dạy học theo sự phân công của lãnh đạo nhà
Trang 13trường và của tổ trưởng chuyên môn; dự kiến được mức độ kết quả HS đạt đượcsau mỗi học kỳ và sau cả năm học; dự kiến biện pháp sẽ áp dụng để thực hiệnnhiệm vụ và để đạt được kết quả đó
+ Kế hoạch bài lên lớp cho từng lớp, sắp xếp theo từng khối lớp (Bộ giáo áncủa GV)
Việc tổ chức các họat động dạy học phụ thuộc rất nhiều vào đối tượng dạyhọc, vào khả năng nhận thức của HS HS mỗi lớp có những đặc điểm riêng vềnhận thức GV cần có những dự kiến hoạt động dạy học với các phương pháp vàmức độ nội dung có thể đạt được phù hợp với các đối tượng Vì vậyGV cần có kếhoạch bài lên lớp cho từng lớp
+ Bộ đề (gồm đề và đáp án) kiểm tra 15', 45', đề thi học kỳ, cuối năm chotừng lớp, khối lớp Kết quả chấm và trả bài cho HS lớp mình phụ trách
+ Sổ dự giờ tập hợp các phiếu dự giờ của GV trong suốt năm học
- Đối với tổ chuyên môn, hồ sơ chuyên môn bao gồm
+ Kế hoạch tổ chuyên môn: đưa ra được các tiêu chí cần đạt về mặt chuyênmôn chung của tổ (kết quả về thành tích học tập của HS, về tỉ lệ đạt chuẩn GV trongtổ, ); Các biện pháp cụ thể nhằm đạt các tiêu chí đó (sinh hoạt chuyên môn, dự giờgóp ý kiến, ) và đăng ký danh hiệu thi đua của tổ
+ Sổ dự giờ tập hợp các phiếu các biên bản họp góp ý, trao đổi chuyên môn sau
dự giờ
+ Sổ lưu đề kiểm tra 45' và thi học kỳ, cuối năm học theo bộ môn
- Quản lý hồ sơ chuyên môn của tổ trưởng chuyên môn:
Tổ trưởng chuyên môn quản lý các loại hồ sơ theo hai cách:
(i) Quản lý trực tiếp các hồ sơ của tổ chuyên môn, với 3 loại hồ sơ nêu trên
Các tài liệu đó được tổ trưởng chuyên môn lưu giữ và cập nhật theo từng giai đoạn
Ví dụ khi kết thúc các đợt dự giờ GV bộ môn, tổ trưởng chuyên môn cần thu thập và
bổ sung các phiếu dự giờ, biên bản góp ý giờ dự, sắp xếp chúng vào từng tệp riêng và đóng bìa với ghi chú về mục đích, thời gian, địa điểm thực hiện Đó sẽ là những minh chứng cụ thể về kết quả thực hiện kế hoạch cá nhân của GV và của tổ chuyên môn
(ii) Quản lý hồ sơ chuyên môn gián tiếp qua việc kiểm tra các tài liệu có liên quan đến họat động dạy học của GV:
- Quản lý kế hoạch bài giảng (giáo án) của GV: TTCM duyệt giáo án 1 tháng 2lần vào ngày sinh hoạt chuyên môn Đối với trường THCS, chỉ có một CT môn họcnên chỉ có một loại giáo án theo chuẩn kiến thức- kỹ năng môn học Tuy nhiên cầnchú ý giáo án soạn cho các lớp với đối tượng khác nhau Đối với trường THPT, nếutrường thực hiện 2 CT (chuẩn và nâng cao) của 8 môn học, GV dạy cả 2 CT thì cần
có giáo án cho từng CT và cũng không thể bỏ qua việc chú ý trình độ nhận thức của
Trang 14đối tượng HS để đối với HS từng lớp, GV sẽ dự kiến tổ chức các hoạt động dạy họcchophù hợp Ngoài ra, nếu thực hiện dạy học chuyên đề, các bài soạn chuyên đề cũngcần có ý kiến của tổ trưởng chuyên môn.
- Quản lý việc sử dụng thiết bị dạy học: Việc sử dụng thiết bị phản ánh tìnhhình thực hiện CT môn học, đáp ứng được yêu cầu sử dụng thiết bị và yêu cầu tổchức cho HS hoạt động tích cực trong giờ lên lớp Kiểm tra bài soạn có thể thấy được
dự kiến sử dụng thiết bị dạy học của GV Song điều đó chưa phản ánh thực tế sử dụngthiết bị của GV Tổ trưởng chuyên môn cần theo dõi việc sử dụng thiết bị qua sổ ghichép mượn thiết bị, qua cán bộ thiết bị và qua việc sử dụng thiết bị trong các giờ được
dự Kiểm tra hiện trạng thiết bị cũng cho thấy được tình trạng sử dụng của GV đồngthời có thể phát hiện hỏng hóc, thiếu hụt thiết bị để có kế hoạch sửa chữa, bổ sung kịpthời
- Quản lý chuyên môn qua việc kiểm tra sổ tập hợp các phiếu dự giờ của GV 2lần trong năm học
- Quản lý chuyên môn qua việc kiểm tra hồ sơ lưu đề kiểm tra, lưu kết quả kiểmtra và trả bài của GV 2 lần trong năm học
- Quản lý việc thực hiện tiến độ cho điểm vào sổ điểm của GV bộ môn 2 lầntrong năm học
Nhiệm vụ
1 Bạn hãy cho biết các loại hồ sơ mà tổ chuyên môn của bạn quản lý Các hồ sơnày giúp ích gì cho công việc của bạn với tư cách là tổ trưởng chuyên môn?
2 Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của tổ trưởng chuyên môn
2.1 Sinh hoạt tổ chuyên môn:
Nhiệm vụ
1 Bạn hãy liệt kê nội dung của một số buổi sinh hoạt tổ chuyên môn
2 Theo bạn, các nội dung đó có thiết thực, hiệu quả không?
3 Từ kinh nghiệm quản lý của mình, bạn có đề xuất gì để nâng cao chấtlượng các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn không? (về nội dung, hình thức )
- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn hàng tuần, hàng tháng, tập trung giải quyếtnhững vấn đề khó của chương trfinh về phương pháp dạy học, đổi mới đánh giá kếtquả của học sinh… Ví dụ :
+ Giải quyết, tháo gỡ một số vấn đề mới và khó của chương trình môn học.+ Về dạy học và đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình
Trang 15+ Về việc thực hiện phân phối chương trình của Sở và của Bộ.
+ Thiết kế bài học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học
+ Thảo luận về phiếu dự giờ và thực hiện phản hồi tích cực khi dự giờ
+ Về nâng cao năng lực lý luận dạy học nói chung và phương pháp dạy học bộmôn nói riêng
+ Trao đổi góp ý về hướng các đề tài nghiên cứu trong tổ bộ môn…
- Hoạt động của giáo viên
- Hoạt động của học sinh Hai nhóm hoạt động này phải phù hợp với nhau, ví dụ:
- Hoạt động của GV : giới thiệu chủ đề mới, sử dụng các phương pháp và kĩ thuật nêu vấn đề, tình huống, câu hỏi
- Hoạt động của HS : giải quyết vấn đề, tình huống, trả lời câu hỏi, thể hiện được những kiến thức và kinh nghiệm của bản thân
về chủ đề được học
Bước 2 Hướng dẫn GV thông qua thảo luận để chỉ ra :
- Cách thức giúp người học phân tích, tổng hợp, đánh giá thông tin thông qua việc thảo luận với những học sinh khác, thông qua việc trả lời các câu hỏi, viết bài và làm bài tập
- Hiệu quả của việc vận dụng các phương pháp trong dạy học tích cực
Bước 3 Tiến hành hoạt động dạy và học theo giáo án đã được thiết kế
Bước 4 Khuyến khích GV cùng tham gia :
- Khuyến khích GV phản ánh và nêu ý kiến về những cách thức
họ thực hiện trong các hoạt động trên lớp và phương pháp dạy học tích cực
- Trao đổi về những mong muốn, đề xuất của GV
- Những ý kiến chỉ đạo của bạn với tư cách là tổ trưởng chuyên môn
Trang 16Dưới đây là một số tư liệu về phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tậpcủa học sinh có thể dùng làm tài liệu nghiên cứu, trao đổi, vận dụng trong các buổitrao đổi ở tổ chuyên môn để thực hiện có hiệu quả chương trình môn học
Định hướng đổi mới PPDH ở trường phổ thông
Định hướng chung về đổi mới PPDH đã được qui định trong Luật giáo dục
và được cụ thể hoá trong những định hướng xây dựng chương trình và biên soạn
sách giáo khoa phổ thụng Định hướng đó là: “phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
Có thể nói cốt lõi của đổi mới PPDH ở trường phổ thụng là hướng tới giúp học sinh học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, từ bỏ thói quen học tập thụ động, ghi nhớ máy móc Cụ thể là:
- Đổi mới tính chất và nội dung hoạt động của giáo viên và học sinh, chuyển từdạy học truyền thụ một chiều, học tập thụ động, chủ yếu là ghi nhớ kiến thức đểđối phó với thi cử sang học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, chú trọng hình thànhnăng lực tự học dưới sự giúp đỡ, hưỡng dẫn, tổ chức của giáo viên
- Đổi mới các hình thức tổ chức dạy học, chuyển từ dạy học hướng vào người dạy(giáo viên là trung tâm, là người truyền thụ kiến thức) sang dạy học hướng vàongười học (học sinh là trung tâm, là chủ thể nhận thức và hành động), tổ chức dạyhọc theo các hình thức tương tác: học cá nhân, học theo nhóm
- Đổi mới các hình thức tổ chức dạy học:
+ Đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học, làm cho việc học trở nên sinhđộng, lí thú, tránh nhàm chán, đơn điệu, từ đó có thể khắc phục điểm yếu, phát huyđiểm mạnh của các hình thức tổ chức dạy học khác nhau
+ Làm cho việc học gắn với cuộc sống thực tiễn, gắn với kinh nghiệm sốngcủa cá nhân học sinh, tạo điều kiện tổ chức học tập với hình thức điều tra, nghiêncứu trong thực tiễn cuộc sống,
Nhiệm vụ
1 Bạn hãy cụ thể hoá định hướng chung về đổi mới PPDH vào môn học màbạn đã từng giảng dạy để thấy rõ được việc vận dụng những định hướng về đổimới PPDH theo đặc thù bộ môn
Trang 17Khái niệm PPDH và các bình diện của PPDH
PPDH là khái niệm cơ bản của lí luận dạy học, nhưng đến nay vẫn còn
nhiều vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu và thống nhất trong cách định nghĩa,phân loại cũng như xác định mô hình cấu trúc của PPDH
Khái niệm PPDH có thể hiểu theo nghĩa rộng là những hình thức và cáchthức hoạt động của GV và HS trong những điều kiện dạy học xác định nhằm đạtđược mục tiêu dạy học
PPDH là một khái niệm phức hợp, có nhiều bình diện, phương diện khácnhau Có thể nêu ra một số đặc trưng của PPDH như sau: PPDH định hướng mụctiêu dạy học; PPDH là sự thống nhất của PP dạy và PP học; PPDH thực hiện thốngnhất chức năng đào tạo và giáo dục; PPDH là sự thống nhất của lôgíc nội dung dạyhọc và lôgíc tâm lí nhận thức; PPDH có mặt bên ngoài và mặt bên trong, mặtkhách quan và mặt chủ quan; PPDH là sự thống nhất của cách thức hành động vàphương tiện dạy học
Do tính phức hợp của khái niệm PPDH nên việc phân loại và mô tả cấu trúccủa khái niệm PPDH rất khác nhau và theo nhiều bình diện khác nhau như môhình cấu trúc 2 mặt của PPDH, mô hình 3, 4 thành tố cơ bản, Các nghiên cứu về
lí luận dạy học thường đề cập đến 3 cấp độ : Quan điểm dạy học (QĐDH) –Phương pháp dạy học (PPDH) – Kĩ thuật dạy học (KTDH)
- Quan điểm dạy học: là những định hướng tổng thể cho các hành động PP,
trong đó có sự kết hợp giữa các nguyên tắc dạy học làm nền tảng, những cơ sở líthuyết của của LLDH đại cương hay chuyên ngành, những điều kiện dạy học và tổchức cũng như những định hướng mang tính chiến lược dài hạn, có tính cươnglĩnh, là mô hình lí thuyết của PPDH Tuy nhiên các quan điểm dạy học chưa đưa ranhững mô hình hành động cũng như những hình thức xã hội cụ thể của PP
- Phương pháp dạy học: Khái niệm PPDH ở đây được hiểu với nghĩa hẹp,
đó là các PPDH, các mô hình hành động cụ thể PPDH cụ thể là những cách thứchành động của GV và HS nhằm thực hiện những mục tiêu DH xác định, phù hợpvới những nội dung và điều kiện dạy học cụ thể PPDH cụ thể quy định những môhình hoạt động của GV và HS PPDH cụ thể bao gồm những PP chung cho nhiềumôn và các PP đặc thù bộ môn Bên cạnh các PPDH truyền thống quen thuộc nhưthuyết trình, đàm thoại, trực quan, làm mẫu, có thể kể một số PP khác như: PPnghiên cứu trường hợp, PP điều phối, PP đóng vai,
- Kĩ thuật dạy học: là những động tác, cách thức hành động của GV và HS
trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạyhọc Các KTDH chưa phải là các PPDH độc lập Bên cạnh các KTDH thường
Trang 18dùng, có thể kể đến một số KTDH phát huy tính tích cực, sáng tạo của người họcnhư: KT công não, KT thông tin phản hồi, KT bể cá, KT tia chớp,
Quan điểm dạy học là khái niệm rộng, định hướng cho việc lựa chọn cácphương pháp dạy học cụ thể Các phương pháp dạy học là khái niệm hẹp hơn, đưa
ra mô hình hành động Kĩ thuật dạy học là khái niệm nhỏ nhất, thực hiện các tìnhhuống hành động Một quan điểm dạy học có những phương pháp dạy học phùhợp, một phương pháp dạy học có các kĩ thuật dạy học đặc thù Tuy nhiên, cónhững phương pháp phù hợp với nhiều quan điểm dạy học cũng như những kĩthuật dạy học dùng trong nhiều phương pháp khác nhau Vì vậy việc phân loại cácphương pháp dạy học cũng chỉ mang tính tương đối Trong thực tế, nhiều khingười ta dùng chung khái niệm phương pháp dạy học cho các bình diện, phươngdiện khác nhau vì chúng đều thuộc phạm trù phương pháp dạy học
Nhiệm vụ
1 Bạn hãy nêu ra một QĐDH, một PPDH và một KTDH được áp dụng chomột môn học cụ thể Xin hãy giải thích về sự lựa chọn của mình
Quan điểm, phương pháp và kĩ thuật dạy học phát huy tính tích cực
Nhiều tài liệu nghiên cứu về lí luận dạy học đã đưa ra một danh sách khá phong phú về các quan điểm, phương pháp và kĩ thuật dạy học Sau đây là minh hoạ cho mô hình 3 cấp độ: quan điểm dạy học, phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học nhằm phát huy tính tích cực của người học
Quan điểm dạy học giải quyết vấn đề
Dạy học giải quyết vấn đề (DHGQVĐ) là con đường quan trọng để pháthuy tính tích cực của học sinh Quan điểm dạy học này không xa lạ ở Việt Nam và
đã được trình bày trong hầu hết các giáo trình về PPDH đại cương và bộ môn Sauđây là những nội dung cơ bản của DHGQVĐ nhằm làm cơ sở cho việc xác địnhnhững PPDH phát huy tính tích cực
*Khái niệm ”vấn đề” và ”dạy học giải quyết vấn đề”
Vấn đề là những câu hỏi hay nhiệm vụ đặt ra mà việc giải quyết chung chưa cóquy luật sẵn cũng như những tri thức, kỹ năng sẵn có chưa đủ giải quyết mà cònkhó khăn, cản trở cần vượt qua Một vấn đề được đặc trưng bởi ba thành phần:
• Trạng thái xuất phát: không mong muốn
• Trạng thái đích: Trạng thái mong muốn
• Sự cản trở
Cấu trúc của vấn đề
Trang 19Vấn đề khác nhiệm vụ ở chỗ khi giải quyết một nhiệm vụ thì đã có sẵn trình tự vàcách thức giải quyết, cũng như những kiến thức kỹ năng đã có đủ để giải quyếtnhiệm vụ đó
Tình huống có vấn đề xuất hiện khi một cá nhân đứng trước một mục đích muốnđạt tới, nhận biết một nhiệm vụ cần giải quyết nhưng chưa biết bằng cách nào,chưa đủ phương tiện (tri thức, kỹ năng…) để giải quyết
Dạy học giải quyết vấn đề dựa trên cơ sở lý thuyết nhận thức Theo quan điểm củatâm lý học nhận thức, giải quyết vấn đề có vai trò đặc biệt quan trọng trong việcphát triển tư duy và nhận thức của con người ”Tư duy chỉ bắt đầu khi xuất hiệntình huống có vấn đề“ (Rubinstein) Vì vậy theo quan điểm dạy học giải quyết vấn
đề quá trình dạy học được tổ chức thông qua việc giải quyết các vấn đề
DHGQVĐ là một QĐDH nhằm phát triển năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giảiquyết vấn đề của học sinh Học sinh được đặt trong một tình huống có vấn đề,thông qua việc giải quyết vấn đề đó giúp học sinh lĩnh hội tri thức, kỹ năng vàphương pháp nhận thức
Có nhiều quan niệm cũng như tên gọi khác nhau đối với dạy học giải quyết vấn đề.Dạy học giải quyết vấn đề còn được gọi là dạy học nêu vấn đề, dạy học đặt và giảiquyết vấn đề Mục tiêu cơ bản của dạy học giải quyết vấn đề nhằm rèn luyệnnăng lực giải quyết vấn đề, tất nhiên trong đó cần bao gồm khả năng nhận biết,phát hiện vấn đề Dạy học GQVĐ không phải là một PPDH cụ thể mà là một quanđiểm dạy học, kiểu dạy học
* Cấu trúc của quá trình giải quyết vấn đề
Cấu trúc quá trình giải quyết vấn đề có thể mô tả qua các bước cơ bản sau đây:
Bước 1: Nhận biết vấn đề
Trong bước này cần phân tích tình huống đặt ra, nhằm nhận biết được vấn đề,trong dạy học thì đó là cần đặt học sinh vào tình huống có vấn đề Vấn đề cần đượctrình bày rõ ràng, còn gọi là phát biểu vấn đề
Bước 2 Tìm các phương án giải quyết
Nhiệm vụ của bước này là tìm các phương án khác nhau để giải quyết vấn đề Đểtìm các phương án giải quyết vấn đề, cần so sánh, liên hệ với những cách giảiquyết các vấn đề tương tự đã biết cũng như tìm các phương án gải quyết mới Cácphương án giải quyết đã tìm ra cần được sắp xếp, hệ thống hoá để xử lý ở giai
Trang 20đoạn tiếp theo Khi có khó khăn hoặc không tìm phương án giải quyết thì cần trởlại việc nhận biết vấn đề để kiểm tra lại việc nhận biết và hiểu vấn đề
Bước 3: Quyết định phương án giải quyết
Trong bước này cần quyết định phương án giải quyết vấn đề, tức là cần giải quyếtvấn đề Các phương án giải quyết đã được tìm ra cần được phân tích, so sánh vàđánh giá xem có thực hiện được việc giải quyết vấn đề hay không Nếu có nhiềuphương án có thể giải quyết thì cần so sánh để xác định phương án tối ưu Nếuviệc kiểm tra các phương án đã đề xuất đưa đến kết quả là không giải quyết đượcvấn đề thì cần trở lại giai đoạn tìm kiếm phương án giải quyết Khi đã quyết địnhđược phương án thích hợp, giải quyết được vấn đề tức là đã kết thúc việc giảiquyết vấn đề
Sơ đồ cấu trúc quá trình giải quyết vấn đề
* Vận dụng quan điểm dạy học GQVĐ
DH GQVĐ không phải một PPDH cụ thể mà là một quan điểm dạy học,nên có thể vận dụng trong hầu hết các hình thức và PPDH Trong các phương phápdạy học truyền thống cũng có thể áp dụng thuận lợi quan điểm DHGQVĐ nhưthuyết trình, đàm thoại để giải quyết vấn đề Về mức độ tự lực của học sinh cũng
có rất nhiều mức độ khác nhau Mức độ thấp nhất là GV thuyết trình theo quanđiểm DHGQVĐ, nhưng toàn bộ các bước trình bày vấn đề, tìm phương án giảiquyết và giải quyết vấn đề đều do GV thực hiện, học sinh tiếp thu như một mẫumực về cách GQVĐ Các mức độ cao hơn là học sinh tham gia từng phần vào cácbươc GQVĐ Mức độ cao nhất là học sinh độc lập giải quyết vấn đề, thực hiện tất
Vấn đề
1 NHẬN BIẾT VẤN ĐỀ
Phân tích tình huống, Nhận biết, trình bày vấn đề
2 TÌM CÁC PHƯƠNG ÁN GIẢI
QUYẾT
- So sánh với các nhiệm vụ đã giải quyết
- Tìm các cách giải quyết mới
Trang 21cả các bước của GQVVĐ, chẳng hạn thông qua thảo luân nhóm để GQVĐ, thôngqua thực nghiệm, nghiên cứu các trường hợp, thực hiện các dự án để GQVĐ
(Xem thêm trong phụ lục về các PPDH và KTDH )
2.2 Dự giờ thăm lớp
- Dự giờ thăm lớp nhằm giúp TTCM biết được việc chuẩn bị và thực hiện kếhoạch bài dạy của GV, qua đó biết trình độ GV, những thuận lợi và khó khăn vềchuyên môn, nghiệp vụ của GV trong giờ lên lớp; biết được mức độ thực hiện chuẩnkiến thức- kỹ năng trong CT của GV, mức độ đổi mới phương pháp dạy học (PPDH)
và việc sử dụng thiết bị dạy học của GV Quan sát mức độ tham gia của HS vào quátrình dạy học người dự giờ còn nhận biết được trình độ của HS và hiệu quả việc vậndụng PPDH tích cực của GV Sau buổi dự giờ thăm lớp sẽ có cuộc trao đổi, góp ý cho
GV đứng lớp Những nhận xét, góp ý của người dự giờ giúp GV biết được ưu điểm
và hạn chế về nội dung, PPDH của mình từ đó đúc kết những kinh nghiệm cho chínhbản thân Vì vậy việc dự giờ thăm lớp thực chất là nhằm góp phần nâng cao chấtlượng dạy và qua đó cải thiện kết quả học tập của HS
Việc dự giờ thăm lớp có tác động rất lớn đối với người được dự giờ và phầnnào tới ngay chính người dự giờ khi mục đích dự giờ được xác định rõ và công cụ dựgiờ, thể hiện qua phiếu dự giờ, được chuẩn bị cụ thể, chi tiết Phiếu dự giờ cần phảnánh được tất cả những vấn đề người dự giờ quan tâm, từ việc chuẩn bị kế họach bàidạy của GV, tới các hoạt động dạy của GV, học của HS với các nhận xét, đánh giá vềnội dung bài, tính khoa học, vừa sức, về tính phù hợp của các PPDH được sử dụng, hệthống câu hỏi có hợp lý và có thực sự phát huy việc học tích cực của HS, khả năngbao quát và xử lý tình huống sư phạm của GV; nhận xét về kết quả học của HS sautiết học, có đạt được mục tiêu của bài không? Tiết học có kết hợp được yêu cầu giáodục, tác động vào nhân cách người học, góp phần giáo dục kỹ năng sống cho HSkhông? Các yêu cầu trên được xây dựng thành tiêu chí và cho điểm để đo và đánh giáđược giờ dự Nội dung trao đổi sau dự giờ tập trung vào mức độ thực hiện chuẩn kiếnthức- kỹ năng của CT môn học; vào mức độ sử dụng hệ thống câu hỏi, các thiết bịdạy học được sử dụng; vào việc bao quát, qủan lý họat động học tập của HS; vào việc
xử lý các tính huống sư phạm và việc tạo điều kiện để HS tham gia tích cực thực sựvào giờ học Những ý kiến đóng góp sâu vào họat động và kết quả họat động dạy họcgiúp ích cho cả người dạy và người dự giờ Biên bản trao đổi chuyên môn, nghiệp vụsau giờ dự cần lưu trong hồ sơ dự giờ của tổ chuyên môn
Phiếu dự giờ
Hä tªn ngêi d¹y:
Trang 22vào kiến thức trọng tâm của bài học 2,5
1.2 Đạt được các yêu cầu theo chuẩn kiến
1.3 Có tính cập nhật, liên hệ thực tiễn, thể
2.1 Tổ chức hoạt động học tập linh hoạt sáng
tạo và phù hợp để đạt mục tiêu bài học 2,5
2.2 Thiết bị, đồ dùng, tư liệu,… được sử
dụng hợp lí ,hiệu quả 1,0
2.3 Các bài tập/nhiệm vụ giao cho HS đa
dạng, chú ý tính phân cho đối tượng,
2.5 HS được tạo điều kiện liên hệ những kiến
thức đã biết để phát hiện kiến thức mới,
rèn luyện kĩ năng, vận dụng vào thực tế
1,0
2.6 Phân bố thời gian cho các hoạt động
hợp lí Đảm bảo thời gian theo quy
Trang 23Tiêu chí đánh giá Điểm
o Yếu (dưới 10 điểm)
Việc dự giờ có thể tiến hành hẹp giữa các GV cùng chuyên môn hoặc mở rộngcho các GV cùng nhóm chuyên môn như nhóm môn khoa học tự nhiên, nhóm mônkhoa học xã hội Thông thường trong hội thao giảng, người dự giờ sẽ đông và đadạng hơn để có thể trao đổi, học tập lẫn nhau ở nhiều khía cạnh, nhất là về PPDH.Trong hội thao giảng, GV thường đầu tư nhiều cho việc sử dụng các phương tiện dạyhọc, nhất là các phương tiện có sự trợ giúp của công nghệ thông tin Việc làm đó mộtmặt giúp GV tự học hỏi và tăng cường được năng lực sư phạm của cá nhân, mặt khácgiúp các GV khác học hỏi thêm kinh nghiệm trong chuẩn bị bài dạy, trong quá trìnhtiến hành bài dạy
Hội thao giảng thường tổ chức mỗi năm học một lần trong khi việc dự giờ theochuyên môn hoặc theo tổ chuyên môn với GV của một số môn học được tổ chứcnhiều lần TTCM cũng có thể tiến hành dự giờ đột xuất khi thấy cần tìm hiểu việc dạy
và học của bất kỳ GV nào, của bất kỳ lớp học nào
Nhiệm vụ
1 Bạn hãy đọc kỹ phiếu dự giờ, trao đổi với đồng nghiệp về ý nghĩa của các tiêuchí trong phiếu Theo bạn, các tiêu chí và cách phân bố điểm trong phiếu đã hợp líchưa? Nếu chưa, cần bổ sung và điều chỉnh điểm nào?
2 Khi triển khai việc dự giờ, có những tình huống nào phức tạp làm bạn khó giảiquyết? Bạn hãy trao đổi với đồng nghiệp về những tình huống đó và tìm biện pháp
Trang 24giả quyết
Trong các khâu của quá trình dạy học, khâu kiểm tra đánh giá kết quả học tậpcủa HS có vai trò quyết định đến chất lượng dạy học Vì vậy các hoạt động phục vụcho việc đánh giá của GV đối với HS cần được quan tâm, đảm bảo kết quả đánh giákhách quan, đủ độ tin cậy, công khai, công bằng và minh bạch Để đảm bảo các yêucầu đó, TTCM cần quan tâm, chỉ đạo từ bước hướng dẫn HS ôn luyện, soạn đề kiểmtra (câu hỏi và đáp án, điểm), tổ chức kiểm tra, thi học kỳ, cuối năm học, chấm bài vàlên bảng điểm theo đúng những văn bản hướng dẫn của Bộ, Sở và Phòng GD
Nhiệm vụ
1 Bạn đã tổ chức trao đổi trong tổ chuyên môn về công văn số 8773/BGD GDTrH ra ngày 30/12/2010 chưa? Điểm nào trong văn bản kèm theo công văn bạncho là khó thực hiện nhất? Theo bạn, làm thế nào để khắc phục khó khăn đó ?
2 Trong tình huống có thông tin về việc GV trong tổ chuyên môn của bạn ra đềkiểm tra và chấm bài không khách quan và công bằng, bạn sẽ xử lý thế nào?
3 Còn có những tình huống nào bạn gặp phải liên quan đến công tác kiểm tra,đánh giá kết quả của HS mà bạn mong muốn trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệpcùng giải quyết?
2.3 Tổ chức tọa đàm, trao đổi liên bộ môn về thực hiện DH theo CT môn học:
Các tổ chuyên môn trong trường phổ thông thường hoạt động độc lập do mỗi
môn học có đặc điểm riêng về nội dung Tuy nhiên cùng thực hiện mục tiêu giáo dục,cùng thực hiện các hoạt động dạy học theo sự chỉ đạo chung nên có một số vấn đề cóthể trao đổi để giúp cho việc tiếp cận và hiểu những yêu cầu của chỉ đạo tốt hơn và cóthể trao đổi để tìm ra biện pháp giải quyết hữu hiệu hơn Ví dụ trong việc khai thácchuẩn kiến thức- kỹ năng của CT môn học khi chuẩn bị kế hoạch bài dạy, ra đề kiểmtra, đề thi học kỳ; trong việc tiến hành đổi mới PPDH, vận dụng thành tựu của côngnghệ thông tin vào dạy học, trong việc xây dựng ma trận khi ra đề kiểm tra; trong việcdậy học theo chương trình chuẩn và chương trình nâng cao của 8 môn ở THPT; trongviệc thực hiện tích hợp vào dạy học một số môn học các yêu cầu của xã hội như giáodục bảo vệ môi trường, giáo dục phòng chống tệ nạn ma túy, giáo dục kỹ năngsống,
Vấn đề mà các tổ chuyên môn có thể cùng trao đổi, thảo luận và đề xuất cácgiải pháp để giải quyết là tương đối nhiều Tuy nhiên trong mỗi năm học chỉ có thể tổchức được hai hoặc ba cuộc tọa đàm Để có được buổi tọa đàm có chất lượng, các tổtrưởng chuyên môn cần thành lập một bộ phận tổ chức để chuẩn bị chu đáo cho buổitọa đàm Bộ phận tổ chức sẽ xác định vấn đề, mục đích tọa đàm và kết quả cần đạtđược; lựa chọn nội dung, phân công người chuẩn bị báo cáo đề dẫn, phân công người
Trang 25chuẩn bị địa điểm, máy móc thiết bị cần thiết (Microo, loa, máy chiếu, nếu cần), đềnghị một số người chủ động tiếp cận trước vấn đề để có ý kiến khởi động cuộc tọađàm, tạo không khí sôi nổi kích thích GV tham gia trao đổi Tọa đàm là mọi ngườitham gia đều có quyền đưa ra ý kiến cá nhân nên người điều khiển cần chú ý tạokhông khí cởi mở, không phê phán, chỉ trích gây căng thẳng.
Việc lựa chọn được vấn đề được nhiều người quan tâm để đưa ra trong buổi tọađàm là rất quan trọng Nó đảm bảo được cuộc tọa đàm có chất lượng, mang hơi thởcủa thực tiễn nhà trường Các tổ trưởng chuyên môn nên trao đổi, thăm dò từ GVtrong tổ của mình, quan tâm tới những vấn đề mà GV thường đưa ra tranh luận, mongmuốn được tìm hiểu Ví dụ sau hè 2010, tại thời điểm Bộ vừa tập huấn dạy học vàkiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức- kỹ năng trong CT môn học, GV còn rất lúngtúng khi tiếp cận văn bản, việc tọa đàm trao đổi giữa các tổ chuyên môn sẽ giúp GVtiếp cận được chuẩn kiến thức- kỹ năng và sử dụng được tài liệu hướng dẫn thực hiệnchuẩn, hạn chế được sự phụ thuộc vào SGK
Nhiệm vụ
1 Bạn hãy trao đổi với đồng nghiệp và lựa chọn ra 3 vấn đề để tổ chức trao đổi,tọa đàm với tổ chuyên môn khác trong trường các bạn Sau đó hãy chọn một vấn đề
và xây dựng kế hoạch tọa đàm cho trường bạn
2.4 Báo cáo Ban giám hiệu việc thực hiện quản lý CTGDPT của tổ chuyên môn:
Tổ chuyên môn là một bộ phận trong cơ cấu trường THCS và THPT Cáchọat động của tổ được diễn ra dưới sự chỉ đạo chung của Ban giám hiệu trường,cùng thực hiện kế hoạch chung của trường và chịu sự quản lý trực tiếp của lãnhđạo trường Vì vậy TTCM có trách nhiệm báo caó các hoạt động, cách thức tổchức và kết quả của các họat động cho lãnh đạo phụ trách trực tiếp tổ mình
Có 2 dạng baó cáo: định kỳ và đột xuất Báo cáo định kỳ được thực hiệntrong hội nghị liên tịch Hiện nay phần lớn các trường đơn giản hóa việc báo cáo
và thay thế báo cáo bằng việc phản ánh (báo cáo miệng) hoạt động của tổ chuyênmôn Để có thể tổng hợp kết quả hoạt động của các tổ chuyên môn, các tổ trưởngcần chuẩn bị báo cáo định kỳ theo một khung thống nhất và báo cáo thường đượcchuẩn bị sau mỗi học kỳ Nội dung báo cáo thể hiện được những công việc, họatđộng đã thực hiện theo kế hoạch của tổ chuyên môn, chú ý tập trung vào việc dạyhọc theo chuẩn kiến thức- kỹ năng của CT môn học, vào kết quả học tập của HSsau mỗi học kỳ, vào kết quả nhận xét, đánh giá GV theo chuẩn GV sau mỗi nămhọc và vào những vấn đề mà nhà trường quan tâm trong năm học đó Ví dụ về việcbiên sọan đề kiểm tra theo hướng dẫn của Bộ
Báo cáo đột xuất khi tổ chuyên môn có những việc bất thường cần xin ý kiếnlãnh đạo, từ những việc liên quan đến chuyên môn tới những việc cần giải quyết
Trang 26trong quan hệ giữa các tổ viên hoặc giữa GV với HS, Thông thường, trướcnhững việc đột xuất, TTCM trình bày với lãnh đạo nhà trường và xin ý kiến chỉđạo trực tiếp.
Nhiệm vụ
1 Theo bạn các báo caó của tổ chuyên môn có tác dụng gì đối với nhà trường
và đối với chính tổ chuyên môn của bạn
2 Các vấn đề đột xuất bạn phải trình bày và xin ý kiến lãnh đạo trường là gì?
III Gợi ý việc triển khai tập huấn về quản lý hoạt động dạy học trong trường THCS, THPT tại địa phương (
• Với tư cách là cán bộ quản lí, người sẽ thực hiện các khoá tập huấn về quản lí hoạt động dạy học của tổ trưởng chuyên môn trường THCS và THPT, bạn hãy xây dựng kế hoạch cho một khoá tập huấn với những yêu cầu cụ thể sau đây:
1 Xác định mục tiêu của khoá tập huấn
2 Thời gian thực hiện
3 Các nội dung tiến hành (tương ứng với từng buổi/ngày)
Với mỗi nội dung, cần xác định:
- Nhiệm vụ đặt ra đối với người học
- Các tài liệu nguồn GV sẽ sử dụng trong quá trình làm việc
- Phương pháp và tiến trình thực hiện
II VỀ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤCPHỔ THÔNG
III MỘT SỐ VĂN BẢN CỦA BỘ LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ DẠY HỌC
IV TƯ LIỆU VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC
V CÁC KẾ HOẠCH BÀI DẠY
(Xin xem các trang tiếp theo)
Trang 27PHỤ LỤC
I VỀ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1 Dạy - Hoạt động của giáo viên: Trong nội dung dưới đây, sẽ chỉ đề cập
một số lưu ý trong các hoạt động dạy của GV Đó là:
+ Soạn bài (giáo án/ lập kế hoạch bài dạy): Điều cần quan tâm là việc soạn
bài cần căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình môn học, được thểhiện tương đối rõ trong tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng mônhọc Mục tiêu từng bài phải đảm bảo có thể quan sát được Do đó mục tiêu cầnbiểu đạt bằng các động từ (nêu được, mô tả được, giải thích được, vẽ được ) Cácmục tiêu về kiến thức cần đạt theo mức độ nhận thức: biết, hiểu, vận dụng và một
số môn có cả các bước phân tích tổng hợp và đánh giá (theo thang nhận thức củaBloom) Các mục tiêu về kỹ năng thể hiện mức độ thành thạo của chúng GV cần
dự kiến hoạt động của thầy- trò sẽ diễn ra trong quá trình dạy học trong khuôn khổ
1 tiết học; dự kiến tổ chức các hoạt động của HS, những gợi ý, hướng dẫn chotừng hoạt động của HS trong sử dụng thiết bị dạy học, sách giáo khoa (SGK)nhằm đạt được mục tiêu môn học; chuẩn bị công cụ để xem xét việc đạt mục tiêugiờ học như xây dựng các câu hỏi, bài tập kiểm tra nhanh kiến thức, kỹ năng sau
Trang 28mỗi tiết học; đưa ra những việc HS cần làm sau tiết học nhằm củng cố và vận dụngkiến thức, kỹ năng mà HS tiếp nhận được qua bài học.
+ Tiến hành bài giảng trên lớp: Theo yêu cầu đổi mới PPDH, GV cần tổ
chức cho HS làm việc với nhiều hình thức khác nhau (cá nhân, nhóm, cả lớp, làmviệc với SGK, tư liệu, thiết bị DH) theo các hoạt động đã được dự kiến trong giáo
án Trong quá trình tổ chức cho HS họat động, GV cần bao quát việc học của mọi
HS trong lớp để có sự hỗ trợ kịp thời và phù hợp
+ Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh: Điều cần lưu ý là mục
đích kiểm tra không chỉ để đánh giá, xếp loại HS mà còn nhằm giúp GV nhận biếtnhững hạn chế trong hoạt động dạy và tự điều chỉnh việc giảng dạy của mình vàgiúp HS biết những điểm yếu, cần bổ sung, sửa chữa Vì vậy việc ghi lời nhận xétcủa GV vào bài làm của HS, việc sửa và trả bài sau mỗi lần kiểm tra, nhất là đốivới bài kiểm tra từ 45’ trở lên đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ thàytrò điều chỉnh họat động DH Trước yêu cầu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của
HS theo chuẩn kiến thức, kỹ năng hiện GV còn gặp nhiều lúng túng nên cần có sự
hỗ trợ thường xuyên của tổ chuyên môn
2 Học của học sinh: phải đảm bảo là học tích cực Bản chất của học là
họat động tích cực Song nếu không quan tâm tới những hành động cụ thể, tính tích cực không thể phát huy được Học tích cực thể hiện qua các họat động được thường xuyên sử dụng trong quá trình dạy học Đó là: nghe, nói, viết, đọc, phản hồi Trong quá trình này HS cần thực hiện các hoạt động khám phá, thực hiện theotiến trình, áp dụng thông tin và GV phải tạo cơ hội, khuyến khích HS, phát triển các kỹ năng của HS
Dưới đây sẽ giới thiệu một vài yêu cầu, biểu hiện của nghe tích cực:
(i) Chú ý: Buộc người ta phải lắng nghe người khác một cách chăm chú.
Tránh được những sự hiểu lầm Có xu hướng mở lòng người khác, khiến họ nóinhiều hơn
(ii) Tập trung chú ý: Nhìn thẳng vào người nói Gác lại những suy nghĩ làm
mất tập trung Đừng chuẩn bị sự phản đối trong tâm trí! Tránh bị phân tán bởi yếu
tố ngoại cảnh “Nghe” ngôn ngữ cơ thể của người nói Cố gắng không nói chuyệnriêng
(iii) Thể hiện rằng bạn đang lắng nghe: Thỉnh thoảng gật đầu Cười và sử
dụng các cách biểu đạt trên khuôn mặt Lưu ý “ngôn ngữ cơ thể” của bạn và đảmbảo rằng bạn thể hiện thái độ cởi mở và mời gọi người khác nói Khuyến khíchngười nói tiếp tục bằng cách đưa ra những nhận xét ngắn gọn (“vâng” hoặc “ừhư”)
Trang 29(iv) Cung cấp thông tin phản hồi: Suy nghĩ về điều vừa được nói bằng cách
diễn đạt khác (“Điều tôi vừa nghe là…” hoặc “Có vẻ như bạn đang nói rằng…”.Hỏi câu hỏi để làm rõ một số điểm (Ví dụ: “Bạn hàm ý gì khi nói rằng…?” hoặc
“Đó có phải là điều bạn muốn nói không?”) Thỉnh thoảng tóm tắt lại những nhậnxét của người nói
(v) Không vội đánh giá: Để cho người kia nói xong Không ngắt lời bằng
những tranh cãi đối lập
(vi) Đối đáp hợp lý: Hãy thật thà, cởi mở và thành thật khi đối đáp Đưa ra
ý kiến của mình một cách tôn trọng Cư xử với người kia theo cách mà họ mongmuốn
II VỀ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤCPHỔ THÔNG
Theo quan điểm hiện đại, chương trình giáo dục phổ thông có ba chức năng
cơ bản:
Thứ nhất, là phương tiện quản lí, tổ chức quá trình giáo dục: trong văn bản
chương trình có các hoạt động cần thiết của người dạy và người học để người họclĩnh hội được nội dung học vấn đã qui định Những hoạt động này được mô tả quacác yếu tố cơ bản như mục đích, mục tiêu, hệ thống hành động (thể hiện qua việcđộng từ hóa các mục tiêu cụ thể), phương pháp tiến hành, phương tiện, công cụ,kết quả và phương thức đánh giá chúng
Thứ hai, là công cụ quản lí chất lượng Việc quản lý chất lượng được thực
hiện qua :
- Quản lý nội dung học vấn, được phản ánh qua các môn học, gồm các lĩnh
vực Nhận thức (tri thức, sự hiểu và kĩ năng áp dụng tri thức, kĩ năng phân tổng hợp, kĩ năng đánh giá); Năng lực xúc cảm (thái độ, kĩ năng biểu cảm và thể
tích-hiện các chuẩn mực của xã hội); Năng lực vận động tâm lí và thể chất (kĩ năng
phối hợp hoạt động trí tuệ và vận động thể chất, kĩ năng tiến hành các hoạt độngthực tiễn)
- Quản lý các hoạt động dạy và học: có bao nhiêu hoạt động, được thực hiệnnhư thế nào, bằng những nguồn lực nào, ai phải thực hiện, thực hiện để làm gì vàvới qui mô nào
Trang 30- Quản lý việc thực hiện CT: nội dung và cấu trúc SGK, các học liệu khác
như phương tiện và thiết bị dạy học, thí nghiệm, thực hành, thực nghiệm,…
- Quản lý kết quả thực hiện CT: đo lường, kiểm định và đánh giá kết quả
giảng dạy và học tập theo lĩnh vực và tổng thể, kể cả hạnh kiểm học sinh và đạo
đức nghề nghiệp của giáo viên
Thứ ba, là phương tiện quản lí, điều hành giáo dục: quản lí, chỉ đạo chuyên
môn; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên; kiểm tra, thi và đánh giá giáo dục; xác định học
chế;…
III MỘT SỐ VĂN BẢN CỦA BỘ LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ DẠY HỌC
1 Văn bản hướng dẫn biên soạn đề kiểm tra:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Số: 8773/BGDĐT-GDTrH
V/v: Hướng dẫn biên soạn đề kiểm tra
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2010
Kính gửi: Các Sở Giáo dục và Đào tạo
Thực hiện Chỉ thị số 3399/CT-BGDĐT, ngày 16/8/2010 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về Nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo
dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học
2010-2011; Công văn số 4718/BGDĐT-GDTrH ngày 11/8/2010 của Bộ GDĐT về
Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục trung học năm học 2010-2011; nhằm tiếp
tục đổi mới công tác thi, kiểm tra đánh giá, thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy
học, thực hiện thống nhất trong tất cả các trường trung học cơ sở (THCS), trường
trung học phổ thông (THPT), các trung tâm giáo dục thường xuyên (TTGDTX) về
quy trình và kĩ thuật biên soạn đề thi, đề kiểm tra kết quả học tập của học sinh theo
ma trận đề, Bộ GDĐT chỉ đạo thực hiện việc biên soạn đề kiểm tra theo các yêu
cầu cụ thể sau (văn bản đính kèm)
Bộ GDĐT yêu cầu các Sở GDĐT chỉ đạo các Phòng GDĐT và các
trường THCS, THPT, các TTGDTX tổ chức thực hiện tốt các công việc sau:
1 Đối với sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo:
1.1 Tổ chức cho các phòng, ban chuyên môn nghiên cứu, thảo luận văn
bản để thống nhất quan điểm và cách thực hiện;
Trang 311.2 Cử cán bộ, giáo viên tham dự các lớp tập huấn do Bộ GDĐT tổ chức
vào tháng 01/2011 và tiến hành tập huấn lại cho toàn bộ cán bộ quản lí và giáoviên ngay đầu học kì II năm học 2010-2011;
1.3 Ban hành văn bản chỉ đạo các Phòng GDĐT, các trường THCS,
THPT, các TTGDTX tổ chức thực hiện theo nội dung văn bản này ngay từhọc kì II, năm học 2010-2011
2 Đối với các trường THPT, THCS, TTGDTX
2.1 Theo sự chỉ đạo của Sở/Phòng GDĐT, Hiệu trưởng các trường,Giám đốc TTGDTX tổ chức cho tổ chuyên môn và giáo viên nghiên cứu, thảoluận nội dung văn bản; tham khảo các tài liệu về đánh giá kết quả học tập củahọc sinh để hiểu rõ các nội dung và tổ chức thực hiện việc biên soạn đề thi, đềkiểm tra kết quả học tập của học sinh theo ma trận đề;
2.2 Trước mắt các tổ chuyên môn biên soạn đề kiểm tra theo ma trận đềcủa các chương, học kì và cuối năm đảm bảo các yêu cầu như văn bản quy định.Sau đó mỗi giáo viên phải tự xây dựng được ma trận và biên soạn đề kiểm trađảm bảo các yêu cầu
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc xin phản ánh về Bộ GDĐT
(qua Vụ Giáo dục Trung học hoặc qua email: vugdtrh@moet.edu.vn hoặc Vụ GDTX, email: vugdtx@moet.edu.vn).
Trang 32BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA (Kèm theo công văn số 8773/BGDĐT-GDTrH ngày 30 tháng 12 năm 2010
và cho bản thân học sinh, để học sinh học tập đạt kết quả tốt hơn
Đánh giá kết quả học tập của học sinh cần sử dụng phối hợp nhiều công cụ,phương pháp và hình thức khác nhau Đề kiểm tra là một trong những công cụđược dùng khá phổ biến để đánh giá kết quả học tập của học sinh
Để biên soạn đề kiểm tra cần thực hiện theo quy trình sau:
Bước 1 Xác định mục đích của đề kiểm tra
Đề kiểm tra là một công cụ dùng để đánh giá kết quả học tập của học sinhsau khi học xong một chủ đề, một chương, một học kì, một lớp hay một cấp họcnên người biên soạn đề kiểm tra cần căn cứ vào mục đích yêu cầu cụ thể của việckiểm tra, căn cứ chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình và thực tế học tập củahọc sinh để xây dựng mục đích của đề kiểm tra cho phù hợp
Bước 2 Xác định hình thức đề kiểm tra
Đề kiểm tra (viết) có các hình thức sau:
1) Đề kiểm tra tự luận;
2) Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan;
3) Đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trên: có cả câu hỏi dạng tự luận và câuhỏi dạng trắc nghiệm khách quan
Mỗi hình thức đều có ưu điểm và hạn chế riêng nên cần kết hợp một cáchhợp lý các hình thức sao cho phù hợp với nội dung kiểm tra và đặc trưng môn học
để nâng cao hiệu quả, tạo điều kiện để đánh giá kết quả học tập của học sinh chínhxác hơn
Nếu đề kiểm tra kết hợp hai hình thức thì nên có nhiều phiên bản đề khácnhau hoặc cho học sinh làm bài kiểm tra phần trắc nghiệm khách quan độc lập vớiviệc làm bài kiểm tra phần tự luận: làm phần trắc nghiệm khách quan trước, thubài rồi mới cho học sinh làm phần tự luận
Bước 3 Thiết lập ma trận đề kiểm tra (bảng mô tả tiêu chí của đề kiểm tra)
Trang 33Lập một bảng có hai chiều, một chiều là nội dung hay mạch kiến thức, kĩ năngchính cần đánh giá, một chiều là các cấp độ nhận thức của học sinh theo các cấp độ:nhận biết, thông hiểu và vận dụng (gồm có vận dụng ở cấp độ thấp và vận dụng ở cấp
độ cao)
Trong mỗi ô là chuẩn kiến thức kĩ năng chương trình cần đánh giá, tỉ lệ %
số điểm, số lượng câu hỏi và tổng số điểm của các câu hỏi
Số lượng câu hỏi của từng ô phụ thuộc vào mức độ quan trọng của mỗichuẩn cần đánh giá, lượng thời gian làm bài kiểm tra và trọng số điểm quy địnhcho từng mạch kiến thức, từng cấp độ nhận thức
KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA (Dùng cho loại đề kiểm tra TL hoặc TNKQ)
Cấp độ cao
Chủ đề 1
Chuẩn
KT, KNcần kiểmtra (Ch)
Trang 34KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA (Dùng cho loại đề kiểm tra kết hợp TL và TNKQ)
Số câu
Số điểm
Số câu Số điểm
Số câu Số điểm
Số câu Số điểm
Số câu điểm= %
Số câu Số điểm
Số câu điểm= %
Số câu Số điểm
Số câu điểm= %
Các bước cơ bản thiết lập ma trận đề kiểm tra: (minh họa tại phụ lục)
B1 Liệt kê tên các chủ đề (nội dung, chương ) cần kiểm tra;
B2 Viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy;
B3 Quyết định phân phối tỉ lệ % tổng điểm cho mỗi chủ đề (nội dung,
chương );
B4 Quyết định tổng số điểm của bài kiểm tra;
Trang 35B5 Tính số điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương ) tương ứng với tỉ lệ
%;
B6 Tính tỉ lệ %, số điểm và quyết định số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng;
B7 Tính tổng số điểm và tổng số câu hỏi cho mỗi cột;
B8 Tính tỉ lệ % tổng số điểm phân phối cho mỗi cột;
B9 Đánh giá lại ma trận và chỉnh sửa nếu thấy cần thiết
Cần lưu ý:
- Khi viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy:
+ Chuẩn được chọn để đánh giá là chuẩn có vai trò quan trọng trongchương trình môn học Đó là chuẩn có thời lượng quy định trong phân phốichương trình nhiều và làm cơ sở để hiểu được các chuẩn khác
+ Mỗi một chủ đề (nội dung, chương ) nên có những chuẩn đại diện đượcchọn để đánh giá
+ Số lượng chuẩn cần đánh giá ở mỗi chủ đề (nội dung, chương ) tương ứngvới thời lượng quy định trong phân phối chương trình dành cho chủ đề (nội dung,chương ) đó Nên để số lượng các chuẩn kĩ năng và chuẩn đòi hỏi mức độ tư duycao (vận dụng) nhiều hơn
- Quyết định tỉ lệ % tổng điểm phân phối cho mỗi chủ đề (nội dung,
chương ):
Căn cứ vào mục đích của đề kiểm tra, căn cứ vào mức độ quan trọng củamỗi chủ đề (nội dung, chương ) trong chương trình và thời lượng quy định trongphân phối chương trình để phân phối tỉ lệ % tổng điểm cho từng chủ đề
- Tính số điểm và quyết định số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng
Căn cứ vào mục đích của đề kiểm tra để phân phối tỉ lệ % số điểm cho mỗichuẩn cần đánh giá, ở mỗi chủ đề, theo hàng Giữa ba cấp độ: nhận biết, thônghiểu, vận dụng theo thứ tự nên theo tỉ lệ phù hợp với chủ đề, nội dung và trình độ,năng lực của học sinh
+ Căn cứ vào số điểm đã xác định ở B5 để quyết định số điểm và câu hỏitương ứng, trong đó mỗi câu hỏi dạng TNKQ phải có số điểm bằng nhau
+ Nếu đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trắc nghiệm khách quan và tựluận thì cần xác định tỉ lệ % tổng số điểm của mỗi một hình thức sao cho thíchhợp
Bước 4 Biên soạn câu hỏi theo ma trận
Việc biên soạn câu hỏi theo ma trận cần đảm bảo nguyên tắc: loại câu hỏi,
số câu hỏi và nội dung câu hỏi do ma trận đề quy định, mỗi câu hỏi TNKQ chỉkiểm tra một chuẩn hoặc một vấn đề, khái niệm
Trang 36Để các câu hỏi biên soạn đạt chất lượng tốt, cần biên soạn câu hỏi thoả mãn
các yêu cầu sau: (ở đây trình bày 2 loại câu hỏi thường dùng nhiều trong các đề
3) Câu dẫn phải đặt ra câu hỏi trực tiếp hoặc một vấn đề cụ thể;
4) Không nên trích dẫn nguyên văn những câu có sẵn trong sách giáo khoa;
5) Từ ngữ, cấu trúc của câu hỏi phải rõ ràng và dễ hiểu đối với mọi họcsinh;
6) Mỗi phương án nhiễu phải hợp lý đối với những học sinh không nắmvững kiến thức;
7) Mỗi phương án sai nên xây dựng dựa trên các lỗi hay nhận thức sai lệchcủa học sinh;
8) Đáp án đúng của câu hỏi này phải độc lập với đáp án đúng của các câuhỏi khác trong bài kiểm tra;
9) Phần lựa chọn phải thống nhất và phù hợp với nội dung của câu dẫn;10) Mỗi câu hỏi chỉ có một đáp án đúng, chính xác nhất;
11) Không đưa ra phương án “Tất cả các đáp án trên đều đúng” hoặc
“không có phương án nào đúng”.
b Các yêu cầu đối với câu hỏi tự luận
1) Câu hỏi phải đánh giá nội dung quan trọng của chương trình;
2) Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và
số điểm tương ứng;
3) Câu hỏi yêu cầu học sinh phải vận dụng kiến thức vào các tình huốngmới;
4) Câu hỏi thể hiện rõ nội dung và cấp độ tư duy cần đo;
5) Nội dung câu hỏi đặt ra một yêu cầu và các hướng dẫn cụ thể về cáchthực hiện yêu cầu đó;
6) Yêu cầu của câu hỏi phù hợp với trình độ và nhận thức của học sinh;7) Yêu cầu học sinh phải hiểu nhiều hơn là ghi nhớ những khái niệm, thông tin;8) Ngôn ngữ sử dụng trong câu hỏi phải truyền tải được hết những yêu cầucủa cán bộ ra đề đến học sinh;
9) Câu hỏi nên gợi ý về: Độ dài của bài luận; Thời gian để viết bài luận;
Các tiêu chí cần đạt
Trang 3710) Nếu câu hỏi yêu cầu học sinh nêu quan điểm và chứng minh cho quanđiểm của mình, câu hỏi cần nêu rõ: bài làm của học sinh sẽ được đánh giá dựa trênnhững lập luận logic mà học sinh đó đưa ra để chứng minh và bảo vệ quan điểmcủa mình chứ không chỉ đơn thuần là nêu quan điểm đó.
Bước 5 Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm
Việc xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm đối với bài kiểm tracần đảm bảo các yêu cầu:
Nội dung: khoa học và chính xác Cách trình bày: cụ thể, chi tiết nhưngngắn gọn và dễ hiểu, phù hợp với ma trận đề kiểm tra
Cần hướng tới xây dựng bản mô tả các mức độ đạt được để học sinh có thể tựđánh giá được bài làm của mình (kĩ thuật Rubric)
Cách tính điểm
a Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan
Cách 1: Lấy điểm toàn bài là 10 điểm và chia đều cho tổng số câu hỏi
Ví dụ: Nếu đề kiểm tra có 40 câu hỏi thì mỗi câu hỏi được 0,25 điểm.
Cách 2: Tổng số điểm của đề kiểm tra bằng tổng số câu hỏi Mỗi câu trả lời
đúng được 1 điểm, mỗi câu trả lời sai được 0 điểm
Sau đó qui điểm của học sinh về thang điểm 10 theo công thức:
ax
10
m
X
X , trong đó + X là số điểm đạt được của HS;
+ X max là tổng số điểm của đề
Ví dụ: Nếu đề kiểm tra có 40 câu hỏi, mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm,
một học sinh làm được 32 điểm thì qui về thang điểm 10 là: 10.32 8
40 điểm
b Đề kiểm tra kết hợp hình thức tự luận và trắc nghiệm khách quan
Cách 1: Điểm toàn bài là 10 điểm Phân phối điểm cho mỗi phần TL,
TNKQ theo nguyên tắc: số điểm mỗi phần tỉ lệ thuận với thời gian dự kiến họcsinh hoàn thành từng phần và mỗi câu TNKQ có số điểm bằng nhau
Ví dụ: Nếu đề dành 30% thời gian cho TNKQ và 70% thời gian dành cho
TL thì điểm cho từng phần lần lượt là 3 điểm và 7 điểm Nếu có 12 câu TNKQ thìmỗi câu trả lời đúng sẽ được 3 0, 25
12 điểm
Cách 2: Điểm toàn bài bằng tổng điểm của hai phần Phân phối điểm cho
mỗi phần theo nguyên tắc: số điểm mỗi phần tỉ lệ thuận với thời gian dự kiến học
Trang 38sinh hoàn thành từng phần và mỗi câu TNKQ trả lời đúng được 1 điểm, sai được 0điểm.
Khi đó cho điểm của phần TNKQ trước rồi tính điểm của phần TL theocông thức sau:
+ T TL là số thời gian dành cho việc trả lời phần TL
+ T TN là số thời gian dành cho việc trả lời phầnTNKQ
Chuyển đổi điểm của học sinh về thang điểm 10 theo công thức:
ax
10
m
X
X , trong đó + X là số điểm đạt được của HS;
+ X max là tổng số điểm của đề
Ví dụ: Nếu ma trận đề dành 40% thời gian cho TNKQ và 60% thời gian
dành cho TL và có 12 câu TNKQ thì điểm của phần TNKQ là 12; điểm của phần
tự luận là: 12.60 18
40
TL
X Điểm của toàn bài là: 12 + 18 = 30 Nếu một học sinh
đạt được 27 điểm thì qui về thang điểm 10 là: 10.27 9
30 điểm
c Đề kiểm tra tự luận
Cách tính điểm tuân thủ chặt chẽ các bước từ B3 đến B7 phần Thiết lập matrận đề kiểm tra, khuyến khích giáo viên sử dụng kĩ thuật Rubric trong việc tính
điểm và chấm bài tự luận (tham khảo các tài liệu về đánh giá kết quả học tập của học sinh).
Bước 6 Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra
Sau khi biên soạn xong đề kiểm tra cần xem xét lại việc biên soạn đề kiểmtra, gồm các bước sau:
1) Đối chiếu từng câu hỏi với hướng dẫn chấm và thang điểm, phát hiệnnhững sai sót hoặc thiếu chính xác của đề và đáp án Sửa các từ ngữ, nội dung nếuthấy cần thiết để đảm bảo tính khoa học và chính xác
2) Đối chiếu từng câu hỏi với ma trận đề, xem xét câu hỏi có phù hợp vớichuẩn cần đánh giá không? Có phù hợp với cấp độ nhận thức cần đánh giá không?
Số điểm có thích hợp không? Thời gian dự kiến có phù hợp không? (giáo viên tựlàm bài kiểm tra, thời gian làm bài của giáo viên bằng khoảng 70% thời gian dựkiến cho học sinh làm bài là phù hợp)
Trang 393) Thử đề kiểm tra để tiếp tục điều chỉnh đề cho phù hợp với mục tiêu,
chuẩn chương trình và đối tượng học sinh (nếu có điều kiện, hiện nay đã có một số phần mềm hỗ trợ cho việc này, giáo viên có thể tham khảo).
4) Hoàn thiện đề, hướng dẫn chấm và thang điểm
*
* *
3 Quyết định Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 40/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 51/2008/QĐ-BGDĐT Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2008
QUYẾT ĐỊNH Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 40/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 10 năm 2006
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 củaChính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơquan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chínhphủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục
và Đào tạo;
Căn cứ Quyết định số 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02 tháng 4 năm 2007 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở,trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh
trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số40/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục vàĐào tạo như sau:
1 Khoản 1 Điều 6 được sửa đổi như sau:
Trang 40"1 Hình thức đánh giá, các loại điểm trung bình, nhận xét kết quả học tập:a) Kiểm tra và cho điểm các bài kiểm tra; nhận xét kết quả học tập:
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo lựa chọn quyết định áp dụng một trong haihình thức đánh giá: bằng điểm hoặc bằng nhận xét kết quả học tập đối với các mônhọc Âm nhạc, Mỹ thuật cấp THCS, môn Thể dục cấp THCS và cấp THPT; nếuđánh giá bằng nhận xét kết quả học tập thì vẫn xếp thành 5 loại như quy định tạikhoản 2 Điều 5 Quy chế này
b) Tính điểm trung bình môn học và tính điểm trung bình các môn học; nhậnxét kết quả học tập sau một học kỳ, một năm học:
- Đối với các môn học Âm nhạc, Mỹ thuật cấp THCS và Thể dục cả cấpTHCS và cấp THPT, trong trường hợp đánh giá bằng nhận xét kết quả học tập thìvẫn xếp loại trung bình môn học và xếp thành 5 loại như quy định tại khoản 2 Điều
5 Quy chế này; kết quả xếp loại trung bình môn học được lấy để tham gia xếp loạihọc lực mỗi học kỳ và cả năm học;
- Các môn học còn lại được đánh giá bằng điểm, tính điểm trung bình mônhọc và tham gia tính điểm trung bình các môn học sau một học kỳ, một năm học"
2 Điều 9 được sửa đổi như sau:
"Điều 9 Hệ số điểm môn học khi tham gia tính điểm trung bình các môn học kỳ và cả năm học”
1 Đối với THCS:
a) Hệ số 2: môn Toán, môn Ngữ văn;
b) Hệ số 1: các môn còn lại, trừ các môn đánh giá bằng nhận xét kết quả họctập nói tại Điều 6 Quy chế này
2 Đối với THPT:
a) Ban Khoa học tự nhiên (KHTN):
- Hệ số 2: các môn Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học;
- Hệ số 1: các môn còn lại, trừ môn Thể dục nếu đánh giá bằng nhận xét kếtquả học tập nói tại Điều 6 Quy chế này
b) Ban Khoa học xã hội và Nhân văn (KHXH-NV):
- Hệ số 2: các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Ngoại ngữ thứ nhất;
- Hệ số 1: các môn còn lại, trừ môn Thể dục nếu đánh giá bằng nhận xét kếtquả học tập nói tại Điều 6 Quy chế này
c) Ban Cơ bản:
- Hệ số 2 tính theo quy định dưới đây: