1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Văn hóa Tây Nguyên bản sắc văn hóa dân tộc

83 2,1K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 438 KB

Nội dung

Là một bộ phận hữu cơ của lịch sử dân tộc, bản sắc văn hóa Việt Nam được hình thành từ hàng ngàn năm lịch sử, dân tộc ta đã xây dựng và bồi đắp trên cơ sở nền văn hóa bản địa và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.“Tìm hiểu vùng văn hoá Tây Nguyên”

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Là một bộ phận hữu cơ của lịch sử dân tộc, bản sắc văn hóa Việt Nam đượchình thành từ hàng ngàn năm lịch sử, dân tộc ta đã xây dựng và bồi đắp trên cơ sởnền văn hóa bản địa và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại Những cuộc đấu tranhsuốt chiều dài lịch sử của dân tộc cũng như nhân dân ta đứng vững trước nhữngbiến động to lớn của thời đại ngày nay chính là nhờ người Việt đã giữ gìn đượcnhững nét độc đáo của dân tộc mình Trong Nghị quyết hội nghị lần thứ năm Banchấp hành Trung ương Đảng khoá VIII về “Xây dựng và phát triển nền văn hoáViệt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, làmcho văn hoá thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người,từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào mọi lĩnh vựcsinh hoạt và quan hệ con người” Nội dung này đặt ra nhằm định hướng người Việtđương đại tiếp tục phát huy các giá trị của tổ tiên truyền lại

Ngày nay, dưới sự tác động mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hoá, quá trình giaolưu và hợp tác kinh tế quốc tế, phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta đã tạo nênnhững biến đổi lớn trong đời sống văn hoá dân tộc trên khắp lãnh thổ Việt Nam vàvăn hoá vùng đồng bào các dân tộc Tây Nguyên cũng đang đứng trước những biếnđổi sâu rộng này Đó là sự chuyển từ nền kinh tế tự cung, tự cấp tập quán du canh,

du cư, sang định canh, định cư, phát triển kinh tế thị trường Tư duy kinh tế mới, sựphát triển của khoa học đang từng bước xâm nhập vào đời sống của đồng bào, tậpquán cũ bị tấn công từ nhiều phía, tạo nên những biến đổi sâu sắc trong đời sốngvăn hoá đồng bào các dân tộc nơi đây Năm 2005, không gian văn hóa cồng chiêngTây Nguyên đã được UNESCO công nhận là kiệt tác, là di sản văn hoá phi vật thểthế giới Vì thế vùng văn hoá Tây Nguyên cần được nghiên cứu để làm cơ sở nhậnthức cũng như rút ra những bài học về bảo tồn và phát huy văn hoá, nhất là tìm hiểunhững giá trị độc đáo của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên Xuất phát từ những

điều kiện thực tiễn đó nên tôi chọn đề tài “Tìm hiểu vùng văn hoá Tây Nguyên”

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Trang 2

Nghiên cứu về Vùng văn hóa Tây Nguyên đã có nhiều công trình khoa họcnghiên cứu như:

“Những mảng màu văn hoá Tây Nguyên”, xuất bản năm 2007, Nhà xuất bản

trẻ, tác giả Ngô Đức Thịnh đã nêu rất cụ thể những vấn đề về đời sống vật chất cũngnhư tinh thần của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nhất là về phương diện ăn,mặc, ở, trang phục, đặc biệt tác giả Ngô Đức Thịnh đi sâu nghiên cứu về vấn đề luậttục để quản lí cộng đồng Nghiên cứu một cách sâu sắc về Sử thi Tây Nguyên cùngvới những giá trị của nó, bên cạnh đó tác giả Ngô Đức Thịnh còn cho thấy nét đặcthù của sử thi Tây Nguyên so với các loại sử thi của các nước trong khu vực

“Văn hoá vùng và phân vùng văn hoá ở Việt Nam”, xuất bản năm 2004, Nhà

xuất bản trẻ, tác phẩm gồm có ba chương, trong đó tác giả Ngô Đức Thịnh đi sâunghiên cứu về những sắc thái văn hóa địa phương cụ thể qua các vùng văn hóa nước

ta, trong đó có vùng văn hóa Tây Nguyên Ở phần thứ ba tác giả Ngô Đức Thịnh đãchỉ ra những đặc trưng của mỗi vùng văn hóa Tác giả Ngô Đức Thịnh cho rằng ởvùng văn hóa Tây Nguyên thì Sử thi Tây Nguyên chính là hiện tượng tiêu biểu củavùng văn hóa Tây Nguyên

“Truyền thống văn hoá các dân tộc thiểu số”, xuất bản năm 2006, Nhà xuất

bản Thanh niên, của tác giả Vũ Ngọc Khánh, đã nêu lên những nét đặc trưng củatừng dân tộc về phương diện sinh hoạt vật chất, tinh thần trong đó tác giả tập trungvào các lễ hội như lễ hội đâm trâu, hội mừng lúa mới, hội mừng sức khỏe…

“Cơ sở văn hóa Việt Nam”, xuất bản năm 2006, Nhà xuất bản Giáo dục, của

tác giả Trần Quốc Vượng, đã nghiên cứu về diễn trình lịch sử Việt Nam từ thời tiền

sử và sơ sử cho đến nay, đặc biệt ở chương “Không gian văn hóa Việt Nam” tác giảTrần Quốc Vượng đã nghiên cứu cụ thể trong từng vùng văn hóa Việt Nam Trong

đó, ở vùng văn hóa Tây Nguyên tác giả Trần Quốc Vượng tập trung làm rõ vềnhững nét đặc trưng của vùng văn hóa Tây Nguyên mà cụ thể là ở lĩnh vực văn hóasinh hoạt bao gồm ăn, mặc, ở, các lễ hội, nghệ thuật…

“Văn hóa các dân tộc Việt Nam”, xuất bản năm 2008, Nhà xuất bản Thanh

niên của tác giả Trần Ngọc Bình đã tìm hiểu một cách toàn diện về đời sống vật

Trang 3

chất và tinh thần của 54 dân tộc Việt Nam, tác giả Trần Ngọc Bình tập trung vàocách thức sinh hoạt của từng dân tộc một cách cụ thể.

“Đăk Lăk - điểm đến của thiên niên kỷ mới”, xuất bản năm 2003, Nhà xuất

bản Thông Tấn, của Thông Tấn xã Việt Nam, đã giới thiệu những đặc trưng về tựnhiên của vùng đất nơi đây, song song đó Thông Tấn xã Việt Nam cũng làm rõnhững nét đặc trưng của không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên và nhà mồTây Nguyên

Công trình nghiên cứu của Nguyễn Từ Chi về “Văn hoá tộc người”, Nhà

xuất bản Thanh niên… cùng nhiều công trình khoa học có liên quan đến vấn đềvùng văn hóa Tây Nguyên Các website của ủy ban dân tộc, cổng thông tin điện tửtỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk, Lâm Đồng…

Để thấy được nét đặc thù của vùng văn hóa Tây Nguyên nhất là về văn hóasản xuất và văn hóa sinh hoạt thì việc nghiên cứu vấn đề này là cần thiết

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: “Vùng văn hoá Tây Nguyên”

- Phạm vi nghiên cứu: Các hoạt động văn hoá sản xuất, văn hóa sinh hoạt, củađồng bào các dân tộc Tây Nguyên ở các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đăk Nông, ĐăkLăk, Lâm Đồng

4 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

- Nhiệm vụ nghiên cứu: tìm hiểu một cách cụ thể về văn hóa sản xuất vùng vănhóa Tây Nguyên cụ thể ở các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Nông, Đăk Lăk, LâmĐồng, gồm các hoạt động kinh tế, sản xuất ở góc độ lịch sử và văn hóa sinh hoạtgồm ăn, mặc, ở, đời sống tinh thần

- Mục tiêu nghiên cứu: thấy được những nét độc đáo của vùng văn hóa TâyNguyên, sự đóng góp của vùng văn hoá Tây Nguyên trong văn hoá dân tộc

5 Phương pháp nghiên cứu

Đứng trên lập trường của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh tôi

sử dụng các phương pháp chuyên ngành

Trang 4

- Phương pháp lich sử: nhằm xem xét các hiện tượng, sự vật, qua từng giaiđoạn cụ thể của nó

- Phương pháp logic: nghiên cứu các hiện tượng trong hình thức tổng quát,nhằm vạch ra bản chất, quy luật, khuynh hướng chung trong sự vận động của cáikhách quan được nhận thức

- Song song đó tôi còn sử dụng các phương pháp như: phương sưu tầm, tổnghợp, phân tích tư liệu…

6 Đóng góp của đề tài

Việc nghiên cứu đề tài này nhằm nâng cao hiểu biết cho bản thân Luận vănnghiên cứu thành công sẽ là tài liệu tham khảo tốt cho các bạn sinh viên khóa sau vàcho học sinh sau này

7 Cấu trúc của đề tài: Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần phụ lục, tài liệu

liệu tham khảo, luận văn được cấu trúc thành ba chương

Chương 1 Khái luận vùng văn hoá Tây Nguyên

Chương 2 Vùng văn hoá Tây Nguyên

Chương 3 Bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống của vùng văn hoá TâyNguyên trong thời kỳ hội nhập

Trang 5

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 - KHÁI LUẬN VÙNG VĂN HOÁ TÂY NGUYÊN1.1 Khái luận về vùng văn hoá

1.1.1 Các khái niệm văn hóa

Thuật ngữ văn hóa xuất hiện rất sớm trong ngôn ngữ nhân loại Khái niệmvăn hóa luôn nằm trong quá trình tìm tòi, phát hiện của tư duy nhân loại Từ thời cổđại, các nhà triết học Hy Lạp đã có những lí giải bước đầu về văn hóa Pru-ta-gon,

học giả cổ đại Hy Lạp khẳng định:“Con người là thước đo của muôn loài, là thước

đo sự tồn tại của sinh vật tồn tại và cũng là thước đo sự không tồn tại của các sự vật không tồn tại” [9, tr.20] Tư tưởng đó được coi là tuyên ngôn sớm nhất của chủ

nghĩa nhân văn và là cơ sở phương pháp luận để nghiên cứu về văn hóa Thời Phục

hưng, triết gia Mi-ran-do-le người Ý đã nói: “Con người thoát khỏi cuộc sống nguyên thủy nhờ văn hóa và sự khởi nguyên văn hóa là lao động và tự tạo ra cuộc sống” [9, tr.22].

Suốt mấy ngàn năm qua, vấn đề văn hóa thường được xem xét dưới nhiềugóc độ khác nhau: duy tâm, duy vật, biện chứng, siêu hình… văn hóa vẫn là mộttrong những khái niệm phức tạp và khó xác định nhất Theo giáo sư Phan Ngọc,hiện nay có khoảng 170 định nghĩa về văn hóa Có nhiều cách tiếp cận khác nhau vềvăn hóa Điều đó, đòi hỏi chúng ta phải xác định bản sắc văn hóa qua các khái niệmhết sức phong phú

Văn hóa vốn là từ Hán Việt, trong ngôn ngữ cổ Trung Quốc cách đây 5000năm, văn hóa gồm hai nghĩa: văn và hóa Văn là từ để chỉ vẻ bề ngoài, cái đượcbiểu hiện ra bên ngoài Chẳng hạn, mặt Trăng, mặt Trời là văn của trời, lông, màulông của thú là văn của muôn thú, lời hay, ý đẹp của con người là văn của conngười, phong tục tập quán, đạo đức là văn của xã hội…còn hóa là dạy dỗ, sửa đổi,giáo dục Do đó, văn hóa theo nghĩa Hán Việt là cái vẻ đẹp bề ngoài không phảihoàn toàn tự nhiên mà có mà do những hoạt động có mục đích của con người

Văn hóa theo phương Tây có gốc từ chữ Latinh, có nghĩa đen là trồng trọtnhưng chủ yếu hiểu theo nghĩa bóng là “trồng trọt” tinh thần con người

Trang 6

Văn hóa là sản phẩm do con người sáng tạo, có từ thuở bình minh của xã hộiloài người, từ văn hóa có rất nhiều nghĩa Trong tiếng Việt, văn hóa được dùng theonghĩa thông dụng để chỉ học thức, lối sống, theo nghĩa chuyên biệt thì để chỉ trình

độ phát triển của một giai đoạn…Theo nghĩa rộng thì văn hóa bao gồm tất cả, từnhững sản phẩm tinh vi hiện đại cho đến tín ngưỡng, phong tục, lối sống…bao gồmtoàn bộ những giá trị vật chất lẫn tinh thần

Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát và sống động mọi mặt haymột mặt nào đó của cuộc sống đã diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra tronghiện tại, qua hàng bao thế kỉ, nó đã cấu thành một hệ thống những giá trị, truyềnthống thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêngcủa mình Chính vì văn hóa mang nội hàm rộng với nhiều nghĩa khác nhau cho nêncũng có nhiều khái niệm khác nhau

Năm 2002, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: “Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin” [24, tr.5].

Tổng giám đốc UNESCO F May - Ơ cũng nêu lên định nghĩa về văn hóa

như sau: “Văn hóa là tổng thể sống động của các hoạt động sáng tạo trong quá khứ

và trong hiện tại Qua các thế kỉ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu – những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc” [9, tr.5].

Ở Việt Nam, chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặt ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa” [25, tr.21].

Như vậy Hồ Chí Minh quan niệm văn hóa theo nghĩa rộng và thuộc nhóm

các định nghĩa miêu tả Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến ý nghĩa của văn hóa “Vì lẽ

Trang 7

sinh tồn” mà con người sáng tạo ra văn hóa Nói cách khác, trong sự phân biệt giữa

con người với con vật, văn hóa là phương thức tồn tại đặc thù của con người Hồ

Chí Minh còn chú ý đến một ý nghĩa khác của văn hóa đó là vì “mục đích của cuộc sống” Mục đích ấy thuộc về những quan hệ của đời sống, những quan hệ xã hội

của con người, văn hóa sáng tạo ra con người Hồ Chí Minh quan niệm văn hóađược con người sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu của đời sống và đòi hỏicủa sự sinh tồn

Do vậy, theo Hồ Chí Minh văn hóa phải mang một ý nghĩa giá trị, cái khiếncho sáng tạo văn hóa có thể giúp cho con người thích ứng những nhu cầu của đờisống và đòi hỏi của sự sinh tồn Giá trị là chỗ dựa để con người đối chiếu với xã hộinhằm điều chỉnh hành vi của mình Vì vậy, ở phương diện này, văn hóa biểu thị mốiquan hệ của con người không chỉ với tự nhiên, với xã hội mà còn với bản thânmình

Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng viết: “Nói tới văn hóa là nói tới một lĩnh vực

vô cùng phong phú và rộng lớn, bao gồm tất cả những gì không phải là thiên nhiên

mà có liên quan đến con người trong suốt quá trình tồn tại, phát triển, quá trình con người làm nên lịch sử… cốt lõi của sức sống dân tộc là văn hóa với nghĩa bao quát và cao đẹp nhất của nó, bao gồm cả hệ thống giá trị: tư tưởng và tình cảm, đạo đức với phẩm chất, trí tuệ và tài năng, sự nhảy cảm và sự tiếp thu cái mới từ bên ngoài, ý thức bảo vệ tài sản và bản lĩnh của cộng đồng dân tộc, sức đề kháng

và sức chiến đấu để bảo vệ minh và không ngừng lớn mạnh” [25, tr.22].

PGS Phan Ngọc đưa ra một định nghĩa văn hóa mang tính chất thao tácluận, khác với những định nghĩa trước đó, theo ông đều mang tính tinh thần luận:

“Không có cái vật gì đều không gọi là văn hóa cả và ngược lại bất kì vật gì cũng có cái mặt văn hóa Văn hóa là một quan hệ, nó là mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng và thế giới thực tại Quan hệ ấy biểu hiện thành một kiểu lựa chon riêng của một tộc người, một cá nhân so với một tộc người khác, một cá nhân khác Nét khác biệt giữa các kiểu lựa chọn làm cho chúng khác nhau, tạo thành những nền văn hóa khác nhau là độ khúc xạ Tất cả mọi cái mà tộc người tiếp thu hay sáng tạo đều có

Trang 8

một khúc xạ riêng có mặt ở mọi lĩnh vực và rất khác độ khúc xạ ở một tộc người khác” [25, tr.22].

Trên cơ sở phân tích các định nghĩa văn hóa, PGS, TSKH Trần Ngọc Thêm

đã đưa ra một định nghĩa về văn hóa như sau: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạtt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình” [25, tr.22].

Định nghĩa này đã nêu bật bốn đặc trưng quan trọng của văn hóa, ta có thểtạm quy về hai loại Văn hóa hiểu theo nghĩa rộng như lối sống, lối suy nghĩ, lốiứng xử… Văn hóa hiểu theo nghĩa hẹp như văn học, văn nghệ, học vấn… và tùytheo từng trường hợp cụ thể mà có những định nghĩa khác nhau Ví dụ xét từ khía

cạnh tự nhiên thì văn hóa là “cái tự nhiên được biến đổi bởi con người” hay “tất cả những gì không phải là tự nhiên điều là văn hóa”

Khẳng định vị trí và vai trò to lớn của văn hóa trong quá trình xây dựng chủnghĩa xã hội, Đảng ta chủ trương phát huy đến mức cao nhất vai trò và tác dụng củavăn hóa Nghị quyết Hội nghị lần thứ IV Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII

nêu rõ: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, một động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội Đồng thời là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội” [8, tr.196].

Đây là quá trình nhận thức biện chứng của Đảng ta về văn hóa và phát triển,

về vai trò, tác động to lớn và sâu sắc trong phát triển, xác định văn hóa như là nềntảng tinh thần của xã hội, với ý nghĩa vừa là động lực, vừa là mục tiêu của chủnghĩa xã hội

Đây là sự năng động trong nhận thức và là sự xác định chính xác, định hướng phát triển văn hóa ở Việt Nam theo học thuyết Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh của Đảng ta.

Về khái niệm vùng văn hóa: “vùng văn hóa” là một vùng lãnh thổ có những

tương đồng về hoàn cảnh tự nhiên, dân cư sinh sống ở đó từ lâu đã có những mốiquan hệ nguồn gốc và lịch sử, có những tương đồng về trình độ phát triển kinh tế -

xã hội, giữa họ đã diễn ra những giao lưu, ảnh hưởng văn hóa qua lại, nên trong

Trang 9

vùng đã hình thành những đặc trưng chung, thể hiện trong sinh hoạt văn hóa vậtchất và văn hóa tinh thần của cư dân, có thể phân biệt với vùng văn hóa khác.

Lí thuyết “vùng văn hóa” ra đời từ rất sớm nhưng được quan tâm nhất là từ

cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là lí thuyết “vùng văn hóa”, “loại hình văn hóa ”của

các nhà nhân chủng học người Mỹ mà đại diện tiêu biểu là Wis-ler và Kroe-ber.Trước nhất phải kể tới Boat, một nhà nhân chủng học có ảnh hưởng lớn đến cáckhuynh hướng nghiên cứu về vùng văn hóa Theo Boat, một mặt ông thừa nhận tínhthống nhất và quy luật chung của phát triển văn hóa nhân loại, nhưng mặt khác cũngkhẳng định một cách hoàn toàn có lí rằng, văn hóa của mỗi dân tộc được hình thànhtrong quá trình lịch sử gắn liền với môi trường xã hội nhất định và trong điều kiệnđịa lí cụ thể [22, tr.28]

Từ những thực tiễn nghiên cứu, Wis-ler đã đi đến kết luận mang tính nguyêntắc là nghiên cứu các vùng văn hóa nhất thiết phải bắt đầu từ việc phân tích một tổhợp các yếu tố văn hóa, rằng không thể nhìn nhận riêng rẽ từng yếu tố một, chúnghợp thành một thể thống nhất không thể chia cắt [21, tr.29]

Với Wis-ler, việc nghiên cứu vùng văn hóa cả về phương diện lí thuyết cũngnhư thực tế đã có những bước quan trọng với những ý tưởng khoa học, cùng vớiviệc xây dựng những khái niệm để nhận thức không gian phân bố các hiện tượngvăn hóa của mỗi vùng văn hóa

Tiếp sau Wis-ler, Kroe-ber đã tiếp thu có phê phán và phát triển lí thuyếtvùng văn hóa đã tạo nên những ảnh hưởng đáng kể trong việc phát triển sâu sắc hơn

lí luận vùng văn hóa của Wisler trên các phương diện trung tâm văn hóa, các đặctrưng vùng và ranh giới giữa các vùng văn hóa

1.1.2 Cơ sở nghiên cứu

Với năm tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đăk Nông, Đăk Lăk, Lâm Đồng và là mộttrong bảy vùng kinh tế của cả nước Tây Nguyên là một địa bàn chiến lược rất quantrọng, có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội Các dân tộc TâyNguyên có truyền thống đấu tranh kiên cường, có nền văn hóa cổ truyền độc đáo,phong phú và rất đa dạng Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa đa dạng trong

Trang 10

thống nhất, là vườn hoa muôn màu muôn sắc tỏa ngát hương thơm thì văn hóa cổtruyền các dân tộc Tây Nguyên là một trong những bộ phận cấu thành rất quantrọng để làm nổi bật diện mạo đó Nền văn hóa truyền thống của các dân tộc TâyNguyên là vô cùng quý giá và đa dạng Đây chính là những nhân tố góp phần vàohành trang văn hóa dân tộc trong quá trình hội nhập quốc tế Dưới sự chỉ đạo củaĐảng và Nhà nước, công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tiêu biểu củadân tộc cũng như bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Tây Nguyên đạtđược nhiều thành tựu Trong quá trình phát triển kinh tế thị trường, công nghiệphóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, văn hóa cổ truyển các dân tộc Tây Nguyênđang bị tấn công và có những nét văn hóa bị mai một từng ngày, hoặc được chú ýgiữ gìn nhưng lại mang hướng “hiện đại hóa” Vì thế, Đảng ta có nhiều chủ trương,chính sách và dành hẳn chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa đến năm 2005theo quyết định 19/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 28/11/2003 phêduyệt đề án bảo tồn và phát triển các dân tộc thiểu số Tây Nguyên Chính sách dântộc, đại đoàn kết tôn giáo, được Đảng ta nêu rất rõ trong các nghị quyết Hội nghịVII Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX Quán triệt đường lối xây dựng nềnvăn hóa Việt Nam tiến tiến đậm đà bản sắc dân tộc Quan điểm của Đảng không chỉbảo tồn, phát huy mà còn làm giàu thêm bản sắc văn hóa dân tộc ở Tây Nguyên.Với nhiều lễ hội văn hóa độc đáo, mang đậm tính dân gian Các văn hóa đó đượchình thành và bắt rễ từ những hoạt động sản xuất, lao động của con người TâyNguyên nơi đây

Trên cơ sở nghiên cứu của một số tài liệu như: Cơ sở văn hóa Việt Nam của

Trần Quốc Vượng, Trần Ngọc Thêm, cơ sở phân vùng văn hóa của Ngô ĐứcThịnh… luận văn được nghiên cứu trên cơ sở:

Lao động sản xuất - nền sự sống của cộng đồng, chúng ta thấy một vấn đề

bao trùm ở Tây Nguyên là không gian sinh tồn là miền rừng núi Nguồn thức ăn củađồng bào các dân tộc Tây Nguyên chủ yếu từ những sản phẩm thu được trong rừng,

từ tất cả những gì thu nhận được qua công việc hái lượm và săn bắn của họ: rau quả,các loại củ, măng, nấm, chim, thú, cá, tôm… chính do sự phát triển của nền kinh tế

Trang 11

còn thấp nên đồng bào các dân tộc nơi đây quan niệm mọi vật đều có hồn, từ cáicây, ngọn cỏ, cây đã trở thành “cây thần” nếu con người muốn khai thác, muốn chặtphá thì phải “xin” thần thông qua lễ hội, nếu không sẽ bị các thần trách phạt, sử thiĐăm San là một minh chứng tiêu biểu Chính điều đó ở Tây Nguyên đã hình thànhnên nhiều lễ hội độc đáo, chứa đựng những khía cạnh tâm linh về một thế giớihuyền bí.

Trên cơ sở nghiên cứu văn hóa sinh hoạt: ăn, mặc, ở là điều kiện sống tiên

quyết để lao động và sản xuất, là động cơ và mục đích của lao động sản xuất.Những phương tiện và phương thức sinh hoạt hằng ngày như ăn, mặc, ở, đi lại đượcthể hiện trong các món ăn, đồ mặc, nhà ở, đồ dùng Nó được quy định và trở thànhlối sống cho từng cộng đồng, từng gia đình và từng cá nhân trong xã hội

Người Tây Nguyên cư trú ở nơi có những con sông, con suối, bến nướcthuận lợi cho việc sinh hoạt Ở mỗi buôn, làng còn có nơi quy tụ dân làng để sinhhoạt cộng đồng đó chính là nhà dài hoặc nhà rông

Thông qua một số đồ dùng sinh hoạt, phong tục mai táng, những hoa văn

trang trí trên tượng nhà mồ, các nhạc cụ như đàn đá, cồng chiêng, các sản phẩm thủcông từ dệt thổ cẩm… cho chúng ta biết rằng hoạt động sản xuất ở Tây Nguyênkhông chỉ hái lượm săn bắt từ rừng mà con người nơi đây đã biết làm những nghềthủ công không chỉ phục vụ cho cuộc sống vật chất mà còn cho cả cuộc sống tinhthần, từ nhu cầu làm đẹp, dần dần hình thành nên những làng nghề thủ công nổitiếng, với những trang trí hoa văn độc đáo phản ánh đậm nét, phong phú cuộc sốnghằng ngày của con người

Trong sinh hoạt tinh thần: âm nhạc, nghệ thuật biểu diễn cồng chiêng, kể

chuyện sử thi, những phong tục, tín ngưỡng, tâm linh, tư duy là những vấn đề hếtsức quan trọng trong đời sống văn hóa sinh hoạt, nó thể hiện cái chuốt, cái tinh, cáithần ở phương diện thẩm mỹ, khi thể hiện cái cảm xúc hùng tráng mà dịu nhẹ trầmlắng của văn hóa lễ hội ở Tây Nguyên

Nghiên cứu đề tài trên cơ sở khảo cổ học mà các nhà khảo cổ đã phát hiện

khiến nhận thức của chúng ta phải điều chỉnh Phát hiện di chỉ khảo cổ học Lung

Trang 12

Leng (Kon Tum), cho thấy con người sinh sống ở đây từ hậu kì đá cũ, tương đươngvới văn hóa Sơn Vi ở Bắc Bộ Con người đã sinh sống định cư ở Lung Leng đến tậnthời sơ kì kim khí, tương đương với văn hóa Đông Sơn ở Bắc bộ và Sa Huỳnh ở venbiển Trung bộ Con người thời đó đã biết tới kỹ thuật đúc đồng, chế tác công cụ.

Điều đó chứng tỏ rằng con người LungLleng thời tiền sử đã có bước tiến xã hội không thua kém các nền văn hóa đương thời.

1.2 Khái luận về vùng văn hoá Tây Nguyên

1.2.1 Địa lý - lịch sử vùng văn hóa Tây Nguyên

1.2.1.1 Vị trí địa lí và địa hình

Tây Nguyên bao gồm lãnh thổ của năm tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk,Đăk Nông, Lâm Đồng với diện tích 42.696 km2 , dân số 4,49 triệu người (2002), làvùng có dân số vào loại ít nhất so với các vùng trong nước (chỉ hơn vùng Tây Bắc)[5, tr.103]

Tây Nguyên nằm ở phía Tây nước ta, có vị trí chiến lược quan trọng về kinh

tế, chính trị, quốc phòng, đối với cả nước và khu vực Đông Dương, là mái nhà của

cả bán đảo và là chiếc cầu nối với các nước Lào và Campuchia Đây là đầu nguồncủa hầu hết các con sông ở miền Trung và Đông Nam bộ Môi trường sinh thái củaTây Nguyên không chỉ tác động đến đời sống, sản xuất của nhân dân trong vùng,

mà còn tác động đến hàng triệu dân của các vùng phụ cận và của các nước Lào vàĐông Bắc Campuchia đang làm ăn sinh sống ở khu vực biên giới

Nét đặc trưng ở đây là địa hình bao gồm các cao nguyên lượn sóng ở độ cao

600 – 800m so với mặt biển

Tây Nguyên nằm ở phía Tây của dãy Trường Sơn, bề mặt địa hình dốc, thoảidần từ Đông sang Tây, thuộc chiều đón gió Tây và Tây Nam Sườn Đông dốc đứngngăn chặn gió Đông Nam thổi vào

Địa hình bị chia cắt phức tạp, có tính phân bậc rõ ràng Các bậc cao về phíaĐông, bậc thấp nhất ở phía Tây, có thể khái quát thành ba dạng chính:

Địa hình cao nguyên: Địa hình này được coi là đặc trưng nhất của vùng, tạo

nên bề mặt chủ yếu của vùng Tây Nguyên

Trang 13

Bậc địa hình ở độ cao từ 100 – 300m chủ yếu gồm các khu vực Cheo Reo –Phú Túc, Ea Súp và một số khu vực dọc biên giới Việt Nam – Campuchia.

Bậc địa hình ở độ cao từ 300 – 500m, chủ yếu gồm các khu vực dọc sôngĐăk Pôkô, xung quanh thị xã Kon Tum, An Khê và thung lũng Lắc

Bậc địa hình ở độ cao từ 500 – 800m bao gồm cao nguyên Plâycu, một tronghai cao nguyên rộng nhất ở Tây Nguyên, được phủ bởi lớp bazan có bề mặt khábằng, nghiêng dần về phía Nam có độ cao 400m, còn phía Bắc và Đông Bắc từ 750

- 800m Cao nguyên lăng Biang và Di Linh thuộc tỉnh Lâm Đồng là hai cao nguyênđất đỏ, có khí hậu ôn hòa quanh năm

Địa hình vùng núi: Ngọc Linh là dãy núi đồ sộ nhất ở Bắc Tây Nguyên, kéo

dài từ Bắc – Tây Bắc xuống Nam – Đông Nam gần 200km Ở phía Bắc có đỉnhNgọc Linh cao nhất (2.598m), phía Tây có đỉnh Ngọc Lum Heo (2.023m) SôngPôkô ngăn cách đỉnh này với dãy Ngọc Bin San (1939m) Nối tiếp về phía Nam,Đông Nam là dãy Ngọc Krinh (2.066m) Dãy này bị sông Đăk Acoi xẻ dọc, sôngĐăk Bla và Đăk Pơné cắt ngang Phía Nam Đăk Bla, dãy Ngọc Krinh tiếp tục vớiKon Kakinh, Kon Borôa, Kon Xa Krông, Kon Boo Kmiên, Chư Rpan Giữa Kon

Xa Krông và Chư Rpan địa hình thấp nhất tại đèo Măng Giang, nơi quốc lộ 19 từQuy Nhơn đi Plâycu vượt qua

Phía Tây dãy Ngọc Krinh là núi Ngọc Boc ở phía Bắc Kon Plông và núi ChưHereng Dãy Ngọc Linh được tạo thành bởi các đá granít, đá phiến mica Một sốkhối như Kône Krông được tạo thành bởi riôlit

Dãy núi An Khê chạy dài 175km từ phía Nam sông Trà Khúc đến tận thunglũng sông Ba, có chiều rộng từ 30 – 40km Đây là một dãy núi khá đồ sộ, tạo nênranh giới tự nhiên giữa Đông và Tây Trường Sơn

Dãy Chư Dju rộng 30km, chạy dài 100km từ phía Nam cao Nguyên Plâycuđến phía Bắc khối Vọng Phu, hạ thấp dần về phía Đông Bắc đến đèo Cả chỉ còn cao700m Dãy Tây Khánh Hòa tạo nên ranh giới giữa sườn Đông Tây Nguyên, KrôngPach và cao nguyên Đà Lạt, còn sông Cay tạo nên giới hạn tự nhiên của dãy núi về

Trang 14

phía Đông Ngoài ra còn có các dãy Chư Yasin, dãy Đan Sơna – Ta Đung nằm ởTây Bắc cao nguyên Đà Lạt

Địa hình thung lũng: Dạng địa hình này chiếm diện tích không lớn Cánh

đồng An Khê là một kiểu thung lũng giữa núi bị san bằng và mở rộng Thung lũng

Sa Thầy, bình nguyên Ea Súp là một đồng bằng bóc mòn Vùng trũng Cheo Reo Phú Túc, vùng trũng Krông Pach - Lắc ở phía Nam cao nguyên Buôn Ma Thuột vốn

-là thung lũng bóc mòn với nhiều núi sót đã biến thành một cánh đồng tích tụ vớiđầm lầy và hồ Lăk rộng trên 800 ha được tạo nên do lớp bazan đệ tứ lấp làm mấtdòng chảy của Krông Ana Vùng có địa hình thung lũng chủ yếu phát triển câylương thực, thực phẩm và cũng là vùng có tiềm năng nuôi cá nước ngọt

1.2.1.2 Lịch sử phát triển vùng Tây Nguyên

Theo những phát hiện của khảo cổ học ở Tây Nguyên con người đã sinhsống, định cư ở Lung Leng đến tận thời sơ kì kim khí, tương đương với văn hóaĐông Sơn ở Bắc Bộ và Sa Huỳnh ở ven biển Trung Bộ

Từ đầu công nguyên cho đến thế kỉ XV, vùng đất Tây Nguyên nằm trongvùng ảnh hưởng và thống trị của phong kiến Chăm, có lúc của cả đế chế Khơmernữa

Từ thế kỉ thứ V, các dân tộc Tây Nguyên, nhất là các dân tộc nói ngôn ngữNam Đảo đã chịu nhiều ảnh hưởng của người Chăm, nhưng không liên tục, vì đây

là khu vực thường xuyên có tranh chấp giữa hai vương quốc Phù Nam và ChiêmThành, nhất là đầu thế kỉ XI cho tới khi cuộc Nam tiến của nhà Hậu Lê (thế kỉ XV)

Vào thế kỉ XII (1145 - 1159), người Êđê và một số người khác cộng cư ởphía trung Tây Nguyên bấy giờ đã nổi dậy dưới sự chỉ huy của Vancaraya, kiênquyết chống lại vua Chàm và xin cầu viện binh của triều đình Đại Việt

Từ thế kỉ XVII-XVIII, Tây Nguyên nằm giữa vùng tranh chấp và ảnh hươngcủa các quốc gia Chămpa và các vương triều Campuchia

Từ thế kỉ XVII-XVIII đến nay, các dân tộc Tây Nguyên gắn bó với các triềuđại phong kiến Việt Nam Triều Nguyễn đã từng áp dụng chế độ “thuộc quốc” và

Trang 15

“thuộc Man” đối với các dân tộc Tây Nguyên, thông qua chế độ thần thuộc và cốngnạp

Cuối thế kỉ XX, người Việt di cư lên Tây Nguyên ngày càng đông, chiếm tỉ

lệ trên 50% tổng số dân cư, tạo nên vùng xen cư giữa các dân tộc bản địa và ngườiViệt cùng với các nhóm tộc người thiểu số từ miền núi phía bắc di cư tới Vì thế,thành phần các tộc người ở Tây Nguyên cũng tăng lên

1.2.2 Kinh tế - xã hội vùng văn hóa Tây Nguyên

Ở Tây Nguyên, theo tổng kiểm kê đất đai toàn quốc năm 2000, đất nôngnghiệp chiếm 22,6% tổng quỹ đất Đất nông nghiệp ở Tây Nguyên trong những nămqua mở rộng nhanh, chủ yếu là đất trồng cây công nghiệp lâu năm

Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2000 của Tây Nguyên (ha)

Kon Tum

Gia Lai

Đắc Lắc

Lâm Đồng

Toàn Tây Nguyên Tổng diện tích 961450 154957

1

195995 0

976479 5447450

Đất nông nghiệp 92352 375536 524908 240903 1233699 Đất trồng cây hàng năm 55324 192815 196281 63432 507852 Đất ruộng lúa, lúa màu 9091 44878 49893 22630 126492

Đất trồng cây hàng năm khác 20927 65603 109784 40366 236680

Đất trồng cây lâu năm 37677 144760 301471 175947 652855

Trang 16

Hạng mục Toàn Tây

Nguyên

Chia ra

Kon Tum Gia Lai Đắc Lắc Lâm Đồng

1 Diện tích gieo trồng (ha)

và dâu tằm Diện tích mía khoảng 30 nghìn ha với sản lượng 1,5 triệu tấn chủ yếu ởGia Lai và Đăk Lăk

Nhìn chung, kinh tế Tây Nguyên 5 năm qua duy trì tăng trưởng ở mức cao và

có những sự chuyển dịch theo hướng tích cực Giai đoạn 2001 - 2005, GDP bình

quân tăng 10,05%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng nâng dần tỷ trọng côngnghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông - lâm nghiệp Nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hộiđạt khá như: thu ngân sách năm 2006 gấp 2,6 lần năm 2001 và tăng 23% so với năm

2005, GDP bình quân đầu người năm 2006 đạt hơn 6,6 triệu đồng, tăng 23% so vớinăm 2005

Tổng giá trị sản phẩm (GDP) vùng Tây nguyên năm 2008 tăng 13,04%.Trong đó, nông lâm nghiệp tăng gần 8%; công nghiệp - xây dựng tăng trên 21%;dịch vụ 18,03%; giá trị sản xuất công nghiệp tăng trên 21%; kim ngạch xuất khẩu

Trang 17

tăng 18,2%; thu ngân sách nhà nước tăng 24,35% Nhiều tỉnh có mức thu đạt caonhư Lâm Đồng là 2.124,3 tỷ đồng; Đăk Lăk 1.791 tỷ đồng.

Bảng cơ cấu GDP phân theo giá hiện hành

Nông

lâm

ngư

CN xây dựng

Dịch vụ

Nông lâm ngư

CN xây dựng

Dịch vụ

Nông lâm ngư

CN xây dựng

Dịch vụ

Kon

Tum

50,8 10,2 39,0 45,2 15,9 38,9 42,6 19,7 37,7

Gia Lai 56,7 19,4 23,9 60,9 17,9 24,3 52,0 20,5 27,5 Đắc

(Nguồn: Tính toán từ tư liệu kinh tế - xã hội 61 tỉnh và thành phố, NXB Thống

kê, 2001 Tư liệu kinh tế - xã hội 64 tỉnh và thành phố, NXB Thống kê, 2005.)

Các lĩnh vực sản xuất và đời sống đều có bước phát triển Nông nghiệp mặc

dù chịu nhiều ảnh hưởng của hạn hán, thời tiết bất thường, hệ thống thủy lợi chưađồng bộ nhưng vẫn duy trì được mức tăng ổn định (7,04%/năm), chuyển dịch theohướng sản xuất hàng hóa, hình thành những vùng sản xuất tập trung, chuyên canhvới khối lượng sản phẩm lớn và dần tạo lập được lợi thế cạnh tranh trên thị trườngnội địa, cũng như xuất khẩu

Công nghiệp tuy chiếm tỷ trọng thấp trong tổng giá trị sản xuất, nhưng đãtăng 15,3%/năm, góp phần làm cho khu vực công nghiệp - xây dựng cơ bản tăng20,91%/ năm, trong đó nổi bật là việc phát triển nhanh thủy điện Tây Nguyên hiệnnay đã trở thành công trường điện lớn nhất toàn quốc với hàng loạt các dự án đượcxây dựng như: Ya Ly, Plây Krông, Buôn Kuốp, Sê San 3, Hàm Thuận - Đa Mi

Trang 18

Tổng công suất của các nhà máy thủy điện dự kiến sẽ lên tới 5.000 MW, chiếm25% sản lượng của cả nước vào năm 2010 Lưới điện đô thị từng bước được hoànchỉnh với việc mở rộng mạng lưới hạ thế và cấp thế cho hàng nghìn buôn làng [5,tr.108].

Đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội đạt nhiều kết quả, trong đó đã đầu

tư 7 công trình thủy lợi trọng điểm tưới cho 20 nghìn ha, giao thông phát triển khá,nâng cấp 3 sân bay, 70 tuyến quốc lộ và tỉnh lộ, hàng trăm tuyến đường liên xã, trên90% số xã đã có đường ô-tô đến trung tâm, hơn 80% hộ xem được truyền hình,91% số xã đã có báo chí đến hằng ngày [5, tr.130-131]

Chính sách của Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dântộc thiểu số đã có những kết quả nhất định: giao 20 nghìn héc - ta đất cho trên 44

nghìn hộ đồng bào dân tộc thiểu số; vận dụng linh hoạt phương châm: “nhân dân tự làm, cộng đồng giúp đỡ, nhà nước hỗ trợ” từng bước giải quyết nhu cầu nhà ở,

nước sinh hoạt cho đồng bào

Các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội cũng đạt được nhiều kết quả tích

cực Về giáo dục, trên 90% số xã đạt chuẩn phổ cập tiểu học và chống tái mù chữ,

gần 35% số xã đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở Cơ sở trường, lớp được cải thiệnvới hệ thống 54 trường nội trú và gần 12 nghìn học sinh Đại học Tây Nguyên, Đạihọc Đà Lạt trở thành trung tâm đào tạo lớn của toàn vùng Năm 2005, Đại học TâyNguyên đào tạo được trên 5,5 nghìn sinh viên, trong đó sinh viên dân tộc thiểu sốchiếm 12,2% và đã bố trí công tác đạt 98%

Về y tế, toàn vùng có trên 1,5 nghìn cơ sở y tế các loại, với tổng số 7,6 nghìngiường bệnh Riêng tuyến xã, gần 100% các xã, phường, thị trấn có trạm y tế, 1,5triệu người được cấp thẻ khám bệnh miễn phí Đối với công tác giải quyết việc làm,xóa đói, giảm nghèo, trung bình mỗi năm tạo được 73 nghìn việc làm mới, số hộnghèo năm 2005 giảm còn 8,7%

Về văn hóa - thông tin, tập trung vào việc xây dựng đời sống văn hóa ở buônlàng, đầu tư để nghiên cứu, sưu tầm sử thi, văn học dân gian, biên soạn luật tục củacác dân tộc, bảo tồn các buôn làng cổ truyền, khôi phục nhà rông, nhà dài Đặc

Trang 19

biệt, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là

“kiệt tác truyền khẩu và di sản phi vật thể của nhân loại” Hiện nay, toàn vùng cóhơn 1,1 nghìn điểm sinh hoạt văn hóa cộng đồng buôn làng, 780 nhà rông văn hóa,trên 2 nghìn điểm bưu điện văn hóa xã Các đài phát thanh địa phương đã phát ổnđịnh với thời lượng khá lớn, bằng nhiều thứ tiếng đồng bào dân tộc thiểu số như:Ê-đê, Ba-na, Gia-rai, Xơ-đăng [5, tr.120]

CHƯƠNG - 2 VÙNG VĂN HOÁ TÂY NGUYÊN2.1 Văn hóa sản xuất vùng văn hóa Tây Nguyên

2.1.1 Hoạt động kinh tế của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên trong xã hội cổ truyền

2.1.1.1 Địa bàn cư trú và thành phần các dân tộc ở Tây Nguyên

Địa bàn cư trú

Trong số 54 dân tộc, có những dân tộc vốn sinh ra và phát triển trên mảnhđất Việt Nam ngay từ thuở ban đầu, có những dân tộc từ nơi khác lần lượt di cư đếnnước ta Do vị trí nước ta giao lưu hết sức thuận lợi nên nhiều dân tộc ở các nướcxung quanh vì nhiều nguyên nhân đã di cư từ Bắc xuống, từ Nam lên, từ Tây sangrồi định cư ở nước ta

Trang 20

Trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, dân số giữa các dân tộc không đồng đềunhau, có dân tộc trên một triệu người nhưng cũng có những dân tộc chỉ có vài trămngười Dù ít hay nhiều, nhìn chung các dân tộc nước ta sống xen kẽ nhau, không cólãnh thổ riêng biệt như một số nước trên thế giới Các dân tộc thiểu số có sự tậptrung ở một số vùng, nhưng không cư trú thành một khu vực riêng biệt mà xen kẻvới các dân tộc khác trong phạm vi của tỉnh, huyện, xã và các bản mường, buôn,làng

Trước đây, ở Tây Nguyên, hầu hết cư dân vẫn là người tại chỗ, mỗi dân tộcđều có khu vực cư trú riêng, ranh giới giữa các bản làng còn rõ ràng thì hiện naytình hình đã thay đổi và xu hướng này còn tiếp tục gia tăng bởi sự di dân của ngườiKinh và các dân tộc ít người từ miền Bắc vào đây sinh sống

Nhìn chung, địa bàn cư trú của các dân tộc nơi đây chủ yếu được tập trung theo đơn vị tổ chức buôn làng Họ cư trú trên một địa bàn phải đảm bảo những yếu

tố mà họ cho là “môi trường sống”, “không gian sinh tồn của buôn làng” đó khôngchỉ là phần thổ cư mà còn cả bộ phận rừng và đất rừng để làm nương rẫy, nơi chănthả súc vật, săn bắn, hái lượm, khai thác tre gỗ để làm nhà, chế tạo vật dụng Địabàn cư trú phải là nơi có bến nước để tắm giặt, nơi giao tiếp cộng đồng tùy theotừng vùng, từng tộc người mà địa bàn cư trú của làng buôn cũng mang dáng vẻ khácnhau Ngoài cư trú theo địa bàn nói trên, người Êđê còn cư trú dọc theo trục đườnggiao thông

Thành phần dân tộc

Tây Nguyên là địa bàn sinh tụ của hơn hai mươi tộc người, nói các ngôn ngữthuộc hai dòng ngôn ngữ chính là Môn - Khơme và Nam Đảo Các tộc người tiêubiểu cho dòng Môn - Khơme là các tộc Bana, Xơ đăng, Mnông, Mạ, Xtiêng… còncác tộc chính của dòng Nam Đảo là các tộc Êđê, Giarai, Raglai, Churu

Người Ê Đê hay Đêgar, còn có các tên gọi khác là Ra đê Ước tính hiện nay

có khoảng 270.348 người cư trú tập trung ở tỉnh Đắk Lắk, phía nam của tỉnh GiaLai và miền Tây của hai tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên của Việt Nam [5, tr.117]

Trang 21

Người Ba Na (các tên gọi khác: Tơ Lộ, Bơ Nâm, Glơ Lâng, Rơ Ngao, Krem,Roh, Con Kde, A la công, Krăng, Bơ Môn, Kpăng Công, Y Lăng) có dân số hơn174.450 người (đến năm 2003) Phân bố tại các tỉnh Kon Tum, Bình Định, PhúYên, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông với nhiều tên gọi khác nhau theo nơi cư trú hayphong tục tập quán mỗi vùng

Người Gia Rai hay Djarai là một dân tộc nói tiếng Gia Rai thuộc hệ ngônngữ Nam Đảo Dân số của dân tộc này tại Việt Nam khoảng 317.557 người NgườiGia Rai còn có các tên gọi khác là người Giơ Rai, Chơ Rai, Tơ Buăn, Hơbau,Hdrung, Chor hay Gia Lai Họ sinh sống và cư trú chủ yếu tập trung ở tỉnh Gia Lai(90%), một bộ phận ở tỉnh Kon Tum (5%) và phía bắc tỉnh Đăk Lăk (4%)

Dân tộc Mnông có 92.000 người, gồm nhiều nhóm địa phương: Preh, Gar,Nong, Prâng, Rlăm, Kuyênh, Chil Đồng bào cư trú tập trung ở phía nam tỉnh ĐắcLắc, một phần tỉnh Lâm Đồng và Bình Phước Tiếng nói người Mnông thuộc nhómngôn ngữ Môn-Khmer [5, tr.116]

Về phân bố dân cư các tộc người, được hình thành nên bốn nhóm, đó là cáctộc thuộc nhóm Katu - Bru nói ngôn ngữ Môn - Khơme phân bố chủ yếu ở vùng núinam Trường Sơn (Bru, Katu, Taôi), nhóm Bana - Xơ đăng (hay thường gọi Banabắc) phân bố chính ở bắc Tây Nguyên, thuộc hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum, nhómMnông - Mạ (thường gọi Bana nam) cư trú ở nam Tây Nguyên, thuộc tỉnh LâmĐồng và lân cận Còn các tộc Nam Đảo thì xen vào giữa nhóm Bana bắc và Bananam, cư trú chủ yếu ở trung tâm Tây Nguyên thuộc địa bàn tỉnh Đăk Lăk Bốn vùngphân bố bốn nhóm tộc người nói trên đã có ảnh hưởng tới các sắc thái địa phươngcủa vùng văn hóa Tây Nguyên

Chế độ xã hội

Hầu hết ở các dân tộc Tây Nguyên đều theo dòng họ mẹ, giữa các họ trongcùng hệ dòng không được có quan hệ hôn nhân Người phụ nữ đứng đầu gia đình làngười có đủ uy tín để tập hợp gia đình, cộng đồng, điều hành phong tục, tập quán,các mối quan hệ trong gia đình Mọi công việc trong gia đình đều do người phụ nữlớn tuổi quyết định

Trang 22

Người già được mọi người kính trọng, học hỏi những kinh nghiệm về canhtác, ứng xử trong gia đình, xã hội, chủ trì các công việc cúng tế, nghi lễ.

2.1.1.2 Hoạt động kinh tế của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên trong xã hội cổ truyền

Hoạt động kinh tế trong xã hội cổ truyền của các dân tộc ở Tây Nguyênthường gắn với rừng Toàn bộ những vật dụng xây cất nhà cửa hay lúa, ngô, rau quả

để ăn hằng ngày… cũng đều do rừng cung cấp Từ xưa, con người với cái rìu, câychà gạt (một loại dao rừng của các dân tộc Tây Nguyên) đã chặt từng vạt rừng, phơidưới nắng để chờ tới lúc đốt thành than để đổi lấy những gùi lúa, ngô Bên cạnh đócác dân tộc Tây Nguyên cũng làm nương rẫy tuy nhiên với phương thức hết sức thô

sơ như trọc lỗ tra hạt, ít cải tiến công cụ sản xuất, chủ yếu là chiếc rìu, cái gậy chọc

lỗ, chiếc cuốc vạt cỏ… từ thế hệ này sang thế hệ khác Tuy nhiên, các dân tộc TâyNguyên cũng biết áp dụng “kỹ thuật” từ những kinh nghiệm dân gian để giữ độmàu, độ ấm cho đất, hạn chế rửa trôi, tái sinh rừng

Tư duy kinh tế còn mang tính thần bí khá cao, việc phong đăng hay thất báttrong canh tác tùy thuộc vào các thần linh, vào hồn lúa, hồn cỏ cây… Vì thế, cùngvới quá trình sản xuất, các dân tộc Tây Nguyên tiến hành những nghi lễ nôngnghiệp phức tạp, tìm sự trợ giúp thường xuyên từ những đấng vô hình cho quá trìnhlao động, sản xuất

Trồng trọt lúa ngô, chăn nuôi gia súc, làm nghề thủ công, tạo ra các vật dụngcần thiết cho tiêu dùng của cộng đồng, con người vẫn phải khai thác các nguồn thức

ăn từ “bầu sữa tự nhiên” là rừng núi Các dân tộc Tây Nguyên sống nhờ vào rừng từtất cả những gì thu nhận được qua công việc hái lượm và săn bắn của họ: rau quả,các loại củ, măng, nấm, chim, thú, cá, tôm…Hơn thế nữa, việc hái lượm và săn bắn

từ nhu cầu mưu sinh đã trở thành một thú vui hữu ích, một cách để hòa mình vớimôi trường vốn quen thuộc từ ngàn năm đối với cả cộng đồng Chính hoạt độngkinh tế du canh, du cư đã hình thành cho họ nếp sống tạm bợ, đơn sơ, nhưng lạinhanh chóng thích nghi với cái mới và sự thay đổi [21, tr.91]

Trang 23

Sinh sống trong môi trường cao nguyên, nền kinh tế nương rẫy, chịu nhữngtác động khách quan của các điều kiện địa lí hoàn cảnh lịch sử, xã hội Tây Nguyênbiến đổi chậm Mọi hoạt động xã hội, phong tục mang tính chất cộng đồng đều tuânthủ những luật lệ chung do một “bộ máy” tổ chức mang tính tự quản điều hành,đứng đầu là Pô Pin Ea, người chủ bến nước, cũng là chủ buôn Nhưng Pô Pin Ea cóthế lực trong phạm vi một buôn hay một số buôn là những tù trưởng - Mtao Nhữngthập kỉ cuối thế kỉ XIX trở đi, quyền hành của các Pô Pin Ea ngày càng bị thu hẹp,chỉ còn trông coi việc cúng bến nước và các nghi lễ chung khác.

Nhìn chung, hoạt động kinh tế trong xã hội cổ truyền của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên được quy định bởi nếp sống nương rẫy, đây là nếp sống chủ đạo và bao trùm lên toàn bộ các tộc người trong vùng Nếp sống nương rẫy đó thể hiện trên nhiều phương diện.

Về kinh tế, đó là truyền thống canh tác nương rẫy trên vùng đất khô của sơn

nguyên, đây còn là phương thức canh tác bắt con người hoàn toàn phụ thuộc vàohoàn cảnh tự nhiên, thích ứng nhạy bén với những thay đổi điều kiện tự nhiên vàkhí hậu Kinh tế nương rẫy là nền kinh tế ở trình độ thấp, đời sống con người thiếuthốn và bấp bênh Nếp sống nương rẫy tạo cho con người gắn bó với môi trườngrừng núi, đó là môi trường sống, sinh tồn của mỗi con người, mỗi làng buôn, nó tácđộng tới đời sống vật chất, cũng như thế giới tinh thần của con người Nếp sốngnương rẫy là nếp sống không ổn định, tạm bợ, nay đây mai đó Toàn bộ đời sốngvật chất và tinh thần của các dân tộc Tây Nguyên từ tín ngưỡng, lễ hội, phong tục,nghi lễ, đời sống tình cảm của con người gắn bó với rừng núi và nương rẫy cho nênmột số nhà nghiên cứu còn gọi văn hóa của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên là

“văn hóa rừng” [21, tr.18]

Về phương diện xã hội, nếp sống nương rẫy duy trì các quan hệ cộng đồng,

mô hình xã hội cơ bản là làng buôn Mỗi làng buôn như vậy gồm nhiều gia đình lớnhay nhỏ, cư trú trong một số nóc nhà, thậm chí cả làng có một nóc nhà dài của đạigia đình

Trang 24

Về hình thức gia đình, bao gồm gia đình mẫu hệ, phụ hệ và song hệ, trong đó

gia đình mẫu hệ là tiêu biểu và đặc trưng cho các tộc người ở khu vực này

Trong buôn làng nổi bật nhất là quan hệ cộng đồng, thể hiện trên bốn mốiliên kết: liên kết trên cơ sở cư trú (cộng cư), cộng đồng sở hữu đất đai và lợi ích củacác nguồn tài nguyên thiên nhiên (cộng lợi), cộng đồng về đời sống tâm linh (cộngmệnh) và cộng đồng về văn hóa (cộng cảm) Chính trong môi trường xã hội nhưvậy, tồn tại các quan hệ bình đẳng và dân chủ

Do kinh tế nương rẫy và trình độ phát triển xã hội tương ứng mà nền văn hóacác dân tộc ở đây vẫn cơ bản là văn hóa dân gian, một nền văn hóa do mọi ngườisáng tạo ra và phục vụ mọi người trong cộng đồng, chưa có văn hóa bác học, quýtộc, chưa có những người chiếm đoạt các giá trị văn hóa dân tộc cho cá nhân và giaicấp, tầng lớp mình

Với trình độ phát triển kinh tế - xã hội như vậy, nên trình độ tư duy và thếgiới tâm linh ở đây cũng mang sắc thái riêng, tư duy các dân tộc Tây Nguyên còn ởtrình độ tư duy thần bí [21, tr.19]

Con người Tây Nguyên với quá trình lâu dài thích ứng và đấu tranh sinh tồnvới hoàn cảnh tự nhiên, đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu, như kinhnghiệm bảo vệ rừng, chống xói mòn đất, kinh nghiệm xen canh, luân canh, đôi khinhững kinh nghiệm đó được thần bí hóa, khoác ngoài lớp áo linh thiêng Tronghoàn cảnh con người còn bất lực trước tự nhiên và xã hội, nên cái tốt, cái xấu đềutrong mong, tin cậy vào các điềm báo mộng, làm cho hiện tượng điềm báo trở thànhhiện tượng phổ biến thâm nhập vào toàn bộ đời sống kinh tế, xã hội và văn hóa củacon người

2.1.1.3 Sự chuyển biến trong văn hóa sản xuất vùng văn hóa Tây Nguyên đương đại

Về cơ bản các cư dân Tây Nguyên là cư dân nương rẫy, song họ cũng đã biếtcanh tác ruộng nước Ruộng nước dùng cày và cuốc học từ người Lào, người Việt.Nếu như trước đây, nguồn thức ăn chính của các dân tộc nơi đây chủ yếu từ thiênnhiên, mang tính tự cung tự cấp, thì trong những năm qua, hoạt động kinh tế sản

Trang 25

xuất nơi đây có những chuyển biến mạnh mẽ Cư dân nơi đây đã sống định canh,định cư “an cư lạc nghiệp”, ngoài nguồn lương thực chủ yếu từ ruộng lúa nước thìcác loại rau màu - nguồn thực phẩm không thể thiếu cũng được trồng trên nươngrẫy chủ yếu là các loại bầu, bí, ngô và các loại rau đậu, gia vị Trong các loại câylương thực trồng trên nương, bí, ngô có vị trí rất quan trọng vì cho năng suất cao và

có thể dùng tích trữ lâu dài

Ngoài trồng trọt, chăn nuôi cũng được đồng bào các dân tộc nơi đây rất chútrọng chủ yếu là trâu, bò, gà, vịt, lợn… những gia súc, gia cầm này ngoài việc sửdụng để phục vụ cho các nghi lễ như đám cưới, đám ma, lễ bỏ mả, dịp tết, làm nhàmới… thì hoạt động chăn nuôi còn mang lại nguồn thu nhập kinh tế cho đồng bàonơi đây góp phần cải thiện đời sống kinh tế buôn, làng, bản và cả vùng Tây Nguyênnói chung

Đặc biệt từ khi được sự quan tâm giúp đỡ của Đảng và nhà nước về vốn và

kỹ thuật thì kinh tế nơi đây có những thay đổi sâu sắc, đời sống người dân được cảithiện đáng kể, người dân nơi đây không những có cái ăn, cái mặc mà còn dư thừa

Kinh tế chuyển dịch từng bước theo hướng công nghiệp, dịch vụ, du lịch,phát triển nông - lâm nghiệp hàng hóa Nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóathay dần nền kinh tế nông nghiệp tự cấp, tự túc Đồng bào các dân tộc nơi đây đãbiết thâm canh tăng vụ, kết hợp nông - lâm nghiệp và công nghiệp chế biến, đápứng nhu cầu sản xuất dân sinh và xuất khẩu Họ đã mở rộng diện tích cà phê, cao

su, điều, hồ tiêu, chè, cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày theo quy hoạch Mởrộng diện tích, thâm canh, hạn chế tiến tới xóa bỏ việc phá rừng làm nương, rẫy.Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, nhằm tạo ra nguyên liệu thịt, sữa… phục vụcông nghiệp chế biến

Nhờ chú trọng trồng một số cây ngắn ngày có giá trị kinh tế cao, diện tíchtrồng lúa được mở rộng nên sản lượng lương thực toàn vùng đạt trên 1,5 triệu tấn.Toàn vùng có tổng đàn gia súc 2,3 triệu con, gia cầm đạt khoảng 8 triệu con Giá trịsản công nghiệp xuất 9 tháng qua đạt 3.640 tỷ đồng Bên cạnh hàng trăm dự áncông nghiệp đã đi vào hoạt động, các tỉnh trong vùng đang tích cực xúc tiến việc

Trang 26

hình thành, mở rộng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, kêu gọi các nhà đầu tưvào Tây Nguyên với nhiều chính sách ưu đãi.

Trong 9 tháng đầu năm 2008, toàn vùng đạt kim ngạch xuất khẩu 313 triệuUSD - một con số rất đáng tự hào để Tây Nguyên có thể sánh ngang với các vùngkinh tế khác như đồng bằng sông Hồng hay đồng bằng sông Cửu Long [40, tr.1]

2.2 Văn hoá sinh hoạt vùng văn hóa Tây Nguyên

2.2.1 Đời sống vật chất của các dân tộc ở Tây Nguyên

2.2.1.1 Cơ cấu bữa ăn

Ăn, mặc, ở là điều kiện tiên quyết để lao động và sản xuất, là động cơ vàmục đích của lao động sản xuất Những phương tiện và phương thức sinh hoạt hằngngày như ăn, mặc, ở, đi lại được thể hiện trong các món ăn, đồ mặc, nhà ở, đồ dùng

Nó được quy định và trở thành lối sống cho từng cộng đồng, từng gia đình và từng

cá nhân

Người Tây Nguyên cư trú ở vùng rừng núi, nhưng chủ yếu ven sông, vensuối, quanh các đầm hồ… nơi hội tụ của nguồn thức ăn thủy sản dồi dào, phongphú Căn cứ vào vết tích lúa gạo phát hiện được qua các di chỉ khảo cổ, ta biết đượccác tộc người Tây Nguyên dùng cả gạo nếp và gạo tẻ làm lương thực hằng ngày,trong đó ưu thế thuộc về gạo tẻ Ngoài ra, còn tìm thấy xương các động vật lớn chobiết các tộc người Tây Nguyên đã biết tìm nguồn thức ăn từ rừng Đó không chỉ lànhững quả, hạt, rau củ mà còn bao gồm những loài động vật trong rừng, hay cácloại gia súc, gia cầm mà họ thuần dưỡng Bên cạnh đó, từ những vết tích của thức

ăn thủy sản trong các di chỉ khảo cổ học nói lên rằng các tộc người Tây Nguyên đãtận dụng được nguồn thức ăn từ tự nhiên qua các con sông, con suối Môi trườngrừng núi, sông, suối là nguồn cung cấp và khai thác dễ dàng các thức ăn như thịtrừng, tôm, cua, cá, ốc… Các tộc người Tây Nguyên canh tác lúa trên ruộng khô vàrẫy Cái cuốc là công cụ chủ yếu trong canh tác nông nghiệp ở tộc người này Vớiruộng khô thì việc thâm canh không bỏ hóa là đặc điểm khác với rẫy Ruộng khôthường ở vùng ven sông suối Từ đầu thế kỷ XX, việc làm ruộng nước bằng cày đãngày càng phát triển ở nhiều nơi Vườn chuyên canh và vườn đa canh cũng xuất

Trang 27

hiện từ lâu, vì thế cái ăn của con người nơi đây được cải thiện Nguồn thức ăn dồidào, phong phú hơn qua công việc trồng trọt và chăn nuôi Trong bữa ăn gạo tẻ làlương thực chính; lương thực phụ là ngô cùng các loại rau, đậu, củ… Thức ăn córau, muối, ớt, canh rau, măng tươi, thịt, cá… Bữa cơm hàng ngày có thể cả gia đìnhngồi quanh nồi cơm, bát ớt hoặc chia thành từng phần cho mỗi người Bữa tiệc,lấy ché rượu cần làm trung tâm, quanh đó có các món ăn đựng trên bát, đĩa hoặc láchuối để vừa ăn, vừa uống Khi rượu ngà say có hát, nhảy múa, đánh chiêng, cồng.

2.2.1.2 Trang phục

Trang phục của các tộc người Tây Nguyên mang nhiều nét độc đáo qua việctrang trí thực dụng Ở đây không kể dân tộc nào, đều ưa mặc y phục thuộc loạichoàng quấn, một loại trang phục khá cổ sơ, rất đặc trưng cho trang phục các dântộc bản địa, mà ngày nay không còn thấy ở các tộc người khác trên đất nước ta Đó

là loại khố, váy mảnh (váy không khâu thành ống), tấm choàng, các loại áo chui đầu(pônxô)… trang trí trên cơ thể vừa cho đẹp, vừa mang tính nghi lễ như xăm mình,

cà răng, căng tai, đeo các loại vòng, kể cả vòng ống ở tay, chân, cổ Cũng như nhiềutộc người thiểu số khác, các tộc người ở Tây Nguyên thích thêu và dệt hoa văn trênváy, khố, tấm choàng, áo… Tuy nhiên, phong cách trang trí hoa văn, bố cục và họatiết trang trí có nhiều nét khác biệt so với các dân tộc khác

Cũng như nhiều hiện tượng sinh hoạt kinh tế, xã hội và văn hóa khác, trangphục của các dân tộc Tây Nguyên có rất nhiều nét chung, tương đồng từ khâu chếbiến nguyên liệu, phương thức làm ra vải mặc, các loại y phục, trang sức, màu sắc

và đường nét hoa văn… Tuy nhiên, ở mỗi dân tộc vẫn có và bảo lưu những sắc tháiriêng Về nguyên liệu, trước khi có nghề trồng bông, đay, gai để xe sợi dệt vải thìcác dân tộc ở Tây Nguyên đã có kinh nghiệm trong việc thu lượm những thứ cây cósợi mọc hoang dại trong rừng về chế biến thành sợi dệt vải Tập quán thu lượm nàyhiện nay vẫn còn thấy ở một số dân tộc Người Xơ-đăng thường thu lượm nhữngloại gai dại (ktô, goa, ku kà…), đay hoang dại (hme, phe…), người Bana tìm kiếmcác loại vỏ cây hoang (kđôn, kpông…) để xe sợi dệt vải Đấy là chưa kể từ lâu đồng

Trang 28

bào ở đây còn tìm được các loại vỏ cây nhu sui, khung mang về ngâm nước rồi phơicho khô và đạp mềm làm áo để mặc, làm chăn để đắp

Cũng như nhiều dân tộc khác còn ở trình độ phát triển tiền công nghiệp, cácmàu sắc để nhuộm sợi đều tìm kiếm trong các sản vật tự nhiên Màu nền của trangphục là màu đậm như: đen, chàm Người Bana thường nhuộm đen bằng lá cây mo,nhuộm chàm bằng vỏ cây truôn nhây, vỏ cây kpai, hay lá cây tơ-rum, còn người Mạthì lại nhuộm màu chàm bằng nđir… ngoài màu đen và chàm là nền vải trang phục,các dân tộc ở đây còn nhuộm sợi màu để thêu dệt hoa văn Người Bana tạo ra màu

đỏ từ cây loang nhâu, màu vàng từ củ nghệ (kmứt), người Mạ nhuộm đỏ bằng câyrial, nhuộm vàng bằng củ rmít…

Về loại hình trang phục, các dân tộc Tây Nguyên, nam cũng như nữ sử dụngphổ biến các y phục kiểu choàng quấn, áo chui đầu (pông - sô) Đây là loại hình yphục vừa đặc trưng cho các dân tộc Đông Nam Á, vừa là loại trang phục tiêu biểucho một giai đoạn phát triển sớm của y phục Trong loại hình trang phục này, chiếckhố là loại trang phục cổ nhất, còn thấy tương đối phổ biến ở các dân tộc TrườngSơn và Tây Nguyên Ngày nay chiếc khố chỉ còn thấy nam giới mặc, nhưng nếu căn

cứ vào các di vết của khố còn lưu lại trên chiếc váy hay một vài nơi phụ nữ Stiêngcòn mặc, thì có thể cho rằng đã có thời kì cả nam lẫn nữ đều dùng loại y phục này

Ở Tây Nguyên, tùy theo từng vùng dân tộc và tùy theo từng trường hợp, đàn ôngmặc các loại khố khác nhau, chất liệu vải và trang trí trên khố cũng khác nhau.Thường đi làm người ta mặc loại áo khố ngắn, vải mộc hay nhuộm chàm, dịp hội

hè, tiếp đãi khách hay đi chơi xa thì mặc loại khố vạt dài, có tua chỉ màu, trên mặtkhố trang trí hoa văn

Một bộ phận khác của trang phục đặc trưng cho loại hình choàng quấn làchiếc váy mảnh (có người gọi đó là váy hở, váy không khâu, váy tấm…) Đó hoàntoàn chỉ là một mảnh vải nhuộm chàm, nhuộm đen, có trang trí hoa văn hay chỉ đểmộc, khi mặc quấn quanh thân từ eo bụng trở xuống, mép váy trong ở sườn phải,còn mép váy ngoài vắt ngang sườn trái và giắt mối ở đó rồi dùng dây lưng buộcthêm cho chặt

Trang 29

Ở mỗi dân tộc, tùy theo chất liệu vải, nhất là hoa văn trang trí trên váy, màchia loại váy mảnh thành nhiều loại với tên gọi khác nhau Đơn cử, phụ nữ Êđê cótới bốn loại váy mảnh đẹp, ngoài ra còn có loại váy mảnh thường ngày hay đi làmngoài nương Loại váy mảnh này hầu như tất cả phụ nữ ở Tây Nguyên hiện nay đềumặc, sự khác biệt chỉ là ở màu sắc, trang trí, thói quen mặc dài hay ngắn và một sốchi tiết nhỏ khác.

Ở Tây Nguyên, nam giới thường đóng khố, nữ giới mặc váy ở trần Đó là lúctrời nóng, khi lao động trong nhà, chứ vào lúc cần trịnh trọng, đón tiếp khách, hội

hè vui chơi thì họ mặc váy đẹp Có sự phân biệt khá rõ giữa áo nam và áo nữ, nhưngchúng đều cùng một kiểu cắt, đó là loại áo chui đầu

Phụ nữ Tây Nguyên mặc loại áo cánh ngắn may kiểu chui đầu, không có ve

cổ, tùy theo từng dân tộc, từng loại áo có những trang trí tua màu hay hoa văn Cáchcắt may loại áo này cũng khá đơn giản: miếng vải hình chữ nhật được gấp đôi,khoét cổ tròn ở giữa đường gấp, rìa vải hai bên sườn khâu bịt lại (xưa kia làm cácnút dây vải để buộc), thế là thành chiếc áo chui đầu Nếu là áo dài tay thì người tanối phần vải làm tay áo Kiểu dáng chung thì như vậy, nhưng đối với mỗi dân tộclại có những nét riêng, thể hiện qua màu vải nền, nhất là qua cách trang trí hoa vănhài hòa giữa áo và váy

Áo của đàn ông các dân tộc sinh sống ở Tây Nguyên cũng thuộc loại ngắnmay kiểu chui đầu, không viền cổ, có tay hoặc không có tay Tùy theo từng dân tộc,trên thân áo có trang trí hoa văn hay để màu chàm Tiêu biểu cho loại áo chui đầunày là chiếc áo kteh trên ngực có trang trí “đại bàng giang cánh” của đàn ông Êđê.Tấm choàng cũng là bộ y phục đặc trưng cho hầu hết các dân tộc ở Tây Nguyên Đó

là một tấm vải màu chàm đậm, trang trí hoa văn, dùng cho cả nam lẫn nữ những lúctrời lạnh, trong một số nghi thức của dân tộc Thông thường người ta choàng tấmchoàng lên vai, thân phủ dài tới chân Cũng có khi tấm choàng được buộc chéo từnách bên vai này sang vai bên kia, có vẻ giống như cách choàng áo cà sa của cácnhà sư Đối với những chiến binh mang trên người vũ khí, người ta gấp tấm choànglại rồi buộc chéo hình chữ nhân trước ngực

Trang 30

Nét đặc trưng của trang phục các dân tộc ở vùng này không chỉ thể hiện trêncác loại hình trang phục chính mà còn thông qua các kiểu cách phục sức của nam và

nữ Ở Tây Nguyên, ta cũng bắt gặp những mô típ trang trí hoa văn trên mặt vải,không phải bằng kĩ thuật vẽ màu, ghép vải màu, mà chủ yếu là kĩ thuật dệt, hiếmthấy các sản phẩm thêu Các mô típ trang trí quen thuộc là những hiện tượng thiênnhiên xung quanh, được liên tưởng: chim, nhện, bò cạp, ong, dây leo, trúc… Bêncạnh những mô típ trên còn thấy hình người, động vật khá sinh động Ngay cảnhững vật dụng hiện đại ít có ở xung quanh, cũng được đồng bào đưa vào như hìnhảnh, ô tô, máy bay, người lính

Tây Nguyên còn nổi tiếng vì duy trì tới gần đây những kiểu trang sức như càrăng, căng tai, xăm mình là những hình thức phục sức hết sức cổ sơ Cả nam và nữ,nhất là phụ nữ ưa đeo các loại vòng cổ, vòng tay, vòng chân Nhiều thứ vòng cổ,vòng chân là một ống vòng đồng, dài trên dưới 20 cm Giống như túi vải của cácdân tộc miền Bắc, cái gùi với nhiều kiểu loại cũng là vật trang trí của người TâyNguyên

2.2.1.3 Nhà ở của các dân tộc Tây Nguyên

Cũng như nhiều tộc người vùng núi và cao nguyên, người Tây Nguyên sinhsống thành từng buôn, bon, plây Bon, buôn, plây lớn hay nhỏ phụ thuộc vào điềukiện sinh sống và đất rừng làm nương rẫy Vì trong xã hội cổ truyền Tây Nguyêncòn tàn dư hình thức gia đình lớn nên thường trong một nóc nhà dài, có nhiều cặp

vợ chồng và con cái họ cùng chung sống

Trừ vùng thung lũng hồ Lắc ruộng nước nhiều nên người Mnông sinh sốnglàm bằng ruộng nước là chính, còn lại chủ yếu là làm nương rẫy Kinh tế nương rẫy

là hình thức du canh du cư Tuy vậy, khi con người làm ra dư thừa thì họ bắt đầusinh sống định cư trong những ngôi nhà trệt hay nhà sàn, nhà dài

Trong ngôi nhà dài của người Mnông có nhiều kho lúa tương ứng với số giađình sống chung trong ngôi nhà dài đó Dần dần có những cặp vợ chồng tách ra làmriêng, ăn riêng, thì họ lại kéo dài ngôi nhà ra, trong đó kho lúa là trung tâm của ngôinhà dài Từ đây, họ kéo dài hai mái ra hai bên, hai bờ mái có hai hàng cột con

Trang 31

chống đỡ và hàng cột đó cũng là hàng cột sườn để dựng vách bao quanh ngôi nhà.Ngôi nhà nhỏ nhất của một gia đình người Mnông cũng có hai gian, gian kho lúa vàgian tiếp khách.

Nơi gần với bếp gầm kho lúa là nơi ngủ của chủ nhà và con cái của họ, cònphía ngoài gần với bếp tiếp khách là nơi ngủ của khách Suốt dọc vách phía sạpnằm, người ta để các ché rượu Đây là một trong những của cải tích lũy quan trọngcủa một gia đình người Mnông Bởi thế, qua hàng ché rượu này người ngoài cũngmột phần đánh giá được khả năng kinh tế của gia đình đó Chái ngăn với nhà chínhbằng tấm vách nứa, đó là nơi nằm ngủ của những đứa con đã có vợ, có chồng Vớinhững ngôi nhà dài có nhiều hộ cư trú, thì mỗi hộ có một kho lúa và sạp nằm của họ

ở bên cạnh Hai hộ cách nhau bằng gian khách, là nơi tiếp khách chung Còn phíavách có trổ cửa ra vào là nơi để các vật dụng gia đình, nơi để nước uống và các đồnấu nướng… Ngay trên mái gian khách, người Tây nguyên đặt nơi thờ cúng tổ tiêngia tộc

Nếu như bên trong nhà, kho lúa là đặc trưng tiêu biểu của ngôi nhà Mnôngtruyền thống thì hình dáng mái nhà bên ngoài giúp chúng ta phân biệt dễ dàng nhàcủa người Mnông với các dân tộc khác, đặc biệt là với người Êđê Mái nhà Mnông

có dạng hình khum như mai rùa, mái hai đầu khum tròn, đường sóng mái không gấpgóc, mái kéo dài xuống thấp, phủ gần kín hai bên phênh vách, gây cảm giác mái nhànặng, úp trực tiếp trên nền đất

Còn đối với người Êđê, sống trong buôn thường là những đại gia đình mẫu

hệ, sinh sống trong những ngôi nhà dài Ngày nay, quy mô của các đại gia đình đềuthu nhỏ lại, thường bao gồm từ ba đến bốn gia đình nhỏ sống dưới một nóc nhà dài,nhưng đã làm ăn riêng, tách dần ra thành những gia đình hạt nhân chỉ gồm vợ chồng

và con cái họ, cư trú trong một ngôi nhà ngắn, có thể là nhà sàn hay trệt Đứng đầuđại gia đình là người đàn bà cao tuổi và có uy tín nhất, đứng ra trông nom tài sản,hướng dẫn sản xuất, điều hòa các quan hệ giữa những thành viên trong gia đình.Mọi của cải trong gia đình là của chung và thừa kế theo dòng nữ Khi vợ chết,người chồng được tái hôn, với một người nòi (nuê) theo truyền thống mẫu hệ

Trang 32

Trong trường hợp không tục huyền hoặc ly hôn thì sau đó người chồng phải trở vềnhà người mẹ đẻ với hai bàn tay không, ngoại trừ những tư trang Toàn bộ tài sản vàcon dù lớn hay nhỏ đều phải để lại gia đình vợ.

2.2.2 Văn hóa tinh thần của các dân tộc Tây Nguyên

2.2.2.1 Tín ngưỡng, tôn giáo của các dân tộc Tây Nguyên và những chính sách

về tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng ta

Bao bọc xung quanh thế giới hiện thực của con người Tây Nguyên là một thếgiới huyền ảo, do các thần linh, ma quỷ ngự trị Đó là quan niệm vạn vật hữu linh,một quan niệm tín ngưỡng sơ khai của loài người trong xã hội nguyên thủy

Đời sống hiện thực của con người gắn chặt với tín ngưỡng và lễ thức nhưhình với bóng Các thần linh ở ba tầng: trời, mặt đất và trong lòng đất, các Yang(hồn) hầu như ở trong mọi vật như bao bọc lấy thế giới con người Đó là những lựclượng siêu nhiên chi phối đời sống hiện thực của con người Con người muốn đượccác thần linh phù trợ về sức khỏe, về cây trồng, vật nuôi và các hoạt động khác thìphải thành kính, cầu xin bằng những hình thức tổ chức lễ hiến sinh lớn, nhỏ, tùytheo mục đích của người chủ tế Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ,những người đã khuất đều được coi là các thần linh (yang) nói chung

Ở trình độ tư duy thần bí, với niềm tin vào hệ thống các linh, các hồn vàhàng loạt những lễ thức cầu xin sự trợ giúp của lực lượng siêu nhiên như vậy, ngườiTây Nguyên có những quan niệm về điềm báo, những hình thức bói toán cần thiết

và những kiêng kị rất phát triển Điềm báo là hiện tượng được quan niệm vẫnthường xuyên diễn ra hằng ngày và luôn luôn ứng với hành vi của từng con người

cụ thể, nhất là lúc người ta sắp làm một việc gì đó hệ trọng

Tín ngưỡng về thần linh không những trong đời sống tinh thần mà còn cảtrong hoạt động kinh tế Con người cho rằng việc phong đăng hay thất bát trongcanh tác phụ thuộc vào các thần linh, vào hồn lúa Vì vậy, cùng với quy trình sảnxuất, người Tây Nguyên còn tiến hành những nghi lễ nông nghiệp phức tạp, tìm sựtrợ giúp thường xuyên từ những đấng vô hình cho quá trình lao động, sản xuất

Trang 33

Việc săn bắt và thuần dưỡng voi rừng cũng là công việc mà người TâyNguyên không chỉ thuần túy trông chờ vào sự hiểu biết phong phú vào công cụ hữuhiệu và lòng dũng cảm của mình, mà còn tin chắc vào những điều may rủi, vào sựtrợ giúp của thần linh Bởi vậy, trước khi vào rừng, những người thợ săn đều phảithực hiện nhiều điều kiêng kị trong việc đi lại, ăn uống, sinh hoạt.

Trong thế giới tinh thần của cư dân bản địa Kon Tum, Yàng là một vị thần cómọi quyền lực chi phối đến con người, là nơi trừng phạt cũng như làm phúc cho bất

kỳ một người nào Mỗi dân tộc tuy cùng chung một khái niệm Yàng nhưng mỗi nơi

có một cách nói, thờ cúng khác nhau

Người Xê Đăng có khái niệm gọi thần Yàng, là bốc, là dạ Nhưng cách gọiphổ biến, rộng rãi nhất là Kia hoặc Kiếc dùng để chỉ các vị thần Trong nghi lễ thờcúng, người Xê Đăng coi trọng nhất là ông trời, thần sấm sét (Chư drai) hay thầnlúa (Xri) Tâm thức của họ luôn mong chờ một sự che chở linh thiêng vô hình vàtìm đến sự nương tựa để chống đỡ những mối đe dọa đến đời sống của họ

Với người Ba Na, Yàng được gọi một cách tôn kính là ông bốc (Bok), bà dạ(Yã) Trong đó Bốc Kơi Đơi, Dạ Cung Ké được coi là hai vị thần quan trọng nhất,

là những vị thần sáng tạo ra vũ trụ và muôn loài Bên cạnh những vị thần quantrọng, người Ba Na còn thờ kính các vị thần như Bốc Kla (thần Cọp), Dạ Nôn (bàthiện), Dạ Cầu (bà ác), Yàng Đăk (thần nước), Yàng Kông (thần núi)

Ở người Jrai cũng có rất nhiều thần linh được đồng bào coi trọng như thầnnhà (Yàng Seng), thần làng (Yàng Alabôn), thần nước (Yàng Pênla) họ quan niệm

đó là những vị thần gần gũi giúp người dân có nhà ở, bảo vệ mùa màng, làng mạc Ngoài ra, người Jrai còn thờ cúng các vị thần khác vào những ngày lễ như thần đất,thần sét

Có thể nói, thế giới tâm linh của các dân bản địa Tây Nguyên rất phong phú,

đa dạng Thế giới đó đã tác động mạnh mẽ đến đời sống của đồng bào nơi đây Chính những yếu tố đó đã chi phối đến cách ứng xử của họ đối với cộng đồng.

Ngoài những tín ngưỡng dân gian ở Tây Nguyên còn có các tôn giáo khácnhư đạo Tin lành và Thiên chúa Giáo Thiên chúa giáo được du nhập vào Tây

Trang 34

Nguyên từ khi thực dân Pháp (sau này là Mỹ) và chính quyền tay sai sử dụng làmcông cụ thống trị về mặt tư tưởng, tinh thần đối với nhân dân, chống phá chínhquyền cách mạng, chia cắt Việt Nam thông qua sự thành lập một “nhà nước mới”

“nhà nước Đề-ga”

Một bộ phận đồng bào nhận thức mơ hồ về “Nhà nước Đê-ga”, bị ảnh hưởng

tư tưởng tự trị, dao động trước luận điệu truyên truyền của các thế lực thù địch Một

số thanh niên bị kẻ xấu lôi kéo tham gia vào những việc sai trái như: phá rừng làmrẫy, tụ tập đông người để quậy phá, gây áp lực với chính quyền, làm ảnh hưởng lớnđến an ninh nông thôn Trước tình hình đó, Đảng ta đã tập trung nỗ lực để ổn định

tư tưởng cho đồng bào, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục làm cho nhiều người nhận

ra bản chất, âm mưu của tổ chức phản động “Nhà nước Đê-ga” Thực hiện chủtrương tăng cường cán bộ và đội công tác xuống cơ sở, đẩy mạnh việc giao lưu, kếtnghĩa, thực hiện phương châm: “tỉnh bám xã, huyện bám làng, xã bám đến hộ dân”

Trước và sau sự kiện tháng 02-2001, vấn đề tôn giáo nói chung và Tin lànhnói riêng ở Tây Nguyên đã bị các thế lực thù địch lợi dụng để chống phá, bằng cách

vu cáo Nhà nước đàn áp tôn giáo, cấm đoán người dân tộc thiểu số theo đạo BọnFulro lưu vong móc nối với số bên trong, hình thành cái gọi là “Tin lành Đê-ga”, lôikéo gần 20 nghìn người tham gia nhằm làm chỗ dựa cho hoạt động của chúng Sốcầm đầu Tin lành chưa được công nhận tư cách pháp nhân chuyển ra hoạt độngcông khai, hình thành hàng trăm ban, bất chấp sự bất hợp pháp

Trong bối cảnh phức tạp, nhạy cảm đó, để bảo đảm nhu cầu tự do tín ngưỡngcủa nhân dân, chống lại sự lợi dụng của bọn phản động, quán triệt tinh thần lãnhđạo của Trung ương, ngay từ năm 2001, các tỉnh ở Tây Nguyên đã từng bước đưasinh hoạt tôn giáo của đạo Tin lành vào quản lý bằng pháp luật Đẩy mạnh công tácvận động quần chúng, vạch rõ bản chất lợi dụng các hoạt động tôn giáo, đạo Tinlành của các thế lực thù địch, cũng như tính chất phản động, chia rẽ khối đoàn kếtdân tộc của chúng, đấu tranh kiên quyết xóa bỏ “Tin lành Đê-ga” Các tỉnh ở TâyNguyên đã có nhiều nỗ lực trong việc “bình thường hóa” hoạt động của đạo Tinlành, 79 chi hội đã được công nhận với trên 79 nghìn tín đồ, đăng ký sinh hoạt cho

Trang 35

trên 720 điểm, nhóm Các nhu cầu bình thường khác như: phong chức, đào tạo chứcsắc, xây dựng nơi thờ tự được các cấp chính quyền quan tâm giải quyết, góp phầntạo ra sự ổn định chính trị - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta đối với tôn giáo nói chung

và đạo Tin lành ở Tây Nguyên nói riêng luôn đúng đắn, nhất quán thể hiện sự quan tâm cao Việc đưa hoạt động tôn giáo của đạo Tin lành trở thành sinh hoạt bình thường đã được đông đảo tín đồ, chức sắc tôn giáo phấn khởi, tin tưởng, qua đó góp phần củng cố, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, làm thất bại âm mưu lợi dụng tôn giáo để chống phá của các thế lực thù địch Dư luận quốc tế cũng đánh giá cao việc bình thường hóa hoạt động tôn giáo của đạo Tin lành ở Tây Nguyên.

Trong gần sáu năm qua, các đơn vị hành chính ở Tây Nguyên đã được điềuchỉnh, kiện toàn một cách hợp lý, nâng số tỉnh từ 4 lên 5, đơn vị cấp huyện từ 48 lên

58, cấp xã từ 613 lên 691, thôn, buôn từ trên 5,8 nghìn lên trên 6,9 nghìn Các tỉnhcũng triển khai nhiều nghị quyết, chương trình hành động cụ thể về công tác xâydựng Đảng, chính quyền, đoàn thể, củng cố thôn, buôn và nâng cao chất lượng độingũ cán bộ cơ sở

Hệ thống chính trị cơ sở ở các tỉnh Tây Nguyên đã được tập trung củng cố,toàn vùng đến đầu năm 2007 có hơn 3,2 nghìn tổ chức cơ sở đảng, gần 9,5 nghìnchi bộ trực thuộc với hơn 107,3 nghìn đảng viên (trong đó có 18,3 nghìn đảng viênngười dân tộc thiểu số và 2,1 nghìn đảng viên là người có đạo) Tỷ lệ thôn, buôn

“trắng” tổ chức đảng thu hẹp chỉ còn 25,2%, không có đảng viên còn 4,08%

Bộ máy và cán bộ chính quyền, đoàn thể ở cấp xã đã được tập trung kiệntoàn, chuẩn hóa một bước, thông qua việc nâng cao chất lượng hoạt động đồng đềuhơn, cải tiến thủ tục hành chính, thực hiện quy chế dân chủ, giảm phiền hà chongười dân Nhiều tỉnh chủ động tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp các trường đại học,cao đẳng về làm việc tại xã để nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, chú trọngquy hoạch, bồi dưỡng, tạo nguồn đội ngũ cán bộ xã, thôn, buôn, nhất là cán bộngười dân tộc thiểu số Chủ động bố trí thêm biên chế cho các chức danh cần thiết ở

Trang 36

cấp xã như: chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên, trưởng Khối Dân vận, chủ nhiệm ủyban Kiểm tra, cán bộ tổ chức, tuyên giáo Mặt trận và các đoàn thể tích cực pháttriển chi hội, kết nạp đoàn viên, hội viên, gắn với việc đổi mới nội dung, phươngthức hoạt động để nâng cao hiệu quả và chuyển trọng tâm công tác hội xuống cácđịa bàn dân cư và vùng đồng bào dân tộc.

Cùng với việc tăng cường, củng cố hệ thống chính trị cơ sở, công tác bámdân, phát động quần chúng được tập trung thực hiện với nhiều chủ trương, giảipháp Các cấp, ngành, đội công tác tăng cường hoạt động sát dân, tổ chức tuyêntruyền, giáo dục, vận động quần chúng, củng cố niềm tin của đồng bào vào đườnglối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, góp phần làm chuyển biến nhậnthức tư tưởng của đa số đồng bào

2.2.2.2 Văn hóa lễ hội của các dân tộc Tây Nguyên

Lễ hội là sinh hoạt thường thấy ở tất cả các dân tộc Tây Nguyên, nó là mốcđánh dấu những hoạt động sản xuất nương rẫy từ chặt cây, gieo hạt tới khi thuhoạch mang lúa về kho, đánh dấu những sinh hoạt đời sống con người từ khi chàođời, cưới xin, mừng sức khỏe, tới lúc chết, là sinh hoạt cộng đồng từ gia tộc tới cảlàng buôn, như nghi lễ cúng bến nước, lễ cầu no đủ và sức khỏe, lễ lên nhà mới…

Hệ thống nghi lễ gắn chặt với sản xuất nông nghiệp, nó chưa bị những nội dung xãhội, lịch sử hay tôn giáo xen vào

Trong các lễ hội ở Tây Nguyên, nghi thức hiến sinh trở thành quan trọng vàkhông thể thiếu được Ngày nay, nghi lễ hiến sinh chủ yếu là con vật tiêu biểu nhất

là hiến sinh trâu, nên lễ hội đâm trâu là lễ hội lớn và đặc trưng cho các dân tộc TâyNguyên, mà ở người Việt hay các dân tộc thiểu số khác không còn thấy nữa

Hội mừng mùa

Hội mừng mùa là ngày hội lớn, có từ lâu, rất phổ biến ở Tây Nguyên, tương

tự như ngày Tết của đồng bào Kinh

Hội mừng mùa được người Gia Rai gọi là Pơ-trưm, người Ba Na gọi là mok, thương tổ chức vào tháng 12 dương lịch

Trang 37

Sa-Nếu tính theo dương lịch, người dân Tây Nguyên lao động thật sự vất vả, cựcnhọc bao gồm 9 tháng (tính từ tháng 3 đến tháng 11)

Người Gia Rai có câu rằng:

Dua păn blan ble ia hă, ia hang Rơnang Bang kơtang hoa hang klao blan (Chín tháng ra mồ hôi lao động mệt nhọc

Ba tháng nhàn rỗi vui hội thoải mái) Như vậy, hội mừng mùa là những ngày vui chơi giải trí của người Tây Nguyên sau những tháng ngày lao động cực nhọc, nhưng chủ yếu hội mừng mùa là ngày lễ tạ ơn thần nông nghiệp (Yă Pôm).

Ngày xưa đồng bào Tây Nguyên tổ chức hội mừng mùa rất linh đình tốnnhiều của cải, mất nhiều thời gian, với những lễ nghi rất cầu kỳ Ngày nay người Ba

Na, Xơ Đăng tổ chức hội này trong 3 ngày 3 đêm, người Gia Rai chỉ tổ chức có mộtngày, một đêm Có dân tộc tổ chức hội Mùa riêng lẽ theo từng gia đình với nghithức đơn giản, cốt sao tỏ lòng biết ơn đối với Yă Pôm để già làng và buôn làng khỏichê trách

Hiện nay chỉ có dân tộc Ba Na, Xơ Đăng còn tổ chức hội mừng mùa tươngđối long trọng, còn giữ lại gần nguyên vẹn những tục lệ, lễ nghi của ông cha từ ngànxưa

Trong ngày hội, tất cả các bếp trong buôn làng đều nổi lửa cùng một lúc vàtùy theo khả năng của từng gia đình có thể giết lợn hoặc gà

Để góp thêm thức ăn cho ngày hội, đồng bào thường chuẩn bị từ hai đến ba ngàytrước như đi săn bắn, bắt cá, hái rau,…

Buổi sáng ngày hội, đồng bào lấy ghè rượu gốc (nước rượu đầu tiên, ngonnhất) buộc vào cột giữa nhà hoặc buộc vào tay thần (tơn - gan yang) cắm giữa nhà.Tiếp đó đồng bào giết lợn, gà, trâu… rồi lấy phần thịt ngon nhất như thịt thăn, mông

và gan, lá lách, quả cật… chia thành hai phần, phần thịt chín để vào bát to, phần thịttươi đựng trong bát nhỏ, có một ít tiết Những thứ này được đặt cạnh ghè rượu gốc

Trang 38

Khi chủ nhà hoặc ông Riu - yang (người cúng) khấn, mọi người đều yênlặng Nội dung của bài khấn là kiệu bà Yă Pôm xuống ăn cơm mới, ăn thịt uốngrượu phù hộ cho gia đình, buôn làng sang năm mới làm ăn khá giả, được mùa tohơn năm cũ.

Vừa khấn xong, tiếng trống, tiếng cồng chiêng nổi lên Cuộc uống rượu bắtđầu Người già nhất trong làng hoặc trong gia đình uống rượu trước, sau đó lànhững người đứng tuổi, thanh niên, con cháu trong gia đình Người đánh trống,chiêng cồng cứ đánh, người già cứ uống rượu

Uống rượu xong, thanh niên nam nữ xuống đất đứng theo hàng như sau:Người đánh trống đi trước, tiếp đến là những người đánh chiêng cồng và sau cùng

là những người múa Nam nữ múa nhịp nhàng hòa với nhịp chiêng cồng, họ đến

từng gia đình trong buôn làng bắt vạ (người Gia Rai gọi là đú) Mục đích của việc

bắt vạ là làm sao mỗi gia đình đưa cho một bát gạo và ít thịt để cúng Yang Tiếng

hát đôi lúc át tiếng cồng chiêng, đi đú các gia đình xong họ về nhà làm lễ.

Theo tục của người Gia Rai thì tổ chức hội mùa xong mới được lấy thóctrong kho ăn, đồng thời mới được phép tổ chức những ngày hội khác Vì nếu chưa

tổ chức hội mùa, chưa lễ Yă Pôm mà đã lấy thóc mới ăn, Yă Pôm sẽ bắt tội, không

phù hộ cho buôn làng được mùa nữa Đây chính là thể hiện sự tôn trọng, lòng biết

ơn và biết yêu quí cây lúa, yêu quí những gì đã nuôi sống con người

Hội đâm trâu

Các buôn làng của người Xơ Đăng, Ba Na, Gia Rai thường được dựng lênbên các bờ suối, bờ sông Ở chính giữa các buôn làng, đồng bào thường dựng lênmột cái nhà rông: Đây là nơi tập trung tinh hoa văn hóa của cả buôn làng Nhìn vàonhà rông, chúng ta có thể đánh giá khả năng hội họa và điêu khắc cùng với sự giàunghèo của cả buôn làng đó Có hai loại nhà rông: nhà rông trống và nhà rông mái

Nhà rông trống (tiếng Gia Rai gọi là Rông tơ - nao) có mái to, cao chót vót

Có nhà rông cao 30 mét Nói chung, nhà rông trống được trang trí rất công phu

Nhà rông mái (tiếng Gia Rai gọi là Rông a - ma) nhỏ hơn nhà trông trống, cómái thấp Hình thức bên ngoài và bên trong giản đơn

Trang 39

Trong nhà rông, đồng bào thường để những vật tổ vô giá (tiếng Gia Rai là Yang

-Hơ - Dung) Đó là những vũ khí, giáo mác, khiên, tù và,… mà xưa kia, ông cha họtừng dùng để đánh giặc bảo vệ buôn làng

Nhà rông nơi chứng kiến những cuộc họp để bàn việc chung của buôn làng,

là nơi dạy nghề và mọi người đến đây để sinh hoạt văn nghệ

Theo tục của dân Ba Na, Gia Rai, Xơ Đăng, hàng năm dân làng tổ chức mộtlần hội đâm trâu tại nhà rông Mọi phí tổn trong ngày hội do dân làng đóng góp lại

Dân làng làm ngày hội đâm trâu nhằm tạ ơn những tù trưởng xưa kia đã cócông xây dựng và giữ gìn buôn làng, và sau nữa là tỏ lòng biết ơn đối với nhữngngười hiện đang giữ gìn vật quí

Người khi đau, ốm bất ngờ (ví dụ đi tắm về bị cảm, vào rừng bị sốt hoặc bịgai đâm…) dân làng cho là thần làm ốm nên muốn khỏi, cũng phải làm lễ đâm trâu.Nhưng lễ đâm trâu này nhỏ hơn lễ đâm trâu trong ngày hội

Đồng bào thường tổ chức ngày hội đâm trâu trong khoảng thời gian từ đầutháng 12 đến tháng 3 âm lịch

Dân tộc Xơ Đăng, Ba Na tổ chức hội đâm trâu trong ba ngày, dân tộc GiaRai một ngày rưỡi

Người Gia Rai gọi ngày đầu của hội đâm trâu là ngày vào hội (mút), ngàysau là ngày ăn đầu trâu (bong - kó)

Để chuẩn bị cho ngày lễ, đồng bào ta vào rừng chặt bốn cây to bằng bắpchân, đem về buôn và khắc lên đó những hình hoa văn rất đẹp (những cây này tiếngdân tộc gọi là ging - ga) Lấy bốn ngọn lồ ô trên có khắc nhiều hình hoa văn để buộctua Chặt một cây lồ ô về làm tay cắm ở giữa Sau đó, đồng bào làm dây để buộctrâu vào cột ging- ga

Trong ngày đầu tiên của hội đâm trâu, lúc bốn giờ đồng bào bắt trâu buộcvào cột ging - ga

Những thanh niên có nhiệm vụ đánh trống, chiêng cồng trong ngày hội, đầu chítkhăn đỏ, mặt áo Blan, hoặc áo ló, đóng khố kơ - teh, đã ở trong tư thế sẵn sàng Nữthanh niên mặc áo phia , váy kơ - teh, đầu quàng khăn trắng Ông già, trẻ em, người

Trang 40

đứng tuổi đều mặc bộ đồ mới nhất của mình Tất cả mọi người đứng chật ních trướcsân nhà rông.

Người chủ trì hội là già làng, hay còn gọi là ông Riu-Yang đứng gần cột cuộctrâu Thanh niên nam nữ đánh chiêng, cồng, múa đứng sau lưng Riu-Yang

Khi Riu-Yang khấn xong (nội dung bài khấn: cầu xin thần trời, thần nước, thần núi, thần sông hãy lên đây chứng kiến những ngày hội đâm trâu này, cầu xin các thần hãy phù hộ cho dân làng trồng được nhiều lúa, nuôi được nhiều trâu bò Xin thần xuống buôn làng ăn thịt trâu và uống rượu cần ngọt) Tiếng chiêng, cồng

bắt đầu nổi lên hòa với tiếng hú của dân làng Cảnh buôn làng trở nên rộn ràng, sinhđộng

Suốt đêm hôm đó, họ ăn thịt lợn, uống rượu, múa và đánh chiêng, cồng không biếtmệt mỏi

Mờ sáng hôm sau, tiếng chiêng, cồng càng nổi lên rộn rã thúc giục mọingười đến xem cảnh đâm trâu truyền thống

Tiếng trống, chiêng, cồng vừa dứt, những thanh niên khỏe mạnh, đầu chítkhăn đỏ, tay cầm khiêng, gươm sáng loáng lao ra nhảy múa Gươm chạm vào nhauxoang xoảng hòa với tiếng hò reo cổ vũ của hàng trăm người Đó là những cuộcđánh nhau tượng trưng, những cuộc chiến đấu dũng cảm của các tù trưởng và dânlàng vào thời xa xưa để bảo vệ buôn làng Tuy chỉ là những cuộc đánh nhau tượngtrưng nhưng nó không kém phần hào hứng và sôi nổi Sau đó, họ bỏ gươm xuống.Cuộc đấu sẽ được tiếp tục với vũ khí là những gậy gỗ dài khoảng một mét Nhữngcuộc đấu này mang tính chất vui chơi lành mạnh và thể hiện được lòng dũng cảmvới truyền thống thượng võ của dân tộc Những cuộc đấu đó kết thúc không phânthắng bại, nhưng nếu ai kém thì trên lưng người đó nổi lên chi chít những vết hằn

Tốp này nghỉ, tốp khác lại chạy ra Cứ một người múa khiêng thì có một côgái đứng bên tát nước vào người Chàng trai nào múa khiêng giỏi, đỡ cừ thì ngườikhông bị ướt Anh tiếp tục thi đấu Anh nào đỡ không được thì mình ướt coi như bịthua

Ngày đăng: 23/10/2014, 20:36

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng cơ cấu GDP phân theo giá hiện hành - Văn hóa Tây Nguyên bản sắc văn hóa dân tộc
Bảng c ơ cấu GDP phân theo giá hiện hành (Trang 17)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w