Sự xuất hiện khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam, tác động của tình hình thế giới và trong nước đến sự ra đời của khuynh hướng DCTS, phong trào yêu nước theo khuynh hướng DCTS, nguyên nhân thất bại của cuộc đấu tranh theo khuynh hướng DCTS
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Nhìn nhận, đánh giá vị trí và vai trò của khuynh hướng dân chủ
tư sản ở Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc là mộtvấn đề rất quan trọng trong giai đoạn lịch sử cận đại Việt Nam.Mặc dù không đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi cuối cùngnhưng cũng không thể phủ nhận vai trò tích cực của khuynh hướngdân chủ tư sản trong lịch sử nước ta Nhờ có sự tồn tại khuynhhướng dân chủ tư sản mới chuẩn bị được tiền đề cho sự vận độngsang một khuynh hướng mới, khuynh hướng vô sản
Trong khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam, dân chủ đượcxác định là một trong hai nhiệm vụ của cách mạng Trong công cuộcxây dựng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, Đảng ta đã kế thừa tưtưởng đó để làm mục tiêu, động lực cho sự công bằng, đoàn kết tạonên sức mạnh dân tộc và thành công cho công cuộc đổi mới
Các phong trào yêu nước theo tư tưởng dân chủ tư sản thể hiệnlòng yêu nước mãnh liệt Ngày nay, tình hình quốc tế ngày càngphức tạp, các thế lực thù địch luôn tìm cách chống phá chế độ xã hộichủ nghĩa nước ta Do đó, việc phát huy chủ nghĩa yêu nước hơn baogiờ hết càng giữ một vị trí quan trọng
Tìm hiểu khuynh hướng dân chủ tư sản ở nước ta để thấy sựchuyển biến của con đường giải phóng dân tộc, thấy được sự hy sinh,đóng góp của các bậc tiền bối cho cách mạng Việt Nam Từ đó giúpchúng ta thấy được giá trị của nền độc lập hôm nay, góp phần khơidậy tinh thần dân tộc, dân chủ trong việc giữ gìn và phát huy nhữngthành tựu mà ông cha đã dày công xây đắp
Nghiên cứu khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam từ cuốithế kỉ XIX đến trước năm 1930 còn giúp tôi nâng cao năng lực
Trang 2giảng dạy, đồng thời là nguồn tài liệu tham khảo cho đồng nghiệpsau này.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi quyết định chọn vấn đề
“Khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến trước năm 1930” làm đề tài khóa luận của mình.
2 Lịch sử vấn đề
Khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam từ cuối thế kỉ XIXđến trước năm 1930 được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu ởcác góc độ, khía cạnh khác nhau
- Quyển “Sự chuyển biến của phong trào yêu nước và cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam trong ba mươi năm đầu thế kỉ XX” của tác giả Đinh Trần Dương, do Nhà xuất bản Đại học Quốc
gia Hà Nội xuất bản năm 2002
- Giáo sư Trần Văn Giàu viết về ý thức tư sản, các biểu hiện và
sự chuyển biến của nó qua quyển “Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỉ XIX đến cách mạng Tháng Tám”, tập II-Hệ ý thức tư sản và sự bất lực của nó trong các nhiệm vụ lịch sử.
- Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản quyển “Bước chuyển
tư tưởng Việt Nam cuối thế kỉ XIX-đầu XX” vào năm 2005, do Phó
Giáo sư-Tiến sĩ Trương Văn Chung và Phó Giáo sư-Tiến sĩ DoãnChính đồng chủ biên
- Quyển “Lịch sử cận-hiện đại Việt Nam một số vấn đề nghiên cứu” của Giáo sư Đinh Xuân Lâm do Nhà xuất bản Thế giới xuất
bản năm 1998
- Tác giả Nguyễn Khánh Toàn với quyển “Lịch sử Việt Nam, tập
II (1858-1945)”, Nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản năm 2004.
- Nguyễn Ngọc Cơ (chủ biên), Lịch sử Việt nam từ 1858-1918,
Nhà xuất bản Đại học sư phạm, xuất bản năm 2005
Tóm lại, những công trình trên phần nào khái quát, đề cập đếnkhuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX đến trước
Trang 3năm 1930 Ở đề tài luận văn này, tôi tổng hợp và đi cụ thể từ sự ảnhhưởng đến hình thành và tổ chức hoạt động của các phong trào dânchủ tư sản để làm rõ sự phát triển của khuynh hướng này ở Việt Nam
và sự đóng góp của nó trong cách mạng giải phóng dân tộc
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là khuynh hướng dân chủ tư sản ở ViệtNam
Phạm vi nghiên cứu là các phong trào yêu nước theo khuynhhướng dân chủ tư sản ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX đến trước năm1930
4 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu cơ sở hình thành và đi sâu phân tích hoạt động của cácphong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản Qua đó thấyđược sự đóng góp của khuynh hướng này trong cuộc vận động giảiphóng dân tộc Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
5 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Đề tài nghiên cứu thành công còn góp phần bổ sung kiến thứcphục vụ cho công tác giảng dạy sau này và làm tài liệu tham khảocho đồng nghiệp và những người quan tâm tìm hiểu
7 Giả thiết khoa học
Tìm hiểu khuynh hướng dân chủ tư sản ở nước ta để thấy sự
Trang 4của các bậc tiền bối trong quá trình tìm giải pháp cứu nước Từ đókhẳng định giá trị của nền độc lập ngày nay, góp phần thức tỉnh ýthức dân tộc, dân chủ trong việc giữ gìn độc lập, xây dựng và pháttriển đất nước.
8 Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo, phần phụlục, luận văn gồm hai chương:
Chương 1: Quá trình hình thành khuynh hướng dân chủ tư sản ởViệt Nam
Chương 2: Những phong trào yêu nước theo khuynh hướng dânchủ tư sản ở Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến trước năm 1930
Trang 5Chương 1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH KHUYNH HƯỚNG
DÂN CHỦ TƯ SẢN Ở VIỆT NAM 1.1 Hoàn cảnh lịch sử cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
1.1.1 Tác động của hoàn cảnh quốc tế đến Việt Nam
Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, thế giới có nhiều biến cố tácđộng đến cách mạng Việt Nam Đặc biệt là Duy Tân Minh Trị ởNhật Bản (1868), cuộc vận động biến pháp ở Trung Quốc dẫn đến
cách mạng Tân Hợi (1911) và phong trào “châu Á thức tỉnh” Trước năm 1868, Nhật cũng là nước phong kiến “khép kín” như
Việt Nam Bị các nước phương Tây đòi mở cửa Nhật Bản sớmthức thời, kịp thời cải cách và phát triển theo hướng tư bản chủnghĩa Nhờ đó, Nhật giữ được độc lập và sớm cường thịnh Nhật trở
thành “điểm sáng”, tác động lớn đến các nước châu Á lúc bấy giờ.
Còn Trung Quốc, từ sau thất bại trong cuộc chiến tranh với Nhật(1895), triều đình giảm sút uy thế, phong trào đấu tranh của nhândân lên cao Giữa lúc đó, nhiều sĩ phu tiến bộ và trí thức tư sản đãmạnh dạn đòi cải cách Những tư tưởng tiến bộ đó đã ảnh hưởngsâu rộng vào nhân dân, nhanh chóng phát động phong trào chốngphong kiến và đế quốc Cuộc đấu tranh dần phát triển lên cao dẫnđến cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) Những biến cố về chính trị, tưtưởng đó nhanh chóng dội vào Việt Nam, nhất là qua Tân thư, Tânvăn làm cách mạng Việt Nam có nhiều chuyển biến rõ nét
Trên thế giới còn có một sự kiện nữa tác động đến cách mạng
Việt Nam, đó là cao trào “Châu Á thức tỉnh” Nhiều phong trào
cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước châu Á nổ ra mạnh mẽ.Tất cả những sự kiện trên góp phần cổ vũ, nâng cao chí quyếttâm trong quá trình chống xâm lược ở nước ta
1.1.2 Tình hình trong nước
Trang 6Các chương trình khai thác thuộc địa của Pháp làm cho tìnhhình Việt Nam có nhiều biến đổi.
Về chính trị: Pháp thiết lập một chế độ chuyên chính điển hình
với mọi quyền hành đều do Pháp nắm, triều Nguyễn chỉ là bù nhìn
Chúng tiến hành chính sách “chia để trị” thâm độc nhằm chia rẽ
dân tộc Việt Nam, chia rẽ các dân tộc Đông Dương và nhằm xóa bỏtên nước Việt Nam, Lào, Campuchia trên bản đồ thế giới Ngoài ra,chúng còn tổ chức quân đội thuộc địa, lực lượng cảnh sát, hệ thốngpháp luật khắc nghiệt nhằm đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nhândân, ổn định thuộc địa và đặc biệt phục vụ cho mục đích khai thác
Về kinh tế: Pháp đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng ở Việt Nam,
nhất là về giao thông vận tải cũng không ngoài mục đích thống trị
và bóc lột Pháp chủ trương phát triển công nghiệp nhưng chỉ chútrọng một số ngành công nghiệp phục vụ cho vơ vét tài nguyên,khoáng sản của Việt Nam Do đó, công nghiệp Việt Nam phát triểnquè cụt, phiến diện Trong nông nghiệp, Pháp cướp đoạt ruộng đấtcủa nhân dân lập đồn điền và duy trì các hình thức bóc lột tô thuếnặng nề Nhìn chung, chính sách kinh tế của Pháp ở Việt Nam làmcho nền kinh tế Việt Nam mất cân đối, phụ thuộc vào kinh tế Pháp
và mang nặng tính chất nửa phong kiến nửa thực dân
Về xã hội: Dưới tác động của công cuộc khai thác thuộc địa của
Pháp, xã hội Việt Nam có nhiều biến đổi Bên cạnh những giai cấp
cũ (địa chủ, nông dân) đang phân hóa thì xuất hiện thêm các giaitầng mới (công nhân, tư sản) Tầng lớp trí thức tiểu tư sản tăng lênđáng kể Sự tồn tại của những lực lượng xã hội khác nhau ít nhiềuđều có mâu thuẫn với chính quyền thống trị là điều kiện bên trongcho cuộc vận động giải phóng dân tộc theo khuynh hướng mới
Về văn hóa giáo dục: Thực dân Pháp thi hành chính sách ngu
dân triệt để Chúng xây dựng nhà tù nhiều hơn trường học và bệnhviện Pháp mở trường dạy tiếng Pháp nhằm đào tạo đội ngũ tay sai
Trang 7Chúng bưng bít, ngăn cản ảnh hưởng văn hoá tiến bộ trên thế giới,truyền bá văn hoá đồi trị vào Việt Nam.
Tóm lại, những chính sách cai trị của Pháp ở Việt Nam mangđậm tính chất thực dân: chuyên chính về chính trị, bóc lột nặng nề
về kinh tế, nô dịch tàn bạo về văn hoá giáo dục Những biến đổi đó
là cơ sở cho sự tiếp nhận, hấp thụ những luồng tư tưởng mới vàoViệt Nam khi hệ tư tưởng phong kiến đã lỗi thời
1.2 Sự du nhập của khuynh hướng tư sản vào Việt Nam
1.2.1 Nguồn gốc của tư tưởng dân chủ tư sản
Sự xuất hiện của tư tưởng dân chủ tư sản: Tư tưởng dân chủ
tư sản xuất hiện trước mỗi cuộc cách mạng tư sản Nó là tiền đề tưtưởng cùng với tiền đề kinh tế, chính trị-xã hội chuẩn bị cho cáccuộc cách mạng tư sản bùng nổ Ở Anh, hệ tư tưởng dân chủ tư sảnthể hiện qua cuộc đấu tranh của Thanh giáo chống Anh giáo Ở
Pháp có trào lưu tư tưởng “ánh sáng” chống chế độ phong kiến,
giáo hội với những đại biểu xuất sắc: Mông-xtec-ki-ơ , Rut-xô ,
Vôn-te Ở Nhật thì có trào lưu “Hà Lan học”, đề xướng tư tưởng
“trọng thương” xuất hiện trước Duy Tân Minh Trị…
Giá trị của các tư tưởng dân chủ tư sản: Tư tưởng dân chủ
xuất hiện công khai chống lại chế độ phong kiến, giáo hội, và đềxướng những mô hình xã hội mới, tiến bộ Điều đó thể hiện đúngnguyện vọng của người dân Do đó, nó có tác dụng khơi dậy tinhthần đấu tranh của nhân dân Và như vậy, tư tưởng dân chủ có tácdụng mở đường cho các cuộc cách mạng tư sản bùng nổ
Cách mạng tư sản sau thắng lợi, tư tưởng dân chủ được khẳngđịnh (qua các bản Tuyên ngôn, Hiến pháp) và thể chế dân chủ đượcthành lập với mô hình nhà nước Tam quyền phân lập tiến bộ hơncác thể chế trước đó Đây là một bước ngoặt vĩ đại trong sự pháttriển của lịch sử xã hội loài người
Trang 8Tư tưởng dân chủ xã hội chủ nghĩa ra đời cũng trên cơ sở tiếpthu những giá trị tiến bộ ấy khi đã lọc bỏ những hạn chế để đi đến tự
do dân chủ triệt để hơn
Với ý nghĩa như thế, tư tưởng dân chủ tư sản được đánh giá làmang giá trị quốc tế sâu rộng
Hạn chế của tư tưởng dân chủ tư sản: Tư tưởng là dân chủ tư
sản, đề cao vấn đề dân chủ nhưng dân chủ chỉ dành cho tư sản, còn
đa số nhân dân lao động vẫn bị áp bức bóc lột, bị hạn chế trong việchưởng tự do dân chủ cũng như không được tham gia bàn bạc côngviệc chung Giai cấp tư sản trong xã hội mới được hưởng nhiềuquyền lợi kinh tế lẫn chính trị, cơ bản đối lập với nhân dân Sựchênh lệch giàu-nghèo là nguồn gốc tất nhiên Suy cho cùng, dânchủ tư sản là quyền dân chủ giữa những con người tư sản với nhau.Mặc dù còn nhiều hạn chế nhưng tư tưởng dân chủ tư sảntính đến lúc trước cách mạng Tháng Mười Nga thì nó rất tiến bộ
Do đó, khi tư tưởng này du nhập vào Việt Nam đang lúc xã hộiViệt Nam khủng hoảng về con đường cứu nước thì nó được tiếpnhận một cách nhanh chóng, làm chuyển biến tư tưởng cách mạngViệt Nam
1.2.2 Các con đường du nhập vào Việt Nam
Tư tưởng dân chủ tư sản vào Việt Nam thông qua Pháp, NhậtBản và Trung Quốc là chủ yếu
Trong quá trình xâm lược, ngoài bộ phận những người trongchính quyền thực dân, còn có những trí thức, nhà khoa học hay giáo
sĩ đến Việt Nam với nhiều mục đích khác nhau Các giáo sĩ truyền
bá đạo Thiên Chúa ít nhiều cũng đã mang tư tưởng bình đẳng củaChúa truyền bá vào nhân dân Việt Nam Ngoài ý muốn chủ quancủa Pháp, nền giáo dục Pháp ở Việt Nam đã không thể tránh khỏimang đến cho người học những tư tưởng tiến bộ của Mông-te-xki-
ơ, Rut-xô, Vôn-te,… Tư tưởng dân chủ tư sản ở Pháp vào Việt
Trang 9Nam còn thông qua những người Việt Nam xuất ngoại sang Pháp,nhiều nhất là những người Việt làm việc cho Pháp hoặc bị đưa sangPháp tham chiến Đây là con đường tiếp cận tư tưởng dân chủ tưsản phương Tây trực tiếp chính bằng trình độ nhận thức của ngườiViệt.
Con đường thứ hai truyền bá tư tưởng dân chủ tư sản tới ViệtNam là từ Nhật Bản Thành công của Nhật về cải cách và côngnghiệp hóa sau Minh Trị Duy Tân, rồi chiến thắng trong chiến tranhNga-Nhật (1904-1905) đã cổ vũ các dân tộc phương Đông về khảnăng khắc phục tình trạng lạc hậu và phục hưng của mỗi nước Nhật
đã trở thành tấm gương các nước châu Á, trong đó có Việt Nam
Tư tưởng dân chủ tư sản vào Việt Nam không thể không kể đếnTân thư, Tân văn từ Trung Quốc Đối với nước ta, Trung Quốckhông chỉ cùng cảnh ngộ: là một nước phong kiến bị thực dân xâmlược mà còn là nước đồng chủng, đồng văn, và đặc biệt là cùng sửdụng Hán tự Trung Quốc là nước láng giềng với Việt Nam nênthường xuyên có sự tiếp xúc qua lại giữa những nhà cách mạng vớinhau Do đó, cách mạng Trung Quốc có ảnh hưởng lớn đến cáchmạng Việt Nam
Tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây vào Việt Nam thông quaNhật Bản và Trung Quốc khác với Pháp vì đã có sự biến dạng nhấtđịnh Đó là cách vận dụng, cách nhìn của phần lớn những nhà theo
tư tưởng quân chủ lập hiến
1.3 Cơ sở hình thành khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam
1.3.1 Sự thất bại của các phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng phong kiến
Sau Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884), nhân dân ta vẫn tiếp tục đấutranh chống Pháp quyết liệt Tiêu biểu là cuộc nổi dậy của phái chủchiến ở kinh thành Huế (1884), phong trào yêu nước của văn thân,
Trang 10sĩ phu hưởng ứng Chiếu Cần Vương (1885-1896) và phong tràonông dân tự phát, nổi bật là khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913) Các phong trào trên đều thất bại Nguyên nhân chủ yếu do hệ tưtưởng phong kiến bấy giờ đã lạc hậu, không thể lãnh đạo cáchmạng Việt Nam trong tình tình mới Yêu cầu lịch sử đặt ra là mauchóng tìm ra một tư tưởng mới chỉ đạo con đường cứu nước ViệtNam.
1.3.2 Những chuyển biến kinh tế-xã hội Việt Nam sau sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp
Dưới chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dânPháp, kinh tế-xã hội Việt Nam có sự chuyển biến sâu sắc
Nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc nặng nề vào nền kinh tế Pháp.Quan hệ sản xuất phong kiến vẫn được duy trì, kết hợp với quan hệsản xuất tư bản chủ nghĩa xâm nhập vào Do đó, nền kinh tế ViệtNam đầu thế kỉ XX mang tính chất nửa thực dân nửa phong kiến.Nền kinh tế vì thế ngày càng kiệt quệ, đời sống nhân dân bần cùng.Bên cạnh chính sách bóc lột về kinh tế là chính sách áp bức về chínhtrị của chính quyền thống trị Được sống độc lập, tự do là nguyệnvọng của mọi người Mặt khác, trong xã hội Việt Nam bấy giờ, tầnglớp văn thân, sĩ phu yêu nước tiến bộ đang trên con đường tư sảnhoá Họ phần nào nắm bắt được nguyện vọng của quần chúng, đứng
ra đảm nhiệm vai trò lãnh đạo Đó là cơ sở cho sự chuyển biến củacách mạng Việt Nam từ phạm trù tư tưởng phong kiến sang tư sản
Trang 11Chương 2 NHỮNG PHONG TRÀO YÊU NƯỚC THEO
KHUYNH HƯỚNG DÂN CHỦ TƯ SẢN Ở VIỆT NAM TỪ CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẾN TRƯỚC NĂM 1930
2.1 Phong trào kháng chiến trước chiến tranh thế giới thứ nhất
2.1.1 Điều kiện ra đời của phong trào
Tư sản Việt Nam trở thành một giai cấp sau cuộc khai thác thuộcđịa lần thứ nhất của Pháp (1897-1914) Do đó, giai cấp làm tiền đềquan trọng cho sự tiếp thu hệ tư tưởng tư sản vào Việt Nam trướcchiến tranh thế giới thứ nhất chưa có Nhưng điều đó cũng khôngquyết định sự chuyển biến tư tưởng trong cách mạng Việt Nam Xãhội Việt Nam bấy giờ đã có một lớp người thay thế, đó là những vănthân, sĩ phu đang trên con đường tư sản hóa
Mặt khác, quá trình cai trị của Pháp làm thay đổi hẳn bộ mặtkinh tế-xã hội Việt Nam Nhiều thành thị ra đời cùng với bộ phận thịdân Thị dân là lớp người có tư tưởng nhạy bén với thông tin, tri thứcmới Do đó, họ là nơi du nhập đầu tiên các luồng tư tưởng tiến bộ nóichung, trong đó có tư tưởng dân chủ tư sản Thị dân là lực lượngquan trọng cho khuynh hướng đấu tranh mới và là thành phần có thểgiác ngộ đông đảo quần chúng trong buổi giao thời
Tuy nhiên, thị dân đa phần tư tưởng còn phân tán, chưa qua trảinghiệm đấu tranh nên họ chưa thể đóng vai trò lãnh đạo Mà lãnhđạo bấy giờ là các sĩ phu Nho học đang trong quá trình tư sản hóa.Những điều kiện nói trên, đặc biệt về giai cấp lãnh đạo sẽ quyếtđịnh rất nhiều tới đặc điểm của khuynh hướng chính trị-tư tưởng dânchủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX
2.1.2 Các phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản trước chiến tranh thế giới thứ nhất
2.1.2.1 Phong trào Đông Du
Trang 12Tháng 1 năm 1905, một số sĩ phu Việt Nam do Phan Bội Châuđứng đầu sang Nhật mở đầu cho phong trào Đông Du.
Phong trào Đông Du phát triển ngày càng rầm rộ trên cả ba miềnđất nước Pháp nhận thấy sự phát triển của phong trào Đông Du ngàycàng gây bất lợi cho chúng nên câu kết với Nhật trục xuất du họcsinh Việt Nam ra khỏi Nhật vào năm 1908
Có thể khẳng định, xuất dương cầu học là một quyết địnhmang tính đột phá, thay đổi hướng đi và phương pháp cách mạngViệt Nam Phong trào đã đào tạo được một số cán bộ cách mạngcung cấp cho phong trào yêu nước ở Việt Nam trong thế kỉ XX Hoạtđộng của phong trào Đông Du có tác dụng mở đường cho nhữngngười có tư tưởng chấn hưng đất nước sau này Đồng thời, Đông Ducòn chỉ ra rằng không thể trông chờ vào đế quốc để chống đế quốc,
mà phải biết tự “đem sức ta mà giải phóng cho ta” Dù chọn con
đường bạo động vũ trang để giành độc lập dân tộc, những nhà cáchmạng Đông Du đã không coi nhẹ việc nâng cao dân trí và thức tỉnhđồng bào Những bài học lịch sử của phong trào Đông Du để lại rất
có ý nghĩa đối với cách mạng Việt Nam
2.1.2.2 Phong trào Duy Tân
Phong trào Duy Tân với đại diện tiêu biểu là Phan Châu Trinh
Phan Châu Trinh chủ trương “ỷ Pháp cầu tiến bộ”, chưa đặt việc
khôi phục chủ quyền quốc gia thành nhiệm vụ trước mắt, chỉ đề
xướng tư tưởng dân chủ tư sản với yêu cầu: “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh” Phan Châu Trinh còn phản đối việc dùng vũ lực
để giành lại độc lập cũng như cầu viện bên ngoài Nội dung hoạtđộng của phong trào là mở mang trường học, phát triển công thương,cải cách phong tục lạc hậu,… Phong trào được nhiều sĩ phu yêunước hưởng ứng, phát triển nhanh chóng rộng khắp cả nước trên hầuhết các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội…