Luật tục của các dân tộc Tây Nguyên

Một phần của tài liệu Văn hóa Tây Nguyên bản sắc văn hóa dân tộc (Trang 45)

Luật tục (tập quán, lệ tục…) tương ứng với các thuật ngữ khoa học nước ngoài: Customary Law, Lolk Law, Traditional Law… là một hình thức của tri thức bản địa, tri thức địa phương (indigenous Knowledge), còn tồn tại ở hầu khắp các dân tộc ở nước ta, không kể đó là dân tộc thiểu số hay đa số.

Có thể đưa một định nghĩa về luật tục như sau: “Luật tục là một hình thức

của tri thức bản địa, tri thức địa phương, được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài, qua kinh nghiệm ứng xử với môi trường và ứng xử xã hội, đã được định hình dưới nhiều dạng thức khác nhau, được truyền từ đời này sang đời khác qua trí nhớ, qua thực hành xã hội. Nó hướng đến việc hướng dẫn, điều chỉnh và điều hòa các quan hệ xã hội, quan hệ con người với điều chỉnh và điều hòa các quan hệ xã hội, quan hệ con người với môi trường thiên nhiên. Những chuẩn mực ấy của luật tục được cả cộng đồng thừa nhận và thực hiện, tạo nên sự thống nhất và cân bằng xã hội của mỗi cộng đồng” [22, tr.252].

Ở mỗi dân tộc có tên gọi luật tục riêng, như Hương ước (Việt), Hịt khỏng (Thái), Phát kđi (Ê đê), Phát ktuôi (Mnông), N’ri (M5)…

Một điều dễ nhận biết là luật tục vừa mang một số yếu tố của luật pháp, như quy định các hành vi phạm tội, các tội phạm, bằng chứng, việc xét xử và hình

phạt… lại vừa mang tính chất của lệ tục, phong tục, như các quy ước, lời răn dạy, khuyên răn mang tính đạo đức, hướng dẫn hành vi ứng xử của con người.

Như vậy, luật tục như là hình thức phát triển cao của phong tục, tục lệ và là hình thức phát triển sơ khai, hình thức tiền luật pháp. Chính vì thế, hình thức luật tục này phù hợp với các xã hội tiền công nghiệp, phù hợp với các cộng đồng nhỏ hẹp gắn với từng nhóm tộc người, từng địa phương cụ thể. Đặc trưng này của luật tục không chỉ cung cấp tư liệu thức tế giúp cho các nhà nghiên cứu lịch sử luật pháp, mà còn là cơ sở thực tiễn cho việc chuyển đổi luật tục thành luật pháp và ngược lại “luật pháp hóa luật tục”.

Khác với luật pháp, luật tục là một bộ phận của hệ thống xã hội và văn hóa cổ truyền. Nó ra đời, biến đổi và tham gia chế định các hành vi của cá nhân và cộng đồng dưới sự tác động của hệ thống xã hội và văn hóa tộc người, nó trở thành tình cảm, lương tâm và trách nhiệm thiêng liêng của mỗi thành viên với cộng đồng mà trước hết là cộng đồng gia tộc, dòng họ, làng xã. Nó không phải là sự “áp đặt” của hệ thống cai trị đối với mỗi cá nhân, mà là sự tự nguyện, tự giác của mỗi cá nhân với tư cách là chủ nhân của cộng đồng ấy. Đây là một thứ văn hóa pháp luật, thông qua văn hóa để điều chỉnh hành vi của cá nhân trong cộng đồng. Do vậy, việc nhận thức và thực thi các quy định của luật tục dễ đi vào tâm tư, tình cảm của người dân, khiến con người tự giác thực hiện chứ không phải là mệnh lệnh, áp đặt từ bên ngoài. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với việc sử dụng, kế thừa luật tục, hương ước để quản lí nông thôn hiện nay.

Khác với luật pháp mang tính thống nhất và phổ quát cho mỗi quốc gia, luật tục mang tính đặc thù, tính địa phương, tính đa dạng. Có thể nói, mỗi làng người Việt có một bản hương ước riêng, mỗi mường của người Thái có bản luật mường riêng, thì mỗi nhóm địa phương, thậm chí mỗi buôn, plây của người Êđê, Mnông, Giarai…đều có nét riêng trong luật tục.

Luật tục là một bộ phận của hệ thống xã hội, hệ thống văn hóa. Cho nên, dù luật tục đã hình thành và định hình trong quá trình lịch sử lâu dài, nhưng không vì

vậy mà nó bất biến, trái lại nó luôn luôn biến đổi theo những hoàn cảnh xã hội và văn hóa nhất định.

Luật tục của các dân tộc Tây Nguyên có giá trị về nhiều mặt:

Trước hết, luật tục là sản phẩm của xã hội nên nó là tấm gương phản chiếu sát thực xã hội tộc người. Do vậy, nó là nguồn tài liệu gốc, quý hiếm để nghiên cứu

tộc người. Vì luật tục đề cập đến hầu hết các lĩnh vực khác nhau của đời sống tộc người, từ môi trường tự nhiên, quan hệ sản xuất và sở hữu, tổ chức và các quan hệ xã hội, hôn nhân gia đình, tín ngưỡng, phong tục và nghi lễ… Đó là các chuẩn mực ứng xử đã được hình thành và định hình trong quá trình lịch sử lâu dài của tộc người, nó được mọi người chấp nhận và tự giác thực hiện như một thói quen, tập quán. Nó không như luật pháp của nhà nước phong kiến nhiều khi mang tính áp đặt, trong khi đó luật tục lại phản ánh sát thực xã hội các tộc người, do đó nghiên cứu xã hội tộc người thì luật tục là tài liệu đáng tin cậy.

Luật tục, đặc biệt là luật tục truyền miệng của các dân tộc Tây Nguyên, là tài sản vô cùng quý báu, vì trong mỗi bộ luật tục không chỉ chứa đựng những bản

sắc văn hóa độc đáo của mỗi tộc người mà bản thân của mỗi bộ luật tục đó thực sự là một tác phẩm văn học dân gian truyền miệng có giá trị nội dung và nghệ thuật

Luật tục của các dân tộc Tây Nguyên còn là kho tàng tri thức dân gian phong phú: có thể nói, luật tục của các dân tộc Tây Nguyên là bộ “bách khoa thư”

về đời sống mọi mặt của tộc người, chứa đựng các tri thức dân gian vô cùng phong phú, đúc rút từ kinh nghiệm sống của nhiều thế hệ. Đó là những tri thức về môi trường tự nhiên, về sản xuất nương rẫy, hái lượm, săn bắt… tri thức về xã hội và ứng xử giữa người với người, tri thức về đời sống văn hóa, nghi lễ, phong tục… những tri thức này đã định hình và trở thành nguyên tắc sống, lẽ sống của con người trong cộng đồng. Luật tục là tri thức về quản lí cộng đồng làng buôn. Đó là sự kết hợp giữa quản lí và tự quản, kết hợp giữa ý thức cá nhân và dư luận xã hội, kết hợp giữa các nguyên tắc của tập quán – một hình thức luật pháp sơ khai với quan niệm về tâm linh, tín ngưỡng để giải quyết các xung đột xã hội… luật tục còn chứa đựng những tri thức hết sức phong phú, đa dạng về môi trường tự nhiên và việc quản lí,

khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đó là việc xác định các quan hệ sở hữu của cộng đồng và cá nhân đối với các nguồn tài nguyên đất, nước, rừng, lâm, thổ sản, việc “thiêng hóa” tự nhiên để bảo vệ tự nhiên, việc đặt con người trong sự tương tác “bình đẳng” “hòa đồng” với tự nhiên.

Tóm lại, luật tục là một di sản văn hóa cổ truyền, kho tàng tri thức dân gian về quản lí cộng đồng của các tộc người ở Tây Nguyên. Hầu hết các tộc người bản

địa ở đây đều có luật tục như: luật tục Êđê, Mnông, Giarai, Bana, Xtiêng, Mạ, Srê… luật tục tồn tại bằng nhiều hình thức: dưới dạng văn vần, truyền miệng… phản ánh đến hầu hết các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, đơn cử như: thủ lĩnh và quan hệ giữa thủ lĩnh với cộng đồng, hôn nhân gia đình và quan hệ gia đình, phong tục tập quán và các quan hệ xã hội trong buôn làng, sở hữu đất đai và tài nguyên, nghi lễ và tín ngưỡng… so với luật tục của các dân tộc khác ở nước ta, trong đó có hương ước của người Việt thì luật tục của các dân tộc Tây Nguyên có vị trí và vai trò đặc biệt: đó là di sản văn hóa chứa đựng bản sắc văn hóa tộc người, là kho tàng tri thức dân gian phong phú, là công cụ để quản lí buôn làng không chỉ trong quá khứ mà cả trong xã hội hiện nay.

Luật tục Tây Nguyên mang những nét đặc thù của vùng văn hóa nơi đây:

Trước hết, luật tục Tây Nguyên là hình thức trung gian giữa phong tục, tập

quán và luật pháp, rất phù hợp với cộng đồng dân cư nhỏ hẹp, còn ở trình độ phát triển xã hội thấp

Thứ hai, luật tục là một bộ phận hữu cơ của hệ thống xã hội - văn hóa tộc

người, nó điều chỉnh hành vi con người thông qua hệ thống văn hóa khiến con người tự giác thực hiện luật tục như là một hành vi văn hóa. Đó chính là văn hóa luật pháp, tạo nên sức mạnh của luật tục.

Thứ ba, luật tục Tây Nguyên mang tính đặc thù của địa phương, phù hợp với

từng hoàn cảnh cụ thể của địa phương và tộc người, đó là sự thống nhất của nội bộ cộng đồng về các chuẩn mực và nguyên tắc ứng xử xã hội sao cho phù hợp với lợi ích và sự cố kết cộng đồng.

Thứ tư, luật tục với tư cách là công cụ góp phần vào việc quản lí cộng đồng,

do vậy, nó cũng biến đổi cùng với sự biến đổi của xã hội.

Thứ năm, trong thực hành luật tục, nguyên tắc cơ bản là làm sao đảm bảo

được tính thống nhất và cố kết của cộng đồng, chứ không thuần túy là sự công bằng giữa hai bên có sự xung đột như khi thực thi pháp luật nhà nước.

Một phần của tài liệu Văn hóa Tây Nguyên bản sắc văn hóa dân tộc (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w