0
Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

Văn hóa nghệ thuật

Một phần của tài liệu VĂN HÓA TÂY NGUYÊN BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC (Trang 49 -49 )

Các dân tộc Tây Nguyên có tiềm năng nghệ thuật to lớn, con người Tây Nguyên là những con người có năng khiếu nghệ thuật, “một nền nghệ thuật còn tươi rói chất tự nhiên thuần khiết” [21; 24], hồn nhiên và mộc mạc mà nhiều nền nghệ thuật phát triển cao đã “đánh mất”.

Kiến trúc và điêu khắc

Kiến trúc và điêu khắc thể hiện độc đáo nhất thông qua tượng nhà mồ. Theo chu trình dựng nhà mồ, để tiến hành nghi lễ bỏ mả, việc đầu tiên của người chủ hộ là đẽo tượng mồ. Ở những ngôi nhà mồ to đẹp, bề thế trước đây, cột tượng thường được làm bằng loại gỗ tốt như gỗ cây hương, cây cà-chít. Gỗ đẽo tượng được kéo về dựng tại nghĩa địa của làng, bên cạnh ngôi nhà mồ sắp bỏ mả, trước khi đẽo tượng mồ, người Gia-rai có cúng thần nhà rông (yang rông), thần bến nước (yang ia), xin phép đẽo tượng mồ cho người chết ở trong làng, lễ cúng thường được mổ lợn làm vật hiến sinh. Dụng cụ đẽo tượng hữu hiệu và thông dụng nhất là chiếc rìu (jong), dụng cụ có một đầu lưỡi sắc, một đầu lưỡi tù, cán được tra bằng một thanh gỗ dài. Theo phong tục của người Gia-rai, thì những người đàn ông chủ hộ thường đẽo tượng cho người chết thuộc gia đình mình, nhưng nhiều trường hợp vì không tin vào khả năng đẽo tượng của bản thân nên họ thường nhờ những người già trong làng có kinh nghiệm và kỹ thuật đẽo giúp. Địa điểm đẽo tượng được tiến hành tại khu nghĩa địa, kề ngay sát ngôi nhà mồ chuẩn bị dựng làm lễ bỏ mả. Trong khi đẽo tượng người có kinh nghiệm hơn truyền đạt kỹ thuật, kỹ năng và cách thức đẽo tượng cho người ít kinh nghiệm. Họ không hề giữ bí quyết nào trong cách truyền nghề tạc tượng, những bức tượng trở thành đẹp lại phụ thuộc chính vào “hoa tay” và óc thẩm mỹ của người học nghề và người tiếp thu kinh nghiệm. Việc đẽo tượng

cũng có nguyên tắc nhất định, một bức tượng khi hình thành, ngoài việc phản ánh nghệ thuật điêu khắc dân gian, truyền tải những thông tin mang tính chất xã hội của cộng đồng người Tây Nguyên

Do người Tây Nguyên có quan niệm khá đặc biệt và rất nhân văn về cái chết và tang ma, nên người Tây Nguyên đã làm cho người chết ngôi nhà mồ mang đầy tính biểu tượng nghệ thuật và tổ chức cho người chết một lễ hội thật tưng bừng và cũng rất giàu tính biểu tượng nghệ thuật - lễ bỏ ma (hay bỏ mả) để linh hồn người chết ra đi về thế giới của mình và để người sống được giải phóng khỏi mọi ràng buộc với người chết. Ngôi nhà mồ ra đời để phục vụ cho những ngày lễ hội bỏ mả đó - một trong những lễ hội lớn nhất, dài ngày nhất và cũng mang nhiều màu sắc văn hoá - nghệ thuật truyền thống bản địa nhất. Có thể thấy một điều chắc chắn là, do tính chất và ý nghĩa của lễ hội, nên người Tây Nguyên muốn thông qua ngôi nhà mồ, giành cho linh hồn người chết tất cả những gì mình có thể có và có thể làm được. Thứ vật chất mà họ làm được đó, chính là ngôi nhà mồ. Nhà mồ không chỉ là công trình của kiến trúc và điêu khắc mà còn của các nghệ thuật hội họa, nghệ thuật sắp đặt. Có thể nói, ở Tây Nguyên, không có một loại hình kiến trúc nào lại kết tinh

vào mình gần như tất cả những tinh hoa của tất cả các thể loại nghệ thuật tạo hình như loại hình kiến trúc nhà mồ. Do vậy, mỗi kiểu nhà mồ của mỗi tộc người, thậm

chí của mỗi nhóm tộc người nhỏ ở Tây Nguyên đều tạo ra cho mình một sắc thái riêng và một biểu tượng riêng. Xin đơn cử như, cũng là nhà mồ, nhưng người Giarai Mthur có kiểu nhà mồ Kút thật hoành tráng và mang hình ảnh biểu tượng của cây vũ trụ khổng lồ cùng hình ảnh phồn thực của bà tổ nguyên sơ. Tất cả những thành tố ở đây đều cùng hợp lực để thể hiện thật hiệu quả những mục đích biểu tượng của mình: Bốn mái tranh cùng những chiếc cột trang trí mang đầy những hình chạm khắc ở bốn góc làm nền cho chiếc cột lớn cũng mang đầy những hình điêu khắc, ở chính giữa, vươn cao lên trời xanh để làm hình ảnh cho cây vũ trụ. Cũng để thể hiện cây vũ trụ, người Giarai Hđrung lại sử dụng cách làm nhà mồ có hai tầng mái nhỏ dần về phía đỉnh và bằng hình chạm khắc hoặc hình vẽ để mô tả khá hiện thực cây vũ trụ ở trên nóc của kiến trúc. Kiểu nhà mồ này được gọi là Bơxat Tơlo (nhà mồ

đực). Cũng của người Giarai Hđrung, gần giống với kiểu nhà mồ đực, nhưng có kích thước lớn hơn, là kiểu nhà mồ Giép (có nghĩa là cao, lớn mà chỉ được làm khi có cúng trâu). Nếu như nhà mồ Kút, nhà mồ đực và nhà mồ Giép hướng lên cao để tạo ra hình tượng cây vũ trụ, thì nhà mồ hai mái có gờ nóc của người Giarai Aráp lại trải dài ra theo chiều dọc để tạo ra những không gian cho các tượng mồ (dựng xung quanh nhà mồ), cho các hình đan và vẽ thể hiện trời mây, cây cỏ (phủ lên hai mái) và các hình chạm khắc mô tả con thuyền đưa linh hồn mang theo hình ảnh (được thể hiện bằng các hình chạm) của lễ hội bỏ ma tưng bừng để sẽ đi cùng linh hồn người chết (dựng dọc theo bờ nóc). Ngoài người Giarai, các tộc thuộc ngữ hệ Mã Lai - Đa Đảo khác trên Tây Nguyên như người Êđê, người Raglai... cũng có truyền thống làm nhà mồ. Nhà mồ của mỗi dân tộc này cũng có những nét rất riêng. Mặc dầu có nhiều nét giống với những kiến trúc hai mái cùng loại của người Giarai, nhà mồ của người Êđê lại có thêm một cấu trúc phụ hình chiếc thuyền dựng bên ngôi nhà mồ: bàn thờ cúng cơm. Người Raglai cũng làm một hình con thuyền lớn cho ngôi nhà mồ. So với của những tộc người Malayo - Pôlinêdiêng, do không có tục chôn chung nên nhà mồ của các tộc người thuộc ngữ hệ Môn -Khơme không lớn bằng. Nhưng, các tộc Môn - Khơme trên Tây Nguyên cũng sáng tạo ra không ít kiểu nhà mồ thật ấn tượng và thật riêng. Bằng những hình đan, vẽ và điêu khắc gỗ, người Bana biến cả ngôi nhà mồ thành một vũ trụ thu nhỏ với các hình mặt trời, mặt trăng, các vì sao, chim muông, cỏ cây, hoa lá, thú vật, con người... Mặc dầu rất nhỏ, nhưng nhà mồ của người Brâu và RơMăm lại đẹp ở chiếc nắp quan tài lớn bằng gỗ chạm khắc hình những con voi, những ngôi tháp nhọn thật duyên dáng.

Nghệ thuật kiến trúc Tây Nguyên, cho đến trước thời hiện đại, hầu như chưa bị ảnh hưởng bởi các nền văn hoá lớn từ bên ngoài tới. Do vậy, bức tranh kiến trúc dân gian Tây Nguyên vẫn còn rất phong phú và huyền ảo như cuộc sống của con người và của thiên nhiên nơi đây. Cùng một kiểu loại kiến trúc, nhưng mỗi tộc,

thậm chí mỗi nhóm tộc người nơi đây lại có cách thể hiện riêng và có những hình tượng để biểu hiện riêng. Vì thế, kiến trúc dân gian Tây Nguyên không chỉ còn nguyên sơ mà còn rất đa dạng và rất phong phú về loại hình và biểu tượng. Đúng là,

không phải ngẫu nhiên mà các nhà nghiên cứu văn hoá dân tộc lại gọi Tây Nguyên là mảnh đất huyền ảo.

Nghệ thuật tượng mồ

Khi quan sát những bức tượng mồ, người xem có thể nhận ra hình thể của từng bức tượng, qua bàn tay của người nghệ nhân, đều xuất phát từ thân gỗ tròn, vốn là hình dạng ban đầu của mỗi thân tượng. Bằng thủ pháp dùng mảng khối, người Gia-rai chỉ phác họa một vài chi tiết trên cơ thể mà làm cho bức tượng bỗng trở nên sống động như có hồn. Khác với tượng của dân tộc Việt, Khmer qua bàn tay của người nghệ nhân tạo thành những bức tượng linh thiêng, đặc biệt khi đặt ở vị trí trang trọng là nơi thờ cúng. Tượng mồ Gia - rai có khác biệt, tượng ra đời từ thiên nhiên, được người Gia-rai đặt trong khung cảnh thiên nhiên, rồi hòa vào thiên nhiên, mặc cho các yếu tố của thời tiết như mưa, nắng, sương gió làm hư hỏng. Khi quan sát tượng mồ với muôn hình, muôn dạng bao quanh lấy ngôi nhà mồ tại khu nghĩa địa, người xem không có cảm giác sợ hãi, cách biệt với thế giới tượng mồ, mà còn cảm nhận được những sinh hoạt quen thuộc vẫn tồn tại và diễn ra hàng ngày trong môi trường sống của người Gia-rai, từ người đi lấy nước, người khóc, người chia cơm lam, người đánh trống… nghệ nhân đem lại cảm giác gần gũi giữa người sống và người chết thông qua thế giới tượng mồ, đồng thời làm tan biến sự sợ hãi của người sống đối với một thế giới khác biệt.

Ở ngôi nhà mồ này, một điểm quan trọng trong nghệ thuật tượng mồ mà người Gia-rai sử dụng là thủ pháp tạo hình, bằng cách dùng các mảng khối hình học và các đường vạch chéo, vạch thẳng để tạo nên hình nét cho bức tượng. Tuân theo những nguyên tắc nghệ thuật như vậy, trong truyền thống người Gia-rai không dừng lại ở việc đẽo gọt các chi tiết tỷ mỉ nhằm lột tả thật chính xác tính chân thực của một khuôn mẫu đã định dạng trong thực tế, mà bằng chính mảng khối, người Gia- rai chỉ gợi lên cho người xem những suy nghĩ tiếp theo. Từ một thân gỗ tròn, không lắp ghép, không thêm thắt bất cứ một phần gỗ nào, người Gia-rai đã tạo ra được bức tượng: bằng vài nhát rìu phát mạnh trên thân gỗ tạo ra một mặt phẳng hình bầu dục đó là khuôn mặt tượng, hai hình cong nổi lên bên hai đầu là tai, phần dưới mặt

tượng được vuốt cho nhỏ hơn đó là cổ. Cả khối phẳng bên dưới là thân tượng, các chi tiết như mắt, miệng, mũi, tai chỉ là những mảnh khoét chìm vào thân tượng. Hầu hết các chi tiết nổi của con người như bụng, má, cằm, ngực, vai... không được đẽo nổi trội lên, mà các phần đó được làm dẹt đi. Làm dẹt đi chứ không làm cho biến đi, mất đi, chỉ gợi lên chứ không đi vào tả thực chi tiết, vậy mà những bức tượng mồ mà người nghệ sỹ Gia rai thể hiện vẫn làm cho người xem có nhiều suy tưởng. Có thể nói những bức tượng mồ Gia rai, về mặt nghệ thuật gần với mỹ thuật nguyên thuỷ, có rất nhiều điểm giống với các đặc trưng nghệ thuật từ thời cổ đại của các thị tộc, bộ lạc trên hầu khắp thế giới.

Để làm cho bức tượng mồ trở nên ấn tượng, người Gia-rai còn sử dụng đến màu sắc để trang điểm. Màu sắc là một yếu tố cơ bản tham gia vào nghệ thuật điêu khắc làm nổi rõ hơn khuynh hướng đa dạng trong tạo hình tượng mồ. Trong bảng màu tự nhiên của người Gia-rai có đầy đủ các sắc màu: vàng, đen, trắng, đỏ, xanh... các sắc màu này được lấy ngay từ thiên nhiên trong môi trường sống của họ. Quan sát cách tạo hoa văn trên y phục sẽ thấy người Gia-rai sử dụng màu sắc một cánh hết sức linh hoạt. Từ màu sắc y phục đến màu sắc trên các công trình mang tính chất tôn giáo, người Gia-rai thiên về dùng màu đỏ, màu đỏ vẫn là màu chính, màu chủ đạo, màu đỏ được sử dụng vẽ hoa văn trên mái nhà mồ, tô điểm cho các hoa văn được thủng trên nóc mái... Màu đỏ lại một lần nữa được dùng tô điểm cho tượng nhà mồ. Màu đỏ được người Gia-rai tạo ra bằng cách lấy chất bột của một loại đá non (khor) rồi hoà với nhựa của cây po-pẹ để tạo thành thể keo có màu đỏ nhạt, rồi dùng thanh tre đập dập làm bút vẽ cho tượng.

Sử thi Tây Nguyên

Cũng như thần thoại Hy Lạp, sử thi Tây Nguyên gắn liền với tên tuổi những anh hùng thần thoại, những anh hùng của buôn làng Tây Nguyên từng được bao thế hệ ngưỡng vọng như Đam San, Đăm Di… điều thú vị và hấp dẫn ở sử thi Tây Nguyên là những giá trị lịch sử, giá trị văn hóa của nó với những cứ liệu lịch sử đầy thuyết phục về một giai thoại lịch sử của dân tộc mà theo các nhà nghiên cứu, sử thi Tây Nguyên có thể ra đời vào khoảng thế khỉ XVI, khi xã hội Tây Nguyên có

những thay đổi to lớn do các cuộc chiến tranh giữa các buôn làng. Sử thi Tây Nguyên cũng được biết đến khá lâu, từ thời Pháp thuộc, đầu những năm hai mươi của thế kỉ XX, nhưng đến gần đây, mới được nghiên cứu một cách sâu rộng.

Xét ở góc độ vĩ mô, cho đến nay sử thi Tây Nguyên được biết đến là có hơn hai trăm bộ được sưu tầm, ghi chép và đang được tổ chức biên soạn. Đây là một kho tàng văn hóa dân gian khổng lồ, một kho lịch sử - văn hóa vô giá có thể so sánh với thần thoại Hy Lạp nổi tiếng, nhưng nhiều hơn hẳn là ở dung lượng của nó. Đơn cử như sử thi Đăm San có tới 2077 câu, Khinh Dú 5880 câu và có những sử thi rất dài, có lẽ dài nhất trong số những sử thi được biết đến cho đến nay là Ot Nrông của người M’nông khoảng 30.000 câu. Có lẽ trong văn học dân gian thế giới, sử thi Tây Nguyên được xếp vào loại có dung lượng lớn nhất. Nhưng điều quan trọng hơn là dù ngắn hay dài, sử thi Tây Nguyên đã phản ánh một cách trung thực, sinh động, đời sống sinh hoạt cộng đồng, cuộc đấu tranh vì những ý tưởng nhân văn cao cả mà trung tâm là hình ảnh những người anh hùng (M’tao) qua các cuộc chiến đấu dũng cảm, với tài năng phi thường đưa đến hình thành những cộng đồng mới, đông đúc, giàu mạnh. Một trong những hình ảnh tiêu biểu ấy là Đam San, người anh hùng của các buôn làng Tây Nguyên. Nhưng còn một điều quan trọng hơn là tình yêu thiết tha và lòng say mê đối với vốn văn hóa vô giá của dân tộc. Ai đã được nghe kể khan Êđê thì hẳn không quên được ấn tượng những đêm Tây Nguyên khi bên bếp lửa bập bùng và bên ché rượu cần giữa nhà rông hay nhà dài, nghệ nhân ngồi kể sử thi và xung quanh con cháu buôn làng ngồi nghe như nuốt từng lời, như hòa vào không khí lung linh huyền ảo. Có thể nói sử thi Tây Nguyên là một dạng tự sự dân gian, nằm trong khuôn khổ thể loại mà các nhà học giả thế giới gọi là Epic, Epopée (dịch sang tiếng Việt là “Sử thi”), gắn với những đặc thù Tây Nguyên về môi trường tự nhiên, truyền thống các dân tộc bản địa, trình độ phát triển kinh tế xã hội và các đặc trưng văn hóa, tạo nên sự thống nhất thể loại trên các phương diện như: độ dài tác phẩm, phương thức diễn xướng, hình thức truyền miệng, nội dung và các đặc trưng nghệ thuật, tạo nên một tổng thể văn hóa, đó là “văn hóa sử thi” [21, tr.406].

Việc gọi tên các loại sử thi và tên gọi từng tác phẩm sử thi cũng tùy thuộc vào loại hình và nội dung của sử thi đơn cử như căn cứ vào hình thức diễn xướng các nhà khoa học đã nêu cách gọi từng loại sử thi của các tộc người khác nhau, như Sử thi Khan của người Êđê, Sử thi Hmon của người Bana, Sử thi Hri của người Giarai, Sử thi Ot ndrông của người Mnông, Sử thi Akha Kuka của người Raglai và có thể mở rộng ra ngoài Tây Nguyên để gọi Sử thi Mo của người Mường, Sử thi Khắp của người Thái.

Mỗi tộc người khi sáng tạo và truyền tụng sử thi, không đặt tên chính thức cho mỗi tác phẩm, mà thường lấy tên nhân vật anh hùng hay các sự kiện chính xảy ra trong nội dung sử thi để gọi khi cần thiết.

Nội dung mà sử thi phản ánh mang tính rộng lớn, phong phú, khắc họa xã hội của cả tộc người trong tiến trình lịch sử lâu dài hình thành dân tộc, xã hội và văn

Một phần của tài liệu VĂN HÓA TÂY NGUYÊN BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC (Trang 49 -49 )

×