Tín ngưỡng, tôn giáo của các dân tộc Tây Nguyên và những chính sách về tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng ta

Một phần của tài liệu Văn hóa Tây Nguyên bản sắc văn hóa dân tộc (Trang 32 - 36)

về tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng ta

Bao bọc xung quanh thế giới hiện thực của con người Tây Nguyên là một thế giới huyền ảo, do các thần linh, ma quỷ ngự trị. Đó là quan niệm vạn vật hữu linh, một quan niệm tín ngưỡng sơ khai của loài người trong xã hội nguyên thủy.

Đời sống hiện thực của con người gắn chặt với tín ngưỡng và lễ thức như hình với bóng. Các thần linh ở ba tầng: trời, mặt đất và trong lòng đất, các Yang (hồn) hầu như ở trong mọi vật như bao bọc lấy thế giới con người. Đó là những lực lượng siêu nhiên chi phối đời sống hiện thực của con người. Con người muốn được các thần linh phù trợ về sức khỏe, về cây trồng, vật nuôi và các hoạt động khác thì phải thành kính, cầu xin bằng những hình thức tổ chức lễ hiến sinh lớn, nhỏ, tùy theo mục đích của người chủ tế. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những người đã khuất đều được coi là các thần linh (yang) nói chung.

Ở trình độ tư duy thần bí, với niềm tin vào hệ thống các linh, các hồn và hàng loạt những lễ thức cầu xin sự trợ giúp của lực lượng siêu nhiên như vậy, người Tây Nguyên có những quan niệm về điềm báo, những hình thức bói toán cần thiết và những kiêng kị rất phát triển. Điềm báo là hiện tượng được quan niệm vẫn thường xuyên diễn ra hằng ngày và luôn luôn ứng với hành vi của từng con người cụ thể, nhất là lúc người ta sắp làm một việc gì đó hệ trọng.

Tín ngưỡng về thần linh không những trong đời sống tinh thần mà còn cả trong hoạt động kinh tế. Con người cho rằng việc phong đăng hay thất bát trong canh tác phụ thuộc vào các thần linh, vào hồn lúa. Vì vậy, cùng với quy trình sản

xuất, người Tây Nguyên còn tiến hành những nghi lễ nông nghiệp phức tạp, tìm sự trợ giúp thường xuyên từ những đấng vô hình cho quá trình lao động, sản xuất.

Việc săn bắt và thuần dưỡng voi rừng cũng là công việc mà người Tây Nguyên không chỉ thuần túy trông chờ vào sự hiểu biết phong phú vào công cụ hữu hiệu và lòng dũng cảm của mình, mà còn tin chắc vào những điều may rủi, vào sự trợ giúp của thần linh. Bởi vậy, trước khi vào rừng, những người thợ săn đều phải thực hiện nhiều điều kiêng kị trong việc đi lại, ăn uống, sinh hoạt.

Trong thế giới tinh thần của cư dân bản địa Kon Tum, Yàng là một vị thần có mọi quyền lực chi phối đến con người, là nơi trừng phạt cũng như làm phúc cho bất kỳ một người nào. Mỗi dân tộc tuy cùng chung một khái niệm Yàng nhưng mỗi nơi có một cách nói, thờ cúng khác nhau.

Người Xê Đăng có khái niệm gọi thần Yàng, là bốc, là dạ. Nhưng cách gọi phổ biến, rộng rãi nhất là Kia hoặc Kiếc dùng để chỉ các vị thần. Trong nghi lễ thờ cúng, người Xê Đăng coi trọng nhất là ông trời, thần sấm sét (Chư drai) hay thần lúa (Xri). Tâm thức của họ luôn mong chờ một sự che chở linh thiêng vô hình và tìm đến sự nương tựa để chống đỡ những mối đe dọa đến đời sống của họ.

Với người Ba Na, Yàng được gọi một cách tôn kính là ông bốc (Bok), bà dạ (Yã). Trong đó Bốc Kơi Đơi, Dạ Cung Ké được coi là hai vị thần quan trọng nhất, là những vị thần sáng tạo ra vũ trụ và muôn loài. Bên cạnh những vị thần quan trọng, người Ba Na còn thờ kính các vị thần như Bốc Kla (thần Cọp), Dạ Nôn (bà thiện), Dạ Cầu (bà ác), Yàng Đăk (thần nước), Yàng Kông (thần núi)...

Ở người Jrai cũng có rất nhiều thần linh được đồng bào coi trọng như thần nhà (Yàng Seng), thần làng (Yàng Alabôn), thần nước (Yàng Pênla)... họ quan niệm đó là những vị thần gần gũi giúp người dân có nhà ở, bảo vệ mùa màng, làng mạc... Ngoài ra, người Jrai còn thờ cúng các vị thần khác vào những ngày lễ như thần đất, thần sét...

Có thể nói, thế giới tâm linh của các dân bản địa Tây Nguyên rất phong phú, đa dạng. Thế giới đó đã tác động mạnh mẽ đến đời sống của đồng bào nơi đây. Chính những yếu tố đó đã chi phối đến cách ứng xử của họ đối với cộng đồng.

Ngoài những tín ngưỡng dân gian ở Tây Nguyên còn có các tôn giáo khác như đạo Tin lành và Thiên chúa Giáo. Thiên chúa giáo được du nhập vào Tây Nguyên từ khi thực dân Pháp (sau này là Mỹ) và chính quyền tay sai sử dụng làm công cụ thống trị về mặt tư tưởng, tinh thần đối với nhân dân, chống phá chính quyền cách mạng, chia cắt Việt Nam thông qua sự thành lập một “nhà nước mới” “nhà nước Đề-ga”

Một bộ phận đồng bào nhận thức mơ hồ về “Nhà nước Đê-ga”, bị ảnh hưởng tư tưởng tự trị, dao động trước luận điệu truyên truyền của các thế lực thù địch. Một số thanh niên bị kẻ xấu lôi kéo tham gia vào những việc sai trái như: phá rừng làm rẫy, tụ tập đông người để quậy phá, gây áp lực với chính quyền, làm ảnh hưởng lớn đến an ninh nông thôn. Trước tình hình đó, Đảng ta đã tập trung nỗ lực để ổn định tư tưởng cho đồng bào, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục làm cho nhiều người nhận ra bản chất, âm mưu của tổ chức phản động “Nhà nước Đê-ga”. Thực hiện chủ trương tăng cường cán bộ và đội công tác xuống cơ sở, đẩy mạnh việc giao lưu, kết nghĩa, thực hiện phương châm: “tỉnh bám xã, huyện bám làng, xã bám đến hộ dân”. Trước và sau sự kiện tháng 02-2001, vấn đề tôn giáo nói chung và Tin lành nói riêng ở Tây Nguyên đã bị các thế lực thù địch lợi dụng để chống phá, bằng cách vu cáo Nhà nước đàn áp tôn giáo, cấm đoán người dân tộc thiểu số theo đạo. Bọn Fulro lưu vong móc nối với số bên trong, hình thành cái gọi là “Tin lành Đê-ga”, lôi kéo gần 20 nghìn người tham gia nhằm làm chỗ dựa cho hoạt động của chúng. Số cầm đầu Tin lành chưa được công nhận tư cách pháp nhân chuyển ra hoạt động công khai, hình thành hàng trăm ban, bất chấp sự bất hợp pháp.

Trong bối cảnh phức tạp, nhạy cảm đó, để bảo đảm nhu cầu tự do tín ngưỡng của nhân dân, chống lại sự lợi dụng của bọn phản động, quán triệt tinh thần lãnh đạo của Trung ương, ngay từ năm 2001, các tỉnh ở Tây Nguyên đã từng bước đưa sinh hoạt tôn giáo của đạo Tin lành vào quản lý bằng pháp luật. Đẩy mạnh công tác vận động quần chúng, vạch rõ bản chất lợi dụng các hoạt động tôn giáo, đạo Tin lành của các thế lực thù địch, cũng như tính chất phản động, chia rẽ khối đoàn kết dân tộc của chúng, đấu tranh kiên quyết xóa bỏ “Tin lành Đê-ga”. Các tỉnh ở Tây

Nguyên đã có nhiều nỗ lực trong việc “bình thường hóa” hoạt động của đạo Tin lành, 79 chi hội đã được công nhận với trên 79 nghìn tín đồ, đăng ký sinh hoạt cho trên 720 điểm, nhóm. Các nhu cầu bình thường khác như: phong chức, đào tạo chức sắc, xây dựng nơi thờ tự... được các cấp chính quyền quan tâm giải quyết, góp phần tạo ra sự ổn định chính trị - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta đối với tôn giáo nói chung và đạo Tin lành ở Tây Nguyên nói riêng luôn đúng đắn, nhất quán thể hiện sự quan tâm cao. Việc đưa hoạt động tôn giáo của đạo Tin lành trở thành sinh hoạt bình thường đã được đông đảo tín đồ, chức sắc tôn giáo phấn khởi, tin tưởng, qua đó góp phần củng cố, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, làm thất bại âm mưu lợi dụng tôn giáo để chống phá của các thế lực thù địch. Dư luận quốc tế cũng đánh giá cao việc bình thường hóa hoạt động tôn giáo của đạo Tin lành ở Tây Nguyên.

Trong gần sáu năm qua, các đơn vị hành chính ở Tây Nguyên đã được điều chỉnh, kiện toàn một cách hợp lý, nâng số tỉnh từ 4 lên 5, đơn vị cấp huyện từ 48 lên 58, cấp xã từ 613 lên 691, thôn, buôn từ trên 5,8 nghìn lên trên 6,9 nghìn. Các tỉnh cũng triển khai nhiều nghị quyết, chương trình hành động cụ thể về công tác xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể, củng cố thôn, buôn và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở.

Hệ thống chính trị cơ sở ở các tỉnh Tây Nguyên đã được tập trung củng cố, toàn vùng đến đầu năm 2007 có hơn 3,2 nghìn tổ chức cơ sở đảng, gần 9,5 nghìn chi bộ trực thuộc với hơn 107,3 nghìn đảng viên (trong đó có 18,3 nghìn đảng viên người dân tộc thiểu số và 2,1 nghìn đảng viên là người có đạo). Tỷ lệ thôn, buôn “trắng” tổ chức đảng thu hẹp chỉ còn 25,2%, không có đảng viên còn 4,08%.

Bộ máy và cán bộ chính quyền, đoàn thể ở cấp xã đã được tập trung kiện toàn, chuẩn hóa một bước, thông qua việc nâng cao chất lượng hoạt động đồng đều hơn, cải tiến thủ tục hành chính, thực hiện quy chế dân chủ, giảm phiền hà cho người dân. Nhiều tỉnh chủ động tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng về làm việc tại xã để nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, chú trọng

quy hoạch, bồi dưỡng, tạo nguồn đội ngũ cán bộ xã, thôn, buôn, nhất là cán bộ người dân tộc thiểu số. Chủ động bố trí thêm biên chế cho các chức danh cần thiết ở cấp xã như: chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên, trưởng Khối Dân vận, chủ nhiệm ủy ban Kiểm tra, cán bộ tổ chức, tuyên giáo... Mặt trận và các đoàn thể tích cực phát triển chi hội, kết nạp đoàn viên, hội viên, gắn với việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động để nâng cao hiệu quả và chuyển trọng tâm công tác hội xuống các địa bàn dân cư và vùng đồng bào dân tộc.

Cùng với việc tăng cường, củng cố hệ thống chính trị cơ sở, công tác bám dân, phát động quần chúng được tập trung thực hiện với nhiều chủ trương, giải pháp. Các cấp, ngành, đội công tác tăng cường hoạt động sát dân, tổ chức tuyên truyền, giáo dục, vận động quần chúng, củng cố niềm tin của đồng bào vào đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, góp phần làm chuyển biến nhận thức tư tưởng của đa số đồng bào.

Một phần của tài liệu Văn hóa Tây Nguyên bản sắc văn hóa dân tộc (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w