Văn hoá sinh hoạt vùng văn hóa Tây Nguyên 1 Đời sống vật chất của các dân tộc ở Tây Nguyên

Một phần của tài liệu Văn hóa Tây Nguyên bản sắc văn hóa dân tộc (Trang 26 - 27)

2.2.1 Đời sống vật chất của các dân tộc ở Tây Nguyên 2.2.1.1 Cơ cấu bữa ăn

Ăn, mặc, ở là điều kiện tiên quyết để lao động và sản xuất, là động cơ và mục đích của lao động sản xuất. Những phương tiện và phương thức sinh hoạt hằng ngày như ăn, mặc, ở, đi lại được thể hiện trong các món ăn, đồ mặc, nhà ở, đồ dùng. Nó được quy định và trở thành lối sống cho từng cộng đồng, từng gia đình và từng cá nhân.

Người Tây Nguyên cư trú ở vùng rừng núi, nhưng chủ yếu ven sông, ven suối, quanh các đầm hồ… nơi hội tụ của nguồn thức ăn thủy sản dồi dào, phong phú. Căn cứ vào vết tích lúa gạo phát hiện được qua các di chỉ khảo cổ, ta biết được các tộc người Tây Nguyên dùng cả gạo nếp và gạo tẻ làm lương thực hằng ngày, trong đó ưu thế thuộc về gạo tẻ. Ngoài ra, còn tìm thấy xương các động vật lớn cho biết các tộc người Tây Nguyên đã biết tìm nguồn thức ăn từ rừng. Đó không chỉ là những quả, hạt, rau củ mà còn bao gồm những loài động vật trong rừng, hay các loại gia súc, gia cầm mà họ thuần dưỡng. Bên cạnh đó, từ những vết tích của thức ăn thủy sản trong các di chỉ khảo cổ học nói lên rằng các tộc người Tây Nguyên đã tận dụng được nguồn thức ăn từ tự nhiên qua các con sông, con suối. Môi trường rừng núi, sông, suối là nguồn cung cấp và khai thác dễ dàng các thức ăn như thịt rừng, tôm, cua, cá, ốc…. Các tộc người Tây Nguyên canh tác lúa trên ruộng khô và rẫy. Cái cuốc là công cụ chủ yếu trong canh tác nông nghiệp ở tộc người này. Với ruộng khô thì việc thâm canh không bỏ hóa là đặc điểm khác với rẫy. Ruộng khô

thường ở vùng ven sông suối. Từ đầu thế kỷ XX, việc làm ruộng nước bằng cày đã ngày càng phát triển ở nhiều nơi. Vườn chuyên canh và vườn đa canh cũng xuất hiện từ lâu, vì thế cái ăn của con người nơi đây được cải thiện. Nguồn thức ăn dồi dào, phong phú hơn qua công việc trồng trọt và chăn nuôi. Trong bữa ăn gạo tẻ là lương thực chính; lương thực phụ là ngô cùng các loại rau, đậu, củ…. Thức ăn có rau, muối, ớt, canh rau, măng tươi, thịt, cá… Bữa cơm hàng ngày có thể cả gia đình ngồi quanh nồi cơm, bát ớt... hoặc chia thành từng phần cho mỗi người. Bữa tiệc, lấy ché rượu cần làm trung tâm, quanh đó có các món ăn đựng trên bát, đĩa hoặc lá chuối để vừa ăn, vừa uống. Khi rượu ngà say có hát, nhảy múa, đánh chiêng, cồng.

Một phần của tài liệu Văn hóa Tây Nguyên bản sắc văn hóa dân tộc (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w