CHƯƠNG 3 BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY NHỮNG GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG CỦA VÙNG VĂN HOÁ TÂY NGUYÊN TRONG THỜI KỲ
3.3 Một số đề xuất kiến nghị để bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống của vùng văn hoá Tây Nguyên trong thời kỳ hội nhập quốc tế
của vùng văn hoá Tây Nguyên trong thời kỳ hội nhập quốc tế
Toàn cầu hóa là một xu thế tất yếu của thế giới đương đại trong những thập kỉ gần đây. Đó là hệ quả tất yếu của sự phát triển lực lượng sản xuất lôi kéo tất cả các quốc gia dân tộc, các khu vực và các tổ chức quốc tế vào vòng xoáy của nó. Toàn cầu hóa hiện nay không chỉ là toàn cầu hóa về kinh tế, mà còn cả văn hóa, xã hội. Từng quốc gia, dân tộc cũng như toàn nhân loại không chỉ đang đứng trước những vấn đề kinh tế, xã hội gay gắt mà còn phải giải quyết những vấn đề văn hóa hết sức cấp bách.
Toàn cầu hóa đem lại những ảnh hưởng tích cực, những cơ hội, giao lưu và phát triển cho tất cả các nước, tạo ra sự xích lại gần nhau hơn để giải quyết những vấn đề chung như hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển. Mặt khác, nó cũng mang lại những ảnh hưởng tiêu cực trên nhiều lĩnh vực nhất là lĩnh vực văn hóa và bản sắc văn hóa của từng quốc gia, dân tộc.
Từ những năm 80 của thế kỷ XX, mảng màu bản sắc kiến trúc dân gian của các tộc Tây Nguyên lại vừa nhạt đi vừa bị co hẹp lại. Việc gia tăng mô hình gia đình nhỏ hạt nhân, do những đổi thay về kinh tế - xã hội và văn hóa tác động, ngày càng phát triển, đã làm cho những ngôi nhà dài truyền thống phù hợp với mô hình đại gia đình của người Giarai, Êđê… đã không còn cơ sở văn hóa - xã hội để tồn tại
nữa. Quá trình đô thị hóa ngày càng phát triển mạnh trong những năm gần đây đã, đang và sẽ xoá dần đi những ngôi nhà sàn ấm cúng và thơ mộng vốn đã tồn tại cả ngàn đời nay để thay bằng những khối nhà bê tông nhiều tầng tiện lợi, nhưng vô hồn. Cuộc sống hiện đại với những quy chế mới đã làm thay đổi, thậm chí thay thế hoàn toàn những giá trị truyền thống cũ. Do vậy, những ngôi nhà rông hoành tráng đầy chất sử thi cũng mất dần cơ sở xã hội và văn hóa để tồn tại. Những tác động của giao lưu văn hóa với các tộc người khác, với các tôn giáo khác, với thế giới bên ngoài… đã, đang và sẽ làm mai một, thậm chí làm mất hẳn nhiều phong tục, tập quán truyền thống, trong đó có phong tục tang ma, của các tộc người Tây Nguyên. Giờ đây, ở nhiều nơi, ở nhiều tộc người, lễ hội bỏ ma, một trong những lễ hội lớn nhất và đậm chất Tây Nguyên nhất, đã hoặc bị mất đi, hoặc bị biến sắc, hoặc bị giản đơn hóa… những ngôi nhà mồ, những pho tượng mồ đắc sắc của Tây Nguyên đâu còn được làm nữa, vì hoàn cảnh cho chúng ra đời đã mất đi.
Có thể thấy, do những tác động của đời sống kinh tế, xã hội và văn hóa, đặc biệt là do tác động mạnh mẽ của giao lưu, hội nhập và toàn cầu hóa, mà trong những năm gần đây, hầu như tất cả những cơ sở văn hóa - xã hội cũng như kinh tế của những mô hình kiến trúc dân gian đặc sắc của các tộc Tây Nguyên, như nhà dài, nhà rông, nhà mồ và thậm chí cả mô hình nhà sàn giản đơn nữa, cũng đã bị mất đi hoặc bị thay đổi. Hậu quả chắc chắn sẽ là, số lượng và chất lượng của các kiến trúc dân gian Tây Nguyên sẽ ít dần đi, sẽ “xấu” đi rồi sẽ vĩnh viễn mất hẳn
Bước sang thế kỉ XXI, trong quá trình hội nhập với thế giới, khi mà khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão, nền kinh tế thị trường ngày càng mở rộng. Đảng ta đã nêu rõ quan điểm: thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, mở rộng đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế. Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển… Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, đảm bảo độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường. Trong quá trình chủ động hội
nhập, đứng trước những nguy cơ, thách thức “đồng hóa văn hóa”, “hòa nhập dẫn
đến hòa tan” dân tộc Việt Nam đã tìm thấy trong vốn văn hóa truyền thống của
mình và những tinh hoa văn hóa của nhân loại những sức mạnh to lớn có thể huy động phục vụ có hiệu quả cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Để giải quyết những vấn đề gay gắt và phức tạp của toàn cầu hóa, Đảng đã chỉ rõ quan điểm chỉ đạo cơ bản nhất: “văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội” [9, tr.196].
Tại đại hội IX, Đảng đã khẳng định lại và nêu rõ: “Mọi hoạt động văn hóa nhằm xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung, tôn trọng nghĩa tình, lối sống có văn hóa, quan hệ hài hòa trong gia đình, cộng đồng và ngoài xã hội. Văn hóa trở thành nhân tố thúc đẩy con người tự hoàn thiện nhân cách, kế thừa truyền thống cách mạng của dân tộc, phát huy tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.
Tây Nguyên là địa bàn cư trú của 13 dân tộc thiểu số bản địa có truyền thống văn hóa lâu đời như Bana, Êđê, M’nông, Giarai… sau năm 1975, với chủ trương của Đảng và Nhà nước tổ chức di dân đi xây dựng vùng kinh tế mới, đến nay ở Tây Nguyên đã có khoảng 40 dân tộc anh em cùng làm ăn, sinh sống. Sống chan hòa, đan xen, đoàn kết trên dải đất cao nguyên từ bao đời nay, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đã có sự giao lưu và ảnh hưởng lẫn nhau về phong tục, tập quán sản xuất, sinh hoạt văn hóa. Những nét tương đồng và di biệt trong văn hóa các tộc người ở Tây Nguyên đã làm cho bức tranh đời sống văn hóa trong khu vực có nhiều mảng màu, sắc thái khác nhau. Nền văn hóa cổ truyền của các tộc người Tây Nguyên là nền văn hóa hình thành trên cơ sở nền kinh tế nông nghiệp nương rẫy, tự cấp, tự túc, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, gắn bó hòa quyện vào thiên nhiên, mang nhiều dấu ấn của chế độ mẫu hệ và tàn dư của chế độ công xã thị tộc nguyên thủy. Các giá trị văn hóa, văn nghệ cổ truyền các tộc người Tây Nguyên phản ánh mơ ước,
nguyện vọng ấm no, sung túc của con người nông nghiệp. Dù đang ở giai đoạn thấp của sự phát triển kinh tế - xã hội, nhưng đồng bào các dân tộc Tây Nguyên rất giàu khả năng sáng tạo và biểu cảm nghệ thuật. Nhắc đến những sắc thái đặc sắc của văn hóa trong khu vực, người ta sẽ nhớ ngay đến sắc thái văn hóa cộng đồng với những bộ phận như: bộ phận văn hóa thực thể với nhà Rông và các nhà sàn theo nhiều kiểu dáng khác nhau, nhà mồ và tượng nhà mồ, một số vật dụng hằng ngày, các công cụ sản xuất và các nhạc cụ cho lễ hội như cồng, chiêng, các loại hình nghệ thuật dân gian như đàn đá, đàn T’rưng…
Đặc biệt, bộ phận lớn nhất trong nền văn hóa cổ truyền các tộc người Tây Nguyên là các hình thức và hoạt động văn hóa phi vật thể. Đây là bộ phận có vai trò rất quan trọng, vừa là chỗ dựa tinh thần, vừa là tác nhân làm cân bằng đời sống xã hội và con người. Nền văn hóa cổ truyền nhìn chung đa số tồn tại dưới dạng văn hóa dân gian. Đó là các bộ sử thi nổi tiếng của đồng bào như Đam San, Xinh Nhã, Đăm Bri, Khinh Dú… với các nghệ nhân hát kể các bộ sử thi đó như Khan (Êđê), Hơri (Giarai), Ótnroong (M’nông), hoặc có nhiều thầy cúng (Pơ - tau), các luật tục giống như hương ước của người Kinh. Các lễ hội cứ tiếp nối nhau từ mùa xuân năm nay, sang năm sau như đâm trâu, cầu an cho lúa, bỏ mả, cúng đất làng, lễ mừng, tết cơm mới, múa trống, múa xoang, đánh cồng chiêng… cùng với những lễ hội đó, đời sống tâm linh của các tộc người ở đây thật phong phú.
Nhìn tổng thể, nền văn hóa cổ truyền các dân tộc Tây Nguyên đang đứng trước những thử thách của một giai đoạn, một thời kì phát triển mới do những cơ sở kinh tế - xã hội vốn có và làm nảy sinh nay bị thu hẹp, mất dần, cộng thêm những yếu tố ngoại sinh tràn ngập đời sống tác động. Tất cả những nhân tố đó đang đặt văn hóa Tây Nguyên trước thực tế của sự mai một dần đòi hỏi cần có những giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy nền văn hóa Tây Nguyên lên tầm cao mới.
Để giữ gìn, bảo tồn và phát huy, kế thừa những tinh hoa, văn hóa cổ truyền Tây Nguyên, góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, chuẩn bị hành trang văn hóa Việt Nam hội nhập khu vực và quốc tế, theo ý kiến chủ quan, tôi xin đề xuất một số ý kiến sau
Về phía chính quyền nhà nước
Kinh tế là nền tảng, là cơ sở để văn hóa thăng hoa. Ngược lại, khi những vấn đề văn hóa có điều kiện phát triển sẽ tạo nhiều thuận lợi để kinh tế phát triển nhanh và bền vững. Trong những năm qua kinh tế Tây Nguyên đã có những chuyển biến rất rõ rệt. Từ hoạt động kinh tế cổ truyền chuyển sang kinh tế công nghiệp. Với nhiều cơ sở hạ tầng, nhiều khu công nghiệp, nhiều nhà máy thủy điện được xây dựng góp phần đưa vùng kinh tế Tây Nguyên phát triển. Tuy nhiên chính quyền các cấp cần có những chính sách đầu tư và biện pháp hợp lí để bảo tồn những bản sắc văn hóa, những giá trị vùng văn hóa Tây Nguyên. Bởi, toàn bộ văn hóa Tây Nguyên là tinh hoa của sự gắn bó của con người với tự nhiên. Tự nhiên ở Tây Nguyên chính là rừng. Điều thứ hai nữa, rừng đây là “rừng của làng.” Làng là đơn vị xã hội cơ bản của Tây Nguyên, làng ở Tây Nguyên gọi là “làng rừng.” Ở Tây Nguyên, đất và rừng gắn chặt với nhau làm một, và đây là nền tảng, là gốc, của văn hóa. Đàn T’Rưng, nhà rông, cồng chiêng… chính là những bông hoa mọc trên gốc văn hóa ấy. Con người Tây Nguyên sinh sống nơi con sông, con suối, nơi có bến nước của họ. Chính vì vậy, khi Tây Nguyên mất nền tảng của mình, văn hóa của họ sẽ tan. Một khi văn hóa tan đi, đặc biệt đối với dân tộc thiểu số là nơi văn hóa đối với họ vô cùng sâu sắc, xã hội sẽ không thể ổn định, thậm chí các dân tộc không thể tồn tại một cách bền vững.
Ở Tây Nguyên, có điều này rất đáng chú ý về văn hóa. Trên bán đảo Đông Dương của chúng ta, trong mấy ngàn năm, phía Bắc chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa, phía Nam thì Champa và Campuchia chịu ảnh hưởng Ấn Độ. Riêng Tây Nguyên, do điều kiện lịch sử và địa lý riêng, các lớp phủ văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ gần như không có. Cho nên, ở Tây Nguyên hiện còn tồn tại dấu vết những nền văn hóa cổ xưa nhất của những dân tộc đã từng sống trên mảnh đất mà nay ta gọi là mảnh đất Đông Dương. Có thể nói, đây là một bảo tàng sống của văn hóa cổ của Việt Nam. Xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, diện tích rừng bị suy giảm, ngăn chặn các dòng sông xây dựng các nhà máy thủy điện làm ảnh hưởng đến cội nguồn của văn hóa Tây Nguyên. Vì vậy, chính quyền các cấp cần có sự nghiên
cứu, tính toán. Bởi mọi vấn đề đều có hai mặt, phát triển cần đi kèm biện pháp và giải pháp để bảo tồn và phát huy văn hóa, nhất là những nền văn hóa bắt nguồn từ văn hóa bản địa, mang đậm tính dân gian như văn hóa Tây Nguyên.
Cần tiếp tục quan tâm, đầu tư thỏa đáng cho công tác sưu tầm, điền dã, xuất bản các bộ sử thi Tây Nguyên, các loại sách giáo khoa song ngữ, khôi phục lại nhà rông truyền thống vì đây là địa điểm sinh hoạt văn hóa có ý nghĩa tâm linh rất lớn cho đồng bào, cho thanh niên các dân tộc thiểu số. Đồng thời cho khôi phục và tổ chức lại các lễ hội còn có ý nghĩa tâm linh và giáo dục đối với đời sống văn hóa cộng đồng, thường xuyên tổ chức các lễ hội giao lưu văn hóa như tuần lễ văn hóa, liên hoan văn hóa ở các địa phương và khu vực.
Giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc Tây Nguyên không chỉ là công việc của các cấp chính quyền mà còn là sự đồng thuận của các dân tộc theo quan điểm “ý Đảng, lòng dân”. Điều đầu tiên là phải giáo dục cho đồng bào các dân tộc hiểu được tầm quan trọng của các giá trị văn hóa, nhất là với lớp người trẻ, bởi đây là lực lượng kế cận quyết định sự tồn vong bản sắc văn hóa dân tộc. Đồng thời phải có chính sách khen thưởng đãi ngộ xứng đáng với những người tham gia vào quá trình bảo tồn và phát huy các giá trị như văn nghệ sĩ, các nghệ nhân, các nhà nghiên cứu văn hóa, văn nghệ gắn bó với mảnh đất Tây Nguyên. Trên cơ sở tiếp thu những cái mới, cái tiến bộ của văn hóa bên ngoài, giữ gìn thuần phong, mỹ tục của đồng bào các dân tộc, loại bỏ dần các hủ tục, tập quán lỗi thời, lạc hậu.
Thực hiện chính sách tôn giáo, dân tộc, hợp lí. Đồng thời cần phải gần dân, sát dân, yêu cầu những người làm công tác văn hóa cần nắm bắt được tâm tư, nguyên vọng hưởng thụ văn hóa chính đáng của đồng bào, và làm tốt công tác tham mưu cho chính quyền về các vấn đề văn hóa xã hội kịp thời. Đồng thời nhà nước cần có những chính sách ưu đãi, trợ cấp để cán bộ văn hóa yên tâm công tác. Đối với công tác văn hóa ở buôn, làng, cần phát huy vai trò của Già làng, trưởng bản và các nghệ nhân trong công tác tuyên truyền, vận động giáo dục, thuyết phục bà con buôn làng noi theo trong công tác xóa đói giảm nghèo, thực hiện chủ trương của
Đảng, chính sách và pháp luật của nhà nước. Đây là những người có uy tín cao trong cộng đồng, là hạt nhân của khối đại đoàn kết ở cơ sở, và chính họ sẽ là những người đào tạo và giúp lớp trẻ nhận thức đầy đủ về ý nghĩa và giá trị của các di sản văn hóa truyền thống.
Về phía ngành du lịch
Du lịch Tây Nguyên có thế mạnh riêng để hấp dẫn du khách. Những năm gần đây doanh thu về du lịch của các tỉnh Tây Nguyên đang tăng nhanh và chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế.
Vì thế, các tỉnh Tây Nguyên đều định hướng: từ nay đến 2015 phải xây dựng được một ngành du lịch phát triển bền vững. Nhưng phát triển du lịch bền vững ở Tây Nguyên phải bắt đầu từ đâu, làm gì, thì chưa tìm ra được biện pháp cụ thể.
Du lịch ở Tây Nguyên có những thế mạnh riêng để thu hút du khách. Nhiều địa danh đã từng nổi tiếng bấy lâu nay, đã “ngọt ngào” đi vào lòng du khách trong và ngoài nước, đơn cử như Lang Biang, Tuyền Lâm, Đam Bri, Cát Tiên, Linh Sơn, Thiền viện Trúc Lâm... (ở Lâm Đồng), Bản Đôn, Hồ Lắc, Yôk Đôn, Chư Yang Sin, Tháp Chàm Ea Súp, Nhà đày Buôn Ma Thuột... (ở Đắc Lắc), Biển Hồ, Kon Ka