Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 139 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
139
Dung lượng
3,31 MB
Nội dung
Ngày soạn :15/08/2011 Tiết: 01 Chương 1: TỨ GIÁC Bài1: TỨ GIÁC I. MỤC TIÊU 1.Kiến thức : - Nắm được định nghĩa tứ giác, tứ giác lồi, tổng các góc trong tứ giác. 2.Kỹ năng: - Biết vẽ tứ giác, gọi tên các yếu tố của tứ giác, tính các góc trong của tứ giác 3.Thái độ: - Giáo dục cho học sinh tính cẩn thận, chính xác II. CHUẨN BỊ Giáo viên: Bảng phụ, phấn . Học sinh: Bảng phụ nhóm ,thước thẳng. III .PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Nêu vấn đề, vấn đáp. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ (không) 3. Bài mới a/ Đặt vấn đề. ( 1ph) Chúng ta đã học về tam giác, các đặc điểm,tính chất về tam giác. Hôm nay ta làm quen với một khái niệm mới đó là tứ giác. Vậy tứ giác có các đặc điểm gì, tính chất nó như thế nào. Đó là nội dung bài học hôm nay. b/Triển khai bài: HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG Hoạt động1: Tìm hiểu định nghĩa (19ph) GV :Đưa hình sau lên bảng Trong 4 hình trên thì hình (a), (b), (c) là các tứ giác. Theo các em ở hình (d) khác (a),(b),(c) ở chổ nào ? HS:Hình (d) có hai đoạn thẳng cùng nằm trên một đoạn thẳng. GV: Vậy tứ giác ABCD được định nghĩa như thế nào ? HS: Phát biểu định nghĩa trong SGK. GV: Có thể gọi tứ giác ABCD bằng cách gọi nào khác không ? HS: Nêu các cách gọi khác nhau. GV: Giới thiệu đỉnh, cạnh của tứ giác. GV: Trong các tứ giác (a), (b),(c) thì tứ giác nào luôn nằm về một nửa mặt phẳng có bờ chứa bất kì cạnh nào của tam giác? HS: Tứ giác ở hình (a). GV: Kiểm tra lại và khẳng định tứ giác như vậy gọi là tứ giác lồi.Vậy tứ giác lồi là tứ giác như thế nào ? HS: Phát biểu định nghĩa tứ giác lồi như SGK. 1.Định nghĩa: A C D C A B B B D A C D A B C D (a) (b) (c) (d) GV: Chú ý:Từ nay khi nhắc đến tứ giác ta hiểu đó là tứ giác lồi. GV: Tổ chức học sinh hoạt động theo nhóm làm ?2 trong SGK HS: Hoạt động theo sự phân công của giáo viên,thư kí điền vào giấy nháp. GV: Thu phiếu và cho các nhóm nhận xét. Hoạt động 2: Tổng các góc trong tứ giác (10ph) GV: Cho HS làm [?3] a) Nhắc lại định lí về tổng ba góc của một tam giác. b) Vẽ tứ giác ABCD tuỳ ý. Dựa vào định lí về tổng ba góc của một tam giác, hãy tính tổng A+B+C+D HS: 1 HS lên bảng thực hiện, HS dưới lớp làm vào vở và nhận xét. GV: Vậy tổng các góc trong một tứ giác là bao nhiêu ? HS: Phát biểu định lí trong SGK. Hoạt động 3: Luyện tập (10ph) GV: Đưa đề bài tập 1 trang 66 (SGK) lên đèn chiếu. -Tổ chức học sinh hoạt động theo nhóm. HS: Hoạt động theo nhóm trên giấy nháp của giáo viên soạn sẳn. GV: Thu phiếu học tập đối chiếu kết quả và nhận xét. * Đ/n: (SGK) - Tứ giác ABCD còn có thể gọi BCDA, CDAB, DABC - Các điểm A,B,C,D gọi là các đỉnh. - Các đoạn thẳng AB, BC, CD, DA là các cạnh. * Định nghĩa tứ giác lồi:(SGK) [?2] a) - Hai đỉnh kề nhau là: A và B; B và C; C và D; D và A. - Hai đỉnh đối nhau: A và C; B và D. b) Đường chéo: AC và BD. c) - Hai cạnh kề: AB và BC; BC và CD; CD và DA; DA và AB. - Hai cạnh đối: AB và CD; AD và BC. d) Góc: Góc A; góc B; góc C; góc D. - Hai góc đối nhau: Góc A và góc C; góc B và góc D. e) Điểm nằm trong:N và P. Điểm nằm ngoài: M và Q. 2. Tổng các góc trong tứ giác. Ta có : A+B+C+D =A 1 +A 2 +B+C 1 +C 2 +D = (A 1 +C 1 +B) +( A 2 +C 2 +D )= 180 o + 180 o = 360 o Định lí: Tổng các góc của một tứ giác bằng 360 o . LUYỆN TẬP: BT1(trang 66 SGK) h5a) x = 50 o h5b) x = 90 o h5c) x = 105 o h5d) x = 75 o h6a) x = 100 o h6b) x = 36 o 4. Củng cố (2ph) - Nhắc lại định nghĩa tứ giác, tứ giác lồi. - Định lí về tổng các góc trong tứ giác, tính các góc của tứ giác khi biết các yếu tố liên quan. 5. Dặn dò (2ph) - Học thuộc định nghĩa tứ giác ,tứ giác lồi. - Học thuộc định lí và áp dụng được định vào giải các BT2,BT3,BT4 và BT5 trong SGK. - Xem trước bài hình thang. Ngày soạn:18/08/2011 Tiết: 02 Bài 2: HÌNH THANG I. MỤC TIÊU 1.Kiến thức: - Nắm được định nghĩa hình thang, hình thang vuông, các yếu tố của hình thang. Biết cách chứng minh một tứ giác là hình thang, hình thang vuông. 2.Kỹ năng: - Biết về hình thang, hình thang vuông - Biết tính số đo của hình thang, hình thang vuông. 3.Thái độ: - Nhanh nhẹn, linh hoạt trong việc nhận dạng hình thang, hình thang vuông. II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Bảng phụ, thước êke Học sinh: Nháp ,thước thẳng, êke. III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Nêu vấn đề, trực quan, giảng giải vấn đáp. IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1.Ổn định (1ph) 2.Kiểm tra bài cũ: (5ph) HS1: Định nghĩa tứ giác, tứ giác lồi, các đặc điểm của tứ giác. HS2: Số đo tổng các góc trong tứ giác,chữa BT3(sgk) 3. Bài mới: a/ Đặt vấn đề.(2ph) GV đưa hình ảnh bên lên bảng cho HS nhận xét tứ giác bên có gì đặc biệt. HS: Có hai cạnh AB và CD song song GV: Vậy tứ giác như vậy gọi là gì? nó có đặc điểm, tính chất như thế nào ? Đó là nội dung bài học hôm nay. b/Triển khai bài: HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG Hoạt động1: Tìm hiểu định nghĩa (20’) GV: Quay lại bài cũ. Tứ giác có tính chất như ở trên gọi là hình thang. Vậy hình thang là hình như thế nào ? HS: Phát biểu định nghĩa như Sgk. GV:Giới thiệu các đặc điểm của hình thang. [?1]Cho các hình sau : a) Tìm các tứ giác là hình thang. b) Có nhận xét gì về hai góc kề một cạnh bên của hình thang? 1. Định nghĩa: (SGK) * AB và CD là đáy. *AD và BC là hai cạnh bên. * AH là đường cao. ?1 a) Các tứ giác ABCD,EFGH là hình thang. b) Hai góc kề một cạnh bên của hình thang bù nhau. ?2. a) 110 o 70 o A B C A E A D B C G H F I N M K (a) (b) (c ) 60 o 60 o 150 o 75 o 75 o 115 o C A B D H 1 2 2 1 A B C D Hs: Hoạt động nhóm làm vào giấy nháp gv đã soạn sẵn GV: Thu phiếu và cùng cả lớp kiểm tra lại. GV: Đưa đề bài tập ?2 lên bảng phụ. HS: Hai học sinh lên bảng thực hiện. Học sinh ở dưới làm vào vở. GV:Hướng dẩn -Muốn chứng minh các đoạn thẳng bằng nhau ta thường chứng minh điều gì ? -Muốn c/m hai đoạn thẳng song song ta phải c/m gì? HS: Nhận xét kết quả của các bạn. GV: Qua bài tập trên em rút ra cho mình được điều gì về các cạnh bên và cạnh đáy bằng nhau. HS: Phát biểu nhận xét trong sgk. Hoạt động2: Tìm hiểu hình thang vuông (20ph) GV:Em có nhận xét gì về hình thang trên ? HS: Có góc A bằng 90 o . GV: Ta nói ABCD là hình thang vuông.Vậy hình thang vuông là hình như thế nào? HS: Phát biểu định nghĩa trong sgk. GV: Đưa tranh vẽ hình 20 lên bảng cho học sinh thực hiện. HS: Làm bài tập 6 trong sgk theo hướng dẫn. Xét 2 tam giác ABC và CDA có: A 1 = C 1 AC chung. A 2 = C 2 ⇒ ∆ABC = ∆CDA(g.c.g) ⇒ AB = DC và AD = BC b) Xét 2 tam giác ABC và CDA có: A 1 = C 1 AC chung. AB = CD (gt) => ∆ ABC = ∆ CDA(c.g.c) => AD = BC và AD // BC( vì có cặp góc so le trong bằng nhau) * Nhận xét: (sgk) 2. Hình thang vuông. * Định nghĩa: (sgk) BT6:Hình a) và c) là hình thang. 4.Củng cố (5ph) - Nhắc lại định nghĩa hình thang, các đặc điểm của hình thang. - Định nghĩa hình thang vuông. - Cách tính các góc của hình thang. * Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau: A.Hình thang có ba góc tù một góc nhọn. B.Hình thang có ba góc vuông một góc nhọn. C.Hình thang có nhiều nhất hai góc tù, nhiều nhất hai góc nhọn. D.Hình thang có ba góc nhọn, một góc tù. 5. Dặn dò (2ph) - Học thuộc các định nghĩa, đặc điểm của hình thang, hình thang vuông. - Làm bài tập 8,9 (sgk) 1 1 A B C D B A C D Ngày soạn:23/08/2011 Tiết: 03 Bài3: HÌNH THANG CÂN I MỤC TIÊU. 1.Kiến thức : - Nắm được định nghĩa, các tính chất, dấu hiệu nhận biết hình thang cân 2.Kỷ năng: - Biết vận dụng định nghĩa, các tính chất của hình thang cân trong việc nhận dạng và chứng minh được các bài toán có liên quan đến hình thang cân. - Rèn thao tác phân tích qua việc phán đoán, chứng minh. 3.Thái độ: - Rèn đức tính cẩn thận, chính xác trong lập luận chứng minh. Nêu vấn đề, trực quan, nhóm. II. CHUẨN BỊ Giáo viên: Bảng phụ, bút dạ, thước đo góc. Học sinh: Bút dạ, thước thẳng, xem lại bài cũ. III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Nêu vấn đề, trực quan, giảng giải vấn đáp. IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1.Ổn định: (1ph) Nắm sỉ số. 2.Kiểm tra bài cũ: (7 ph) HS1: Phát biểu định nghĩa hình thang, hình thang vuông, tổng các góc trong của hình thang. HS2: Chửa bài tập 9 GV: Đưa thêm. Cho thêm hai góc ABC và DCB bằng nhau. So sánh AC và BD? nhận xét gì về hai góc BAD và CDA. 3. Bài mới: a/ Đặt vấn đề.(1ph) Vậy hình thang có các tính chất như trên còn gọi là hình gì ? Có tính chất như thế nào? Đó là nội dung bài học hôm nay. b/Triển khai bài: *Hoạt động1: Tìm hiểu định nghĩa (15ph) HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG GV: Hình thang có tính chất như vậy gọi là hình thang cân. Vậy hình thang cân là hình như thế nào? HS: phát biểu định nghiã trong Sgk. GV: Nêu chú ý cho học sinh. GV:Đưa bài [?2] lên bảng phụ, phát phiếu học tập cho học sinh. Cho các hình sau: a) Tìm các hình thang cân. b) Tính các góc còn lại của hình thang cân đó. 1. Định nghĩa: (Sgk) Tứ giác ABCD là hình thang cân(đáy AB, CD) AB // CD A = D hoặc A = B ?2 a) Hình a),c) và d) là hình thang cân. b) D = 100 0 , N = 70 0 , B A D C E F G H I K M N T S P Q 80 0 80 0 100 0 80 0 80 0 110 0 70 0 110 0 70 0 c) d) a) b) A B C D <=> c) Có nhận xét gì về hai góc đối của hình thang cân. HS: Hoạt động theo nhóm trên giấy trong Gv đã soạn sẳn. GV: Thu phiếu của các nhóm đưa lên đèn chiếu cho Hs nhận xét kết quả của nhau.GV chốt lại và nhấn mạnh các ý trên. I = 110 0 , S = 90 0 c) Hai góc đối của hình thang cân có tổng số đo là 180 0 . * Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất (12ph) GV: Quay lại phần bài cũ trong câu so sánh hai cạnh AD và BC,Vậy hình thang cân có hai cạnh bên như thế nào với nhau? HS: Đọc định lí trong Sgk. GV: Phần chứng minh định lý đó các em đã được làm ở phần bài tập, GV chỉ nói qua trong trường hợp hai cạnh bên song. GV: Cho học sinh nhận xét hai đường chéo của hình thang cân. HS: Hình thang cân có hai đường chéo bằng nhau. GV: Để chứng minh điều này ta làm thế nào? GV vẽ hình lên bảng. HS: Phân tích và chứng minh dưới lớp, một em lên bảng trình bày. GV: Cùng học sinh nhận xét bài làm và chốt lại. GV: Trong hình thang thì có hai đường chéo bằng nhau.Vậy nếu tứ giác có hai đường chéo bằng nhau có là hình thang hay không? HS: Trả lời và làm [?3] sau đó nêu định lí 3. 2. Tính chất: * Định lí 1: (Sgk) *Chú ý. Có những hình thang có hai cạng bên bằng nhau nhưng không là hình thang cân. *Định lí 2: (Sgk) Chứng minh: Xét ∆ ADC và ∆BCD có: CD (cạnh chung) ADC = BCD (định nghĩa) AD = BC ( định lí 1) nên ∆ ADC = ∆BCD (c.g.c) Vậy AC = BD. * Định lí 3: *Hoạt động 3: Dấu hiệu nhận biết .(5’) GV: Qua các quá trình trên vậy em nào cho biết làm thế nào để nhận biết một tứ giác là hình thang cân. HS: Phát biếu dấu hiệu nhận biết trong Sgk GV: Nhắc lại và nhấn mạnh vấn đề. 3. Dấu hiệu nhận biết. ( Sgk) 4.Củng cố (2ph) Điền ký hiệu “ Đ ” hoặc “S ” vào ô vuông trong các mệnh đề sau: Hình thang có hai đường chéo bằng nhau là hình thang cân . Hình thang cân là hình thang có hai đường chéo bằng nhau. 5. Dặn dò (2ph) - Học bài theo SGK. - Làm các bài tập 12;13;14 - Tiết sau luyện tập. A B C D GT ABCD là hình thang cân (AB // CD) KL AC = BD Ngày soạn:25/08/2010 Tiết: 04 LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU 1.Kiến thức : - Giúp HS củng cố vững chắc định nghĩa ,các tính chất và dấu hiệu nhận biết một tứ giác là hình thang cân, để giải được các bài tập tổng hợp. 2.Kỹ năng: - Rèn kỹ năng phân tích, kỹ năng nhận biết một tứ giác là hình thang cân. 3.Thái độ: - Rèn khả năng vận dụng nhanh nhẹn,hoạt bát. II. CHUẨN BỊ Giáo viên: Bảng phụ, bút dạ, thước . Học sinh: Bút dạ, thước thẳng, làm bài tập về nhà. III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Nêu vấn đề, trực quan, giảng giải vấn đáp, nhóm. IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1.Ổn định: (1ph) Nắm sỉ số. 2.Kiểm tra bài cũ: (7ph) - Nêu các dấu hiệu nhận biết một tứ giác là hình thang cân. - Chửa bài tập 12(Sgk). 3. Bài mới: a/ Đặt vấn đề. (1ph) Để khắc sâu kiến thức về hình thang cân. Hôm nay thầy trò ta cùng làm một số bài tập về phần này. b/Triển khai bài.(29ph) HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG 1.Bài tập 15(Sgk) Cho tam giác ABC cân tại A.Trên các cạnh bên AB, AC lấy theo thứ tự các điểm D và E sao cho AD = AE. a) Chứng minh rằng BDEF là hình thang cân. b) Tính các góc của hình thang cân đó,biết rằng góc A = 50 0 GV: Yêu cầu HS vể hình ghi giả thiết, kết luận. HS: Vẽ hình ghi GT, KL. GV: Muốn chứng minh tứ giác BDEF là hình thang cân ta cần chứng minh điều gì? HS:Dựa vào dấu hiệu nhận biết để trả lời. Một HS xung phong lên bảng GV: Cho Hs dưới lớp làm vào nháp. 1.Bài tập15(Sgk) GT Tam giác ABC cân tai A, AD = AE Góc A = 50 0 KL a) BDEF là hình gì? b) Tính các góc hình thang cân đó. *Chứng minh: a) BDEF là hình thang cân Ta có: AD = AE (gt) ⇒ ∆ADE cân ⇒ D = E nên D = B ⇒ DE // BC Mà B = C ⇒ BDEF là hình thang cân. A B C ED 50 0 GV: Nhận xét và nhắc lại các kỉ năng áp dụng vào bài trên. Bài 2. Cho hình thang ABCD có AB // CD, chứng minh rằng: a) Nếu ACD = BDC thì ABCD là hình thang cân. b) Nếu AC = BD thì ABCD là hình thang cân. HS: Từng em làm trên giấy nháp, 1 em lên bảng trình bày. GV:Nhận xét và nhắc lại nội dung định lí 3 và dấu hiẹu nhận biết hình thang cân. GV: Cho HS làm bài tập 3. Đề bài: Cho tam giác ABC cân (AB = AC).Gọi M là trung điểm cạnh AB, vẻ tia Mx song song với cạnh BC cắt AC tạiN. a) Tứ giác MNCB là hình gì? b) Nhận xét gì về điểm N đối với cạnh AC ? vì sao? HS: Lên bảng trình bày dưới lớp làm vào giấy nháp. GV:Nhận xét và nhấn mạnh về điểm N nó còn nhiều điều mới nữa hôm sau chúng ta cùng nghiên cứu. b) Ta có: A = 50 0 ⇒ B = C = 65 0 D = E = 115 0 Bài tập2. a) Ta có: EDC và EAB cân. ⇒ AED = BEC (c.g.c) ⇒ADE = BCE Mà ACD = BDC(gt) ⇒ADC = BCD Vậy ABCD là hình thang. b)Kẻ BK // AC ⇒BK = AC (tính chất hình bình hành) ⇒BK = BD ⇒BDC = BKC Mà BKC = ACD (đồng vị) ⇒BDC = ACD Theo câu a,vậy ABCD là hình thang cân. Bài tập 3. GT KL a) Tứ giác MNBC là hình thang cân. Vì : MN // BC và B = C b) Ta có: AB = AC AM = MB mà MB = NC ⇒NC = 1/2 AB hay NC = 1/2 AC Vậy N là trung điểm của AC. 4. Củng cố (5ph) - Nhắc lại các tính chất,dấu hiệu nhận biết hình thang cân. - Các phương pháp giải BT về nhận biết hình thang ,chứng minh hình thang. 5. Dặn dò (2ph) - Học kỹ bài hình thang cân và xem lại các bài tập đã làm. - Làm bài tập 17,18,19(Sgk). A E D C K B A N M C B Ngày soạn:30/08/2011 Tiết: 05 Bài4: ĐƯỜNG TRUNG BÌNH CỦA TAM GIÁC, CỦA HÌNH THANG I. MỤC TIÊU 1.Kiến thức : - Nắm được định nghĩa về đường trung bình của tam giác, nội dung định lí1, định lí2. 2.Kỷ năng: - Biết vẽ đường trung bình của tam giác, vận dụng định lí 1, định lí 2 để tính độ dài các đoạn thẳng. 3.Thái độ: - Rèn đức tính cẩn thận, chính xác trong lập luận chứng minh. II. CHUẨN BỊ Giáo viên: Bảng phụ, bút dạ, thước đo góc. Học sinh: Bút dạ, thước thẳng, xem lại bài cũ. III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Nêu vấn đề, trực quan, nhóm. IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1.Ổn định (1ph) Nắm sỉ số. 2.Kiểm tra bài cũ (5ph) Nêu dấu hiệu nhận biết hình thang cân ? 3. Bài mới: a/ Đặt vấn đề.(2ph) Giữa hai điểm B và C có chướng ngại vật . Biết DE = 50m, ta có thể tính được khoảng cách giữa hai điểm B và C . b/Triển khai bài. *Hoạt động1: Tìm hiểu định nghĩa (15ph) HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG GV: Cho học sinh thực hiện ?1 ở SGK GV: Bằng quan sát hãy nêu dự đoán về vị trí của điểm E trên AC ? HS: Dự đoán E là trung điểm của AC. GV: Đưa bài toán dưới dạng GT, KL cho HS. GT ∆ABC, AD = DB, DE // BC KL AE = EC GV: Hướng dẫn HS chứng minh bài toán trên bằng cách đưa ra các câu hỏi gợi mở. Nêu nhận xét về hình thang có hai cạnh bên song song? HS: Hình thang có hai cạnh bên song song thì hai cạnh bên song song, hai cạnh đáy bằng nhau. GV: Hình thang DEFB có DB như thế nào với EF? Vì sao? HS: DB = EF GV: Gợi ý để HS chứng minh ∆ADE = ∆EFC. HS: Chứng minh ∆ADE = ∆EFC theo trường hợp g. c .g 1. Đường trung bình của tam giác GT ∆ABC, AD = DB, DE // BC KL AE = EC Chứng minh: Qua E kẻ đường thẳng song song với AB cắt BC ở F Hình thang DEFB có hai cạnh bên DB // EF nên DB = EF mà DB = AD (gt) AD = EF Xét ∆ADE và ∆EFC có: A = E 1 ( đồng vị, EF // AB) A E D C B B C D E A GV: Rút ra nhận xét gì từ bài toán trên? HS: Nêu nhận xét. GV: Nhận xét trên chính là nội dung định lí 1 SGK. HS: Đọc định lí 1 ở SGK GV: Giới thiệu DE là đường trung bình của ∆ABC. Vậy đường trung bình của tam giác là gì ? HS: Nêu đ/n như ở SGK. AD = EF ( cm trên) D 1 = F 1 (= B ) ∆ADE = ∆EFC(g - c -g) AE = EF . Vậy E là trung điểm của AC. Định lí: SGK Định nghĩa: SGK ?2 * Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất (15’) GV: Yêu cầu HS thực hiện theo nhóm ?2 HS: Thực hiện và rút ra kết luận. GV: Dự đoán điều gì từ ?2 HS: GV: Hướng dẫn HS chứng minh bài toán có GT, KL sau GT ∆ABC, AD = DB, AE = EC KL DE // EC, DE = 2 1 BC Muốn chứng minh DE // BC ta phảI làm gì ? HS: GV: Hướng dẫn HS vẽ thêm đường phụ để chứng minh bài toán. Tứ giác BDFC là hình gì ? Vì sao? HS: BDFC là hình thang vì DB = CF và DB // CF GV: Từ hình thang DBCF hãy suy ra DE // BC và DE = 2 1 BC HS: Một HS lên bảng trình bày GV: Rút ra nhận xét gì từ bài toán trên ? GV: Giới thiệu định lí 2 cho HS. HS: Đọc nội dung định lí 2 ở SGK GT ∆ABC, AD = DB, AE = EC KL DE // EC, DE = 2 1 BC Chứng minh: Trên tia đối của ED vẽ điểm F sao cho DE = EF Ta có ∆AED = ∆CEF(g - c -g) AD = CE và A = C 1 Ta có AD = DB (gt) và AD = CF nên DB = CF. và A = C 1 => AD // CF ( vì có cặp góc so le trong bằng nhau) tức là DB // CF Do đó DBCF là hình thang. Hình thang DBCF có hai đáy DB = CF nên hai cạnh bên DF // BC và DF = BC . Do đó: DE // BC DE = 2 1 DF = 2 1 BC. Định lí 2:SGK 4. Củng cố (5ph) GV: Tính độ dài đoạn BC trên hình vẽ ở bài toán đặt ra ở đầu bài ? HS: Ta có DB = DA, EC = EA nên DE là đường trung bình của ∆ABC Do đó DE = 2 1 BC => BC = 2DE = 2.50 = 100m. - Nêu định nghĩa về đường trung bình của hình thang, nội dung định lí1, định lí2 5. Dặn dò (2ph) - Học bài theo SGK. - Làm các bài tập 20;21;22/SGK - Chuẩn bị “ Đường trung bình của hình thang” *.Rút kinh nghiệm Tuần: 03 Ngày soạn:01/09/2010 Tiết: 06 Ngày dạy: 03/09/2010 [...]... nghĩa hình chữ nhật GV:Vậy hình chữ nhật thực ra cũng là hình gì? HS: Hình chữ nhật cũng là hình hình bình hành, hình thang cân C D GV:Vậy có thể định nghĩa hình chữ nhật theo cách khác được không? ABCD là hình vuông HS: Hình hình chữ nhật là hình bình hành có một ⇔ A = B = C = D = 900 góc vuông *Nhận xét: Hình chữ nhật vừa là hình bình GV:Với cách nói như trên, có thể nói gì về những hành vừa là hình. .. câu sau đúng hay sai a) Hình thang có hai cạnh đáy bằng nhau là hình bình hành b) Hình thang có hai cạnh bên song song là hình bình hành c) Tứ giác có hai cạnh đối bằng nhau là hình bình hành d) Hình thang có hai cạnh bên bằng nhau la hình bình hành e) Hình bình hành là hình thang f) Hình thang là hình bình hành 5.Dặn dò (2ph) - Học thuộc định nghĩa, tính chất và dấu hiệu biết hình bình hành - Làm bài... Tuần: 08 Ngày soạn:06/10/2010 Tiết: 16 Ngày dạy: 08/ 10/2010 Bài 12: HÌNH CHỮ NHẬT I MỤC TIÊU 1.Kiến thức: - Giúp Hs nắm được định nghĩa và các tính chất của hình chữ nhật, các dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật Thấy được hình chữ nhật là dạng đặc biệt của hình bình hành 2.Kỹ năng: - Rèn kĩ năng vẽ hình chữ nhật - Liên hệ được các hình chữ nhật trong thực tế, rèn thao tác... thang cân tính chất của hình chữ nhật? 2.Tính chất Hình chữ nhật có tất cả các tính chất của hình bình *Hoạt động 2: Tính chấ t (7ph) hành và hình thang cân HS: Hình chữ nhật có tất cả các tính chất của hình bình hành và hình thang cân [?1] Hai đường chéo của hình chữ nhật bằng nhau GV: Hãy nêu tất cả tính chất về hai đường chéo cắt nhau tại trung điềm của mỗi đường và vuông hình chữ nhật góc với nhau... là hình chữ nhật ta làm thế nào? I HS: Lên bảng trình bày,học sinh dưới lớp làm B vào nháp C H GV: Nhận xét và sửa sai Giải: Tứ giác AHCE là hình chữ nhật Vì: Có IE = IH, IA = IC suy ra AHCE là hình chữ nhật.Mà góc H bằng 900.Vậy AHCE là hình *Bài tập 62/SGK (5’) chử nhật GV: Đưa hình 88 và 89 trang 99 lên bảng phụ Bài 2: (BT62 trang 99 Sgk) C C A B O a) Đúng b) Đúng B A GV:Các em có nhận xét gì về hình. .. cũ:(5ph) Định nghĩa hình thang, vẽ hình thang có hai cạnh bên song song 3.Bài mới a/ Đặt vấn đề.(2ph) GV đưa hình vẽ như trong Sgk (hình 65) và nêu câu hỏi : Khi hai đĩa cân nâng lên và hạ xuống ABCD luôn là hình gì? b/Triển khai bài HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG B *Hoạt động 1: Tìm hiểu định nghĩa. (8 ) 1.Định nghĩa(Sgk) A GV: Cho HS thực hiện ?1 ở SGK HS: Các cạnh đối của tứ giác ABCD trên hình 66 song song với... nhau C D GV: Giới thiệu ABCD là hình bình hành Vậy thế nào là hình bình hành GV yêu cầu học sinh nêu Tứ giác ABCD là hình bình hành định nghĩa AD// BC ⇔ HS: Phát biểu định nghĩa AB // DC GV: Cho HS ghi định nghĩa dưới dạng ký hiệu GV: Nếu hình thang có hai cạnh bên song song *Nhận xét: Hình bình hành là hình thang đặc thì hình thang đó có tính chất gì? biệt B A HS: Hình thang có hai cạnh bên song song... bằng nhau và hai đáy củng bằng Định lí (Sgk) O nhau GV: Có thể định nghĩa hình bình hành theo cách C D khác được không? HS: Hình bình hành là hình thang có hai cạnh GT ABCD là hình bình hành bên bằng nhau AC cắt BC tại O GV: Em có nhận xét gì về hình bình hành và hình a)AB = CD; AD = BC thang KL b) A = C; D = B HS: Hình bình hành là hình thang đặc biệt c) OA = OC; OB = OD *Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất... các bài toán vẽ hình mà chỉ sử dụng hai dụng cụ là thước và compa, chúng được gọi là các bài toán dựng hình GV: Thước và compa được dùng trong công việc vẽ hình như thế nào ? HS: * Hoạt động 2: Ôn lại các bài toán dựng 2 Các bài toán dựng hình đã biết hình đã biết.(10ph) SGK GV: Đưa hình vẽ 46, 47/SGK giáo viên đã chuẩn bị sẵn lên bảng.Dựa vào các hình vẽ yêu cầu HS nêu các bài toán dựng hình cơ bản đã... nhau * Hoạy động 3 Hình có tâm đối xứng [?3] Gọi O là giao điểm hai đường chéo của hình bình hành ABCD Tìm hình đối xứng với mỗi cạnh của hình bình hành qua điểm O HS: Suy nghỉ và trả lời Điểm đối xứng với mổi điểm thuộc hình bình hành ABCD qua điểm O củng thuộc hình bình hành GV: Giới thiệu định nghĩa HS: Nhắc lại định nghĩa trong sách giáo khoa GV: Em có nhận xét gì về hai đường chéo hình bình hành HS: . SGK. - Xem trước bài hình thang. Ngày soạn: 18/ 08/ 2011 Tiết: 02 Bài 2: HÌNH THANG I. MỤC TIÊU 1.Kiến thức: - Nắm được định nghĩa hình thang, hình thang vuông, các yếu tố của hình thang. Biết cách. thang. Biết cách chứng minh một tứ giác là hình thang, hình thang vuông. 2.Kỹ năng: - Biết về hình thang, hình thang vuông - Biết tính số đo của hình thang, hình thang vuông. 3.Thái độ: - Nhanh. ở trên gọi là hình thang. Vậy hình thang là hình như thế nào ? HS: Phát biểu định nghĩa như Sgk. GV:Giới thiệu các đặc điểm của hình thang. [?1]Cho các hình sau : a) Tìm các tứ giác là hình thang. b)