PHÒNG GD & ĐT LẠNG GIANG TRƯỜNG THCS HƯƠNG LẠC BÁO CÁO MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI VIỆC ỨNG DỤNG BĐTD TRONG DẠY HỌC Kính thưa: ……………………………………………………………………… Trường THCS Hương Lạc là một trường ở phía Bắc của huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang . Nằm trên địa bàn của một xã miền núi, với tổng số hơn 500 học sinh , trong đó có con em dân tộc ít người như dân tộc Nùng, dân tộc Tày, dân tộc Dao, dân tộc Mường. Tuy vậy việc đổi mới phương pháp dạy học vẫn được ứng dụng và từng bước đạt hiệu quả, đặc biệt là Ứng dụng BĐTD trong dạy học. Năm học 2010-2011, năm học tiếp tục hưởng ứng phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực trong đó có nội dung đổi mới phương pháp dạy học và ứng dụng BĐTD trong dạy học. Nhà trường đã triển khai tập huấn cho 100% cán bộ giáo viên. Qua 1 năm thực hiện việc sử dụng bản đồ tư duy vào giảng dạy và học tập chúng tôi nhận thấy PP dạy học này có những Ưu điểm và hạn chế sau: BĐTD là sự kết hợp giữa hình ảnh, ngôn ngữ, màu sắc để tái hiện lại tư duy trong bộ não con người về một vấn đề. Bản đồ tư duy giúp học sinh học tập một cách chủ động, tích cực và huy động được tất cả các đối tượng học sinh tham gia. Với những BĐTD này học sinh có thể hệ thống hóa được kiến thức, khắc sâu ghi nhớ và vận dụng kiến thức được học qua sách vở vào cuộc sống. Không những thế phương pháp học mới này đã thu hút được sự chú ý, say sưa học tập của HS. Bước đầu giúp các em hình thành kỹ năng tư duy khoa học và biết liên kết các ý tưởng. 1. Để HS biết cách vẽ và học qua BĐTD thì trong các tiết học GV cần có sự hướng dẫn cách trình bày, biểu thị sự liên kết giữa các ý tưởng một cách rõ ràng để từ đó định hướng cho HS biết cách vẽ BĐTD theo ý tưởng của riêng mình. (Clip hình thành kiến thức). 2. Khi HS đã biết cách vẽ BĐTD thì cần hướng dẫn cho các em biết cách sử dụng BĐTD để trình bày, tái hiện được đầy đủ các kiến thức cơ bản, trọng tâm thông qua kiểm tra hoặc HS trình bày trên bảng. (Clip minh họa HS trình bày bảng) 3. BĐTD được dùng trong giờ kiểm tra, ôn tập để rèn kĩ năng vẽ, kĩ năng trình bày cho HS (Minh họa Clip Thùy kiểm tra) 4. Thuận lợi: Như vậy với tất cả các bộ môn GV và HS chỉ cần sử dụng các loại bút màu, giấy bìa, bảng phụ… hay đơn giản chỉ với vài viên phấn màu và bảng đen cũng đủ để thiết kế được BĐTD cho cá nhân hay theo nhóm. - Đối với HS nông thôn ngoài giờ học ở trường các em còn làm giúp gia đình những việc như chăn trâu, cắt cỏ, trông em… Khi đó chỉ cần hòn than hoặc cái que các em có thể vẽ lên mặt đất BĐTD tái hiện lại những kiến thức bài học. 5. Khó khăn: - Về phía HS: Mất nhiều thời gian nhất là đối với những em có khả năng hội họa, các em mải mê tô vẽ BĐTD thành những bức tranh kiến thức sinh động. - Về phía GV: + BĐTD là vấn đề GV mới tiếp cận. + Điều kiện cơ sở vật chất như máy vi tính chưa đáp ứng được để sử dụng phần mềm của BĐTD * Hướng chỉ đạo triển khai trong thời gian tới: 6. Đề xuất: Việc ứng dụng BĐTD vào dạy và học là cách làm mới đạt hiệu quả do đó đề nghị tiếp tục được triển khai, nhân rộng. 7. Kiến nghị: Tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn . 8. Kết luận: Trên đây là một số hoạt động của nhà trường về việc triển khai và thực hiện Ứng dụng BĐTD trong dạy học. Trong thời gian thể nghiệm vừa làm vừa học chắc còn có những vấn đề cần phải rút kinh nghiệm. Tôi mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các đồng chí để việc ứng dụng đổi mới phương pháp dạy học bằng BĐTD ngày càng hoàn thiện và đạt hiệu quả cao. Cuối cùng tôi xin kính chúc các đồng chí cùng gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt. Xin trân trọng cảm ơn! . GIANG TRƯỜNG THCS HƯƠNG LẠC BÁO CÁO MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI VIỆC ỨNG DỤNG BĐTD TRONG DẠY HỌC Kính thưa: ……………………………………………………………………… Trường THCS Hương Lạc là một trường ở phía Bắc của. . 8. Kết luận: Trên đây là một số hoạt động của nhà trường về việc triển khai và thực hiện Ứng dụng BĐTD trong dạy học. Trong thời gian thể nghiệm vừa làm vừa học chắc còn có những vấn đề. tích cực trong đó có nội dung đổi mới phương pháp dạy học và ứng dụng BĐTD trong dạy học. Nhà trường đã triển khai tập huấn cho 100% cán bộ giáo viên. Qua 1 năm thực hiện việc sử dụng bản đồ