Giáo viên chủ nhiệm cần quán triệt tốt cho học sinh về nhiệm vụ, nội quy, quy định đối với người học sinh : 2.. NHẬN THỨC VẤN ĐỀ :Trước yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, vấn đề phát
Trang 1SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẢNG TRỊ
Trường PTDT Nội Trú Vĩnh Linh
======= =======
BÁO CÁO
KẾT QUẢ TRIỂN KHAI CÔNG TÁC
GDNGLL & XDNSVHHĐ
Chuyên đề:
Nhận thức, khả năng, nghiệp vụ của GVCN,
Mô hình công tác GVCN đã vận dụng có hiệu quả
Vĩnh Linh, ngày 14 tháng 4 năm 2011
Trang 2MỤC LỤC
I/ Nhận thức vấn đề.
II/ Những thuận lợi và khó khăn.
1 Thuận lợi :
2 Khó khăn :
III/ Một số biện pháp thực hiện.
1 Giáo viên chủ nhiệm cần quán triệt tốt cho học sinh về nhiệm vụ, nội quy, quy định đối với người học sinh :
2 Giáo viên chủ nhiệm nắm chắc về đặc điểm tình hình của lớp để có cách tổ chức, quản lý, điều phối các hoạt động :
3 Tổ chức sinh hoạt chủ nhiệm đầu năm :
4 Lập sổ chủ nhiệm :
5 Tổ chức họp phụ huynh đầu năm :
6 Tổ chức tiết sinh hoạt chủ nhiệm hàng tuần :
7 Phối hợp giữa GVCN với các lực lượng giáo dục khác :
IV/ Kết quả.
V/ Bài học kinh nghiệm.
VI/ Kiến nghị & đề xuất
Trang 3I NHẬN THỨC VẤN ĐỀ :
Trước yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, vấn đề phát huy tính tích cực trong học tập nói chung, các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nói riêng của HS là một trong những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục đào tạo Từ đó hình thành và hoàn thiện nhân cách con người mới, có cả đức lẫn tài, lao động sáng tạo,
làm chủ bản thân, làm chủ đất nước Sinh thời Bác Hồ đã từng dạy : “ Có đức mà
không có tài – làm việc gì cũng khó Có tài mà không có đức là người vô dụng ”.
Thật vậy song song với việc “ Dạy chữ ” cho các em, chúng ta cần quan tâm đến việc “ Dạy người ” Giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân trong đó ngành
sư phạm giữ vai trò then chốt “ …Vì lợi ích trăm năm … ”, nên việc hình thành nhân
cách con người mới cho HS trong nhà trường là trách nhiệm của người thầy mà trong
đó vai trò của người GVCN là hết sức quan trọng, là yếu tố then chốt Vấn đề đặt ra
là người làm công tác chủ nhiệm cần phải làm gì, làm như thế nào để quá trình giáo dục này được tổ chức một cách chu đáo, có kế hoạch, có phương pháp để cuối cùng đạt được mục tiêu xây dựng lớp thành một tập thể trong đó 100% HS phát triển hài hòa cả đức-trí- thể- mỹ Qua 5 năm thực hiện công tác GDNGLL & XDNSVHHĐ tôi
báo cáo kết quả như sau:
II NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN:
1 Thuận lợi :
- HS ở nội trú, mọi sinh hoạt đều ở trong nhà trường
- Hầu hết HS có ý thức kỷ luật cao, ngoan, lễ phép với thầy cô, vâng lời cha mẹ
- Tích cực tham gia các hoạt động phong trào do Đoàn, Đội, trường, lớp tổ chức
- Phòng học, ký túc xá sạch, thoáng mát, cơ sở vật chất trang thiết bị đèn, quạt, bàn, ghế, giường, tủ …vv đáp ứng tốt nhu cầu học tập và sinh hoạt cho các em
- Được sự quan tâm giúp đỡ của BGH, thầy TPT Đội, GVCN cùng các thầy cô giảng dạy bộ môn
- Đội ngũ GV có chuyên môn vững, nhiệt tình trong giảng dạy
- quan hệ giữa chủ nhiệm với phụ huynh gần gủi, gắn bó thường xuyên
- Ngoài công tác chủ nhiệm tôi còn giảng dạy môn văn và nhà ở gần trường học nên thời gian gần gũi các em tương đối nhiều
2 Khó khăn :
- Vẫn còn một số HS cá biệt chưa có ý thức học tâp và rèn luyện đạo đức
- Là HS dân tộc Vân Kiều nên ngôn ngữ có sự bất đồng do đó ít nhiều gặp khó khăn trong việc nhận thức và giao tiếp Phần thì cha mẹ ở xa nên không có thời gian chăm sóc con cái
Đứng trước những thuận lợi và khó khăn đó làm thế nào để hoàn thành tốt công tác chủ nhiệm thực sự là một thách thức rất lớn Qua nhiều lần tìm hiểu, trăn trở tôi mạnh dạn đề ra một số biện pháp để thực hiện xin được nêu ra sau đây
III MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN :
1 Giáo viên chủ nhiệm cần quán triệt tốt cho học sinh về nhiệm vụ, nội quy,
Trang 4Như ta đã biết “ Nói có sách mách có chứng ” Câu nói đó nhắc nhở bản thân tôi
rằng trước tiên mình phải nắm vững các văn bản quy định về nhiệm vụ của HS trong nhà trường; quy định về khen thưởng và kỷ luật; về nội quy chế đánh giá xếp loại hai mặt giáo dục Qua các buổi sinh hoạt nội, ngoại khóa tôi khéo léo lồng ghép đưa vào phổ biến đến từng đối tượng HS
2 Giáo viên chủ nhiệm nắm chắc về đặc điểm tình hình của lớp để có cách tổ chức, quản lý, điều phối các hoạt động :
a/ bước 1 :
- Điều tra sĩ số, đặc điểm cá nhân
- Nắm danh sách lớp, xếp tên HS theo thứ tự A , B , C…
- Hoàn cảnh gia đình
- Tiến hành cho HS làm lý lịch đầu năm ( cần chính xác họ và tên; ngày,tháng, năm sinh; nơi sinh … đúng theo giấy khai sinh; địa chỉ cụ thể; SĐT, tên cha ( mẹ ), nghề nghiệp vv
*** trên cơ sở đó tôi xác định những đối tượng cần chú ý đến Đó là :
- Con thương binh
- Diện HS nghèo có hoàn cảnh khó khăn
- Thành phần bản thân cũng như của gia đình học sinh
b/ bước 2 :
Điều tra kết quả học tập rèn luyện các năm trước để lập kế hoạch cụ thể cho từng đối tượng : Căn cứ vào sổ điểm lớp; căn cứ vào kết quả học tập và hạnh kiểm của HS
ở năm học trước, kết hợp GVCN cũ để hiểu rõ thêm từng đối tượng học sinh của lớp
kể cả năng khiếu, thành tích tốt, những mặt chưa tốt của học sinh
* Qua tìm hiểu sơ lược, tiến hành sắp xếp chổ ngồi cho HS sau đó chia thành 3 tổ,
lập sơ đồ chổ ngồi
3 Tổ chức sinh hoạt chủ nhiệm đầu năm :
- Bầu ban cán sự - giao nhiệm vụ :
+ Lớp trưởng
+ Lớp phó học tập
+ Lớp phó lao động
+ Lớp phó văn thể mỹ
+ Thủ quỹ
+ Đội cờ đỏ của trường
+ Các tổ trưởng và tổ phó
+ Sắp xếp chổ ngồi ( cần lưu ý : HS yếu chia đều cho các tổ Tránh tình trạng các em có cùng khuyết điểm ngồi cạnh nhau )
+ Sắp xếp phòng ở ( ghi tên ), bàn ăn sao cho phù hợp ( ghi số khay )
+ Học tập nội quy của trường
- Dựa trên nội quy của trường GVCN cho thảo luận thành lập nội quy của lớp
- Phân công trực trường, lớp, phòng ở, rửa khay, lấy nước uống cụ thể Yêu cầu
HS giữ vệ sinh chung
4 Lập sổ chủ nhiệm :
Trang 5Giáo viên chủ nhiệm lập sổ chủ nhiệm theo mẫu của nhà trường, ghi chép đầy đủ theo dõi HS mọi mặt theo định kỳ
- Lập danh sách HS chia theo tổ
- Cần theo dõi HS cá biệt Ghi rõ :
+ Họ tên HS vi phạm
+ Lỗi HS vi phạm
+ Số lần vi phạm
+ Hành vi, mức độ, hậu quả, hình thức mức độ xử lý
5 Tổ chức họp phụ huynh đầu năm :
a/ Công tác chuẩn bị :
Để buổi họp thành công tốt đẹp, GVCN cần tiến hành một số công việc sau :
- Viết giấy mời nhờ HS mang về cho phụ huynh
- Yêu cầu các em mời phụ huynh đi họp đầy đủ, đúng giờ
b/ Tổ chức phiên họp :
Giáo viên chủ nhiệm cần nêu lên một số nội dung sau :
- Ổn định tổ chức : điểm danh ( GVCN giữ lại giấy mời ), bầu thư ký, nêu nội dung cuộc họp
- Phổ biến bằng văn bản quy định về :
+ Nội quy trường
+ Những thuận lợi và khó khăn của lớp, kế hoạch của lớp trong năm
+ Báo cáo kết quả giáo dục năm trước và tình hình giáo dục đầu năm học
+ Thông qua phương hướng giáo dục năm học mới
+ Thông báo các khoản thu
+ Xin ý kiến đóng góp của quý phụ huynh, biểu quyết để thống nhất thực hiện + Thông qua phụ huynh GVCN tìm hiểu và thu lượm một số thông tin từng đối tượng HS về tính cách, sở thích các hoạt động ở nhà để tìm cách cư xử hợp lí đối với từng HS đó
+ Bầu ban đại diện của chi hội : để có những kiến nghị thỏa đáng về tâm tư nguyện vọng của các bậc phụ huynh và ngược lại những thông tin liên lạc từ nhà trường gữi đến phụ huynh, đề cử 3 phụ huynh vào ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp Thư ký ghi rõ họ tên vào biên bản
+ Bế mạc, thư ký thông qua biên bản
6 Tổ chức tiết sinh hoạt chủ nhiệm hàng tuần :
a/ Hoạt động 1 :
- Lớp trưởng tổng hợp các mặt nêu trước lớp : Về học tập ( lớp phó học tập báo
cáo ), nề nếp, việc thực hiện nội quy ( đội cờ đỏ báo cáo ), vệ sinh ( lớp phó lao động báo cáo ), công khai tài chính ( thủ quỹ báo cáo ), về văn thể mỹ( lớp phó văn thể
-mỹ báo cáo )
b/ Hoạt động 2 :
Nhận xét đánh giá của giáo viên chủ nhiệm :
- Giáo viên chủ nhiệm cần nêu lên được sự tiến bộ của các em cụ thể ở những mặt
Trang 6- Phê bình, nhắc nhở những HS vi phạm, kiểm điểm nghiêm khắc đối với các em
đó
c/ Hoạt động 3 :
Lập kế hoạch hoạt động tuần tới : Căn cứ theo kế hoạch của nhà trường, Liên Đội
mà đề ra kế hoạch lớp cho phù hợp Phân công, tổ chức thực hiện đến nơi, đến chốn
d/ Hoạt động 4 :
Giáo viên chủ nhiệm giải đáp những thắc mắc của HS khi các em có nhu cầu Sau
đó tổ chức sinh hoạt văn hóa văn nghệ ( lớp phó văn- thể-mỹ thực hiện có sự hướng dẫn của chủ nhiệm )
Chú ý : các buổi sinh hoạt lớp cần cử thư kí ghi biên bản cụ thể, rõ ràng, trung
thực Cần tạo ra bầu không khí thật cởi mở, thân thiện, gần gủi nhưng phải thật sự nghiêm túc nhằm đạt được mục tiêu làm tốt công tác nêu gương, công tác phê bình và
tự phê bình
7 Phối hợp giữa GVCN với các lực lượng giáo dục khác :
a/ Phối hợp với GV bộ môn :
Trong nhà trường các em được học tốt các môn theo qui định, ngoài công tác chủ nhiệm tôi còn giảng dạy các em môn văn, vì thế việc phối hợp GV bộ môn là hết sức quan trọng và cần thiết Không có sự liên hệ chặt chẽ với các GV bộ môn thì không thể theo dõi nắm thông tin của các em về học tập, chuyên cần, trật tự, nề nếp, tác phong Chính những điều này sẽ làm ảnh hưởng rấy lớn đến chất lượng toàn diện Ngựơc lại, giáo viên bộ môn cũng nắm, hiểu sâu sắc hơn về đối tượng học sinh của mình, để có cách cư xử khéo léo, có phương pháp giảng dạy thích hợp cho lớp nhằm đạt hiệu quả cao của tiết dạy
b/ Phối hợp với phụ huynh HS :
GVCN phải thường xuyên liên lạc, trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập, sinh hoạt của các em trong nhà trường (qua gặp trực tiếp, qua điện thoại …vv)
c/ Kết hợp cùng Đoàn Đội-Thư viện- Thiết bị :
Kết hợp cùng tổng phụ trách lên kế hoạch hoạt động trong tuần,tháng, học kì qua các văn bản cụ thể Tham gia các cuộc thi do Đội tổ chức
d/ Phối hợp với BGH :
- Khen trước lớp những học sinh có thành tích tốt về đạo đức, hoạt động văn-
thể-mỹ trong giờ sinh hoạt
- Khiển trách trước lớp những học sinh vi phạm mức độ nhẹ như nói tục, nghỉ học
vô lí do Có ý kiến tham khảo của cán bộ lớp; sau đó báo lên BGHNT
- Đề nghị khiển trách trước toàn trường những học sinh có hành vi sai trái như , gây gỗ đánh nhau, bỏ về vô lí do, hoặc có những sai phạm khác với mức độ tương đương
- Lập hồ sơ kiến nghị hội đồng kỉ luật nhà trường xét kỉ luật đối với những học sinh vi phạm nhiều lần đã được giáo dục nhưng không sữa chữa, ăn cắp, vô lễ với thầy cô giáo,
e/ Phối hợp với BV :
Sau những giờ học căng thẳng là giờ nghỉ Bởi tính hiếu động mà HS không nghĩ đến hậu quả có thể xảy ra khi sinh hoạt, chơi đùa có thể dẫn đến xẩy ra tai nạn Hoặc
Trang 7có khi các em trốn học, bỏ về nhà…Chính vì thế GVCN cần phối hợp chặt chẽ với bảo vệ để tiếp nhận thông tin của cá nhân, của lớp một cách kịp thời nhằm hạn chế tối
đa những điều đáng tiếc có thể xảy ra
IV KẾT QUẢ :
Kết quả đã có những tiến bộ rõ rệt, chất lượng giáo dục năm sau cao hơn năm trước Đây chính là nguồn động viên khích lệ tinh thần hết sức to lớn đối với học sinh, phụ huynh và giáo viên
V BÀI HỌC KINH NGHIỆM :
Qua 5 năm thực hiện công tác GDNGLL & XDNSVHHĐ, với những thành quả đã gặt hái được bản thân tôi rút ra được bài học kinh nghiệm sau :
- Phải thương yêu gần gũi quan tâm lo lắng các em như con của mình Vì thế hãy thể hiện hết khả năng và tinh thần trách nhiệm của mình để việc giáo dục này đạt kết quả cao hơn
- Một yếu tố không thể thiếu là: GVCN luôn cố gắng học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với các bạn đồng nghiệp, kịp thời uốn nắn, sửa chữa những sai lầm của các
em và có hướng khắc phục
- Nghiêm túc, liên tục thực hiện đúng các kế hoạch đã đề ra như nghị quyết của trường, của lớp
- Bản thân GVCN phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo Muốn vậy, người thầy phải gương mẫu chấp hành tốt mọi điều mà mình đã đề ra Vì vốn các em thích học theo người lớn, thích bắt chước nên trong tư duy các em cũng có suy luận nhất định Các em sẽ phân vân, nghi ngờ, thậm chí mất lòng tin khi thầy cô nói một đường làm một nẻo
- Thường xuyên giáo dục tư tuởng cho các em, biết thương yêu, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ Mạnh dạn phê và tự phê để thấy rõ khuyết điểm hay khó khăn cần vượt qua để làm chủ bản thân
- Phải bao dung, tha thứ cho những học sinh mắc sai lầm, động viên, khuyên bảo, đặc biệt quan tâm giúp đỡ các em cả về vật chất lẫn tinh thần Từ đó cảm hóa các em thành người tốt
VI KIẾN NGHỊ & ĐỀ XUẤT :
Qua 5 năm thực hiện công tác GDNGLL & XDNSVHHĐ đã có hiệu quả nhất định song vẫn còn không ít học sinh cá biệt Để có thể hoàn thành tôt nhiệm vụ giáo dục,
về phía bản thân tôi sẽ cố gắng gần gũi, giúp đở các em này thêm để đưa kết quả hạnh kiểm lên đạt khá, tốt Về phía nhà trường tôi đề nghị :
+ BGH cần quan tâm hơn đến những thầy cô làm công tác chủ nhiệm
+ Thành lập tổ chủ nhiệm để chúng tôi có điều kiện trao đổi, góp ý với nhau những kinh nghiệm trong công tác giáo dục học sinh
+ Các tổ chuyên môn, các đoàn thể, bộ phận cần phối hợp nhiều hơn nữa với các thầy cô giáo chủ nhiệm nhằm tạo sự nhịp nhàng, đồng bộ trong công tác giáo dục rèn luyện học sinh đặc biệt là những học sinh cá biệt
Trên đây là những điều tôi đã làm và mong muốn sẽ tốt hơn trong các năm học tới
Trang 8các bạn đồng nghiệp, Ban Giám Hiệu Tôi xin chân thành tiếp thu để hoàn thiện hơn
ở những lần sau
Vĩnh Linh, ngày 14 tháng 4 năm 2011
Người báo cáo
Lê Thị Tuyết