Tổng hợp các câu hỏi chuẩn hay hỏi khi bảo vệ đồ án môn học, tốt nghiệp Giúp sinh viên tổng hợp hiểu bài hơn, không bị động trước nhiều câu hỏiChuyên ngành : hệ thống điệncác môn học được hỏi liên quan : lứoi điện 1, cung cấp điện, nhà máy điện
Trang 1Câu 1: Phụ tải tính toán là gì?
Câu 2: Vì sao không dùng công suất định mức hoặc công suất đặt
để tính toán thiết kế cung cấp điện ?
Câu 3: Biểu đồ phụ tải là gì ? vì sao ta cần vẽ biểu đồ phụ tải ?
Câu 4: Vì sao cho phép máy biến áp quá tải ? cho máy biến áp quá tải 1,4 có ảnh hưởng gì đến tuổi thọ của máy không ?
Câu 5Vì sao chọn tiét diện dây dẫn cao áp theo điều kiện jkt ?
Câu 6: máy cắt liên lạcở trạm phân phối trung tâm thường đóng hay thường mở?vì sao ?
Câu 7:Có khi nào không để máy cắt thường mở mà phải để thường đóng ?
Câu 8: Để chọn máy cắt ở trạm phân phối trung tâm cần chọn mấy điểm ngắn mạch? Vì sao ?
Câu 9: Vì sao phải nối đất biến dòng ?
câu 10 : hệ số sự dụng , hệ số đồng thời , hệ số k mở máy và các
hệ số trong luận văn cung cấp dùng để làm gì , ý nghĩa hệ số đó , vì sao phải sử dụng hệ số đó ?
câu 11 : khi thiết kế chống sét bằng kim thu sét phóng điện
sớm (ESE - Early Streamer Emission) , tại sao lại chọn kim cấp 3
câu 12 : sự khách biệt của các loại sơ đồ an toàn TNS , TNC , TT ,
IT ,
câu 13 : điều kiện nào để chọn CB
câu 14 : vì sao cần thiết phải tính ngắn mạch 1pha , 2 pha , 3 pha câu 15 : vì sao cần thiết phải tính sụt áp
Trang 2phụ tải tính toán là phụ tải tương đương không đổi với phụ tải thực tế thay đổi
về mặt phát nhiệt , thường sử dụng để lựa chon cáp , cb , MBA
Câu 2: Vì sao không dùng công suất định mức hoặc công suất đặt để tính toán thiết kế cung cấp điện ?
thường công suất định mức có giá trị lớn hơn công suất thực tế mà thiết
bị yêu cầu ( việc này thể hiện qua hệ số tải Kt<1) đối với nhóm thiết bị thì còn liên quan đến hệ số đồng thời , Kdt <1 , chon nên việc chọn công suất đặt hoặc công suất đặt để tính toán gây ra lãng phí
Câu 3: Biểu đồ phụ tải là gì ? vì sao ta cần vẽ biểu đồ phụ tải ?
Biểu đồ phụ tải là quan hệ công suất theo thời gian P=f(t), Q=g(t), S=h(t)
từ đồ thị phụ tải đó biết nhiều thông tin cần thiết cho thiết kế cung cấp điện : Pmax, Pmin, Ptb, Ang, Tmax, Kdk,
đồ thị phụ tải còn dùng để lên kế hoạch sửa chữa thiết bị , san bằng phụ tải
Câu 4: Vì sao cho phép máy biến áp quá tải ? cho máy biến áp quá tải 1,4 có ảnh hưởng gì đến tuổi thọ của máy không ?
nếu máy biến áp làm việc đầy tải theo công suất định mức liên tục 24/24h thì không dc vận hành quá tải ở thời điểm khác
sở dĩ máy biến áp dc cho phép làm việc quá tải lúc bình thường (khoang 1,1-1,2) trong một thời điểm nào đó vì là tại thời điểm trong ngày nó đã chạy non tải máy biến áp quá tải bao nhiêu % thì phải dua trên cơ sở tốc độ già hóa cách điện của MBA thấp hơn định mức
việc xác định mức độ quá tải cho phép dua vào phương pháp quá tải 3% hay phương pháp đồ thị đẳng trị 2 bậc
còn mức 1, 4 thì chỉ áp dụng các MBA Liên Xô, các máy chế tạo theo tiêu chuẩn IEC thì 1,3
máy biến áp chạy quá tải sự cố thì thời gian cho chạy ngắn , thường không quá
5 ngày đêm
Trang 3u 5 Vì sao chọn tiét diện dây dẫn cao áp theo điều kiện jkt ?
mạng cao áp thường truyền tải công suất lơn , đi xa , cột có kính thước lớn nên chỉ tiêu kính tế rất quan trọng ( như vốn đầu tư , chi phí vận hành ) trong khí
đó tiêu chí kỹ thuật ( tổn thất cho phép ) có thể khắc phục bằng các giải pháp
kỹ thuật như bù, thay đổi đầu phân áp khi chọn dây theo Jkt thì đảm bảo chi phí tính toán hàng năm là nhỏ nhất ( tức chọn theo điều kiện kinh tế )
Câu 6 & 7: Mình trả lời chung
Máy cắt liên lạc theo thiết kế có thể thường đóng hay thường mở thì mình cũng không hiểu tiêu chí thiết kế như thế nào hoặc là để dự phòng nóng cho các phụ tải loại 1, 2 Nhưng trong vận hành phải theo phương thức cấp điện, MCLL phải linh hoạt lúc đóng, lúc cắt theo phương thức cấp điện
Câu 8: Câu hỏi này nghe không ổn lắm Chắc có ý chọn bảo vệ cho máy cắt
- Để chọn máy cắt ở trạm phân phối trung tâm cần chọn bảo vệ càng nhiều loại càng tốt VD: Quá dòng (ngắn mạch), Quá tải, chạm đất
- BV Quá dòng (ngắn mạch): Ví dụ chạm chập hai pha A - B: Ipha A & B tăng dần đến cực đại và có xu hướng trở về đầu nguồn -> BV đầu nguồn cắt MC
- BV Quá tải: U bình thường, I ba pha tăng đều nhau vượt qua mức bảo vệ được cài đặt của thiết bị -> MC đầu nguồn cắt
- Bảo vệ chạm đất: Khi một pha bị chạm đất: U pha đó giảm dần về 0, I pha đó tăng dần lên cực đại nếu là lưới trung tính nối đất trực tiếp Thông thường thì do người vận hành xử lý Kiểm tra U các pha xác định pha chạm đất, cắt loại lần lượt các khởi hành, cắt đến khởi hành nào mà hết tín hiệu chạm đất -> khởi hành đó bị chạm đất Các MC thế hệ mới hợp bộ bảo vệ có thể tự cắt DZ bị chạm đất ra khỏi lưới
Câu 9:
- Nối đất biến dòng là yêu cầu bắt buộc vì: Khi thứ cấp biến dòng bị hở mạch sẽ sinh ra điện áp cao phía thứ cấp biến dòng gây nguy hiểm cho người và thiết bị,
Trang 4khi có nối đất sẽ làm ngắn mạch tại điểm nối đấy -> bảo vệ tác động ngắt mạch -> An toàn
Câu 15:
Phải tính toán sụt áp để đảm bảo việc gì? Ví dụ:
- Cấp điện cho một xưởng cơ khí Khi các động cơ máy công cụ khởi động sẽ gây ra sụt áp tức thời Cái này các bạn phải tính hệ số đồng thời trước đó rồi Sụt áp lớn sẽ làm cho các khởi động từ mất nguồn hoặc giảm nguồn tức thời -> Khởi động được thiết bị này thì thiết bị khác hoặc toàn bộ hệ thống bị tách ra khỏi làm việc Ở đây điều chủ yếu là tính độ sụt làm sao không ảnh hưởng (nhả tiếp điểm hút do bị mất nguồn của rơle, khởi động từ ) đến các thiết bị đang vận hành
Chào thấn ái và chúc bạn bảo vệ thành công tốt đẹp, đạt kết quả cao