Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu những giải pháp của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam một địnhchế tài chính của Chính phủ hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận đối vớihoạt động ngân hàng ở Việt
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM TIỀN GỬI Ở KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG
CỬU LONG
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM TIỀN GỬI Ở KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG
CỬU LONG
Chuyên ngành: Kinh tế tài chính - ngân hàng
Mã số: 60.31.12
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS NGUYỄN THANH TUYỀN
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu của tôi Các sốliệu, kết quả trình bày trong luận văn này là trung thực và có nguồn gốc tríchdẫn rõ ràng
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy GSTS Nguyễn Thanh Tuyền, người Thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tôi
trong suốt thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp
Xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô Trường Đại học kinh tế TP.Hồ ChíMinh; Khoa Kinh tế - QTKD Trường Đại học Cần Thơ, đã truyền đạt nhữngkiến thức quý báu trong suốt khóa học
Xin cảm ơn Ban Giám đốc Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam Khuvực Đồng Bằng Sông Cửu Long, các bạn đồng nghiệp đã hỗ trợ, chia sẻ nhiềuthông tin quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn này
Tác giả
Trang 5Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM TIỀN GỬI 5
1.1.1 Khái nệm về Bảo hiểm tiền gửi 5
1.1.2 Đặc điểm của Bảo hiểm tiền gửi 6
1.1.3 Chức năng của Bảo hiểm tiền gửi 7
1.1.4 Vai trò của Bảo hiểm tiền gửi 8 1.2 Kinh nghiệm BHTG ở một số nước trên thế giới 17
Chương 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM TIỀN
2.2.1 Đối với hệ thống NHTM và tổ chức phi ngân hàng 29
2.2.2 Đối với hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở 32 2.3 Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế 33
Trang 62.4.2 Những thành tựu của Chi nhánh khu vực ĐBSCL 50
2.4.3 Những tồn tại trong hoạt động của Chi nhánh 53
2.4.4 Nguyên nhân của những tồn tại 55 Chương 3 : NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BHTG VIỆT
NAM Ở ĐBSCL
57 3.1 Những định hướng chủ yếu về phát triển BHTG ở ĐBSCL 57
3.1.1 Chiến lược phát triển của BHTGVN giai đoạn 2006 –
3.3 Các giải pháp phát triển Bảo hiểm tiền gửi ở ĐBSCL 61
3.3.1 Hoàn thiện qui trình cho vay hỗ trợ tài chính đối với các
QTDND tạo chỗ dựa vững chắc cho tín dụng ở nông thôn
61
3.3.2 Xây dựng quỹ hỗ trợ tiền gửi ngân hàng, từ nguồn vốn
của NHTM nhằm hỗ trợ rủi ro tiền gửi
66
3.3.3 Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ BHTG ở ĐBSCL 66
3.3.4 Các biện pháp phòng ngừa rủi ro tiền gửi 67
3.3.5 Tái cơ cấu bộ máy quản lý của hệ thống BHTG ở ĐBSCL 68 3.3.6 Xây dựng mô hình BHTGVN trong điều kiện hội nhập 68
Trang 7DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
IADI Hiệp hội bảo hiểm tiền gửi quốc tế
BHTG Bảo hiểm tiền gửi
BHTGVN Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
CDIC Công ty Bảo hiểm tiền gửi Đài Loan
FDIC Công ty Bảo hiểm tiền gửi Hoa Kỳ
DICJ Công ty Bảo hiểm tiền gửi Nhật Bản
ĐBSCL Đồng Bằng Sông Cửu Long
TCTD Tổ chức tín dụng
NHTM Ngân hàng thương mại
NHTMNN Ngân hàng thương mại nhà nước
NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần
QTDND Quỹ tín dụng nhân dân
QTDTW Quỹ tín dụng Trung ương
Trang 8HTX Hợp tác xã
WTO Tổ chức thương mại thế giới
DANH MỤC HÌNH BẢNG BIỂU
Hình 1.1 Sơ đồ Ngân hàng làm trung gian tín dụng 10
Hình 2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức của BHTG Việt Nam 27
Hình 2.2 Đồ thị minh hoạ thu hồi tiền gửi được bảo hiểm tại
khu vực ĐBSCL
37
Hình 2.3 Mức độ hiểu biết của công chúng về BHTG 45
Hình 3.1 Mô hình chiến lược phát triển bền vững của
Bảng 1.1 Sự khác nhau giữa BHTG với các loại bảo hiểm khác 6
Bảng 2.1 Phân chia mẫu điều tra theo đối tượng có gửi tiền 44Bảng 2.2
Mức độ hiểu biết của công chúng về BHTG 45
Trang 9MỞ ĐẦU 1.1 Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ luôn chứađựng những yếu tố rủi ro tiềm ẩn, trong những nền kinh tế đang phát triển màđặc biệt là Việt Nam Trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, việc mất khả năngthanh toán dẫn đến phá sản, tạo ra những phản ứng dây chuyền trong hệ thốngcác tổ chức tín dụng làm suy yếu hệ thống tài chính quốc gia, do việc côngchúng rút tiền gửi tiết kiệm hàng loạt tại các Ngân hàng thương mại, là nguồngốc dẫn đến khủng hoảng nền tài chính quốc gia Trong khi đó người gửi tiềnchưa được pháp luật bảo vệ quyền lợi một cách chính đáng, sự tổn thất củacông chúng không những làm cho chính sách tiền tệ quốc gia suy yếu mà cònlàm bất ổn về chính trị
Lĩnh vực tín dụng tiền tệ là lĩnh vực đặc biệt nhạy cảm, nó đòi hỏinhững yêu cầu về tính an toàn và phòng ngừa rủi ro là rất lớn, vì vậy việc rađời tổ chức Bảo hiểm tiền gửi là hết sức cần thiết trong nền kinh tế phát triển
Nhiều quốc gia trên thế giới, đã thiết lập những cơ chế khác nhau nhằmbảo vệ người gửi tiền và duy trì sự ổn định của hệ thống ngân hàng Để kiếntạo niềm tin cho công chúng và sự ổn định của hệ thống ngân hàng, Chínhphủ của nhiều nước đã chọn là hình thức bảo hiểm tiền gửi nhằm góp phầnthực thi chính sách tiền tệ quốc gia mà điều chủ yếu là bảo vệ người gửi tiền
Ở Việt Nam trong những thập niên 80 việc đổ vỡ hàng loạt các Hợp tác
xã tín dụng, là hệ quả của một chính sách quản lý trong lĩnh vực tiền tệ yếu
Trang 10kém đã dẫn đến khủng hoảng tài chính mà kết quả là người gửi tiền khôngđược bảo vệ khi gửi tiền vào các HTX tín dụng, nó tác động nghiêm trọng đếnđời sống của công chúng, khi mà người gửi tiền vào các TCTD bị mất khảnăng chi trả dẫn đến phá sản làm cho họ phải trắng tay, dẫn đến hoảng loạnrút tiền hàng loạt Sự mất lòng tin của công chúng vào hệ thống ngân hàngquốc gia, mà hệ quả là sự bất ổn về chính trị Nhận thức tầm quan trọng đóvào năm 1999 tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam ra đời, là một tổ chức bảo
vệ quyền lợi ích hợp pháp của người gửi tiền đây là một chính sách quantrọng của Chính phủ trong việc đều hành chính sách tiền tệ quốc gia
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam từ khi ra đời đến nay đã được 9 năm, cóvài ý kiến cho rằng hoạt động của BHTG Việt Nam hiện nay thuần túy là thuphí mà ít chú ý đến chức năng hỗ trợ cho các TCTD Qua nghiên cứu về chứcnăng nhiệm vụ và những thành quả mà BHTG Việt Nam đã đạt được ở ViệtNam mà đặc biệt là tại khu vực ĐBSCL, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã thểhiện được vai trò tích cực của mình là bảo vệ lợi ích người gửi tiền Tuy nhiênnhằm phát huy vai trò của BHTG Việt Nam đối với đặc thù của khu vực cần
phải có những giải pháp phù hợp đó chính là lý do mà tôi chọn đề tài: “Một
số giải pháp nhằm hoàn hiện và nâng cao chất lượng hoạt động Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tại Chi nhánh BHTG Việt Nam khu vực ĐBSCL”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu những giải pháp của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam một địnhchế tài chính của Chính phủ hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận đối vớihoạt động ngân hàng ở Việt Nam nói chung và tại khu vực ĐBSCL nói riêng
có một ý nghĩa to lớn, nó khẳng định sự cần thiết đối với hoạt động ngânhàng trong việc bảo vệ người gửi tiền thông qua hoạt động của mình, từngbước khẳng định vai trò của tổ chức BHTG đối với hoạt động kinh doanh tiền
tệ Chính sách BHTG ngoài việc bảo vệ những người gửi tiền cũng có tác
Trang 11động nhất định đến người nghèo một cách trực tiếp lẫn gián tiếp bằng cáchcung cấp cho người nghèo những lợi ích thông qua việc phân phối lại từ khuvực tài chính.
Qua việc phân tích thực trạng hoạt động của BHTG Việt Nam, chỉ ranhững tồn tại, vướng mắc về cơ chế, chính sách cũng như những nguyên nhânchủ quan, khách quan, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn hiện và nângcao chất lượng hoạt động BHTG Việt Nam tại Chi nhánh BHTG Việt Namkhu vực ĐBSCL
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của BHTG Việt Nam
- Nghiên cứu về mối quan hệ của BHTG Việt Nam đối với các TCTD
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Hoạt động của BHTG ở Việt Nam
- Hoạt động của BHTG tại Chi nhánh khu vực ĐBSCL
1.4 Giới hạn vùng nghiên cứu
- Các tỉnh thành khu vực ĐBSCL và tham khảo KV Tp.Hồ Chí Minh
- Hoạt động của BHTG ở Việt Nam và khu vực ĐBSCL
1.5 Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp phân tích
- Phương pháp phân tích đánh giá
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp kết hợp với điều tra chọn mẫu
1.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Trang 12- Cho thấy mối quan hệ cần thiết giữa tổ chức BHTG Việt Nam và các
định chế tài chính trung gian, nguyên nhân và kết quả trong hoạt động ngânhàng với tổ chức BHTG Việt Nam
- Cho chúng ta một cách nhìn bao quát về thực trạng hoạt động của
BHTG Việt Nam tại Chi nhánh BHTG Việt Nam khu vực ĐBSCL, cũng nhưnhững vướng mắc về cơ chế, chính sách trong hoạt động của BHTG ViệtNam trong thời gian qua, đồng thời đề xuất một số giải pháp phát triển BHTGViệt Nam tại Chi nhánh ĐBSCL, những đề xuất nhằm hoàn thiện về cơ chế,chính sách cho hoạt động của BHTG Việt Nam theo hướng phù hợp với thông
lệ quốc tế trong tiến trình Việt Nam hội nhập
1.7 Cấu trúc đề tài:
Luận văn gồm có 3 chương, bố cục như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về Bảo hiểm tiền gửi
Chương 2: Thực trạng hoạt động Bảo hiểm tiền gửi ở Đồng bằng sông Cửu long.
Chương 3: Những giải pháp phát triển BHTG Việt Nam ở Đồng bằng sông Cửu long.
Trang 13Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM TIỀN GỬI
1 1 Bảo hiểm tiền gửi
1.1.1 Khái niệm về Bảo hiểm tiền gửi
Bảo hiểm tiền gửi là cam kết công khai của tổ chức bảo hiểm tiền gửiđối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi về việc tổ chức BHTG cam kết trảtiền gửi cho người gửi tiền tại các tổ chức tham gia BHTG bao gồm phần gốc
và lãi, trong trường hợp tổ chức tham gia BHTG bị chấm dứt hoạt động hoặcmất khả năng thanh toán cho người gửi tiền Cam kết công khai này được thểhiện dưới hình thức một hợp đồng bảo hiểm gồm có ba đối tượng: tổ chứcBHTG, tổ chức tham gia BHTG (các định chế trung gian tài chính có huyđộng tiền gửi) và người gửi tiền Việc phát triển hoạt động BHTG về qui mônhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động tài chính tiền tệ của quốc gia trongnền kinh tế phát triển và hội nhập là một tất yếu khách quan
Khi các TCTD có huy động tiền gửi đề nghị tham gia BHTG và được
tổ chức BHTG chấp thuận, điều này sẽ hình thành một hợp đồng giữa ba đốitác nói trên được hình thành Mỗi quốc gia có những chính sách khác nhautrong việc xác định loại tiền gửi nào thuộc đối tượng được bảo hiểm Tráchnhiệm và quyền lợi tài chính của ba đối tác được thể hiện như sau:
Trang 14- Tổ chức bảo hiểm tiền gửi: Là đối tác nhận đóng góp tài chính từ các
tổ chức tham gia BHTG và có trách nhiệm chi trả tiền gửi cho người có tiềngửi tại các tổ chức huy động tiền, trong trường hợp có sự đổ vỡ từ các tổ chứctham gia BHTG
- Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi (Tổ chức huy động tiền gửi): Là
các định chế trung gian tài chính bao gồm: các ngân hàng thương mại các tổchức phi ngân hàng có hoạt động huy động tiền gửi Các tổ chức này khi thamgia đóng góp tài chính cho tổ chức BHTG và được quyền yêu cầu tổ chứcBHTG phải chi trả tiền gửi cho công chúng tại các tổ chức này, trong trườnghợp các tổ chức này mất khả năng thanh toán hoặc bị cơ quan nhà nước cóthẩm quyền chấm dứt hoạt động
- Người gửi tiền thuộc đối tượng được bảo hiểm: Là khách hàng của
những tổ chức tham gia BHTG, những người gửi tiền này không phải đónggóp tài chính trực tiếp cho tổ chức BHTG, họ được thanh toán tiền gửi tronghạn mức chi trả theo qui định pháp luật
1.1.2 Đặc điểm của Bảo hiểm tiền gửi
Sản phẩm bảo hiểm tiền gửi cũng như các sản phẩm bảo hiểm khác(bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm y tế …) đều dựa vàonguyên tắc chung là lấy số đông bù số ít nhằm mục đích phòng ngừa rủi rocho khách hàng Nhưng BHTG khác với các loại bảo hiểm khác ở một sốđiểm cơ bản (bảng 1.1)
Bảng 1.1: Sự khác nhau giữa BHTG với các loại bảo hiểm khác
Người gửi tiền được bảo hiểm mà
không phải ký hợp đồng với tổ chức
Trang 15quy định bởi các văn bản luật, người
gửi tiền không thể tăng mức đền bù
bằng cách tăng phí đóng góp
với tổ chức bảo hiểm, người được bảohiểm có thể tăng mức đền bù bằngcách tăng mức đóng góp
Người được bảo hiểm không trực
tiếp điều hành hoạt động rủi ro của
mình, hoạt động rủi ro do tổ chức tham
gia BHTG kiểm soát
Người mua hợp đồng là người trựctiếp điều hành các hoạt động
rủi ro
Bắt buộc cung cấp cho khách hàng
mà không cần có sự đồng ý hay hiểu
biết của khách hàng
Chỉ có thể cung cấp khi có sự đồng
ý của khách hàng
1.1.3 Chức năng của Bảo hiểm tiền gửi
Hoạt động BHTG là một dịch vụ cung cấp hàng hóa công mang tính xãhội cao, theo cách phân loại của các nhà kinh tế học sản phẩm dịch vụ củaBHTG là loại hàng hóa công không thuần túy Dựa vào tính chất không loạitrừ hưởng thụ một cách tuyệt đối, do mục đích của dịch vụ BHTG là góp phần
ổn định hoạt động của hệ thống tài chính quốc gia, người thụ hưởng dịch vụBHTG là toàn xã hội Người gửi tiền thuộc đối tượng được bảo hiểm sẽ đượchưởng lợi trực tiếp từ chính sách BHTG bằng việc tổ chức BHTG sẽ chi trảtiền khi mà ngân hàng nhận tiền gửi bị phá sản hay mất khả năng chi trả chongười gửi tiền thuộc đối tượng bảo hiểm Như vậy tổ chức BHTG thực hiệnhai chức năng cơ bản là: bảo vệ người gửi tiền và góp phần ổn định hệ thốngtài chính hoạt động từ đó tạo hiệu ứng cho các ngành kinh tế phát triển thôngqua các định chế trung gian tài chính cung cấp Tóm lại, chức năng hoạt độngcủa bảo hiểm tiền gửi thực hiện các chức năng cơ bản như sau:
- Bảo vệ người gửi tiền nhỏ là những đối tượng có những hạn chế trongviệc tiếp cận thông tin về hoạt động của tổ chức nhận tiền gửi
- Chức năng phòng ngừa đổ vỡ ngân hàng, góp phần bảo vệ hệ thống tàichính ổn định tạo điều kiện cho các giao dịch tài chính
Trang 16- Góp phần xây dựng một thị trường tài chính có tính cạnh tranh và bìnhđẳng giữa các tổ chức tài chính có qui mô và trình độ khác nhau.
- Giảm thiểu gánh nặng cho Chính phủ, thông qua việc qui định nhữngquyền lợi của người gửi tiền và của các tổ chức nhận tiền gửi
Những nghiên cứu của các nhà kinh tế cũng như qua thực tiễn, người cótiền gửi nhỏ là được tổ chức BHTG quan tâm nhất và là cơ sở xuất phát điểmcho mục đích hoạt động của BHTG, đây là tầng lớp dân cư có những hạn chếnhất định trong việc tiếp cận những thông tin về hoạt động của tổ chức nhậntiền gửi, đời sống của tầng lớp công chúng có thu nhập thấp thường bị tácđộng nhiều hơn các đối tượng khách hàng khác, những người này thườngquan tâm đến lãi suất tiền gửi và họ có được khoản tiền lãi từ nguồn tiền gửi ít
ỏi của mình là hết sức quan trọng, do đó sự nhạy cảm trong những thông tinxấu của các tổ chức nhận tiền gửi là cực kỳ quan trọng, do hạn chế khả năngphân tích cũng nhưng tầm nhận thức, tâm lý bất ổn với những thông tin về đổ
vỡ ngân hàng làm cho họ có những ứng xử theo tâm lý, từ đó rút tiền ồ ạt ỞViệt Nam ta bằng chứng là sự kiện của Ngân hàng TMCP Á Châu vào tháng10/2003 là một minh chứng, các hiện tượng trên nếu không xử lý một cáchkhoa học có thể là nguyên nhân dẫn đến phản ứng dây chuyền làm hàng loạtngân hàng bị phá sản, đây là một trong những nghiệp vụ mà tổ chức BHTGcần phải quán triệt
1.1.4 Vai trò của Bảo hiểm tiền gửi
Vai trò của hoạt động BHTG đối với quốc gia có thể biểu hiện trênnhiều góc độ do xuất phát từ bản chất của hàng hóa mà dịch vụ BHTG cungcấp là loại “hàng hóa công không thuần túy” Theo lý thuyết kinh tế học vềhàng hóa công bao hàm hai đặc tính:
Trang 17- Tính không thể loại trừ: Đặc tính này cũng được hiểu trên giác độ tiêu
dùng, hàng hóa công cộng một khi đã cung cấp tại một địa phương nhất địnhthì không thể hoặc rất tốn kém nếu muốn loại trừ những cá nhân không trảtiền cho việc họ sử dụng hàng hóa này
- Tính không cạnh tranh: Tính chất không cạnh tranh được hiểu trên
góc độ tiêu dùng, việc một cá nhân này đang sử dụng hàng hóa đó thì khôngngăn cản những người khác đồng thời cũng sử dụng nó Bản chất của dịch vụBHTG cung cấp tiện tích cho tất cả các thành viên trong cộng đồng một cáchtrực tiếp hoặc gián tiếp
Vai trò chính của BHTG là thúc đẩy sự kết hợp hài hòa giữa nỗ lựcnâng cao chất lượng hoạt động ngân hàng hướng tới thu hút được tối đanguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong cộng đồng và sự cộng tác tích cực của cácthành viên trong xã hội trên cơ sở các bên cùng có lợi Từ đó tạo điều kiệnthúc đẩy phát triển kinh tế vững chắc Như vậy vai trò hoạt động của BHTGđối với quốc gia được phản ánh gián tiếp qua vai trò của hệ thống ngân hàngcủa chính quốc gia đó Vai trò của hoạt động của BHTG đối với một quốc giađược thể hiện ở ba mặt cơ bản:
- Tạo niềm tin của công chúng đối với hệ thống ngân hàng thương mại
- Góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống ngân hàng quốc giaphát triển lành mạnh
- Huy động tiền gửi tại NHTM được tăng trưởng ổn định, tạo nguồn lựccho đầu tư quốc gia
1.1.4.1 Hoạt động BHTG tạo niềm tin của công chúng đối với hệ thống ngân hàng thương mại.
Trang 18- Tạo niềm tin của công chúng vào các NHTM.
Các ngân hàng thương mại trong hệ thống của một quốc gia muốn cóđược uy tín đối với công chúng cần có khả năng thực hiện có hiệu quả cácchức năng của họ, bao gồm ba chức năng cơ bản như sau: chức năng trunggian tín dụng, chức năng thanh toán và chức năng tạo tiền
Chức năng trung gian tín dụng: thực hiện chức năng này các NHTM
làm cầu nối giữa người cần vốn và nơi có vốn Thông qua việc huy động cácnguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế, các NHTM hình thành quỹcho vay và cung cấp tín dụng cho toàn bộ nền kinh tế, quá trình này diễn raliên tục làm tiền đề và điều kiện cho nhau, với chức năng này các NHTM làngười đi vay để cho vay, từ đó mà phân bổ các nguồn vốn một cách hợp lýlàm cho nền kinh tế vận hành một cách thông suốt theo những quy luật của
nó (Hình 1.1)
Hình 1.1 - Sơ đồ: Ngân hàng làm trung gian tín dụng
Gửi tiền
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Cá nhân
Cá nhân
Cho vay Doanh nghiệp
Trang 19Chức năng trung gian thanh toán: khi họ thực hiện thanh toán theo yêu
cầu của khách hàng, bằng những nghiệp vụ của mình với chức năng nàyNHTM đóng vai trò là người thanh toán thay cho các doanh nghiệp và cánhân trong nền kinh tế Khi nền kinh tế phát triển cao, chức năng này càngđược phát huy, hoạt động này có ý nghĩa to lớn trong bất kỳ nền kinh tế nào,
nó thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn,làm tăng trưởng kinh tế
Chức năng tạo tiền: chức năng trung gian tín dụng và trung gian thanh
toán, các NHTM có khả năng tạo ra tiền tín dụng (hay tiền ghi sổ) thể hiệntrên các tài khoản tiền gửi của khách hàng Khi Ngân hàng Trung ương pháthành tiền ra lưu thông qua thị trường tiền tệ (cấp vốn, tái cấp vốn), thị trường
mở (mua bán chứng khoán nợ), hoặc qua thị trường ngoại hối (mua bán ngoạitệ) thì lượng tiền này sẽ nằm trong lưu thông chủ yếu dưới dạng tiền gửi củacác tổ chức, cá nhân tại các NHTM và tiền mặt trong lưu thông Từ khoảntiền vốn (tiền gửi, tiền vay) ban đầu này, thông qua hành vi cho vay bằngchuyển khoản, hệ thống NHTM có khả năng tạo nên số tiền gửi gấp nhiều lần
so với số vốn tăng thêm ban đầu Các chức năng của các NHTM có mối quan
hệ chặc chẽ với nhau, bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau, trong đó chức năng trunggian tín dụng là cơ bản nhất nó tạo điều kiện để thực hiện hai chức năng cònlại Trong khi đó, chức năng thanh toán thể hiện niềm tin của công chúng đốivới hệ thống ngân hàng
- Hoạt động BHTG góp phần thúc đẩy chức năng hoạt động của
NHTM.
Hoạt động BHTG là nhằm bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền, gópphần đảm bảo sự duy trì hoạt động lành mạnh trong hệ thống ngân hàng củamột quốc gia, thông qua các hoạt động chuyên môn của tổ chức BHTG nhằmthực hiện mục tiêu bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền, tổ chức BHTG tập
Trang 20trung vào các hoạt động sau: Cung cấp cho công chúng về hoạt động của cácNHTM thông qua hoạt động của mình Hỗ trợ tài chính cho các tổ chức thamgia BHTG khi gặp khó khăn nhằm duy trì hoạt động có hiệu quả Chi trả tiềngửi được bảo hiểm cho người gửi tiền trong trường hợp tổ chức nhận tiền gửimất khả năng thanh toán Tham gia vào quá trình thanh lý tài sản sau khi chitrả, nhằm bảo vệ quyền lợi cho người gửi tiền chưa được thanh toán hết sốtiền gửi vượt mức chi trả ban đầu, duy trì quỹ BHTG để bảo vệ người gửi tiềntại tổ chức tham gia BHTG khác
Như vậy về thực chất, tổ chức BHTG là cầu nối cho các NHTM mấtkhả năng thanh toán tiếp tục thực hiện chức năng thanh toán cho người gửitiền Qua đó chúng ta thấy rằng việc duy trì niềm tin của các ngân hàng đanghoạt động đối với công chúng là hết sức quan trọng, việc chi trả tiền gửi đượcbảo hiểm tạo nên sự ổn định tránh sự đổ vỡ dây chuyền, trong đó sự bảo đảmcan thiệp kịp thời và có hiệu quả của tổ chức BHTG
Ngoài ra nhằm góp phần duy trì tính ổn định của hệ thống ngân hàng,
tổ chức BHTG còn thực hiện chức năng giám sát và kiểm tra các hoạt độngcủa các NHTM tham gia BHTG nhằm ngăn chặn kịp thời những biểu hiệnthiếu lành mạnh và thiếu an toàn trong hoạt động ngân hàng, những hoạt động
đó góp phần cho các NHTM tham gia BHTG thực hiện có hiệu quả ba chứcnăng của mình
1.1.4.2 Hoạt động BHTG tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống NHTM phát triển
Hoạt động của tổ chức BHTG làm tăng cường niềm tin của công chúngđối với hệ thống ngân hàng quốc gia, cũng từ đó tạo động lực để các NHTMphát triển tốt hơn Với những cải thiện và nâng cao uy tín trong cộng đồng,các NHTM huy động vốn dễ dàng hơn từ đó phát triển được mạng lưới rộng
Trang 21hơn và đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng nhằm phục vụ ngày càng tốt hơncho công chúng những sản phẩm tài chính mà các tổ chức này cung cấp chotoàn xã hội Nhìn chung hoạt động của tổ chức BHTG đối với các NHTMđược biểu hiện qua ba tác dụng chính :
+ Tác dụng tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM mới ra đời và các
ngân hàng có qui mô nhỏ phát triển tốt hơn: trong kinh tế thị trường, nhìn ở
góc độ huy động vốn thì các NHTM lớn có bề dày lịch sử hoạt động tronglĩnh vực kinh doanh tiền tệ thì có nhiều ưu thế hơn những ngân hàng nhỏ, cácQTDND cơ sở và các ngân hàng mới thành lập, việc quảng bá thương hiệucần phải trải qua một quá trình hoạt động, thì các ngân hàng này mới tạo đượcniềm tin cho công chúng, mặc khác những sản phẩm dịch vụ của ngân hàngmang tính xã hội cao cần phải được khẳng định qua thời gian hoạt động, đặcbiệt trong lĩnh vực huy động vốn, họ phải tạo cho công chúng niềm tin khi gửitiền vào các định chế tài chính trung gian này Trong khi đó ngân hàng nhỏ vànhững ngân hàng mới thành lập chưa khẳng định được thương hiệu trên thịtrường, thì người gửi tiền thông thường nghi ngờ vào năng lực tài chính vàtâm ý e ngại khi gửi tiền vào những tổ chức này là điều không tránh khỏi
Khi hoạt động BHTG với chính sách là bắt buộc, tất cả các NHTM vàcác tổ chức phi ngân hàng đều phải tham gia, từ đó tiền gửi của công chúngđược bảo vệ dù gửi bất kỳ nơi đâu không phân biệt qui mô hay thương hiệucủa bất kỳ tổ chức tín dụng nào Từ đó tâm lý lo ngại của người gửi tiềnkhông còn nữa, chính yếu tố này làm cho các ngân hàng mới thành lập và cácngân hàng có qui mô nhỏ huy động vốn một cách dễ dàng hơn, làm cho hoạtđộng của NHTM thuận lợi hơn, hỗ trợ các ngân hàng triển khai nhiều sảnphẩm dịch vụ tài chính đáp ứng nhu cầu của xã hội
+ Hoạt động của BHTG giúp cho toàn hệ thống ngân hàng hoạt động
một cách ổn định: qua hoạt động của mình tổ chức BHTG đánh giá kịp thời
Trang 22những khả năng hoạt động của các NHTM và nhất là tổ chức tín dụng nhỏ (ởViệt Nam là các QTDND cơ sở), từ đó giúp cho hệ thống ngân hàng thươngmại không bị phản ứng dây chuyền một khi xảy ra đổ vỡ ngân hàng, bằngcách đưa các ngân hàng yếu kém rút khỏi lĩnh vực kinh doanh tiền tệ mộtcách có trật tự mà không làm ảnh hưởng đến các ngân hàng khác Đối với cácngân hàng không thể duy trì được, tổ chức BHTG sẽ đưa ra các giải phápnhư: chi trả tiền gửi được bảo hiểm và tiến hành thanh lý tài sản, sáp nhập vớicác ngân hàng có tiềm lực mạnh hơn Đối với trường hợp nếu một ngân hàng
bị mất khả năng thanh toán nhưng chưa đến mức phá sản thì tổ chức BHTG
sẽ cho vay hỗ trợ tài chính nhằm cứu các ngân hàng này vượt qua được giaiđoạn khó khăn trong quá trình hoạt động ngân hàng
Nhìn chung những hoạt động của BHTG là tạo niềm tin cho côngchúng là yếu tố hàng đầu, thông qua việc xử lý các trường hợp sau khi thanh
lý tiếp tục chi trả tiền cho công chúng có ý nghĩa rất lớn trong việc duy trìniềm tin ở người gửi tiền, tránh những tin đồn gây ra bất lợi cho các ngânhàng khác
+ Hoạt động BHTG tạo động lực để các ngân hàng giám sát lẫn nhau, thúc đẩy nhau nâng cao chất lượng hoạt động: Tổ chức BHTG hoạt động trên
cơ sở thúc đẩy cơ chế hỗ trợ lẫn nhau trong cộng đồng các tổ chức huy độngtiền gửi để giải quyết khó khăn, nhất là trong tình trạng ngân hàng bị mất khảnăng thanh toán dẫn đến phá sản Bằng chính nguồn lực huy động từ các tổchức tham gia BHTG sẽ hỗ trợ cho các thành viên Ở những quốc gia có hìnhthức đóng góp sau, khi một ngân hàng thành viên bị phá sản thì tổ chứcBHTG yêu cầu các thành viên sẽ phải đóng góp một khoản phí theo một tỷ lệcăn cứ vào mức thiệt hại của ngân hàng bị đổ vỡ Chính theo hình thức đónggóp sau này sẽ làm cho các ngân hàng tự giám sát lẫn nhau nhằm tránh tình
Trang 23trạng ngân hàng hoạt động an toàn phải đóng góp để hổ trợ những ngân hàng
có mức độ rủi ro cao hơn họ
1.1.4.3 Hoạt động BHTG góp phần tăng trưởng huy động tiền gửi cho các NHTM.
Tiền gửi tiết kiệm dân cư trong bất kỳ quốc gia nào là một trong nhữngnguồn vốn mà có chi phí rẻ nhằm đầu tư cho phát triển kinh tế đất nước,nguồn vốn tiết kiệm của một quốc gia bao gồm: tiết kiệm dân cư và của Chínhphủ là nguồn vốn quyết định đối với đầu tư phát triển kinh tế bền vững đặcđiểm của nguồn vốn huy động trong dân cư là nguồn vốn ổn định và có thờihạn ổn định Đối với những NHTM lớn, ngoài nguồn tiền gửi của dân cư cácngân hàng này còn thu hút một lượng lớn tiền gửi từ các tổ chức xã hội, cácdoanh nghiệp, so sánh hai loại tiền gửi của cá nhân và tổ chức, thông thườngtiền gửi từ cá nhân có tính ổn định cao hơn so với các tổ chức, nếu như tiềngửi tiết kiệm dân cư có thời hạn dài thì tiền gửi của các tổ chức có thời hạn rấtngắn và không thể xem là nguồn ổn định cho đầu tư phát triển Sự biến độnglớn về tiền gửi dân cư còn tùy thuộc nhiều vào tính ổn định của hệ thống ngânhàng, trong đó vai trò của BHTG là nền tảng của niềm tin công chúng vào hệthống NHTM của quốc gia Nhìn chung, bản chất cơ bản nhất của hoạt độngBHTG là bảo vệ người gửi tiền, thông qua những nghiệp vụ của mình cungcấp cho các tổ chức tham gia BHTG những sản phẩm dịch vụ làm tăng uy tíncho ngành ngân hàng, làm cho niềm tin của công chúng tăng lên Như vậyhoạt động BHTG là nhân tố gián tiếp tạo điều kiện thuận lợi cho các TCTDhuy động tiền gửi dân cư
Nghiên cứu về vai trò của tổ chức BHTG nhiều nước trên thế giới, nếu
mô hình hoạt động BHTG theo cơ chế bảo hiểm theo loại tiền gửi, thì tốc độhuy động tiền gửi thuộc đối tượng bảo hiểm có xu hướng tăng, còn tiền gửikhông thuộc đối tượng bảo hiệm có xu hướng giảm Nếu chính sách BHTG
Trang 24không phân biệt loại tiền gửi được bảo hiểm thì tổng số tiền gửi tại cácNHTM sẽ tăng lên Vai trò của hoạt động BHTG đối với huy động tiền gửitiết kiệm tăng qua hệ thống ngân hàng có ý nghĩa quan trọng, nhất là nhữngquốc gia có nhu cầu tăng cao về đầu tư phát triển (hình 1.2)
ĐVT: Triệu đồng
Hình 1.2 -Tiền gửi tiết kiệm qua các năm (Nguồn: NHNN TP.HCM)
Qua số liệu tiền gửi tiết kiệm tại khu vực TP Hồ Chí Minh từnăm 2005 đến tháng 5/2008, chúng ta nhận thấy rằng do chính sách bảo hiểmtiền gửi tại Việt Nam là có phân biệt đối tượng tiền gửi được bảo hiểm, màViệt Nam đang áp dụng mô hình bảo hiểm tiền gửi bắt buộc và đối tượngchính được bảo hiểm là người gửi tiền tiết kiệm nhỏ, qua số liệu trên chứng tỏtiền gửi tiết kiệm ở khu vực này năm 2005 là 280.890.000.000 đồng, so vớinăm này tăng trưởng qua các năm như sau: năm 2006 tăng 69% năm 2007 đạt658.881.000.000 đồng tăng 43%, đến tháng 05/2008 tăng 33,3% với số tiềngửi tiết kiệm đạt 842.682.000.000 đồng Sự tăng trưởng tiền gửi thuộc đốitượng bảo hiểm qua các năm đã chứng minh rằng chính sách BHTG đã gópphần đáng kể trong việc huy động vốn của các tổ chức tham gia BHTG
Trang 251.2 Kinh nghiệm Bảo hiểm tiền gửi ở một số nước trên thế giới
1.2.1 Bảo hiểm tiền ở Mỹ
Công ty BHTG liên bang Mỹ (FDIC), ra đời ngày 1/1/1934, nơi triểnkhai hoạt động BHTG đầu tiên, là tổ chức điển hình trong triển khai đồng bộ
ba loại nghiệp vụ và phát huy tối đa hiệu quả của chính sách BHTG trong bảo
vệ quyền lợi của người gửi tiền, kiểm soát rủi ro trong hoạt động ngân hàng,
là mô hình được nhiều nước trên thế giới tham khảo để thành lập và cải tiếnhoạt động BHTG Thành công của chính sách BHTG ở Mỹ có thể được tómtắt ở một số điểm nổi bật như sau:
Thứ nhất, sự ra đời và triển khai chính sách BHTG ở Mỹ đã khẳng định năng lực kiểm soát rủi ro ngân hàng của chính sách BHTG theo mô hình chức năng đầy đủ là rất lớn: Tính từ tháng 10 năm 1929 đến cuối năm 1933,
thời điểm ra đời của FDIC, ở Mỹ đã có 4.000 ngân hàng đổ vỡ Một phần nhờ
có sự triển khai chính sách BHTG của tổ chức FDIC, trong năm 1934 ở Mỹchỉ có 9 ngân hàng đổ vỡ Trong giai đoạn 1934-1941 mặc dầu ở Mỹ đã có
370 ngân hàng đóng cửa, nhưng FDIC đã tạo điều kiện để các ngân hàng nàyrút khỏi lĩnh vực hoạt động ngân hàng mà không ảnh hưởng đến các ngânhàng khác Trong giai đoạn có khủng hoảng tiết kiệm và cho vay ở Mỹ trongnhững năm 1980, FDIC đã đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp kịpthời sản phẩm hỗ trợ tài chính để giảm đi phần nào sự đổ vỡ không đáng cócủa nhiều ngân hàng Trong giai đoạn 1982-1991 ở Mỹ có hơn 1.400 ngânhàng lâm vào tình trạng nguy kịch, có thể dẫn đến đóng cửa, nhờ sự hỗ trợ tàichính của FDIC, 131 ngân hàng trong số các ngân hàng đó đã vượt qua đượckhó khăn và duy trì được hoạt động
Thứ hai, quyền lợi của người gửi tiền được bảo vệ kịp thời, giảm tổn thất cho người gửi tiền, ngân hàng và nền kinh tế: Năm 1934 đến 1997, ở Mỹ
Trang 26có 2.192 ngân hàng đổ vỡ, đã được FDIC giải quyết nhanh gọn, giảm thiểu tối
đa ảnh hưởng tới hệ thống ngân hàng Mỹ Người gửi tiền ở các ngân hàng bịphá sản trong thời gian này đã nhận được tiền chi trả bảo hiểm với tổng sốtiền là 106.560 triệu USD
Mới đây, FDIC đã đóng vai trò tích cực trong việc tiếp nhận xử lý ngânhàng gặp vấn đề Từ đầu năm 2008 tới nay, FDIC đã tiếp nhận và xử lý 16ngân hàng đổ vỡ Ngoài ra, trong bản kế hoạch giải cứu ngành tài chính trị giá
700 tỉ USD được quốc hội thông qua ngày 1.10.2008, FDIC đã nâng hạn mứcbảo hiểm tiền gửi từ 100.000 USD lên 250.000 USD (hạn mức này duy trì đếnhết năm 2009) để củng cố niềm tin của người gửi tiền vào hệ thống tài chính
Thứ ba, Mỹ dành nhiều quan tâm tới giám sát hoạt động ngân hàng:
Ngay sau khi thành lập, FDIC đã cử 4.000 kiểm tra viên thực hiện công táckiểm tra, giám sát các ngân hàng nhằm đánh giá tiêu chí là thành viên củaFDIC Nguồn nhân lực thực hiện công tác giám sát hoạt động ngân hàng ở
Mỹ được đầu tư đáng kể so với nhiều quốc gia khác, số lượng thanh tra viêncủa Hệ thống ngân hàng Nhật Bản vào thời điểm năm 1995 là 400 người,trong khi đó số thanh tra viên của Hệ thống ngân hàng Mỹ năm 1995 là 8.000người
Thứ tư, nguồn lực để triển khai chính sách BHTG ở Mỹ được đầu tư rất lớn: có cơ sở pháp lý cao (Luật BHTG) ngay từ đầu và được điều chỉnh
kịp thời trong quá trình triển khai; có nguồn tài chính lớn và có cơ chế huyđộng tài chính thích ứng với đặc thù và vai trò quan trọng của chính sáchBHTG trong giải quyết rủi ro của lĩnh vực tài chính- ngân hàng; có nguồnnhân lực lớn đáp ứng yêu cầu triển khai của chính sách (nhân lực của FDICvào thời điểm tháng 3/2005 là 4.993 người)
Trang 271.2.2 Bảo hiểm tiền gửi ở Nhật Bản
Công ty Bảo hiểm tiền gửi Nhật Bản (DICJ) được thành lập năm 1971,với bề dày hoạt động sau 37 năm đã và đang ngày càng khẳng định vị trí vàvai trò của mình trong mạng an toàn tài chính Nhật Bản Mục tiêu chính của
hệ thống BHTG Nhật Bản là bảo vệ những người gửi tiền và các bên liênquan trong trường hợp tổ chức tài chính không có khả năng chi trả tiền gửi, vàgóp phần duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính thông qua nhiều công cụnghiệp vụ trong đó có nghiệp vụ tiếp nhận và xử lý
Thực tế trong quá trình hoạt động, DICJ đã thực hiện tốt vai trò, chứcnăng, nhiệm vụ đối với việc tiếp nhận và xử lý các tổ chức tài chính bị đổ vỡ.Trong cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997, cùng với các thành viênkhác trong mạng an toàn tài chính Nhật Bản, DICJ đã thực hiện tốt vai trò xử
lý khủng hoảng, giảm thiểu tác động của khủng hoảng tài chính đối với nềnkinh tế Để thực hiện được mục tiêu đặt ra là ổn định hệ thống tài chính ngânhàng, cơ chế xử lý tổ chức tài chính bị đổ vỡ tại Nhật Bản quy định rõ quyềnhạn, trách nhiệm và thời điểm can thiệp của các cơ quan có thẩm quyền liênquan trên nguyên tắc xử lý kịp thời, chi phí tổi thiểu
Cơ chế xử lý tổ chức tài chính bị đổ vỡ tại Nhật Bản
Ban đầu, khi hệ thống bảo hiểm tiền gửi mới được thành lập, chỉ cóphương pháp chi trả bảo hiểm tiền gửi được áp dụng như là một cơ chế bảo vệngười gửi tiền khi xử lý tổ chức bị đổ vỡ ở Nhật Bản Tuy nhiên, phươngpháp hỗ trợ tài chính đã được bổ sung và quy định trong Luật Bảo hiểm tiềngửi sửa đổi năm 1986
Phương pháp chi trả bảo hiểm
Khi một tổ chức tài chính bị đổ vỡ, Công ty BHTG Nhật Bản sẽ tiếnhành chi trả bảo hiểm cho người gửi tiền được bảo hiểm tại tổ chức đó dựatrên yêu cầu thanh toán của người gửi tiền Nguồn chi trả sẽ được lấy từ
Trang 28nguồn thu phí bảo hiểm hàng năm từ các tổ chức tín dụng theo quy định củapháp luật Hiện nay mức bảo hiểm tối đa mà Công ty áp dụng là 10 triệu yêntổng số tiền gốc của người gửi tiền và tiền lãi của nó
Phương pháp hỗ trợ tài chính
Xử lý đổ vỡ bằng phương pháp hỗ trợ tài chính là việc dùng một tổchức tài chính vững mạnh (tổ chức tiếp nhận) tiếp quản các chức năng tàichính của tổ chức tài chính bị đổ vỡ Việc tiếp nhận này phải đảm bảo rằng tổchức tài chính tiếp nhận phải được tiếp nhận các tài sản có tương ứng vớitrách nhiệm nợ phải tiếp nhận Nhưng trên thực tế thì hầu như trong mọitrường hợp, tài sản có và tài sản nợ của tổ chức tài chính bị đổ là không cânbằng Vì thế, DICJ sẽ tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức tài chính tiếp nhận cóthể tiếp quản tổ chức tài chính bị đổ vỡ với điều kiện tài sản có cân bằng vớitài sản nợ bằng cách cấp số tiền tương ứng với khoản tài sản nợ vượt quá tàisản có của tổ chức tài chính bị đổ vỡ cho tổ chức tài chính tiếp nhận Ngoài
ra, đối với các khoản nợ xấu của tài sản có của tổ chức tài chính bị đổ vỡ, thủtục bán các khoản nợ này sẽ được DICJ đảm nhận bằng cách mua lại tài sảnnhư một phần của hoạt động hỗ trợ tài chính
Theo các chuyên gia bảo hiểm tiền gửi của Nhật Bản, thì trong chừngmực có thể cần ưu tiên phương pháp hỗ trợ tài chính để tránh việc gây ranhững tác động xấu nghiêm trọng của đổ vỡ đối với các hoạt động tài chínhliên quan Khi áp dụng phương pháp hỗ trợ tài chính, những chủ nợ thôngthường bao gồm cả người gửi tiền sẽ hy vọng được thanh toán dựa trên giá trịcủa tài sản có tính đến các hoạt động tài chính, chứ không phải là giá trị thanh
lý Như vậy, sẽ giúp tránh được các tổn thất về kinh tế phát sinh do sự giải thểhoàn toàn của tổ chức tài chính bị đổ vỡ Ngoài ra, người gửi tiền cũng sẽ cólợi vì họ được tiếp tục bảo vệ tại tổ chức tài chính tiếp nhận và tiếp tục được
Trang 29hưởng lãi Hơn nữa, khi áp dụng phương pháp hỗ trợ tài chính, DICJ cũnggiảm được chi phí hơn so với trường hợp phải chi trả bảo hiểm.
Đối với các hoạt động chuyển giao toàn phần hoặc một phần hoạt độngcủa tổ chức tài chính bị đổ vỡ sang tổ chức tài chính tiếp nhận, DICJ sẽ cungcấp hỗ trợ tài chính để thực hiện việc chuyển giao đó Trong trường hợpchuyển giao một phần hoạt động, những tài sản có và tài sản nợ không đượcchuyển giao sẽ vẫn thuộc về tổ chức tài chính bị đổ vỡ Để đối xử công bằngđối với tất cả các chủ nợ của tổ chức tài chính bị đổ vỡ, DICJ sẽ cung cấp hỗtrợ tài chính (không hoàn lại) cho tổ chức tài chính bị đổ vỡ sau khi đã thựchiện chuyển giao nhằm đảm bảo tiền lãi cổ tức thanh lý của các chủ nợ của tổchức tài chính bị đổ vỡ
Ngoài ra, sau khi thực hiện hỗ trợ tài chính cho việc chuyển giao, DICJ
có thể tiếp tục hỗ trợ tổ chức tài chính tiếp nhận DICJ có thể đăng ký mua cổphiếu ưu đãi của tổ chức tài chính tiếp nhận và các tổ chức liên quan khác khiđược Hội đồng Cơ quan dịch vụ tài chính và Bộ tài chính chấp thuận Mụcđích của hoạt động này là nhằm ngăn chặn việc giảm mức độ an toàn vốn của
tổ chức tiếp nhận sau do thực hiện chuyển giao Sau khi chuyển giao, nếu cáckhoản vay được tiếp nhận từ tổ chức tài chính bị độ vỡ bị suy giảm giá trị vìkhông thể thu hồi hoàn toàn, thì tổ chức tài chính tiếp nhận sẽ phải chịu tổnthất này DICJ sẽ có thể ký kết một thỏa thuận bồi thường một phần các tổnthất này trong một thời gian nhất định cho tổ chức tài chính tiếp nhận Ngượclại, nếu những khoản vay này làm tăng lợi nhuận sau khi chuyển giao, thì mộtphần lợi nhuận đó sẽ được trả cho DICJ
Cơ quan quản lý tài chính
Khi một tổ chức tài chính bị đổ vỡ, nhưng chưa thể thực hiện việc sápnhập, chuyển giao toàn bộ hoạt động kinh doanh hoặc việc giải thể tổ chức tàichính đó có thể gây nhiều trở ngại đến sự luân chuyển của luồng tiền và sự
Trang 30thuận tiện của người sử dụng trong lĩnh vực liên quan đến hoạt động của tổchức tài chính đó, Hội đồng Cơ quan dịch vụ tài chính Nhật Bản có thể banhành lệnh chuyển giao việc quản lý hoạt động và tài sản của tổ chức tài chính
đó cho một cơ quan quản lý tài chính
Cơ quan quản lý tài chính sẽ do Hội đồng cơ quan dịch vụ tài chính bổnhiệm, và thuộc sự giám sát của Hội đồng Cơ quan quản lý tài chính có tráchnhiệm thực hiện một cách phù hợp việc quản lý công việc kinh doanh của tổchức tổ chức tài chính bị đổ vỡ, thực hiện những công việc theo yêu cầu đểchuyển giao lại công việc kinh doanh của tổ chức tài chính bị đổ vỡ cho tổchức tiếp nhận Cơ quan quản lý tài chính còn có trách nhiệm thực hiện điềutra cần thiết để làm rõ trách nhiệm gây ra đổ vỡ theo quy định của pháp luật.Việc chuyển giao công việc kinh doanh cho tổ chức tiếp nhận trong vòng mộtnăm kể từ ngày có quyết định quản lý và có thể được gia hạn thêm một nămkhi cần thiết
Ngân hàng bắc cầu
Theo quy định của Luật bảo hiểm tiền gửi, khi xử lý đổ vỡ, DICJ cũng
có thể thành lập Ngân hàng bắc cầu với 100% vốn của DICJ Ngân hàng bắccầu có nhiệm vụ chính là tiếp tục công việc kinh doanh của tổ chức tài chính
bị đổ vỡ khi chưa có tổ chức tài chính tiếp nhận, thực hiện hỗ trợ tài chính đểduy trì và tiếp tục các hoạt động kinh doanh của tổ chức tài chính bị đổ vỡ Tổchức tài chính bị đổ vỡ sẽ ký kết thỏa thuận cơ sở về việc tiếp tục kinh doanh
và các thoả thuận kèm theo với ngân hàng bắc cầu trước khi gửi đơn yêu cầubắt đầu thực hiện thủ tục phục hồi dân sự sau khi xảy ra đổ vỡ Sau đó, ngânhàng bắc cầu cung cấp hỗ trợ tài chính dưới hình thức thực hiện các nghĩa vụ,cấp tiền hoặc cho vay để duy trì và tiếp tục các giá trị kinh doanh của tổ chứctài chính bị đổ vỡ
Trang 311.2.3 Bảo hiểm tiền gửi ở Đài Loan
Ngày 9/1/1985 Luật BHTG Đài Loan được thông qua và ngày27/9/1985 Tổng công ty bảo hiểm tiền gửi Trung ương Đài Loan (CDIC) khaitrương hoạt động Mặc dầu triển khai chậm hơn nhiều nước trên thế giới,chính sách BHTG ở Đài Loan đã khẳng định được vai trò to lớn trong kiểmsoát rủi ro trong hoạt động ngân hàng, đặt biệt có tác dụng kiểm soát hiệntượng hoảng loạn và đột biến rút tiền gửi ở quốc gia này Thành công củachính sách BHTG Đài Loan có thể được thể hiện ở các khía cạnh sau:
- Thứ nhất: nghiên cứu có hiệu quả kinh nghiệm của các quốc gia đi trước về
lĩnh vực BHTG, nhờ vậy đã đạt được kết quả cao trong xây dựng các nộidung của chính sách BHTG trong thời gian ngắn và phát huy hiệu quả cao,nhờ học tập một cách sáng tạo kinh nghiệm của Mỹ, Canada v.v , sau 5 nămhoạt động, CDIC là quốc gia đầu tiên ở châu Á áp dụng thành công phíBHTG theo mức độ rủi ro CDIC đã xây dựng hệ thống cảnh báo sớm tìnhhình tài chính của các tổ chức tham gia BHTG một cách xuất sắc và được BộTài chính Đài Loan ủy quyền phát triển và xây dựng thành công Hệ thốngcảnh báo sớm tài chính quốc gia
- Thứ hai: hoạt động nghiệp vụ BHTG (giám sát, kiểm tra, xử lý ngân hàng
có vấn đề, quan hệ công chúng…) được triển khai bài bản, có hiệu quả cao, cóđóng góp to lớn trong đảm bảo an toàn và ổn định hoạt động ngân hàng ở đấtnước này Mặc dầu cho tới nay, ở Đài Loan chưa có tổ chức tham gia BHTGnào bị đóng cửa và phải chi trả từ quỹ BHTG của CDIC, từ tháng 6/1990 đếntháng 4/2004, CDIC đã hỗ trợ giải quyết thành công khó khăn của 54 tổ chứchuy động tiền gửi bị hoảng loạn và đột biến rút tiền CDIC đã làm nổi bật vaitrò quan trọng của chính sách BHTG theo mô hình chức năng đầy đủ đối vớihoảng loạn ngân hàng
Kết luận Chương 1:
Trang 32Qua nghiên cứu một số lý luận cơ bản về bảo hiểm tiền gửi, giúp chúng
ta có cái nhìn khái quát về hoạt động của bảo hiểm tiền gửi, những đặc điểm riêng biệt của loại hình BHTG là một loại hình BHTG đặc biệt, thông qua vai trò, chức năng của BHTG cho chúng ta thấy đây là một loại hình bảo hiểm mang tính đặc thù của ngành tài chính ngân hàng Chương này cũng tham khảo kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về hoạt động BHTG trong việc tiếp nhận và xử lý đổ vỡ ngân hàng, là những kinh nghiệm quý báu cho BHTG Việt Nam chúng ta cần nghiên cứu ứng dụng.
Chương 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM TIỀN GỬI
có khả năng thanh toán tiền gửi cho công chúng được Trong bối cảnh nàynhiệm vụ của Ngân hàng nhà nước là cấp thiết, trước mắt phải kìm chế lạmphát, củng cố niềm tin của công chúng đối với hệ thống ngân hàng quốc gia
Qua những vụ đổ vỡ tín dụng, mang tính hệ thống dây chuyền trongthập niên 80, Ngân hàng nhà nước Việt Nam nhận ra rằng cần phải có một tổchức đứng ra nhằm thực hiện chức năng bảo vệ người gửi tiền vì những
Trang 33quyền lợi hợp pháp của họ và giúp những TCTD rút lui khỏi thị trường kinhdoanh tiền tệ một cách an toàn mà không làm ảnh hưởng đến sự hoạt độnglành mạnh của các ngân hàng khác, đó chính là lý do mà tổ chức Bảo hiểmtiền gửi Việt Nam (Deposit Insurance of VietNam) ra đời, là tổ chức tài chínhnhà nước được thành lập theo Quyết định số 218/1999/QĐ-TTg ngày 09tháng 11 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ, hoạt động không vì mục tiêulợi nhuận nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, gópphần duy trì sự ổn định của các tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi và sự pháttriển an toàn lành mạnh hoạt động ngân hàng, đánh dấu một bước tiến trongquá trình cải cách cũng như hội nhập quốc tế đối với ngành tiền tệ quốc gia.
Ngành bảo hiểm tiền gửi trước đây đã có Công ty Bảo Việt đã triểnkhai nghiệp vụ này theo Quyết định số 390/QĐ-TTg, ngày 27/07/1993 củaThủ tướng Chính phủ ban hành về Quy tắc bảo hiểm trách nhiệm củaQTDND đối với khoản tiền gửi có kỳ hạn, được ban hành Theo quyết địnhnày Bảo Việt đã triển khai nghiệp vụ đầu tiên đánh dấu bước đầu của ngànhBHTG đầu tiên tại Việt Nam
Tuy nhiên, hoạt động BHTG của Bảo Việt là loại hình bảo hiểmtheo nguyên tắc tự nguyện, mục tiêu của Bảo Việt xem hoạt động tiền tệ nhưmột sản phẩm thông thường chứ không quan tâm đến tính chất đặc biệt củaloại hình kinh doanh tiền tệ, cái mà Bảo Việt quan tâm là mục tiêu lợi nhuận,không có cơ chế hỗ trợ tổ chức tham gia BHTG, chính từ đó mà BHTG củaBảo Việt không được sự quan tâm của các NHTM mà chỉ có một số ítQTDND cơ sở tham gia Tính đến năm 1995 chỉ có 162 QTDND tham giaBHTG, năm 1996 có 300 đơn vị tham gia, đầu năm 1997 có 370 đơn vị, với
số tiền thuộc đối tượng bảo hiểm là 322 tỷ đồng, trong giai đoạn này cả nước
có 918 QTDND, hoạt động trên 52 tỉnh thành phố
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của BHTG Việt Nam
Trang 34Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là một tổ chức tài chính Nhà nước, hoạtđộng không vì mục tiêu lợi nhuận, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp phápcủa người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của các tổ chức tín dụng, bảođảm sự phát triển an toàn, lành mạnh trong hoạt động ngân hàng, thực hiệncác nhiệm vụ trên BHTG Việt Nam có cơ cấu tổ chức bộ máy bao gồm: Hộiđồng quản trị, ban điều hành, các phòng ban, bộ phận tại Hội sở chính và có
sáu chi nhánh cấp khu vực (xem hình 2.1)
Hình 2.1 – SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA BHTG VIỆT NAM
Phòng TC&PTNNL
Phòng nguồn vốn & ĐT
Chi nhánh khu vực tại TP HCM
Chi nhánh khu vực ĐBSCL tại TP Cần Thơ
Chi nhánh khu vực Nam trung bộ & TN tại Khánh Hòa
Chi nhánh khu vực Đông Bắc bộ tại Hải Phòng
Chi nhánh khu vực
Hà Nội
Chi nhánh khu vực Bắc trung bộ tại Nghệ An
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN ĐIỀU HÀNH BAN KIỂM SOÁT
BAN THƯ KÝ HĐQT
Trang 35Nhiệm vụ chính của BHTG Việt Nam là:
- Nghiên cứu tình hình kinh tế, chính trị, xã hội liên quan đến hoạt độngngân hàng
- Giám sát, kiểm tra việc chấp hành những qui định về BHTG, các hoạtđộng ngân hàng của các tổ chức tham gia BHTG
- Hỗ trợ tài chính cho các tổ chức tham gia BHTG
- Bảo toàn và phát triển vốn của BHTG Việt Nam
- Chi trả tiền gửi được bảo hiểm, tham gia hội đồng thanh lý tài sản tạicác tổ chức được BHTG chi trả
- Tuyên truyền hoạt động BHTG đến công chúng
2.1.2.1 Bảo hiểm tiền gửi Trung ương
Cơ quan trung ương của BHTG Việt Nam là Hội sở chính đặt trụ
sở tại Hà Nội bao gồm nơi làm việc của Ban Tổng giám đốc, và các Phòng,ban chức năng Hoạt động của Hội sở chính là hoạch định các chính sách ởtầm vĩ mô, triển khai hoạt động của BHTG Việt Nam, ban hành các chínhsách quy định và giám sát kiểm tra các chính sách được ban hành
2.1.2.2 Các chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi khu vực
Mạng lưới chi nhánh được tổ chức theo khu vực: bao gồm Chi nhánhkhu vực Hà Nội, Chi nhánh khu vực Đông bắc bộ tại Hải Phòng, Chi nhánhBắc trung bộ tại Nghệ An, Chi nhánh Nam trung bộ và Tây nguyên tại KhánhHòa, Chi nhánh khu vực TP Hồ Chí Minh và Chi nhánh khu vực ĐBSCL tạiCần Thơ , các chi nhánh khu vực chịu trách nhiệm triển khai các nhiệm vụ cụthể đến tổ chức tham gia BHTG Hiện nay các chi nhánh của BHTG ViệtNam thực hiện các nghiệp vụ đối với khách hàng như sau: nhận phí BHTG
Trang 36đối với các QTDND cơ sở, các NHTMCP nơi có Hội sở đóng trên địa bàn củachi nhánh quản lý, nghiệp vụ kiểm tra, giám sát, chi trả tiền gửi được bảohiểm, tham gia hội đồng thanh lý tại các tổ chức nhận tiền gửi có BHTG chitrả, quan hệ công chúng, tư vấn hỗ trợ khách hàng
2.1.2.3 Mối quan hệ giữa Bảo hiểm tiền gửi Trung ương với các Chi nhánh khu vực
Quan hệ theo mô hình trực tuyến chức năng, tạo nên sự thống nhất tậptrung từ Tổng giám đốc, các Giám đốc các chi nhánh khu vực chịu sự lãnhđạo trực tuyến không có sự phân quyền trong lãnh đạo, kể cả nhân sự, các chinhánh không được tuyển dụng nhân viên Về mặt nghiệp vụ, các chi nhánhkhu vực thực hiện các nghiệp vụ nêu trên đối với tổ chức tham gia BHTG trênđịa bàn của chi nhánh quản lý, các NHTM có Hội sở chính đặt tại chi nhánhnào do chi nhánh phụ trách Nhìn chung theo cơ cấu quản trị, mô hình này chỉphù hợp đối với những công ty nhỏ, đối với BHTG Việt Nam hoạt độngkhông theo mô hình công ty mẹ - con, việc áp dụng mô hình này làm thiếutính linh hoạt
2.2 Những thành tựu của BHTG Việt Nam (từ năm 1999 – 2008)
2.2.1 Đối với NHTM và các tổ chức phi ngân hàng
- Hoạt động của BHTG Việt Nam góp phần củng cố và tăng cường uy tín
của các NHTM và các tổ chức phi ngân hàng
Thời gian qua nhiều hoạt động của BHTG Việt Nam đã thực sự gópphần củng cố niềm tin của khách hàng đối với hệ thống NHTM và các tổchức phi ngân hàng, hoạt động kiểm tra tại các tổ chức này, bằng những kiếnnghị nhằm ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động ngân hàng mà đặc biệt là cácQTDND cơ sở Công tác chi trả tiền gửi được bảo hiểm tại các tổ chức bịchấm dứt hoạt động làm củng cố niềm tin cho công chúng đối với hệ thống
Trang 37ngân hàng là hết sức quan trọng, từ khi ra đời đến nay BHTG Việt Nam đãtiến hành chi trả tiền gửi được bảo hiểm tại các QTDND cơ sở, những ngườigửi tiền đã thực sự tin tưởng vào chính sách của Đảng và điều họ quan tâmnhất là tiền gửi được Chính phủ trả lại tiền của họ Như chúng ta đã biết, dư
âm của sự đổ vỡ hàng loạt các HTX tín dụng hồi thập niên 80 với hơn 8.000HTX tín dụng bị đổ vỡ hàng loạt người gửi tiền đã không được nhận lại tiềnhoặc không nhận đủ được số tiền của mình gửi tại các HTX tín dụng do các tổchức này bị mất khả năng chi trả Khi đó, không một tổ chức nào đứng ra bảo
vệ họ nên niềm tin của người gửi tiền vào hệ thống ngân hàng bị suy giảmnghiêm trọng, vẫn còn để lại nhiều bài học cay đắng Ngày nay nhờ có chínhsách chi trả tiền gửi kịp thời của BHTG Việt Nam, đã làm cho hiện tượng rúttiền gửi ồ ạt từ các tổ chức nhận tiền gửi khác đã không xảy ra Tính đến nay,BHTG Việt Nam đã thực hiện chi trả tiền gửi được bảo hiểm cho 1.517 ngườigửi tiền tại 35 QTDND cơ sở ở 12 tỉnh, thành phố với số tiền là gần 18 tỷđồng, với thời gian hoạt động vừa qua con số chi trả tiền gửi được bảo hiểmcòn khiêm tốn nhưng tác dụng của nó đối với sự ổn định về mặt chính trị cũngnhư tạo niềm tin thật vững chắc vào hệ thống NHTM là rất lớn, trong đó cóphần đóng góp của BHTG Việt Nam
- Hoạt động BHTG Việt Nam góp phần củng cố hoạt động ngân
hàng ở Việt Nam.
Theo nguyên lý chung hoạt động của ngành bảo hiểm là lấy thu từ
số đông để bù đắp rủi ro cho số ít, trong thời gian qua BHTG Việt Nam đã tạođiều kiện thuận lợi cho các ngân hàng có qui mô nhỏ và hệ thống QTDNDhoạt động dễ dàng hơn Bên cạnh đó giúp cho các tổ chức tín dụng rút tên rakhỏi lĩnh vực kinh doanh tiền tệ mà không hề làm ảnh hưởng đến hoạt độngngân hàng, hoạt động của BHTG thực sự góp phần thúc đẩy tiến trình củng cốngân hàng ở Việt Nam đang được tích cực triển khai
Trang 38Qua 8 năm hoạt động, với nguồn lực là quỹ bảo hiểm tiền gửi đủ khảnăng can thiệp kịp thời khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi lâm vào tìnhtrạng khó khăn, bảo hiểm tiền gửi đã giúp ngăn chặn và cô lập kịp thời hiệuứng rút tiền hàng loạt và sụp đổ của hệ thống ngân hàng khi một vài tổ chứcngân hàng gặp rắc rối, BHTG Việt Nam đã giải quyết chi trả tiền gửi chongười gửi tiền thuộc đối tượng bảo hiểm một cách nhanh chóng, kịp thời bằngchính nguồn vốn của các tổ chức tham gia BHTG đóng góp, cơ chế chi trảvừa qua không gây ảnh hưởng đến các hoạt động của các ngân hàng khác.
Bảo hiểm tiền gửi là nhân tố cực trong việc duy trì niềm tin củacông chúng vào hệ thống NHTM Đối với Việt Nam ngày nay BHTG là mộtlĩnh vực còn mới mẻ trong hệ thống tài chính ngân hàng, vai trò của BHTGViệt Nam hết sức khiêm tốn trong nền kinh tế thị trường có sự can thiệp củaChính phủ vào nền kinh tế nói chung và của ngành ngân hàng nói riêng.Trong điều kiện tình hình tài chính thế giới hiện nay nhiều bất ổn tác dụngcủa nó đối với các TCTD ở Việt Nam là không tránh khỏi, trong điều kiện màViệt Nam gia nhập WTO và những cam kết mở cửa ngành tài chính ngânhàng trong những năm sắp tới đã tác động đến hoạt động của ngành ngânhàng Việt Nam, từ những tháng cuối năm 2007 đến nay, do lạm phát trongnước đã làm cho chính sách điều hành tiền tệ của chính phủ Việt Nam làmcho lãi suất không còn hấp dẫn đối với công chúng, mặt khác trong nhữngnăm đầu thành lập thị trường chứng khoán Việt Nam, nhiều nhà đầu tư đã đổvào đầu tư cổ phiếu trên thị trường này và thị trường bất động sản, trong khi
đó trong một thời gian dài do lãi suất chưa hấp dẫn nên kênh huy động tiềngửi của các NHTM là rất khiêm tốn Mặt khác, do tình hình lạm phát nên mộtphần lớn tiền nhàn rỗi được công chúng dự trữ dưới dạng vàng hoặc hànghóa, điều này gây tác động xấu cho ngành ngân hàng khi một lượng tiền mặttạm thời rút khỏi lưu thông, từ đó cũng làm giảm giá trị của tổ chức BHTGViệt Nam
Trang 392.2.2 Đối với hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân
Trong giai đoạn phát triển đất nước hiện nay hòa cùng sự chuyển biếnchung của nền kinh tế trong giai đoạn hội nhập, nông thôn Việt Nam chuyểnbiến mạnh mẽ trong việc phát triển một nền nông nghiệp bảo đảm an ninhlương thực và xuất khẩu, lượng vốn chu chuyển trong lĩnh vực này đòi hỏingày một lớn Thực tế hiện nay Tổ chức tín dụng ở đây cụ thể là các Ngânhàng thương mại chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu về vốn cho phát triển sản xuất,
do chiến lược kinh doanh của họ đã bỏ qua những phân khúc của thị trườngnày, việc khai thác và đầu tư tín dụng cho sản xuất chủ yếu do Ngân hàngNông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank) đảm trách, nhưng không đápứng được nhu cầu của xã hội Từ đó việc thành lập hệ thống Quỹ tín dụngnhân dân là một trong những giải pháp nhằm đáp ứng với yêu cầu đòi hỏithực tiễn ở nông thôn
Là loại hình tín dụng hợp tác hoạt động trong lĩnh vực Tiền tệ – Tíndụng, dịch vụ Ngân hàng chủ yếu ở nông thôn nhưng mục tiêu hoạt động củaQTDND là nhằm huy động nguồn vốn tại chỗ để cho vay tại chỗ, tương trợcộng đồng, vì sự phát triển bền vững của các thành viên là chủ yếu Có thểnói do quy mô tổ chức, địa bàn hoạt động gắn liền với dân cư, giao dịch thuậntiện nên chỉ trong thời gian ngắn mô hình QTDND được cấp uỷ Đảng, Chínhquyền và nhân dân ở nhiều địa phương ủng hộ và quan tâm phát triển, vì vậy
đã mở ra một kênh chuyển tải vốn mới, đa dạng hoá các hình thức hoạt độngtín dụng, từng bước góp phần xóa bỏ hụi, tệ cho vay nặng lãi ở địa bàn nôngthôn
Xuất phát điểm tài chính của các QTDND là rất nhỏ, mô hình hoạtđộng QTDND ở Việt Nam non trẻ nhưng đã thể hiện được tính tích cực củaloại hình ngân hàng “mini” này, vai trò của QTDND không những tương trợcộng đồng mà còn góp phần tích cực phát triển kinh tế xã hội đối với địaphương Theo thống kê hiện nay cả nước có 913 QTDND (chưa tính Quỹ
Trang 40Trung ương và 24 Chi nhánh) hoạt động với tổng nguồn vốn gần 7.000 tỷđồng, tính trung bình là 7,6 tỷ đồng/Quỹ, thu hút trên 1 triệu thành viên Theotính toán ở thị trường nông thôn với địa bàn của 1 xã thì lượng vốn như vậy sẽ
có ý nghĩa hết sức to lớn, tạo thêm nguồn lực mạnh mẽ hỗ trợ, thúc đẩy pháttriển kinh tế xã hội ở địa phương
Tuy nhiên hoạt động của hệ thống QTDND thiếu tính liên kết, vốn nhỏ,địa bàn hẹp, trình độ quản lý yếu, chưa ứng dụng công nghệ thông tin, không
có các sản phẩm dịch vụ chủ yếu là huy động tiền gửi và cấp tín dụng, nên
chứa đựng nhiều rủi ro Mặt khác, hệ thống QTDND có cùng một tên gọi và
biểu tượng trên cả nước, đều này làm cho việc tổn thương một QTDND cơ sở
ở địa phương này, sẽ làm cho tâm lý lây lan đến những QTDND khác, tạohiệu ứng rút tiền hàng loạt một khi có một QTDND bị đổ vỡ Hoạt động củaBHTG Việt Nam đã góp phần duy trì sự hoạt động ổn định của các tổ chứcnày và đã nhận được sự ủng hộ và được đánh giá cao từ phía các QTDND cơ
sở khi làm việc với BHTG Việt Nam Tính đến 31/12/2007 BHTG Việt Nam
đã tiến hành kiểm tra toàn diện về hoạt động của hệ thống QTDTW, 236QTDND cơ sở trên cả nước, trong quá trình kiểm tra tổ chức BHTG ViệtNam đã kịp thời kiến nghị với các đơn vị những yếu kém trong hoạt độngngân hàng nhằm ngăn chặn và đưa ra cảnh báo kịp thời, làm cho các đơn vịhoạt động hiệu quả hơn
2.3 Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế.
2.3.1 Những hạn chế.
Từ những năm được thành lập và đi vào hoạt động đến nay, BHTGViệt Nam có những hạn chế thể hiện trên những vấn đề như sau:
2.3.1.1.Về tính pháp lý: