Các sản phẩm dịch vụ nghèo nàn.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn hiện và nâng cao chất lượng hoạt động Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tại Chi nhánh BHTG Việt Nam khu vực ĐBSCL.doc (Trang 46)

- Nghiệp vụ chi trả tiền gửi được bảo hiểm: đây là một trong những nghiệp vụ cơ bản của BHTG Việt Nam, từ khi được thành lập đến nay, BHTG Việt Nam đã thực hiện chi trả tiền gửi được bảo hiểm cho 1517 người gửi tiền tại 35 QTDND cơ sở ở 12 tỉnh, thành phố với số tiền là gần 18 tỷ đồng, việc chi

trả tiền gửi là một biện pháp cuối cùng khi không còn biện pháp nào nhằm khôi phục sự hoạt động của một tổ chức tham gia BHTG, nhưng đây cũng chính là một nghiệp vụ mà tạo ra niềm tin cho công chúng khi BHTG chi trả tiền gửi một cách kịp thời tránh đổ vỡ dây chuyền cho các TCTD khác còn đang hoạt động.

Qua thực tế kiểm chứng, việc chi trả tiền gửi vừa qua đối với các QTDND tại tỉnh Kiên Giang còn quá chậm, nguyên nhân này bắt nguồn từ việc quản lý của Chi nhánh NHNN sở tại thiếu sự chặc chẽ, nguồn nhân lực rất hạn chế, tại tỉnh này vào những năm 1993-1996 có đến 43 QTDND cơ sở được thành lập và hoạt động, trong khi đó chỉ có duy nhất một Phòng quản lý các TCTD của chi nhánh NHNN giám sát, điều này làm cho việc giám sát hoạt động của các QTDND không thường xuyên, từ đó thiếu sự chấn chỉnh kịp thời của cơ quan quản lý nhà nước từ đó dễ dàng dẫn đến các QTDND lâm vào tình trạng hoạt động yếu kém, mất khả năng thanh toán dẫn đến phá sản phải chi trả tiền gửi.

Khi BHTG Việt Nam tiến hành chi trả, việc tiếp nhận hồ sơ và công tác kiểm tra xác nhận số dư tiền gửi thuộc đối tượng bảo hiểm để tiến hành chi trả cho người gửi tiền, thời gian này kéo dài quá lâu, trong khi đó chưa có một qui trình thống nhất cho công tác này. Mặt khác cán bộ nghiệp vụ của BHTG Việt Nam cũng còn hạn chế về mặt chuyên môn trong công tác chi trả làm cho người gửi tiền phải chờ đợi quá lâu khi nhận được tiền gửi được bảo hiểm.

- Đối với nghiệp vụ kiểm tra: Đây là nghiệp vụ then chốt, hàng đầu quyết định mục tiêu hoạt động của BHTG có đạt được mục tiêu đề ra hay không, tuy nhiên trong thời gian qua công tác kiểm tra các tồ chức tham gia BHTG còn nhiều vấn đề được thể hiện qua những nội dung chính: chất lượng kiểm tra chưa cao; về phương pháp kiểm tra thiếu khoa học; số lượng kiểm tra

còn ít, thời gian qua chủ yếu tập trung ở hệ thống QTDND. Đối với các NHTM thì BHTG Việt Nam chỉ mới kiểm tra việc tính nộp phí, kiểm tra tiền gửi thuộc đối tượng được bảo hiểm.

Mặt khác, công tác kiểm tra là một nghiệp vụ khó, đòi hỏi kiến thức và kinh nghiệm tổng hợp, nhiều cán bộ trong hệ thống BHTG và nhất là ở các chi nhánh khu vực, chưa đáp ứng được nhu cầu của công tác kiểm tra tại các tổ chức tham gia BHTG. Hiệu quả công tác kiểm tra chưa ca, do hạn chế bởi trình độ cán bộ nghiệp vụ. Trong những năm năm khi mới thành lập nguồn cán bộ chủ yếu được điều chuyển từ ngân hàng nhà nước các tỉnh thành phố sang nhưng số lượng này cũng rất là hạn chế, chủ yếu tập trung ở cán bộ khung, còn nhân viên tác nghiệp thì thiếu và chưa có kinh nghiệm. Bên cạnh đó công tác kiểm tra thời gian qua vẫn gặp phải nhiều ý kiến bất đồng từ phía các chi nhánh NHNN một số tỉnh, thành phố, từ đó làm ảnh hưởng đến việc triển khai công tác kiểm tra của BHTG Việt Nam.

Về phương pháp kiểm tra chưa khoa học bởi vì BHTG Việt Nam chưa chuẩn hóa được qui trình và nội dung công tác kiểm tra. Từ khi ra đời và đi vào hoạt động đến tháng 08/2001, BHTG Việt Nam mới ban hành quyết định số 64/2001/QĐ-HĐQT ban hành qui định kiểm tra tổ chức tham gia BHTG. Quy định này đánh dấu một bước tiến về việc chuẩn hóa công tác kiểm tra, nhằm thúc đẩy công tác kiểm tra đi vào chiều sâu. Tuy nhiên trong văn bản này còn nhiều tiêu chí khi kiểm tra trùng lắp với công tác thanh tra của NHNN từ đó làm cho nhiều tổ chức tham gia BHTG không mặn mà lắm với cách làm của BHTG Việt Nam.

- Công tác giám sát từ xa: công tác này được BHTG Việt Nam đưa vào

từ năm 2002, thực chất công tác này ban đầu lấy từ số liệu báo cáo của NHNN chứ không phải từ báo cáo của các tổ chức tham gia BHTG, có ba nguyên nhân chưa thực hiện được đó là : chưa có mô hình công tác giám sát,

phần mền quản lý và các điều kiện về thông tin của tổ chức tham gia BHTG nhất là đối với QTDND cơ sở.

Về thực chất, công tác giám sát từ xa là xử lý những số liệu báo cáo từ tổ chức tham gia BHTG là công việc tác nghiệp thông qua những tiêu chí nào cần thiết mà BHTG cần khai thác nhằm phục vụ cho chuyên môn. Việc cần thiết có một mô hình khung chuẩn hóa hoạt động này là cần thiết. Bên cạnh đó việc cần thiết phải có hệ thống công nghệ thông tin hiện đại kết nối với hệ thống của các tổ chức tham gia BHTG truyền dữ liệu theo quy định của BHTG Việt Nam. Thực chất công tác giám sát từ xa là rất quan trọng, hiện nay trên thế giới các tổ chức BHTG xem công tác này là trọng tâm, nếu thực hiện tốt quy trình giám sát việc kiểm soát rủi ro góp phần cảnh báo sớm cho tổ chức tham gia BHTG sớm khắc phục làm hạn chế rủi ro trong hoạt động ngân hàng, công tác này cũng như một giải pháp hữu hiệu cho việc phòng ngừa những “căn bệnh” từ bên trong của hoạt động ngân hàng.

- Công tác tuyên truyền quảng cáo: công tác tuyên truyền quảng cáo của BHTG Việt Nam trong thời gian qua chưa được quan tâm đúng mức. Việc hạn chế quảng cáo phần lớn do ý chí chủ quan do cơ chế điều hành hoạt động BHTG. Như chúng ta biết mục tiêu của BHTG Việt Nam theo tinh thần Nghị định 89 của Chính phủ là không vì lợi nhuận, hoạt động BHTG là một định chế tài chính của Chính phủ hoạt động nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần lành mạnh hóa hoạt động ngân hàng và ổn định chính trị, đây là một tổ chức độc nhất tại Việt Nam không hoạt động theo Luật kinh doanh bảo hiểm, không bị chi phối bởi Luật doanh nghiệp, không phải nộp thuế, những sản phẩm dịch vụ của BHTG Việt Nam là loại hàng hóa công không thuần tuý và do đó việc có quảng cáo hay không quảng cáo thì tất cả các tổ chức tham gia BHTG phải sử dụng dịch vụ này bởi vì đây là loại hình bảo hiểm bắt buộc được pháp luật qui định. Trong nền kinh tế thị trường,

những hàng hóa dịch vụ mà công chúng tiêu dùng mang tính thực tiễn rất cao, nó đánh giá sản phẩm dịch vụ đó mang lại cho họ những giá trị tiêu dùng nào có lợi ích thiết thực, việc BHTG Việt Nam bán sản phẩm dịch vụ một cách bắt buộc cho các TCTD mà người tiêu dùng nhận biết một cách gián tiếp, đó chính là một điểm rất khó việc quảng bá hình ảnh, thương hiệu của BHTG Việt Nam đến với công chúng.

Tuy nhiên nói như thế cũng cần phải có những hình thức quảng bá thương hiệu BHTG Việt Nam qua các phương tiện thông tin đại chúng hơn nữa nhằm tạo ra sự hiểu biết của công chúng về một tổ chức mà bảo vệ người gửi tiền khi có sự đổ vỡ ngân hàng xảy ra. Vừa qua, phương thức quảng cáo chưa phong phú, chỉ rãi rác trên một vài tạp chí tài chính ngân hàng, những hội nghị quảng bá về BHTG Việt Nam trong thời gian đầu được các chi nhánh khu vực tổ chức trên địa bàn quản lý, mục tiêu chính quảng cáo tuyên truyền của tổ chức BHTG Việt Nam nhằm để cho công chúng nhận biết được còn rất hạn chế. Tại các QTDND cơ sở được BHTG Việt Nam chi trả tại tỉnh Kiên Giang vừa qua, rất nhiều người khi nhận được tiền gửi được bảo hiểm mới biết rằng số tiền còn lại họ sẽ được nhận sau quá trình thanh lý tài sản của QTDND bị phá sản. Đây chính là một sự thiếu thông tin từ công tác tuyên truyền về trách nhiệm bồi thường của tổ chức BHTG. Qua điều tra thực tế tại khu vực ĐBSCL, với cở mẩu là 102 người gồm 60 người gửi tiền, 36 người không gửi tiền, bằng phương pháp pháp phỏng vấn trực tiếp cho kết quả như sau:

Tần suất Tỷ lệ %

Không gửi tiền 36 35,3

Có gửi tiền 60 58,8

Từ chối cho biết 6 5,9

Tổng số 102 100,0

Để đánh giá mức độ hiểu biết của công chúng và người gửi tiền, từng đối tượng được phỏng vấn theo mức độ hiểu biết của họ về BHTG và các loại hình bảo hiểm khác. Kết quả cho thấy qua bảng 2.2.

Tần suất Tỷ lệ %

Không biết đến BHTG 89 87,3

Có biết đến BHTG 13 12,7

Tổng số 102 100,0

Bảng 2.2- Mức độ hiểu biết của công chúng về BHTG

Kết quả trên, chúng ta nhận thấy đa số các đáp viên biết rất ít về BHTG, thể hiện ở tỷ lệ 87,3% đáp viên chưa từng được biết đến BHTG. Chỉ có 12,7% đáp viên là biết đến BHTG.

Để đánh giá mức độ gợi nhớ BHTG, có 7 tổ chức hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm được đưa ra để đáp viên xếp hạng theo mức độ giảm dần từ 1 - 7, kết quả có 85 đáp viên xếp BHTGVN ở hạng từ 5 đến 7, chỉ có 6 đáp viên (5,9%) xếp BHTGVN ở hạng 1 đến 3. Chứng tỏ BHTGVN ít được sự quan tâm của công chúng (xem hình 2.3).

Hình 2.3: Mức độ hiểu biết của công chúng về BHTG

(Nguồn: Kết quả phỏng vấn trực tiếp của Chi nhánh KV ĐBSCL)

Nhận thức của công chúng về BHTG và vai trò của tổ chức BHTG đối với người gửi tiền và hệ thống tài chính còn hạn chế. Điều này sẽ tiềm ẩn rủi

ro do sự cố rút tiền hàng loạt khi có những thông tin không chính xác gây hoảng loạn ngân hàng làm mất an toàn hệ thống

- Nghiệp vụ hỗ trợ tài chính: Đây là một sản phẩm mới của BHTG Việt Nam được thực hiện theo đề án thí điểm thực hiện nghiệp vụ hỗ trợ tài chính được phê duyệt theo quyết định số 17/NQ-HĐQT-BHTG, ngày 18/05/2005. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam ban hành nghiệp vụ hỗ trợ tài chính cho Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở tại quyết định số 199/QĐ-BHTG11, ngày 20/07/2005, “Ban hành qui định tạm thời cho vay hỗ trợ đối với QTDND cơ sở”. Thời gian thực hiện được chia thành 2 giai đoạn mỗi giai đoạn 6 tháng, giai đoạn I bắt đầu từ 01/09/2005 đến hết tháng 02/2006, được thử nghiệm ở 3 Chi nhánh đại diện cho 3 miền Bắc, Trung Nam đó là các chi nhánh khu vực Đông bắc bộ, Bắc Trung bộ và Chi nhánh khu vực Tp. Hồ Chí Minh, giai đoạn II bắt đầu từ tháng 03/2006 đến hết tháng 08/2006. Sau một năm triển khai nghiệp vụ này đến nay, cả nước chỉ mới giải ngân được 2,6 tỷ đồng cho duy nhất một QTDND Lộc Sơn, tại tỉnh Lâm Đồng và món vay này được thu nợ hồi 03/2006. Có tất cả 36 đề nghị vay vốn nhưng tất cả đều không đáp ứng điều kiện của Bảo hiền gửi Việt Nam, Như vậy với nghiệp vụ cho vay hỗ trợ tài chính mà BHTG Việt Nam triển khai với một qui trình và điều kiện như vừa qua thì nghiệp vụ này được Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thực hiện một cách thận trọng vì sự an toàn của đồng vốn, và chính điều này làm hạn chế việc đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ của BHTG Việt Nam, trong khi đó việc cho vay hỗ trợ tài chính đối với hệ thống QTDND cơ sở là một trong những giải pháp phòng ngừa rủi ro hữu hiệu.

- Nghiệp vụ bảo lãnh của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: Nghiệp vụ này được triển khai sớm hơn, sau hai năm đi vào hoạt động, BHTG Việt Nam ban hành Quyết định số 106/2002/QĐ-HĐQT ngày 24 tháng 06 năm 2002 của Hội đồng quản trị BHTG Việt Nam. Theo đó các tổ chức tham gia BHTG được BHTG Việt Nam bảo lãnh vay vốn tại các TCTD trong trường hợp tổ

chức tham gia BHTG gặp khó khăn trong vấn đề thanh toán tiền gửi. Tuy nhiên văn bản này đã ban hành qua tám năm mà chưa có tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi nào được sử dụng sản phẩm này, về góc độ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thì hầu như không nghe nói đến nghiệp vụ này và vì thế sản phẩm này đã bị quên lãng theo thời gian.

- Mua lại nợ: tại khoản c, Điều 14, Nghị định 89 qui định việc mua lại nợ là một trong những nghiệp vụ hỗ trợ của BHTG Việt Nam, nhưng hiện nay BHTG Việt Nam chưa đủ năng lực tài chính và nhân lực để thực hiện nghiệp vụ này.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn hiện và nâng cao chất lượng hoạt động Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tại Chi nhánh BHTG Việt Nam khu vực ĐBSCL.doc (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w