1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

cơ cấu đầu tư và cơ cấu đầu tư hợp lí. phân tích, khái quát, nêu rõ những ưu nhược điểm của cơ cấu đầu tư việt nam ở giai đoạn 2011-2013

34 899 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 5,14 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN BÀI TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI : CƠ CẤU ĐẦU TƯ VÀ CƠ CẤU ĐẦU TƯ HỢP LÍ. PHÂN TÍCH, KHÁI QUÁT, NÊU RÕ NHỮNG ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA CƠ CẤU ĐẦU TƯ VIỆT NAM Ở GIAI ĐOẠN 2011-2013 Sinh viên thực hiện : Nhóm 4 GVHD: ThS. Hồ Tú Linh Lớp: K45TNMT 1. Văn Thị Tuyết 2. Nguyễn Thị Hạnh(1992) 3. Nguyễn Thị Hồng Liên 4. Nguyễn Thị Thu 5. Đỗ Thị Huệ 6. Hồ Đắc Quyền 7. Võ Văn Mộng Huế, ngày 20 tháng 10 năm 2014 BÀI TIỂU LUẬN GVHD: ThS. Hồ Tú Linh MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU 1. CNH-HĐH: Công nghiệp hóa- hiện đại hóa 2. ĐTPT: Đầu tư phát triển 3. DN: Doanh nghiệp. 4. DNNN:Doanh nghiệp nhà nước. 5. KTQD: Kinh tế quốc dân. 6. NSNN: Ngân sách nhà nước. 7. KH-CN: Khoa học công nghệ. 8. KHCN: khoa học công nghệ. 9. GD-ĐT: Giáo dục –Đào tạo. 10.VN: Việt Nam. 11.TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh. 12.WB: World Bank. 13.XDCB: Xây dựng cơ bản. 14.TTCK: Thị trường chứng khoán. 15.WTO: Tổ chức thương mại thế giới 16.LLSX: Lực lượng sản xuất 17.XD: xây dựng 18.ĐTNN: Đầu tư nước ngoài 19.QLDA: Quản lí dự án. 20.ĐTTTNN: Đầu tư trực tiếp nước ngoài. 21.KVNN: Khu vực Nhà Nước 22.KVNNN: Khu vực ngoài Nhà Nước. Trang 2 BÀI TIỂU LUẬN GVHD: ThS. Hồ Tú Linh DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH ẢNH Trang 3 BÀI TIỂU LUẬN GVHD: ThS. Hồ Tú Linh DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Trang 4 BÀI TIỂU LUẬN GVHD: ThS. Hồ Tú Linh LỜI MỞ ĐẦU Xét theo nghĩa rộng thì đầu tư là bỏ ra lợi ích của hiện tại để tìm kiếm một lợi nhuận trong tương lai. Xét theo nghĩa hẹp thì sự đầu tư ấy phải làm tăng thêm một khối lượng nào đó các nguồn lực ban đầu, hay đó chính là đầu tư phát triển. Điều đó có nghĩa sẽ làm cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển. Như vậy đầu tư có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế. Đầu tư phát triển có tác động đến nhiều mặt như tổng cung, tổng cầu, tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy sự phát triển của khoa học và công nghệ, tác động hai mặt đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Là yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế vì thế để có một sự tăng trưởng bền vững thì cần phải có một cơ cấu đầu tư hợp lý. Một nền kinh tế phát triển bền vững là một nền kinh tế có cơ cấu đầu tư hợp lý, tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp, dịch vụ và giảm dần tỉ trọng của ngành nông nghiệp trong tổng thu nhập quốc dân. Điều này đòi hỏi cần có một cơ cấu đầu tư hợp lý, phù hợp với những mục tiêu chiến lược phát triển của đất nước trong từng giai đoạn cụ thể. Hoạt động đầu tư phát triển có liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực và do nhiều chủ thể khác nhau thực hiện cùng với sự tác động của nhiều nhân tố. Chính sự khác nhau đó tạo nên cơ cấu đầu tư. Vì vậy có thể nói cơ cấu đầu tư là khung xương của đầu tư phát triển. Cơ cấu đầu tư có hợp lý và vững chắc thì hoạt động đầu tư phát triển mới có thể đạt được hiệu quả cao. Do nhận thức được vai trò quan trọng của đầu tư phát triển cũng như cơ cấu đầu tư hợp lý như vậy nên trong những năm vừa qua đãcó nhiều chính sách và giải pháp khơi dậy nguồn nội lực và tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài để huy động vốn cho đầu tư phát triển, tùy vào từng điều kiện bên trong và bên ngoài mà xây dựng một cơ cấu đầu tư hợp lý phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế. Trang 5 BÀI TIỂU LUẬN GVHD: ThS. Hồ Tú Linh Tuy vậy việc thu hút, sử dụng và phân bổ vốn đầu tư phát triển vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, cơ cấu đầu tư chưa tạo điều kiện cho hoạt động đầu tư đạt hiệu quả cao nhất đòi hỏi cần phải tìm hiểu nghiên cứu để có được sự đánh giá về những kết quả đã đạt được, những hạn chế từ đó tìm ra những định hướng, giải pháp nhằm điều chỉnh và xây dựng cơ cấu đầu tư Việt Nam ngày càng hợp lý hơn. Trong đề tài này chúng em nghiên cứu nội dung về “ CƠ CẤU ĐẦU TƯ VÀ CƠ CẤU ĐẦU TƯ HỢP LÝ . PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT VÀ NÊU ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CỦA CƠ CẤU ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011- 2013”. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết đề tài. Đầu tư hợp lý làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng thực hiện đúng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Quy hoạch phát triển tập trung giải quyết những vấn đề kinh tế xã hội có tính chất liên ngành, liên vùng, tỉnh, đặc biệt là xác định cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng, quản lý. Việc xây dựng các kế hoạch phát triển, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội hợp lý sẽ giải quyết tốt các vấn đề cơ cấu kinh tế, định hướng đầu tư. Yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế không chỉ là đòi hỏi của bản thân sự phát triển nội tại nền kinh tế mà còn là đòi hỏi của xu hướng quốc tế hóa đời sống kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay. Các quốc gia ngày càng tham gia nhiều vào quá trình phân công lao động quốc tế. Để hội nhập kinh tế thế giới và tham gia tích cực vào quá trình liên kết kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới, đòi hỏi quốc gia phải thay đổi cơ cấu kinh tế trong nước cho phù hợp với sự phân công lao động quốc tế. Cơ cấu kinh tế gồm cơ cấu ngành, cơ cấu vùng lãnh thổ, cơ cấu thành phần. Mỗi cơ cấu sẽ xác định vị trí, vai trò của các bộ phận cấu thành và mối quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận đó trong tổng thể nền kinh tế. Quá trình chuyển dịch cơ cấu sẽ làm thay đổi vị trí và vai trò của các bộ phận khác nhau. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia phù hợp với trình độ phát triển chung, phù hợp với quy hoạch phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư. Ngược lại hoạt động đầu tư lại góp Trang 6 BÀI TIỂU LUẬN GVHD: ThS. Hồ Tú Linh phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo theo hướng thực hiện đúng chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài • Hiểu rõ về cơ cấu đầu tư và cơ cấu đầu tư hợp lý. • Thực trạng cơ cấu đầu tư và chuyển dịch cơ cấu ở Việt Nam giai đoạn 2011-2013. • Một số giải pháp thu hút, phân bổ và sử dụng nguồn vốn đầu tư nhằm chuyển dịch cơ cấu đầu tư và đạt được cơ cấu đầu tư hợp lý 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng : Cơ cấu đầu tư, cơ cấu đầu tư hợp lý và nền kinh tế Việt Nam. 3.2 Phạm vi nghiên cứu: • Phạm vi không gian: Nền kinh tế Việt Nam • Phạm vi thời gian: Các số liệu sơ cấp nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011-2013. 4. Phương pháp nghiên cứu. 4.1. Phương pháp thu thập số liệu Thu thập thông tin thứ cấp (tài liệu đã được công bố sẵn) Đây là các số liệu từ các công trình nghiên cứu trước được lựa chọn sử dụng vào mục đích phân tích, minh họa rõ nét về nội dung nghiên cứu. Nguồn gốc của các tài liệu này đã được chú thích rõ trong phần “Tài liệu tham khảo”. Nguồn tài liệu này bao gồm: - Các sách, báo, tạp chí, các văn kiện Nghị quyết, các chương trình nghiên cứu đã được xuất bản, các kết quả nghiên cứu đã công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học trong và ngoài nước, các tài liệu trên internet - Tài liệu, số liệu đã được công bố về tình hình kinh tế, xã hội nông thôn, kinh tế của các ngành sản xuất, đời sống của các hộ dân nằm trong khu vực có khu công nghiệp… và các phòng, ban có liên quan. Trên cơ sở đó tiến hành tổng hợp các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác nghiên cứu. 4.2. Phương pháp phân tích số liệu Trang 7 BÀI TIỂU LUẬN GVHD: ThS. Hồ Tú Linh Đối với thông tin thứ cấp Sau khi thu thập được các thông tin thứ cấp, tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu thì tiến hành lập lên các bảng biểu. PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CƠ CẤU ĐẦU TƯ VÀ CƠ CẤU ĐẦU TƯ HỢP LÝ. 1.1 Cơ sở lí luận về cơ cấu đầu tư và cơ cấu đầu tư hợp lý. 1.1.1 Cơ cấu đầu tư 1.1.1.1 Khái niệm cơ cấu đầu tư Cơ cấu đầu tư là cơ cấu các yếu tố cấu thành đầu tư như cơ cấu về vốn, nguồn vốn, cơ cấu huy động và sử dụng vốn… quan hệ hữu cơ, tương tác qua lại giữa các bộ phận trong không gian và thời gian, vận động theo hướng hình thành một cơ cấu đầu tư hợp lý và tạo ra những tiềm lưc lớn hơn về mọi mặt kinh tế-xã hội. 1.1.1.2 Phân loại cơ cấu đầu tư a. Cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn Cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn hay cơ cấu nguồn vốn đầu tư thể hiện quan hệ tỷ lệ của từng loại nguồn vốn trong tổng vốn đầu tư xã hội hay nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp và dự án. - Trên phạm vi quốc gia, một cơ cấu nguồn vốn hợp lý là cơ cấu phản ảnh khả năng huy động tối đa mọi nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, phản ánh khả năng sử dụng hiệu quả cao mọi nguồn vốn đầu tư, là cơ cấu thay đổi theo hướng giảm dần tỷ trọng của nguồn vốn đầu tư từ ngân sách, tăng tỷ trọng nguồn vốn tín dụng ưu đãi và nguồn vốn của dân cư. Cùng với sự gia tăng của vốn đầu tư xã hội, cơ cấu nguồn vốn ngày càng đa dạng hơn, phù hợp với cơ chế xóa bỏ bao cấp trong đầu tư, với chính sách phát triển Trang 8 BÀI TIỂU LUẬN GVHD: ThS. Hồ Tú Linh kinh tế nhiều thành phần và chính sách huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển. Một số loại nguồn vốn chủ yếu: • Vốn trong nước:  Vốn ngân sách nhà nước: Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước được hình thành từ nhiều nguồn thu khác nhau như thuế, phí tài nguyên, bán hay cho thuê các tài sản thuộc sở hữu của nhà nước Đây chính là nguồn chi của ngân sách nhà nước cho đầu tư. Nguồn vốn này giữ một vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Nó thường được sử dụng cho các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hỗ trợ các dự án đầu tư vào lĩnh vực cần tham gia của nhà nước. Thông qua hoạt động chi Ngân sách, Nhà nước sẽ cung phí đầu tư cho cơ sở kết cấu hạ tầng, hình thành các doanh nghiệp thuộc các nghành then chốt trên cơ sở đó tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế (có thể thấy rõ nhất tầm quan trọng của điện lực, viễn thông, hàng không đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp).  Vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước: Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước là một hình thức quá độ chuyển từ phương thức cấp phát vốn ngân sách sang phương thức tín dụng đối với các dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp. Tín dụng nhà nước về thực chất có thể coi như một khoản chi của ngân sách nhà nước, vì cho vay theo lãi suất ưu đãi, tức lãi suất cho vay thường thấp hơn lãi suất trên thị trường tín dụng, nên Nhà nước phải dành ra một phần ngân sách trợ cấp bù lãi suất. Ngoài ra, nguồn vốn này còn có 1 vai trò đáng kể trong việc phục vụ công tác quản lý và điều tiết kinh tê vĩ mô: không chỉ thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà còn thực hiện cả mục tiêu phát triển xã hội. Khả năng điều tiết nền kinh tế của Nhà nước sẽ ngày càng được cải thiện khi các khoản vay được hoàn trả thay vì việc cấp phát không hoàn lại như trước đây, cho nên đầu tư của Nhà nước vào các ngành then chốt, các vùng trọng điểm, các vùng khó khăn tăng lên sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội của toàn bộ nền kinh tế Trang 9 BÀI TIỂU LUẬN GVHD: ThS. Hồ Tú Linh  Vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước: Nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước chủ yếu bao gồm từ khấu hao tài sản cố định và thu nhập giữ lại tại doanh nghiệp nhà nước. Theo Bộ kế hoạch đầu tư, nguồn vốn của Doanh nghiệp nhà nước tự đầu tư chiếm khoảng 14 – 15% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Vai trò chủ yếu của nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước là đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất, đổi mới thiết bị, hiện đại hóa dây chuyền công nghệ của doanh nghiệp. Hoạt động của doanh nghiệp góp phần giải phóng và phát triển sức sản xuất, huy động và phát huy nội lực vào phát triển kinh tế xã hội, góp phần quyết định vào phục hồi trưởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách và tham gia giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội như: tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo, chống lạm phát  Vốn đầu tư của tư nhân và dân cư: Nguồn vốn của khu vực tư nhân bao gồm phần tiết kiệm của dân cư, phần tích lũy của các doanh nghiệp dân doanh, các hợp tác xã. Chúng đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, mở mang ngành nghề, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ và vận tải trên các địa phương. Kinh tế dân doanh lại là khu vực phát triển rất nhanh và năng động, tạo ra công ăn việc làm cho nền kinh tế.Với việc xây dựng lại các nghành nghề thủ công truyền thống sẽ giải quyết thất nghiệp tại các vùng nông thôn, huy động nhiều nguồn lực xã hội tập trung đầu tư sản xuất, kinh doanh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đối với các doanh nghiệp dân doanh, phần tích luỹ của các doanh nghiệp này có đóng góp đáng kể vào tổng quy mô vốn của toàn xã hội. Ở một mức độ nhất định, các hộ gia đình cũng sẽ là một trong những nguồn tập trung và phân phối vốn quan trọng trong nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. • Nguồn vốn nước ngoài:  Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài( FDI): Trang 10 [...]... chính vì vậy hình thức này tư ng đối hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài b Phân loại theo cơ cấu vốn đầu tư - Cơ cấu vốn đầu tư thể hiện qua hệ tỷ lệ giữa từng loại vốn trong tổng vốn đầu tư xã hội, vốn đầu tư của doanh nghiệp hay của 1 dự án - Một cơ cấu vốn đầu tư hợp lý là cơ cấu mà vốn đầu tư được ưu tiên cho bộ phận qua trọng nhất, phù hợp với yêu cầu và mục tiêu đầu tư và nó thường một tỷ trọng... với nhau Cơ cấu đầu tư theo vùng, lãnh thổ được hình thành gắn liền với cơ cấu đầu tư theo ngành và thống nhất trong mỗi vùng kinh tế Trong mỗi vùng, lãnh thổ lại có một số ngành được ưu tiên đầu tư, tạo ra một cơ cấu đầu tư theo ngành riêng 1.1.1.3 Sự chuyển dịch cơ cấu đầu tư a Định nghĩa: - Chuyển dịch cơ cấu đầu tư là sự thay đổi của cơ cấu đầu tư từ mức độ này sang mức độ khác, phối hợp với môi... vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ trọng 22% năm 2013, ngày càng có xu hướng giảm, ( giảm 3.9 % từ năm 2011 đến 2013) CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CƠ CẤU ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011-2013 2.1 THỰC TRẠNG CƠ CẤU ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011- 2013 2.1.1 Phân theo nguồn vốn 2.1.1.1 Vốn đầu tư trong nước Bảng 2: Nguồn vốn đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước phân theo nguồn vốn tại Việt Nam giai đoạn. .. còn thiếu và yếu như kết cấu hạ tầng, công nghiệp phụ trợ CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THU HÚT, PHÂN BỔ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ NHẰM CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU ĐẦU TƯ THEO HƯỚNG HỢP LÝ TẠI VIỆT NAM 3.1 Giải pháp thu hút, phân bổ nguồn vốn đầu tư nhằm chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo hướng đầu tư hợp lý tại Việt Nam - Nhà nước cần có các chính sách để huy động mọi nguồn vốn cho đầu tư tại Việt Nam Các nguồn vốn có thể... một số cơ cấu đầu tư quan trọng cần được chú ý xem xét như: cơ cấu kỹ thuật của vốn (vốn xây lắp và vốn máy móc thiết bị trong tổng vốn đầu tư) ; Cơ cấu vốn đầu tư cho hoạt động XD cơ bản, công tác nghiên cứu triển khai công nghệ và khoa học, vốn đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực, tái tạo tài sản lưu động và những chi phí khác (chi phí quảng cáo, tiếp thị…); Cơ cấu vốn đầu tư theo quá trình lập và thực... đạo và những sản phẩm của các ngành khác Nhờ đó nền kinh tế phát triển một cách cân đối, tổng hợp và bền vững d Cơ cấu đầu tư theo địa phương, vùng lãnh thổ - Cơ cấu đầu tư theo địa phương và vùng lãnh thổ là cơ cấu đầu tư theo không gian, phản ánh tình hình sử dụng nguồn lực địa phương và phát huy lợi thế cạnh tranh của từng vùng - Một cơ cấu đầu tư theo địa phương hay vùng lãnh thổ được xem là hợp. .. đồ 1: Cơ cấu đầu tư toàn xã hội tại Việt Nam thực hiện giai đoạn 2011-2013 theo giá hiện hành Trang 19 BÀI TIỂU LUẬN GVHD: ThS Hồ Tú Linh (Nguồn: Tổng cục thống kê) Biểu đồ 2: Giá trị vốn đầu tư toàn xã hội tại Việt Nam thực hiện giai đoạn 2011-2013 theo giá hiện hành (Nguồn: từ số liệu sơ cấp) Đầu tư toàn xã hội tại Việt Nam thực hiện giai đoạn 2011-2013 ngày càng gia tăng Nhìn vào biểu đồ và bảng... không chính là thước đo cơ bản nhất xác định kết quả, hiệu quả của đầu tư đổi mới cơ câu kinh tế và nó cho thấy tầm quan trọng của đầu tư đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế Đầu tư và chuyển dịch cơ cấu đầu tư tác động đến cơ cấu kinh tế trước hết là ở sự thay đổi số lượng các ngành trong nền kinh tế quốc dân Quyết định đầu tư làm thay đổi sản lượng tuyệt đối các ngành, tiểu ngành cấu thành nền kinh tế... phần kinh tế do những biến động trong nền kinh tế như sự xuất hiện hoặc biến mất của một số ngành, tốc độ tăng trưởng của các yếu tố cấu thành cơ cấu đầu tư không đồng đều, khoa học kỹ thuật phát triển nhanh chóng b Tác động của cơ cấu đầu tư tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế Những quyết định đầu tư sẽ làm ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế trong tư ng lai Nó làm thay đổi số lượng, tỷ trọng của từng bộ phận... tiếp tục đầu tư cho các vùng tạo điều kiện thu hẹp dần khoảng cách với các vùng phát triển, tận dụng mọi nguồn lực và lợi thế nhằm thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư nước ngoài… Tuy nhiên thì bên cạnh đó cơ cấu đầu tư ở Việt Nam hiện nay còn những tồn tại, yếu kém như cơ chế phân vốn chưa hợp lí, tình trạng dàn trải trong đầu tư, thất thoát vốn đầu tư Nhà Nước làm giảm hiệu quả đầu tư xã hội, . HUẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN BÀI TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI : CƠ CẤU ĐẦU TƯ VÀ CƠ CẤU ĐẦU TƯ HỢP LÍ. PHÂN TÍCH, KHÁI QUÁT, NÊU RÕ NHỮNG ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA CƠ CẤU ĐẦU TƯ VIỆT NAM Ở GIAI ĐOẠN 2011-2013 Sinh. HỢP LÝ. 1.1 Cơ sở lí luận về cơ cấu đầu tư và cơ cấu đầu tư hợp lý. 1.1.1 Cơ cấu đầu tư 1.1.1.1 Khái niệm cơ cấu đầu tư Cơ cấu đầu tư là cơ cấu các yếu tố cấu thành đầu tư như cơ cấu về vốn,. nguồn vốn đầu tư nhằm chuyển dịch cơ cấu đầu tư và đạt được cơ cấu đầu tư hợp lý 3. Đối tư ng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tư ng : Cơ cấu đầu tư, cơ cấu đầu tư hợp lý và nền kinh tế Việt Nam. 3.2

Ngày đăng: 21/10/2014, 08:22

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2: Nguồn vốn đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước phân theo nguồn vốn tại - cơ cấu đầu tư và cơ cấu đầu tư hợp lí. phân      tích, khái quát, nêu rõ những ưu nhược điểm của cơ cấu đầu tư việt nam ở giai đoạn 2011-2013
Bảng 2 Nguồn vốn đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước phân theo nguồn vốn tại (Trang 21)
Bảng 3: Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam - cơ cấu đầu tư và cơ cấu đầu tư hợp lí. phân      tích, khái quát, nêu rõ những ưu nhược điểm của cơ cấu đầu tư việt nam ở giai đoạn 2011-2013
Bảng 3 Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam (Trang 23)
Bảng 4 : Cam kết, ký kết và giải ngân vốn ODA giai đoạn 2011-2013 - cơ cấu đầu tư và cơ cấu đầu tư hợp lí. phân      tích, khái quát, nêu rõ những ưu nhược điểm của cơ cấu đầu tư việt nam ở giai đoạn 2011-2013
Bảng 4 Cam kết, ký kết và giải ngân vốn ODA giai đoạn 2011-2013 (Trang 26)
Bảng 5: Vốn đầu tư phát triển theo ngành kinh tế tại Việt Nam giai đoạn - cơ cấu đầu tư và cơ cấu đầu tư hợp lí. phân      tích, khái quát, nêu rõ những ưu nhược điểm của cơ cấu đầu tư việt nam ở giai đoạn 2011-2013
Bảng 5 Vốn đầu tư phát triển theo ngành kinh tế tại Việt Nam giai đoạn (Trang 27)
Bảng 6 : Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép năm 2013 phân - cơ cấu đầu tư và cơ cấu đầu tư hợp lí. phân      tích, khái quát, nêu rõ những ưu nhược điểm của cơ cấu đầu tư việt nam ở giai đoạn 2011-2013
Bảng 6 Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép năm 2013 phân (Trang 29)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w