b. Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức – ODA
3.2. Giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư
- Trước khi tiến hành các hoạt động đầu tư, chủ đầu tư cần nghiên cứu kỹ các điều kiện về môi trường tự nhiên, kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội ở địa phương. Nó giúp cho chủ đầu tư có thể khai thác tối đa lợi thế vùng và nâng cao hiệu quả đồng vốn đầu tư. Ngoài ra,các nhà đầu tư cần xây dựng một chiến lược đầu tư rõ ràng, khoa học để hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro có thể gặp phải. Cần rõ ràng trong chuẩn bị về vốn đầu tư, tiến trình đầu tư, xác định chính xác sự thay đổi của cung cầu trên thị trường về đầu vào và đẩu ra của dự án, đưa ra được dự báo chính xác trong tương lai để có các biện pháp điều chỉnh kịp thời.
- Thực hiện đầu tư có trọng tâm trọng điểm, tránh đầu tư dàn trải, gây thất thoát lãng phí nguồn lực.
- Đối với các nhà tài trợ: cần trao cho phía Việt Nam nhiều hơn nữa quyền tự chủ trong việc sử dụng nguồn vốn ODA. Đối với một số các nhà tài trợ (như: ADB,
Pháp, Nhật Bản ...) cần thường xuyên cung cấp cho các Ban QLDA các số liệu giải ngân của dự án để phục vụ cho công tác quản lý của Việt Nam.Hỗ trợ chủ dự án một cách tích cực trong việc tìm kiếm chuyên gia tư vấn.Đẩy nhanh quá trình thẩm định đầu thầu, lựa chọn tư vấn của dự án (đặc biệt là đối với WB). Phối hợp với các cơ quan chức năng của Việt Nam để đẩy nhanh việc hài hoà hoá các thủ tục giữa hai bên, đặc biệt là các thủ tục về mua sắm đấu thầu, thanh quyết toán và báo cáo tình hình.