b. Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức – ODA
2.1.4. Phân theo địa phương, vùng lãnh thổ.
Việc hình thành những vùng kinh tế trọng điểm là xuất phát từ những lợi thế về điều kiện tự nhiên, hạ tầng cơ sở kinh tế, nguồn nhân lực có chất lượng cao. Ví dụ
như với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, chỉ riêng tại TP.HCM, nguồn tài nguyên lớn nhất là chất xám đã vượt trội so với cả nước khi đội ngũ các nhà khoa học chiếm tới 1/3 tổng số các nhà khoa học của VN, có trên 100 viện nghiên cứu và trường đại học... Cùng với chất xám là sự tập trung khá cao về nguồn vốn, kể cả nguồn vốn từ đất, về cơ sở hạ tầng. Nhưng công bằng mà nói, những tiềm lực này vẫn chưa được khai thác tối đa, tốc độ phát triển tuy cao nhưng cũng chưa tương xứng với những tiềm lực sẵn có.
Trong cơ cấu vốn đầu tư tại các vùng kinh tế trọng điểm, phần từ trung ương (thông qua ngân sách và tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước) chỉ chiếm khoảng 30%. Phần còn lại, bên cạnh các nguồn khác như ODA, FDI, cần phải coi các chính sách, cơ chế tạo hành lang cho vùng kinh tế trọng điểm phát triển cũng là nguồn vốn quan trọng vì chính bằng những hành lang pháp lý có được từ cơ chế chính sách đó, các vùng kinh tế trọng điểm có thể thu hút thêm nhiều vốn nhàn rỗi trong dân, kiều hối...
Bảng 6 : Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép năm 2013 phân theo địa phương
Số dự án Tổng vốn đăng ký
(Triệu đô la Mỹ)
CẢ NƯỚC 1530 22352,2
Đồng bằng sông Hồng 527 6731,2
Trung du và miền núi
phía Bắc 69 3712,0
Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung
104 6465,0 Tây Nguyên 5 6,3 Đông Nam Bộ 735 4713,9 Đồng bằng sông Cửu Long 89 708,8
Dầu khí 1 15
(Nguồn: tổng cục thống kê Việt Nam )