1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa gắn liền với kinh tế tri thức trong thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

29 882 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 353,42 KB

Nội dung

2 LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay trên thế giới, cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang phát triển như vũ bão, sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ hiện đại đã làm biến đổi sâu sắc nền

Trang 1

1

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU……… 2

CHƯƠNG 1: CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI……… ….3

1.Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa thời kì đổi mới……….… 3

2 Mục tiêu, quan điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa……… 4

2.1.Mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta.……….….4

2.2 Quan điểm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta……… 4

CHƯƠNG II: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KINH TẾ TRI THỨC………… 6

1.Khái niệm Kinh tế tri thức……… 6

2 Vai trò của nền kinh tế tri thức……… 9

3 Đặc điểm chủ yếu của nền kinh tế tri thức……… 10

4 Những điểm mới về tổ chức và vận hành của nền kinh tế tri thức…….….16

CHƯƠNG 3 TIẾN HÀNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC GẮN VỚI NỀN KINH TẾ TRI THỨC TRONG THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA……… 19

1 Công nghiệp hoá - hiện đại hoá với nền kinh tế tri thức trong thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa……….19

2 Những quan điểm, nhận thức về công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức……… 21

3 Giải pháp của Chính phủ……….……23

3.1.Hoạch định những chiến lược Quốc gia để thu hẹp những khoảng cách về tri thức……….… 23

3.2.Giải quyết vấn đề thông tin để nuôi dưỡng thị trường……… 25

KẾT LUẬN……….… 28

TÀI LIỆU THAM KHẢO……….… 29

Trang 2

2

LỜI NÓI ĐẦU

Ngày nay trên thế giới, cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang phát triển như vũ bão, sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ hiện đại

đã làm biến đổi sâu sắc nền kinh tế thế giới tạo ra một bước ngoặt mới trong lịch sử phát triển của loài người Xu thế toàn cầu hóa và sự phát triển của nền kinh tế tri thức đang làm thay đổi mạnh mẽ nội dung và bước đi của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam và đòi hỏi công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải đồng thời thực hiện hai quá trình: Xây dựng nền công nghiệp theo hướng hiện đại và phát triển kinh tế tri thức trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Đây là bước ngoặt có tính lịch sử và trọng đại

Với Việt Nam: Kinh tế tri thức đặt trong chiến lược phát triển chung của đất nước Tổng bí thư Lê Khả Phiêu đã nêu rõ: "Trong thời đại cách mạng thông tin hiện nay, chúng ta không có sự lựa chọn nào khác là phải tiếp cận nhanh chóng với tri thức và công nghệ mới nhất của thời đại để hiện đại hoá nền kinh tế, tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo từng hướng, từng bước hình thành nền kinh tế trí thức, có năng lực cạnh tranh với giá trị gia tăng ngày càng cao”

Vì tính mới mẻ, xu thế và vai trò quan trọng của nền kinh tế tri thức đối với công cuộc công nghiệp hiện đại hóa, hiện đại hóa của nước ta, trong

bài tiểu luận của mình em xin trình bày về vấn đề “Tiến hành Công nghiệp hóa-hiện đại hóa gắn liền với kinh tế tri thức trong thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”

Trang 3

3

NỘI DUNGCHƯƠNG 1: CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA TRONG THỜI

KÌ ĐỔI MỚI

1.Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa thời kì đổi mới

Từ cuối thế kỷ XVIII đến nay trong lịch sử đã diễn ra các loại công nghiệp hóa khác nhau:

Đó là công nghiệp hóa tư bản chủ nghĩa và công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa Công nghiệp hóa diễn ra ở các nước khác nhau, thời điểm lịch sử khác nhau, điều kiện kinh tế xã hội khác nhau.Do vậy, nội dung khái niệm cũng có sự khác nhau

Nhưng theo nghĩa chung nhất, khái quát nhất thì: công nghiệp hóa là quá trình biến một nước có nền kinh tế lạc hậu thành một nước công nghiệp

Quan niệm của Đảng ta: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình

chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ

và quản lý kinh tế - xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra năng xuất lao động xã hội cao

Quan niệm trên cho thấy, đây là một quá trình kết hợp chặt chẽ 2 nội dung, công nghiệp hóa và hiện đại hóa trong quá trình phát triển:

Thứ nhất nó không chỉ đơn thuần là phát triển công nghiệp mà còn phải thực hiện chuyển dịch cơ cấu trong từng ngành, lĩnh vực và tòan bộ nền kinh tế quốc dân theo hướng kỹ thuật và công nghệ hiện đại

Trang 4

4

Thứ hai đó là một quá trình không chỉ tuần tự từ cơ giới hóa sang tự động hóa, tin học hóa mà còn kết hợp giữa thủ công truyền thống với công nghệ hiện đại, tranh thủ đi nhanh vào hiện đại ở những khâu có thể và mang tính quyết định

2 Mục tiêu, quan điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa

2.1.Mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta:

Đó là đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất

kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, mức sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng - an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

Để đạt được mục tiêu ở trên, thì ở mỗi giai đoạn chúng ta phải đạt được những mục tiêu củ thể và ở Đại hội X chúng ta đã xác định phải đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa gắn liền với phát triển kinh tế tri thức để sớm đưa nước ta thoát ra khỏi những nước kém phát triển và mục tiêu đến năm 2020 chúng ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp hiện đại Và ở thời điểm bây giờ bước đầu chúng ta đã thoát khỏi tình trạng kém phát triển

2.2 Quan điểm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta:

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu quan trọng của nền kinh tế

Giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại Dựa vào nguồn lực trong nước là chính

đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài Xây dựng nền kinh tế mở hội

Trang 5

5

nhập với khu vực và thế giới, hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu những sản phẩm trong nước có khả năng sản xuất có hiệu quả Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là sự nghiệp của toàn dân của mọi thành phần kinh tế, nhà nước là chủ toạ được vận hành theo thị trường có sự quản

lý của nhà nước, mặt khác đây là một vấn đề mới so với quan niệm CNH trước đây - cho rằng CNH chỉ là sự nghiệp của nhà nước, của các tổ chức quốc doanh

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải lồng việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố căn bản cho sự phát triển nhanh và bền vững, muốn vậy trong mọi chủ trương, chính sách phải nhằm giải phóng mọi tiềm năng của con người, phải thường xuyên quan tâm bồi dưỡng trí lực, thể lực, có chính sách sử dụng nhân tài, tăng trưởng kinh tế phải gắn với cải thiện đời sống nhân dân, phát triển văn hoá giáo dục, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội bảo vệ môi trường

Khoa học công nghệ là động lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại, tranh thủ đi nhanh vào hiện đại ở những khâu quyết định, cần và có thể rút ngắn thời gian, vừa có những bước đi tuần tự, vừa có bước nhảy vọt

Lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản để xác định phương

án phát triển, lựa chọn phương án đầu tư vào công nghệ , đầu tư có chiều sâu

để khai thác tối đa nguồn lực hiện có, trong phát triển mới ưu tiên phát triển quy mô vừa và nhỏ

Trang 6

6

Kết hợp kinh tế với quốc phòng an ninh Những quan điểm cơ bản trên về công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng nói lên những đặc điểm chủ yếu của công nghiệp hóa, hiẹn đại hóa ở nước ta

Trong bối cảnh hiện nay công nghiệp hoá- hiện đại hoá được coi là xu hướng phát triển chung của cả nước đang phát triển Đối với nước ta chưa thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu thì công nghiệp hoá - hiện đại hoá là

"nhiệm vụ trung tâm xuyên suốt từ thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội" là con đường tất yếu để đưa ta thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu thì trước tiên phải chăm lo phát triển kinh tế, song sẽ là sai lầm nếu không quan tâm giải quyết tốt những vấn đề xã hội, không tạo ra cân đối hài hoà giữa kinh tế và xã hội

THỨC

1.Khái niệm Kinh tế tri thức

Trước hết, nói kinh tế tri thức không phải là nói một hình thái kinh tế mới của xã hội, mà là nói về lực lượng sản xuất mới của xã hội

Tuy nhiên, một nền kinh tế tri thức cụ thể nào đó đều phải thuộc một hình thái kinh tế xã hội nhất định, như nền kinh tế tri thức đang bắt đầu hình thành ở Bắc Mỹ, Nhật Bản và một số nước Tây Âu không thể không phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng của hình thái kinh tế tri thức tư bản chủ nghĩa ở các nước đó

Căn cứ vào thực tiễn thế giới, đặc biệt là ở những nước nền kinh tế tri thức đã bắt đầu hình thành như đã nói trên, các nhà khoa học đưa ra một số

Trang 7

7

định nghĩa về Kinh tế tri thức ở Việt Nam, giáo sư Đặng Hữu đã định nghĩa

như sau: “Kinh tế tri thức là một nền kinh tế trong đó, sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữu vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống”

Trên thế giới có nhiều định nghĩa có đôi chút khác nhau:

Báo cáo kinh tế lấy tri thức làm nền tảng của tổ chức nghiên cứu của Liên hợp quốc chỉ ra rằng: “Kinh tế tri thức là kinh tế được xây dựng trên cơ sở sản xuất, phân phối, sử dụng tri thức và thông tin” Như vạy đó là:

Lấy tri thức, trí óc làm yếu tố then chốt để phát triển kinh tế và tồn tại trực tiếp giống như các yếu tố lao động và tài nguyên sản xuất

Trong quá trình phát triển sản xuất của nền kinh tế, tri thức có thể hình thành một ngành kinh tế, tức là kinh tế chuyên ngành với tiêu chí là khoa học kĩ thuật cao

Nhà học giả Trung Quốc Ngô Quý Tùng cho rằng: “Tổng hợp các khái niệm về kinh tế tri thức từ 30 năm nay, có thể thấy định nghĩa tương đối sát thực nhất về “kinh tế tri thức“ là: Nền kinh tế mà trong đó nhân tố quan trọng nhất là việc chiếm hữu, phân phối trí lực và việc sáng tạo, phân phối,

sử dụng tri thức trong các ngành sản xuất có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao”

Trong tham luận tại Hội thảo “Các xu hướng và vấn đề năm 2001: Tăng trưởng kinh tế dựa trên tri thức và những tác động xã hội chính trị ở Đông Á” ở Tokyo, 25 và 26/10/2000, tác giả Tian Zhong Qing, đưa ra một định

nghĩa ngắn gọn: “ Nền kinh tế dựa trên tri thức là một loại nền kinh tế được

Trang 8

8

hình thành trên cơ sỏ sản xuất, phân phối, áp dụng và sử dụng tri thức và thông tin” Định nghĩa này giống với định nghĩa của Tổ chức nghiên cứu của Liên hợp quốc đã dẫn ra ở trên, nhưng tác giả lại giải thích kỹ càng thêm:

“nền kinh tế này có nhiều lớp ý nghĩa: Thứ nhất, các nhân tố sản xuất mà tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào, đã thay đổi về cơ bản Sự đổi mới và tích luỹ tri thức khoa học đã làm cho tri thức trở thành nhân tố sản xuất chủ yếu Thứ hai, thiết bị sản xuất, cũng có ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng kinh

tế, thay đổi về cơ bản Các “thiết bị thông minh”, chẳng hạn như máy tính, các loại phần mềm, mạng, đặc biệt là mạng Internet, đã cho thấy tầm quan trọng của chúng trong các hoạt động chế tác và quản lý Thứ ba, các ngành dẫn đầu có ảnh hưởng chủ yếu đến tăng trưởng kinh tế, đã có sự thay đổi về chất Người ta hy vọng rằng ngành thông tin sẽ thay thế ngành dầu lửa như ngành công nghệ số 1 Thứ tư, những thay đổi to lớn đang diễn ra trong các khu vực tiêu dùng cũng ảnh hưởng rất quan trọng đến tăng trưởng kinh tế Nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm dựa trên tri thức đang tăng lên nhanh chóng và hoạt động buôn bán bằng sáng chế và công nghệ đang trở thành một trong những hoạt động thương mại có sự tăng trưởng nhanh nhất thế giới.”

Như vậy, mỗi định nghĩa tuy có sự diễn giải đôi chút khác nhau, nhưng nội dung cơ bản là thống nhất với định nghĩa của Tổ chức nghiên cứu của

Liên hợp quốc Một số nhà khoa học còn thống nhất với nhau về: “Những tiêu chí của nền kinh tế tri thức”, cho rằng có thể gói gọn trong 4 con số

70%:

Trên 70% GDP là do các ngành sản xuất và dịch vụ ứng dụng công nghệ cao mang lại Trong cơ cấu giá trị gia tăng, trên 70% là kết quả của lao động

Trang 9

9

trí óc Trên 70% lực lượng lao động là lao động trí óc hoặc có thể gọi là công nhân tri thức Trên 70% vốn là vốn về con người

Nhìn chung lại, khái niệm “kinh tế tri thức” phản ánh một đặc điểm tổng

hợp, bao trùm nhiều mặt của đời sống xã hội ở các nước đã đi vào kinh tế tri thức như Bắc Mỹ, Nhật Bản và một số nước Tây Âu Các ngành công nghiệp viễn thông, sản xuất công cụ và thiết bị xử lý thông tin và việc ứng dụng khoa học công nghệ vào khoa học, y tế, giáo dục phát triển với tốc độ cao Chính phủ các nước OECD (tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển) chú trọng đầu tư vào lĩnh vực này, coi đây là chiến lược phát triển kinh tế, chính trị, quân sự, văn hoá của thế giới Theo báo cáo tổng quan của Liên Hợp

Quốc: “Từ đầu năm 1980, chính phủ Mỹ đã đề ra chương trình “SDI” bao gồm hệ thống lade cực mạnh, các hệ thống vệ tinh các loại, hệ thống điều khiển tự động và hệ thống siêu máy tính điện tử Từ năm 1984 đến nay, hàng năm chính phủ Mỹ dành cho nghiên cứu-triển khai một tỷ lệ ngân sách lớn

từ 2,6 đến 2,8% tổng sản phẩm quốc dân Theo số lượng tuyệt đối thì đầu tư cho khoa học-kỹ thuật, công nghệ tăng từ 101 tỷ đô la năm 1984 lên 157,4 tỷ

đô la năm 1992, tức là tăng gấp hai lần so với năm 1982(80 tỷ) Từ những năm 70, chính phủ Nhật Bản đã đề ra chương trình vi điện tử (V.L.S.I) và đến năm 80 đã chi cho chương trình đó 123 tỷ đô la Sau đó Nhật Bản đã đề

ra chương trình sản xuất máy tính điện tử thế hệ 5 Những năm 90 Nhật Bản

đã chi khoảng gần 3% tổng sản phẩm quốc dân cho việc nhgiên cứu - triển khai, với số tiền 120 tỷ đô la Các nước Tây Âu cũng tăng cường cạnh tranh với Mỹ, Nhật Bản trong việc triển khai cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ ba này Chương trình Eureca ra đời trong những năm 80 nhằm thúc đẩy các nước Tây Âu hợp tác nghiên cứu một số lĩnh vực mũi nhọn như máy tính điện tử, vật liệu mới, công nghệ sinh học, năng lượng mặt trời Đầu

Trang 10

10

những năm 90, Đức đứng thứ hai sau Nhật Bản và trên Mỹ về tỷ lệ chi phí tổng sản phẩm quốc dân cho lĩnh vực khoa học công nghệ”

2 Vai trò của nền kinh tế tri thức

Kinh tế tri thức mang lại những cơ hội và thách thức lớn trong sự phát triển chưa từng thấy của nhân loại Kinh tế tri thức có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển xã hội ngày nay Phát triển kinh tế tri thức là cơ hội để rút ngắn khoảng cách lạc hậu Từ những tri thức, công nghệ kỹ thuật mới, các tư liệu lao động mới, hệ thống máy móc thông minh, tự động hóa sẽ được tạo ra Quá trình đó sẽ giúp phát hiện và sáng tạo ra nhiều đối tượng lao động mới, những nguyên liệu mới, năng lượng mới,…có thể trước đây chưa từng xuất hiện, tạo ra nhiều giá trị sử dụng mới, đáp ứng thỏa mãn nhu cầu xã hội ngày càng tốt hơn, giảm bớt việc khai thác các nguồn tài nguyên hiện hữu

Kinh tế tri thức là động lực thúc đẩy tiến trình xã hội hóa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất, làm cho phân công lao động xã hội phát triển cả

về chiều rộng lẫn chiều sâu Kinh tế tri thức được hình thành, phát triển trên

cơ sở các ngành sản xuất sử dụng công nghệ cao Từ đó mà tác động mạnh

mẽ đến quá trình phát triển của toàn bộ nền kinh tế Nó thúc đẩy công nghiệp phát triển nhanh thông qua các cuộc cách mạng, cách mạng xanh, cách mạng sinh học

Nó thúc đẩy công nghiệp, không ngừng gia tăng hàm lượng khoa học –

kỹ thuật, công nghệ trong sản phẩm công nghiệp qua đó mà gia tăng giá trị

sử dụng, giá trị trao đổi của sản phẩm công nghiệp.Nó thúc đẩy trí nghiệp ở các ngành dịch vụ, thông tin, thương mại, tiền tệ…với nhiều hình thức

Trang 11

11

phong phú Nó thúc đẩy việc nâng cao đời sống xã hội, hướng đến một nền văn minh cao hơn

3 Đặc điểm chủ yếu của nền kinh tế tri thức

Thứ nhất, nền kinh tế tri thức là một nền kinh tế trong đó khoa học đã trở

thành một lực lượng sản xuất trực tiếp

Mặc dù trước kia khoa học cũng đã tác động vào quá trình sản xuất nhưng đó mới chỉ là gián tiếp Tri thức chỉ góp phần tạo ra các công cụ lao động ngày càng tinh xảo, từ thấp đến cao, từ công cụ cầm tay đến công cụ cơ khí, điện tử Bằng công cụ con người làm ra sản phẩm Còn ngày nay khoa học đã tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất bằng việc tạo ra công nghệ cao, tạo ra phương pháp tổ chức quản lý khoa học ngày một hiện đại nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả lao động, đổi mới sản phẩm

Đặc biệt là khoa học có thể trực tiếp làm ra sản phẩm hoàn toàn mới, như sản phẩm phần mềm trong công nghệ thông tin Ngay trong kỹ thuật điện tử tuy đã có trong cách mạng công nghiệp, nhưng chưa trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, thì hiện nay công nghệ thông tin với mạng Internet, siêu xa lộ thông tin thật sự đã do khoa học trực tiếp làm ra

Thứ hai, nếu trong các nền kinh tế trước, vốn và lao động là quan trọng

nhất thì trong kinh tế tri thức, tri thức và tài nguyên thông tin (yếu tố tinh thần) là quan trọng nhất Nói về tầm quan trọng của tri thức trong sản xuất,

so với sự chuyển biến về nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp, thì sự chuyển biến từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức là có ý nghĩa sâu sắc

và trọng đại hơn

Trang 12

12

Trước hết, đó là sự chuyển biến từ một nền sản xuất dựa vào vốn, tài nguyên, lao động là chính, sang nền sản xuất dựa vào trí tuệ con người là chính, cũng tức là từ lực lượng sản xuất vật chất là chủ yếu sang lực lượng sản xuất tinh thần là chủ yếu Trước kia, người ta cho rằng chỉ có lao động

và vốn là các yếu tố của sản xuất, còn tri thức, công nghệ, giáo dục là các yếu tố bên ngoài của sản xuất, chỉ có ảnh hưởng tới sản xuất Nay nhiều nhà kinh tế thừa nhận tri thức là yếu tố bên trong của hệ thống kinh tế, coi tri thức là một trong ba yếu tố không thể thiếu được của sản xuất (vốn, lao động

và tri thức) Vì vậy mà về đầu tư, trước kia đầu tư vào vốn là quan trọng hơn

cả thì nay đầu tư vào tri thức trở thành yếu tố then chốt cho sự tăng trưởng kinh tế

Hơn nữa, nền kinh tế tri thức có sự thay đổi trên mọi lĩnh vực, trước hết

là lĩnh vực khoa học và công nghệ Từ những năm 1980 đến nay, toàn bộ kho tri thức của nhân loại cứ 5 năm lại tăng gấp đôi Từ cuối những năm 70 đến nay, hằng năm có khoảng 300.000 phát minh khoa học-công nghệ, trung bình mỗi ngày có tới 800-900 phát minh Khoảng cách giữa nghiên cứu, phát minh khoa học với sáng chế công nghệ, sản xuất ra được sản phẩm công nghệ mới ngày càng rút gọn Các hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra hết sức dồn dập, thập kỷ sâu nhanh hơn thập kỷ trước

Những nước phát triển có hướng đi vào kinh tế tri thức cũng không thể chậm trễ được Sự phát triển này có cái khác hai cuộc cách mạng trước ở chỗ, mọi nước đều có thể cùng nhau khởi động từ đầu và song song cùng tiến Các nước đang phát triển vừa phải hoàn thành các nhiệm vụ của cuộc cách mạng công nghiệp lần hai, vừa có thể “đi tắt, đón đầu” tiến vào cuộc cách mạng lực lượng sản xuất lần thứ ba này.với sự tích cực, năng động,

Trang 13

13

sáng tạo của mình Đây cũng chính là ưu thế của nền kinh tế tri thức: Nó có thể tạo ra cơ hội tương đối bình đẳng trong mọi quốc gia dân tộc, bởi vì ở đây sức cạnh tranh chủ yếu tạo nên bởi trí thông minh và tinh thần sáng tạo

mà dân tộc nào cũng có thể phát huy được

Đặc trưng thứ ba đó là: Trong nền kinh tế tri thức, hàm lượng tri thức

trong sản phẩm ngày càng cao, lao động chất xám có tầm quan trọng hơn cả mọi yếu tố khác của sản xuất Trong nền kinh tế tri thức, sản phẩm có hàm lượng chất xám càng cao thì có giá trị càng cao, càng được quý giá Giá cả

và giá trị của sản phẩm tri thức thay đổi rất nhiều tuỳ vào người sử dụng ở các thời điểm khác nhau Quyền sở hữu đối với tri thức trở thành quan trọng nhất, hơn cả sở hữu vốn và tài nguyên, đất đai Pháp luật về sở hữu trí tuệ trở thành nội dung chủ yếu trong quan hệ dân sự cũng như trong quan hệ thương mại quốc tế Tri thức và thông tin luôn luôn đi tới những nơi có nhu cần cao nhất và có ít rào cản nhất

Nói sản phẩm có hàm lượng chất xám cao, trước hết phải kể đến những loại máy mới có tính năng cao của thời đại cách mạng thông tin như: máy điều khiển bằng số, hợp nhất giữa mấy công cụ với mấy điều khiển quá trình sản xuất(numerically controlled machine tools), người máy công nghiệp(industrial robots) được sử dụng trong các công đoạn sản xuất nguy hiểm, nặng nhọc , máy thiết kế kết hợp với mấy chế tạo( computer aided manufacturing) Riêng về số người máy công nghiệp, năm 1995, ở Nhật đã

có 441.000, ở Mỹ có 62.000, ở Tây Âu có 125.000 người máy Còn tất cả các ngành sản xuất như công nghiệp, nông nghiệp, bưu điện và vô tuyến viễn thông, giao thông vận tải, ngân hàng, dịch vụ đều được cải tạo bằng công nghệ cao, công nghệ thông tin gồm cả công nghiệp phần cứng lẫn công

Trang 14

Đặc trưng thứ tư của nền kinh tế tri thức đó là: Trong nền kinh tế này,

các công nghệ cao, truớc hết là công nghệ thông tin là nguồn gốc mọi sự biến đổi lớn lao trong sản xuất xã hội, góp phần đẩy mạnh cả sự đổi mới tư duy và tất yếu dẫn tới nền kinh tế tri thức toàn cầu hoá

Tri thức và công nghệ thông tin làm chuyển đổi rất nhanh cơ cấu kinh tế

xã hội và cơ cấu giai tầng xã hội

Sự gia tăng công nghệ cao trong công nghiệp chế tạo khiến sản phẩm và dịch vụ của nó góp phần đẩy mạnh sự cải tạo và hiện đại hoá các lĩnh vực kinh tế khác Các doanh nghiệp đều có sản xuất công nghệ, đồng thời nhiều

doanh nghiệp chuyên sản xuất công nghệ có thể gọi là “doanh nghiệp tri thức” Hiện nay ở Bắc Mỹ và một số nước Tây Âu, nơi kinh tế tri thức bắt

đầu hình thành thì kinh tế thông tin (bao gồm mọi ngành chủ yếu dựa và công nghệ thông tin) đã chiếm khoảng 45-50% GDP Trong các nước OECD, kinh tế tri thức đã chiếm hơn 50% GDP Việc dứng dụng công nghệ thông tin được tiến hành trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, mạng thông tin

đa phương tiện phủ khắp đất nước, nối với hầu hết các tổ chức và gia

đình cũng chính vì vậy mà nhiều người gọi kinh tế tri thức là nền “kinh tế số" hay “kinh tế mạng”

Cơ cấu kinh tế chuyển đổi dẫn đến sự thay đổi của cơ cấu xã hội Trước hết nói về các doanh nghiệp thì các doanh nghiệp phát triển rất nhanh Chỉ

Ngày đăng: 20/10/2014, 22:28

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiên Đại hội Đảng VII, VIII, IX. Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Khác
2. Giáo trình đường lối Cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, NXB chính trị quốc gia 2010 Khác
3. Sách về thực trạng CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn Việt Nam "NXB Thống kê Hà Nội - 1998&#34 Khác
4. CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn. "NXB chính trị quốc gia&#34 Khác
5. Những vấn đề kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, NXB giáo dục 1996 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w