1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn ở huyện mường tè

26 2,4K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 185 KB

Nội dung

công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn ở huyện mường tè

MỤC LỤC Trang A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu …………………….2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu …… 3 4. Phạm vi nghiên cứu 3 5. Phương pháp nghiên cứu 3 B. PHẦN NỘI DUNG Chương I: Cơ sở lý luận (những vấn đề lý luận về CNH-HĐH và CNH- HĐH nông nghiệp nông thôn) 1. Khái niệm công nghiệp hóa - hiện đại hóa 3 2.Tính tất yếu khách quan 3 3. Tác dụng của CNH-HĐH đối với nước ta. …………………………….4 4. Quan điểm của Đảng về CNH-HĐH…… …………………………… 5 5. Sự cần thiết CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn………………………6 6. Nội dung CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn………………………….8 Chương II: Thực trạng CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn ở huyện Mường Tè những năm gần đây………………………………………………….9 I. Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Mường Tè …………………………………………………………………………9 1. Điều kiện tự nhiên 9 2. Điều kiện kinh tế - xã hội………………………………………………11 3. Nhận định chung về những tiềm năng quan trọng để công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn huyện huyện Mường Tè……………… 12 II. Thực trạng công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Mường Tè trong thời gian qua……………………………………………… 15 Chương III. Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn ở huyện Mường Tè…………………………………….18 C. PHẦN KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ…… 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO 26 1 A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một chủ trương lớn của Đảng và nhà nước ta nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho cư dân nông thôn tạo tiền đề để giải quyết hàng loạt vấn đề về chính trị - xã hội của đất nước, đưa nông thôn nước ta tiến lên văn minh hiện đại. Đại hội Đảng lần thứ VIII đã xác định phải “Đặc biệt coi trọng Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn”. Trong những năm gần đây nhờ có đổi mới nông nghiệp nước ta đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Tuy vậy nông nghiệp hiện nay vẫn đang đứng trước những thách thức to lớn, có nhiều vấn đề về sản xuất và đời sống của nông dân đang nổi lên gay gắt. Do vậy việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện chủ trương này của Đảng và Nhà nước là nhu cầu cấp thiết. Phát triển nông nhiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững, phát huy lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới. Trên cơ sở tích tụ đất đai, đẩy mạnh cơ giới hóa, áp dụng công nghệ hiện đại (nhất là công nghệ sinh học); bố trí lại cơ cấu cây trồng, vật nuôi; phát triển kinh tế hộ, trang trại, tổ hợp tác xã nông nghiệp, vùng chuyên môn hóa, khu nông nghiệp công nghệ cao, các tổ sản xuất lớn. Thực hiện tốt việc gắn kết chặt chẽ “bốn nhà” và phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ khu vực nông thôn. Phát triển các hiệp hội nông dân và các tổ chức khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, tạo điều kiện để các tổ chức này hoạt động thiết thực, có hiệu quả. (văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI) Mường Tè là vùng đất giàu tiềm năng, có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên khá đặc biệt, có truyền thồng văn hóa lịch sử lâu đời. Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển, nhất là trong hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc và những năm thực hiện công cuộc đổi mới, Đảng bộ và nhân dân huyện Mường Tè đã đoàn kết thống nhất, dũng cảm kiên cường, nỗ lực phấn đấu vượt qua mọi thử thách đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Hiện nay, huyện Mường Tè được xác định là một trọng điểm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lai Châu. Tìm hiểu về Công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Mường Tè là một vấn đề hết sức ý nghĩa. Mường Tè là huyện có nhiều tiềm năng, đất rộng, người dân cần cù, chịu thương, chịu khó, tinh thần ham học hỏi cao có nhiều thuận lợi trong đẩy mạnh sự nghiệp CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn. Làm thế nào để phát huy hết tiềm năng của huyện? Xuất phát từ thực tế đó, bài tiểu luận đề cập một số vấn đề có liên quan đến “Công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn ở huyện Mường Tè”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu hệ thống một số vấn đề lý luận về CNH-HĐH nông nghiệp 2 nông thôn, làm rõ thực trạng công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở địa bàn huyện Mường Tè trong những năm qua, chỉ ra những mặt đã đạt được, những điểm còn hạn chế, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở huyện Mường Tè. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Làm rõ nội dung CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn huyện Mường Tè, những nhân tố ảnh hưởng đến CNH-HĐH, điều tra thực trạng những nội dung trên ở huyện Mường Tè nhằm đưa ra những giải pháp đẩy mạnh CNH-HĐH huyện nhà. 4. Phạm vi nghiên cứu Tiểu luận nghiên cứu vấn đề “Công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở địa bàn huyện Mường Tè”. 5. Phương pháp nghiên cứu - Về phương pháp luận: Phương pháp nghiên cứu chủ yếu dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin như: duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và các quan điểm đường lối phát triển kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam. - Về phương pháp chuyên môn: Đề tài vận dụng các phương pháp thống kê và phân tích, so sánh và tổng hợp một cách có hệ thống, phương pháp nghiên cứu chuyên khảo, phương pháp kế thừa và một số phương pháp nghiệp vụ khác nhằm phân tích và làm rõ hơn những vấn đề được nêu. B. PHẦN NỘI DUNG Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Khái niệm công nghiệp hóa - hiện đại hóa Là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ phương tiện phương pháp tiên tiến hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ của khoa học công nghệ tạo ra năng suất lao động xã hội cao. 2.Tính tất yếu khách quan Tạo lập cơ sở vật chất kỹ thuật xây dựng chủ nghĩa xã hội nhằm hiện thực là đòi hỏi có tính chất bắt buộc nó không chỉ là một khách quan về kinh tế mà còn phải thực hiện từ đầu, từ không có đến có từ gốc tới ngọn thông qua quá trình công nghiệp hóa. 2.1.Cơ sở vật chất của một phương thức sản xuất. Mỗi một phương thức sản xuất bao giờ cũng tồn tại và phát triển dựa trên cơ sở vật chất - kĩ thuật nhất định. Cơ sở vật chất kỹ thuật là toàn bộ các yếu tố vật 3 chất của lực lượng sản xuất tương ứng trình độ kỹ thuật, công nghệ nhất định, dựa vào lực lượng lao động tiến hành sản xuất của cải vật chất. Cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội là nền công nghiệp hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, trình độ xã hội hóa cao, dựa trên nền tảng khoa học - công nhệ tiên tiến, được hình thành có kế hoạch trên toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Tạo lập cơ sở vật chất để xây dựng chủ nghĩa xã hội đòi hỏi có tính bắt buộc đối với tất cả các nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội; nó không chỉ là khách quan về kinh tế mà nó còn phải thực hiện từ không đến có, từ gốc đến ngọn thông qua quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa. 2.2.CNH-HĐH là tất yếu để xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH. Như ta đã biết tất cả các nước khi bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH đều phải tiến hành xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội. Nước ta xây dựng chủ nghĩa xã hội bỏ qua chủ nghĩa tư bản thì sự nghiệp xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội dược thực hiện bằng con đường công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Có thể hiểu một cách ngắn gọn công nghiệp hóa là quá trình biến một nước có nền kinh tế lạc hậu thành một nước công nghiệp hiện đại. Như vậy giữa công nghiệp hoá và viêc xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội có quan hệ mật thiết với nhau nhưng lại không phải là một: công nghiệp hóa là con đường để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội đối với những nước kém phát triển như nước ta. Nhưng công nghiệp hóa chỉ mang tính giai đoạn, khi nền công nghiệp hiện đại chưa được xác lập, còn việc xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội vẫn được tiếp tục mãi. 3. Tác dụng của CNH-HĐH đối với nước ta. Tận dụng thành quả của các nước đi trước tiến thẳng vào công nghệ tiên tiến, rút ngắn thời gian trở thành nền kinh tế hiện đại. Tạo điều kiện thay đổi về chất nền sản xuất xã hội, tăng năng suất lao động, tăng chế ngự của con người với tự nhiên, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, chuyển thành nền kinh tế văn minh công nghiệp và hiện đại nâng mức sống của con người. + Phát triển lực lượng sản xuất mới làm tiền đề cho việc xây dựng và phát triển quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa. + Tạo điều kiện vật chất kỹ thuật cho củng cố và tăng trưởng vai trò kinh tế của Nhà nước; nâng cao năng lực tích luỹ, tạo công ăn việc làm, khuyến khích sự phát triển tự do và toàn diện của mỗi cá nhân. +Tạo lực lượng vật chất kỹ thuật cho việc tăng cường củng cố an ninh quốc phòng. 4 +Tạo điều kiện vật chất kỹ thuật cho việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, tích cực tham gia và hợp tác quốc tế. Công nghiệp hóa - hiện đại hóa có vị trí, tầm quạn trọng và các tác dụng như trên nên qua tất cả các kỳ đại hội Đảng ta luôn xác định: “công nghiệp hoá hiện đại hoá là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kì quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở nước ta” Đại hội lần thứ VIII của Đảng cộng sản Việt Nam lại một lần nữa xác định mục tiêu của công nghiệp hóa - hiện đại hóa là: “xây dựng nuớc ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất-kĩ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ phát triển của lực lượng sản xuất, đờì sốngvật chất và tinh thần cao, an ninh quốc phòng vững chắc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh”. 4. Quan điểm hiện nay của Đảng ta về CNH-HĐH Tại Đại Hội đại biểu toàn quốc lần thứ III Đảng Cộng sản Việt Nam đã thông qua đường lối tiến hành “công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa” theo hướng “ưu tiên phát triển công ngiệp nặng một cách hợp lý, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và cộng nghiệp nhẹ nhằm xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cao cho Chủ nghĩa xã hội” đã được Đảng ta xá định là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội. Đại hội VII, VIII, IX Đảng ta đã khẳng định: Công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Giữ vững độc lập tự chủ mở rộng hợp tác quốc tế, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại. Công nghiệp hóa - hiện đại hóa là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo. Phát huy nguồn lực con người cho sự phát triển nhanh và bền vững, tăng trưởng kinh tế gắn công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Khoa học công nghệ là động lực của công nghiệp hóa - hiện đại hóa, kết hợp truyền thống và hiện đại. Hiệu quả kinh tế - xã hội là tiêu chuẩn cơ bản để xác định phương án triển và lựa chọn đầu tư cho công nghệ. Kết hợp kinh tế với quốc phòng an ninh. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá lớn, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; thực hiện cơ khí hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ, trước hết là công nghệ sinh học đưa thiết bị, kỹ 5 thuật và công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nông sản hàng hoá trên thị trường. (Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX số 15-NQ/TW) Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng nhanh tỉ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ; giảm dần tỉ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp; xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển nông thôn, bảo vệ môi trường sinh thái; tổ chức lại sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp; xây dựng nông thôn dân chủ, công bằng, văn minh, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân ở nông thôn. (Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX số 15-NQ/TW) Mục tiêu tổng quát trong 5 năm tới là : Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; phát triển kinh tế nhanh, bền vững; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; giữ vững ổn định chính trị - xã hội; tăng cường hoạt động đối ngoại; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. (Văn kiệnĐại hội XI của Đảng) Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau. (Văn kiệnĐại hội XI của Đảng) Cũng có thể nói, công nghiệp hoá-hiện đại hoá là quá trình xây dựng một xã hội văn minh, cải biến căn bản các ngành kinh tế, các hoạt động xã hội theo phong cách của nền công nghiệp hiện đại, tạo ra sự tăng trưởng bền vững , không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động. Nó không chỉ thể hiện ra ở chỉ số khoa học - kĩ thuật - công nghệ hay kinh tế-kĩ thuật, mà quan trọng hơn là đảm bảo cho xã hội phát triển như một chỉnh thể toàn vẹn (kinh tế - xã hội, vật chất - tinh thần ), trên cơ sở giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, vì tiến bộ xã hội và phát triển con ngưới toàn diện. Công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hộ chủ nghĩa, gắn với phát triển kinh tế tri thức coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế công nghiệp hóa - hiện đại hóa . Công nghiệp hóa - hiện đại hóa là sự nghiệp của toàn dân của mọi thành phần kinh tế trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. 6 Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho việc phát triển nhanh và bền vững, tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ xã hội. Công nghiệp hóa - hiện đại hóa phải lấy hiệu quả kinh tế xã hội làm tiêu chuẩn và mục tiêu cơ bản. Công nghiệp hóa - hiện đại hóa phải kết hợp chặt chẽ toàn diện phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng an ninh. Công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn: tạo vốn cho công nghiệp hóa; con đường cơ bản để giải quyết vấn đề tích lũy vốn trong nước tăng năng suất lao động xã hội, trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học hợp lý hóa sản xuất đồng thời thực hiện tiết kiệm chống lãng phí. Tận dụng mọi khả năng để thu hút các nguồn vốn từ bên ngoài tiếp tục hoàn thiện các cơ chế chính sách, để thu hút mạnh nguồn lực của các nhà đầu tư nước ngoài. Đào tạo nhân lực: phải đầu tư cho giáo dục và đào tạo coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, tiếp tục nâng cao năng lực về quy hoạch và kế hoạch đào tạo bồi dưỡng thường xuyên nguồn nhân lực. Tiếp tục đổi mới và mở rộng các hình thức đào tạo: đồng thời phải bố trí sử dụng tốt nguồn nhân lực được đào tạo để họ được phát huy đầy đủ khả năng sở trường và nhiệt tình lao động sáng tạo. Xây dựng tiềm lực khoa học công nghệ: xây dựng cơ sở khoa học công nghệ cho việc hoạch định và triển khai đường lối chủ trương CNH-HĐH đạt hiệu quả cao với tốc độ nhanh. Đẩy mạnh việc nghiên cứu khoa học công nghệ để đánh giá chính xác nguồn tài nguyên quốc gia, nắm bắt các công nghệ cao cùng những thành tựu mới về khoa học thế giới đổi mới sản phẩm nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường. Xây dựng tiềm lực nhằm phát triển khoa học tiên tiến. Mở rộng kinh tế đối ngoại: trong xu hướng quốc tế hóa ngày càng sâu sắc việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại sẽ tạo ra nhiều khả năng và điều kiện để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa . Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng sự quản lý của nhà nước. Đại hội lần thứ XII tỉnh ủy Lai Châu lại tiếp tục khẳng định: “Tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh đoàn kết các dân tộc, tập trung phát triển kinh tế, xây dựng đồng bộ hạ tầng kinh tế - xã hội, nâng cao dân trí, giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới, mở rộng quan hệ đối ngoại, đưa Lai Châu cơ bản ra khỏi 7 tình trạng kém phát triển”. (Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lai Châu lần thứ XII) Đại hội lần thứ XVIII huyện ủy Mường Tè khẳng định: “Tiếp tục nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng bộ, phát huy truyền thống đoàn kết, khai thác tiềm năng, lợi thế của huyện, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Giữ vững ổn định về chính trị, xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, đưa huyện Mường Tè cơ bản thoát ra khỏi huyện đặc biệt khó khăn. 5. Sự cần thiết CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn 5.1. Khái niệm nông nghiệp, nông thôn Nông nghiệp theo nghĩa hẹp là ngành sản xuất ra của cải vật chất mà con người phảo dựa vào quy luật sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi để tạo ra sản phẩm như: lương thực, thực phẩm…để thỏa mãn nhu cầu của con người. Nông thôn là một địa bàn mà ở đó sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn. 5.2. Sự cần thiết phải đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Trong những năm qua tuy nông nghiệp, nông thôn nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng qua nhưng nông nghiệp nông thôn nước ta vẫn đang đứng trước những thách thức gay gắt. Nông nghiệp, nông thôn nước ta còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác và khai thác chưa có hiệu quả. Nông nghiệp nông nghiệp, nông thôn vẫn trong tình trạng sản xuất nhỏ, trình độ lạc hậu, năng suất thấp. Quan hệ sản xuất chưa đáp ứng yêu cầu phát triển nền nông nghiệp hàng hóa theo cơ chế mới. Nông nghiệp, nông thôn không chỉ là nơi cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, mà còn là nơi tiêu thụ rộng lớn sản phẩm công nghiệp. Đời sông người dân nông thôn nhất là ở vùng sâu, vùng xa còn rất nhiều khó khăn, chênh lệch thu nhập giữa nông thôn và thành thị có chiều hướng tăng lên. Để khắc phục những tình trạng trên, tại Hội nghị Ban chấp hành trung ương khóa IX (3-2002), Đảng ta đã nêu chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, coi đó là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của công nghiệp hóa hiện đại hóa. 6. Nội dung công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn 8 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phá thế độc canh, đa dạng hóa sản xuất, hình thành vùng chuyên canh quy mô lớn đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp và xuất khẩu. Phát triển nền nông nghiệp hàng hóa. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ trong nông nghiệp và nông thôn. Đẩy mạnh cơ giới hóa hoạt động sản xuất nông nghiệp nông thôn. Xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp. Phát triển kinh tế hộ nông nghiệp, nông thôn; khuyến khích và phát triển kinh tế trang trại. Mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cho nông thôn (điện, đường, trường, trạm…). Đây là những điều kiện hết sức cần thiết cho đẩy mạnh, công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG NGHIỆP HÓA - HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở HUYỆN MƯỜNG TÈ NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY I. Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Mường Tè 1. Điều kiện tự nhiên * Vị trí địa lý Mường Tè là một huyện vùng cao Biên giới của tỉnh Lai Châu, diện tích tự nhiên 368.582,50 ha, dân số 49.726 người. Huyện Mường Tè nằm ở phía Tây Bắc Việt Nam, cách trung tâm tỉnh lị Lai Châu hơn 180 km về phía Tây Bắc (theo đường bộ tỉnh lộ 127, Quốc lộ 12, Quốc lộ 4D). Nằm trong toạ độ địa lý: từ 19054’ đến 22047’ vĩ độ Bắc và từ 102009’ đến 103006’ kinh độ Đông. Về địa giới hành chính, Mường Tè: phía Bắc giáp Trung Quốc; phía Nam giáp huyện Mường Lay, tỉnh Điện Biên; phía Đông giáp huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu; phía Tây giáp huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Là huyện tận cùng phía Tây Bắc của Tổ quốc, giáp tỉnh Vân Nam - Trung Quốc với 143,5 km đường biên giới. Mường Tè có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh, quốc phòng và bảo vệ chủ quyền biên giới Quốc gia. Sinh sống trên địa bàn huyện chủ yếu là đồng bào các dân tộc ít người, do vậy Mường Tè có vị trí quan trọng trong việc đấu tranh chống lại âm mưu chia rẽ dân tộc của các thế lực thù địch, bảo vệ an ninh chính trị và ổn định xã hội. Là huyện miền núi cao, khu vực đầu nguồn xung yếu và cực kỳ quan trọng của sông Đà - con sông có giá trị rất lớn về thuỷ điện và cấp nước cho vùng đồng 9 bằng Bắc bộ. * Địa hình, địa mạo Do chịu ảnh hưởng lớn của hoạt động kiến tạo nên địa hình huyện Mường Tè rất phức tạp, mức độ bị chia cắt sâu và ngang bởi các dãy núi cao chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, trong đó phổ biến là kiểu địa hình núi cao và núi trung bình. Độ cao trung bình từ 900 - 1500m so với mặt nước biển, cao nhất là đỉnh Phu Xi Lung (3.076m), thấp nhất là 200m. Độ dốc trung bình 25% - 30%, có nơi độ dốc trên 45%, với các kiểu địa hình chính như sau: Địa hình núi cao và núi trung bình (>700m): diện tích 265.827,5 ha, chiếm 72,12% diện tích tự nhiên. Độ cao trung bình 1.500m, độ dốc lớn trên 25%. Địa hình núi thấp (<700m): diện tích 100.721,9 ha, chiếm 27,33% so với tổng diện tích tự nhiên, phân bố tập trung về phía Nam và phía Tây Nam của huyện. Địa hình thung lũng hẹp: diện tích 2.033,10 ha, chiếm 0,55% diện tích tự nhiên, phân bố dọc theo các suối nhỏ. Phần lớn địa hình bằng, độ dốc từ 30%- 45% hiện đang được khai thác để trồng lúa nước và hoa màu. * Khí hậu Mường Tè mang đặc điểm của vùng nhiệt đới núi cao Tây Bắc, ít chịu ảnh hưởng của bão. Thời tiết trong năm chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa đông lạnh, mưa ít và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều. Theo số liệu quan trắc trong nhiều năm của trạm khí tượng - thủy văn huyện Mường Tè và các trạm lân cận cho thấy: - Chế độ mưa: Là vùng có lượng mưa lớn của tỉnh Lai Châu, hàng năm mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10, trùng với kỳ thịnh hành của gió mùa Tây Nam. Vùng núi cao lượng mưa có thể lên tới trên 3000mm/năm; vùng núi trung bình có thể biến động trong khoảng 2000 - 2500mm/năm; vùng núi thấp và thung lũng từ 1500 - 1800mm/năm. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa ít (316,4mm), trong thời gian này thường có nhiều sương mù và xuất hiện sương muối ở một số nơi vào một số ngày trong tháng 1 và tháng 2. Lượng mưa trung bình năm là 2.531mm, trong đó riêng lượng mưa trung bình trong tháng 7 là 2.214,6mm, chiếm 87,5% lượng mưa cả năm. Độ ẩm phụ thuộc vào sự phân bố lượng mưa hàng năm, những tháng mùa mưa độ ẩm tương đối đạt 85%. Các tháng mùa khô từ 75% - 80%, riêng tháng 02 khô hạn, độ ẩm không khí dưới 50%. - Chế độ nhiệt: Nhiệt độ ở huyện Mường Tè có sự phân biệt rõ rệt giữa các vùng, vùng núi cao có nhiệt độ bình quân 15 0 c, vùng núi trung bình có nhiệt độ bình quân đạt 20 0 c, ở vùng thấp < 700m (thung lũng và máng trũng) nhiệt độ bình quân cao hơn 23 0 c . 10 [...]... Trong những năm qua, huyện Mường Tè đã tập trung ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp có ưu thế như: công nghiệp thuỷ điện, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nông - lâm sản, đặc sản, sản xuất hàng tiêu dùng và các ngành nghề truyền thống, nhằm thay đổi cơ cấu kinh tế, làm động lực thúc đẩy cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn Vì những điều... dụng 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới của chính phủ Trong năm qua huyện Mường Tè đang đẩy nhanh tiến độ thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn theo 19 tiêu chí mới,tới nay huyện Mường Tè chưa có xã nào đạt chuẩn theo 19 tiêu chí của xây dựng nông thôn mới, kế hoạch xây dựng 2 đơn vị xã: Mường Tè, Thu lũm Do điều kiện dân cư và giao thông, điện lưới, và các điều kiện kinh tế... lực cho việc phát triển kinh tế - xã hội nhằm thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, từng bước xoá đói giảm nghèo, nâng cao đới sống tinh thần cho nhân dân và đưa nền kinh tế Mường Tè dần hoà nhập được với công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôncủa tỉnh Lai Châu nói riêng và toàn quốc nói chung 2 Kiến nghị Là huyện có nhiều tiềm năng nhưng còn nghèo, thiếu vốn... Lay) - Mường Tè chạy qua, nối thị trấn Mường Tè với thị xã Lai Châu cũ nay là thị xã Mường Lay tỉnh Điện Biên, qua huyện Sìn Hồ 3 Nhận định chung về những tiềm năng quan trọng để công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn huyện huyện Mường Tè Là khu vực đầu nguồn xung yếu và cực kỳ quan trọng của Sông Đà, con sông có giá trị lớn về thuỷ điện và cung cấp nước cho vùng đồng bằng Bắc bộ, nên Mường. .. trạng công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Mường Tè trong thời gian qua 15 1 Thủy lợi Hiện toàn huyện có trên 150 công trình thủy lợi lớn, nhỏ phục vụ tưới cho trên 2.380 ha ruộng một vụ, 1.010 ha ruộng 2 vụ Nhìn chung, các công trình đã xuống cấp do thiên tai, mặt khác thời gian sử dụng đã quá niên hạn nhưng chưa được nâng cấp, tu sửa, hiệu ích tưới tiêu thấp 2 Áp dụng khoa học công. .. núi Điều này gây trở ngại rất lớn trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá b Nông nghiệp Từ năm 2005 - 2010 kinh tế huyện Mường Tè đã có sự chuyển biến Tuy nhiên theo phân tích về tình hình tăng trưởng kinh tế cho thấy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa có sự chuyển biến mạnh sang sản xuất hàng hoá, tỷ trọng ngành nông - lâm nghiệp vẫn chiếm... khai thác hiệu quả trường dạy nghề trên địa bàn huyện nhằm nâng cao đáng kể chất lượng nguồn nhân lực 25 D.TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Nông nghiệp Việt Nam trên con đường Công nghiệp hóa - hiện đại hóa 2 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, VIII, IX, XI 3 Văn kiện Đại hội đại biểu tỉnh Lai Châu lần thứ XII 4 Văn kiện Đại hội đại biểu huyện Mường Tè lần thứ XVIII 5 Giáo trình Kinh tế chính trị... làm đất đa năng trong toàn huyện : 05 máy đang ứng dụng vào sản xuất trong huyện từ năm 2010, máy cày 73 chiếc, máy xát 975 chiếc 4 Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và a Công nghiệp Hoạt động ngành công nghiệp và tiểu thủ công chủ yếu tập trung vào các ngành như: thuỷ điện, sản xuất vật liệu xây dựng và chế biến nông - lâm sản, còn các ngành cơ khí và chế biến hàng nông - lâm sản với quy mô nhỏ,... nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn huyện, điện lưới quốc gia mới 17 đưa vào vận hành, thường xảy ra sự cố gây mất điện và một số trạm thuỷ điện trên địa bàn đã hư hỏng, xuống cấp không có khả năng khắc phục để đưa vào sử dụng; - Công nghiệp chế biến nông lâm sản: Hiện nay trên địa bàn huyện có 08 cơ sở chế biến nông sản, trong đó chủ yếu là cơ sở xay xát Các cơ sở này đều mang tính... thức và trách nhiện của cán bộ điều hành và cán bộ trực tiếp làm kinh tế Mở rộng hình thức đào tạo, dạy nghề, các trường trung học chuyên nghiệp về kỹ thuật nông - lâm nghiệp, thương mại - dịch vụ, quản lý kinh tế, thu hút nhiều lao động trẻ tham gia học tập trở về địa phương công tác vv Nâng cao trình độ nhận thức cho nhân dân trong huyện, bằng các hình thức thông tin đại chúng, hoạt động văn hoá thông . trọng để công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn huyện huyện Mường Tè …………… 12 II. Thực trạng công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Mường Tè trong thời gian qua………………………………………………. mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, coi đó là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của công nghiệp hóa hiện đại hóa. 6. Nội dung công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn 8 Chuyển. cần thiết cho đẩy mạnh, công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG NGHIỆP HÓA - HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở HUYỆN MƯỜNG TÈ NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY I. Khái

Ngày đăng: 18/11/2014, 15:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w