Trong đó, chặng thứ hai là một trong những thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của thơ Nôm Đường luật, ghi nhận bước phát triển “nhảy vọt” của dòng thơ ca tiếng Việt, với sự xuất hiện của ba
Trang 1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
LÊ THỊ CHÂU
THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT TỪ
HONG BUC QUOC AM THI TAP DEN BACH VAN QUOC NGU THI TAP
CHUYEN NGANH : LY LUAN VAN HOC
MÃ SỐ : 60.22.32
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮVĂN
VỊNH - 2010
Trang 2I Ly do chon dé tai
1.1 Nền văn học viết dân tộc thành dòng từ thế kỷ X Trước hết là sự xuất hiện của bọ phận văn học viết bằng chữ Hán Tuy viết bằng chữ Hán nhưng nhiều tác phẩm vẫn đậm đà tính dân tộc, diễn tả con người Việt Nam,
tâm hồn Việt Nam, vẻ đẹp tài hoa Việt Nam thời phong kiến
Đến thế kỷ XIII xuất hiện dòng văn học chữ Nôm khắng định bước
phát triển nhảy vọt của nền văn học dân tộc, đồng thời chứng minh cho ý
thức, tinh thân nhân dân đã phát triển cao hơn ở tầng lớp trí thức Vì thế, nó
trưởng thành nhanh chóng và có nhiều tác gia lớn, với những tác phẩm ưu
tú, đặc biệt là lĩnh vực thơ ca, trong đó có thơ Nôm Đường luật
Thơ Nôm Đường luật có vị trí quan trọng trong lịch sử văn học dân tộc,
phản ánh những điều kiện, bản chất, qui luật của quá trình giao lưu tiếp
nhận văn học và cũng là loại hình văn học độc đáo Độc đáo là bởi, tuy có
nguồn gốc ngoại lai (mượn các yếu tố của thơ Đường luật) nhưng trong quá
trình phát triển lại trở thành một thể loại văn học dân tộc, kết hợp hai yếu
tố: “Nôm” và “Đường luật” trong nội dung phản ánh cũng như hình thức thể hiện, là sản phẩm tinh hoa tinh than dân tộc Việt và của các thế hệ trí
thức phong kiến Việt Nam yêu tiếng mẹ đẻ
1.2 Hình thành và phát triển trong suốt 7 thế kỷ, liên tục khắng định
được vị trí trên cả phương diện nội dung và nghệ thuật phản ánh bên cạnh
các thể loại văn học dân tộc khác Có thể tạm chia tiến trình Thơ Nôm Đường luật thành ba chặng lớn như sau: Từ thế kỷ XIII đến trước Quốc âm
thi tập của Nguyễn Trãi.Từ Quốc âm thi tập đến trước thơ Nôm Hồ Xuân
Hương.Từ thơ Nôm Hồ Xuân Hương đến thơ Nôm Nguyễn Khuyến, Tú
Xương
Trang 3Trong đó, chặng thứ hai là một trong những thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của thơ Nôm Đường luật, ghi nhận bước phát triển “nhảy vọt” của dòng thơ
ca tiếng Việt, với sự xuất hiện của ba tác phẩm được xem là ba cột mốc là:
Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập và Bạch Vân quốc ngữ thi tập Vì
thế, đặt ra vấn đề nghiên cứu diễn trình thơ Nôm Đường luật từ Hồng Đức
quốc âm thi tập đến Bạch Vân quốc ngữ thi tập là một vẫn đề vừa mang ý nghĩa khoa học, vừa mang ý nghĩa thực tiễn
1.3 Ở bậc Đại học, Cao đắng và ở các bậc phổ thông trung học, trung hoc co sé, tho Nom Đường luật thế kỷ XV, XVI, cũng như Hồng Đức quốc
âm thi tập của Lê Thánh Tông và Bạch Vân quốc ngữ thi tập của Nguyễn
Binh Khiêm được giảng dạy, nghiên cứu trong tiến trình chung của văn học Việt Nam trung đại Có điều, việc nghiên cứu và giảng dạy thơ Nôm Đường luật nói chung, Hồng Đức quốc âm thi tập và Bạch Vân quốc ngữ thi tập nói riêng, lâu nay chủ yếu chỉ mới dừng lại ở tác gia, tác phẩm cụ thẻ, tính hệ
thống về một giai đoạn, hay một thời kỳ của thơ Nôm Đường luật chưa
được đề cập nhiều Đây cũng là một trong những lý do để tôi lựa chon dé tai nghiên cứu: Thơ Nôm Đường luật từ #ổng Đức quốc âm thi tập đến Bạch
Vân quốc ngữ thi tập Hy vọng đề tài sẽ góp phần phục vụ tốt việc day hoc
môn Ngữ văn ở các cấp học, đặc biệt là phù hợp với chương trình đổi mới sách giáo khoa Ngữ văn hiện hiện hành
2 Lịch sử vấn đề
Lịch sử vấn đề nghiên cứu diễn trình phát triển thơ Nôm Đường luật từ
Hồng Đức quốc âm thi tập đến Bạch Vân quốc ngữ thi tập được luận văn triển khai trên hai khía cạnh:
Lịch sử nghiên cứu Hồng Đức quốc âm thi tập và Bạch Vân quốc ngữ thi tập gắn với các tác phâm cụ thể
Lịch sử nghiên cứu diễn trình của thơ Nôm Đường luật từ Hồng Đức
quốc âm thi tập đến Bạch Vân quốc ngữ thi tập
Trang 42.1 Lịch sử nghiên cứu Hồng Đức quốc âm thi tập và Bạch Vân quốc
ngữ thi tập gắn với tác phẩm cụ thể
So với các thể loại văn học khác trong nền văn học dân tộc, thơ Nôm
Đường luật được nghiên cứu khá sớm Nhưng ý thức về Đường luật Nôm như
một thể loại văn học và việc nghiên cứu Đường luật Nôm từ góc độ thể loại
thì chủ yếu mới được đặt ra từ những năm gần cuối thế kỉ XX trở lại đây, trong Hồng Đức quốc âm thi tập và Bạch Vân quốc ngữ thi tập Có thé dẫn ra
một số nhận xét, đánh giá tiêu biểu về Hong Đức quốc âm thi tập và Bạch
Vân quốc ngữ thi tập
a Về Hồng Đức quốc âm thi tập
Các soạn giả cuốn Hồng Đức quốc âm thi tập đã đưa ra những nhận
xét khái quát về nội dung tập thơ: “Đây là tập thơ nhiều tác giả, cho nên ý thơ và lời thơ cũng muôn màu muôn vẻ Tuy nhiên, hướng sáng tác vẫn tập trung dưới sự chỉ đạo của nhà vua, từ trật tự đến các chủ đề chung: tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước, yêu chính nghĩa, yêu những trí óc thông minh,
yêu những tâm hồn trong sáng, và từ đó toát lên lòng tự hào dân tộc, trong
tổ quốc độc lập và thanh bình” [17,17]
Về nghệ thuật, các tác giả viết: "Hình thức và nghệ thuật thơ ở đây đã
có một bước tiến so với tập thơ Quốc âm của Nguyễn Trãi Trừ những chỗ
khuôn sáo, gò bó, hình thức và nghệ thuật thơ quốc âm thời Hồng Đức được mở
rộng về nhiều mặt, phong phú về đề tài, sinh động về hình tượng, uyển chuyển
về lời văn" [17, 28]
Bàn về nội dung và hình thức nghệ thuật #ổng Đức quốc âm thi
tập, các tác giả cuỗn Văn học Việt Nam thế kỷ X - nửa đâu thế kỷ XƯII có
những đánh giá khách quan: “Hồng Đức quốc âm thi tập thể hiện khuynh
hướng sáng tác cung đình, nặng về “ngâm hoa vịnh nguyệt”, mượn thơ văn làm trò tiêu khiển cho lớp người đài các phong lưu Vì vậy, tập thơ thường
nặng về đẽo gọt hình thức mà nội dung thì nghèo nàn” ( 279 - 280)
Trang 5Cuồn Hoàng Đề Lê Thánh Tông - nhà chính trị tài năng - nhà văn hóa lỗi lạc - nhà thơ lớn đã tập hợp một số công trình nghiên cứu về thơ văn
Lê Thánh Tông, trong đó có những ý kiến liên quan trực tiếp tới Hồng Đức quốc âm thi tập Trong bài viết: Về một giai đoạn khai sáng thơ Nôm Đường
luật, tac giả Đặng Thanh Lê đánh giá cao cảm hứng vịnh đề địa danh lịch sử
của Lê Thánh Tông trong tập thơ: “Lê Thánh Tông đã là một con người không
phải đi tìm hình của nước mà đi hoạ hình của đất nước Những bức tranh về
Nam quốc, Nam thiên là một hình tượng đầu tiên có giá trị gây ấn tượng về
non sông Tổ quốc mà nhà thơ đã đem đến cho người đọc” [32, 486]
Tác giả Trần Quang Dũng khẳng định xu hướng dân tộc hóa thể loại của Hồng Đức quốc âm thi tập: “Tất nhiên cũng không nên phiến diện cho rằng các nhà thơ Hồng Đức khi họa lại thơ vua không để lại những dấu
ấn nghệ thuật độc đáo Vì thế, thơ xướng họa trong Hồng Đức quốc âm thi
tập không chỉ là những cuộc “đùa gid cot trang”, tan tung mỹ đức của “minh
quân lương tướng” và thuyết giáo đạo lí Nho gia Tìm hiểu nội dung của
một số cụm thơ xướng họa trong tập thơ thấy xuất hiện khá rõ xu hướng dân
tộc hóa thê loại, thể hiện một cái nhìn tỉnh tế qua trí tưởng tượng dôồi đào”
Thơ xướng họa trong Hông Đức quốc âm thi tập [14, 103 - 109]
Về nghệ thuật tập thơ, tác giả Bùi Duy Tân đánh giá cao bút pháp trào lộng của Hồng Đức quốc âm thi tập: “Nét bút trào lộng ở đây thường hóm hinh, trang nhã, trẻ trung, chừng mực, phù hợp với cuộc sống thanh bình, an
lạc, với tỉnh thần lạc quan của thé hé “dan than yêu đời” [ 59, 330 - 331]
b Về Bạch Vân quốc ngữ thi tập
Có thể khẳng định, đến Bạch Vân quốc ngữ thi tập, thì xu hướng dân tộc hóa ở cả phương diện nội dung và hình thức của thơ Nom Đường luật nâng lên một bước cao hơn Học giả Dương Quảng Hàm viết: “Những bài
ấy hoặc vịnh cảnh nhàn tản, hoặc tả thế thái nhân tình để ngụ ý khuyên răn người đời Lời thơ bình đạm mà có ý vị; những bài vịnh cảnh nhàn thì phóng khoáng, thanh tao còn trong những bài răn đời thì có giọng trào phúng nhẹ
Trang 6nhàng, kín đáo Thật là một lối thơ ca đặc biệt trong nền văn nôm của ta” [19, 284 - 285] Tác giả Đinh Gia Khánh cũng có ý kiến tương tự khi nhấn mạnh đến xu hướng dân tộc hóa thể loại của Bạch Vân quốc ngữ thi tập:
"Trong thơ Nôm viết bằng ngôn ngữ văn học dân tộc, thiên nhiên đất nước
và cuộc sống của nhân dân lại được miêu tả với một phong vị dân tộc đậm
đà hơn, cụ thể và sinh động hơn " [26, 425]
Tác giả Bùi Duy Tân đánh giá cao lối "tư duy triết học" của Bạch Vân cư sĩ trong khám phá và nhận thức thế giới: "Nhà thơ muốn nhận thức thế giới xung quanh, gặp gì ông cũng quan sát, thấy gì ông cũng làm
thơ, mỗi sự vật là đề tài của một bài thơ, mỗi bài thơ là một nhận thức thế
giới" [26, 423- 424]
Về hình thức nghệ thuật Bạch Vân quốc ngữ thi tập, cuốn Văn học Việt Nam thế kỷ X - nửa đâu thế kỷ XVIII nhấn mạnh phong cách triết lý, giáo huấn: "Mỗi bài thơ Nôm của Nguyễn Binh Khiêm mang ý tứ về lẽ biến
dịch, tương sinh, tương khắc, một sự răn dạy, một sự mỉa mai, chê trách, một quan niệm nhân sinh, " [26, 451]
Tựu trung, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra được những thành tựu, đóng góp cũng như hạn chế, tồn tại trong nội dung phản ánh cũng như nghệ thuật thể hiện của Hồng Đức quốc âm thi tập và Bạch Vân quốc ngữ thi tập Đây
sẽ là những gợi ý và định hướng quan trọng cho tác giả luận văn trong quá
trình triển khai các nội dung nghiên cứu của đề tài
2.2 Lịch sử nghiên cứu diễn trình của thơ Nôm Đường luật từ Hồng
Đức quốc âm thi tập tến Bạch Vân quốc ngữ thi tập
So với vấn đề nghiên cứu tác gia, tác phẩm cụ thế, lịch sử nghiên cứu
diễn trình thơ Nôm Đường luật từ #ồng Đức quốc âm thi tập có số lượng
công trình và bài viết nghiên cứu ít hơn Đây cũng chính là lý do dé luận
văn chọn vấn đề này làm đối tượng nghiên cứu Có thê kể đến các công
trình tiêu biểu đã đặt vấn đề nghiên cứu diễn trình thơ Nôm Đường luật từ
Hồng Đức quốc âm thi tập đến Bạch Vân quốc ngữ thi tập:
Trang 7Giáo trình Thơ Nôm Đường luật viết: “Nếu so với hai tác phẩm Nôm
Đường luật thế kỷ XV, quy mô số lượng của Bạch Vân quốc ngữ thi tập không bằng Nhưng không vì thế mà dung lượng phản ánh của tác phâm bị
hạn chế Đến Bạch Vân quốc ngữ thi tập, tầm khái quát nghệ thuật của thơ Nôm Đường luật được nâng lên một bước Nổi bật trong thơ Nôm Nguyễn
Binh Khiêm là những đề tài, chủ đề mang tính chất xã hội ” [46, 43]
Về nghệ thuật trào phúng của thơ Nôm Đường luật từ /#ổng Đức quốc
âm thi tập đến Bạch Vân quốc ngữ thi tập, tác giả Lã Nhâm Thìn cho rằng:
“Việc dùng thơ Đường luật đề trào phúng manh nha từ Nguyễn Trãi Đến
Hồng Đức quốc âm thi tập hiện tượng này rõ nét hơn Tới Nguyễn Binh
Khiêm, chức năng trào phúng của thơ Nôm Đường luật đã được khẳng định ” [46, 43 - 44]
Đối sánh về nội dung phản ánh của Hồng Đức quốc âm thi tập và
Bạch Vân quốc ngữ thi tập, tác giả Nguyễn Phạm Hùng viết: “ tinh than
của Bạch Vân quốc ngữ là khẳng định trật tự phong kiến, tư tưởng đạo đức
Nho giáo, phê phán “thói đời đen bạc”, còn Hồng Đức quốc âm thi tập thì tinh than chung là ca tụng, khắng định vương quyền trong niệm lạc quan và
hiện Với Bạch Vân quốc ngữ thi tập, thơ Nôm Đường luật đã xuất hiện
chức năng “tư duy thế sự” trong việc nhận thức và khám phá hiện thực khách quan vừa cụ thể, sinh động, vừa có tầm khái quát xã hội rộng lớn Xu hướng phá cách thơ luật theo tinh thần dân tộc hóa thể loại của Đường luật
Nom thế kỷ XV tiếp tục được Nguyễn Binh Khiêm phát huy.Bút phát trào
phúng gắn với một chức năng mới: tố cáo hiện thực xã hội” [12, 232]
Trang 8Như vậy, các công trình nghiên cứu về thơ Nôm Đường luật từ #ông Đức quốc âm thi tập đên Bạch Vân quốc ngữ thi tập đã chỉ ra được những thành tựu, đóng góp về nội dung và hình thức của thơ Nôm thời kỳ này, đặc biệt là xu hướng dân tộc hóa thê loại ở Hồng Đức quốc âm thi tập vàp chức
năng “tư duy thế sự” ở Bạch Vân quốc ngữ thi tập Đây sẽ là những cơ sở
và tiền đề mà luận văn sẽ tiếp thu trong quá trình làm rõ hơn đặc điểm và thành tựu của thơ Nôm Đường luật từ #ổng Đức quốc âm thi tập đến Bạch
Vân quốc ngữ thi tập
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Thơ Nôm Đường luật từ Hồng Đức quốc âm thi tập đến Bạch Vân
quốc ngữ thi tập
4 Mục đích nghiên cứu
1 Làm sáng rõ hơn những thành tựu, của thơ Nôm Đường luật
từ Hồng Đức quốc âm thi tập đến Bạch Vân quốc ngữ thi tập trong tiễn
trình chung của thơ Nôm Đường luật thời trung đại về phương diện nội dung
2 Làm sáng rõ hơn những thành tựu, của thơ Nôm Đường luật từ Hồng Đức quốc âm thi tập đến Bạch Vân quốc ngữ thi tập trong tiến trình chung của thơ Nôm Đường luật thời trung đại về phương diện nghệ thuật
3 Lý giải những thành tựu và hạn chế của thơ Nôm Đường luật từ Hồng Đức quốc âm thi tập đến Bạch Vân quốc ngữ thi tập
5 Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên chúng tôi sử dụng những phương pháp sau:
Phương pháp thống kê, phân loại
Được sử dụng để thống kê, phân loại các bài (nhóm) bài thơ theo từng
hệ thống đề tài, chủ đề trong Hồng Đức quốc âm thi tập đến Bạch Vân quốc ngữ thi tập
Phương pháp đối chiếu, so sánh
Trang 9Được sử dụng để đối chiếu, so sánh hệ thống chủ đề cũng như các
phương diện hình thức nghệ thuật giữa hai tác phẩm Quéc dm thi tap và Hồng Đức quốc âm thi tập
Phương pháp phân tích, tổng hợp
Được sử dụng khi đánh giá, thẩm bình các đề tài, chủ đề; các bài thơ,
chùm thơ cụ thể, làm sáng rõ những luận điểm trong từng mục của luận
văn
6 Đóng góp của luận văn
Trên cơ sở tiếp thu những thành tựu nghiên cứu về thơ Nôm Đường luật nói chung, ông Đức quốc âm thi tập và Bạch Vân quốc ngữ thi tập
nói riêng, luận văn sẽ phân tích, đánh giá một cách có hệ thống về những,
thành tựu, đóng góp của Hồng Đức quốc âm thi tập và Bạch Vân quốc ngữ thi tập vào sự phát triển của dòng thơ Nôm Đường luật thời trung đại
7 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, Nội dung của luận văn được
trình bày theo ba chương:
Chương I Những tiền đề lịch sử làm cho sự xuất hiện thơ Nôm từ Hồng Đức quốc âm thi tập đến Bạch Vân quốc ngữ thi tập
Chương 2 Những thành tựu về nội dung của thơ Nôm Đường luật từ
Hồng Đức quốc âm thi tập đến Bạch Vân quốc ngữ thi tập
Chương 3 Những thành tựu về hình thức nghệ thuật của thơ Nôm
Đường luật từ #ông Đức quốc âm thi tập và Bạch Vân quốc ngữ thi tập
Chương I
NHUNG TIEN ĐÈ LÀM CHO SỰ XUẤT HIỆN THƠ NÔM DUONG
LUAT TU HONG DUC QUOC AM THI TAP DEN BACH VAN QUOC NGU THI TAP
Trang 101 Về lịch sử- xã hội
1.1 Thời đại Lê Thánh Tông
Chế độ phong kiến Việt Nam đến cuối thế kỉ XIV lâm vào tình trạng
khủng hoảng trầm trọng Nhà Hồ ra đời, Hồ Quý Ly đang tiến hành cuộc cải cách thì quân Minh tràn vào xâm lược nước ta ( cuối năm 1406), với một
hệ thống luật pháp rất hà khắc và dã man Trước mối thù không đội trời chung với bọn cướp nước, phong trào đấu tranh giải phóng của quân dân ta
bùng nổ khắp nơi Đặc biệt là sự xuất hiện của người anh hùng Lê Lợi với
tài thao lược, biết dựa vào thời cơ, dựa vào nhân dân, đã tập hợp được quần chúng nhân tài , biết dùng chiến lược, chiến thuật tài tình nên đã quét sạch giặc Minh ra khỏi bờ cõi nước ta Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn kết thúc, đánh dấu sự trưởng thành của sức mạnh dân tộc, một dân tộc, có nền văn hiến lâu
đời vững chắc.Lê Thái Tổ lên ngôi và xây dựng một nhà nước phong kiến
trung ương tập quyền, trên một cơ sở xã hội khác hẳn cơ sở đời Trần Sự nghiệp đó tiếp tục được củng cố về mọi mặt qua các đời Thái Tông, Nhân Tông, đến nửa sau thế ki XV (tính từ 1460, năm Lê Thánh Tông lên ngôi) nhà nước phong kiến thời Hậu Lê đạt đến giai đoạn cực thịnh, là quốc gia cường thịnh nhất Đông Nam Á thời bấy giờ “Vua hăng hái dấy nghĩa quân
đánh dẹp giặc Minh Sau 10 năm thì thiên hạ đại định Đến khi lên ngôi, đã
ấn định luật lệnh, chế tác lễ nhạc, mở khoa thi, đặt cắm vệ, xây dựng quan chức, thành lập phủ huyện, thu nhập sách vở, mở mang trường học, có thể
gọi là có mưu kế xa rộng mở mang cơ nghiệp'°[30, 174]
Tiếp tục kế thừa, và phát huy sức mạnh các nhà nước thời Lý, Trần,
Hồ, và ngay trước đó của Thái Tổ, Thái Tông, Lê Thánh Tông được ghi
nhận là một "hoàng đế anh minh, hùng tài đại lược" (Vũ Quỳnh), đã bước lên ngai vàng giữa lúc triều chính nhà Lê đang lục đục mâu thuẫn Lên nắm quyền, Lê Thánh Tông nhanh chóng chấm dứt tình trạng phe phái trong
cung đình, khẩn trương tổ chức xây dựng đất nước với, một tinh thần cải
cách mạnh mẽ, táo bạo
Trang 11Trong vòng gần 40 năm (1460 -1497) làm vua, Lê Thánh Tông đã đưa
triều Lê phát triển lên đến đỉnh cao về nhiều mặt: chính trị, xã hội, kinh tế,
«
quốc phòng, văn hoá, được sử gia Ngô Sĩ Liên khen ngợi “ vua sáng lập chế độ văn vật khả quan, mở mang đất đai, bờ cõi khá rộng, thực là bậc vua anh hùng tài lược, dẫu Vũ Đế nhà Hán, Thái Tông nhà Đường cũng không
thể hơn được ” [30,174] Và “Vua tư triều cao siêu, anh minh quyết đoán,
có hùng tài, đại lược, võ giỏi văn hay mà cái học của thánh hiền lại đặc biệt
siêng năng, tay không lúc nào rời quyên sách Các tập kinh, sử, các lich, toán, những việc thánh thần, không có gì không bao quát tinh thông Văn thơ thì vượt trên cả những văn mẫu của các văn thần Cùng với bọn Nguyễn
Trực, Vũ Vĩnh Mô, Thân Nhân Trung, Quách Đình Bảo, Đỗ Nhuận, Đào
Cừ, Đàm Văn Lễ biên soạn bộ Thiên Nam dư hạ, tự đặt hiệu là “Thiên Nam
động chủ”, “Đạo Am chủ nhân” Lại sùng nho thuật, nâng đỡ nhân tài
Khoa thi chọn kẻ sĩ không phải chỉ có khóa, lệ định 3 năm một lần thi lớn là
bắt đầu từ xưa Người hiền tài được chọn nhiều hơn cả đời vua Văn võ đều
dùng, tùy theo sở trường của từng người Vì thế, có thể sửa dựng chính sự,
chế tác lễ nhạc, hiệu lệnh văn chương rõ ràng, có thể cho người sau noi
theo” [30, 174]
Người còn khởi xướng Quốc friểu hình luật một trong những thành tựu đáng tự hào nhất của Lê Thánh Tông và của cả thời đại nhà Hậu Lê Đây là một sự kiện đánh dấu trình độ văn minh cao của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ Đây cũng chính là tiền đề quan trọng cho sự phục hưng văn hoá, văn
học của của văn học thế kỉ XV nói chung, nửa sau thé ki XV noi riéng
Công cuộc phục hưng văn hoá thời Hậu Lê, đặc biệt là thời đại Lê Thánh Tông được tiến hành đồng bộ qua cách ứng xử với văn hoá vật chất,
chú ý nâng cao văn hoá - tổ chức đời sống xã hội và phát triển mạnh văn
hoá giáo duc Tinh thần này được cụ thể hóa bằng những hành động cụ thể,
thiết thực, như chú ý mở mang trường học, mở rộng quy mô đào tạo nho sĩ, ngoài mục đích để chọn nhân tài bỗ sung vào bộ máy quan liêu còn nhằm
Trang 12tạo ra một tầng lớp trí thức nho học đông đảo trong xã hội Cụ thể là trong
38 năm làm vua (1460 - 1497) Lê Thánh Tông đã tổ chức 12 ky thi, tuyên
được 501 tiến sĩ trong đó có 9 trạng nguyên, tức là non 1/15 tổng số tiến sĩ
và 1/3 tổng số trạng nguyên của toàn bộ lịch sử khoa cử nước ta thời phong
kiến
Trọng Nho học cũng có nghĩa là trọng sự học, trọng hiền tài Văn bia
Tiến sĩ năm Nhâm Tuất [34; 35] còn ghi lại những ý tứ cao siêu coi như phương châm đào tạo nhân tài xây dựng đất nước thời Lê Thánh Tông:
“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh
rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp Vì vậy các
dang Thanh đế Minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên Kẻ sĩ quan hệ với quốc gia trọng đại như thế, cho nên quý chuộng kẻ sĩ không biết thế nào là
cùng” Do quan tâm đến phát triển văn hoá giáo dục như vậy, nên thời ấy đã
đào tạo được nhiều nhân tài cho đất nước, góp phần nâng cao mặt bằng dân
trí, đưa đất nước đến phồn vinh, thịnh trị Danh nhân Lê Quý Đôn đã nhận
xét: “Khoảng giữa niên hiệu Hồng Đức, mở rộng khoa cử, tuyển nhiều nhân
tài, sĩ tử tập lối văn bóng bẩy, đẽo gọt từng câu, mong sao được đỗ để ra làm quan Nay muốn tìm thấy những người khí tiết, khăng khái trong thời
này xem ra có phần thưa thớt Nhưng con đường bồng lộc đã mở ra thì phương pháp thi cử cũng nghiêm ngặt, người điềm tĩnh được bước lên, người cầu may bị sàng sây, cho nên người tại chức ít thói cầu cạnh mà trong nước biết quý danh nghĩa Đấy là một thời kì thay đổi” Kiến văn tiểu lục [11, 259] Chúng ta cũng không ngạc nhiên khi thấy Phan Huy Chú còn
khẳng định hơn: “Khoa cử các đời thịnh nhất là đời Hồng Đức Cách lấy đỗ
rộng rãi, cách chọn người công bằng, đời sau càng không thể theo kịp Vì bấy giờ cách ra đề thi vu hồi làm đại thể, không trợ bằng những câu hiểm
sách lạ, chọn người cốt lấy học rộng thực tài, không hạn định ở khuôn khổ
mực thước Cho nên kẻ sĩ bấy giờ học được rộng mà không cần phải tìm tòi
Trang 13tỉ mỉ Tài được đem ra ứng dụng mà không bỏ rơi Trong nước không bỏ sót
nhân tài, tri đình không dùng người kém Bởi thế điển chương được đầy đủ,
chính trị ngày càng càng hưng thịnh” [10,164] Lê Thánh Tông bắt đầu cho phép tôn vinh việc học bằng các cuộc lễ xướng danh lễ đọc tên người thi
đậu, lễ vinh quy bái tổ lễ đón rước người thi đậu về làng và nhất là lệ khắc tên và lý lịch tiến sĩ vào bia đá Văn Miếu (bắt đầu từ 1442) Vì thế khuyến
kích mọi tầng lớp cư dân đua nhau học hành để tên tuổi được ghi vào bảng
vàng, để gia môn được vinh dự và để làng quê được vinh hiển Như thế
công việc giáo dục Nho học đã trở thành nếp Ngoài trường Quốc tử giám
và các viện lớn ra còn có các trường học ở các đạo, phủ, thừa với rất đông
học trò Các kỳ thi được các sĩ tử khắp nơi hưởng ứng
Không chỉ vậy, về quân sự: Hoàng đế Lê Thánh Tông ra sắc chỉ đầu
tiên là chỉnh đốn lại quân đội, đôn đốc và thực hiện các bước để tăng cường các khả năng chiến đấu của các vệ quân năm đạo Ông thường thân chỉnh đi
tuần phòng ở các vùng biên ải xa xôi cùng với binh lính và là tắm gương tốt
cho các quan phụ trách võ bị Về hành chính: Lên nắm triều chính, Lê
Thánh Tông nhanh chóng chấm dứt tình trạng chia rẽ của triều đình Ông làm việc không biết mệt mỏi, làm gương cho các quan lại Lê Thánh Tông
khẩn trương tô chức củng có và xây dựng nền hành chính Đại Việt mạnh
mẽ, táo bạo
Có thể khẳng định rằng, đây là một trong những triều đại được sử sách
coi là thịnh trị nhất như thời Hậu Lê, mà đỉnh cao là đời Lê Thánh Tông không chỉ được ca tụng vì đất nước hưng thịnh, nhân dân an cư mà còn vì
có văn vật phát đạt, dé lại cho ngày nay nhiều thư tịch, nhiều tác phẩm văn
học, đặc biệt là văn học chữ Nôm, trong đó có Hong Đức quốc âm thi
tập.Vì thế xã hội thời hậu Lê đời Lê Thánh Tông được đánh giá là thời kì hoàng kim nhất trong lịch sử xã hội phong kiến nước ta Đó cũng chính là
Trang 14tiền đề quan trọng cho sự phục hưng văn hoá, văn học của của văn học thế
ki XV nói chung, nửa sau thế kỉ XV nói riêng
1.2 Thời đại Nguyên Bỉnh Khiêm
Sau khi Lê Thánh Tông, nhất là Lê Hiến Tông mất, xã hội Việt Nam bước vào giai đoạn khủng hoảng trầm trọng Sự đổ nát của triều Lê là ở các
vua, quan như: Lê Hiển Tông ham mê nữ sắc, quá nhiều, nên chết sớm, Lê
Ủy Mục “đêm cùng cung nhân uống rượu vô độ” và được sứ thần Trung
Quốc gọi là “vua quỷ” Uy Mục bị giết hại lập vua mới là Tương Dực, nhưng Tương Dực bị sứ thần Trung Quốc gọi là “vua tính hiếu dâm như
tướng lợn” Tương Dực bắt dân đắp thành rộng mấy nghìn trượng, xây cửu
trùng đài Bên cạnh đó bọn quý tộc ngoại thích kết thành bè cánh thao túng
quyền hành trong triều, chúng “phàm súc vật, hoa màu của nhân dân đều cướp cả, nhà dân ai có đồ lạ, vật quý thì đánh dấu để lấy” Lợi dụng tình
hình xa đoạ đó của chính quyền phong kiến trung ương, bọn quan lại địa
chủ ở địa phương, ra sức chiếm đoạt ruộng đất, bóc lột nhân dân thậm tệ, chúng nhũng nhiễu đục khoét nhân dân vô độ với “thuế thu đến tơ tóc mà dùng của như bùn đất Với sự thối nát mục ruỗng của chế độ phong kiến
cuối Hậu Lê, cùng với sự suy tàn của đạo đức quan lại và chính sách bắt
phu, bắt lính, đi lao dịch đã đẩy quân dân sống giữa cuộc sống lầm than,
điêu đứng, cơ cực,
Đất nước rơi vào thời kỳ rối ren, tao loạn kể từ triều vua Lê Uy Mục đến vua Lê Tương Dực, rồi các triều Chiêu Tông, Cung Hoàng Năm 1527, Mạc
Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê Cuộc xung đột Lê Mạc kéo dài từ 1527 đến
1592, và sau loạn Nam Bắc triều là cuộc Trịnh Nguyễn phân tranh cũng dữ
đội gần 50 năm (1627 - 1672) khiến cho đời sống tinh thần của xã hội và con người có những biến đổi dữ dội Các thiết chế chính trị, tư tưởng phong
kiến Nho giáo bị xáo trộn, lung lay và rạn vỡ
Trong tình hình xã hội rối ren đó, mâu thuẫn nội bộ giai cấp phong kiến
lúc này khá sâu sắc: mâu thuẫn giữa ngoại thích và hoàng phái (như mâu
Trang 15thuẫn giữa phe họ mẹ của Lê Uy Mục và phe tôn thất có Lương Đắc Bằng
ủng hộ ), giữa tập đoàn Mạc Đăng Dung và phe cựu thần nhà Lê (như Lê Công Uyên, Nguyễn Nhân Liêm mưu đánh úp kinh thành bắt họ Mạc ),
mâu thuẫn giữa tập đoàn phong kiến Đàng Ngoài và tập đoàn phong kiến
Đàng Trong (tức mâu thuẫn giữa họ Trịnh và họ Nguyễn) Nhưng mâu thuẫn chính vẫn là mâu thuẫn giữa giai cấp địa chủ phong kiến với giai cấp nông dân và các tầng lớp bị áp bức khác
Trong suốt mấy thế kỷ đó, bên cạnh những rối loạn trong triều, những
cuộc xung đột giữa các tập đoàn phong kiến, vẫn có những cuộc khởi nghĩa
nông dân ở thế kỷ XVI, nhiều cuộc khởi nghĩa mở đầu như cuộc khởi nghĩa của Thân Duy Nhạc, của Ngô Văn Tổng, của Trần Tuân dẫn đến cuộc khởi nghĩa lớn của Trần Cao khoảng từ 1515 đến 1521 Tiếp đó nhiều cuộc khởi nghĩa lẻ tẻ khác dẫn đến những cuộc khởi nghĩa khá quan trọng ở nửa đầu
thé kỷ XVIII như cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Duy Hưng (1737), Nguyễn Danh Phương, Nguyễn Hữu Cầu khoảng từ 1740 đến 1751 Từ đó về sau có
thể nói là một cao trào nông dân khởi nghĩa Sở dĩ như vậy là do đời sống
nhân dân lâm vào thế cùng: nông nghiệp bị phá sản, công nghiệp, thương
nghiệp bị bế tác Suốt mấy thế kỷ loạn ly đó, ngoài những nạn đói do lụt,
bão, hạn hán còn biết bao tai vạ do giai cấp thống trị gây nên như nạn kiêm tính ruộng đất, thuế má nặng nề, lực dịch khe khát Cho nên, sự suy thoái
của chế độ phong kiến thời kỳ này là một tất yếu lịch sử, khi chế độ đó kìm hãm yêu cầu phát triển của xã hội, khi giai cấp phong kiến không còn làm nhiệm vụ lãnh đạo sự nghiệp chống ngoại xâm và duy trì quốc gia thống
nhất Và chính cái hiện thực xã hội tao loạn đó là đối tượng phán ánh và kích thích sự sáng tác của các chân nho, trong đó có thơ văn Nguyễn Bỉnh
Khiêm - tác gia lớn nhất của văn học thế kỷ XVI
Tuy tình xã hội như vậy, nhưng về văn hóa nhà Mạc vẫn duy trì chính
sách đào tạo nhân tài “Trong 65 năm cầm quyền (1527- 1592), triều Mạc
đã mở 22 kì thi hội, lấy đỗ 483 tiến sĩ, tỉ lệ bình quân vẻ số kì thi và số
Trang 16người đỗ triều Mạc không thua kém gì triều Lê Riêng Nguyễn Bỉnh Khiêm,
vào năm 1535, khi đã 44 tuổi mới đi thi, thi đỗ Trạng nguyên và hãng hái ra làm quan cho triều Mạc Sau 8 năm phò tá triều Mạc, Nguyễn Bỉnh Khiêm
đã dâng sớ xin chém 18 tên lộng thần, nhưng lời nói không đắt, việc làm không xong, ông đã dâng sớ từ quan về ẩn ỏ quê nhà.Đó là bối cảnh lịch sử
đã ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm của Nguyễn Bỉnh Khiêm, đồng
thời giúp chúng ta hiểu được lẽ xuất xứ và cắt nghĩa một số mâu thuẫn trong nhận thức của ông khi nghiên cứu thơ văn Tuyết Giang phu tử
Về Nho giáo, chế độ phong kiến trung ương tập quyền Lê - Mạc, Trịnh
- Nguyễn vẫn lấy Nho giáo là nền tảng tư tuởng của mọi thiết chế xã hội và
chính trị Song với sự suy thoái của chế độ quân chủ chuyên chế, sự tranh chấp giữa các thế lực, phe phái phong kiến đã làm cho ý thức hệ Nho giáo ngày càng suy đồi, và bộ máy quan lại bị đồng tiền chi phối ngày càng sâu
sac:
Con bac, con tién, con dé tit
Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi (Bạch vân quốc ngữ thi tập - Bài 77)
Giáo dục là con đường chủ yếu phổ cập Nho giáo trong nhân dân như-
ng chất lượng ngày càng sa sút Nhà nước thả cho các quan chấm thi, ra đi
ra lại các bộ Wgñ kinh, Tứ thư, và người đi thi chỉ cần học thuộc lòng chừng
ấy là đủ
Sự suy thoái của Nho giáo và giáo dục, thi cử đã kéo theo sự chuyển biến của văn học chữ Hán Thơ văn của các nhà Nho không còn thể hiện được tinh thần yêu nước yêu quê hương như ở các thế kỉ trước Nhiều nhà
nho giỏi bất mãn với chính quyền, bộ máy quan lại đương thời đã từ bỏ con
đường công danh về với nhân dân Tình thần dân tộc trỗi dậy ở họ và họ tìm
thấy ở tiếng mẹ đẻ khả năng diễn đạt thuận lợi cho những tình cảm mới của
họ và họ đã tiếp nhận thơ Nôm Đường luật, trong đó Bạch Vân quốc ngữ thi thi tập của Nguyễn Bỉnh Kiêm là tác giả tiêu biểu nhất
Ao» x
2 Về văn hóa — van hoc
Trang 172.1 Quốc âm thi tập,và vai trò của Nguyễn Trãi trong việc khai
dong tho Nom Đường luật
Nói đến tiền đề văn hóa - van hoc cho su xuat hién Hong Dire quéc dm thi tập nửa sau thế kỷ XV, và tiếp đến là Bạch vân quốc ngữ thi thi tap ở thế
kỷ XVI, không thể không nói đến sự ra đời của Quốc dm thi tap va vai trd của Nguyễn Trãi trong việc khai sáng dòng thơ Nôm Đường luật Như chúng ta đã biết, Nguyễn Trãi, vị anh hùng vĩ đại của dân tộc, nhà chính trị,
nhà quân sự, nhà văn hóa, nhà ngoại giao lớn Tuy nhiên ở đây ta muốn nói đến Nguyễn Trãi với tư cách là một nhà thơ lớn, một thi sĩ ở thé ki XV, vĩ
đại bởi ông không chỉ để lại105 bài thơ chữ Hán Uc Trai thi tập mà còn có
254 bài thơ chữ Nom trong Quốc dm thi tập trong thơ Nguyễn Trãi rất gần gũi với quần chúng "rồi đây đọc tiếp thơ Nôm, đi sâu nữa vào thơ Nôm ta
sẽ thấy Nguyễn Trãi là người trần thế nhất giữa trần gian" [15, 4] Với 245
bài trong Quốc âm thi tập là tập thơ quý giá đối với dân tộc, với nhiều câu
thơ hay, tư tưởng sâu sắc, tình cảm thắm thiết
Sự ra đời của Quốc âm thi tập được xem là một sự kiện văn hóa — van học lớn của thế kỷ XV Để rồi từ đây, trong nên văn học chữ viết dân tộc có thêm dòng thơ tiếng Việt, tồn tại và phát triển song song với nền văn học
Nam văn học sử yếu, [11, 107] cho rằng:“Ta phải nhận rằng Hàn luật không
do ông (Nguyễn Thuyên) sáng tác ra, đó chỉ là Đường luật mà ông đã ứng vào dụng vào việc làm thơ phú quốc âm thôi Tuy vậy, công ông không phải
nhỏ, vì có ông biết theo Đường luật làm thơ phú Nôm thì về sau mới có
người bắt chước mà nền văn Nôm ở nước ta mới thành lập từ đấy” Như
vậy, theo Dương Quảng Hàm, Hàn Thuyên là vị tổ của lối thơ phú quốc âm,
Trang 18nhưng những tác phẩm phôi thai đó thất lạc không còn, nên chưa biết được giá trị của nó Tác giá Đào Duy Anh lại viết: “Theo lời sử chép, chúng ta có thể tin rằng nước ta dùng quốc âm làm văn chương là bắt đầu từ thời Trần Nhưng văn chương ấy ở đâu? Thơ phú Nguyễn Thuyên và Nguyễn Sĩ Có hiện
nay không thấy còn lại bài nào”, và đi đến kết luận: “Từ trước đến nay nói đến
văn chương chữ Nôm xưa nhất còn truyền người ta đều phải kế đến Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi ở đầu thơ Lê, chứ văn chương chữ Nôm thời Trần thì chỉ là bằng vào sử chép mà nhắc đến vang bóng thế thôi” [13, 16 - 17] Tác giả Bùi Văn Nguyên cũng có ý kiến tương tự: “Theo sử, từ Nguyễn Thuyên
đời Trần Nhân Tông, chữ Nôm được áp dụng để làm thơ phú quốc âm
Nguyễn Thuyên là người đầu tiên cổ vũ việc làm thơ Nôm Đường luật, cho nên người thời bấy giờ gọi là thơ Hàn Luật Từ sau Nguyễn Thuyên thì thời Nguyễn Sĩ Cố, Chu An, trần Ngạc, Hồ Quý Ly đều có làm thơ Quốc âm, nhưng hiện nay không còn truyền lại bài nào cả” [41, 22 - 54]
Như vậy, khởi nguồn dòng văn học viết bằng chữ Nôm, tuy cứ liệu
lịch sử nhắc đến có từ thời Trần nhưng văn bản tác phâm hiện không còn
nên chưa thể dựng lại được diện mạo của nó Chỉ có thể khang định được
rằng: dòng văn học tiếng Việt thực sự được khơi mở và phát triển trong nền
văn học dân tộc là từ đầu thế kỷ XV với Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi
Nói cách khác, người có công lớn đầu tiên trong “mét co gang dé xdy dung
một lỗi thơ Việt Nam” [39, 23], đó chính là Nguyễn Trãi.Sự xuất hiện này
là cái mốc lớn trong lịch sử văn minh nhà nước phong kiến Đại Việt
Dé sang tao mot thé tho moi: thé thdt ngôn xen lục ngôn trên cơ sở
tiép thu, vận dụng một thể thơ có sẵn trong văn học Trung Quốc, mọi cố
gắng của nhà “khai sơn phá thạch” Ức Trai đều tập vào mục đích: giải tỏa những gò bó của Đường luật, xây dựng một lỗi thơ Việt Nam có những
điểm khác dễ nhận thấy so với thơ Đường luật Nguyễn Trãi là người thể
hiện mạnh mẽ xu hướng phá cách trong sáng tạo Đường luật Nôm Dường
như với Nguyễn Trãi, xu hướng dân tộc hóa trước hết biểu hiện ở chỗ tìm
Trang 19cho mình cái riêng, cố gắng khác người nước ngoài Vì vậy, những câu thơ sáu chữ, vốn không phải của Đường luật đích thực, càng không phải của Đường thi, lại trở thành phổ biến trong Quốc âm thi tập.Như vậy chúng ta
có thể khẳng đinh rằng: dòng văn học tiếng Việt chỉ thực sự được mở ra từ
thế kỉ XV với Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi và dần dần trở thành một
bộ phận quan trọng của dòng văn học viết dân tộc "Quốc âm thỉ tập", là tập thơ Nôm của Nguyễn Trãi, cũng là tập thơ Nôm cổ nhất, phong phú nhất của Việt Nam còn lại đến nay đó, gồm 254 bài Thé tho trong “Quốc ânm
thi tap ” rất đặc biệt Có bài thất ngôn bát cú, có bài thất ngôn tứ tuyệt;
nhiều bài giữa những câu 7 tiếng, xen 1 - 2 câu 6 tiếng Đó là thể thơ riêng của thế kỉ 15 Bên cạnh đó Nguyễn Trãi dùng nhiều ca dao, tục ngữ, nhiều
từ cỗ, và có ý thức dùng từ thuần Việt thay từ Hán Việt Cụ thể qua các tác
phẩm thơ Nôm của ông, mà Quốc âm thi tập là tác phẩm tiêu biểu nhất
gồm 254 bài, nhưng khoảng 20 bài cũng có mặt trong Bạch vân quốc ngữ thi của Nguyễn Bỉnh Khiêm Nó trùng nhau phần lớn là những lời giáo huấn, dạy đạo đức, giảng luân lí
Hiện tượng này còn kéo dài cho đến Hồng Đức quốc âm thi tập,
Bạch vân quốc ngữ thi tập và thơ Nôm của các chúa Trịnh tạo nên phong
cách thời đại của thơ Nôm Đường luật, trở thành một trong những cái “mã”
của thể loại Nguyễn Trãi là người đầu tiên sử dụng nhiều, sử dụng thành công câu thơ sáu chữ Ông cũng là người đầu tiên sử dụng nhiều và thành
công những thành ngữ, tục ngữ, những hình tượng nghệ thuật đậm tính chất dân đã và màu sắc dân tộc trong sáng tác thơ Nôm Những cố gắng theo xu hướng dân tộc hóa hình thức thể loại đã giúp Nguyễn Trãi thành công trong
việc phản ánh nội dung dân tộc ở tầm vĩ mô cũng như vi mô Vì thế, có thể
khẳng định rằng: với Quốc âm thi tập, Nguyễn Trãi là người trên thực tế đã
sáng tạo ra thể thơ mới, đồng thời cũng trên thực tế, khắng định sự diện diện của thơ Nôm Đường luật với tư cách một thể loại văn học Những thành của này của Nguyễn Trãi đã được Lê Thánh Tông, các nhân văn thời
Trang 20Hồng Đức và Nguyễn Binh Khiêm kế thừa trong Hồng Đức quốc âm thi tập
và Bach vân quốc ngữ thi tap
Như vậy có thể khẳng định rằng thế kỉ XV được đánh giá là thế kỉ
của tho Nom Duong luật với sự xuất hiện của hai tập thơ lớn Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi và Hồng Đức quốc âm thi tập của Lê Thánh Tông Nếu Quốc âm thi tập là cái cột mốc lớn, “sừng sững” đứng ở vị trí hàng đầu nền văn học tiếng Việt thì Hồng Đức quốc âm thi tập là bước phát triển tiếp theo, vừa có sự kế thừa, tiếp nối, vừa có sự tìm tòi, mở hướng, tạo tiền để
cho bước phát triển của thơ Đường luật Nôm các gia đoạn sau
2.2 Vai trò cúa các tác giả thời Hồng Đức và Nguyễn Bỉnh Khiêm,
dối với việc phát triển thơ Nôm Đường luật
Như đã nói ở trên, với sự xuất hiện của Quốc dm thi tap, dong van hoc tiếng Việt đã thực sự được khẳng định bên cạnh dòng văn học viết bằng chữ
Hán và trở thành một bộ phận quan trọng trong nền văn học chữ viết dân tộc thé ki XV Dong van hoc dân tộc tiếp tục khơi nguồn và phát triển với sự ra
đời của Hồng Đức quốc âm thi tập nửa sau thế kỷ XV và Bạch vân quốc ngữ thi tap thé ky XVI
Dòng văn học dân tộc tiếp tục khơi nguồn và phát triển với sự ra đời
của Lê Thánh Tông và hộiTao đàn với Hồng Đức quốc âm thi tập đây là sự
kiện văn hoá trong đời sống văn học nửa sau thế kỉ XV Lê Quý Đôn nhận
xét “Là thời đại văn giáo phát đạt, tất cả đêu đọc sách", đó là vấn đề dân trí, văn hoá trong xã hội [11, 59] Có được một phong trào sáng tác văn chương rầm rộ, đặc biệt là văn chương bang chit Nom, trong đó có Hồng Đức quốc âm thi tập không thể không nhắc đến một sự kiện văn hóa trong
đời sống văn học nửa sau thế kỉ XV: đó là sự ra đời của Hội Tao đàn — Hội văn chương cung đình đâu tiên trong lịch sử văn học Việt Nam Đứng đầu
hội văn học Tao Đàn, Lê Thánh Tông cũng dẫn đầu phong trào sáng tác
Tho Lé Thanh Tong dé lại khá nhiều và có giá trị cao về nội dung tư tưởng
Qua thơ ông, chúng ta không chỉ hiểu sâu hơn nhân cách, tâm hồn ông, một
Trang 21tâm hồn gắn bó mật thiết với non sông, đất nước, với nhân dân, với những truyền thống anh hùng của dân tộc, của tổ tông, mà còn thấy được khí
phách cả một thời đang vươn lên, đầy hào tráng:
Nắng ấm nghìn trượng tỏa trên ngọn cờ,
Khi thế ba quân át cày cáo
Phương Đông Mặt trời mọc, áng mây nhẹ trôi, Phóng mắt ngắm núi sông muôn dặm
(Buổi sớm từ sông Cắm đi tuần biển Đông
Về hoàn cảnh ra đời, Hội Tao đàn được ra đời trong hoàn cảnh hết sức đặc biệt Sử chép: “Vào năm Giáp Dần (1494), nhân hai năm liên thời tiết
thuận hoà, mùa màng bội thu, nhà vua tự xưng là Tao đàn đô nguyên suý, ban cho Thân Nhân Trung và Đỗ Nhuận danh hiệu Tao đàn Phó nguyên
suý, tập hợp 27 văn thần cùng nhà vua thành 28 hội xứng danh bề tôi, lấy
biểu tương 28 ngôi sao văn học trên trời để chọn, gọi là Nhị thập bát tú"
Cụ thể hơn, Lê Thánh Tông không chỉ hăng hái tổ chức Hội Tao đàn
và đảm đương trách nhiệm đứng đầu tổ chức đó, không chỉ lãnh đạo tổ chức
sáng tác, mà còn trực tiếp sáng tác và lựa chọn đề tài, quy định nội dung cho
từng tác phẩm của Hội Trong bài tựa ứập Quỳnh uyển cửu ca, tập thơ đầu
của Hội Tao đàn, nhà vua đã trình bày quan điểm nghệ thuật có tính chất
chính thống, qua việc kể lại động cơ và mục đích sáng tác của mình: "Ta nhân lúc muôn việc, nửa ngày được nhàn, thường xem các sách, vui thích lục nghệ, mọi sự huyên náo lắng xuống, một ngọn đèn sáng thơm tho, thị
dục ít, tỉnh thần trong sạch, ở yên, hứng cao, mới phấn khởi nghĩ đến khuôn phép lớn của thánh đế minh vương, lòng cẩn thận của trung thần lương bật
Trang 22Gọi chàng giấy họ bút, thượng khách mực, trọng thần nghiên đá, bảo đi bảo lại rằng : chân tình ta phát triển ra có anh khí dào dạt, thành cách ngôn hay,
các ngươi có thể ghi chép giúp ta được không? "[60, 370 - 371]
Có điều vì phần nhiều phải “phụng hoạ, “phụng bình theo lệnh, ý vua
Lê Thánh Tông nên tính sáng tạo của các hội viên Tao đàn có phần bị hạn
chế về đề tài sáng tác, và cũng đưa ra bàn luận Tuy vậy sức viết rất khoẻ,
Nôm Hán trong tác phẩm của Lê Thánh Tông chủ yếu tất cả tập hợp trong
trên quan điểm này, Lê Thánh Tông đã xây dựng một quan niệm “hành
đạo” phù hợp với nhu cầu, lợi ích thực tiễn của đất nước, của người dân trong một điều kiện lịch sử — xã hội nhất định Đó là cái “đạo” kết hợp hài hoà giữa yếu tố tích cực của Nho giáo với truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của nhân dân:
Vì nước, dân thuở dấu âu Năm phúc hây hây dưới thứ dân
(Hồng Đức quốc âm thi tập)
Vì thế, với tư cách Hoàng Đế nhưng Lê Thánh Tông còn hiểu biết khá chân thực về “ngư tiểu canh mục” nơi thôn dã Dù nói đến một người tuần
điếm, một nông phu, một kẻ tu hành, hay một người hành khất bao giờ Lê Thánh Tông và các thi sĩ Hồng Đức cũng “ø hoá thành cái đẹp giản dị, cao
sang với tình cảm chân trọng, chân thành
Hiểu được cái đạo” Nho gia một cách linh hoạt như vậy trong quan điểm nghệ thuật của Lê Thánh Tông sẽ giúp chúng ta có cái nhìn, cách đánh giá chân xác hơn về văn chương của Lê Thánh Tông và Hội Tao đàn nói
chung, của Hồng Đức quốc âm thi tập nói riêng
Trang 23Có thể coi Lê Thánh Tông là người yêu văn chương, yêu tiếng mẹ đẻ và
có công cổ suý văn thần sáng tác văn chương bằng chữ Nôm, và kết quả là
sự ra đời của Hồng Đức quốc âm thi tập Có thể khẳng định đây là một tổ
chức sáng tác văn chương đầu tiên ở nước ta đánh dấu bước phát triển có giá trị về mặt văn học, đặt trên một nền tảng sáng tác ở một trình độ nào
đó Điều mà chỉ có ở văn học thế kỉ XV, XVI mới có được
Tiếp nối xuất sắc tỉnh thần của Nguyễn Trãi và Lê Thánh Tông,
Nguyễn Binh Khiêm đã tiếp tục khắng định sự tồn tại và phát triển dũng thơ
Nôm Đường luật bằng sự ra đời của Bạch vân quốc ngữ thi tập Tuy không
có sự nghiệp kinh bang tế thế như Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông nhưng thơ
văn của Tuyết Giang phu tử đã góp phần thúc đẩy vào tiến trình lịch sử văn
học nước nhà thời trung đại, nó chứa đựng nhiều giá trị to lớn có ích cho
cuộc sống ngày nay Được ví như cây đại thụ văn học của thế kỉ XVI, Ông đã chịu ảnh hưởng nang né cia ý thức hệ phong kiến, của hệ tư tưởng Nho giáo Nguyễn Bỉnh Khiêm lên án tất cả những thói hư tật xấu của xã hội phong kiến, cảnh đảo điên của nhân tình thế thái, sự sụp đổ của cương thường đạo lí Tình hình chính trị - xã hội trên đây cũng ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng tình cảm của Nguyễn Bỉnh Khiêm và cắt nghĩa một số mâu
thuân trong nhận thức của ông
Ở thế kỉ XVI bên cạnh thơ chữ Hán, xuất hiện thơ Nôm theo thể loại
mới: lục bát và sau đó là song thất lục bát, tiêu biểu như nhà thơ Phùng
Khác Khoan, Nguyễn Bỉnh Kiêm, văn chương chữ Nôm có thể phát triển
được thì trước hết là do sự cố gắng của nhiều tác giả xuất sắc như Phùng Khác Hoan, Nguyễn Hàng, Đào Duy Từ, Nguyễn Cư Trinh, Nguyễn Hữu Hào và đặc biệt là Nguyễn Bỉnh Khiêm Là người mà trọn cuộc đời, sống
chủ yếu nơi thôn dã, bên cạnh sự ảnh hưởng trực tiếp của tư tưởng nho gia
và văn chương chính thống, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng đã ít nhiều, hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp ảnh hưởng của tư tưởng, tình cảm nhân dân, của đạo lý
dân tộc và các sáng tác dân gian Đây chính là những cơ sở, tiên để quan
trọng cho việc ra đời và tiếp tục khẳng định mạnh mẽ cảm hứng dân tộc
Trang 24trong Bạch vân quốc ngữ thi tập, nâng thơ Nôm Đường luật lên một trình độ
thuần thục hơn với một ngôn ngữ giản dị, bộc trực Nhận xét về Nguyễn Binh Khiêm, nhà sử học Phan Huy Chú đã viết trong bộ sách lớn Lịch /riễu
hiến chương lọai chí: "Một bậc kỳ tài, hiền danh muôn thuở"[10,47] Có thể
nói: trong tiến trình thơ Nôm Đường luật, Nguyễn Bỉnh Khiêm được xem là cái “gạch nối” giữa Nguyễn Trãi và Hồ Xuân Hương sau này Như vậy có thé khang dinh rằng Nguyễn Binh Khiêm là một tác giả lớn của nên văn học nước
ta, Nguyễn Bỉnh Khiêm giống như cây đại thụ toả bóng lên cả thế kỉ XVI, tuy không có sự nghiệp kinh bang tế thế như Nguyễn Trãi, nhưng tấm lòng son lo trước thiên hạ của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã không bao giờ phai nhạt xứng đáng với truyền thống tốt đẹp của dân tộc Thơ văn của ông đã góp phần thúc đẩy vào tiến trình lịch sử văn học nước ta và chứa đựng nhiều giá trị to lớn có ích cho cuộc sống ngày nay nữa Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tiếp nối xuất sắc tinh thần của Nguyễn Trãi,
Lê Thánh Tông, tiếp tục khẳng định sự tồn tại và phát triển dòng thơ Nôm Đường
luật tương quan với Đường luật Hán bằng sự ra đời của Bạch vân quốc ngữ thị
Tiểu kết: Trên đây là những tiên đê lịch sử — xã hội, văn hoá - văn học dẫn đến sự ra đời của Hồng Đức quốc âm thi tập và Bạch vân quôc âm thi
tập Hiểu được tiền đề xuất hiện một hiện tượng văn học, một tác phẩm văn
học sẽ giúp ta có một cái nhìn đánh gid day đủ, khoa học và chân xác hơn, tránh đựơc lối áp đặt, khi khảo sát, nghiên cứu, nhất là văn chương cổ
Trang 26Chương 2 NHỮNG THÀNH TỰU VỀ NỘI DUNG CỦA
THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT
TỪ HỒNG ĐỨC QUỐC AM THI TAP DEN BACH VAN QUOC NGU THI
TAP
2.1 Khái niệm về đề tài, chú đề
Nghiên cứu thành tựu và đóng góp về phương diện nội dung của diễn trình thơ Nôm Đường luật từ Hồng Đức quốc âm thi tập đến Bạch vân quốc ngữ thi tập, luận văn nghiên cứu thông qua hệ thông để /ài, chủ đề của các
tác phẩm Bởi, chủ đề là yếu tố cơ bản của nội dung tác phẩm và “bao giờ
cũng được hình thành và biểu hiện trên cơ sở đề tài”
Về khái niệm đê tài:
Là “Phạm vi các sự kiện tạo nên cơ sở chất liệu đời sống của tác phẩm
(chủ yếu là tác phẩm tự sự và kịch), đồng thời với việc xác lập chủ đề tác
phẩm Đối với phần lớn sáng tác thơ trữ tình, khái niệm đề tài gần như đồng
nhất với khái niệm chủ đề Ở các hệ thuật ngữ châu Âu, khái niệm “théma”
bao gồm cả hai nét nghĩa đề tài và chủ đề” [1, 125]
Về khái niệm chủ đề:
Là “Vấn đề (triết lý, xã hội, đạo đức, và các loại hình tư tưởng khác)
được đặt ra trong tác phẩm Chủ đề bao giờ cũng được hình thành và biểu
hiện trên cơ sở đề tài Tác phẩm văn học có thể gồm một hoặc nhiều chủ đề
Những thuộc tính chung hoặc gần gũi về chủ dé va dé tài là căn cứ để tập hợp tác phần theo nhóm thê tài” [1,46]
Theo cách hiểu trên, giữa đề tài và chủ đề trong thơ trữ tình có nhiều điểm tương đồng, tuy không đồng nhất Đúng hơn, nếu khái niệm đề tài
giúp chúng ta xác định: Tác phẩm viết về ai? Thì khái niệm chủ đề lại giúp chúng ta xác định: Vấn đề cơ bản của tác phẩm là gì? Nếu đề tài là phương
diện khách quan của nội dung tác phẩm, thì chủ đề là một phương điện chủ
quan của nội dung tư tưởng mà nhà văn muốn gửi gắm Tuy vậy, trong quá
Trang 27trình khảo sát, thông kê, chúng tôi không tách riêng hai khái niệm này mà
đồng thời kết hợp cả hai để nghiên cứu nội dung của Hồng Đức quốc âm thi
tập và Bạch vân quốc ngữ thi tập
2.2 Thống kê, phân loại hệ thống đề tài, và chú đề
Căn cứ vào khái niệm dé đài, chi đề và nội dung phản ánh trong các bài
thơ, chùm thơ của Hồng Đức quốc âm thi tap va Bạch vân quốc ngữ thi tập,
luận văn phân loại hệ thống đề tài, chủ đề trong Hồng đức quốc âm thi tập
và Bạch vân quốc ngữ thi tập thành 5các tiêu loại chủ yếu sau đây:
Hệ thống đề tài, chủ đề thiên nhiên, phong vật
Hệ thống đề tài, chủ đề về “ái ưu”, “trung hiếu” và phẩm chất kẻ sĩ
quân tử
Hệ thống đề tài triết lý nhân sinh, răn dạy đạo lý
Hệ thống đề tài, chủ đề vịnh sử
Hệ thống đề tài, chủ đề về cuộc sống, xã hội và con người
Tất nhiên, sự phân loại trên chỉ có tính chất tương đối Bởi người
nghiên cứu, tuỳ theo từng góc độ, đối tượng và nội dung nghiên cứu khác nhau sẽ có những cách phân loại khác nhau
2.3 Giá trị biếu đạt của hệ thống đề tài, và chủ đề
2.3.1 Hệ thống đề tài, chú đề thiên nhiên
Khảo sát, thống kê hai tập thơ và, Hồng đức quốc âm thi tập và Bạch vân quốc ngữ thi tập ta có số liệu bài thơ viết về đề tài, chủ đề thiên nhiên như sau: trong Hồng đức quốc âm thi tap co 181 / 328 bài tập thơ, chiếm
55% tổng số bài thơ; Bạch vân quốc ngữ thi tập, có 16 /161 bài tập thơ, chiếm tỷ lệ 9,3% Như vậy, qua số liệu thống kê cho thấy: đề tài, chú đề
thiên nhiên chiếm một vị trí quan trọng trong Hồng đức quốc âm thi tập và
vị trí thứ yếu trong Bạch vân quốc ngữ thi tập
Thơ thiên nhiên trong Hồng đức quốc âm thi tập được vịnh, họa theo
từng nhóm đề tài, chủ đề trong từng mục (môn loại) tập thơ Chẳng hạn
Trang 28trong mục Thiên địa môn, có vịnh - hoạ về Tết Nguyên Đán, Năm canh, Bốn
mùa, Mười hai tháng,
Trong mục Phong cảnh môn, có vịnh Đào Nguyên bát cảnh, Tiêu Tương bát cảnh, Sơn thuỷ hữu tình, Đên chùa miếu mạo,
Trong mục Phẩm vật môn, vịnh Trăng hoa tuyết nguyệt, Vịnh các loài cây cảnh, hoa cảnh,
Qua sự phân loại hệ thống đề tài, chủ đề thiên nhiên trong Hồng đức
quốc âm thi tập thành các tiểu loại như trên, chúng ta dễ nhận thấy: Cảm
hứng về thiên nhiên, phong vật của Lê Thánh Tông và các nhân văn thời Hồng Đức chủ yếu được thê hiện ở hai xu hướng trái chiều: vừa hướng tới
tính ước lệ, khuôn sáo của thơ Đường luật, của văn chương nhà nho; vừa hướng tới một vẻ đẹp dân dã, bình dị và đậm đà màu sắc dân tộc, chia thành
nhiều xu hướng:
Về xu hướng thứ nhất: việc lựa chọn đề tài, chủ đề thiên nhiên của các tác gia Hồng Đức thể hiện khá rõ tính quy phạm của thơ Đường luật Vẫn là
những cái "khuôn" đề tài chủ đề ước lệ, có sẵn, mang tính phổ biến của thơ
ca trung đại Chẳng hạn, ở đề tài chủ đề thiên nhiên phong vật xuất hiện hàng
loạt các tiểu loại mang tính khuôn sáo như: Vịnh bốn mùa, Vịnh năm canh,
Vịnh mời hai tháng theo cái lẽ tuần hoàn của vũ trụ - lẽ tuần hoàn của triết lý cổ
phương Đông trong "Kinh Dịch"; Vịnh sơn thủy, Vịnh phong hoa tuyết nguyệt,
Vịnh các loài cây cảnh, hoa cảnh, là để bộc lộ cái thú thưởng ngoạn của bậc trí nhân quân tử và nhằm ngụ cho mĩ đức cá nhân mình Vì thế, tuy số lượng bài thơ
thiên nhiên trong tập thơ khá phong phú (143 bài/283 bài) nhưng đề tài lại hạn
định, đơn điệu Đây chính là nguyên nhân dẫn đến hạn chế khả năng chiếm lĩnh hiện thực của tập thơ và tạo sự lặp lại dé tài ở hàng loạt các bài thơ, chùm thơ
Ví như: Vịnh phong hoa tuyết nguyệt 37 bài; Tiêu Tương và Đào Nguyên bát cảnh 17 bài; sơn thủy 13 bài; Vịnh mười hai tháng 12 Đài; Vịnh các loài cây
cảnh 11 bài, hoa cảnh 10 bài, Cho nên, dẫu không thể phủ nhận những sáng tạo riêng của cá nhân nhà thơ trong những khuôn mẫu đề tài có sẵn, nhưng sự lặp
Trang 29lại nhiều lần cùng một đề tài ở các cụm thơ vẫn tạo cảm giác nhàm lặp ở người đọc Vì thế, từng tồn tại ý kiến cho rằng: thơ thiên nhiên Hồng Đức quốc âm thỉ
tập phần nhiều "mang tính chất ngâm vịnh tiêu khiển với dé tài công thức, tuy
cũng có câu đẹp, lời hay nhưng phần nhiều sáo rống, ít giá trị" [2ó, 275] Nhận xét này còn có vấn đề bàn thêm nhưng không phải không có cơ sở
Đơn cử, chùm thơ xướng — hoa về 7răng (10 bài) Ở đây dẫn một bài:
Khuôn cả treo lên khéo hữu tình
Hoa cao, hòa sáng vuôn hòa thanh Gương giơ vằng vặc soi muôn dặm,
Bóng tỏ làu làu suốt mấy canh
Ông nọ ví đâu xe chỉ đỏ,
Nàng nào chơi đấy rế mây xanh
Ngâm xem khí tượng hình dung ấy,
Chợt ló ra thì lạt chúng tỉnh
(Nguyệ)
Ở chùm thơ này, các nhà thơ Hồng Đức đã tìm thấy được mối giao hòa tuyệt đối giữa con người với thiên nhiên, giữa cái "khuôn cả" với ngôi báu
của bậc chí tôn Cái ánh sáng "vằng vặc", bóng tỏ "làu làu" trùm khắp nhân
gian, "ruỗi khắp năm canh" ấy không phải là gì khác mà chính là mĩ đức của
minh vương đương triều Nói cách khác, ca ngợi /răng, xưng tụng /răng lên đến tuyệt đỉnh, tuyệt vời như vậy không ngoài mục đích ca ngợi vua, ca ngợi
sự thông minh, tài giỏi, thấu suốt, cao cả vĩ đại của vua, của "khuôn cả" kia
Tuy mỗi bài một vẻ nhưng tựu chung đều hướng tới "khuôn cả" vĩ đại ấy với những đường nét miêu tả khỏe khoắn nhất, màu sắc rực rỡ nhất, sáng đến chói lóa, nhằm làm nổi bật hình tượng /răng trên nên trời giữa các vì tinh tú
khác: "Một vâng giơ sáng bốn mùa thanh" (Họa vần bài vịnh trăng V),
"Càng cao càng sáng vuỗn càng thanh" (Họa vần bài vịnh trăng VIII), Vì hướng vào mục đích tán tụng nên cảm xúc thơ trong phần lớn các bai Hoa
Trang 30vấn về trăng mang nặng tính khuôn sáo và nội dung, giọng điệu các bài thơ
cũng đại khái giống nhau
Về xu hướng thứ hai: bên cạnh tính ước lệ, khuôn sáo, đề tài, chủ để thiên nhiên trong Hồng Đức quốc âm thi tập còn chứng minh cho xu hướng
dân tộc hóa thể loại Đây chính là những thành tựu, đóng góp của Lê Thánh
Tông và các nhân văn thời Hồng Đức, tạo ra nét khác biệt giữa Đường luật
Nôm và Đường luật Hán Cụ thể hơn, bên cạnh cảm hứng "ngâm hoa vịnh
nguyệt", hoặc dùng thiên nhiên làm cái cớ để tán tụng công nghiệp vương triều, mỹ đức minh quân và thuyết giáo đạo đức Nho giáo, trong nhiều
trường hợp, cảm xúc thơ của các nhà thơ còn hướng về những bức tranh
thiên nhiên với một vẻ đẹp kỳ thú, bình dị đậm đà màu sắc dân tộc Chẳng
hạn, chùm thơ về Năm canh đó đoạn:
Đầu nhà khói toả lông sương bạc,
Sườn núi chìm gù ẩn lá xanh
Tuần diém kia ai khua mé ca,
Dang huong ké no nén chay kinh
(Vịnh năm canh) Các câu thơ đã tạo dựng được một bức tranh lụa có phong vị Đường thi,
màu sắc nhạt, nhưng không lạnh, cảnh thơ mộng và êm đềm, như hư như
thực nhưng không siêu thoát mà là cảnh thật với cuộc sống sinh hoạt hàng
ngày của con người nơi làng quê dân dã
Hoặc, ở tiểu loại đề tài Vịnh sơn thuỷ (“sơn thuỷ” theo cách gọi trước đây, nay có thể gọi là cảnh quan thiên nhiên - lịch sử) các nhà thơ Hồng Đức đã biết kết hợp hài hoà giữa tư tưởng Nho giáo và tỉnh thần dân tộc, tạo
ra nguồn cảm xúc mới cho thơ Đường luật Nôm Vì thế, Vịnh sơn thuỷ với
các tác gia Hồng Đức không chỉ vì nó gắn với mĩ đức của bậc chí nhân quân
tử theo quan niệm của Nho giáo, mà qua đó các nhà thơ còn bộc lộ lòng yêu đất nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc
Chẳng hạn:
Phân cõi Nam Châu đất Ái Châu,
Trang 31(Hồng Đức quốc âm thi tập - Thần Phù sơn)
“Đất nước hiện ra với tất cả vẻ đẹp của một kỳ quan hùng vĩ chan hoà
màu sắc và âm thanh Bài thơ đã thể hiện một sức sống mãnh liệt đang trào
dâng, sức sống của dân tộc đã từng chiến thắng quân thù và đang xây dựng cuộc sống của mình Bài thơ đã vươn lên đến cái tầm của thời đại chứ không bó hẹp trong sự thưởng thức phong cảnh thuần tuý Lòng yêu cảnh
vật, yêu thiên nhiên và lòng yêu đất nước, lòng tự hào dân tộc thường có sự hoà lẫn với nhau như vậy ”[26,276] Đặc biệt, đối với những cảnh vật có gắn với sự kiện lịch sử, với chiến tích vẻ vang của cha ông, thì lòng tự hào
dân tộc hầu như bao hàm trong từng ý, từng câu của bài thơ Bài Bạch Đằng
(Hồng Đức quốc âm thi tập - Bạch Đẳng giang)
Ở đây quá khứ và hiện tại có một mối quan hệ lịch sử chặt chẽ và sâu
sắc Đúng như nhận xét: “Lê Thánh Tông đã là một con người không phải
đi tìm hình của nước mà đi hoạ hình đất nước Những bức tranh về Nam Quốc, Nam thiên là những hình ảnh đầu tiên có giá trị gây ấn tượng về non sông tổ quốc mà nhà thơ đã đem đến cho người đọc” [59 486].Thậm chí, ngay ở cả những đề tài thể hiện rõ nhất tính khuôn sáo của văn chương cử
tử, của thơ Đường luật, như Tiêu Đương bát cảnh, Đào Nguyên bát cảnh (17 bài) nhưng xu hướng dân tộc hoá vẫn được thể hiện khá rõ khi cảm
Trang 32xúc thơ của các nhà thơ hướng nhiều về vẻ đẹp bình dị của cuộc sống đời
thường với các hình ảnh: điểm nọ, lêu kia, đâu non, cuối bãi, chợ quê, ngày
tạnh, áo tơi sù sụ, lèo ăn gió, nước rặc lui, cửa che lêu, người quẩy củi, mố vang, chuông gióng Đơn cử:
Lẻ thể năm ba nhà khắp đồi,
Cuốc cày sá tiếc trận rào thôi
Bủa chài cuối bãi thuyên đôi chiếc,
Hái củi đầu non búa kể đôi
Êa khách đến trà ba chén, Cam quýt đây vườn ấy những tôi
(Trà Thượng sa cư)
Như vậy, ngoài những cái "khuôn" đề tài, chủ đề thiên nhiên ước lệ, có
sẵn mang tính phổ biến của thơ ca trung đại, của thơ Đường luật được sáng
tác theo tinh thần Nho giáo, người đọc còn được bắt gặp những hình ảnh
thiên nhiên bình dị mà đậm đà bản sắc dân tộc, hợp với tâm thức cảm nhận
của người Việt Đây cũng là một trong những nguyên nhân lí giải vì sao một tập thơ được xem là công thức và khuôn sáo vào loại bậc nhất trong văn học trung đại, vẫn xác định cho mình một vị trí quan trọng trong tiến trình thơ Nôm Đường luật
So với Hồng Đức quốc âm thi tập, số lượng bài thơ có đề tài, chủ đề
trong Bạch vân quốc ngữ thi tập có số lượng ít hơn nhiều nhưng lại có
những câu thơ rất hay về thiên nhiên Cho nên, đối với một tài năng văn học, chúng ta không chỉ đơn thuần dựa vào số liệu thống kê Tuy nhiên, số liệu thống kê vẫn cho ta các chỉ dẫn cần thiết để xác minh phần định tính
Nếu thiên nhiên, phong vật trong Hồng Đức quốc âm thi tập được miêu tả trực tiếp, hoặc gián tiếp để ngụ cho mỹ đức của “minh quân lương tướng”, cho tài năng và phẩm chất của kẻ sĩ quân tử, hay bộc lộ niềm tự hào về “địa linh nhân kiệt” thì thiên nhiên trong Bạch ván quốc ngữ thi tập chủ yếu được phản
Trang 33ánh qua thế giới tâm trạng của tác giả Thậm chí khi muốn phủ nhận danh lợi, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng phủ nhận bằng thiên nhiên, muốn ca ngợi cuộc sống
điển viên, ca ngợi thú nhàn tản, ẩn dật cũng ngợi ca bằng thiên nhiên
Chẳng hạn:
Thu ăn măng trúc đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao,
Rượu đến cội cây ta sẽ uống,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao
( Bạch vân quốc ngữ thi tập - Bài 74)
Rõ ràng, “tả cảnh ngụ tình” không chỉ là quan niệm sáng tác mà còn là đặc điểm của thơ thời trung đại, trong đó có thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm Qua cảnh vật, nhà thơ bộc lộ những cảm xúc, gửi gắm những tâm sự, “tình trong cảnh ấy, cảnh trong tình này” Với Bạch Vân cư sĩ cũng vậy, thiên nhiên luôn là tấm gương tâm trạng, ít khi là thiên nhiên khách quan thuần tuý:
Khát, uống chè mai, hơi ngọt ngọt,
Sốt, kê hiên nguyệt, gió hiu hìu
( Bạch vân quốc ngữ - Bài 83)
Hoặc:
Ai uu vằng vặc: trăng in nước, Danh lợi lâng lâng: gió thổ hoa
(Bạch vân quốc ngữ - Bài I) Đặc biệt, làm nên vẻ đẹp riêng và thực sự hấp dẫn trong bức tranh thiên nhiên của Bạch vân quốc ngữ là cuộc sống nơi thôn dã, với những công việc
thường ngày gắn bó với thiên nhiên bình dị đã đem đến cho nhà thơ nguồn
cảm xúc thật sự và những rung động chân thành:
Bếp trà hâm đã, sôi măng trúc,
Nương có cày thôi, vai hạt bông
Cửa vắng ngựa xe không quýt ríu,
Trang 34Cơm no tôm cá kẻo thèm thuông
(Bạch vân quốc ngữ - Bài 38) Cảm xúc và rung động đó chính là kết quả của một đời gắn bó với sinh hoạt hàng ngày ở nông thôn hoặc là biểu hiện của lòng yêu quê hương đất
nước, và cũng là quan niệm thẫm mĩ của người bình dân trong thơ ca dân gian
Một điểm đáng chú ý là, khác với Hồng Đức quốc âm thi tập, ở Nguyễn Bỉnh Khiêm thơ thiên nhiên hay là hay ở số câu, số đoạn, chưa phải là cái hay của
từng chùm bài, cái hay của toàn tập Đặc biệt, trong nhiều trường hợp Nguyễn Bỉnh Khiêm đã sử mượn hình tượng thiên nhiên làm những ẩn dụ để nêu triết lí
cuộc sống, răn dạy đạo đức hay giảng giải những quy luật tự nhiên, xã hội
Sen, mùa trước đổi, nuàa sau mọc
Triều, cửa này ròng, cửa khác cường
(Hồng Đức quốc âm thi tập - Bài 98) Luận điểm triết lý mà Nguyễn Bỉnh Khiêm thường hay nhắc tới trong thơ là lẽ tương sinh, tương khắc Và triết lý này cũng được ngụ qua hiện
tượng thiên nhiên
Chẳng hạn:
Thoi nhật nguyệt đưa thoăn thoát,
Cái phô hoa khá nhạt phèo,
Hoa càng khoe nở hoa nên rữa,
Nước chứa cho đây nước ắt vơi
(Bạch vân quốc ngữ - Bài 44)
Vì thế, khi so sánh thơ Nguyễn Trãi với thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhà thơ Xuân Diệu đã viết: “Nguyễn Bỉnh khiêm là một nhà đạo đức làm thơ, Nguyễn
Trãi chính cống là một tâm hồn thi sĩ” [15; 235] Cách nói có lẽ hơi quá và có
Trang 35phần không công bằng với Nguyễn Bỉnh Khiêm Tuy nhiên, Xuân Diệu cũng
đã nêu lên được sự khác nhau căn bản giữa thơ Ứ Trai và thơ Bạch Vân cư sĩ
Đó là phong cách trữ tình và phong cách triết lý trong sáng tác của hai nhà thơ
lớn của dân tộc, hai nhà thơ lớn của Đường luật Nôm Lầm nên sự khác nhau
đó có nhiều yếu tố, nhiều lý do nhưng có một nguyên nhân, đó là vai trò của
hệ thống đề tài, chủ đề thiên nhiên trong thơ của hai tác giả
Đề tài, chủ đề thiên nhiên trong Hồng Đức quốc âm thi tập và Bạch Vân quốc ngữ thi tập vừa có những điểm giống nhau do tính quy phạm của
thơ Đường luật quy định, lại vừa có những điểm khác nhau do phong cách
thời đại và phong cách tác giả quy định Nếu đề tài, chủ đề thiên nhiên trong
cảm hứng sáng tạo của các tác gia Hồng Đức thiên về hướng ngoại để ca
ngợi vẻ đẹp của nước thú non kỳ, mĩ đức của “minh quân lương tướng” và
bộc lộ niềm tự hào, tự tôn dân tộc trước những địa danh lịch sử thì thiên
nhiên trong Bạch Vân quốc ngữ thi tập phần nhiều lại thiên về hướng nội và
được khái quát thành những quy luật về tự nhiên, xã hội và con người Đây
là một bước phát triển mới của tư duy nghệ thuật của thơ Nôm Đường luật
2.3.2 Dé tai, chủ đề về lý trởng “ái ưu”, “trung hiếu” và phẩm chất
kẻ sĩ quân tử
Theo số liệu thống kê, ta có: trong Hồng Đức quốc âm thi tập, số bài
thơ về lý tưởng “ái ưu” là 5 bài /328 bài tập thơ, có tỉ lệ 1,5%; “trung hiếu”
là 8 bài /328 bài, tỉ lệ 2,4 %; “phẩm chất kẻ sĩ quân tử” là 24 bài/328 bài,
đạt tỉ lệ 7,3%
Bạch Vân quốc ngữ thi tập , số bài thơ về lí tưởng “ưu ái” là 10 bài/161 bài tập thơ, có tỉ lệ 6,2%; “trung hiếu” là 5 bài/161 bài, tỉ lệ 3,1 %; “phẩm chất kẻ sĩ quân tử” là 12 bài/161 bài, tỉ lệ 7,4% Có thể khẳng định ngay
rằng: hệ thống đề tài, chủ đề “ái ưu”, “trung hiếu” trong Hồng Đức quốc âm
thi tập và Bạch Vân quốc ngữ thi tập chủ yếu bắt nguồn từ tư tưởng Nho giáo, nhất là ở những thời đại Nho giáo độc tôn như thế ky XV, XVI, tro
thành nỗi ám ảnh, trăn trở, dày vò và thôi thúc ở các nhà thơ
Trang 36Chẳng hạn:
Khi hứng mến vui lòng bị rịn, Quân thân gánh nặng đủ nghìn cân
(Chuông Phả Lại, nguyệt Bình Than)
Hoặc:
Uu ái một niềm hằng nhớ chúa
(Bạch Vân quốc ngữ thi tập — Bai 109)
“Ái ưu” theo quan niệm của Nho giáo là “ưu dân”, “ái quốc” Yêu
nước, thương dân trong thơ Nôm của các tác gia Hồng Đức và Bạch Vân cư
sĩ không chỉ được xuất phát từ tư tưởng Nho giáo mà còn có một nội dung
dân tộc và thời đại khá đậm nét:
Ái ưu vằng vặc trăng in nước
Danh lợi lâng lâng gió thổi hoa
(Bạch Vân quốc ngữ thi tập)
Cao vòi vọi ngôi hoàng cực
Khắp lâng lâng phúc thứ dân ( Hồng Đức quốc âm thi tập - Tết Nguyên Đán)
Hoặc nữa:
Nhà nam nhà bắc đều no mặt,
Lừng lây cùng ca khúc thái bình
( Hồng Đức quốc âm thi tập - Vịnh ngũ canh thi)
“Ưu ái” theo quan niệm của Nho giáo phải gắn liền với “trung quân”
Khổng Tử quan niệm: “quân quân, thần thần” (vua ra vua, tôi ra tôi); tôi hiền chỉ thờ vua sáng, tướng tài chỉ giúp chúa thánh minh, đó là điều mà các tac gia Hồng Đức và Nguyễn Binh Khiêm thường tâm niệm:
Năm đẳng lẽ hằng vẹn trước sau, Vua tôi đạo cả ở trên đâu
Rây mừng chúa thánh, tôi hiền rập,
Trang 37Cùng hưởng tôn vinh tộ dõi sau
( Hồng Đức quốc âm thi tập — Quân thần)
Mừng thay bốn bề đâu đâu báo,
Tế tướng hiền tài, chúa thánh minh
(Bạch Vân quốc ngữ thi tập — Bài 140)
Chữ “trung” ở mặt tích cực cũng như tiêu cực chủ yếu có nguồn gốc từ Nho giáo Còn chữ “hiếu” thì có khác, không chỉ có con đường độc đạo của
Không Mạnh, mà còn có con đường của truyền thống dân tộc, của nhân
dân Vì thế, “hiếu” trong ông Đức quốc âm thi tập và Bạch Vân quốc ngữ
thi tap dau chi 1a trách nhiệm và bốn phận của “đạo làm con” mà còn xuất phát từ tình cảm, từ đạo lý dân tộc
Chắng hạn:
Đạo cha đức mẹ chất đây non, Lấy thảo mà thờ ấy đạo con
Bú mớm dé quén ơn cúc đục,
Viếng thăm từng chứa thuở thân hôn
(Hồng Đức quốc âm thi tập - Tử đạo)
Những câu thơ trên rất gần với câu ca dao:
Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
và Nguyễn Bính Khiêm không đơn thuần là những khái niệm Nho giáo trừu
tượng Mặc dù nội hàm của những chữ “ưu dân, ái quốc”, “trung quân”, >
“hiếu phụ” trong Hồng Đức quốc âm thi tập và Bạch Vân quốc ngữ thi tập
Trang 38là rất rộng, nhưng không vì thế mà mắt tính xác định Nhưng cũng không
thể không thấy có điểm khác nhau này:
Nếu “ái ưu”, “trung hiếu” trong Hồng Đức quốc âm thi tập của các tác giả là gắn với một ông vua cụ thể (Lê Thánh Tông), với một triều đại cụ thể
- thời đại Lê Thánh Tông - thời đại thịnh trị nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam, vì thế cảm xúc thơ thiên nhiều về cảm hứng ngợi ca, tán tụng
thì “ái ưu”, “trung hiếu” với Nguyễn Binh Khiêm là một nỗi niềm canh
cánh và một mơ ước không nguôi về một “chúa thánh minh” về một thời thịnh trị, cho nên mang đậm màu sắc tâm trạng cá nhân
Chang han:
Muốn cho nhà chúa bằng Nghiêu Thuần, Phải đạo làm tôi kẻo hỗ ngươi
(BạchVân quốc ngữ thi tập — Bai 130)
So với đề tài, chủ đề “ái ưu”, “trung hiếu” thì đề tài về phẩm chất của
kẻ sĩ quân tử trong Hồng Đức quốc âm thi tập và Bạch Vân quốc ngữ thi tập là có tỷ lệ cao hơn, bởi đây là một yêu cầu đồng thời cũng là một tâm
niệm về “mỹ đức” của người quân tử theo quan niệm của nho gia Vì thế,
trong Hồng Đức quốc âm thi tập có cả một nhóm bài thơ viết về đề tài này, như: Hoa cúc, Mai thu, Lao mai, Tao mai, Thủy trung mái, Tùng thụ, Trúc
thụ, Quân tử trức, Phong liên, Lão liên, Quân tử liên đỗ, Liên, Ba tiêu
Các nhà thơ Hồng Đức đã dùng những hình tượng ấn dụ, đặc biệt là hình
tượng:”tùng trúc cúc mai” để sánh với “mỹ đức” của mình
Chắng hạn:
Lòng không chắn vả phô niềm tục,
Khi cứng hằng thìn một tiết thanh
Kham chỉ thế gọi là quân tử,
Sương tuyết nào hề bén mình
(Hồng Đức quốc âm thi tập - Quân tử trúc)
Hoặc:
Trang 39Tiết cứng chẳng kinh sương tuyết bén, Tài cao dưỡng để miễu đường dùng
Kỳ Viên giống lạ nào so kip,
Dữ Lĩnh danh thơm dễ sánh cùng
(Hồng Đức quốc âm thi tập — Tùng thụ) Đặc biệt là hình tượng cây chuối (Ba ziêw) lần đầu tiên xuất hiện trong Đường luật Nôm của các tác gia Hồng Đức cũng được dùng để ngụ cho
phẩm chất và tài năng của kẻ sĩ quân tử:
Dọc giơ gươm đầu kinh cuông khẩu,
Lá cuốn cờ xuân tượng thái bình
Trong sạch xưa sau tiết ấy, Móc mưa nhuân gội trong mình
( Hồng Đức quốc âm thi tập - Ba tiêu) Thật rất khác xa với hình tượng Cây chuối trong thơ Nôm Nguyễn Trãi:
Tự bén hơi xuân tốt lại thêm, Đây buông lạ màu thâu đêm
Tình thư một bức phong còn kín,
Gió nơi đâu 2 Gượng mở xem
( Quốc âm thi tập)
Một trong những thành tựu và đóng góp nồi bật của các tác gia Hồng
Đức ở đề tài, chủ đề phẩm chất kẻ sĩ quân tử là đã sáng tạo ra hàng loạt những ẩn dụ nghệ thuật mới để biểu tượng cho phẩm chất của kẻ sĩ quân tử,
như: quả dưa, cây chuối, con chó đá, con muỗi, con kiến, con rận, con cóc, con gà, người bù nhìn, người ăn mày, cái đó, cái ấm đất, cái rế Cho nên, Con kiến mà cũng “đạo biết quân thần tôn nhượng”, Con rận thì: “hết lòng
uống máu vì nhà chúa”, còn Con cóc thì lộ rõ khí tượng khanh tướng Đế
Vương:
Miếu đường có thuở vang lừng tiếng,
Trang 40Giúp được dân lành kẻo nắng nồi
Ngay Ông đâu rau mà cũng có cái thế ra ân:
Chín vạc đặt yên bằng nui,
Ai rằng ơn chẳng đến muôn dân
Tham chi Gay va Nón - những “vật tiện” của cuộc sống đời thường cũng
được dùng với ý nghĩa tượng trưng cho mỹ đức của bậc chí nhân quân tử:
Tiết ngay thò chúa cơn nguy hiểm, Lượng rộng dung người thuở dãi dẫu
Khoẻ chắn giang sơn no chốn chốn,
Rợp che thế giới khắp đâu đâu
Chính sự xuất hiện hàng loạt những hình tượng nghệ thuật bắt nguồn
trực tiếp từ hiện thực đời sống dân dã trong ông Đức quốc âm thi tập, dẫu
là để tượng trưng cho cái cao quý, cho hình ảnh “minh quân lương tướng”, chính là dấu hiệu của sự gia tăng yếu tố dân dã, bình dị trong cảm hứng
sáng tạo văn học của các tác gia Hồng Đức, vì thế đã phần nào làm mờ hóa
đi những thuyết lý giáo điều của tư tưởng Nho gia Đây là một bước tiến mới trong quan niệm và tư duy nghệ thuật của các tác gia Hồng Đức trong diễn trình thơ Nôm Đường luật
Nếu đặt Hồng Đức quốc âm thi tập trong tương quan với Bạch Vân quốc ngữ thi tập, chúng ta thấy có điểm khác nhau này: viết về phâm chất
kẻ sĩ quân tử, các tác gia Hồng Đức chủ yếu là ngụ qua các hình tượng ân
dụ, những hình ảnh tượng trưng, thì đề tài này trong thơ Nôm Nguyễn Binh
Khiêm chủ yếu lại được hiện ra qua những câu thơ trực tiếp viết về người
quân tử hoặc qua hình thức tác giả tự bộc lộ chí hướng, phẩm cách của
mình Cho nên, người đọc không chỉ nhận thấy được những biểu hiện phẩm
chất chất của kẻ sĩ mà còn thấy được quá trình tu dưỡng, rèn luyện để đạt tới những giá trị đạo đức và tài năng tiêu biểu cho truyền thống tốt đẹp của
con người Việt Nam
Chang han: