Ky nang - KN Day hoc

9 245 1
Ky nang - KN Day hoc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BÀI 1: KHÁI QUÁT VỀ KỸ NĂNG DẠY HỌC 1.1. Khái niệm kỹ năng và kỹ năng dạy học 1.1.1. Khái niệm kỹ năng Trong Tâm lí học có hai quan niệm về kỹ năng. Quan niệm thứ nhất chú trọng khía cạnh cách thức hành động, coi việc nắm được cách thức hành động là có kỹ năng. Đại diện cho quan niệm này là các tác giả: Ph. N. Cônôbôlin, V.A. Crutetxki, V.X. Cudin, A.G. Covaliôp, V.A. Crutetxki cho rằng kỹ năng là phương thức thực hiện hoạt động đã được con người nắm vững. Quan niệm thứ hai coi kỹ năng không đơn thuần là mặt kỹ thuật của hành động mà còn là một biểu hiện năng lực của con người. Đại diện cho quan niệm này có N.Đ.Lêvitốp, K.K. Platônốp, A.V. Pêtrôpxki, F.K. Kharlamốp. Kỹ năng theo quan niệm này vừa có tính ổn định, lại vừa có tính mềm dẻo, tính linh hoạt và tính mục đích. Chẳng hạn, A.V. Pêtrôpxki xem kỹ năng là năng lực sử dụng các tri thức, các dữ kiện hay khái niệm đã có, năng lực vận dụng chúng để phát hiện những thuộc tính bản chất của sự vật và giải quyết thành công những nhiệm vụ lí luận hay thực hành xác định. Trong Lí luận dạy học, kỹ năng thường được quan niệm là khả năng của con người thực hiện có hiệu quả hành động tương ứng với các mục đích và điều kiện trong đó hành động xảy ra [2;4]. Kỹ năng bao giờ cũng có tính khái quát và được sử dụng trong những tình huống khác nhau [6]. Về bản chất, các quan niệm trên về kỹ năng không mâu thuẫn nhau. Sự khác nhau là ở chỗ mở rộng hay thu hẹp phạm vi triển khai của một kỹ năng hành động trong các tình huống, công việc khác nhau. Kỹ năng có thể được định nghĩa như sau: Kỹ năng là khả năng của con người thực hiện một cách có hiệu quả một công việc nào đó để đạt được mục đích đã xác định bằng cách lựa chọn và áp dụng những cách thức hành động phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và phương tiện nhất định. Về cấu trúc của kỹ năng, hầu hết các tác giả đều xác định có ba yếu tố: - Tri thức về phương thức thực hiện các thao tác, hành động và tri thức về đối tượng hành động - Mục đích và nhiệm vụ mà hành động phải thực hiện - Hệ thống các thao tác, các hành động và các phương tiện tương ứng. Như vậy, kỹ năng chứa đựng trong nó cả tri thức về hành động, mục đích hành động và thao tác hành động. Tuỳ theo từng loại kỹ năng mà các thành phần trên tham gia vào cấu trúc đó ở những mức độ khác nhau. Trong các tài liệu, kỹ năng được phân loại theo những tiêu chí khác nhau, đáng chú ý là những cách phân loại và xem xét vấn đề kỹ năng dưới đây.  Người ta phân biệt kỹ năng nguyên sinh với kỹ năng thứ sinh: - Kỹ năng nguyên sinh là kỹ năng được hình thành lần đầu qua các hành động đơn giản là cơ sở để hình thành kỹ xảo (cầm, nắm, kéo, đẩy,…) - Kỹ năng thứ sinh là kỹ năng bậc cao, được hình thành trên cơ sở tri thức và kỹ xảo cũ đã có từ trước.  Người ta cũng phân biệt hai nhóm kỹ năng lao động: - Kỹ năng kỹ thuật - công nghệ riêng, khác nhau ở từng lĩnh vực lao động, nghề nghiệp cụ thể khác nhau, ví dụ các kỹ năng của nghề hàn khác các kỹ năng của nghề tiện; Nghề dạy học có những kỹ năng riêng khác với những kỹ năng của nghề bác sĩ - Kỹ năng lao động chung, có ở mọi hình thái lao động. Có ba loại kỹ năng lao động chung cơ bản, đó là: Kỹ năng lập kế hoạch; kỹ năng tổ chức lao động và kỹ năng kiểm tra và điều chỉnh hoạt động lao động. Giống như việc lập kế hoạch gắn liền với việc tổ chức lao động, trong quá trình lao động, việc kiểm tra cũng gắn liền với việc điều chỉnh hoạt động lao động. Tất nhiên, chúng có vị trí không giống nhau và có những hình thức khác nhau ở các hình thái lao động khác nhau.  Ngày nay, người ta cũng thường đề cập nhiều đến kỹ năng cốt lõi. Kỹ năng cốt lõi là kỹ năng có tính chất chung, cơ bản mà bất cứ người lao động nào cũng phải có trong năng lực của mình, nó tập trung vào khả năng áp dụng kiến thức và kỹ năng, kỹ xảo một cách tích hợp trong các tình huống lao động thực tế. Có thể kể đến những kỹ năng cốt lõi sau đây: - Các kỹ năng thông tin: Đó là khả năng thu thập, phân tích, đánh giá, sàng lọc và lựa chọn, trình bày thông tin và các ý tưởng dùng cho hàng loạt mục đích thực tế khác nhau. - Các kỹ năng giao tiếp: Đó là khả năng giao tiếp có hiệu quả với những người khác thông qua lời nói, chữ viết và các phương tiện biểu thị không bằng lời. - Các kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức triển khai các hoạt động: Chúng tập trung vào việc lập kế hoạch, tổ chức và tự quản lí, bao gồm khả năng hoàn thành nhiệm vụ với mức độ độc lập nhất định, việc kiểm tra, theo dõi sự thực hiện của chính mình, bảo đảm được sự giao tiếp có hiệu quả, báo cáo và ghi chép về các quá trình và các kết quả đạt được. - Các kỹ năng hợp tác: Đó là khả năng hợp tác, phối hợp có hiệu quả với các cá nhân riêng rẽ và trong nội bộ nhóm, bao gồm việc đề ra được những mục đích chung, sự quyết định về việc phân giao nhiệm vụ, công việc, giám sát việc đạt được mục đích, yêu cầu, kiểm tra chất lượng của sản phẩm cuối cùng. - Các kỹ năng sử dụng toán học: Chúng tập trung vào khả năng lựa chọn, áp dụng và vào việc sử dụng các tư tưởng, PP và kỹ thuật toán học để hoàn thành nhiệm vụ, công việc trong phạm vi rộng lớn các tình huống lao động nghề nghiệp thực tế. - Các kỹ năng giải quyết vấn đề: Chúng tập trung vào việc giải quyết vấn đề như là một quá trình. Trong nghĩa rộng của nó, kỹ năng giải quyết vấn đề bao gồm cả việc xác định được bản chất của các vấn đề và đưa ra được các chiến lược phù hợp để giải quyết vấn đề. - Các kỹ năng sử dụng công nghệ: Đó là khả năng sử dụng các quá trình, hệ thống công nghệ, trang thiết bị, nguyên vật liệu và khả năng di chuyển kiến thức và kỹ năng vào các tình huống mới. Điều hiển nhiên là người lao động ở các trình độ khác nhau cần có các kỹ năng cốt lõi trên đây ở các mức độ khác nhau. Sự hợp tác, cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra những vấn đề chung đối với mọi quốc gia trong cộng đồng quốc tế, ngày càng làm cho quan niệm về kỹ năng cốt lõi thống nhất hơn và tầm quan trọng của các kỹ năng cốt lõi được củng cố và khẳng định. 1.1.2. Khái niệm kỹ năng dạy học Kỹ năng dạy học là khả năng của người dạy thực hiện một cách có kết quả các hoạt động/công việc của mình để đạt được mục đích dạy học đã xác định bằng cách lựa chọn và áp dụng những cách thức hành động phù hợp với người học, điều kiện, hoàn cảnh và phương tiện nhất định. Kỹ năng dạy học (KNDH) có những đặc trưng sau: - KNDH là tổ hợp các hành động giảng dạy đã được người dạy nắm vững, nó biểu hiện mặt kỹ thuật của hành động giảng dạy và mặt năng lực giảng dạy của mỗi người dạy. Có KNDH nghĩa là có năng lực giảng dạy ở một mức độ nào đó. - KNDH có mối quan hệ chặt chẽ với kết quả học tập. Nó là yếu tố mang tính mục đích, luôn hướng tới mục đích của hoạt động giảng dạy và học tập và có ảnh hưởng quan trọng đến kết quả học tập. - KNDH là một hệ thống bao hàm trong nó những KNDH chuyên biệt. Các KNDH chuyên biệt như một hệ thống còn được tạo nên bởi các kỹ năng thành phần. KNDH là một hệ thống mở, mang tính phức tạp, nhiều tầng bậc và mang tính phát triển, trong đó có những KNDH cơ bản. - Đặc trưng của KNDH cơ bản là chúng có liên hệ mật thiết với chất lượng và kết quả dạy học; có những hình thái phát triển liên tục trong suốt thời gian làm công tác dạy học ở nhà trường; có tính khả thi, thiết thực đối với người dạy trong điều kiện dạy học hiện nay. Trong lí luận và thực tiễn, KNDH được xem xét trên hai góc độ: một là theo tiếp cận cấu trúc hoạt động dạy học; hai là theo cấu trúc quá trình dạy học. Theo tiếp cận cấu trúc hoạt động dạy học, các nhà khoa học nghiên cứu những kỹ năng, kỹ xảo, thủ thuật, thao tác trí tuệ, hoạt động tư duy trong dạy học. Theo cấu trúc quá trình dạy học, họ xem xét các kỹ năng, kỹ xảo dạy học bên ngoài, tức là cách thức tiến hành công tác dạy học. Những kỹ năng dạy học chủ yếu Có nhiều cách phân loại KNDH dựa trên các tiêu chí hay căn cứ khác nhau như: cấu trúc, đặc điểm, các dạng cơ bản của hoạt động dạy học, cấu trúc của hoạt động dạy học Tuy nhiên, từ định nghĩa trên đây về khái niệm KNDH cho thấy, KNDH bao giờ cũng gắn liền với một hoạt động hay công việc dạy học nhất định, vì vậy, để dễ nhận dạng KNDH, người ta có thể dựa vào cấu trúc của hoạt động dạy học hay mô hình hoạt động của người dạy để xác định các KNDH. Có thể tham khảo mô hình hoạt động của giáo viên kỹ thuật và dạy nghề được xác định bằng việc phân tích nghề dạy học như dưới đây. [4] Nhiệm vụ và công việc của giáo viên kỹ thuật và dạy nghề Nhiệm vụ Công việc A. Chuẩn bị bài dạy A1. Tham gia biên soạn chương trình môn học A2. Tham gia viết giáo trình môn học A3. Nghiên cứu giáo trình và nội dung bài dạy A4. Viết mục tiêu bài dạy A5. Thiết kế buổi dạy A6. Soạn giáo án A7. Viết nội dung bài dạy A8. Nắm tình hình học sinh của lớp A9. Dự tính tình huống sư phạm có thể xảy ra B. Chuẩn bị phương tiện dạy học B1. Lựa chọn đồ dùng dạy học cần thiết B2. Làm đồ dùng dạy học đơn giản B3. Tổ chức hoạc sinh làm đồ dùng dạy học B4. Soạn tài liệu phát tay B5. Thử đồ dùng, phương tiện trước buổi dạy B6.Thiết kế trình tự sử dụngđồ dùng, phươngh tiện C. Lên lớp C1. ổn định lớp C2. Kiểm tra bài cũ C3. Giảng bài mới C4. Tổ chức hoạt động học tập của học sinh C5. Thu nhận thông tin phản hồi của học sinh C6. Xử lí tình huống nảy sinh C7. Củng cố bài C8. Hướng dẫn bài tập về nhà C9. Phụ đạo học sinh yếu C10. Bồi dưỡng học sinh giỏi D. Tổ chức thực hành D1. Soạn bài tập thực hành D2. Viết hướng dẫn qui trình thực hành D3. Bố trí trang thiết bị, phương tiện thực hành D4. Trình diễn mẫu công việc thực hành D5. Hướng dẫn học sinh thực hành D6. Tổ chức học sinh hoạt động thực hành D7. Xử lí tình huống nảy sinh trong quá trình HS thực hành E. T ổ chức thực tập ở ngoài trường E1. Liên hệ cơ sở thực tập cho học sinh E2. Phổ biến mục đích, yêu cầu và nội qui thực tập E3. Hướng dẫn đề cương thực tập E4. Giao nhiệm vụ cho các nhóm thực tập E5. Triển khai thực tập ở cơ sở ngoài trường E6. Xử lí tình huống nảy sinh E7. Hướng dẫn ghi nhật kí và báo cáo thực tập E8. Kiểm tra thực tập E9. Tổng kết thực tập E10. Chấm báo cáo thực tập E11. Tổ chức thực tập kết hợp sản xuất, kinh doanh F. Đánh giá kết quả học tâp F1. Đánh giá kiến thức của học sinh F2. Đánh giá bài thực hành/thí nghiệm F3. Đánh giá thái độ của học sinh F4. Tổ chức thi học sinh giỏi F5. Phân loại học sinh F6. Báo cáo kết quả kiểm tra/thi của học sinh G. Làm chủ nhiệm lớp G1. Tổ chức lớp thành tổ, nhóm và bầu ban cán sự lớp G2. Tổ chức hoạt động ngoại khoá G3. Tư vấn nghề nghiệp G4. Giúp đỡ học sinh cá biệt G5. Tổ chức sinh hoạt lớp G6. Dự giờ lớp G7. Trao đổi với gia đình học sinh G8. Xét kỉ luật học sinh G9. Xét học sinh lên loép cuối năm G10. Sơ kết, tổng kết học kì, năm học, khoá học H. Nâng cao nghiệp vụ chuyên môn H1. Dự giờ đông fnghiệp H2. Nghiên cứu tài liệu chuyên môn, sư phạm H3. Tham gia sinh hoạt học thuật H4. Tham quan, đi thực tế cơ sở H5. Tham gia hội giảng H6. Tham gia các khoá bồi dưỡng chuyên đề H7. Bồi dưỡng giáo viên mới I. Nghiên cứu khoa học I1. Xác định đề tài và đề cương nghiên cứu I2. Lập kế hoạch nghiên cứu I3. Tổ chức nghiên cứu I4. Điều tra khảo sát I5. Xử lí thông tin I6. Viết kết quả nghiên cứu I7. Tổ chức hội thảo khoa học của đề tài I8. Thanh, quyết toán kinh phí I9. Bảo vệ nghiệm thu đề tài K. Tham gia hoạt động chính trị - xã hội K1. Tham gia Hội đồng sư phạm của trường K2. Tham gia hoạt động đoàn thể ở trường K3. Tham gia hoạt động của Hội nghề nghiệp (nếu có) K4. Tham gia hoạt động cộng đồng nơi trường đóng K5. Tham gia hoạt động cộng đồng nơi cư trú K6. Tham gia tuyển sinh Mô hình hoạt động của giáo viên kỹ thuật và dạy nghề qua bộ các môđun đào tạo GV chuyên nghiệp dựa trên sự thực hiện (PBTE) của Trung tâm quốc gia nghiên cứu GD nghề nghiệp - Đại học Bang Ohio, Mỹ (xem Phụ lục 1) cũng có thể được tham khảo để xác định các kỹ năng dạy học của GV KT&DN. 1.1.3. Điều kiện và các bước hình thành kỹ năng dạy học a. Các điều kiện hình thành kỹ năng dạy học - Xác định rõ mục đích, nhiệm vụ hoạt động dạy học - Kiến thức, kỹ xảo về chuyên môn và sư phạm vững vàng - Luyện tập có kế hoạch b. Các bước hình thành kỹ năng dạy học Bước 1: Xác định mục đích và và lựa chọn PP, phương tiện tiến hành hoạt động dạy học Bước 2: Tiến hành thử (thử và sai) Bước 3: Luyện tập để hình thành các kỹ năng dạy học thành phần Bước 4: Luyện tập để phối hợp các kỹ năng thành phần và thực hiện hoạt động đạt kết quả Bước 5: Thực hiện kỹ năng trong các tình huống khác nhau Bước 6: Vận dụng kỹ năng trong hoạt động dạy học nghề nghiệp 1.2. Những kỹ năng đặc trưng của hoạt động dạy học Dựa vào các mô hình hoạt động trên đây, những kỹ năng đặc trưng của hoạt động dạy học nói chung và hoạt động dạy học của giáo viên kỹ thuật và dạy nghề có thể được xác định gồm những kỹ năng chủ yếu như liệt kê dưới đây. 1.2.1. Nhóm kỹ năng chuẩn bị bài dạy  Kỹ năng phân tích nội dung chương trình các môn học lý thuyết và thực hành  Kỹ năng nghiên cứu nội dung bài lên lớp  Kỹ năng lựa chọn tài liệu, nghiên cứu tri thức mới  Kỹ năng dự đoán những khó khăn của học sinh trong quá trình lĩnh hội tri thức mới  Kỹ năng nắm trình độ, thái độ HS (đặc điểm đối tượng)  Kỹ năng thiết kế buổi dạy  Kỹ năng nhận dạng bài dạy  Kỹ năng dự kiến cấu trúc, nội dung bài học  Kỹ năng viết mục tiêu bài dạy  Kỹ năng dự kiến phương pháp dạy học  Kỹ năng dự kiến phân phối thời gian  Kỹ năng lựa chọn phương tiện dạy học  Kỹ năng chuẩn bị phương tiện dạy học  Kỹ năng soạn giáo án bài dạy  Kỹ năng chuẩn bị tài liệu phát tay 1.2.2. Nhóm kỹ năng thực hiện bài lên lớp  Nhóm kỹ năng ổn định tổ chức lớp (chào, kiểm tra môi trường học tập, tình trạng hoc sinh, tập trung chú ý)  Nhóm kỹ năng vào bài, tạo sự chú ý bài học mới  Nhóm kỹ năng giảng bài mới (trình bày bảng, sử dụng các PP, PTDH, theo dõi , bao quát lớp,…)  Nhóm kỹ năng củng cố, tóm tắt, khắc sâu nội dung trọng tâm của bài học  Nhóm kỹ năng ra câu hỏi và bài tập về nhà 1.2.3. Nhóm kỹ năng kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học  Kỹ năng xác định kiến thức, kỹ năng trọng tâm cần kiểm tra, đánh giá  Kỹ năng xác định hình thức kiểm tra, đánh giá  Kỹ năng xây dựng câu hỏi kiểm tra  Kỹ năng thiết kế chuẩn đánh giá (nội dung, thời gian)  Kỹ năng phân tích kết quả bài kiểm tra  Kỹ năng định điểm  Kỹ năng cho thông tin phản hồi . đến kết quả học tập. - KNDH là một hệ thống bao hàm trong nó những KNDH chuyên biệt. Các KNDH chuyên biệt như một hệ thống còn được tạo nên bởi các kỹ năng thành phần. KNDH là một hệ thống. với người học, điều kiện, hoàn cảnh và phương tiện nhất định. Kỹ năng dạy học (KNDH) có những đặc trưng sau: - KNDH là tổ hợp các hành động giảng dạy đã được người dạy nắm vững, nó biểu hiện. hành động giảng dạy và mặt năng lực giảng dạy của mỗi người dạy. Có KNDH nghĩa là có năng lực giảng dạy ở một mức độ nào đó. - KNDH có mối quan hệ chặt chẽ với kết quả học tập. Nó là yếu tố mang

Ngày đăng: 18/10/2014, 18:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan