1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá kết quả của hoạt động khuyến nông tại trạm khuyến nông huyện gia lộc – tỉnh hải dương

103 650 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 762 KB

Nội dung

LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là Nguyễn Trí Trung với đề tài nghiên cứu “Đánh giá kết quả của hoạt động khuyến nông tại Trạm khuyến nông Huyện Gia Lộc – Tỉnh Hải Dương”. Tôi xin cam đoan luận văn này do bản thân tôi thực hiện, dưới sự hướng dẫn của cô giáo Th.s Nguyễn Thị Thiêm, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này hoàn toàn trung thực và chưa sử dụng để bảo vệ một công trình khoa học nào, các thông tin, tài liệu trích dẫn trong luận văn được ghi rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2014 Sinh viên Nguyễn Trí Trung i LỜI CẢM ƠN Báo cáo tốt nghiệp là bước cuối đánh dấu sự trưởng thành một sinh viên ở giảng đường đại học, để trở thành một cử nhân hay một kỹ sư đóng góp những gì mình đã học được cho sự phát triển đất nươc. Trong quá trình thực hiện báo cáo tốt nghiệp, tôi đã được sự giúp đỡ, hưởng dẫn, hỗ trợ từ gia đình, từ quý thầy cô cùng các bạn. nhờ đó mà tôi đã hoàn thành được báo cáo như mong muốn, nay xin phép cho em được gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành đến : Cha mẹ người đã luôn bên cạnh tôi, vất vả nuôi tôi khôn lớn, bạn bè đã động viên khích lệ, giúp đỡ trong những lúc tôi gặp khó khăn. Toàn thể cán bộ Trạm khuyến nông huyện Gia Lộc đã tận tình cung cấp tài liệu và chỉ dạy tôi nhiệt tình. Các thầy cô khoa kinh tế và phát triển nông thôn, trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội đã truyền đạt những kiến thức quý báu, tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành báo cáo tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn cô ThS. Nguyễn Thị Thiêm Bộ môn Kinh tế Nông Nghiệp và Chính Sách – Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn – Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, người trực tiếp hưỡng dẫn đề tài. Trong quá trình làm báo cáo tố nghiệp, cô đã tận tình hướng dẫn tôi thực hiện đề tài, giúp tôi giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình làm báo cáo và hoàn thành đúng định hướng ban đầu. Hà Nội, ngày tháng năm 2014 Sinh viên Nguyễn Trí Trung ii TÓM TẮT KHÓA LUẬN Huyện Gia Lộc là 1 xã thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông hồng, đất đai đa dạng, phì nhiêu màu mỡ, cây trồng vật nuôi phong phú, có điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Trong những năm qua, ngành nông nghiệp của huyện đã đạt được nhiều thành tựu to lớn là kết quả của việc ứng dụng khoa học kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất thông qua các hoạt động khuyến nông của huyện. Đến nay qua nhiều năm hoạt động với sự giúp đỡ của Ủy ban nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân xã và các ban ngành đoàn thể khuyến nông huyện và xã đã đạt được nhiều kết quả góp phần hình thành các mục tiêu kinh tế - xã hội của huyện nhà. Bên cạnh các kết quả đạt được, hoạt động khuyến nông thời gian qua đã bộc lộ một số hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất, nhiều khi còn mang tính áp đặt. Vì vậy, cần có nhiều thay đổi mới trong hoạt động khuyến nông để đáp ứng nhu cầu công tác hiện nay là nhu cầu cấp thiết và được sự nhất trí của trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài thực tập tốt nghiệp: “Đánh giá kết quả của hoạt động khuyến nông tại Trạm khuyến nông Huyện Gia Lộc – Tỉnh Hải Dương”. Gồm mục tiêu nghiên cứu là: (1)Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về khuyến nông, đánh giá kết quả của hoạt động khuyến nông. (2)Đánh giá kết quả hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện Gia Lộc – Tỉnh Hải Dương.(3) Đề xuất một số giả pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động khuyến nông ở địa phương. Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp chọn điểm nghiên cứu, phương pháp thu thập số liệu gồm: (1) Phương pháp thu thập số liêu thứ cấp đó là những số liệu được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, những nghiên cứu khoa học trước. (2) Thu thập số liệu sơ cấp đó là những số liệu được thu thập thông qua điều tra trực tiếp các cán bộ khuyến nông, cán bộ khuyến nông viên cơ sở và các hộ nông dân. Sau đó tiến hành xử lý và phân tích số liệu thu thập được để phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài. iii Qua quá trình nghiên cứu tại trạm khuyến nông huyện Gia Lộc, đề tài của tôi đã thu được kết quả nghiên cứu như sau: Thứ nhất, nắm bắt được thực trạng hoạt động khuyến nông của trạm khuyến nông tác động tới các xã trên địa bàn huyện về tình hình tổ chức, bộ máy hoạt động khuyến nông cũng như cách thức chuyển giao kĩ thuật tiến bộ tới người nông dân.Tình hình thực hiện các nội dung hoạt động khuyến nông được thực hiện theo Nghị định số 56/2005/NĐ – CP. Thứ hai, đánh giá kết quả thực hiện các hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện trên cơ sở thu thập thông tin về kết quả thực hiện các hoạt động đào tạo tập huấn, xây dựng và nhân rộng mô hình trình diễn, công tác thông tin tuyên truyền được thực hiện trong 3 năm 2011 – 2013. Ý kiến đánh giá của cán bộ khuyến nông và ý kiến đánh giá của các hộ nông dân. Phân tích khó khăn và thuận lợi trong việc thực hiện các hoạt động của Trạm khuyến nông Gia Lộc. Thứ ba từ những đánh giá tình hình thực hiện hoạt động khuyến nông, phân tích những khó khăn và thuận lợi đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông của Trạm khuyến nông huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. Công tác lập kế hoạch khuyến nông phải có sự tham gia của người dân, xuất phát từ nhu cầu của người dân. Tăng cường đầu tư nguồn nhân lực, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ khuyến nông, đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị cho cán bộ khuyến nông và tăng kinh phí đầu tư các hoạt dộng khuyến nông. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền phổ biến kiến thức mới, khoa học kĩ thuật mới áp dụng khuyến nông. Nâng cao chất lượng và số lượng các kênh thông tin tuyên truyền trên các kênh thông tin đại chúng như loa phát thanh, tăng cường các bài viết về thông tin khuyến nông – khuyến ngư, nêu gương những nông dân sản xuất giỏi để người dân để người dân tin tưởng vào hoạt động khuyến nông. Nâng cao chất lượng và tăng cường mở các lớp tập huấn kỹ thuật đáp ứng nhu cầu của người dân và bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ khuyến nông. Tiếp tục xây dựng các mô hình trình diễn đáp ứng nhu cầu của người dân, phát triển các mô hình mang lại hiệu quả cao cho nông dân phù hợp với đặc điểm từng địa phương. iv MỤC LỤC v DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1: Nguồn nhân lực cán bộ khuyến nông của Trạm khuyến nông huyện Gia Lộc năm 2013.47 Bảng 4.2: Cơ cấu cán bộ KNVCS năm 2013 48 Bảng 4.3: Công tác tuyên truyền, giao ban và hội thảo đầu bờ trong các năm 2011, 2012, 2013 50 Bảng 4.4: Mức độ theo dõi thông tin khuyến nông 51 Bảng 4.5: Kết quả tập huấn trong các năm 2011, 2012, 2013 52 Bảng 4.6: Đánh giá của người dân về tần suất tổ chức tập huấn, đào tạo khuyến nông 54 Bảng 4.7: Đối tượng của hộ tham gia các lớp tập huấn theo giới tính 55 Bảng 4.8: Thành phần tham gia các lớp tập huấn theo vai trò trong sản xuất 56 Bảng 4.9: Đánh giá của người dân về đối tượng tham gia các lớp tập huấn, đào tạo khuyến nông theo điều kiện kinh tế 57 Bảng 4.10: Mức độ tham gia các lớp tập huấn khuyến nông 58 Bảng 4.11: Nhu cầu tham quan và hội thảo đầu bờ 59 Bảng 4.12: Kết quả xây dựng mô hình Trồng trọt, Chăn nuôi, Thuỷ sản trong các năm 2011, 2012, 2013 62 Bảng 4.13: Nhu cầu thực hiện mô hình 63 Bảng 4.14: Mức độ quan tâm của người dân về sự hiện diện của cán bộ khuyến nông xã 66 Bảng 4.15: Mức độ tiếp xúc với cán bộ khuyến nông xã 68 Bảng 4.16: Nhu cầu về sự cần thiết của cán bộ khuyến nông xã 68 Bảng 4.17: Phân tích SWOT trong hoạt động khuyến nông của Trạm khuyến nông Gia Lộc 70 vi DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ SƠ ĐỒ: Sơ đồ 2.1 – Vai trò khuyến nông 9 Sơ đồ 2.2: Liên kết “4 nhà” trong công tác khuyến nông 13 Sơ đồ 2.3: Cơ cấu hệ thống tổ chức khuyến nông Việt Nam 32 Sơ đồ 4.1: Cấu trúc hệ thống hoạt động mạng lưới khuyến nông huyện Gia Lộc 46 Đồ thị 4.1: Trình độ của khuyến nông viên cơ sở 48 Đồ thị 4.2: Mức độ theo dõi thông tin khuyến nông của người dân 51 Đồ thị 4.3: Thành phần tham gia các lớp tập huấn theo vai trò trong sản xuất 56 Đồ thị 4.4: Mức độ tham gia các lớp tập huấn khuyến nông. 58 vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BVTV: Bảo vệ thực vật CN - TTCN: Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp DA: Dự án KHKT: Khoa học kỹ thuật KN - KL: Khuyến nông - Khuyến lâm KN - KN: Khuyến nông - Khuyến ngư KNVCS: Khuyến nông viên cơ sở NN & PTNT: Nông nghiệp & Phát triển nông thôn TBKH: Tiến bộ khoa học TBKHKT: Tiến bộ khoa học kỹ thuật TBKT: Tiến bộ kỹ thuật TM - DV: Thương mại - Dịch vụ UBND: Uỷ ban nhân dân ƯDKH & CGCN: Ứng dụng khoa học & Chuyển giao công nghệ viii PHẦN I: MỞ ĐẦU 1.1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu Trong điều kiện hiện nay, khi nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường sản xuất tự cung, tự cấp không còn đảm bảo được điều kiện sống cho người dân. Khắp mọi nơi chúng ta có thể thấy một xu thế cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ và chỉ có những người dân hoạt động hiệu quả cao mới có thể đứng vững được. Trong cơ chế mới người dân luôn đứng trước thực trạng thiếu hụt thông tin về thị trường, giá cả để định hướng sản xuất. Mặt khác, trình độ sản xuất của phần lớn người dân còn yếu, thông tin khoa học kỹ thuật đối với người dân còn ít. Do đó, vấn đề nâng cao kiến thức về kỹ thuật nông nghiệp, kinh nghiệm quản lý, thông tin thị trường, chuyển giao tiến bộ khoa học cho người dân để họ có đủ khả năng phát triển sản xuất kinh doanh, tự giải quyết các vấn đề của mình là một yêu cầu bức thiết trong vấn đề phát triển nông nghiệp nông thôn hiện nay. Trước yêu cầu đó, công tác khuyến nông đã được củng cố và từng bước cải thiện cho phù hợp với tình hình mới. Ngày 02/03/1993, Chính phủ ban hành Nghị định 13/CP về công tác khuyến nông, thông tư liên bộ số 02/LBLT ngày 02/08/1993 hướng dẫn thi hành Nghị định 13/CP. Từ khi ra đời Nghị định này đã đem lại kết quả khả quan trong nông nghiệp nông thôn. Hệ thống khuyến nông nước ta đã không ngừng lớn mạnh cả về số lượng cũng như chất lượng, với mạng lưới ngày càng hoàn chỉnh từ trung ương đến địa phương. Có thể nói, công tác khuyến nông đã có những đóng góp quan trọng vào phát triển nông nghiệp, tạo ra nhiều hàng hoá nông sản có chất lượng, tăng thu nhập và mức sống cho người dân. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, phải thừa nhận một thực tế đó hiệu quả mà hoạt động khuyến nông đem lại còn chưa cao một phần do các chương trình, các hoạt động 1 khuyến nông được đưa ra còn mang tính áp đặt từ trên xuống, chưa xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của người dân. Để phù hợp với chiều hướng phát triển hiện nay thì khuyến nông phải phát huy sự tham gia của người dân. Trong đó, việc lập kế hoạch cho các chương trình, dự án khuyến nông phải xuất phát từ những vấn đề và nhu cầu của chính người dân trong cộng đồng. Thông qua việc đánh giá tìm hiểu những khó khăn, vấn đề mà người dân đang gặp phải để từ đó các nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách đưa ra các chương trình tới các hoạt động, phương pháp khuyến nông phù hợp để có thể phát huy sự tham gia tối đa của người dân địa phương. Huyện Gia Lộc là 1 xã thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông hồng, đất đai đa dạng, phì nhiêu màu mỡ, cây trồng vật nuôi phong phú, có điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Trong những năm qua, ngành nông nghiệp của huyện đã đạt được nhiều thành tựu to lớn là kết quả của việc ứng dụng khoa học kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất thông qua các hoạt động khuyến nông của huyện. Đến nay qua nhiều năm hoạt động với sự giúp đỡ của Ủy ban nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân xã và các ban ngành đoàn thể khuyến nông huyện và xã đã đạt được nhiều kết quả góp phần hình thành các mục tiêu kinh tế - xã hội của huyện nhà. Bên cạnh các kết quả đạt được, hoạt động khuyến nông thời gian qua đã bộc lộ một số hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất, nhiều khi còn mang tính áp đặt. Vì vậy, cần có nhiều thay đổi mới trong hoạt động khuyến nông để đáp ứng nhu cầu công tác hiện nay là nhu cầu cấp thiết. Xuất phát từ điều kiện thực tế của huyện cũng như sự phân bổ của bộ môn Kinh Tế Nông Nghiệp và Chính Sách, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá kết quả của hoạt động khuyến nông tại Trạm khuyến nông Huyện Gia Lộc – Tỉnh Hải Dương”. 2 [...]... tổng quát Đánh giá thực trạng, kết quả của hoạt động khuyến nông tại Trạm khuyến nông xã Gia Khánh – Huyện Gia Lộc – Tỉnh Hải Dương nhằm góp phần hoàn thiện, thực hiện tốt chính sách 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về khuyến nông, đánh giá kết quả của hoạt động khuyến nông, - Đánh giá kết quả hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện Gia Lộc – Tỉnh Hải Dương. .. khuyến nông, khuyến ngư với các tổ chức, các nhân nước ngoài và các tổ chức quốc tế (Nghị định số 56/2005/NĐ – CP) 2.1.6 Nội dung đánh giá kết quả của hoạt động khuyến nông - Đánh giá thực trạng hoạt động của Trạm khuyến nông Gia Lộc - Đánh giá kết quả đạt được của các hoạt động của Trạm khuyến nông Gia Lộc - Phân tích khó khăn và thuận lợi trong việc thực hiện các hoạt động của Trạm khuyến nông Gia Lộc. .. trạng công tác khuyến nông của huyện Gia Lộc, kết quả của hoạt động khuyến nông, từ đó đưa ra định hướng và giải pháp phát triển công tác tổ chức khuyến nông tại huyện Gia Lộc 3 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu - Không gian: Đề tài này được thực hiện ở cấp huyện, nghiên cứu tại địa bàn huyện Gia Lộc với 3 xã đại diện là (Gia Tân, Hoàng Diệu, Gia Khánh) - Thời gian thực hiện: Từ ngày 7/1/2014 – 4/6/2014 - Số... phát triển nông thôn, cho nên phải tuân theo những đường lối và chính sách của nhà nước trong khi thực hiện nhiệm vụ Mặt khác, khuyến nông là người phục vụ tận tuỵ của nông dân, có trách nhiệm đáp ứng những nhu cầu của nông dân trong vùng Điều đó có nghĩa là người nông dân có quyền đánh giá hiệu quả của hoạt động của khuyến nông Tính hiệu quả của hoạt động khuyến nông, trước hết được đánh giá trên cơ... bộ khuyến nông Đội ngũ cán bộ khuyến nông huyện phải đảm đương phụ trách hàng vạn nông dân Nhiều khi thực hiện 1 chương trình khuyến nông cần đến nhiều chục cán bộ khuyến nông Ví dụ thực hiện chương trình sông Hồng ở huyện Tam Dương, Vĩnh phúc cần đến 67 cán bộ khuyến nông trong khi tổ chức Trạm khuyến nông chỉ có 5 cán bộ khuyến nông Chính vì vậy khuyến nông phải ký hợp đồng với rất nhiều khuyến nông. .. nhằm đẩy mạnh hoạt động khuyến nông ở địa phương 1.3 Câu hỏi nghiên cứu - Khuyến nông là gì? Vai trò của khuyến nông trong sản xuất nông nghiệp? - Kết quả của huyện 3 năm gần đây khi áp dụng chính sách khuyến nông có tốt không? Có tác động rõ rệt tới người dân (người được hưởng lợi) không? - Có thể đẩy mạnh khuyến nông ở địa phương để phát triển nông nghiệp mạnh hơn được không? Nếu có cần phải làm thế... triển nông thôn hoặc chương trình khuyến nông của Nhà nước có được thực hiện tốt hay không Ngoài ra, nó còn được đánh giá trên cơ sở thu nhập và cuộc sống của nông dân, có phải nhờ khuyến nông mà được cải thiện hay không Do đó các chương trình, DA khuyến nông phải xuất phát từ nhu cầu thực tế của nông dân nói riêng và nhu cầu phát triển nền kinh tế nông thôn nói chung Nhiệm vụ của người cán bộ khuyến nông. .. trong giáo dục, đào tạo ngày càng gắn kết chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành đặt cơ sở cho sự ra đời của tổ chức khuyến nông (Trạm khuyến nông quốc gia, 2010) Nhìn chung, khuyến nông trên thế giới được hình thành từ bốn tổ chức cơ bản: (1) Hiệp hội nông dân, (2) Các tổ chức khác ở nông thôn, (3) Các trường đại học và (4) Các tổ chức nông nghiệp của chính phủ 2.2.1 Tình hình hoạt động khuyến nông của. .. xuất 6 Khuyến nông là cách giáo dục ngoài học đường cho nông dân Khuyến nông là quá trình vận động, quảng bá, khuyến cáo cho nông dân theo nguyên tắc tự nguyện, không áp đặt đồng thời đó là quá trình tiếp thu kiến thức và kỹ năng một cách dần dần và tự giác của nông dân 2.1.2 Nhiệm vụ chức năng của khuyến nông Bản chất (mục tiêu cơ bản) của khuyến nông xem ra khá thống nhất ở mọi quốc gia, nhưng nhiệm... hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn - Huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia khuyến nông, khuyến ngư 8 2.1.3 Vai trò của khuyến nông 2.1.3.1 Khuyến nông có vai trò là cầu nối Có thể diễn đạt khuyến nông có vai trò cầu nối thông tin 2 chiều giữa nông dân với 9 đầu mối theo sơ đồ 1 như sau: Nhà nước Nghiên cứu Môi trường NÔNG DÂN Cầu nối khuyến nông Thị trường Nông dân sản . khuyến nông, đánh giá kết quả của hoạt động khuyến nông. (2 )Đánh giá kết quả hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện Gia Lộc – Tỉnh Hải Dương. (3) Đề xuất một số giả pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động. về khuyến nông, đánh giá kết quả của hoạt động khuyến nông, - Đánh giá kết quả hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện Gia Lộc – Tỉnh Hải Dương. - Đề xuất một số giả pháp nhằm đẩy mạnh hoạt. Đánh giá kết quả của hoạt động khuyến nông tại Trạm khuyến nông Huyện Gia Lộc – Tỉnh Hải Dương . 2 1.2 Mục tiêu nghiên cứu: 1.2.1 Mục tiêu tổng quát Đánh giá thực trạng, kết quả của hoạt

Ngày đăng: 18/10/2014, 15:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Quốc Hưng (1997), Kỷ yếu quốc gia về công tác khuyến nông, Nhà xuất bản nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỷ yếu quốc gia về công tác khuyến nông
Tác giả: Lê Quốc Hưng
Nhà XB: Nhà xuất bản nông nghiệp
Năm: 1997
4. A. W. VandenBan & H. S. Hawkins (1998), khuyến nông, Nxb Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: khuyến nông
Tác giả: A. W. VandenBan & H. S. Hawkins
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 1998
5. Trung tâm khuyến nông quốc gia(2007), Tài liệu tập huấn phương pháp khuyến nông, Nhà xuất bản nông nghiệp - Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu tập huấn phương pháp khuyến nông
Tác giả: Trung tâm khuyến nông quốc gia
Nhà XB: Nhà xuất bản nông nghiệp - Hà Nội
Năm: 2007
6. Falaconer, J - Forestry, A Review of Key Issues, Social Forestry Network Paper 4e, 1987, O.D.I, LondonII. Các bài báo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Falaconer, J - Forestry, A Review of Key Issues, Social Forestry Network Paper 4e, 1987, O.D.I, London
7. Ngô Thị Nhuận (2003), Thực trạng công tác khuyến nông Việt Nam, Tạp chí NN & PTNT, Số 3/2003, Bộ NN & PTNT.III. Luận văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng công tác khuyến nông Việt Nam
Tác giả: Ngô Thị Nhuận
Năm: 2003
8. Nguyễn Thị Hà (2008) : “ Đánh giá các hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện Quế Võ – Bắc Ninh” Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: “ Đánh giá các hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện Quế Võ – Bắc Ninh”
9. Nguyễn Thị Yến Nga (2011): “ Đánh giá thực trạng và nhu cầu khuyến nông của người dân ở huyện Đức Thọ - Hà tĩnh" Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại Học Vinh.IV. Báo cáo, nghị định Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá thực trạng và nhu cầu khuyến nông của người dân ở huyện Đức Thọ - Hà tĩnh
Tác giả: Nguyễn Thị Yến Nga
Năm: 2011
3. Phạm Thị Diễm (2006), Đánh giá thực trạng công tác khuyến nông của huyện Phù Cử - Hưng Yên Khác
10.Trạm khuyến nông quốc gia (2010), Báo cáo tổng kết công tác khuyến nông năm 2010 và triển khai kế hoạch khuyến nông năm 2011 Khác
11.Trạm khuyến nông quốc gia (2013), báo cáo tổng kết hoạt động khuyến nông năm 201 Khác
12. Trạm khuyến nông quốc gia, Khuyến nông Việt Nam số 37+38/2010 Khác
13. Trung tâm khuyến nông quốc gia, Báo cáo tổng kết hoạt động khuyến nông - khuyến ngư giai đoạn 1993 - 2008 và định hướng hoạt động giai đoạn 2009 – 2020 Khác
14. Nghị định 56/CP – ND ngày 26 tháng 04 năm 2005 về khuyến nông khuyến ngư Khác
15. Trạm khuyến nông huyện Gia Lộc (2011), Báo cáo công tác khuyến nông – khuyến ngư năm 2011; phương hướng nhiệm vụ khuyến nông – khuyến ngư năm 2012 Khác
16. Trạm khuyến nông huyện Gia Lộc (2012), Báo cáo công tác khuyến nông – khuyến ngư năm 2012; phương hướng nhiệm vụ khuyến nông – khuyến ngư năm 2013 Khác
17. Trạm khuyến nông huyện Gia Lộc (2013), Báo cáo công tác khuyến nông – khuyến ngư năm 2013; phương hướng nhiệm vụ khuyến nông – khuyến ngư năm 2014 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w