Bảng 4.6: Đánh giá của người dân về tần suất tổ chức tập huấn, đào tạo khuyến nông

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả của hoạt động khuyến nông tại trạm khuyến nông huyện gia lộc – tỉnh hải dương (Trang 54 - 103)

Trạm khuyến nông huyện Tổ chức trong ngành:TTKN tỉnh,phòng NN huyện,trạm BVTV Tổ chức ngoài nghành: đài phát thanh huyện, xã; ngân hàng; tín dụng KNVCS Chính quyền xã, thôn Cán bộ KN Nông dân SX giỏi KNV xã Hệ thống NN Hộ nông dân SX đại trà

Hệ thống mạng lưới khuyến nông huyện Gia Lộc có cấu trúc hoàn chỉnh theo ngành dọc từ Trạm khuyến nông Gia Lộc đến các khuyến nông viên cơ sở. Theo cấu trúc mạng nhện có mối quan hệ chặt chẽ, ràng buộc lẫn nhau. Hệ thống khuyến nông viên đã kết hợp với các cơ quan trong và ngoài ngành để phát huy sức mạnh, với sự phối hợp đồng bộ đã đem lại hiệu quả kinh tế cao thông qua công tác chuyển giao TBKHKT mới tới người dân, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từng bước thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.

4.1.2. Thực trạng nguồn nhân lực của Trạm khuyến nông huyện Gia Lộc

Con người là yếu tố vô cùng quan trọng và là nhân tố quyết định cho sự thành công hay thất bại của công việc. Trình độ của cán bộ khuyến nông cũng là một yếu tố quyết định hiệu quả của công tác khuyến nông huyện được xem xét trước tiên. Nguồn nhân lực của Trạm khuyến nông huyện Gia Lộc:

Bảng 4.1: Nguồn nhân lực cán bộ khuyến nông của Trạm khuyến nông huyệnGia Lộc năm 2013

Trình độ Số lượng (người) Cơ cấu (%)

Đại học 5 100

Cao đẳng 0 0

Trung cấp 0 0

Khác 0 0

Tổng số 5 100

(Nguồn: Phỏng vấn cán bộ khuyến nông).

Đồ thị 4.1: Trình độ của khuyến nông viên cơ sở.

Từ đồ thị 4.1 ta thấy: Tổng số cán bộ của Trạm khuyến nông Gia Lộc 5/5 cán bộ đều có trình độ đại học trong đó 1 Giám đốc, 1 Phó giám đốc, 1 Kế toán và 3 Kỹ sư nông nghiệp. Trạm có đội ngũ cán bộ khuyến nông hầu hết là trẻ, năng động, chịu khó học hỏi và tích cực tham gia công tác, thường xuyên trao đổi kinh nghiệm với nhau và học hỏi kinh nghiệm từ lớp cán bộ khuyến nông đi trước. Trên địa bàn huyện đã có 22 KNVCS trong đó có 2 người có trình độ đại học (chiếm 9,1%), 14 người có trình độ trung cấp (chiếm 63,6%), 2 người có trình độ sơ cấp (chiếm 9,1%) và 0 người chưa qua đào tạo ở các trường chuyên môn (chiếm 0%).

Hiện nay Trạm có tổng số 5 cán bộ trong đó cán bộ về chuyên môn Kinh tế nông nghiệp và trồng trọt vẫn chiếm tỷ lệ cao (chiếm 40%), và cán bộ có chuyên ngành thuỷ sản (chiếm 20%). Hiện nay cả Trạm chưa có cán bộ nào có chuyên môn Khuyến nông, Chăn nuôi - Thú y và Bảo vệ thực vật (phỏng ván cán bộ Trạm khuyến nông, 2014)

- Cán bộ KNVCS: Công tác tuyển chọn KNVCS được diễn ra hàng

năm và ngày càng được nâng cao về trình độ chuyên môn.

Bảng 4.2: Cơ cấu cán bộ KNVCS năm 2013. Phân ngành Số lượng cấu Trình độ Đại học Cao đẳng Trung cấp cấp Khác Trồng trọt 16 74,07 1 2 12 1 0 CN - TY 2 11,13 0 0 1 1 0 Thuỷ sản 1 3,70 1 0 0 0 0 Khuyến nông 1 3,70 0 1 0 0 0 Kinh tế NN 1 3,70 0 1 1 0 0 BVTV 1 3,70 0 0 0 0 0

Tổng 22 100 2 4 14 2 1

(Nguồn: Số liệu tra Trạm khuyến nông huyện Gia Lộc, 2013). Đối với KNVCS cán bộ có chuyên môn về trồng trọt chiếm số lượng lớn với 16 người (chiếm 72,7%), cán bộ có chuyên ngành chăn nuôi - thú y, thuỷ sản, khuyến nông, kinh tế nông nghiệp và BVTV còn thiếu chỉ mới có từ 1 -1 người chiếm với tỷ lệ rất ít.

Theo tiêu chí tuyển chọn KNVCS cấp xã trong Nghị định 56, các khuyến nông xã phải có bằng trung cấp nông nghiệp trở lên (tuỳ một số xã vùng sâu, vùng xa). Tuy nhiên, do đặc thù của địa phương nên lãnh đạo các xã thường chỉ chọn các khuyến nông viên có bằng trung cấp nhưng chủ yếu là chuyên ngành trồng trọt, không chú ý đến các chuyên ngành khác như chăn nuôi, lâm nghiệp, bảo vệ thực vật. Do đó, trong quá trình công tác nhiều khuyến nông viên đang gặp phải khó khăn do nằm ngoài chuyên môn của mình. Vấn đề nảy sinh trong thực tế khi người nông dân yêu cầu khuyến nông viên tư vấn về các chủ đề ngoài chuyên ngành đã được học như chăn nuôi, thú y vì vậy gây khó khăn trong công tác khuyến nông.

4.1.3. Hoạt động và kết quả hoạt động của Trạm Gia Lộc từ năm 2011 – 2013

4.1.3.1 Công tác tuyên truyền, tổ chức giao ban và hội thảo đầu bờ

Hoạt động thông tin tuyên truyền là hoạt động rất quan trọng và không thể thiếu trong công tác khuyến nông. Qua hoạt động thông tin truyên tuyền giúp cho người sản xuất tiếp cận được với các kênh thông tin khuyến nông khác nhau. Đa dạng nội dung, hình thức thông tin để người dân có thể tiếp cận và sử dụng được thông tin khuyến nông. Công tác thông tin tuyên truyền được triển khai thông qua đài truyền hình huyện, đài phát thanh xã, ấn phẩm khuyến nông các loại (đĩa hình, sách mỏng, tờ rơi, tranh), cán bộ khuyến nông tới người sản xuất.

Bảng 4.3: Công tác tuyên truyền, giao ban và hội thảo đầu bờ trong các năm 2011, 2012, 2013 Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tổng

1 Giao ban Cuộc 30 30 30 90

2 Tuyên truyền trên đài Lần 12 12 12 36

3 Tham quan hội thảo Cuộc 6 8 9 23

(Nguồn: Trạm khuyến nông huyện Gia Lộc, 2013) Hoạt động giao ban, tuyên truyền qua các năm luôn được giữ vững. Công tác tổ chức hội thảo, tham quan hội thảo năm sau luôn cao hơn năm trước (năm 2013 là 9 cuộc tăng 1 cuộc so với năm 2012 và 3 cuộc so với năm 2011). Nhìn chung công tác giao ban, tham quan hội thảo đầu bờ trong các năm của Trạm đều thực hiện tốt. Trên cơ sở đó, hàng năm Trạm đã chuyển tải một lượng thông tin đáng kể tới người sản xuất. Năm 2011 đã in ấn được 8.845 bộ tài liệu quy trình sản xuất cây trồng và vật nuôi cho các hộ nông dân và năm 2012 là 9.152 bộ và năm 2013 là 9.424 bộ. (Trạm khuyến nông huyện Gia Lộc, 2013)

Tuy nhiên công tác thông tin truyên tuyền của Trạm vẫn còn một số hạn chế: Thông tin vẫn còn nặng về thông tin một chiều từ cán bộ khuyến nông tới người dân mà chưa có thông tin chiều ngược lại; nội dung thông tin còn mang nặng về kỹ thuật sản xuất mà chưa chú ý tới những thông tin giá cả, thị trường nông sản. Sở dĩ hoạt động thông tin tuyên truyền còn hạn chế là do nguồn kinh phí hoạt động của Trạm còn hạn hẹp; nguồn nhân lực KNVCS còn yếu về chất lượng cũng như số lượng.

Mức độ theo dõi thông tin khuyến nông của người dân

Thông tin khuyến nông ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông lâm ngư nghiệp đặc biệt là trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Do đó nhu cầu về thông tin khuyến nông ngày càng

được người dân quan tâm hơn và mức độ theo dõi cũng thường xuyên hơn. Khi được hỏi Bác/anh chị có thường xuyên theo dõi thông tin khuyến nông không?

Thì phần lớn người dân đều trả lời là có, tuy nhiên mức độ thường xuyên là tuỳ thuộc vào từng hộ gia đình, từng vùng khác nhau (Bảng 4.4).

Bảng 4.4: Mức độ theo dõi thông tin khuyến nông.

Theo dõi thông tin khuyến nông Sô lượng Tỷ lệ %

Thường xuyên 22 36,7

Thỉnh thoảng 28 46,7

Không thường xuyên 8 13,3

Không bao giờ 2 3.3

Tổng 60 100

(Nguồn: Số liệu điều tra hộ nông dân, 2014)

Đồ thị 4.2: Mức độ theo dõi thông tin khuyến nông của người dân

Phần lớn người dân đã theo dõi thông tin khuyến nông tuy nhiên mức độ thường xuyên của các hộ cũng như các xã là khác nhau. Còn có một số người dân chưa bao giờ theo dõi thông tin khuyến nông chiếm 3,3%. Qua đây cho thấy để thu hút người dân thường xuyên theo dõi thông tin khuyến nông trên các phương tiện truyền thông thì các chương trình khuyến nông phải hấp dẫn, đa dạng về thông tin, nội dung và người dân dễ tiếp thu.

4.1.3.2 Công tác tập huấn, tham quan đầu bờ

Công tác tập huấn là một trong những nội dung quan trọng của công tác khuyến nông. Nhận thức rõ về vấn đề này, Trạm khuyến nông Gia LộcGia Lộc luôn thực hiện tập huấn gắn với hiện trường. Hàng năm Trạm đã phối hợp với phòng NN & PTNT, Trạm BVTV, Trạm thú y, Trạm giống, các ban ngành đoàn thể, Trạm KN - KN tỉnh và UBND các xã tiến hành tổ chức tập huấn cho bà con nông dân nắm bắt được các quy trình kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc, theo dõi tình hình sinh trưởng, phát triển của cây trồng, vật nuôi và cách phòng chống dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi. Nhiều nông dân thông qua các lớp tập huấn này đã áp dụng kiến thức được tập huấn có hiệu quả vào thực tế sản xuất. Kết quả công tác tập huấn thể hiện qua bảng 4.7:

Bảng 4.5: Kết quả tập huấn trong các năm 2011, 2012, 2013

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tổng So sánh % 2013/2012 2013/2011 Tổng số lớp Lớp 143 145 152 440 104,82 106,29 Trồng trọt Lớp 96 90 100 286 111,11 104,16 Chăn nuôi Lớp 26 30 28 84 90,33 107,69 Thuỷ sản Lớp 21 28 24 73 85,57 114,28 2 TS lượt người

tham gia Người 9.152 8.845 9.424 27.421 106,54 102,97

3

BQ người/ Lớp

Người/

lớp 64 61 62 62,32 101,63 96,87

(Nguồn: Trạm khuyến nông huyện Gia Lộc, 2013)

Nhìn chung, hàng năm hoạt động tập huấn, tham quan đầu bờ được Trạm quan tâm và tổ chức với số lượng người/lớp luôn đạt tỷ lệ cao và tăng dần qua các năm. Riêng năm 2012 tổng số lớp là 145 tăng 2 lớp so với năm 2011 và tăng 7 lớp so với năm 2012.

Đánh giá về mức độ thường xuyên của công tác tổ chức tập huấn, đào tạo khuyến nông

Đánh giá nhu cầu mức độ thường xuyên của khoá học, đào tạo khuyến nông giúp chúng ta xây dựng kế hoạch thời gian tập huấn phù hợp.

Khi tổ chức thảo luận về vấn đề này đa số người dân đều có nhu cầu tổ chức các lớp tập huấn thường xuyên hơn để có thể hỗ trợ, giúp đỡ họ một cách kịp thời.

Bảng 4.6: Đánh giá của người dân về tần suất tổ chức tập huấn, đào tạo khuyến nông

Xã Một năm 6 tháng 3 tháng Theo mùa vụ

Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Gia Khánh 0 0 4 20 6 30 10 50 Hoàng Diệu 1 5 5 25 4 20 10 50 Gia Tân 1 5 3 15 8 40 8 40 Tính chung 2 3,3 12 20 18 30 28 46,7

(Nguồn: Số liệu điều tra hộ nông dân, 2014) Hầu hết nông dân đều có nhu cầu được tham gia các khoá đào tạo khuyến nông được thường xuyên hơn. Tuy nhiên việc tổ chức công tác tập huấn còn phụ thuộc vào tính chất sản xuất mùa vụ ở từng địa phương, từng vùng do đó nhu cầu về mức độ thường xuyên là không giống nhau. Ở đây nhu cầu về mức độ tập huấn chủ yếu là 3 tháng và tuỳ theo mùa vụ (chiếm 30% và 46,7%), thấp nhất là một năm một lần chiếm 3,3%. Kết quả này cho thấy tập huấn kỹ thuật là một vấn đề phải được đặt lên hàng đầu. Việc chuyển giao TBKHKT là một đòi hỏi bức thiết của người dân. Vì vậy để đáp ứng nhu cầu thường xuyên của người dân cần phải tăng cường hơn nữa công tác tổ chức tập huấn cũng như chất lượng của các lớp tập huấn bằng cách lựa chọn nội dung, thời gian hợp lý, phù hợp với tính chất sản xuất mùa vụ dựa trên nhu cầu của người dân.

Đánh giá đối tượng của các hộ tham gia tập huấn theo giới tính

Trong các chương trình, DA khuyến nông việc lựa chọn đối tượng tham gia các lớp tập huấn có ý nghĩa quan trọng và đôi khi các chương trình khuyến nông thường thất bại do việc lựa chọn đối tượng tham gia không phù hợp, người làm khuyến nông cũng rất ít khi quan tâm đến đối tượng nào sẽ tham gia các lớp tập huấn. Việc lựa chọn đối tượng tham gia thường do UBND xã hoặc trưởng thôn quyết định, thường chỉ giới hạn cho các cán bộ

xã, thôn, các hộ gia đình sản xuất giỏi và những hộ được chọn làm điểm xây dựng mô hình trình diễn.

Đánh giá nhu cầu về đối tượng tham gia tập huấn nhằm trả lời 3 câu hỏi sau:

Nam hay nữ là thành phần tham gia các lớp tập huấn.

Người tham gia là những người giữ vai trò sản xuất chính hay là người không trực tiếp sản xuất.

Có nên ưu tiên cho hộ nghèo tham gia các lớp tập huấn.

Hầu hết nông dân đều mong muốn nam/nữ được bình đẳng khi tham gia các hoạt động khuyến nông chiếm 60%. Cho dù chủ đề của khoá đào tạo là bất cứ loại hình sản xuất hay sản phẩm gì, đại đa số nông dân ở các xã tin rằng các khoá đào tạo không nên chỉ giới hạn ở nam hoặc nữ mà nên dành cho cả hai giới. Nhu cầu giới của người dân ở đây đã có sự cân bằng, người dân đã nhận thức được vấn đề bình đẳng giới. Đạt được sự cân bằng về giới trong các hoạt động khuyến nông sẽ đáp ứng được nhu cầu của người nông dân, đồng thời tạo được cơ hội tham gia bình đẳng của người phụ nữ đối với nam giới trong việc tiếp cận các dịch vụ khuyến nông. (Bảng 4.7)

Bảng 4.7: Đối tượng của hộ tham gia các lớp tập huấn theo giới tính

Đối tượng tham gia Số Lượng Tỷ Lệ %

Chỉ nam giới tham gia 4 6,7

Chỉ nữ giới tham gia 20 33,3

Cả nam và nữ tham gia 36 60,0

Tổng 60 100,0

(Nguồn: Số liệu điều tra hộ nông dân, 2014)

Liên quan đến đối tượng tham gia các lớp tập huấn, đào tạo khuyến nông cần phải chú ý đến những người trực tiếp thực hiện, áp dụng các TBKHKT nông nghiệp được chuyển giao vào sản xuất. Thông qua hệ thống

câu hỏi mang tính trắc nghiệm là: Gia đình Bác/anh(chị) ai là người giữ vai trò quyết định trong sản xuất? Gia đình Bác/anh(chị) ai là người sản xuất chính? Khi tham gia lớp tập huấn ai sẽ là người tham gia? Theo kết quả điều tra có 81,16% người được hỏi cho rằng: Những người tham gia tập huấn nên là những người tham gia sản xuất chính vì họ là những người hiểu biết về công việc sản xuất hơn ai hết qua đó việc tham gia tập huấn sẽ đem lại hiệu quả cao hơn. Nhưng vẫn còn 18,33 % người cho rằng những người tham gia tập huấn không phải là người trực tiếp sản xuất có xã tỷ lệ này lên đến 35% như xã Hoàng Diệu. (Bảng 4. 8)

Bảng 4.8: Thành phần tham gia các lớp tập huấn theo vai trò trong sản xuất Xã Người trực tiếp tham gia

sản xuất chính

Người không trực tiếp tham gia sản xuất

Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %

Gia Khánh 18 90 2 10

Gia Tân 16 80 4 20

Hoàng Diệu 15 75 5 35

Tính chung 49 81,16 11 18,33

(Nguồn: Số liệu điều tra hộ nông dân, 2014)

Qua đây cho thấy việc lựa chọn các đối tượng tham gia trong các lớp tập huấn phải được cân nhắc kỹ hơn.

Việc tập huấn không chỉ dành cho những hộ sản xuất giỏi cũng như các hộ có nguồn lực để mở rộng sản xuất mà còn phải tạo điều kiện cho những hộ nghèo, không có cơ hội tiếp cận với TBKHKT. Qua điều tra có 90 % số người được hỏi cho rằng nên ưu tiên cho người nghèo, những người không có khả năng tiếp cận với TBKHKT được tham gia các lớp tập huấn (Bảng 4. 9). Và các hộ nghèo cần được đặc biệt quan tâm hơn vì họ thiếu các nguồn lực cần thiết để mở rộng sản xuất, tham gia các chương trình khuyến nông và họ thường có thái độ mặc cảm, tự ti.

Bảng 4.9: Đánh giá của người dân về đối tượng tham gia các lớp tập huấn, đào tạo khuyến nông theo điều kiện kinh tế

Tạo có hội cho

người nghèo Số Lượng Tỷ lệ %

Có 54 90

Không 6 10

Tổng 60 100

(Nguồn: Số liệu điều tra hộ nông dân, 2014) Qua bảng 4.9: Cho thấy cần tạo điều kiện cho người nghèo, những hộ nông dân không có đủ điều kiện mở rộng sản xuất tham gia vào các lớp tập

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả của hoạt động khuyến nông tại trạm khuyến nông huyện gia lộc – tỉnh hải dương (Trang 54 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w