BAO HIEM XA HOI VIET NAM
CHUYEN DE NGHIEN CUU KHOA HOC:
NGHIÊN CỨU VÀ KHẢO SÁT CHẾ ĐỘ TỬ TUAT TREN DIA BAN THANH PHO HA NOI
THUC TRANG VA KIEN NGHI
CHU NHIEM: CN CHU VAN TUY
THUKY DE TAIL CN Đặng Ngọc Liên
Hà Nội - 2002
Trang 2
BAO HIEM XA HOI CONG HOA XA HOI CHU NGHIA VIET NAM VIET NAM Độc lập - Tu do - Hạnh phúc
mm 000 - -=======0()0~-======
Số: 32241BHXH-NCKH
Hà Nội, ngày — tháng 2 năm 2003 QUYẾT ĐỊNH CỦA TỔNG GIÁM ĐỐC BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM V/v thành lập Hội đồng đánh giá kết quả nghiên cứu chuyên đề khoa học năm 2002
TỔNG GIÁM ĐỐC BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
- Căn cứ Nghị định số 100/2002/NĐ-CP ngày 06 tháng !2 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
- Căn cứ Quyết định số 1147/QD-KH ngày 01 tháng 06 năm 1996 của Bộ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ và Môi trường về việc công nhận Bảo hiểm xã hội Việt Nam là đầu mối kế hoạch khoa học, công nghệ;
- Căn cứ Quyết định số 2626/BHXH-TTKH ngày 24 tháng 12 năm 2001 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc giao nhiệm vụ nghiên cứu khoa học.năm 2002;
- Căn cứ Quyết định 278/2003/QD-BHXH-TCCB ngay 12 thang 3 năm 2003 của-Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Bảo hiểm xã hội”;
- Theo đề nghị của Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Bảo hiểm xã hội,
QUYẾT ĐỊNH
Điều I, Thành lập Hội đồng đánh giá kết quả nghiên cứu chuyên đề khoa học: “Wghiên cứu và khảo sát chế độ tử tuất trên địa bàn thành phố Hà Nội - Thực trạng, kiến nghị ” do Cử nhân Chu Văn Tuỳ làm chủ biên
Trang 31 Ông Phạm Thành, TS, Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam: Chủ tịch Hội đồng
2 Ông Trần Đức Nghiêu, CN, Trưởng Ban Chi BHXH Bảo
hiểm xã hội Việt Nam: Nhận xét 1
3 Ông Bùi Văn Hồng, TS, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Khoa học BHXH, Bảo hiểm xã hội Việt Nam: Nhận xét 2
4 Ông Dương Xuân Triệu, TS, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Khoa học BHXH, Bảo hiểm xã hội Việt Nam: Uỷ viên
5 Bà Trịnh Thị Hoa, TS, Phó trưởng Phòng Quản lý khoa học, Trung tâm Nghiên cứu Khoa học BHXH, Bảo hiểm xã hội Việt Nam: Thư ký Hội đồng
Điều 3, Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký Giám
đốc Trung tâm Nghiên cứu Khoa học BHXH, Trưởng ban Tổ chức
Trang 4_ NHAN XET
CHUYEN DE NGHIEN CUU KHOA HOC:
Nghiên cứu và khảo sát chế độ tử tuất trên địa bàn Hà Nội, thực trạng và kiến nghị”
Chủ nhiệm chuyên đề: Cử nhân kinh tế lao động Chu Van Tuy
I SỰCẦN THIẾT CỦA CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CÚU
Lời nói đầu tác giả đã nêu bật được sự cần thiết phải nghiên cứu chuyên đề vì chế độ tử tuất là một trong 5 chế độ được quy định tại Nghị định 12/CP ngày
26/1/1995 của Chính phủ, trong khi đó những năm qua nhiều đề tài khoa học tập
trung vào nghiên cứu các chế độ: trợ cấp ốm đau, trợ cấp hưu trí, mà chưa có đề tài,
chuyên đề nào nghiên cứu về chế độ tử tuất
Chế độ tử tuất là chế độ bảo hiểm xã hội áp dụng cho cả đối tượng đang làm việc tham gia BHXH và đối tượng đã nghỉ việc hưởng lương hưu hoặc trợ cấp BHXH
hàng tháng, nên trong quá trình thực hiện đã phát sinh những mâu thuẫn với chế độ mất việc hưởng trợ cấp 1 lần, giữa trợ cấp tuất 1 lần với trợ cấp tuất hàng tháng
Để có cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm hoàn thiện chế độ tử tuất trong mối
tương quan với các chế độ trợ cấp khác thì việc nghiên cứu và khảo sát chế độ tử tuất trên địa bàn thành phố Hà Nội- thực trạng, kiến nghị có ý nghĩa hết sức thiết thực
II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA CHUYÊN ĐỀ
A Những đóng góp của chuyên đề
Ngoài nội dung mở đầu và kết luận, Chuyên đề được chia làm 3 phần
1 Phần I: Khái quát chung về tình hình thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội
Thông qua việc phân tích, đánh giá số liệu thống kê tổng hợp qua các thời kỳ, tác giả đã nêu bật những kết quả thực hiện công tác thu BHXH, công tác cấp sổ,
công tác chỉ trả các chế độ BHXH, công tác giải quyết chế độ chính sách và công tác kiểm tra của Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội từ năm 1996 đến năm 2001
2 Phần II: Tình hình thực hiện chế độ tử tuất trên địa bàn thành phố Hà Nội
Đây là phần chính của chuyên đề, được chia làm 2 giai đoạn
- Giai đoạn trước năm 1995:
+ Chế độ tử tuất trong thời kỳ này thực hiện theo Nghị định 236/HĐBT ngày 18 tháng 9 năm 1985 của Hội đồng Bộ trưởng, nay là Chính phủ và theo quy định tại
Nghị định 43/CP ngày 22/6/1993 của Chính phủ
+ Chuyên đẻ đã nêu và có những đánh giá về tình hình thực hiện chế độ tử tuất trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn trước năm 1995 và chỉ ra một số tồn tại, chủ
yếu là những tồn tại do cơ chế như đối tượng hưởng chế độ tử tuất còn bó hẹp, tổng số tiền trợ cấp tuất hàng tháng giới hạn tối đa từ 50%- 60% tiền lương và phụ cấp
của người chết (quy định theo Nghị dinh 236/HDBT)
- Giai đoạn sau năm 1995: Chế độ tử tuất được quy định tại phần V chương II Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định 12/CP ngày 26/1/1995 của Chính phủ
Trang 5dé nêu được tình hình giải quyết chế độ tử tuất tại Hà Nội trong 5 năm 1997-2001, bao gồm: tình hình giải quyết chế độ tuất hàng tháng, 1 lần, tổng hợp chỉ trợ cấp tử tuất hàng năm, phân loại các đối tượng chết theo loại đối tượng, theo giới tính, theo
nhóm tuổi Đặc biệt chuyên đề cũng đã đưa ra cách tính mức bình quân hưởng tuất 1
lần của các đối tượng: mất sức lao động, hưu quân đội, hưu công nhân viên chức và đối tượng tại chức làm cơ sở cho việc xem xét đề xuất hoàn thiện chế độ tử tuất
3 Phần II: Những kết luận rút ra từ quá trình nghiên cứu và một số kiến nghị
nhằm hoàn thiện chế độ tử tuất
Thông qua việc phân tích số liệu, thống kê, tổng hợp đối tượng chết hàng năm, ty lệ chỉ trợ cấp bình quân hàng năm, mức chỉ, số định xuất trên một hồ sơ và nêu ra cách tính bình quân một định xuất, chuyên đẻ đã chỉ ra một số khó khăn, vướng mắc
trong quá trình thực hiện chế độ tử tuất, từ đó đưa ra một số kiến nghị như:
+ Nang mức trợ cấp mai táng phí lên 10 tháng lương tối thiểu
+ Nâng mức trợ cấp tuất một lần
+ Đối với trợ cấp tuất hàng tháng: không hạn chế số định xuất hưởng, nâng mức trợ cấp
B Những nội dung cần hoàn chỉnh
- Chuyên đề đã nêu một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện: việc xác định thân nhân của đối tượng xem khi còn sống đối tượng có trực tiếp nuôi dưỡng hay không, việc xác định đối tượng chết do TNLĐ hay tai nạn rủi ro, nhưng mới chỉ dừng lại ở việc nêu thực trạng mà chưa đề xuất, đưa ra được những giải pháp
để giải quyết vướng mắc này
- Chuyên đề cần đi sâu so sánh tình hình thực biện chế độ tử tuất tại Hà nội trước năm 1995 và sau năm 1995 để rút ra nguyên nhân cụ thể sự chưa hợp lý của chế độ tử tuất
- Để nâng cao hơn, chuyên đề cần tham khảo kinh nghiệm quản lý chế độ tử
tuất ở nước ngoài _
Ill NHAN XET DANH GIA KET QUA NGHIEN CUU CUA CHUYEN DE - Tuy còn một số điểm cần hoàn chỉnh thêm, nhưng nhìn chung đây là chuyên để được tập thể tác giả nghiên cứu công phu, có nhiều tư duy sáng tạo
- Nội dung nghiên cứu của chuyên đề tương đối toàn diện, thiết thực
- Các đề xuất, kiến nghị có cơ sở thực tiễn và khả thi trong điều kiện nên kinh
tế Việt Nam hiện nay
Trang 6NHAN XET CHUYEN DE:
NGHIÊN CỨU VA KHAO SAT CHE BO TUTUAT TREN DIA BAN HA
NỘI, THỰC TRẠNG -KIẾN NGHỊ
1) Tính cấp thiết của chuyên đề:
Chúng tôi đồng tình với cách đặt vấn đề ở phần mở đầu về lý do nghiên cứu chuyên đề Đó là trong quá trình tổ chức thực hiện các chế độ
BHXH đã phát sinh những mâu thuẫn bất hợp lý, đặc biệt là chế độ trợ cấp tuất một lần đang có mâu thuẫn với chế độ thôi việc hưởng trợ cấp một lần, mâu thuẫn giữa trợ cấp tuất một lần với trợ cấp tuất hàng tháng Để có cơ sở khoa học và thực tiễn hoàn thiện chế độ tử tuất, bảo đảm sự công bằng, cần thiết phải nghiên cứu chế độ tử tuất Trong tình hình đó, chuyên để "Nghiên cứu và khảo sát chế độ tử tuất trên địa bàn Hà nội, thực trạng - kiến nghị" có một ý nghĩa thực tiễn, cung cấp tình hình thực tế ở một địa phương để làm cơ sở hoàn thiện chế độ tử tuất
II) Về mục đích nghiên cứu chuyên đề:
Chuyên đề đặt ra 2 mục tiêu nghiên cứu là phù hợp, đó là:
- Đánh giá,phân tích tình hình thực hiện chế độ tử tuất trên địa bàn Hà nội, từ đó rút ra những vấn đề tồn tại cần phải giải quyết
- Dé xuất những kiến nghị nhằm hoàn thiện việc thực hiện chế độ tử
tuất
TID) Về nội dung
Để đạt được 2 mục tiêu nêu trên, chuyên đề đã bố trí thành 3 phần:
Phần I, khái quát chung về tình hình thực hiện các chế độ BHXH trên
địa bàn Hà nội
Trang 7quyết mối tương quan, công bằng giữa các chế độ BHXH, đặc biệt là mối
tương quan giữa chế độ nghỉ việc hưởng trợ cấp một lần với chế độ trợ cấp
tuất một lần
Phần ]I, tình hình thực hiện chế độ tử tuất trên địa bàn Hà nội
Đây là phần được trình bày từ trang 13 đến trang 34 với nội dung rất
phong phú, bao gồm nhiều số liệu tình hình, hấp dẫn người đọc Nhiều thông
tin, số liệu rất có giá trị trong công tác nghiên cứu thực hiện chế độ tử tuất, chứng tỏ tập thể tác giả có rất nhiều kinh nghiệm trong công tác tổ chức thực hiện chế độ tử tuất trên địa bàn Hà nội Chúng tôi đánh giá cao các nội dung trình bày ở phần II, vì đây là phần trình bày đầy đủ những nội dung mang tính luận cứ thực tiễn làm cơ sở đề xuất, kiến nghị ở phần II
Phần II: Những kết luận rút ra từ quá trình nghiên cứu và một số kiến
nghị nhằm thực hiện chế độ tử tuất
Phần này tác giả trình bày 2 nội dung chính:
- Những kết luận rút ra trong quá trình nghiên cứu Đây là những kết
luận được rút ra từ thực tiễn tổ chức thực hiện chế độ tử tuất ở Hà nội 5 kết
luận được trình bày trong các trang từ 35 - 38 rất có giá trị thực tiễn Đặc biệt phần trình bày những bất hợp lý cần xem xét từ trang 38-40 có sức thuyết
phục người đọc cần phải sửa đổi bổ sung hoàn thiện chế độ tử tuất: trợ cấp
mai táng phí, trợ cấp tuất 1 lần, trợ cấp tuất hàng tháng và trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng
- Các kiến nghị:
Trang 8giả Vì đó là những vấn đề bức xúc phát sinh từ thực tế Ví dụ ở trang 37 tác
giả đưa ra số liệu thực tế trợ cấp tuất 1 lần của đối tượng tại chức cùng thời
gian công tác, cùng mức lương chỉ được hưởng trợ cấp một lần bằng 40% trợ cấp thôi việc một lần theo điều 28 Điều lệ BHXH, hoặc sự chênh lệch ngay trong chế độ trợ cấp tử tuất, đó là trợ cấp hàng tháng của một người chết
bằng 40 tháng lương tối thiểu, trong khi đó trợ cấp tuất một lần chỉ bằng 10,8 tháng lương tối thiểu, chênh lệch nhau qúa lớn, cần phải sửa đổi Nhưng 4
kiến nghị này mà tác giả lý giải thêm, sửa đổi mức trợ cấp thì ảnh hưởng đến quỹ BHXH như thế nào, trước hết trên địa bàn Hà nội tăng chỉ bao nhiêu? có thêm phần tính toán tác động đến quỹ, thì giá trị của chuyên để còn được nâng lên
Tóm lại, ưu điểm của chuyên để là chính Chuyên đề được nghiên cứu
công phu, với 20 biểu 3 bảng phụ lục và rất nhiều thông tin, tình hình về thực
hiện chế độ trợ cấp tử tuất ở Hà nội Đó là những luận cứ giúp cho các cơ quan chức năng nghiên cứu trong việc hoàn thiện chế độ tử tuất Các kiến nghị có giá trị thực tiễn
Đề nghị Hội đồng cho nghiệm thu chuyên để
Người nhận xét
Trang 9
BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
TÓM TẮT CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC:
NGHIÊN CỨU VÀ KHẢO SÁT CHẾ ĐỘ TỬ
TUAT TREN DIA BAN THANH PHO HA NOI THUC TRANG VA KIEN NGHI
CHU NHIEM: CN CHU VAN TUY
Trang 10MỞ ĐẦU
Chế độ trợ cấp tử tuất là một trong 5 chế độ bảo hiểm xã hội được quy định trong Điều lệ bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo NĐÐ 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ Là chế độ được áp dụng cho cả đối tượng đang làm việc tham gia bảo hiểm xã hội và đối tượng đã nghỉ làm việc hưởng hưu trí hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng nên trong quá trình thực hiện phát sinh những mâu thuẫn với chế độ thôi việc hưởng trợ cấp một lần, giữa trợ cấp
tuất một lần với trợ cấp tuất hàng tháng Những năm qua, nhiều đề tài khoa
học đã tập trung nghiên cứu các chế độ trợ cấp ốm đau, chế độ hưu trí, và đã có 2 đề tài nghiên cứu chế độ trợ cấp tử tuất ở tầm vĩ mô
Để có cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm hoàn thiện chế độ tử tuất trong
mối tương quan với các chế độ trợ cấp khác, đảm bảo sự công bằng cho người lao động và gia đình họ đồi hỏi phải khảo sát và nghiên cứu thực tiễn tình hình thực hiện chế độ tử tuất Vì vậy, Bảo hiểm xã hội Việt Nam giao cho Bảo hiểm xã hội Thành phố Hà Nội: "Nghiên cứu và khảo sát chế độ tử tuất trên địa bàn Hà Nội - Thực trạng, kiến nghị"
Muc đích nghiên cứu:
-_ Đánh giá, phân tích tình hình thực hiện chế độ tử tuất tại Hà Nội từ khi thành lập Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội (năm 1995) đến nay qua khảo sát và tổng hợp số liệu
-_ Để ra những khuyến nghị nhằm hoàn thiện việc thực hiện chế độ tử tuất,
Pham vị - đối tương nghiên cứu:
Do thời gian khảo sát có hạn nên chuyên đề chỉ tập trung vào 5 năm liên
tục gần đây nhất là từ năm 1997 đến năm 2001 Đối tượng nghiên cứu là
Trang 11hưởng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng tại Hà Nội chết bao gồm đối tượng hưu trí và mất sức lao động
Phương pháp nghiên cứu:
Chuyên đề sử đụng các phương pháp khảo sát, thống kê, phân tích và tổng hợp đối tượng hưởng trợ cấp tử tuất hàng tháng và 1 lần theo năm chết của đối tượng (loại trừ những hồ sơ tuất hàng tháng chuyển ngoại tỉnh)
Riêng đối với hồ sơ hưởng tuất 1 lần, do số lượng gần 10.000 hồ sơ với thời gian khảo sát có hạn nên hai năm 1998 và 1999, mức trợ cấp tuất 1 lần được sử dụng tư liệu lưu sẩn có, những tiêu thức cụ thể khác (về loại đối tượng HC, HQ, MC và TC; về giới tính, tuổi thọ, thời gian công tác, thời gian hưởng lượng hưu và trợ cấp mất sức lao động .) được tính theo xác suất; mức hưởng bình quân của từng loại đối tượng (lương bình quân, tháng hưởng tuất 1 lần, mức hưởng tuất l lần) được dự đoán bằng phương pháp hàm hồi quy tương quan (xem phần phụ lục) thông qua những dữ liệu thu được của ba năm 1997, 2000 và 2001 (ba năm có biến đổi về lương tối thiểu)
Kết cấu của chuyên đề: Mở đầu
Phan I: Khái quát chung về tình hình thực hiện các chế độ BHXH tiên địa bàn Hà Nội
Phần H: Tình hình thực hiện chế độ tử tuất trên địa bàn Hà Nội Phân II: Những kết luận rút ra từ quá trình nghiên cứu & một số
kiến nghị Kết luận
Phần I Khái quát chung vẻ tình hình thực hiện các chế độ BHXH trên địa bàn Hà Nội
Trang 12nha nước; 30% thuộc khu vực hành chính sự nghiệp; 0,6% cán bộ xã phường; 0,3% lao động ngồi cơng lập; gần 2% đi lao động hợp tác nước ngoài; còn lại 7% thuộc khối văn phòng đại diện, liên doanh và tư nhân
Thu bảo hiểm xã hội tính riêng năm 2001 gần 700 tỷ đồng Tổng số số
bảo hiểm xã hội tính đến hết tháng 9/2002 đã cấp được 423.550 số, hoàn thành đối chiếu tờ khai cấp số đợt I cho 100% đơn vị trên địa bàn thành phố Hà Nội Chi bảo hiểm xã hội với số tiền chỉ trả ngày càng tăng, riêng năm 2001 là
1.330 tỷ cho 240.699 đối tượng
PhẩnH: Tình hình thực hiện chế độ tử tuất trên địa bàn Hà Nội
Từ năm 1995 trở lại đây, Chế độ tử tuất được quy định tại phần V
Chương H Điều lệ bảo hiểm xã hội được ban hành kèm theo Nghị định 12/CP
ngày 26/01/1995 của Chính phủ trong đó bao gồm trợ cấp mai táng phí, trợ cấp tuất 1 lần và tuất hàng tháng Trợ cấp mai táng phí được hưởng bằng 8 thánng lương tối thiểu; tuất hàng tháng tối đa 4 định xuất bao gồm cả định xuất cơ bản và định xuất nuôi dưỡng; trợ cấp tuất 1 lần được hưởng tối đa 12 tháng lương
làm căn cứ tính hưởng tuất
Thủ tục giải quyết chế độ tử tuất hiện nay được thực hiện theo quy định
tại công văn 1584/1999/QĐ/BHXH ngày 24/6/1999 của Bảo hiểm xã hội Việt
Nam
Tình hình giải quyết chế đô tử tuất tai Hà Nôi trong 5 năm 1997 - 2001: Tổng số hồ sơ hưởng tuất hàng tháng 5 năm là 4.251 hồ sơ với 5.318 DXCB va 10 DXND Trung bình mỗi năm giải quyết 850 hồ so vdi 1.064 DX;
mỗi hồ sơ hưởng 1,25 DX trong đó có tới 80% hồ sơ chỉ hưởng 1 DX; 16%
hưởng 2 ÐX; 3% hưởng I ĐX và 1% hưởng 4 ĐX Trong các đối tượng hưu trí, MC, tại chức thì đối tượng tại chức có số ĐX/1HS cao nhất (1,88 DX/1HS)
Tổng số hồ sơ hưởng tuất 1 lần trong 5 năm là 9.987 với số tiền trên 17
tỷ đồng Trung bình mỗi năm giải quyết 1.923 HS với số tiền 2,98 tỷ đồng:
Trang 13quân là 4,4 tháng Để dễ so sánh mức hưởng tuất 1 lần bình quân I hồ sơ,
chúng tôi so sánh mức hưởng tuất này với lương tối thiểu, qua đó cho thấy mức hưởng tuất 1 lần bình quân 5 năm bằng 10,8 tháng lương tối thiểu
Tổng chi chế độ tử tuất trung bình mỗi năm trên 16 tỷ trong đó chỉ cho
tuất hàng tháng 9,6 tỷ; tuất 1 lần 3,5 tỷ; mai táng phí 3,77 tỷ Chỉ cho chế độ tử tuất chiếm 1,77% tổng mức chi trả các chế độ BHXH qua các năm trong đó chi cho tuất hàng tháng chiếm tỷ trọng lớn nhất là 0,97%; tuất Í lần 0,38% và mai táng phí là 0,42% Tỷ lệ chi so với tổng số thu BHXH hàng năm chiếm 3,2%
Các đối tương chết được phân loai theo 3 tiêu thức sau:
- Thứ nhất: Cơ cấu chết phân theo loại đối tượng cho thấy đối tượng chết là hưu trí viên chức chiếm đa số (79%), hưu quân đội 5%, MC 8% và tại chức 8%
- Thứ hai: Cơ cấu chết phân theo giới tính cho thấy 75% số đối tượng chết là nam còn 25% là nữ
- Thứ ba: Cơ cấu chết phân theo nhóm tuổi cho thấy: Số đối tượng chết ở
độ tuổi từ 20 đến 50 (phần lớn là tại chức) chỉ chiếm 14% trong tổng số đối
tượng được giải quyết tuất (số người chết ở nhóm tuổi 20 đến 30 chiếm 1%), trong khi số đối tượng chết ở độ tuổi từ 80 trở lên cũng chiếm tới 13% Số đối
tượng chết ở độ tuổi từ 61 trở đi (hết tuổi lao động) chiếm đến 70% trong tổng
SỐ
Đối với tuất hàng tháng:
+ Hai nhóm tuổi 31 - 40 và 41 - 50 có tỷ lệ hưởng tuất hàng tháng chiếm trên 75% với số định xuất tuất cao nhất trong các nhóm tuổi Nguyên nhân là
hai nhóm tuổi này có tỷ lệ người tại chức cao, thời gian đóng bảo hiểm xã hội
bình quân đều đủ điều kiện hưởng tuất hàng tháng, thêm vào đó phần lớn những người chết ở độ tuổi này có con còn nhỏ và cha mẹ già phải nuôi dưỡng
+ Tỷ lệ hưởng tuất hàng tháng của nhóm tuổi 71 - 80 và 81 trở lên chủ
Trang 14+ Số định xuất cơ bản giảm dần theo sự tăng lên của nhóm tuổi, kéo theo mức hưởng tuất bình quân trên một hồ sơ của các nhóm tuổi cũng ngày
càng giảm, thể hiện qua sự chênh lệch giữa nhóm 31 - 40 với nhóm tuổi từ 71 trở lên về số định xuất cơ bản là 2 lần và mức hưởng là 1,9 lần
Đối với tuất một lần:
Nhóm tuổi 20 - 30 đều là những người đang tham gia bảo hiểm xã hội
với thời gian công tác còn ít nên số tháng hưởng tuất 1 lần chỉ bằng 1,9 tháng
lương bình quân, thấp nhất trong các nhóm tuổi (vì các đối tượng đang hưởng
lương hưu hoặc trợ cấp khi chết cũng được tối thiểu là 3 tháng)
Nhóm tuổi 31 - 40 và 41 - 50 phần lớn cũng là đối tượng tại chức, so với nhóm 20 - 30 thì số tháng hưởng tuất tăng lên do số năm công tác tăng Vì vậy, nhóm tuổi 31 - 40 có số tháng hưởng tuất bằng 4,1 tháng tức gấp hơn 2 lần nhóm 20 - 30, đặc biệt là nhóm 41 - 50 có số tháng hưởng tuất 1 lần cao
nhất (7,4 tháng) tức gấp gần 2 lần so với nhóm tuổi 30 - 40
Mức bình quân hưởng tuất 1 lần của các đối tượng:
Về thời gian công tác, đối tượng tại chức có thời gian công tác tính hưởng tuất thấp nhất trong các đối tượng, có những trường hợp mới đi làm vài tháng đã chết Đối tượng mất sức lao động có thời gian công tác nhiều hơn so với đối tượng tại chức nhưng lại thấp nhất so với các đối tượng đang hưởng lương hưu và trợ cấp mất sức hàng tháng, đặc biệt có những đối tượng chỉ có từ 5 đến 7 năm công tác
Về thời gian hưởng lương hưu trí và trợ cấp mất sức của các đối tượng tương đối đồng đều ở mức từ 176 tháng đến 183 tháng, tuổi càng cao thì thời
gian hưởng càng nhiều
Tuổi thọ bình quân của các đối tượng là 66 tuổi Chênh lệch về tuổi thọ của các đối tượng hưởng lương hưu và trợ cấp mất sức lao động không nhiều, cao nhất là đối tượng hưởng trợ cấp mất sức lao động với tuổi thọ gần 73 tuổi
Trang 15Các đối tượng mất sức lao động có tuổi thọ cao, thời gian hưởng trợ cấp nhiều nên số tháng hưởng tuất I lần đa phần là 3 tháng, thấp nhất so với các
đối tượng còn lại Số tháng hưởng tuất 1 lần của đối tượng tại chức cao gấp hơn 2 lần so với các đối tượng còn lại
Phần II: Những kết luận rút ra từ quá trình nghiên cứu & một số khuyến nghị Qua phân tích tình hình thực hiện chế độ tử tuất tại Hà Nội trong 5 năm liên tục từ năm 1997 đến năm 2001 chúng tôi nhận thấy:
1 Số đối tượng chết hàng năm chiếm tỷ lệ rất thấp (khoảng 1%) trong tổng số đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức và tại chức '
Tỷ lệ chi trợ cấp bình quân hàng năm chiếm 1,77% tổng chi cho các chế độ bảo hiểm xã hội trong đó chỉ cho tuất hàng tháng 0,97% (tý lệ chỉ tuất hàng tháng giai đoạn 1991 - 1995 bằng 0,8%) Chi mai táng phí và trợ cấp tuất 1 lần chênh lệch nhau không nhiều và chỉ bằng 0,4% tổng chỉ các chế độ bảo
hiểm xã hội
3 Mức chỉ tử tuất chiếm 3,2% so với tổng số tiền thu bảo hiểm hàng năm
Số định xuất tuất tính trên I hồ sơ theo quy định là 4 định xuất nhưng thực
tế phần lớn chỉ hưởng bình quân 1,25 định xuất
Mức hưởng bình quân của I ĐX bằng 32 tháng lương tối thiểu do Nhà nước
quy định Tổng mức hưởng trợ cấp tuất hàng tháng tính trên 1 đối tượng
chết bằng 40 tháng lương tối thiểu
So sánh giữa mức hưởng tuất I lần và hàng tháng, chúng tôi thấy: Trong khi mức hưởng tuất hàng tháng của một người chết là 40 tháng lương tối (hiểu thì mức hưởng tuất 1 lần bình quân của các đối tượng lại chỉ bằng 10,8 tháng lương tối thiểu, cho thấy sự chênh lệch tương đối giữa hai mức hưởng tuất trong cùng một chế độ tuất
So sánh giữa mức hưởng tuất 1 lần với trợ cấp thôi việc 1 lần theo điều 28 Điều lệ BHXH, chúng tôi thấy: Mức hưởng trợ cấp tuất I lần của các đối
Trang 16thời gian công tác và mức lương bình quân làm căn cứ tính hưởng tuất này,
nếu so với mức hưởng trợ cấp thôi việc 1 lần thì chỉ bằng gần 40%
Một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện:
Theo quy định thì những đối tượng thuộc diện xét hưởng trợ cấp tuất hàng tháng là thân nhân do đối tượng khi còn sống phải trực tiếp nuôi dưỡng Việc xác định những thân nhân này trong thực tế gặp nhiều khó khăn do bản thân đối tượng khi cồn sống không thể hiện rõ, đặc biệt là việc xác định vợ hoặc con ngoài giá thú, hoặc xác định bố mẹ của đối tượng có phải do đối tượng khi còn sống phải trực tiếp nuôi đưỡng hay không
Việc xác định đối tượng chết do tai nan lao động hay tai nạn rủi ro nhiều khi rất khó khăn, đặc biệt là những trường hợp chết ngoài giờ làm việc và chết đo tai nạn giao thông
Do phụ thuộc vào nhiều loại văn bản, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực và nhiều loại đối tượng liên quan, nên việc giải quyết chế độ tử tuất còn gặp không ít khó khăn phức tạp
}L Môi số khuyến nghị:
A - Những bất hợp lý cần xem xét:
Theo Nghị định 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ, chính sách bảo hiểm xã hội được quy định với 5 chế độ, trong đó chế độ tử tuất sau nhiều năm thực hiện đã bộc lộ những bất hợp lý gây thiệt thòi cho người lao động, chưa thực sự đảm bảo công bằng xã hội, làm ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội khác do việc quy định mức hưởng trợ cấp' giữa các chế độ có sự chênh lệch không nhỏ Đặc biệt, các chế độ trợ cấp tử tuất đều có mức khống chế tối đa quá thấp Qua nghiên cứu và khảo sát đã được trình bày trên cho thấy, bốn mức trợ cấp tử tuất gồm: trợ cấp mai táng phí, trợ cấp tuất lần, trợ cấp tuất theo định xuất, trợ cấp tuất nuôi dưỡng, còn
có bất hợp lý sau:
Trang 17Theo số liệu lấy tại Ban Lễ tang thành phố Hà Nội, chi phí mai táng cho một đám tang tối thiểu là 1.747.000 đồng (chưa kể tiền kèn trống) bao gồm những khoản sau: ỐM VẢI LIỆM: 42.000 d 5 KG CHB: 40.000 đ 1 GỐI GỖ: 6.000 đ 1 TẬP GIẤY BẢN: 7.000 đ TIEN XU: 5.000 d NEN: 7.000 d AO QUAN: 450.000 d :
XE TANG NHO + XECA: 650.000 d
TIEN CHON CAT: ` 460.000 đ
BIA ĐÁ: 80.000 đ
KÈN TRỐNG: - d
TONG CONG: 1.747.000 d
Với mức trợ cấp như hiện nay là 8 tháng lương tối thiểu là 1.680.000
đồng chưa đủ chỉ phí cho một đám tang ở nông thôn, còn ở các khu dan cu
tập trung chi phí cho một đám tang với số tiền trợ cấp trên không thé chi đủ cho phần hậu sự, vải liệm, thuê đất chôn, thuê xe đòn, tiền đào huyệt và các chi phí cần thiết khác có tính bắt buộc đối với một đám tang bình thường phải làm
2 Chế độ trợ cấp tuất 1 lần:
Đây là chế độ đang có nhiều bất hợp lý, không công bằng, gây thiệt thòi cho người lao động đang tham gia đóng bảo hiểm xã hội Sự bất hợp lý đó được thể hiện ở mức trợ cấp tuất 1 lần với mức trợ cấp cho người lao
động thôi việc hưởng trợ cấp Í lần, cụ thể là:
Trợ cấp tuất 1 lần đối với những người tại chức thì mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp bằng 1/2 tháng lương bình quân 5 năm cuối; đối
Trang 18tính trên mức lương hưu, trợ cấp đang hưởng, tối đa không quá 12 tháng lương hưu hoặc trợ cấp đang hưởng Trong khi đó, mức trợ cấp cho trường hợp thôi việc theo điều 28 Điều lệ BHXH quy định mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp bằng 1 tháng lương bình quân 5 năm cuối, không hạn chế mức tối đa Chính vì sự bất hợp lý trên mà nhiều người lao động
ốm sắp chết phải làm thủ tục xin thôi việc để được hưởng trợ cấp 1 lần
3 Chế độ trợ cấp tuất hàng tháng: Trợ cấp tuất hàng tháng có 2 mức:
a, Trợ cấp tuất hàng tháng theo định xuất cơ bản với mức hưởng bằng 40%
tháng lương tối thiểu, số định xuất được hưởng tối đa không đuá 4 định
xuất Trường hợp đặc biệt do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xết giải quyết
b, Trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng:
Trợ cấp tuất nuôi dưỡng hàng tháng với mức trợ cấp bằng 70% tháng lương tối thiểu Qua nghiên cứu, khảo sát thực tế trong nhiều năm qua, số định xuất được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng bình quân chỉ bằng 1,25 định xuất cho 1 trường hợp chết với cả 2 đối tượng đang làm việc và đối tượng đã nghỉ hưu Nếu tính riêng cho đối tượng đang làm việc là 2 định xuất trợ cấp tuất cho 1 trường hợp chết Như vậy về trợ cấp tuất hàng tháng, cả hai
mức tuất nuôi đưỡng và tuất theo định xuất đều thấp, chỉ tương ứng với
mức trợ cấp cứu trợ xã hội, chưa mang tính bảo hiểm xã hội, chưa thể hiện được tính an toàn xã hội như chính bản chất của sự nghiệp bảo hiểm xã hội đề ra
B - Khuyến nghị:
Để giảm bớt sự bất hợp lý giữa các chế độ bảo hiểm xã hội với nhau,
Trang 1910
mất tính đạo lý thường tình, chúng tôi xin đưa ra một số khuyến nghị như
sau:
1 Chế độ trợ cấp mai táng phí:
Để giảm bớt một phần khó khăn cho thân nhân người chết trong việc lo mai táng, để nghị nâng mức trợ cấp mai táng phí lên 10 tháng lương tối
thiểu
2 Chế độ trợ cấp l lần:
a, Đối với lao động đang làm việc chết được trợ cấp mỗi năm đóng bảo
hiểm xã hội bằng 1 tháng tiền lương bình quân 5 năm cuối, tối đa không quá 25 tháng lương bình quân 5 năm cuối ‘
b, Đối với người đang hưởng hưu hoặc trợ cấp hàng tháng chết, cứ mỗi
năm đóng bảo hiểm xã hội được hưởng trợ cấp bằng 1 tháng tiền lương hưu
hoặc trợ cấp đang hưởng, tối đa không quá 20 tháng lương hưu hoặc trợ cấp, sau đó, cứ mỗi năm đã hưởng lương hưu hoặc trợ cấp (đủ 12 tháng) trừ
đi 2 tháng trợ cấp, tối thiểu được trợ cấp bằng 3 tháng lương hưu hoặc trợ
cấp đang hưởng
3 Chế độ trợ cấp tuất hàng tháng:
a, Không hạn chế số định xuất được hưởng
b, Trợ cấp tuất hàng tháng hưởng theo định xuất để nghị nâng mức trợ cấp
lên 60% tiền lương tối thiểu cho 1 định xuất
c, Trợ cấp tuất nuôi dưỡng hàng tháng đề nghị nâng lên mức bằng 80%
tiên lương tối thiểu
d, Đối với những trường hợp xét hưởng tuất cho thân nhân bi tan tat, dé
nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có quy định rõ trong Thông tư hướng dẫn những trường hợp này có nhất thiết phải là tàn tật bẩm sinh hay không
Trang 20il
Theo chúng tôi, mức trợ cấp được kiến nghị trên đây vẫn chưa phải đã đấp ứng được với thực tế cuộc sống, song cũng phần nào giảm bớt được khó khăn cho người lao động cũng như thân nhân của họ, từng bước thể hiện tính
an toàn và an sinh xã hội của bảo hiểm xã hội KẾT LUẬN
Chế đệ tử tuất là một trong năm chế độ được quy định trong chính sách bảo hiểm xã hội hiện nay ở nước ta Trong quá trình thực hiện làm nảy sinh nhiều vấn để cần giải quyết Do vậy, việc nghiên cứu, khảo sát về tình hình thực hiện chế độ này trong thực tiễn là hết sức cần thiết Tuy nhiên, với tính chất của một chuyên đề nghiên cứu, chúng tôi không đi sâu vào các vấn đề lý luận mà tập trung chủ yếu vào quá trình thực hiện Mặc dù việc nghiên cứu chỉ được tiến hành trên phạm vi của một thành phố trong số 61 tỉnh thành phố thuộc cả nước, có những tính chất và đặc điểm chung nhưng cũng có nhiều khác biệt về tập quán, mức sống; về lao động, việc làm, tiền lương; về tính chất công việc v.v., nhưng chúng tôi cũng xin đưa ra một số kết luận rút ra từ quá trình nghiên cứu về chế đệ tử tuất tại Hà Nội trong mối tương quan với các chế độ khác và giữa các mức trợ cấp tuất 1 lần với trợ cấp tuất hàng tháng, từ đó đề xuất một số khuyến nghị với mong muốn chế độ tử tuất ngày càng có ý nghĩa
thực tiễn đối với đời sống người lao động, góp phần hoàn thiện chế độ tử tuất
Trang 21
BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC:
NGHIÊN CỨU VÀ KHẢO SÁT CHẾ ĐỘ TỬ
TUẤT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỔ HÀ NỘI THỰC TRẠNG VÀ KIÊN NGHỊ
CHỦ NHIỆM: CN CHU VAN TUY THUKY DE TAI: CN Dang Ngoc Lién
Hà Nội - 2002
Trang 22MỞ ĐẦU PHẨN I: II I Il - Ih H.2 11.2.1, 11.2.2, 11.2.3, 11.2.4, 1.2.4.1, 1.2.4.2, 1L2.4.3, 11.2.5, IL.2.5.1, 1L2.5.2, 1L2.5.3, MỤC LỤC
Khái quát chung về tình hình thực hiện các chế độ BHXH tại Hà Nội Công tác thu bảo hiểm xã hội
Công tác cấp sổ bảo hiểm xã hội Công tác chỉ trả bảo hiểm xã hội
Công tác giải quyết chế độ chính sách bảo hiểm xã hội Công tác thanh kiểm tra
Tình hình thực hiện chế độ tử tuất trên địa bàn thành phố Hà Nội
Giai đoạn trước năm 1995 Quy định chung về chế độ
Tình hình thực hiện
Tình hình thực hiện chế độ tử tuất tại Hà Nội sau năm 1995 Các quy định hiện hành
Tình hình giải quyết chế độ tử tuất tại Hà Nội 1997 - 2001 Tình hình giải quyết chế độ tuất hàng tháng
Tình hình giải quyết tuất 1 lần
Tình hình chỉ trợ cấp tử tuất hàng năm Phân loại các đối tượng chết
Cơ cấu chết phân theo loại đối tượng Cơ cấu chết phân theo giới tính
Cơ cấu chết phân theo nhóm tuổi
Trang 23112.5.4, PHAN III: I, H, I-A, I-B, KẾT LUẬN PHỤ LỤC Phụ lục I: Bang 1: Bang 2: Bang 3: Phụ lục II:
Đối tượng tại chức (TC)
Những kết luận rút ra từ quá trình nghiên cứu & một số kiến nghị Những kết luận rút ra từ quá trình nghiên cứu
Một số kiến nghị
Những bất hợp lý cần xem xét Kiến nghị
Các bảng số liệu
Cơ cấu chết của Nam phân theo loại đối tượng Cơ cấu chết của Nữ phân theo loại đối tượng
Tỷ trọng chết của từng loại đối tượng theo giới tính
Trang 24MO DAU
Chế độ trợ cấp tử tuất là một trong 5 chế độ bảo hiểm xã hội được quy định
trong Điều lệ bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo NÐ 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính Phủ
Những năm qua, nhiều đề tài khoa học đã tập trung nghiên cứu các chế độ trợ cấp ốm đau, chế độ hưu trí, chưa có để tài nào nghiên cứu chế độ trợ cấp tử
tuất Là một chế độ bảo hiểm xã hội áp dụng cho cả đối tượng đang làm việc
tham gia bảo hiểm xã hội và đối tượng đã nghỉ làm việc hưởng hưu trí hoặc trợ
cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng nên trong quá trình thực hiện phát sinh những
mâu thuẫn với chế độ thôi việc hưởng trợ cấp một lần, giữa trợ cấp tuất một lần
với trợ cấp tuất hàng tháng
Để có cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm hoàn thiện chế độ tử tuất trong
mối tương quan với các chế độ trợ cấp khác, đảm bảo sự công bằng cho người lao
động và gia đình họ đòi hỏi phải khảo sát và nghiên cứu để đánh giá đúng bản chất và từ đó đề xuất những kiến nghị sát thực Vì vậy, Bảo hiểm xã hội Việt Nam giao cho Bảo hiểm xã hội Thành phố Hà Nội: "Nghiên cứu và khảo sát chế độ tử tuất trên địa bàn Hà Nội - Thực trạng, kiến nghị"
Muc đích nghiên cứu:
- Đánh giá, phân tích tình hình thực hiện chế độ tử tuất tại Hà Nội từ khi
thành lập Bảo hiểm xã hội thành phố Hà nội (năm 1995) đến nay qua khảo sát và tổng hợp số liệu
Trang 25Pham vi - đối tương nghiên cứu:
Mục đích của chuyên đề là nghiên cứu tình hình thực hiện chế độ tử tuất
tại Hà Nội từ khi thành lập Bảo hiểm xã hội thành phố Hà nội (năm 1995) đến
nay, nhưng đo thời gian khảo sát có hạn nên chuyên đề chỉ tập trung vào 5 năm liên tục gần đây nhất là từ năm 1997 đến năm 2001 Các đối tượng nghiên cứu là những người đang tham gia bảo hiểm xã hội (tại chức) và những người đang
hưởng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng tại Hà Nội chết
Phương pháp nghiên cứu:
Chuyên đề sử dụng các phương pháp khảo sát, tổng hợp và phân tích thống kê đối tượng hưởng trợ cấp tử tuất hàng tháng và 1 lần theo năm chết của đối
tượng (loại trừ những hồ sơ tuất hàng tháng chuyển ngoại tỉnh) với các tiêu thức
theo mẫu 1 và mẫu 2 ở phần phụ lục
Riêng đối với hồ sơ hưởng tuất 1 lần, do số lượng gần 10.000 hồ sơ với
thời gian khảo sát có giới hạn nên hai năm 1998 và 1999, mức trợ cấp tuất 1 lần
được sử dụng tư liệu lưu sẵn có, những tiêu thức cụ thể khác (về loại đối tượng
HC, HQ, MC và TC; về giới tính, tuổi thọ, thời gian công tác, thời gian hưởng lương hưu và trợ cấp mất sức lao động .) được tính theo xác suất; mức hưởng
bình quân của từng loại đối tượng (lương bình quân, tháng hưởng tuất 1 lần, mức hưởng tuất 1 lần) được dự đoán bằng phương pháp hàm hồi quy tương quan (xem
phần phụ lục) thông qua những dữ liệu thu được của ba năm 1997, 2000 và 2001
(ba năm có biến đổi về lương tối thiểu)
Kết cấu của chuyên đề:
Ngay từ khi mới ban hành Điều lệ tạm thời về bảo hiểm xã hội vào tháng 12/1961, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm đến việc giải quyết chế độ cho cán bộ công nhân viên chức Nhà nước khi chết Từ đó đến nay, chế độ tử tuất luôn là một trong những chế độ không thể thiếu trong hệ thống các chế độ của chính
Trang 26Từ năm 1961 đến nay, chính sách bảo hiểm xã hội đã có nhiều thay đổi
phù hợp với mỗi thời kỳ phát triển của đất nước Trong đó, những mốc thay đổi
quan trọng nhất là Nghị định 236/HĐBT ngày 18/9/1985 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc bổ sung, sửa đổi một số chế độ chính sách về thương
binh và xã hội, thực hiện từ tháng 9/1985; Nghị định 43/CP ngày 22/6/1993 của
Chính phủ quy định tạm thời chế độ bảo hiểm xã hội, thực hiện từ tháng 4/1993; Nghị định 12/CP ngày 26/1/1995 của Chính phủ ban hành Điều lệ bảo hiểm xã hội và Nghị định 45/CP ngày 15/7/1995 của Chính phủ ban hành Điều lệ bảo hiểm xã hội đối với sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội nhân dân và công an nhân dân, thực hiện từ tháng 1/1995 Cùng với việc ban
hành Điều lệ bảo hiểm xã hội, hệ thống tổ chức về bảo hiểm xã hội cũng được
thống nhất thành một mối là Bảo hiểm xã hội Việt Nam được thành lập theo Nghị
định 19/CP ngày 16/2/1995
Vì vậy, để tiếp cận một cách có hệ thống về tình hình thực hiện chế độ tử tuất nói chung và Hà Nội nói riêng, chuyên đề chia làm 3 phần, trong đó phần II
được chia thành hai giai đoạn: năm 1995 trở về trước và sau năm 1995 Cụ thể như sau:
Mở đầu
Phan I: Khái quát chung về tình hình thực hiện các chế độ BHXH trên địa bàn Hà Nội
PhẩnH: Tình hình thực hiện chế độ tử tuất trên địa bàn Hà Nội Phần HI: Những kết luận rút ra từ quá trình nghiên cứu & một số
Trang 27PHANI:
KHÁI QUAT CHUNG VE TINH HINH THỰC HIỆN CÁC CHẾ ĐỘ
BHXH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
Hà Nội là thủ đô, là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của cả nước với số dân tính tại thời điểm điều tra dân số ngày 1/4/2001 là 2.795.000 người
(chiếm khoảng 3,55% dân số cả nước, chỉ sau thành phố Hồ Chí Minh với 5.037.155 người, Thanh Hóa với 3.467.609 người và Nghệ Án với 2.858.265
người), trong đó nữ giới chiếm 51,2% và số dân thành thị chiếm 58,26%
Mặc dù có diện tích lãnh thổ rất khiêm tốn, Hà Nội là thành phố lớn thứ 2 cả nước về các giá trị kinh tế - văn hóa - xã hội, tập trung phần lớn các cơ quan
của Đảng và Nhà nước Số cơ quan, đơn vị thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội theo Điều lệ bảo hiểm xã hội rất đông, số lao động tham gia bảo hiểm xã hội rất lớn và thường xuyên biến động
Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 15/QĐ-TC ngày 15/6/1995 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Từ
khi thành lập đến nay, là cơ quan sự nghiệp nhà nước chuyên ngành thuộc Bảo
hiểm xã hội Việt Nam, Bảo hiểm xã hội thành phố đã có hơn 7 năm chính thức
hoạt động với chức năng cơ bản là triển khai thực hiện Điều lệ bảo hiểm xã hội được ban hành kèm theo Nghị định 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính Phủ trên phạm vi lãnh thổ thành phố Hà Nội trong đó, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là khai thác, mở rộng đối tượng tham gia đóng bảo hiểm xã hội, thực hiện thu và
cấp số BHXH để làm cơ sở giải quyết chế độ và chỉ trả bảo hiểm xã hội
Trang 28động ngoài công lập; gần 2% đi lao động hợp tác nước ngoài; còn lại 7% thuộc khối văn phòng đại diện, liên doanh và tư nhân
1, Công tác thu BHXH:
Qua bảy năm thực hiện bảo hiểm xã hội theo Luật Lao động trên cơ sở
Điều lệ bảo hiểm xã hội, đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội ngày càng tăng
Thu bảo hiểm xã hội được gắn liền với nghiệp vụ hướng dẫn các đơn vị ghi số, lập danh sách đóng, xác nhận di chuyển và giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội Do
đó, cùng với sự gia tăng số đơn vị cũng như số người lao động tham gia bảo hiểm
xã hội thì việc gắn nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội với quyền lợi hưởng bảo hiểm
xã hội đã đem lại hiệu quả thu bảo hiểm xã hội năm sau cao hơn năm trước Riêng thu bảo hiểm xã hội khu vực ngoài quốc doanh năm 1996 chiếm 8%, đến
năm 2001 đã chiếm trên 24% tổng thu bảo hiểm xã hội của toàn thành phố Bảng 1: Tình hình tham gia BHXH tại Hà Nội
Số đơn vị Số người Số tiền thu BHXH:
Trang 29
Tl, Cong tc cép s6 BHXH:
Việc cấp số bảo hiểm xã hội đã đáp ứng đúng yêu cầu, bảo vệ quyền lợi
cho người lao động, thể hiện sự bình đẳng theo pháp luật quy định giữa ba bên: người lao động, người sử đụng lao động và Nhà nước, nên đã được các cơ quan, đơn vị từ quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể đến các đơn vị sản xuất kinh doanh quan tâm và thực hiện tích cực
Trang 3010
HI, Công tác chỉ trả BHXH:
Công tác chỉ trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội luôn đảm bảo chỉ
đúng, chỉ đủ, an toàn và kịp thời với mức chỉ trả năm sau cao hơn năm trước do các yếu tố như tăng lương tối thiểu dẫn đến tăng mức hưởng, tăng số người được
hưởng chế độ bảo hiểm xã hội cùng với việc Nhà nước bổ sung một số chế độ phụ cấp được tính hưởng bảo hiểm xã hội trong đó yếu tố tăng lương tối thiểu làm tăng chỉ là chính Bảng 3: Mức chỉ trả bảo hiểm xã hội tại Hà Nội 1996 - 2001 NĂM SỐ TIỀN | SỐ NGƯỜI ĐƯỢC CHI TRẢ (tỷ đồng) (người) 1996 642 226.368 1997 778 229.224 1998 797 241.152 1999 800 248.568 2000 1.030 253.040 2001 1.330 240.699
(nguồn: Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội) IV, Cong tac giai quyết chế độ chính sách:
Công tác giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội cho đến nay đã đáp ứng được
Trang 3111
tạo cho cán bộ chủ động và tự chịu trách nhiệm trong khi giải quyết, xem xét xử lý hoặc để xuất ý kiến với lãnh đạo Hàng năm giải quyết cho trên dưới l vạn người hưởng chế độ hưu trí và trợ cấp 1 lần; hơn 1 vạn lượt người hưởng trợ cấp ốm đau, thai sản và hàng ngàn người hưởng các chế độ trợ cấp khác thuộc đối
tượng của chính sách bảo hiểm xã hội
Biểu 4: Tình hình giải quyết 3 chế độ theo Điều lệ BHXH tại Hà Nội (đơn vị: người) NĂM |HƯUTRí| TRỢCẤPTHEO | muấy |TNBN| ĐIỀU 28 CỘNG 1996 2.937 3.045 1.952 | 216 | 8.150 1997 3.331 3.033 3.390 | 238 | 9.992 1998 4.239 6.214 3.326 | 179 | 13.958 1999 6.193 5.839 3.315 | 212 | 15.559 2000 7.015 6.250 3.590 | 212 | 17.067 2001 7.665 5.171 3.821 | 145 | 16.802
(nguồn: Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội)
V, Công tác thanh kiểm tra:
Hoạt động thanh kiểm tra luôn được tiến hành thường xuyên, qua đó kịp
thời phát hiện những trường hợp khai man, hưởng sai chế độ bảo hiểm xã hội Phòng kiểm tra bảo hiểm xã hội thành phố kết hợp với các phòng nghiệp vụ kiểm tra việc theo dõi số biểu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội các quận huyện
Trang 3212
Bảo hiểm xã hội thành phố phối hợp với bảo hiểm xã hội quận huyện tổ chức kiểm tra các đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành phố về nội dung thu - chỉ trả trợ cấp bảo hiểm xã hội, công tác cấp và quản lý số bảo hiểm
xã hội theo quy định của pháp luật, thông qua đó nhằm hướng dẫn các đơn vị sử dụng lao động nắm rõ chính sách chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động
Kết hợp với Sở Lao động - Thương binh Xã hội, Liên đoàn lao động thành
phố kiểm tra việc thực hiện bảo hiểm xã hội theo Luật Lao động của các đơn vị
Trang 3313
Phần II:
TÌNH HÌNH THƯC HIÊN CHẾ ĐƠ TỦ TUẤT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
1L Giai đoan trước năm 1995
A, Quy định chung về chế độ:
1 - Chế độ tử tuất theo quy định tại Nghị định 236/HĐÐBT ngày 18/9/1985:
(Chi phí chôn cất và trợ cấp vì mất người nuôi dưỡng)
Một đặc trưng cơ bản của chế độ chính sách thời kỳ này là mang nặng tính ưu đãi, đặc biệt đối với những người có công với cách mạng như liệt sỹ, cán bộ
hoạt động tiền khởi nghĩa; chưa có quy định về việc gắn nghĩa vụ nộp bảo hiểm xã hội với quyền lợi hưởng bảo hiểm xã hội
Do đó, những đối tượng hưởng chế độ còn bó hẹp đối với công nhân viên
chức nhà nước và lực lượng vũ trang, những người đã về nghỉ hưu hoặc nghỉ mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hàng tháng; liệt sỹ, anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động không thốt ly cơng tác; thương binh chết vì vết thương cũ tái phát và thương binh hạng 1 va hang 2 chết vì ốm đau tai nạn; bệnh binh hạng 1 và hạng 2; công nhân, viên chức đã về nghỉ việc do tai nạn lao động, hoặc bệnh nghề nghiệp, thương tật hạng 1 và hạng 2; những người làm việc theo chế độ hợp đồng chết do tai nạn lao động, hoặc dân quân tự vệ, quân nhân dự bị chết trong khi làm nhiệm vụ quân sự nhưng không được xác nhận là liệt sỹ
Mức hưởng trợ cấp cũng được phân loại theo đối tượng là người có công
với cách mạng, những người chết vì tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp và những người chết do ốm đau thông thường hoặc do tai nạn rủi ro với mức trợ cấp
từ 4 đến 6 tháng lương và phụ cấp (nếu có) và sau đó được tiếp tục hưởng 20%
lương và phụ cấp trong vòng từ 6 tháng đến 12 tháng tiếp theo Về thực chất thì
Trang 3414
Sau thời gian trên, thân nhân chủ yếu của người chết (trên và dưới tuổi lao
động) hoặc mất sức lao động được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng theo mức
tiên cụ thể từ 30 đến 40 đồng Mặc dù không quy định số định suất tối đa được
hưởng nhưng tổng số tiền trợ cấp vì mất người nuôi dưỡng của gia đình lại bị giới
hạn với mức tối đa từ 50% đến 60% tiền lương và phụ cấp của người chết
Ngoài ra, tính ưu đãi và nhân đạo của chế độ tử tuất theo Nghị định này còn thể hiện ở việc cho phép những thân nhân của người chết là liệt sỹ nếu sau
này mới đủ điều kiện thì cũng cho hưởng tiền tuất, còn đối với công nhân viên
chức và quân nhân chết trong khoảng thời gian ba năm từ lúc người đó chết, nếu
có thân nhân nào đủ điều kiện sẽ được xác nhận để hưởng tuất
2 - Chế độ tử tuất theo quy định tại Nghị định 43/CP ngày 22/6/1993:
(thực hiện từ tháng 4/1993)
Chính sách bảo hiểm xã hội thời kỳ này đã có quy định gắn quyền lợi hưởng bảo hiểm xã hội với nghĩa vụ đóng góp bảo hiểm xã hội trên cơ sở mức tiền lương của người lao động Đối tượng hưởng bảo hiểm xã hội được mở rộng đến người lao động của các thành phần kinh tế bao gồm cả đối tượng bắt buộc và
tự nguyện Mức hưởng trợ cấp mai táng phí, định xuất tuất hàng tháng được tính thống nhất trên cơ sở tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định Nghị định này là bước khởi đầu cho việc ra đời Điều lệ bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị
định 12/CP ngày 26/1/1995 của Chính phủ
B, Tình hình thực hiện:
Chế độ tử tuất nói riêng và các chế độ bảo hiểm xã hội nói chung đã góp
phần hỗ trợ cuộc sống của người lao động, giảm bớt khó khăn về kinh tế cho bản
Trang 3515
quy định của Nhà nước Trong đó riêng mức chi trợ cấp tuất hàng tháng bình quân trong 5 năm 1991 - 1995 chiếm 0,8% tổng chi các chế độ BHXH hàng năm
Bảng 4: Tình hình giải quyết trợ cấp tuất hàng tháng tại Hà Nội 1991 - 1995
THÀNH TIỀN THÀNH TIỀN| TỔNG CHI 10 tong cpt st
MAM PRET ông - [PP UỈ Quảng, | TUT THANG | oh cae che do 1991 | 13.958| 1.851.165.792 | 206 | 64.588.416] 1.915.754.208 0,6% 1992| 9.890| 1.632.562.080 | 151 | 70.592.568} 1.703.154.648 1,1% 1993 | 9.958| 2.912.117.520 | 161 | 93.552.000| 3.005.669.520 0,8% 1994 | 8.242| 2.945.361.120 | 126 | 127.008.000| 3.072.369.120 0,5% 1995 | 9.305] 5.359.680.000 | 139 | 140.112.000) 5.499.792.000 0,9%
(nguồn: Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội)
H._ Tình hình thực hiên chế đô tử tuất tai Hà Nôi sau năm 1995 :
H.1 - Các quy định hiện hành:
IL1.1, Về chế độ:
Chế độ tử tuất được quy định tại phần V Chương II Điều lệ bảo hiểm xã
hội được ban hành kèm theo Nghị định 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ như sau:
a, Đối tượng hưởng chế độ tử tuất:
« - Những đối tượng sau đây khi chết thì người lo mai táng được nhận tiền mai táng:
- Người lao động đang làm việc;
- Người lao động nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí;
- Người đang hưởng lương hưu hoặc trợ cấp tai nạn lao động, bệnh
Trang 3616
e Các đối tượng sau đây khi chết thì những thân nhân do họ trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng tiển tuất hàng tháng:
- Người lao động đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm trở
lên;
- Người lao động nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí hàng tháng;
- Người đang hưởng lương hưu hoặc trợ cấp tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp hàng tháng;
- Người lao động đang làm việc bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Những thân nhân này bao gồm:
+ Con chưa đủ 15 tuổi (bao gồm con đẻ, con ni, con ngồi giá thú được pháp luật công nhận, con đẻ mà khi người chồng chết người vợ đang mang
thai)
+ Bố, mẹ (cả bên vợ và bên chồng); vợ hoặc chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp đã hết tuổi lao động (nam đủ 60 tuổi trở lên, nữ đủ 55 tuổi trở lên)
Thời hạn hưởng tuất tháng:
+ Đối với đối tượng là con nếu còn đang đi học thì được hưởng tiền
tuất hàng tháng đến khi đủ 18 tuổi;
+ Đối tượng còn lại được hưởng cho tới khi chết
e Trường hợp những đối tượng chết không đủ điều kiện hưởng tuất hàng tháng
hoặc không có thân nhân thuộc diện hưởng tiền tuất tháng thì giải quyết
hưởng trợ cấp tuất 1 lần
b, Mức hưởng chế độ tử tuất:
-_ Tiền mai táng phí bằng 8 tháng tiền lương tối thiểu;
-_ Nếu đối tượng chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì thân
nhân của người chết còn được nhận thêm 24 tháng tiền lương tối thiểu;
(Mức tiền lương tối thiểu làm căn cứ tính hưởng trợ cấp tính tại thời điểm
Trang 3717
- Tién tudt hang thang:
Định xuất cơ bản bằng 40% mức tiền lương tối thiểu;
Trường hợp thân nhân không có nguồn thu nhập khác và không còn người thân trực tiếp nuôi dưỡng thì được hưởng tiền định xuất nuôi dưỡng bằng 70%
mức tiền lương tối thiểu
Số định xuất tối đa cho một hồ sơ hưởng tuất hàng tháng là 4 định xuất và
mức hưởng tuất được tính kể từ ngày người lao động chết Trường hợp đặc biệt do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét giải quyết
-_ Tiên tuất một lần:
Đối với gia đình người lao động đang làm việc hoặc nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí chết (đối tượng tại chức) tính theo thời gian đã đóng bảo
hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1/2 tháng mức bình quân 5 năm cuối của tiền
lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội nhưng tối đa không quá 12 tháng;
Đối với gia đình người lao động đang hưởng lương hưu (đối tượng HC
hoặc HQ), trợ cấp mất sức lao động (đối tượng MC), trợ cấp tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp hàng tháng (TNLĐ - BNN) chết thì tính theo thời gian đã
hưởng lương hưu hoặc trợ cấp: nếu chết trong năm thứ nhất thì tính bằng 12
tháng lương hưu hoặc trợ cấp đang hưởng, nếu chết từ năm thứ 2 trở đi thì mỗi năm giảm đi 1 tháng, nhưng tối thiểu bằng 3 tháng lương hưu hoặc trợ cấp
IL1.2, Về cách thức thực hiện:
Văn bản hiện hành về thủ tục giải quyết chế độ tử tuất là công văn
1584/1999/QĐ/BHXH ngày 24/6/1999 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong đó quy định như sau:
a, Thủ tục giải quyết chế độ tử tuất được phân làm 3 loại:
-_ Đối với người đang tham gia bảo hiểm xã hội bị chết, hô sơ gồm:
Trang 3818
+ Bản xác nhận quá trình tham gia bảo hiểm xã hội (do người sử dụng
lao động lập theo mẫu đính kèm)
+ Giấy chứng tử hoặc giấy báo tử
Trường hợp chết đo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải có biên bản điều tra tai nạn lao động hoặc biên bản đo đạc môit trường có yếu tố độc hại gây
bệnh hoặc bệnh án điều trị bệnh nghề nghiệp
- _ Đối với người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng bị chết, hé so gdm:
+ Giấy chứng tử hoặc giấy báo tử
+ Tờ khai hoàn cảnh gia đình có xác nhận của UBND xã nơi thân nhân
người chết cư trú, xác nhận mối quan hệ và trách nhiệm nuôi dưỡng thân nhân của người chết khi còn sống (1 bản) theo mẫu
- _ Đối với người đã nghỉ việc đang chờ đủ tuổi để được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng bị chết, hô sơ gồm:
+ Giấy chứng tử hoặc giấy báo từ
+ Đơn đề nghị giải quyết chế độ tử tuất của thân nhân người chết
+ Tờ khai hoàn cảnh gia đình có xác nhận của UBND xã xác nhận mối
quan hệ và trách nhiệm nuôi đưỡng thân nhân của người chết khi còn sống (1
bản) theo mẫu
b, Đơn vị thực hiện
Đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm nộp bảo hiểm xã hội đúng thời hạn, lập đầy đủ thủ tục hồ sơ hưởng trợ cấp tử tuất theo quy định, đảm bảo tính
pháp lý kèm theo sổ BHXH, chuyển hồ sơ đến bảo hiểm xã hội tỉnh thành phố để giải quyết
Cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ do đơn vị (người) sử dụng lao động (đối với đối tượng
Trang 3919
hiểm xã hội bị chết chuyển đến để ra quyết định hưởng trợ cấp, trình Giám đốc
bảo hiểm xã hội thành phố xét duyệt và ký theo quy định; sau đó lập danh sách về Bảo hiểm xã hội Việt Nam để thẩm định trước khi chỉ trả
Thời hạn xét duyệt hồ sơ hưởng trợ cấp không quá 30 ngày tính từ ngày nhận đủ hồ sơ do người sử dụng lao động chuyển đến
L2 Tình hình giải quyết chế độ tử tất tại Hà Nội trong 5 năm 1997 - 2001
Trong 5 năm 1997 đến 2001, Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội đã giải
quyết 14.238 trường hợp hưởng trợ cấp tử tuất với 5.328 định xuất tuất hàng
tháng và trên 17 tỷ đồng tiền tuất 1 lần, tổng số tiền mai táng phí bình quân mỗi
năm 3,8 tỷ đồng Số đối tượng chết đo tai nạn lao động trong 5 năm chưa đến 10 trường hợp, chủ yếu chết do tai nạn giao thông Từ khi giải quyết chế độ trợ cấp theo Quyết định 91/2000/QĐ-TTg ngày 04/08/2000 của Thủ tướng Chính phủ đến năm 2001 mới có 6 trường hợp chết và được giải quyết hưởng chế độ mai táng phí Còn lại, các đối tượng hưởng chế độ tử tuất chủ yếu là đối tượng hưu trí, mất sức và tại chức (bao gồm cả những đối tượng đang chờ hưởng chế độ hưu tr0 Vì vậy, trong phần phân tích dưới đây, chuyên đề chỉ đưa ra 3 đối tượng cơ bản hưởng chế độ tử tuất là hưu trí, mất sức và tại chức
II.2.1, Tình hình giải quyết chế độ tuất hàng tháng
Tổng số hồ sơ tuất hàng tháng đã giải quyết trong 5 năm là 4.251 với 5.318 định xuất cơ bản, 10 định xuất nuôi dưỡng
Số hồ sơ tuất tháng nhìn chung có xu hướng tăng dần qua các năm (riêng năm 2000 giảm 12% so với năm 1999) Số định xuất tuất cũng theo chiều hướng tăng dần trong đó số định xuất nuôi dưỡng chiếm tỷ lệ không đáng kể Số hồ sơ tuất tháng tính theo tốc độ tăng liên hoàn (năm sau so với năm trước) của năm
Trang 4020
Mức hưởng tuất tháng bình quân trên một hồ sơ so với mức lương tối thiểu vào khoảng 50%
Số định xuất tối đa được hưởng theo quy định là 4 định xuất nhưng theo số
liệu khảo sát thì 80% trong tổng số hồ sơ tuất tháng chỉ hưởng 1 định xuất; tỷ lệ
này ở hưu viên chức là 91,4%; hưu quân đội 89%; mất sức 83,9%, riêng đối tượng tại chức chỉ có 37% hưởng 1 định xuất Còn lại 16% hưởng 2 định xuất;
3% hưởng 3 định xuất và 1% hưởng 4 định xuất
Bảng 5: Tình hình giải quyết tuất hàng tháng tại Hà Nội px DX Nam Số hồ sơ |ĐXCB| Thành tiền ND [Thành tién| binh quan 1 hồ sơ 1997 670 | 870 | 50.112.000 | 3 | 302.400 1,30 1998 898 | 1164| 67.046.400] 2 | 201.600 1,30 1999 904 | 1.121 | 64.569.600 | 1 | 100.800 1,24 2000 805 965| 69.480.000} 4 | 504.000 1,20 2001 979 | 1.199 100716.000} - - 1,22 Binh quan 3 nam) sự | 1.0521 60.576.000] 2,0 | 201.600 1,28 1997 - 1999 Bình quân 5năm | 850 | 1.064] 70.370.400| 2,5 | 277.200 1,25
(Nguồn: Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội)
Số định xuất bình quân trên 1 hồ sơ hàng năm ở mức tương đối đồng đều
(1/25 định xuất/1 hồ sơ) trong đó thấp nhất là năm 2000 (1,2 định xuất/1 hồ sơ) và cao nhất là 2 năm 1997 - 1998 (1,3 định xuất/1 hồ sơ) Trong các đối tượng thì đối tượng tại chức có số định xuất tuất cao nhất (1,88 định xuất/1 hồ sơ) vì những đối tượng này thường là chết khi có con còn đang ở độ tuổi đi học phổ thông