1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

“ Phân cấp quản lý trong chi NSNN cho các đơn vị giáo dục và đào tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội, Thực trạng và giải pháp

59 560 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 286,5 KB

Nội dung

“ Giáo dục là quốc sách” đó là lời khẳng định đã được ghi trong nhiều Văn kiện Đại hội Đảng qua các thời kỳ, điều đó chứng tỏ vai trò của giáo dục đã được Đảng và Nhà nước ta nhận thức và quan tầm trong nhiều năm qua. Một đất nước phát triển không thể tồn tài một nền giáo dục yếu kém và ở trình độ thấp, một doanh nghiệp thành công không thể không có những nhân viên, nhà quản lý có trình độ học vấn cao, và một con người được coi là thành đạt, có ích cho xã hội không thể là một con người không có giáo dục. Việt Nam vốn là một dân tộc hiếu học, có truyền thống văn hiến từ ngàn đời, ở thời kỳ nào dù là thời bình hay thời chiến , giáo dục luôn được chú trọng và phát triển, đồng thời nhờ có giáo dục mà Việt Nam đã có được nhiều anh hùng, danh nhân văn hoá kiệt xuất giúp nước đánh giặc và xây dựng đất nước. Thời đại ngày nay, Việt Nam với tham vọng to lớn “ thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá trong những năm tới” đã xác định con đường để đạt tham vọng đó là phải phát triển một cách toàn diện và mạnh mẽ nền giáo dục và đào tạo của đất nước. Với nhận thức và tầm nhìn đó, toàn dân tộc ta đang bắt tay vào sự nghiệp trồng người với quy mô lớn và chất lượng cao. Tuy nhiên, với xuất phát ở trình độ thấp, lực lượng lao động ở Việt Nam hiện nay vẫn còn thấp, chủ yếu là lao động giản đơn và chưa qua đào tạo trong khi đó với sự phát triển của khoa học và công nghệ thì nhu cầu về lao động chất lượng cao là rất bức thiết. Điều đó đòi hỏi sự nghiệp giáo dục và đào tạo phải được quan tâm ở mức độ cao hơn và đi vào chiều sâu. Trong những năm qua, cùng với đất nước, ngành giáo dục và đào tạo (GDĐT) Hà Nội nói riêng và uỷ ban nhân dân(UBND) thành phố đã quan tâm và đề ra những chủ trương, chính sách, biện pháp nhằm giải quyết những vấn đề cơ bản và lâu dài của sự nghiệp giáo dục Thủ đô. Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng ngành giáo dục Thủ đô vẫn không ngừng phấn đấu, hoạt động sáng tạo nhằm góp phần thực hiện mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đề ra, đó là chăm lo hạnh phúc con người , nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài tiến lên CNXH. Với vai trò quản lý toàn diện một quốc gia, nhà nước (NN) đã sử dụng nhiều công cụ, biện pháp để thực hiện chức năng quản lý điều tiết vĩ mô nền kinh tế của mình. Trong đó ngân sách nhà nước (NSNN) được coi là công cụ đặc biệt quan trọng giúp NN thực hiện các chức năng của mình thông qua việc sử dụng các chính sách thu chi ngân sách. Hà Nội - thủ đô của Việt Nam đồng thời là bộ mặt của đất nước , những cải cách về chính sách kinh tế xã hội và toàn bộ hoạt động đại diện cho một quốc gia, vì vậy việc sử dụng công cụ NSNN như thế nào , hiệu quả ra sao trong lĩnh vực giáo dục sẽ là thước đo đánh giá thực trạng chung của đất nước. Chi NSNN cho lĩnh vực GD-ĐT là một trong những nội dung lớn của NSNN hàng năm, NSNN đầu tư một khoảng kinh phí rất lớn trong ngân sách cho GD-ĐT, thực ra khoản kinh phí đó còn khiêm tốn so với yêu cầu hiện nay. Hà Nội trong những năm qua đã đầu tư NSNN cho GD-ĐT rất lớn tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đặt ra. Nhiều nghiên cứu đã được đặt ra để tìm ra nguyên nhân của việc NSNN chưa đáp ứng nhu cầu thực tế của GD- ĐT. Có rất nhiều nguyên nhân trong đó nguyên nhân NSNN vẫn còn hạn hẹp chưa đáp ứng được , tuy nhiên có một nguyên nhân quan trọng khác liên quan đến tính hiệu quả của việc phân bổ NSNN cho GD-ĐT đó là cơ chế tổ chức quản lý kinh phí GD-ĐT. Không chỉ trong lĩnh vực quản lý tài chính chi NSNN cho GD-ĐT đang có một số bất cập mà việc quản lý các lĩnh vực khác đang đi vào tình trạng kém hiệu quả, chất lượng thấp. Tình trạng chồng chéo trong việc cấp phát ngân sách, phân bổ không đồng đều giữa trách nhiệm và quyền lợi giữa các cấp, các cơ quan cùng cấp làm cho tình trạng quản lý ngày càng kém. Thực tế đòi hỏI cần phải hoàn thiện và đổi mới việc phân cấp quản lý trong chi NSNN cho GD- ĐT là việc làm vô cùng quan trọng và cấp thiết. Là một sinh viên chuyên ngành quản lý kinh tế , khoa Khoa học quản lý thuộc trường Đại học Kinh tế quốc dân, xuất phát từ nhận thức tầm quan trọng của GD-ĐT và qua những năm học tập, nghiên cứu lĩnh vực quản lý trong đó việc phân cấp quản lý trong lĩnh vực tài chính là vấn đề tôi quan tâm nhất. Qua thờI gian tìm hiểu thực tế công tác chi NSNN cho sự nghiệp GD-ĐT của Sở Tài chính Hà Nội, tôi chọn đề tài “ Phân cấp quản lý trong chi NSNN cho các đơn vị giáo dục và đào tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội, Thực trạng và giải pháp” làm đề tài nghiên cứu của mình.

Trang 1

đó với sự phát triển của khoa học và công nghệ thì nhu cầu về lao động chấtlượng cao là rất bức thiết Điều đó đòi hỏi sự nghiệp giáo dục và đào tạo phảiđược quan tâm ở mức độ cao hơn và đi vào chiều sâu.

Trong những năm qua, cùng với đất nước, ngành giáo dục và đào tạo(GDĐT) Hà Nội nói riêng và uỷ ban nhân dân(UBND) thành phố đã quan tâm

và đề ra những chủ trương, chính sách, biện pháp nhằm giải quyết những vấn

đề cơ bản và lâu dài của sự nghiệp giáo dục Thủ đô Mặc dù còn nhiều khókhăn nhưng ngành giáo dục Thủ đô vẫn không ngừng phấn đấu, hoạt độngsáng tạo nhằm góp phần thực hiện mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đề ra, đó

Trang 2

là chăm lo hạnh phúc con người , nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồidưỡng nhân tài tiến lên CNXH Với vai trò quản lý toàn diện một quốc gia,nhà nước (NN) đã sử dụng nhiều công cụ, biện pháp để thực hiện chức năngquản lý điều tiết vĩ mô nền kinh tế của mình Trong đó ngân sách nhà nước(NSNN) được coi là công cụ đặc biệt quan trọng giúp NN thực hiện các chứcnăng của mình thông qua việc sử dụng các chính sách thu chi ngân sách HàNội - thủ đô của Việt Nam đồng thời là bộ mặt của đất nước , những cải cách

về chính sách kinh tế xã hội và toàn bộ hoạt động đại diện cho một quốc gia,

vì vậy việc sử dụng công cụ NSNN như thế nào , hiệu quả ra sao trong lĩnhvực giáo dục sẽ là thước đo đánh giá thực trạng chung của đất nước

Chi NSNN cho lĩnh vực GD-ĐT là một trong những nội dung lớn củaNSNN hàng năm, NSNN đầu tư một khoảng kinh phí rất lớn trong ngân sáchcho GD-ĐT, thực ra khoản kinh phí đó còn khiêm tốn so với yêu cầu hiệnnay Hà Nội trong những năm qua đã đầu tư NSNN cho GD-ĐT rất lớn tuynhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đặt ra Nhiều nghiên cứu đã được đặt ra

để tìm ra nguyên nhân của việc NSNN chưa đáp ứng nhu cầu thực tế của

GD-ĐT Có rất nhiều nguyên nhân trong đó nguyên nhân NSNN vẫn còn hạn hẹpchưa đáp ứng được , tuy nhiên có một nguyên nhân quan trọng khác liên quanđến tính hiệu quả của việc phân bổ NSNN cho GD-ĐT đó là cơ chế tổ chứcquản lý kinh phí GD-ĐT

Không chỉ trong lĩnh vực quản lý tài chính chi NSNN cho GD-ĐT đang

có một số bất cập mà việc quản lý các lĩnh vực khác đang đi vào tình trạngkém hiệu quả, chất lượng thấp Tình trạng chồng chéo trong việc cấp phátngân sách, phân bổ không đồng đều giữa trách nhiệm và quyền lợi giữa cáccấp, các cơ quan cùng cấp làm cho tình trạng quản lý ngày càng kém Thực tếđòi hỏI cần phải hoàn thiện và đổi mới việc phân cấp quản lý trong chi NSNNcho GD- ĐT là việc làm vô cùng quan trọng và cấp thiết

Là một sinh viên chuyên ngành quản lý kinh tế , khoa Khoa học quản

lý thuộc trường Đại học Kinh tế quốc dân, xuất phát từ nhận thức tầm quan

Trang 3

trọng của GD-ĐT và qua những năm học tập, nghiên cứu lĩnh vực quản lýtrong đó việc phân cấp quản lý trong lĩnh vực tài chính là vấn đề tôi quan tâmnhất Qua thờI gian tìm hiểu thực tế công tác chi NSNN cho sự nghiệp GD-

ĐT của Sở Tài chính Hà Nội, tôi chọn đề tài “ Phân cấp quản lý trong chi NSNN cho các đơn vị giáo dục và đào tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội, Thực trạng và giải pháp” làm đề tài nghiên cứu của mình.

Đề tài bao gồm 3 chương :

Chương I : Phân cấp quản lý và sự cần thiết phải hoàn thiện phân cấp quản lý trong chi NSNN cho các đơn vị Giáo dục – Đào tạo.

Chương II: Thực trạng phân cấp quản lý trong chi NSNN cho các đơn

vị giáo dục và đào tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quá trình phân cấp quản lý chi NSNN cho các đơn vị giáo dục và đào tạo trên địa bàn thành phố

bộ phòng Tài chính Hành chính sự nghiệp - Sở Tài chính Hà Nội để đề tài nàyđược hoàn thiện và phong phú về lý luận và thực tiễn tốt hơn

Trang 4

NỘI DUNG CHƯƠNG I : PHÂN CẤP QUẢN LÝ VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI PHÂN

CẤP QUẢN LÝ CHI NSNN CHO CÁC ĐƠN VỊ GD-ĐT

I Phân cấp quản lý trong chi NSNN cho các đơn vị giáo dục và đào tạo

1 Phân cấp quản lý

1.1.Khái niệm

Ở tầm vĩ mô , Phân cấp quản lý kinh tế quốc dân là thể chế quản lý kinh tế mà quyền lực được phân giao, uỷ quyền từ cấp trên cao nhất của Nhà nước cho các cấp lãnh đạo bên dưới, các cơ quan quản lý cấp dưới (hoặc người lãnh đạo cấp dưới) có quyền quyết định độc lập vấn đề trong phạm vi quản lý của mình Cấp trên thì không can thiệp công việc trong phạm vi quyền lực cấp dưới

Ở tầm vi mô, trông phạm vi một doanh nghiệp hay một tổ chức thì phân cấp quản lý là trao một số quyền hạn của nhà quản lý cho nhân viên đồng thời phải đảm bảo các điều kiện để cho nhân viên có thể thực hiện tốt với quyền hạn được giao đó

1.2.Sự cần thiết phải phân cấp quản lý

Hệ thống kinh tế quốc dân có quy mô hết sức to lớn và được bố trítrong một khoảng không gian rộng lớn với các hoạt động và quá trình sảnxuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế khác nhau Để có thể quản lý có hiệuquả cao việc uỷ quyền quản lý thông qua hoạt động phân cấp quản lý là điều

có tính tất yếu khách quan của mọi quốc gia

1.3 Phân cấp quản lý kinh tế quốc dân

Phân cấp quản lý đồng nghĩa với việc uỷ quyền quản lý của Nhà nướccho các cấp dưới ( Bộ, tỉnh, thành phố, đặc khu kinh tế v.v…); chứ khôngphải là sự phân chia quyền lực cho cấp dưới Khi cơ quan hoặc cá nhân ngườilãnh đạo cấp dưới hoạt động sai trái hoặc không có hiệu quả Nhà nước có

Trang 5

thể: khiển trách; thay thế nhân sự; điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạncủa cơ quan và cá nhân.

Việc uỷ quyền quản lý kinh tế quốc dân có thể diễn ra dưới hai hìnhthức :

1) Uỷ quyền chính thức thông qua luật định tổ chức bộ máy nhà nước 2) Uỷ quyền không chính thức là việc uỷ quyền mang tính tạm thời, theo từng vụ việc diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định.

1.4 Các nguyên tắc phân cấp quản lý

Việc phân cấp quản lý kinh tế quốc dân gắn liền với tiến trình phát triểncủa xã hội ( của lực lượng sản xuất, của trình độ dân trí, của các quan hệ quốc

tế mang tính dân chủ và toàn cầu v.v…), nó là sự biểu hiện cụ thể của nguyêntắc tập trung dân chủ và kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo địaphương và vùng lãnh thổ của quản lý kinh tế Thông thường khi điều kiệnphát triển kinh tế và khoa học công nghệ còn thấp,các bộ, các địa phương rấtmuốn được Nhà nước trung ương bảo hộ, che chắn cho họ - Khuynh hướngquản lý tập trung được xã hội ủng hộ Nhưng khi nền kinh tế đã phát triểncao, các địa phương, các bộ ngành, các đơn vị, các cá nhân, đã có các nguồn

dư thừa để tích luỹ và phát triển thì họ lại mong được tự chủ để tự do chophân hệ của mình, nói cách khác mâu thuẫn giữa mục tiêu tối ưu của 4 cấp :Nhà nước, bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp, công dân luôn luôn phảiđược đặt ra để xử lý cho thoả đáng, đây chính là căn cứ để hình thành nên cácnguyên tắc phân cấp , quản lý kinh tế quốc dân Các nguyên tắc phân cấpquản lý kinh tế quốc dân là các quy tắc, các tiêu chuẩn hiệu quả mang tính xãhội bắt buộc nhà nước phải vận dụng trong việc uỷ quyền quản lý kinh tếquốc dân Các nguyên tắc đó là:

Nguyên tắc hiệu quả và hiện thực : đây là nguyên tắc quan

trọng hàng đầu của việc phân cấp quản lý kinh tế quốc dân Tập trung nguồnlực có lợi nhất và được xã hội ủng hộ , chấp nhận nhất thì tập trung, còn uỷquyền có lợi hơn, được thực hiện nghiêm túc hơn thì uỷ quyền Hiệu quả ở

Trang 6

đây là hiệu quả chung xét ở góc độ quốc gia, nếu có va chạm lợi ích thì lợi íchcấp nhà nước > lợi ích phân hệ > lợi ích doanh nghiệp > lợi ích cá nhân Đểlàm tốt nguyên tắc này, đòi hỏi quan trọng là phải hiểu rõ logic và luồngchuyển động của hệ thống hoạt động kinh tế quốc dân, để từ đó mớI có căn cứkhoa học và hiện thực cho sự phân cấp bộ máy quản lý kinh tế quốc dân.

Nguyên tắc đồng bộ và bình đẳng về trách nhiệm, quyền hạn, nghĩa vụ, lợi ích Nguyên tắc này đòi hỏi việc phân cấp quản lý kinh tế phải

đảm bảo khi cấp dưới uỷ quyền quản lý thì : thứ nhất , giữa trách nhiệm được giao và quyền hạn , nghĩa vụ, lợi ích phải cân xứng; thứ hai, sự cân xứng đó

phải đảm bảo bình đẳng như nhau cho cùng một loại cấp bậc quản lý trongphạm vi cả nước Ví dụ, nếu tỉnh, thành phố được chia thành 3 loại I, II và IIIthì ở cùng một loại trách nhiệm, nghĩa vụ, lợi ích phải như nhau, nhưng ởcùng mỗi loại phải có sự khác nhau; tránh tình trạng chỉ cho quyền hạn, lợiích khác nhau ( loại I > loại II ) nhưng trách nhiệm phúc lợi như nhau

Nguyên tắc trách nhiệm kép, là nguyên tắc đòi hỏi việc phân

cấp quản lý là sự uỷ quyền của nhà nước cho cấp dưới, chứ không phải là sự

chia quyền cho cấp dưới Điều này đòi hỏi: thứ nhất, cho dù đã phân cấp

nhưng nếu cấp dưới làm phương hại đến lợi ích của toàn cục thì người lãnhđạo cấp dưới hoặc toàn bộ hệ thống cán bộ nhân viên cấp dưới vẫn bị khiển

trách, trừng phạt (theo pháp luật), thâm chị bị sa thải , loại bỏ Thứ hai,

nguyên tắc trách nhiệm kép đòi hỏi công tác thanh tra, kiểm soát của Nhànước phải đạt trình độ tương đồng, bảo đảm cho bộ máy quản lý của cấp vậnhành theo đúng lịât pháp và thu lại hiệu quả cao cho mỗi phân hệ và cho đất

nước Thứ ba, nguyên tắc trách nhiệm kép còn đòi hỏi Nhà nước không được

từ bỏ quyền lực quản lý của mình cho dù sự phân cấp có đến mức nào đi nữa.Một thực tế đang diễn ra ở nhiều nước tư bản chủ nghĩa là cùng với trào lưu

mở rộng dân chủ, hướng về làm giàu kinh tế là chủ yếu, vai trò của các doanhnghiệp đang dần dần loại bỏ chức năng vốn có của Nhà nước, nhà nước đangtừng bước bị vô hiệu hoá

Trang 7

Nguyên tắc ổn định tương đối, là nguyên tắc phân cấp đòi hỏi :

thứ nhất, việc phân cấp phải được pháp chế hoá, đảm bảo tính ổn định tương

đối cho các cấp dưới trong quá trình quản lý của mình, tạo cơ sở tốt cho côngtác đào tạo bồi dưỡng cán bộ tương xứng, tránh gây phiền hà cho các doanh

nghiệp và công dân trong các hoạt động kinh tế của mình Thứ hai, việc phân

cấp phải luôn luôn nắm vững nguyên tắc thứ nhất để chỉnh lý kịp thời choviệc phân cấp của các cấp dưới, tuân thủ nghiêm ngặt các đòi hỏi của quy luậtquan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ của các lực lượng sảnxuất, nhưng sự điều chỉnh phải được cân nhắc kỹ lưỡng và cũng không nênthay đổi tuỳ tiện nhanh chóng như đã xét

Nguyên tắc tuân thủ của mối quan hệ quản lý, đây là nguyên

tắc thể hiện tính dân chủ và đặc trưng của mỗi chế độ xã hội Nếu nhà nướccủa các nước tư bản chủ nghĩa chủ yếu là kẻ đại diện cho thế lực của nhữnggiai cấp bóc lột, hoặc như hiện nay là của các nhóm, các tập đoàn kinh tế lớn,các thế lực chính trị thao túng xã hội, thì nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhànước bảo vệ lợi ích cho tuyệt đại đa số nhân dân lao động và cho cả xã hội,mối quan hệ giữa cơ quan cấp trên và cấp dưới là mối quan hệ cũng chunglợi ích dựa trên lợi ích tinh thần dân chủ , công bằng xã hội, thì trong việc tổchức vận hành cơ chế phân cấp quản lý phải đảm bảo đúng các mối quan hệđó

2.Vai trò của giáo dục và đào tạo đối với sự quá trình phát triển kinh tế

2.1.Giáo dục và đào tạo đối với quá trình phát triển kinh tế, xã hội

Thiên niên kỷ mới đã bắt đầu với một xu thế lớn và sự toàn cầu hoá dẫnđến sự cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia về kinh tế, chủ yếu là kinh tế trithức và công nghệ Đó cũng là tiền đề cho sự hình thành nền văn minh thứ bacủa nhân loại - Nền văn minh trí tuệ

Trong tiến trình phát triển của nền văn minh nhân loại, con người luôntồn tại với hai tư cách : vừa là chủ thể, vừa là đối tượng của sự phát triển Làchủ thể, con người thực hiện sự phát triển xã hội mà trước hết là phát triển

Trang 8

lực lượng sản xuất Là đối tượng, con người hưởng thụ những thành quả của

sự phát triển đó Con người là nhân tố trung tâm, mọi sáng tạo cũng như củacảI vật chất và văn hoá đều do bàn tay, khối óc con người tạo nên Không cócon người thì không có sự hưởng thụ cũng như sự cống hiến tức là không có

sự phát triển Trong tất cả những gì có thể nói được về sự tiến hoá của lịch sửtrên trái đất con người là trung tâm Tuy nhiên, để cho nguồn lực của conngười có thể trở thành một vị trí trung tâm và phát huy được mọi khả năng,sức mạnh kỳ diệu thì nguồn lực này phải được giáo dục, đào tạo , bồi dưỡngtrong môi trường văn hoá lành mạnh và tiên tiến Trên thực tế, mọi chiến lượcphát triển kinh tế xã hội đều lấy con người làm trung tâm và chiến lược giáodục chính là hạt nhân của nó Vì thế , trên tất cả giáo dục có vai trò rất lớn vàngày càng được coi trọng

Giáo dục với ý nghĩa đích thực là sự khơi dậy những nhu cầu chânchính là tạo điều kiện nảy nở những khát vọng, hoài bão lớn lao, là rèn luyện

và bồi dưỡng năng lực của con người để thực hiện những nhu cầu chân chính.Giáo dục là hoạt động chuyên môn của xã hội nhằm hình thành và phát triểnnhân cách con người theo những yêu cầu xã hội trong những giai đoạn nhấtđịnh nhằm tạo ra những con người có ích cho xã hội và có thể nói là một dạngquan trọng nhất của sự nghiệp phát triển tiềm năng của con người theo nhiềunghĩa khác nhau

Giáo dục là chức năng đặc trưng của xã hội loài người, là hoạt động có

ý thức, có mục đích của con người Nếu như không có sự truyền lại và tiếpthu các kinh nghiệm lao động và sinh hoạt giữa các thế hệ thì xã hội loàingườI không thể tồn tại và phát triển được Do vậy, giáo dục là điều kiệnkhông thể thiếu được của bất kỳ xã hội nào, một thời đại nào để duy trì, pháttriển và tiến hoá đời sống xã hội loài người Thông qua hoạt động giáo dụcthúc đẩy tài nguyên phát triển từ đó đưa tới những thành quả mà nhu cầu xãhội cần Vậy có thể nói hoạt động giáo dục là phương thức tái sản xuất và tái

Trang 9

sảnt xuất mở rộng sức lao động xã hội để phù hợp với điều kiện phát triển xãhội trong từng thời kỳ.

Hiến pháp năm 1992 , điều 35 đã ghi rõ “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu.Nhà nước phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.Mục tiêu của giáo dục là hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân; đào tạo những người lao động có nghề, năng động và sáng tạo, có niềm tự hào dân tộc, có đạo đức,

có ý chí vươn lên góp phần làm cho dân giầu nước mạnh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.” Như vậy vai trò của giáo dục và đào tạo đã được thể chế hoá trong các văn bản phạm pháp quy của nước ta Điều đó chứng tỏ sự quan tâm rất lớn của Đảng vgiaNhà nước ta đối với nền giáo dục Hiện nay, Hệ thống giáo dục quốc dân của nước ta bao gồm :

(1) Giáo dục mầm non: gồm cả nhà trẻ mẫu giáo

(2) Giáo dục phổ thông: gồm cả hai bậc là tiểu học và trung học ; trong

đó bậc trung học có hai cấp là trung học cơ sở và trung học phổ thông

(3) Giáo dục nghề nghiệp : gồm trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.(4) Giáo dục đại học đào tạo hai trình độ : cao đẳng và đại học ; giáo dục sau đại học : thạc sỹ và tiến sỹ

Hệ thống giáo dục Việt Nam là một hệ thống 5-4-3-4, tức là một người trải qua toàn bộ hệ thống giáo dục từ lớp một đến đại học mà không bỏ , không lưu ban lớp nào thì sẽ bắt đầu với 5 năm tiểu học, 4 năm trung học cơ

sở và 3 năm trung học phổ thông và kết thúc với 4 năm đại học ( có thể là 5 hoặc 6 năm tuỳ theo ngành nghề đào tạo )

2.2 Thực trạng của giáo dục và đào tạo ở Việt Nam hiện nay

Giáo dục và đào tạo là một trong những quan tâm lớn của Đảng và Nhànước ta trong những năm đổi mới vừa qua Qua những năm thực hiện, chúng

ta đã đạt được một số thành tựu và đồng thời còn những tồn tại khuyết điểmsau

Trang 10

Nhu cầu học tập của nhân dân đã được đáp ứng tốt hơn trước, trước hết là ở giáo dục phổ thông.

Đã xây dựng được hệ thống giáo dục quốc dân thống nhất, khá hoàn chỉnh bao gồm đủ các cấp học, bậc học, trình độ đào tạo, các loại hình nhà trường và phương thức giáo dục Mạng lưới cơ sở giáo dục đã được mở

ộng đến khắp các xã, phường, tạo điều kiện tăng trưởng rõ rết về số lượng họcsinh, sinh viên, khắc phục tình trạng giảm sút quy mô trong những năm từ1986-1987 đến 1991-1992 Năm học 2004-2005, có khoảng 22,7 triệu ngườItheo học trong hơn 3700 cơ sở giáo dục Đặc biệt, giáo dục mầm non và dạynghề được khôi phục và có tiến bộ rõ rệt Năm 2005 về cơ bản đã đạt và vượtcác chỉ tiêu mà chiến lược giáo dục đề ra cho năm 2006

Đã đạt được một số kết quả quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu chiến lược

Kết quả xoá mù chữ, phổ cập GD tiểu học đã được duy trì, củng

cố, và phát huy Chủ trương phổ cập giáo dục THCS đang được triển khai tích

cực, hiện đã có 20 tỉnh, thành phố được công nhận đạt chuẩn quốc gia Một sốtỉnh, thành phố đã bắt đầu thực hiện phổ cập giáo dục bậc trung học( bao gồmTHPT, THCN và dạy nghề) Về đào tạo nhân lực , tỷ lệ lao động qua đào tạo

từ 13% năm 1998 đã tăng lên trên 23% Chất lượng nguồn nhân lực đã cóchuyển biến tích cực Về bồi dưỡng nhân tài, việc đào tạo bồi dưỡng học sinh,sinh viên có năng khiếu được chú trọng và đạt được một số kết quả rõ rệt

Chính sách xã hội về giáo dục đã được thực hiện tốt hơn và có hiệu quả hơn

Giáo dục ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng

xa phát triển mạnh và có tiến bộ rõ rệt Mạng lưới trường, lớp về cơ bản đã

đảm bảo cho các con em các dân tộc được học tập ngay tại xã, thôn, bản

Chất lượng giáo dục đã có chuyển biến bước đầu

Nội dung giảng dạy và kiến thức của học sinh phổ thông có tiến bộ,toàn diện hơn và tiếp cận dần với phương pháp học tập mới Trong giáo dục

Trang 11

nghề nghiệp, chất lượng đào tạo của một số ngành nghề như y dược , nôngnghiệp cơ khí, xây dựng, giao thông vận tải về cơ bản đã đáp ứng yêu cầu củathực tế và đời sống hiện nay

Điều kiện đảm bảo phát triển giáo dục được tăng cường hơn

Đã xây dựng được một đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dụcđông đảo với tổng số trên một triệu người( khoảng 950.000 giáo viên, giảngviên và trên 90.000 cán bộ quản lý giáo dục ) với trình độ ngày càng nângcao Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học ở các cấp , bậc học, ở mọi vùng miền đãđược cải thiện đáng kể trong 5-6 năm qua, nhất là từ khi thực hiện chủ trươngđổi mới chương trình giáo dục phổ thông và kiên cố hoá trường học

Các bất cập, yếu kém và khuyết điểm trong giáo dục

Chất lượng giáo dục đại trà, đặc biệt ở bậc đại học còn thấp; phương pháp giáo dục còn lạc hậu và chậm đổi mới.

Kiến thức cơ bản về xã hội, kỹ năng thực hành và khả năng tự học của

số đông học sinh phổ thông còn kém Nhà trường phổ thông vẫn chưa khắcphục được tình trạng thiên về dạy chữ, nhẹ về dạy người Công tác hướngnghiệp, phân luồng học sinh sau THCS và THPT còn chưa được quan tâmđúng mức Chất lượng đào tạo đại trà của giáo dục nghề nghiệp và đại họccòn thấp, tình trạng người học thiếu cố gắng, thiếu trung thực khá phổ biến;tinh thần hợp tác, khả năng sáng tạo, năng lực thực hành, giải quyết độc lậpcác vấn đề còn yếu

Các điều kiện bảo đảm phát triển giáo dục còn nhiều bất cập.

Đội ngũ giáo viên vừa thiếu vừa thừa, chưa đồng bộ, trình độ chuyênmôn, nghiệp vụ của một bộ phận còn thấp Cơ sở vật chất rất thiếu và lạc hậu.Nguồn lực tài chính cho giáo dục chưa đảm bảo nhu cầu chi thường xuyên,nhất là đối với các tỉnh khó khăn; cơ cấu chi ngân sách giáo dục còn chưa hợp

lý, kinh phí thường xuyên chủ yếu mới chi bảo đảm lương và các khoản phụcấp ( chiếm hơn 80% tổng chi thường xuyên của ngân sách giáo dục), phầnchi cho hoạt động chuyên môn không đáng kể Các quy định hiện hành về

Trang 12

quản lý ngân sách, tài chính, nhân sự chưa tạo ra cho ngành giáo dục đượcchủ động trong việc điều hành các nguồn lực Đầu tư còn dàn trải, chưa tậptrung cao cho các mục tiêu ưu tiên.

Một số hiện tượng tiêu cực trong giáo dục chậm được giải quyết

Tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan tồn tại từ nhiều năm nay, có những biểu hiện tiêu cực nhưng chưa tìm được giải pháp cơ bản để ngăn chặn

có hiệu quả

Tệ nạn sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp; hiện tượng “học

giả, bằng thật”, không trung thực trong học tập và thi cử, sao chép luận văn,

luận án có xu hướng lan rộng, ảnh hưởng xấu đến chất lượng đào tạo, đến đạođức của thế hệ trẻ và lòng tin của xã hội

3 Chi ngân sách nhà nước ( NSNN) đối với các đơn vị giáo dục và đào tạo

Chi NSNN cho sự nghiệp GD-ĐT là quá trình đầu tư kinh phí từ quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển của hệ thống giáo dục theo những định hướng của Nhà nước

Nếu căn cứ vào tính mục đích của KT – XH thì chi NSNN được chia thành các loại :

 Chi đầu tư phát triển

 Chi thường xuyên

Theo luật NSNN quy định thì chi cho sự nghiệp GD-ĐT được xếp vào khoản chi thường xuyên Trên thực tế, nếu xét về hiện tượng bên ngoài thì chiNSNN cho sự nghiệp GD-ĐT là khoản chi mang tính chất tiêu dùng hiện tại , không mang tính hoàn trả trực tiếp và không trực tiếp tạo ra của cải vật chất song xét về tác dụng lâu dài của nó là khoản chi mang tính chất tích luỹ đặc biệt Khoản chi này là một trong những nhân tố quyết định đến việc tăng trưởng kinh tế trong tương lai vì nó không hoàn toàn mất đi sau quá trình tiêu dùng mà được tạo thành “chất xám” của con người cho tiêu dùng tương lai

Trang 13

Chi NSNN cho sự nghiệp GD-ĐT là việc đảm bảo nguồn lực Tài chính

để thực hiện việc phát triển sự nghiệp GD-ĐT

Nếu phân chia NSNN cho sự nghiệp giáo dục theo nội dung từng nhómmục chi thì chi NSNN cho giáo dục bao gồm những khoản sau :

Nhóm 1: Chi thanh toán cá nhân :

Thuộc nhóm chi bao gồm : tiền lương, tiền công, đồng thời các khoản

về phụ cấp lương, BHXH, BHYT, phúc lợi tập thể cho cán bộ giáo viên, cán

bộ của trường Trong kế hoạch chi thường xuyên của NSNN cho GD-ĐT thì khoản này thường chiếm tỷ trọng lớn, mục đích của nhóm chi này nhằm đảm bảo được hoạt động giảng dạy và cơ cấu tổ chức bộ máy nhà trường Qua các khoản chi thuộc nhóm này Nhà nước đảm bảo duy trì đội ngũ cán bộ quản lý hành chính; giáo viên giảng dạy từ đó đảm bảo sự tồn tại của hệ thống giáo dục quốc dân

Nhóm 2 : Chi cho nghiệp vụ chuyên môn:

Thuộc nhóm chi này bao gồm các khoản chi về công tác giảng dạy, họctập chủ yếu chi về mua sắm sách giáo khoa, giáo trình tài liệu tham khảo cho giáo viên, đồ dùng học tập, vật liệu hoá chất thử nghiệm… Đây là khoản chi hết sức cần thiết và có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục

Nhóm 3 : Chi mua sắm, sửa chữa

Hàng năm nhu cầu hoạt động, do sự xuống cấp tất yếu của tài sản cố định dùng cho các hoạt động hành chính sự nghiệp nên thường phát sinh nhu cầu kinh phí cần có để mua sắm thêm, trang bị thêm, hoặc phục hồi lại giá trị

sử dụng cho những TSCĐ đã bị xuống cấp đó, xây dựng thêm các công trình phụ trong các công trình đã có sẵn

Trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau thì nội dung chi và công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp GD-ĐT cũng có sự khác nhau Khi xem xét đến nội dung , cơ cấu công tác chi NSNN cho sự nghiệp GD-ĐT người ta không chỉ tính đến những đặc điểm riêng của công tác GD-ĐT mà còn tính đến tất cả các yếu tố tác động đến công tác GD-ĐT như :

Trang 14

 Chế độ chính trị quốc gia đang theo đuổi

 Tốc độ phát triển dân số

 Nguồn thu NSNN

Chiến lược phát triển sự nghiệp GD-ĐT trong từng giai đoạn

Nhóm 4: nhóm chi các khoản chi khác

Thuộc nhóm chi này bao gồm các khoản chi : chi công tác phí, hội nghịphí, dịch vụ công cộng( cước phí điện thoại, tạp chí sách báo…)

Thực chất là khoản chi phục vụ công tác quản lý hành chính của nhà trường nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ giáo viên trong công tác quản

lý hành chính Mức đô chi nhiều hay ít cho mỗi trường sẽ phụ thuộc vào quy

mô mỗI trường và công tác quản lý kèm theo Trong việc xác định các khoản chi trong quản lý hành chính chủ yếu dựa trên số cán bộ công nhân viên bình quân dự kiến có mặt trong năm kế hoạch và mức chi quản lý bình quân

4.Vai trò của phân cấp quản lý trong chi NSNN cho các đơn vị giáo dục và đào tạo

Hiện nay phân cấp quản lý đang là xu hướng chung đã và đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới ở các tổ chức nhà nước , các tập đoàn kinh tế và các doanh nghiệp Vai trò của phân cấp quản lý ngày càng rõ nét hơn khi quy mô của tổ chức ngày càng lớn dần và phát triển cả về bề rộng và chiều sâu Một doanh nghiệp tư nhân có thể không cần phân cấp trong hoạt động kinh doanh của nó , tuy nhiên việc phân cấp sẽ phải diễn ra khi doanh nghiệp tư nhân đó muốn phát triển Trong lĩnh vực tài chính mà cụ thể là lĩnh vực chi NSNN củacác cơ quan quản lý nhà nước thì việc phân cấp quản lý là rất cần thiết và có vai trò to lớn Như ở mục 1 đã nêu , thì hệ thống kinh tế quốc dân có quy mô hết sức to lớn và được bố trí trong một không gian rộng lớn với các hoạt động

và quá trình sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế khác nhau, thì trong

hệ thống tài chính của quốc gia , cụ thể hơn là hệ thống tài chính của một thành phố ( Hà Nội ) không gian , các hoạt động cũng hết sức sôi động và phức tạp Đặc biệt quản lý chi NSNN cho lĩnh vực giáo dục , lĩnh vực được sự

Trang 15

quan tâm của người dân và chính quyền địa phương, cần có sự phân cấp để việc quản lý hiệu quả hơn Vai trò đó được thể hiện ở các khía cạnh sau :

Phân cấp quản lý chi ngân sách là để xác định phạm vi trách nhiệm và quyền lợi của chính quyền nhà nước các cấp trong việc quản lý

NSNN, nhằm tập trung đầy đủ, kịp thời đúng chính sách các nguồn thu củangân sách nhà nước, phân phối, sử dụng công bằng, hợp lý, tiết kiệm, hiệuquả cao, phục vụ các mục tiêu nhiệm vụ kế hoạch phát triển giáo dục củathành phố

Phân cấp quản lý trong chi NSNN cho các đơn vị GD-ĐT sẽ hạn chế tình trạng tập trung, ôm đồm quá nhiều việc của cơ quan chủ quản quản

lý ngân sách thành phố( Sở tài chính thành phố) đồng thời tăng tính chủđộng , trách nhiệm của các cơ quan được phân cấp ( các phòng giáo dục ,phòng tài chính cấp quận, huyện), và tăng tính thực tế, hiệu quả trong việc sửdụng ngân sách của các đơn vị GD-ĐT Từ lâu, phân bổ ngân sách giáo dụccủa các cơ quan cấp trên cho các đơn vị sử dụng thường mang tính thực tếkhông cao, chủ quan duy ý chí Tình hình thực tế chỉ có đơn vị sử dụng ngânsách và đơn vị cấp phát cấp thấp hơn biết rõ và biết cần phải chi ra sao và chibao nhiêu

Phân cấp quản lý sẽ giảm bớt tình trạng chi NSNN nhiều lần nhưng không hiệu quả cho một dự án giáo dục hay một mục tiêu giáo dục nào

đó của kế hoạch phát triển giáo dục Lĩnh vực giáo dục là lĩnh vực được nhiềungười quan tâm và đầu tư nhưng thực tế nó luôn trong tình trạng quá tải donhu cầu về giáo dục, việc làm của người dân hiện nay rất cao Việc xây mới ,

tu bổ, sửa chữa lớn các cơ sở giáo dục diễn ra liên tục hàng năm thậm chíhàng tháng do hiệu suất sử dụng luôn đạt mức rất cao và thường xuyên Nềngiáo dục của thành phố nói riêng và đất nước nói chung thực tế vẫn chưa đápứng được kỳ vọng của người dân nên việc nâng cao chất lượng dạy và họccũng phải thường xuyên và liên tục Vì vậy, nhu cầu về NSNN cho các đơn vịgiáo dục (đặc biệt là các đơn vị giáo dục công lập) là rất lớn và không ngừng

Trang 16

Thực tế đòi hỏi việc chi NSNN phảI được phân cấp đến từng phòng , ban vàcác trường học, cơ sở dạy nghề để việc đầu tư cho giáo dục thường xuyên và

có chiều sâu hơn

Các quyết định chi NSNN thường chậm trễ, việc phân bổ NSNN đến đơn vị GD-ĐT lại qua nhiều khâu khác nhau nên khi NSNN đến được vớI đơn vị cần ngân sách thì không giải quyết được nhu cầu đó nữa Phân cấp

mạnh mẽ hơn trong quản lý chi NSNN sẽ giúp cho NSNN đến nhanh hơn ,hiệu quả hơn tới các đơn vị giáo dục và đào tạo

II Sự cần thiết phải hoàn thiện phân cấp quản lý trong chi NSNN cho các đơn vị giáo dục và đào tạo.

1 Thực trạng phân cấp quản lý chi NSNN cho các đơn vị giáo dục và đào tạo trên địa bàn Hà Nội.

Theo hệ thống NSNN, hiện nay NSNN ta bao gồm : cấp NSTW vàNSĐP trong đó NSĐP bao gồm ngân sách Tỉnh, thành phố, ngân sách Quận,huyện và ngân sách xã, phường Mỗi cấp ngân sách đảm đương những nhiệm

vụ khác nhau và được quy định trong luật ngân sách Trong những giai đoạnkhác nhau, nhiệm vụ chi cũng khác nhau và chi NSNN cho sự nghiệp giáodục tuỳ thuộc vào sự biến động trong quá trình hoàn thiện cơ chế phân cấpquản lý chi NSNN ở nước ta

Từ khi luật NSNN ra đời, các khoản chi cho sự nghiệp GD-ĐT trên địabàn thành phố được cân đối vào Ngân sách cấp Quận, Huyện từ năm 1993 cácthành phố đã chuyển nhiệm vụ chi giáo dục cho ngân sách thành phố đảm bảo

vì ngân sách các Quận, huyện không thể đảm bảo được trách nhiệm này khinhu cầu phát triển ngày càng gia tăng Từ đây ngân sách cấp Quận, huyện chỉđóng vai trò hỗ trợ cho sự nghiệp GD-ĐT, chi đảm bảo một số khoản chi nhưmua sắm, sửa chữa

Sửa chữa nhỏ chi cho tất cả các trung tâm dạy nghề Kể từ đó, Sở tàichính kết hợp với Sở giáo dục và đào tạo quản lý nguồn kinh phí cho sựnghiệp này

Trang 17

Từ khi luật NSNN ra đời và thực hiện, việc chi cho các đơn vị GD-ĐT,trên địa bàn Thành phố đã thay đổi và quy định như sau: Chi thường xuyêncho sự nghiệp GD-ĐT được phân cấp cho Ngân sách thành phố đảm nhiệm vàthực hiện cấp phát theo hình thức cấp phát kinh phí, theo cơ quan tài chínhcấp Quận, huyện Thực hiện cơ chế phân cấp này có thể tránh tình trạngkhông thống nhất trong công tác quản lý theo ngành và lãnh thổ, đồng thờichính quyền cấp Quận, huyện có thể nắm được tình hình Ngân sách cho sựnghiệp giáo dục trên địa bàn Quận, huyện quản lý.

Quá trình tổ chức quản lý các khoản chi NSNN cho các đơn vị giáo dục

và đào tạo Quận, huyện được cấp phát theo hình thức cấp phát kinh phí có thểđược khái quát như sau:

Hàng năm Sở giáo dục có trách nhiệm phối hợp với Sở Tài chính dựtoán ngân sách toàn ngành và trình UBND Thành phố, sau đó trình Hội đồngnhân dân phê duyệt Sau khi dự toán NS được phê duyệt, quá tình cấp phátđược thực hiện như sau:

 Kinh phí các trường học thuộc Sở GD-ĐT, Sở tài chính cấp cho

Sở GD-ĐT cấp cho các trường học

 Các trường học thuộc quản lý của Quận, Huyện được cấp quaQuận, huyện Sở tài chính thực hiện cấp kinh phí cho Quận, huyện thông quacác khoản hạn mức tại kho bạc nhà nước Quận, huyện , các phòng tài chínhQuận, huyện có trách nhiệm cấp phát cho các đơn vị theo tiến độ kế hoạchcủa toàn Thành phố , kết thúc năm phải có báo cáo cho Sở tài chính

Nội dung chi thường xuyên của sự nghiệp giáo dục được NS thành phốcấp kinh phí gồm:

 Chi thường xuyên cho cấp mẫu giáo và nhà trẻ

 Chi thường xuyên về sự nghiệp giáo dục tiểu học

 Chi thường xuyên về sự nghiệp giáo dục trung học

 Chi thường xuyên về bổ túc văn hoá, đào tạo tay nghề, đào tạongắn hạn

Trang 18

 Chi sự nghiệp giáo dục thường xuyên khác.

Trong mô hình phân cấp quản lý chi NSNN này, có thể thấy phòng tàichính cấp Quận , huyện đóng vai trò trung gian cho việc chuyển các khoản chigiáo dục của Ngân sách thành phố cho các đơn vị được thụ hưởng ( cáctrường học) Do đó việc quản lý của phòng tài chính Quận, huyện đối với cáckhoản kinh phí chi cho sự nghiệp giáo dục cũng phải quản lý theo nhữngnguyên tắc dùng trong quản lý và sử dụng trong NSNN và nó có ảnh hưởngtớI hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn vốn NSNN, ảnh hưởng đến sự pháttriển giáo dục

Đối với ngân sách Quận, huyện mặc dù không phải đảm đương nhiệm

vụ chi thường xuyên cho sự nghiệp giáo dục Quận, huyện như trước đâynhưng ngân sách Quận, huyện hàng năm phải có trách nhiệm hỗ trợ về kinhphí đối với nhiệm vụ chi xây dựng cơ bản, chống xuống cấp và mua sắm tàisản cố định giáo dục cho hoạt động giáo dục ở Quận, huyện theo sự phân cấpcủa Uỷ ban thành phố và quản lý theo chế độ đầu tư của Nhà nước

Có thể tóm tắt việc phân cấp quản lý chi NSNN cho các đơn vị GD-ĐTnhư sau :

Mô hình phân cấp quản lý chi NSNN cho GD ở các địa phương

Sở giáo dục và đào

Phòng tài chính Các đơn vị giáo dục

và đào tạo

Trang 19

Từ sơ đồ trên ta có thể thấy vai trò quản lý của Sở tài chính đối vớingân sách Thành phố là rất lớn , chưa phát huy được vai trò, chức năng củacác phòng tài chính cấp Quận, huyện Trên thực tế , các phòng tài chính Quậnhuyện chỉ là đơn vị nhận kinh phí trực tiếp từ Ngân sách thành phố sau đóphân bổ về các đơn vị giáo dục và đào tạo Các phòng tài chính hiện nay chỉđóng vai trò hỗ trợ trong việc quản lý chi NSNN , chưa thực sự phát huy đượcvai trò quản lý của mình Mọi khâu trong quá trình quản lý chi NSNN: nhưlập kế hoạch chi NS, tổ chức thực hiện chi NS, và kiểm tra việc chấp hành chi

NS đều không có sự tham gia trực tiếp của các đơn vị cơ sở : đơn vị giáo dục

và các phòng tài chính Việc phân cấp quản lý này đã tạo ra nhiều quyền lựccho cơ quan quản lý về tài chính cao nhất của Thành phố nhưng đồng thờichỉ phân quyền rất ít cho các cơ quan cấp dưới , điều đó sẽ tạo ra sự lãng phí,hiệu quả kém Thực trạng phân cấp quản lý được thể hiện cụ thể như sau :

Từ tháng 4 đến tháng 6 , khi về cơ bản các trường kết thúc năm họcmớI nghĩ tới việc lập kế hoạch cho năm học sau Còn cấp quận, huyện đượctiến hành chậm hơn khoảng từ tháng 5 đến tháng 8 Trong khi lập kế hoạchphát triển các trường thường gặp vấn đề dự báo chưa chính xác về quy mônhập học cũng như các nhu cầu liên quan đến số lượng giáo viên, các điềukiện cơ sở vật chất Tuy đã có một số chỉ tiêu định mức chung song mới chỉ

có tính định hướng, chưa phải là yếu tố pháp lệnh Mặt khác, bản kế hoạchphát triển của các trường gần như độc lập với phần dự toán ngân sách, nên dù

kế hoạch có thể đưa ra các gia tăng đột biến về số lượng học sinh nhưngkhông có gì đảm bảo phần kinh phí sẽ nhận được tương ứng

Về xây dựng dự toán ngân sách, trên thực tế, phòng, sở GD-ĐT đềuphảI lập kế hoạch trung và dài hạn (5-10 năm) Tuy nhiên do tính chất phứctạp của công tác kế hoạch cũng như biến đổi nhanh chóng về kinh tế- xã hội,chế độ chính sách… của Thủ đô nên các kế hoạch dài hạn của các cơ quanquản lý giáo dục Thành phố đều thiếu tính khả thi không ăn khớp với kếhoạch chi NSNN của Sở tài chính Việc chi tiêu ngân sách GD nói chung

Trang 20

chưa bao giờ đạt mức dự toán chi ngân sách hàng năm do Sở GD-ĐT xâydựng, mặc dù các đơn vị giáo dục và đào tạo dự toán rất khiêm tốn Năm

2004, Các trường chỉ được phân bổ khoảng trên dưới 90% so vớI dự toán.Năm 2005, con số này chỉ là 88%

Theo quy định của luật NSNN, thì cơ cấu chi phải đảm bảo 70% ngânsách chi cho lương và các khoản phụ cấp có tính chất lương(nhóm 1) và 30%ngân sách chi cho các hoạt động , giảng dạy, học tập, mua sắm thiết bị, sửachữa, quản lý hành chính…(nhóm 2,3,4) nhưng thực tế chỉ đạt tỷ lệ ở mức85% cho nhóm 1 , thậm chí lên đến 90% , còn lại là hơn 10% để chi cho 3nhóm còn lại nên không thể đáp ứng yêu cầu phục vụ nâng cao chất lượngđào tạo

Từ thực tế trên, cần thiết phải có sự tham gia của các phòng tài chính,phòng giáo dục cấp quận, huyện và các đơn vị giáo dục và đào tạo trong côngtác quản lý chi NSNN , đặc biệt là khâu lập dự toán chi và kiểm tra chấp hànhchi NSNN

2 Những thay đổi về cơ chế quản lý chi NSNN cho các đơn vị giáo dục và đào tạo hiện nay đến quá trình phân cấp quản lý.

Hiện nay , Hà Nội đang thực hiện cơ chế khoán thu chi tài chính chocác đơn vị sự nghiệp hành chính trên địa bàn Vì vậy, việc quản lý chi NSNNđòi hỏi phải thay đổi cho hợp lý

2.1 Về công tác lập dự toán chi NSNN cho sự nghiệp GD-ĐT

Luật NSNN được thông qua tháng 11 năm 2002 quốc hội khoá 11 bắtđầu có hiệu lực từ năm NS 2004, công tác lập dự toán NSNN nói chung vàlập dự toán kinh phí của ngành GD-ĐT Hà Nội nói riêng sẽ có những thay đổi

cơ bản sau :

 Trách nhiệm trong xét duyệt dự toán kinh phí cho các cơ sở

GD-ĐT do thủ trưởng các cơ quan quản lý giáo dục tuỳ theo cơ chế quản lý phâncấp quản lý NS hiện đang có hiệu lực

Trang 21

 Cơ quan có trách nhiệm tổng hợp dự toán kinh phí, chấp nhậntổng mức kinh phí mà đơn vị dự toán cấp dưới đề nghị sau khi đã được thẩmtra bởi các cơ quan chức năng là hợp lý Sau đó sẽ được ghi vào dự toán chingân sách cho GD-ĐT.

Trang 22

2.2 Công tác chấp hành chi NSNN cho các đơn vị GD-ĐT

 Trong quá trình thực hiện, các đơn vị GD-ĐT được điều chỉnh

dự toán thu, chi hoạt động sự nghiệp, kinh phí hoạt động thường xuyên đượcgiao cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị mình gửi Sở tài chính vàcác phòng tài chính cấp quận ,huyện

 Các đơn vị dự toán không phải xin lệnh cấp phát kinh phí hàngquý từ cơ quan tài chính, thay vào đó; kinh phí theo dự toán được duyệt cảnăm cho đơn vị

 Cuối năm ngân sách, các khoản kinh phí chưa sử dụng hết, đơn

vị được chuyển sang năm sau để hoạt động bao gồm : NSNN đảm bảo chihoạt động thường xuyên và các khoản chi chương trình mục tiêu , dự án , đềtài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước cấp bộ, cấp ngành

2.3 Công tác kiểm tra việc chấp hành chi NSNN

 Công tác quyết toán hàng năm sẽ do đơn vị dự toán các cấp trên xét duyệt, cơ quan tài chính có nhiệm vụ kiểm tra quyết toán

 Cơ quan kiểm toán Nhà nước thực hiện nhiệm vụ kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách các cấp và NSNN theo chức năng và nhiệm vụ đượcChính phủ giao

Trang 23

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ CHI NSNN CHO CÁC ĐƠN VỊ GD-ĐT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

I Khái quát về đặc điểm kinh tế, xã hội của Thành phố Hà Nội

Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị-hành chính quốc gia,trung tâm lớn

về văn hoá,khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch của cả nước;là nơi đặt trụ

sở của các cơ quan trung ương của Đảng và Nhà nước, các tổ chức chính

trị-xã hội, các cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế và là nơi diễn ra cáchoạt động đối nội, đối ngoại quan trọng nhất của đất nước

Hà Nội nằm ở vị trí trung tâm Bắc bộ, giới hạn trong khoảng từ 2053’đến 2123 vĩ độ Bắc, 10544’ đến 10602’ kinh độ Đông, tiếp giáp vớI 5 tỉnh :Thái Nguyên ở phía Bắc, Bắc Ninh và Hưng Yên ở phía Đông, Hà Tây vàVĩnh Phúc ở phía Nam và phía Tây Hà Nội có diện tích xấp xỉ 1000km2,khoảng cách từ cực Bắc xuống cực Nam thành phố dài trên 50 km và từ cựcTây sang cực Đông gần 30 km Dân số hiện nay toàn thành phố là gần 4 triệungười với mật độ dân số trung bình cao nhất Việt Nam là 4000 người/km2trong đó dân số nội thành chiếm 40% và dân số ngoại thành chiếm 60%

Hà Nội có 9 quận nội thành là : Quận Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai BàTrưng, Tây Hồ, Ba Đình, Cầu Giấy , Thanh Xuân, Hoàng Mai, Long Biên vơidiện tích nội thành là gần 70 km2 chiếm 8% diện tích toàn thành phố

Có 5 huyện ngoại thành là : Gia Lâm, Đông Anh, Từ Liêm, Sóc Sơn,Thanh Trì với diện tích là 930km2 chiếm 92% diện tích toàn thành phố

Với vị trí địa lý và diện tích như vậy, từ lâu Hà Nội đã có ưu thế rất đặcbiệt so với các địa bàn khác trên cả nước Là đầu tàu phát triển kinh tế củađất nước, là nơi giao lưu văn hoá , là nơi hội tụ nhân tài và cũng là nơi cónhững điều kiện thuận lợi bậc nhất cả nước: giao thông đường bộ, đường sắt,đường hàng không, đường thuỷ , và khí hậu thời tiết

Hà Nội là nơi tập trung của rất nhiều trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu nơi tập trung đội ngũ các nhà khoa học, các chuyên gia đầu

Trang 24

ngành trên nhiều lĩnh vực Là mảnh đất có truyền thống hiếu học , từ lâu ngành giáo dục và đào tạo Hà Nội đã có những phát triển vượt bậc về quy mô

và chất lượng Đồng thời là một thành phố đông dân, trình độ dân trí cao hơn

so với các địa phương trong cả nước ( mặc dù thu nhập GDP/người của Hà NộI chưa phải cao nhất) điều đó chứng tỏ sự quan tâm của người dân đến giáodục là rất lớn Do mật độ dân số đông lại phân bổ không đồng đều, chủ yếu tập trung ở nội thành nên số học sinh, sinh viên ở nội thành chiếm tỷ trọng lớn, mạng lưới trường lớp cũng chủ yếu tập trung ở nội thành trong khi diện tích nhỏ ở nội thành dẫn tới kết quả là cơ sở vật chất nghèo nàn , thiếu thốn sovới nhu cầu Tuy vậy, hiện nay ngành GD-ĐT Hà Nội đang phải đối mặt với

sự chênh lệnh về trình độ dân trí giữa ngoại thành và nội thành Để giải quyết vấn đề này không chỉ có ngành GD-ĐT Hà Nội phải thực hiện mà cần có sự quan tâm thiết thực và đầu tư của các cơ quan có chức năng khác trong đó đầu tư phát triển kinh tế cho các vùng ngoại thành đồng thời xây nhiều trườnglớp mới, thực hiện giảm tải, phân ban, phân tuyến Bên cạnh sự chênh lệnh vềtrình độ dân trí giữa các vùng, các khu vực, thì Hà Nội vẫn tạo ra được một nền tảng giáo dục vững chắc và rất có chất lượng Hệ thống giáo dục và đào tạo từ mầm non cho đến trung học chuyên nghiệp, cao đẳng trực thuộc thành phố quản lý đều rất hoàn chỉnh, tuy vậy cơ cở vật chất vẫn còn nghèo nàn, lạchậu và chất lượng giáo viên cần phải nâng cao hơn nữa để đáp ứng nhu cầu giáo dục ngày càng cao

II Tình hình hoạt động của các đơn vị GD-ĐT thành phố Hà Nội

Trong 5 năm (từ 2001 - 2005) Hà Nội đã có nhiều chủ trương, chínhsách lớn đầu tư cho GD&ĐT Thành phố đã có Quyết định phê duyệt 2 bảnquy hoạch cho ngành là: Quy hoạch phát triển và Quy hoạch mạng lướitrường lớp đến 2010 và định hướng đến 2020 Thành uỷ có Đề án số 22 chỉđạo thực hiện Kết luận của NQTƯ 6 UBND Thành phố có Chỉ thị số 26 vềthực hiện chương trình kiên cố hoá - hiện đại hoá trường lớp của Thủ đô.Hiện nay quy mô sự nghiệp GD-ĐT Hà Nội thể hiện rõ nét ở hệ thống mạng

Trang 25

lướI trường lớp ngày càng được mở rộng và số lượng học sinh sinh viênkhông ngừng tăng lên qua các năm học, được thể hiện cụ thể như sau :

Quy mô phát triển GD-ĐT thành phố Hà Nội

năm 2005 so với năm 2004

Số lớp (05/04)

Số học sinh (05/04)

Số HS tuyển mới đầu cấp

Giáo viên (05/04)

Phòng học

(nguồn số liệu: Sở giáo dục và đào tạo thành phố Hà Nội)

 Từ bảng trên , chúng ta thấy được sự phát triển về quy mô giáodục của giáo dục Thủ Đô trong 2 năm vừa qua Từ giáo dục mầm non cho đếngiáo dục trung học phổ thông, Trung học chuyên nghiệp đều có số lượng họcsinh nhập học tăng Số trường đạt chuẩn quốc gia tăng lên nhanh chóng trong

đó cấp THPT - cấp học quan trọng trong hệ thống giáo dục đã có một sốtrường đạt chuẩn quốc gia , điều này chứng tỏ giáo dục Hà NộI phát triển khátoàn diện , trải đều ở tất cả các bậc học Số lượng giáo viên năm 2005 so với

Trang 26

năm 2004 tăng lên nhiều- đây là tín hiệu tốt cho chất lượng của giáo dục thủ

đô

Đối với giáo dục mầm non cho ta thấy rõ sự tăng lên của trường

học và hiện có 341 trường (tăng 10 trường), với số học sinh tăng lên là 6,117cháu đồng thời nâng được số trường đạt chuẩn quốc gia lên con số 16

Đối với cấp tiểu học : Thực hiện duy trì kết quả xoá mù chữ ,

phổ cập tiểu học đúng độ tuổi Hiện có 273 trường( tăng 5 trường so với năm2004) tuy nhiên số học sinh lại sụt giảm nhẹ với chỉ 203,547 giảm gần 2nghìn so với năm ngoái Hiện tượng trên không phản ánh tình trạng số họcsinh đi học thấp mà đây chỉ là sự ngẫu nhiên (do số học sinh trong độ tuổI nàythấp hơn so với năm trước) đồng thời cũng đưa ra mặt tích cực khi mà họcsinh được học ở điều kiện tốt hơn, sĩ số ít hơn sẽ nâng cao chất lượng dạy vàhọc Ngoài ra ở cấp tiểu học , Hà Nội đã có 31 trường đạt chuẩn quốc gia

Đối với THCS : Hiện có 218 trường ( tăng 6 trường ) với 4.747

lớp ( tăng 385 lớp) cùng với 180.913 học sinh Xây dựng được 11 trườngTHCS chuẩn quốc gia trong đó có một số trường ở ngoại thành, điều đóchứng tỏ sự quan tâm của Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội đối với những khuvực có điều kiện khó khăn

Đối với THPT: Hiện có 97 trường ( tăng 15 trường) với 108,462

học sinh Có thể nói cấp THPT là cấp học có rất nhiều thành tựu của ngànhgiáo dục và đào tạo Hà Nội Tỷ lệ học sinh đỗ đại học của các trường THPTtrên địa bàn Hà Nội là rất cao và cao hơn hẳn so với các địa phương khác.Bên cạnh đó, đã có 3 trường THPT đạt chuẩn quốc gia như trường THPT HàNội –Amsterdam, Chu Văn An, Xuân Đỉnh

Hệ thống các trường THCN của Hà Nội đã thể hiện được thế mạnh củamình bằng việc gắn công tác đào tạo với nhu cầu của xã hội , ngày càng đàotạo nhiều ngành nghề phong phú và hoàn thiện về chất lượng , do vậy đã đónggóp cho Thủ đô một lực lượng lao động có văn hoá, có kỹ thuật và có phẩm

Trang 27

chất đạo đức , từng bước đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp Công nghiệphoá, hiện đại hoá Thủ đô và đất nước

Việc đa dạng hoá nội dung, chương trình và phương thức giáo dục đào tạo nhằm đáp ứng được nhu cầu của người học là chủ trương được ngànhluôn coi trọng Đến nay, ngoài các trường quốc lập, Hà Nội còn có một hệthống các trường bán công, dân lập, tư thục, các trung tâm giấo dục thườngxuyên, trung tâm GD KTTH, trung tâm dạy nghề , trung tâm học tập cộngđồng với tổng số là 991 trường với trên 600.000 học sinh, về cơ bản đã đápứng được nhu cầu của mọi đối tượng có nguyện vọng học tập để nâng caotrình độ, tạo cho mình một hành trang vào đời

-Với phương châm “Nhà trường phải gắn liền với xã hội”, công tác giáodục đạo đức, xây dựng nếp sống văn minh trong những năm qua được các nhàtrường đặc biệt coi trọng Bằng nhiều biện pháp linh hoạt , sáng tạo như: sinhhoạt lớp, sinh hoạt dưới cờ , tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống ,thăm quan viện bảo tàng, phát động các cuộc thi tìm hiểu, ủng hộ đồng bào bịbão lụt đã góp phần nâng cao nhận thức, trình độ hiểu biết và lòng nhân áicho các em học sinh Thủ đô, góp phần ngăn chặn và đẩy lùi những hiện tượngtiêu cực và các tệ nạn xã hội trong các nhà trường

Chủ trương xã hội hoá giáo dục vừa là mục tiêu, vừa là phương thứcgiúp ngành hoàn thành trọng trách của mình Tới nay 100% các phường xã

đã thành lập Hội đồng giáo dục ở địa phương Qua Hội đồng Giáo dục, ngành

đã tranh thủ được sự hỗ trợ và giúp đỡ của các lực lượng xã hội dành cho giáodục

Cùng với quy mô trường lớp, số học sinh tăng lên, chất lượng giáo dụcđòi hỏi không ngừng tăng lên, tương ứng phải có một đội ngũ giáo viên đông

về số lượng, mạnh về chuyên môn Số lượng giáo viên được tăng lên đáp ứngnhu cầu ngày càng tăng thể hiện ở bảng trên

Đến nay đã có 99% GV Tiểu học, 100% GV THCS, THPT và THCN,98% GV ngành học GD thường xuyên đạt chuẩn đào tạo, trong đó số cán bộ

Trang 28

GV trên chuẩn ở ngành học mầm non là 40%, tiểu học trên 60%, THCS 41%,THPT 6%, THCN 12% Các phong trào thi đua Hai tốt, trở thành Lao độnggiỏi, cuộc vận động “Dân chủ – kỷ cương – tình thương – trách nhiệm” vàgần đây là phong trào xây dựng “Nhà trường văn hóa – nhà giáo mẫu mực –

HS thanh lịch” cùng với hoạt động chuyên đề được tổ chức thường xuyên đã

có tác dụng thiết thực nâng cao chất lượng đội ngũ, góp phần để toàn ngànhphấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy học, tạo tiền đề thuận lợi phát triểnmạnh hơn sự nghiệp GD -ĐT phục vụ công nghiệp hóa – hiện đại hóa Sauđại hội đảng VIII, khoản đầu tư cho giáo dục của Hà Nội đã tăng 15% tổngchi NSNN, khoản lương cán bộ giáo viên được nâng lên đảm bảo được mộtphần thu nhập của gia đình giáo viên so với mặt bằng chung của xã hội , do

đó họ có thời gian tâm huyết, gắn bó với nghề cống hiến trí tuệ và sức lực củamình cho sự nghiệp GD-ĐT Xét về yêú tố số lượng giáo viên đã không đủ để

có thể đảm bảo việc tạo ra điều kiện trong việc duy trì và nâng cao chất lượngcông tác giáo dục Số lượng, chất lượng đội ngũ giáo viên không đồng đềugiữa các vùng và các trường Số giáo viên giỏi, có năng lực chỉ tập trung ởvùng nội thành và các trường lớn Đây vẫn là những tồn tại cần giải quyếttrong thời gian tới của ngành giáo dục- đào tạo Hà Nội

Trải qua chặng đường 50 năm xây dựng và trưởng thành , với sự nỗ lựcphấn đấu không mệt mỏi của các thế hệ thầy trò toàn ngành , được sự quantâm, chỉ đạo và động viên kịp thời của các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước,Thành phố , Bộ GD-ĐT và các lực lượng xã hội, ngành GD-ĐT Hà Nội đã đạtđược những thành tựu xuất sắc :

- Hà Nội là đơn vị đầu tiên trong cả nước hoàn thành phổ cập giáo dụctiểu học (5/1990) và Phổ cấp giáo dục trung học cơ sở (10/1999)

- 4 đơn vị được phong tặng danh hiệu “Đơn vị anh hùng”

- 3 đơn vị được trao tặng Huân chương Độc lập

- 151 đơn vị và cá nhân được tặng thưởng Huân chương Lao động cácloại

Trang 29

- 4 giáo viên được phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân.

- 90 giáo viên được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú

- 61 đơn vị được nhận Bằng khen và cờ luân lưu của Chính phủ

- Nhiều đơn vị và cá nhân được tặng Bằng khen và cờ thi đua củaUBND Thành phố và Bộ GD-ĐT

III Thực trạng và cơ chế quản lý chi NSNN cho các đơn vị giáo dục và đào tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội

1 Quy trình phân cấp quản lý chi NSNN cho các đơn vị GD-ĐT thành phố

Hà Nội

Để thực hiện chức năng quản lý tài chính của Nhà nước đối với các đơn

vị giáo dục và đào tạo, các cơ quan quản lý tài chính, trong đó đóng vai trò quan trọng là Sở tài chính, Kho bạc nhà nước cùng với các phòng tài chính Quận , huyện, các đơn vị GD-ĐT sử dụng NSNN cần quán triệt các nguyên tắc sau:

 Nhà nước dành ưu tiên hàng đầu cho việc bố trí ngân sách giáo dục, bảo đảm tỷ lệ tăng chi NS cho giáo dục hàng năm cao hơn tỷ lệ tăng chi NSNN

 Ngân sách nhà nước chi cho giáo dục phải được phân bổ theo nguyên tắc công khai, tập trung dân chủ, căn cứ vào quy mô giáo dục, điều kiện phát triển kinh tế- xã hội của từng vùng; thể hiện được chính sách ưu tiêncủa Nhà nước đối với giáo dục phổ cập, phát triển giáo dục ở những vùng khókhăn

 Cơ quan tài chính có trách nhiệm bố trí kinh phí giáo dục đầy đủ,kịp thời, phù hợp với tiến độ của năm học Cơ quan quản lý giáo dục có trách nhiệm quản lý, sử dụng có hiệu quả phần ngân sách giáo dục được giao và cácnguồn thu khác theo quy định của pháp luật

Như vậy có thể thấy, các nguyên tắc trên đều nhấn mạnh đến việc cấp phát , quản lý vốn , đến tính hiệu quả của việc sử dụng ngân sách của các đơn

vị giáo dục và đào tạo Mô hình quản lý chi NSNN sẽ cho thấy việc cấp phát,

Ngày đăng: 24/07/2013, 15:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Luật NSNN – Nhà xuất bản chính trị quốc gia – năm 2005 Khác
2. Luật Giáo dục – Nhà xuất bản chính trị quốc gia – năm 2005 Khác
3. Bộ tài chính – các văn bản hướng dẫn thực hiện luật NSNN năm 2002 ( có hiệu lực từ 01/01/2004)- Nhà xuất bản tài chính Hà NộI 7/2003 Khác
4. Trường Đại học KTQD , Khoa Khoa học quản lý - Quản lý học kinh tế quốc dân , tập II – GS.TS Đỗ Hoàng Toàn – TS. Mai Văn Bưu - Nhà Xuất bản KH-KT – 2002 Khác
5. Trường Đại học KTQD , Khoa Khoa học quản lý - Quản lý nhà nước về kinh tế – GS.TS Đỗ Hoàng Toàn – TS. Mai Văn Bưu - Nhà Xuất bản KH-KT – 2002 Khác
6. Niên giám thống kê, Cục thống kê Hà Nội 2002 Khác
7. Báo cáo tổng kết năm học 2004-2005 của Sở GD-ĐT Khác
8. Chiến lược phát triển GD-ĐT 2001-2010 Khác
9. Báo Đầu Tư - số 42 , 7-4-2006 , Cải cách chi tiêu ngân sách Khác
10.Tạp chí Cải cách hành chính Nhà nước – 29/9/2004 Khác
11. Trang web của Bộ Giáo dục và Đào tạo ( www.edu.net.vn ) – 14/7/2004 Khác
12. Trang web của Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội ( www.hanoi.edu.vn ) – Số liệu thống kê giáo dục Hà Nội năm 2005 – 26/12/2005 Khác
13. Trang web của Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội ( www.hanoi.edu.vn ) – tăng cường đầu tư cho giáo dục thủ đô– 26/12/2005 Khác
14. Báo điện tử Vietnamnet ( www.vnn.vn ) - Báo cáo GD năm 2004 của Bộ trưởng GD-ĐT Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w