Các weblog thường chỉ cung cấp những bài viết chính -các entry – ngắn gọn và khuyến khích người đọc/học tham gia trao đổi, bình luận để người chủ blog – blogger giáo viên - nắm được thôm
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn thể cán bộ, giáo viên khoa Côngnghệ tin học – Viện đại học Mở Hà Nội đã giảng dạy nhiệt tình cho chúng em trongsuốt thời gian học tại khoa Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới thầygiáo GS – Thái Thanh Sơn, người đã trực tiếp hướng dẫn em thực hiện đồ án tốtnghiệp này Sự hướng dẫn tận tình của thầy đã giúp em hiểu biết thêm được nhiềukiến thức để hoàn thành đồ án này
Tuy nhiên do thời gian hạn hẹp cùng với kiến thức còn chưa sâu rộng, mặc dù
đã nỗ lực hết mình song chắc chắn rằng đồ án không tránh khỏi những thiếu sót Emrất mong nhận được sự thông cảm và chỉ bảo của các thầy cô và các bạn
Trang 2CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU1.1 Giới thiệu đề tài
Ngày nay công nghệ thông tin đang ngày càng phát triển ở mọi lĩnh vực vàngày càng có nhiều tiện ích phục vụ người dùng Blog ra đời – đầu tiên dạng mộttập san cá nhân trực tuyến hay một bản tin trực tuyến dựa trên nền web - chỉ trongthời gian ngắn đã phổ biến rộng rãi khắp nơi và được ứng dụng có hiệu quả trongrất nhiều lĩnh vực và ngày càng trở nên quen thuộc với nhiều cộng đồng xã hội nhất
là thế hệ trẻ
Chúng ta cùng xem xét các khả năng mạnh mẽ blog cung cấp cho giáo dục.Viết blog có lợi cho quá trình giảng dạy - học tập ?
Thực tế đã cho thấy Blog là một công cụ lý tưởng hỗ trợ đắc lực cho giáo viên
và học viên trong quá trình giảng dạy -học tập
Lợi thế lớn nhất của blog là có thể hỗ trợ người học khả năng thu thập các kiếnthức, thông tin Blogger – giáo viên dễ dàng cung cấp tài liệu học tập quan trọng vàthú vị cho người học Những người học không có kinh nghiệm không phải mấtnhiều thời gian để tìm kiếm.: Blog của giáo viên cung cấp một chức năng chọn lọc
có giá trị cao cho độc giả của họ
Một lợi thế đặc biệt nữa là blog còn cho phép người học có thể trao đổi, đónggóp ý kiến cho các bài viết Các weblog thường chỉ cung cấp những bài viết chính -các entry – ngắn gọn và khuyến khích người đọc/học tham gia trao đổi, bình luận
để người chủ blog – blogger giáo viên - nắm được thômg tin phản hồi – feedback –
từ người đọc
Thông thường một khó khăn lớn đối với người học – nhất là khi tự học - làtâm lý cô đơn trong hoàn cảnh học tập do khoảng cách truyền thông địa lý Khảnăng gửi bài / đọc lời bình ngay và nhận thong tin phản hồi nhanh chóng khi tạo racho người học một bầu không khí học tập theo nhóm Đăng nhập vào blog đào tạo,tham gia vào cuộc đàm thoại ảo thông qua các blog bình luận, học viên có thể quênhoàn toàn tình trạng học đơn độc của họ
Trong tập thể các giáo viên ở nhiều trường nhiều địa phương rất xa nhau thông qua các blog cá nhân, các giáo viên dễ dàng trao đổi ý kiến của mình, trao đổiphương pháp giảng dạy và chia sẻ kinh nghiệm Đây cũng là một lợi thế lớn để
Trang 3-những giáo viên có thể học hỏi kinh nghiệm từ -những người đi trước.
Sinh viên, học sinh cũng có thể xây dựng blog riêng về học tập, blog cá nhânhoặc nhóm các blog để tranh luận, trao đổi ý kiến của mình với giáo viên và bạnhọc của mình trong quá trình giảng dạy, học tập Blog này sẽ cung cấp cơ hội thuậnlợi để học, mở rộng kiến thức không chỉ trong phạm vi địa phương mà là cả cộngđồng và thậm chí là quốc tế
Sau khi bước đầu tìm hiểu về những lợi ích mà blog đem lại cho giáo dục đàotạo, em đã đề xuất và được Khoa và Thầy hướng dẫn chấp nhận ý tưởng nghiên cứuxây dựng một website hướng dẫn tạo, sử dụng blog, làm cho blog đã dễ sử dụng lạicàng dễ dàng hơn đối với tất cả mọi người, kể cả những người chỉ có hiểu biết rấthạn chế về công nghệ thông tin – đối tượng này chính là tuyệt đại đa số trong môitrường giáo viên các môn học, nhất là các môn học xã hội và nhân văn ở các bậchọc thấp Bắt nguồn từ ý tưởng này, trong thời gian hạn hẹp với những gợi ý củaGS-TS Thái Thanh Sơn, em đã cố gắng hoàn thành đồ án:
Nội dung đồ án được chia thành 5 phần
Chương 1: Mở đầu
Chương 2: Nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục và đạo tạo hiện nay ở Việt Nam.
Chương 3: Mạng xã hội- Blog và việc ứng dụng vào đào tạo hiện nay
Chương 4: Xây dựng Website hướng dẫn sử dụng dịch vụ Blog
1.2 Phạm vi đề tài
Đối tượng sử dụng những nghiên cứu theo đề tài của em là giáo viên, học sinh,sinh viên hay những người có tâm huyết với nghề dạy học, mong muốn truyền tảikiến thức của mình tới học sinh thân yêu Kết quả đồ án đặc biệt có ích cho nhữngngười thầy giáo, cô giáo không chuyên về tin học, không có hoặc có rất ít kiến thức
về công nghệ thông tin cũng có thể sử dụng ứng dụng một cách dễ dàng
Kết quả này có thể phục vụ phần nào cho sự phát triển ứng dụng công nghệthông tin trong giáo dục và đào tạo trong nước cũng như triển vọng liên kết quốc tế
Trang 4CHƯƠNG 2 NHU CẦU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HIỆN NAY Ở VIỆT NAM
2.1 Nhu cầu học tập suốt đời trong xã hội hiện nay.
Trong tác phẩm Học tập – kho tàng tiềm ẩn (Learning – The Treasure within) –
Cương lĩnh giáo dục thế ký XXI của UNESSCO, các tác giả đã phân tích như sau: Trướckhi có sự bùng nổ thông tin trên toàn thế giới, cuộc đời của mỗi con người có thể phân chialàm 3 giai đoạn khá rõ rệt
Tuổi ấu thơ và vị thành niên: dành cho học tập, gắn với nhà trường
Tuổi trưởng thành: lao động
Tuổi già: dành cho nghỉ ngơi
Trong xã hội thông tin toàn cầu hóa ngày nay, học tập không chỉ còn hạn chếtrong một phần cuộc đời, không phải chỉ là học tập trong Nhà trường mà là việc cầnlàm trong suốt cuộc đời Không chỉ để đứng vững trong thị trường việc làm đầycạnh tranh mà còn giúp nâng cao kiến thức của mỗi người để có thể chung sống vàtồn tại trong xã hội thông tin Trong [1], Jacque Delors đã mô tả 4 cột trụ của “Ngôinhà tri thức” của con người trong thế kỉ XXI là: Học để biết, Học để làm, Học đểtồn tại, Học để chung sống cùng nhau
Thế kỉ XXI đang chứng kiến những thay dổi mạnh mẽ về sự đa dạng văn hóa,bùng nổ thông tin, kiến thức và công nghệ cao… Những tiến bộ xã hội đó đã và đangmang lại những cơ hội đi kèm những thách thức, tạo ra sức ép cho hệ thống giáo dụcnói chung, phải có sự thay đổi trong việc đào tạo và cung cấp cho xã hội những conngười có khả năng làm việc: làm việc theo nhóm, năng động, sang tạo, lãnh đạo… phùhợp với yêu cầu của xã hội hiện đại
Mô hình trường học theo kiểu xưởng máy của thế kỉ trước không còn phù hợpnữa, việc học tập của học sinh, sinh viên không thể là thụ động tiếp thu bài giảng
mà phải tham gia tích cực vào bài giảng, hoạt động cụ thể để có thể tham gia mộtcách hiệu quả vào các hoạt động nghề nghiệp và hoạt động xã hội sau này Thôngtin mới xuất hiện nhiều và nhanh, con người luôn có nhu cầu cập nhật thông tinthường xuyên: từ khi bắt đầu công việc cho đến suốt quá trình làm việc, người taphải luôn học tập và đổi mới kiến thức để đáp ứng nhu cầu khách quan của công
Trang 5việc Ngay đến khi già, muốn tồn tại được trong một xã hội thông tin biến độngnhanh chóng, cũng phải thường xuyên học tập, cập nhật thông tin thì mới khỏi lạclõng Việc học hiện nay không thể gói gọn trong thời gian học ở nhà trường mà phảidiễn ra trong suốt cuộc đời mỗi con người.
Theo quan điểm của Lý thuyết thông tin và Lý thuyết hệ thống “Dạy và Học”
là một quá trình phức tạp của sự chuyển giao, tiếp nhận, trao đổi, xử lý, và tích lũythông tin nhằm tạo ra một cơ sở chi thức cho người học
Có thể mô tả quá trình Dạy và Học trong sơ đồ sau đây:
Hình 2.1 Biểu đồ mô tả quá trình dạy và học
Trong quá trình học tập truyền thống chúng ta có thể kể ra 3 tương tác đóngvai trò hết sức quan trọng:
Xử lý
Tri thứcđầu ra
Trang 6Trong sơ đồ tương tác đó “người học” đóng vai trò trung tâm Cho đến nayhầu hết các nhà nghiên cứu giáo dục đều thống nhất với nhận định đó: người họcquyết định hiệu quả của mọi quá trình giáo dục - đào tạo – quá trình Dạy và Học.Người học tiếp thu thông tin mới từ nhiều nguồn mang lại, đối chiếu với thông tin
đã được tích lũy từ trước của mình để xử lý và tạo ra tri thức mới
Tuy nhiên như đã chỉ ra trong sơ đồ tam giác giao tiếp, vai trò của Thầy, Bạn, Môitrường cũng hết sức quan trọng, góp phần không nhỏ vào kết quả Dạy và Học
Xưa kia hầu như toàn bộ thông tin mới là do Thầy mang lại cho người học
Mô hình dạy và học dạng : “Thầy nói trò nghe, Thầy giảng Trò chép” đã thành phổbiến và gần như duy nhất, ngự trị trên toàn thế giới trong hàng chục thế kỉ Vì vậytrong nhân dân ta thường có câu:” Không thầy đố mày làm nên” nói lên vai trò quantrọng của người thầy
Bên cạnh đó để bổ sung và chủ yếu là củng cố, phát triển nguồn thông tin do Thầymang lại, chủ yếu để giúp đỡ nhau tìm hiểu kỹ hơn, sâu săc hơn những thông tin đó,người học cần có bạn bè trao đổi, tranh luận và cùng nhau thực tập, thực hành…Bạn còn
có tác động to lớn về mặt tinh thần, kích thích tạo không khí, nâng cao hiệu quả học tập.Vai trò của bạn trong học tập cũng được nhân dân ta đánh giá rất cao qua câu nói quenthuộc: “Học thầy không tày học bạn”
Thế nhưng ngày nay với sự phát triển quá nhanh của tri thức loài người,ngoài nguồn tin tương đối hạn chế do thầy và bạn mang lại, người học còn phải thuthập thông tin từ rất nhiều nguồn khác trong môi trường xung quanh qua cácphương tiện truyền thông: sách vở, báo chí, phát thanh, truyền hình, giao lưu câu lạc
bộ …và đặc biệt là bằng GIAO TIẾP ẢO trên Internet
Công nghệ giáo dục chính là công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục vàthay thế một phần vai trò của Thầy, Bạn, Môi trường để hỗ trợ cho người học thuđược kết quả cao nhất trong quá trình học tập của mình
Nhiều công trình nghiên cứu từ trước cho đến nay về phương pháp luận vàcác biện pháp thực hành trong GD&ĐT đều nhằm mục tiêu tìm cách bù đắp chonhững thiếu sót nói trên của học viên đơn đọc bằng những biện pháp tổ chức
Trang 7Những nghiên cứu đó cũng có tác dụng tăng cường hiệu quả trong việc tự học đốivới học viên trong loại hình đào tạo truyền thống.
Đăc biệt những năm gần đây với sự bùng nổ của Công nghệ thông tin hầu nhưngười ta đã có thế đạt đến việc tạo lập những tương tác cơ bản trong quá trình Dạy vàHọc đối với các học viên đơn độc do việc sử dụng những thành tựu mới của CNTT
2.2.1 Tương tác giữa thầy và trò (Thầy - Trò)
Phương pháp học truyền thống là những cách học quen thuộc được truyền từlâu đời và được bảo tồn, duy trì qua nhiều thế hệ Về cơ bản phương pháp dạy họcnày lấy hoạt động của người thầy làm trung tâm Fire – nhà xã hội, nhà giáo dục họcnổi tiếng của Braxin đã gọi phương pháp dạy học này là “Hệ thống ban phát kiếnthức” là quá trình chuyển tải thông tin từ đầu thầy sang đầu trò Thực hiện lối dạynày, giáo viên là người thuyết trình, diễn giảng, là kho “Tri thức sống”, học sinh làngười nghe, ghi chép, suy nghĩ theo Với phương pháp dạy hoch truyền thống, giáoviên là chủ thể, là tâm điểm, học sinh là khách thể, là những phần tử xoay vòngquanh quỹ đạo tâm điểm là thầy Giáo án dạy theo phương pháp này được thiết kếtheo kiểu đường thẳng theo hướng từ trên xuống Do đặc điểm hàn lâm của kiếnthức nên nội dung bài dạy theo phương pháp truyền thống có tính hệ thống, tínhlogic cao Song do quá đề cao người dạy nên nhược điểm của phương pháp giáo dụctruyền thống là học sinh thụ động tiếp thu kiến thức, giờ dạy dễ bị đơn điệu, buồn
tẻ, kiến thứ thiên về lý luận, ít chú ý đến kĩ năng thực hành của người học Do đó kỹnăng thực hành vận dụng vào đời sống thức tế bị hạn chế rất nhiều
Phương pháp dạy học hiện đại ở các nước phương Tây (Mỹ, Pháp…) từ đầu thế
kỷ XX và được phát triển mạnh mẽ từ nửa sau thế kỷ, có ảnh hưởng sâu rộng tới cácnước trên thế giới, trong đó có Việt Nam Đó là cách thức dạy học theo lối phát huytính tích cực, chủ động của học sinh Vì thế thường gọi phương pháp này là phươngpháp dạy học tích cực Ở đó giáo viên là người giữ vai trò hướng dẫn, gợi ý, tổ chức,giúp cho người học tự tìm kiếm, khám phá những tri thức mới theo kiểu tranh luận, hộithảo theo nhóm Người thầy có vai trò là trọng tài, cố vấn điều khiển tiến trình giờ dạy.Phương pháp dạy học này rất chú ý tới đối tượng học sinh, coi trọng việc nâng caongười học Giáo viên là người nêu tình huống, kích thích hứng thú, suy nghĩ và phân
xử các ý kiến đối lập của học sinh, từ đó hệ thống hóa các vấn đề, tổng kết bài giảng,khắc sâu những tri thức cần nắm vững Giáo án dạy học theo phương pháp tích cực
Trang 8được thiết kế theo kiểu chiều ngang theo hai hướng song song giữa hoạt động của thầy
và trò Ưu điểm của phương pháp dạy học tích cực rất chú trọng kỹ năng thực hành,vận dụng giải quyết các vấn đề thực tiễn, coi trọng rèn luyện và tự học Đặc điểm củadạy học theo phương pháp này là giảm bớt thuyết trình, diền giải, tang cường, dẫn dắt,điều khiển, tổ chức, xử lý tình huống song nếu không tập trung cao học sinh sẽ không
hệ thống và logic Yêu cầu của phương pháp dạy học tích cực cần có phương tiện dạyhọc, học sinh chuẩn bị bài kỹ ở nhà trước khi đến lớp và phải mạnh dạn, tự tin bộc lộ ýkiến, quan điểm Giáo viên phải chuẩn bị kỹ bài giảng, thiết kế giờ dạy, lường trướcđược các tình huống để chủ động tổ chức giờ dạy, có sự phối hợp nhịp nhang giữa hoạtđộng của thầy với hoạt động của trò
Nếu như trong hệ thống giáo dục từ trước, thước đo trình độ, tài năng của kẻ
sĩ là “thông kim bác cổ”, hiểu biết “thiên kim vạn quyển” thì ngày nay tài năng củacon người được khẳng định ở năng lực ra quyết định sang tạo trong những tìnhhuống không ngừng biến đổi của hoàn cảnh Bởi vì hơn một nửa tri thức về côngnghệ của nhân loại từ cuối thế kỷ XX đã trở nên lạc hậu trong vòng 5 đến 10 năm,tri thức mới của nhân loại thế kỷ XXI không ngừng được bổ sung và lưu trưc trênInternet, chỉ cần vài cú nhấp chuột thì những tri thức bạn cần lập tức hiển thị Vấn
đề là bạn biết cách khai thác và có vốn kiến thức nền tảng để phát huy thế mạnh củacông nghệ
Chính những yêu cầu đó của thực tiễn đòi hỏi người dạy và người học phải đổimới tư duy và phương pháp dạy học Đối với bậc đại học, nơi đào tạo những kỹ sư,bác sĩ, cử nhân, chuyên viên thành thạo đòi hỏi thầy và trò phải có ý thức và cótrách nhiệm về sản phẩm đào tạo Ở đây chúng ta không bàn luận về việc chấtlượng sinh viên tốt nghiệp đại học không đáp ứng được nhu cầu công việc thuộc về
ai mà quan trọng hơn là những người đi học, sinh viên cần nhìn nhận vấn đề từ phíabản than Thực sự sinh viên đã nỗ lực học tập chưa? Nỗ lực đên mức nào và đã thựchiện những phương pháp học tập hiệu quả chưa? Vấn đề đặt ra là làm sao để tăngnăng lực tự học cho sinh viên
Đối với những học sinh bậc trung học và phổ thông, đây là những thế hệđang trau dồi kiến thức, thu thập kiến thức làm nền tảng cho sau này, việc dạy làquan trọng và vấn đề phản hồi từ học sinh là vấn đề đáng quan tâm, làm sao biếtđược học sinh không hiểu phần nào? Khó khăn về kiến thức cũ hay kiến thức mới
Trang 9quá mở? Điều này, nếu có công cụ để lắng nghe học sinh thắc mắc thì vấn đề truyềnthụ kiến thức không quá khó.
Trong phương pháp giảng dạy ở các trường phổ thông hiện nay hình thức tácđộng từ người dạy đến người học được sử dụng phổ biến Nhưng đây lại là tác độngmột chiều “thầy” - “trò”: người thầy có quyền đánh giá cho điểm học trò, học trò ít khihay nói cách khác là không dám có ý kiến phản hồi hay tranh luận với thầy dù đó cóthể là sự đánh giá chủ quan, không chính xác của thầy
Trong xu hướng đổi mới phương pháp giảng dạy hiện nay theo hướng: “Lấyhọc trò làm trung tâm” thì nguyên tắc “tương tác đa chiều, đa đối tượng” tỏ rõ tính
ưu việt của nó “Tương tác đa chiều, đa đối tượng” là sự tác động qua lại không chỉmột chiều giữa thầy với trò mà còn có sự tác động trở lại của trò với thầy và giữanhiều học trò với nhau trong quá trình giáo dục nói chung và trong giảng dạy mônhọc cụ thể nói riêng
2.2.2 Tương tác Người học – Bạn học
Người xưa có câu “Học thầy không tày học bạn”, câu nói này không có mục đích
hạ thấp vai trò của người thầy mà ý nói rằng học từ bạn bè dễ dàng hơn Thậm chí “Thuathầy một vạn không bằng kém bạn một ly”, như vậy bạn học có vai trò đáng kể trongviệc tiếp thu kiến thức Mặt khác cần thầy rằng thầy không phải là một nguồn kiến thứcduy nhất cung cấp cho người học mà những kiến thức bổ sung được bạn bè mang đếnnhiều khi có giá trị rất đáng kể Cũng cần lưu ý đến tính đồng đội trong học tập Không
có ai thành công mà không nhờ đến sự giúp đỡ của người khác Mặc dù xuất phát điểmcủa các học sinh là như nhau nhưng trong cuộc đua tri thức lại không giống nhau, ngườitiếp thu nhanh, người tiếp thu chậm, người giỏi môn này, người giỏi môn kia
2.2.3 Tương tác Người học – Môi trường
Xét về hình thức truyền tải thông tin giữa người dạy và người học, các học giả trên thế giới phân chia thành 2 loại hình: giáo dục tập trung (face-to-face) và giáo dục từ xa (distance education)
Giáo dục từ xa là loại hình mà trong đó người dạy và người học gián cách nhau về không gian và thời gian trong phần lớn quá trình đào tạo Vì vậy sự truyền tải thông tin giữa thầy và trò chủ yếu được truyền tải thông qua hệ thống học liệu được biên soạn và chuẩn hóa Đây là đặc trưng riêng đồng thời cũng là phương pháp luận của giáo dục từ xa
Trang 10Trong những năm gần đây, nhiều trường mới được thành lập, số lượng tăng rất nhanh nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu cần được đào tạo Nếu chỉ dựa vào phương pháp đào tạo truyền thống giới hạn bởi khuôn viên nhà trường và những lớp học thì khó có thể đáp ứng đươch đầy đủ nhu cầu đó.
Giáo dục từ xa ngày càng phổ biến và là một phương thức học tập cho tất cảmọi bậc học từ một khóa học ngắn hạn chuyên nghiệp tới văn bằng tiến sĩ Trong môhình đào tạo này, người học không tham dự các lớp học trong nhà trường mà thay vào
đó, các lớp học được mang đến “từ xa” thông qua việc sử dụng công nghệ tiên tiến nhuInternet, truyền hình vệ tinh, video hội nghị và các phương tiện điện tử khác
2.3 Công nghệ thông tin hỗ trợ Dạy và Học
Thời gian gần đây phong trào thi đua soạn bài giảng điênh tử để đổi mới cáchdạy và học đã được nhiều giáo viên hưởng ứng tích cực Đây chỉ được coi là bướcđầu tiên đơn giản nhất trên con đường dài nhắm đến mục tiêu nâng cao chất lượngdạy học trong nhà trường
Thế mạnh chủ yếu của công nghệ thông tin là có thể hỗ trợ tạo ra những tươngtác ảo thay thế có hiệu quả cho 3 tương tác hết sức quan trọng đã nêu ở mục 2.2trong quá trình dạy và học
Về nội dung: công nghệ thông tin và truyên thông giúp giáo viên đề cập vàtruy xuất được nhiều nội dung trong quá trình dạy học, hỗ trợ giáo trình, tài liệu chogiáo viên, học sinh Đưa nội dung ổn định và phong phú lên mạng truyền dữ liệu,kết hợp tư liệu cần thiết với nội dung chính thống đã có trong giáo trình
Về phương pháp: đối với giáo viên công nghệ thông tin tạo điều kiền cho giáoviên tiếp cận nhiều phương pháp, cách thức đưa nội dung đến học sinh, sinh viênnhư phát hiện vấn đề qua kết quả sử dụng mô hình, bảng biểu, tính toán, nhờ côngnghệ thông tin Việc sử dụng công nghệ dạy học theo chương trình chuẩn hóa hoặctrung tâm học tập trực tuyến góp phần quan trong tạo môt trường giao tiếp giữa thầy
và trò, giữa trò và trò, hoạt động nhóm trong quá trình dạy học
Đối với sinh viên: công nghệ thông tin góp phần cá nhân hóa người học (thíchhợp với nhịp độ tiến bộ của từng cá nhân), giúp cho việc học tập liên môn, xuyênmôn, học cá nhân trên cơ sở “cầu” chứ không phải trên cơ sở “cung”, theo hướnglấy người học làm trung tâm chứ không phải lấy giáo làm trung tâm Sử dụng côngnghệ thông tin trong dạy học giúp sinh viên nắm được những lỹ năng làm việc trong
Trang 11tương lai, cũng như sử dụng máy tính và các phương tiện truyền thông khác trongđời sống gia đình và xã hội (làm việc và học tập với máy tính, truy cập internet, sửdụng hòm thư điện tử, tạo lập môi trường và trao đổi thông tin qua mạng).
Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy và học góp phần đổi mới phươngpháp dạy và học trên 3 lĩnh vực then chố: gia tăng đáng kể vai trò chủ động củahọc sinh – sinh viên trong việc tiếp cận kiến thức và do đó nhấn mạnh phươngpháp học để chiếm lĩnh tri thức, áp dụng sư phạm phân hóa để đáp ứng thựctiễn không đồng nhất của học sinh, sinh viên thông qua việc sinh viên tự học vàthực hiện liên môn, liên ngành về nội dung thông qua việc thu thập thông tin cóbản chất khác nhau và xử lý nó bằng sự hỗ trợ đa phương tiện
Về thái độ: công nghệ thông tin góp phần gây hứng thú cho học sinh, sinh viên nhờcác mô hình, hình ảnh phong phú đa dạng, thể hiện trạng thái động của sự vật, hiệntượng mà trong thực tế về điều kiên không gian, thời gian khó có thể diễn tả được
Trang 12CHƯƠNG 3 MẠNG XÃ HỘI – BLOG VÀ VIỆC ỨNG DỤNG
Nội dung và chủ đề của blog thì rất đa dạng, nhưng thông thường là những câuchuyện cá nhân, bản tin, danh sách các liên kết web, những bài tường thuật, phêbình về một bộ phim hay một tác phẩm văn học mới xuất bản và cuối cùng là những
sự kiện xảy ra trong một nhóm người nào đó
Gần đây giới báo trí, truyền thông, nhất là trong lĩnh vực tin học thường nóinhiều về blog Thậm chí, người ta gọi blog là một loại trang chủ của thế kỷ XXI.Vậy thực ra blog là gì?
Thông thường thì một blog sẽ được thiết kế dựa trên cách tổ chức như sau:những tin mới nhất sẽ nằm trên cùng để người xem blog dễ theo dõi và cập nhậtthông tin Mỗi bản tin (“entry”) sẽ gồm 3 thuộc tính chính: tiêu đề (“Title”) giốngnhư tựa đề của mỗi bài báo, cho biết chung về nội dung bản tin, thời điểm gửi bài(“Date/Time”) cho biết ngày giờ bản tin được gửi hay cập nhật thông tin, và dĩnhiên không thể thiếu phần nội dung bản tin (“Main”) nói lên thông tin muốn gửiđến mọi người Do tính chất cá nhân của blog nên những ý kiến, những câu chuyệnnày thường được biết theo kiểu “Theo ý kiến của tôi” hay “Tôi thấy rằng ” Ngoài
ra một phần nữa được xem là một dặc tính nổi bật của blog, đó là lời bình(“comment”) mang những thông tin phản hồi từ người đọc tin và kèm theo mỗi bảntin Có một câu hỏi được đặt ra là nếu cùng được một ai đó tạo ra để đưa thông tin
cá nhân lên Internet, và người đọc cũng dùng trình duyệt và cũng phải gõ vào mộtđường dẫn (“URL”) để có thể đọc chúng, thì đâu là điểm khác biệt giữa hai thuậtngữ “Blog” và “Website cá nhân”?
Trang 13Điểm khác biệt đầu tiên và dễ dàng nhận thấy đó là Blog thường thay đổi nộidung nhanh hơn Website cá nhân, sự thay đổi nội dung của Blog xảy ra ngay khi cómột bản tin mới với ngày cập nhật mới hơn bản tin trên cùng Còn Website cá nhânthì ngược lại, thường được thiết kế theo định dạng, chậm thay đổi, và việc cập nhậtcủa Website cá nhân thường thay đổi cả trang chứ không phải là từng bản tin hoặc
có thể là từng phần của bản tin mới như trong Blog
Thứ hai, dù rằng có rất nhiều công cụ trực quan để tạo web, nhưng người taxây dựng và cập nhật Website cá nhân vẫn còn phải hiểu biết nhiều về cơ sở lậptrình mạng, về các định dạng tập tin, khuôn mẫu Trong khi đó có rất nhiều máy chủchứa những phần mềm định dạng hỗ trợ Blog Các nhà cung cấp dịch vụ Blog chophép người tạo Blog cập nhật thông tin mà hầu như không cần kiến thức về lập trình
và mạng máy tính, đó là sự khác biệt lớn nhất giữa blog và website cá nhân Chỉ cầnvào trang chủ của blog, gõ thông tin muốn cập nhật, sau đó bấm vào nút có dangnhư “Đăng bài” hay “Publish” là mọi việc hoàn tất
Điểm khác biệt thứ ba là vấn đề giao tiếp giữa người đưa tin và người đọc tintrong Blog Dù có rất nhiều trang web cá nhân vẫn duy trì tính năng gi sổ lưu niệmhoặc tích hợp diễn đàn thì Blog khuyến khíc cao độ mối giao tiếp giữa người xemtin và người đưa tin dựa trên cùng lúc nhiều chức năng như để lại lời bình, tin nhắn(comment – short message)
Blog không nhất thiết phải mang tính cá nhân, khái niệm sai lệch lơn nhất vềBlog có lẽ đến từ những người viết Blog với nội dung riêng của họ,cụ thể hơn đó lànhững người viết duy nhất một loại nội dung đó là: nội dung cá nhân Nói cáchkhác, những người này cho rằng Blog là nhật ký trực tuyến, nơi mọi người chia sẻ ýkiến, kể chuyện Điều này rất thường gặp ở các Blogger Việt Nam Đó chỉ là mộttrong vô vàn những thứ bạn có thể làm với blog
Ngày nay, Blog có thể được dùng trong mọi lĩnh vực của cuộc sống Các công ty
có thể dùng blog để thăm dò và phản hồi ý kiến của khách hàng, hay những nhà đầu tư
có thể xem ý kiến của khách hàng, quảng bá thương hiệu, thu hút khách hàng (Blogmarketing) Các tờ báo hoặc blog thương mại của các công lớn có thể gắn blog vàotrang chủ của họ để tạo ra một kênh giao tiếp mới với các tác giả Các cá nhân có thểtạo blog để chia sẻ với thế giới những kinh nghiệm, hiểu biết của họ về một chủ đề nào
đó Blog còn có thể là một nơi giao lưu của các công đồng, câu lạc bộ
Trang 143.1.2 Lịch sử của Blog và các mạng xã hội
Trang tìm kiếm Technorati thống kê: trong những năm 2000 – 2005 mỗi ngày
có gần 175.000 blog ra đời, tức sau nửa giây lại có một blog mới Đến cuối năm
2006, technorati “đếm” được có tống cộng 60 triệu blog trên toàn thế giới
Trước khi blog trở nên phổ biến, công đồng ảo đã có nhiều hình thức kết nốinhư Usenet, E-mail, Forum Đầu những năm 1990, phần mềm diễn đàn (“forum”)Internet như WebEx đã tạo các cuộc họp thoại trên mạng, với những luồng(“thread”) (mỗi luồng mở một chủ đề tranh luận)
Khi ấy một số website cá nhân đã liên kết với nhau để tranh luận tạo nên “ngôinhà chung” trong cộng đồng ảo
Thuật ngữ “Weblog” xuất hiện ngày 17/12/1997 khi John Barger, một trongnhững số ít chủ nhân của website cá nhân thời đó gọi địa chỉ (“site”) của mình là
“Weblog” “Weblog” được rút ngắn gọn hơn thành “Blog” khi một người viết blog(“blogger”) có tên là Peter Merholz đã “nghịch ngợm” tách từ Weblog thành “WeBlog” – chúng ta làm blog, trên địa chỉ “Peterme.com” của anh hồi tháng 5/1999
Từ đó thuật ngữ blog vừa đóng vai trò danh từ vừa là động từ Blog tiếp tục pháttriển, năm 1997 mới chỉ có 100 blog, nhưng tới năm 2005 đã có trên 20 triệu blog
Và năm 1999 là năm bùng nổ hiện tượng “Blog”
Tháng 10/1998 địa chỉ Open Diary khia trương đã sớm phát triển thành hàngnghìn trang nhật ký trực tuyến, tiền thân của blog
Một người viết blog có tên Andrew Smales đã tạo địa chỉ “Pistas.com” vàotháng 7/1999 như một phát kiến tạo trang mới nằm trong trang web Diary land nốitiếp Smales vào tháng 9/1999 tạo ra “công đồng nhật ký cá nhân”
Tháng 8/1999 hai blogger có tên Evan Williams và Meg Hourihan đã tạo
“blogger.com” mà sau này vào tháng 2/2003, Google muốn sở hữu đã phải trả tiềnvới lượng tiền rất lớn
Năm 2001 blog đánh dấu ảnh hưởng ở Mỹ với địa chỉ “Politics1.com”
“Political Wire.com” hay “AndrewSullivan.com” Thương gia nổi tiếng JeromeArmstrong cùng sở hữu “MyDD.com”
Tất cả những blog này chủ yếu bàn về chính trị Năm 2002, Jerome Armstrongcùng người bạn lập blog “DailyKos” nói về kinh doanh, hàng triệu lượt người truycập blog này mỗi ngày, trở thành blog có số người truy cập nhiều nhất thời đó
Trang 15Năm 2002, chiến tranh Irap lần thứ 2 lật đổ chế độ Saddam Hussein, chủ đềnày trở thành “cuộc chiến blog” đầu tiên Những lính Mỹ tham chiến tại Irap đã trúttâm sự khó nói của họ lên trên “thế giới của cá nhân”, khi ấy phong trào này còn cótên gọi với cái tên tiếng Anh “Warblog”.
Năm 2004 blog trở nên quan trọng không chỉ với công đồng mạng, mà còn làcông cụ hữu hiệu thăm dò ý kiến công chúng trong cuộc vận động động tranh cử(Obama’s Blog 2008)
Các chính trị gia như nghị sĩ Tom Watson của Công đảng Anh gọi blog bằng cáitên “Nhà cố vấn chính trị” Cũng năm 2004, từ điển Merriam-Webster long trọng xứngdanh blog là “Từ của năm”, là một trong 10 được thế giới tra cứu nhiều nhất
Năm 2005, blog trở thành nơi chia sẻ nỗi niềm, quyên góp ủng hộ nạn nhânsóng thần Tsunami tấn công châu Á tháng 12/2005 Thời điểm này blog đưa tinnhanh hơn cả báo chí và “nối tình người” gần nhau hơn
Năm 2006 – 2007 blog không còn đơn giản là trang nhật ký trực tuyến nữa
Nó trở thành bức tranh muôn màu về cuộc sống tươi vui với những chi tiết hoàntoàn có thực
3.1.3 Phân loại Blog
Có hai loại blog:
Loại thứ nhất: được ưu tiên trên máy chủ của nhà cung cấp
Đây là loại mà mọi người thương sử dụng khi mới bắt đầu viết blog, đơn giản
vì chúng dễ sử dụng và rất rẻ (đa số thường miễn phí) Có thể kể ra một số blogtrong loại này như: Yahoo! 360 Plus, Blogger.com, Myspace.com Blog loại nàythường được gọi là “Hosted Blog platform” vì họ lưu trữ blog dưới tên miền củachính họ Chỉ sau vài thao tác cài đặt đơn giản, họ sẽ cho bạn một địa chỉ (“URL”)trong đó có sự kết hợp của địa chỉ (“URL”) của chính họ và tên blog của bạn
Trang 16Tự động cập nhật: nếu như có những bản cập nhật thi blog loại này sẽ tự làmcho bạn, thay vì bạn phải tự cập nhật bản mới lên máy chủ (“server”).
Bị giới hạn trong các thiết kế mặc định, kém tính tùy biến
Có ít khả năng kiểm soát hơn: do miền (“domain”) về mặt kỹ thuật là của phíamáy chủ (“server”)
Địa chỉ (“URL”) dùng chung: nếu như có một tên miền (“domain”) riêng củaban thì sẽ tạo cảm giác rất chyên nghiệp và dễ nhớ
Loại thứ hai: là loại blog mà nền tảng (“platform”) được lưu trữ trên máychủ và dưới tên miền của chính bạn Blog loại này còn được gọi với cái tên tiếngAnh là “Stand alone blog platform”
Có toàn quyền kiểm soát việc thiết kế: thiết kế đẹp và rất chuyên nghiệp
Miễn phí: blog loại này sử dụng phần mềm mã nguồn mở
3.2 Ưu việt của Blog
Một trong các công cụ của công nghệ thông tin và truyền thông được cá nhàgiáo dục khuyến khích sử dụng trong việc giảng dạy ngày nay đó là Blog Đây làmột hình thức website được tổ chức theo trật tự thời gian và theo chủ đề, thôngthường người dùng chỉ cần đăng ký để được sử dụng một website như vậy Khôngcần phải lo lắng kỹ thuật tạo website, không cần lo lắng về các vấn đề máy chủ(“server”) Tất cả những gì chúng ta cần quan tâm đó là: Nội dung của blog là gì?Blog sẽ có giao diện như thế nào? Cần thêm bớt các tính năng gì cho blog?
Bạn không cần phải lo lắng về các kiến thức lập trình, không lo lắng về chi phícũng như về bảo dưỡng kỹ thuật, và nhất là đảm bảo an ninh chống xâm nhập
Sử dụng Blog trong giảng dạy và học tập sẽ là một lựa chọn thông minh chotất cả thầy cô giáo và học sinh bởi Blog sẽ là:
3.2.1 Nơi chứa tài nguyên và bài giảng
Chúng ta có thể tạo ra các blog làm nơi chứa các tài liệu, hình ảnh, bài giảng,thí nghiệm ảo được sưu tầm và tích lũy trong quá trình giảng dạy của mình Sau
đó chọn lọc, sắp xếp các tài liệu này và đưa lên blog theo các chủ đề, định dạngkhác nhau Lúc này blog sẽ thành một nơi lưu trữ để thầy cô và các em học sinh cóthể truy cập và tải tài liệu về sử dụng
Trang 17Nếu muốn hạn chế dối tượng truy cập vào blog và tải tài liệu về, chúng ta có thểđặt mật khẩu truy cập và cung cấp mật khẩu này cho các em học sinh ta đang dạy.Tại Việt Nam trang web Violet.vn phát triển cộng đồng giáo viên theo hướng này.
3.2.2 Nơi tạo ra các cuộc thảo luận trực tuyến
Thông thường các giáo chỉ nghĩ đến việc đến lớp và dạy các kiến thức đã địnhsẵn trong giáo án Nếu trong quá trình giảng dạy xuất hiện một vấn đề cần thảo luậnthì giáo viên cũng thường phải bắt buộc giới hạn thời gian của cuộc thảo luận này.Vậy thì tại sao các giáo viên không dùng blog để mở rộng thời gian, không gian chocác cuộc thảo luận? Học sinh hay giáo vẫn có thể tiếp tục suy nghĩ về chủ đề đanggây tranh cãi trong lớp va tiếp tục bày tỏ ý kiến hay suy nghĩ của mình ở blog củagiáo viên
Các blog chính là công cụ tuyệt vời đề các giáo viên tạo ra các cuộc thảo luậntrực tuyến và khuyến khích học sinh của mình tham gia thảo luận
Ngoài ra, người xem blog cũng có thể đăng ký nhận thông báo qua thư điện tửmỗi khi có một lời bình mới ở chủ đề mà họ quan tâm
Đây chính là một cách đơn giản hóa hình thức diễn đàn (“forum”) Thay vì phảikhó khăn với việc tạo ra một diễn đàn thực sự, chúng ta chỉ đơn giản tạo ra một chủ
để cần thảo luận và để các em học sinh cùng tham gia nêu ý kiến
3.2.3 Nơi tạo ra các ấn phẩm của lớp
Các tờ báo tường đủ màu sắc với các chủ đề về trường lớp, thầy cô, bạn bè có
lẽ không quá xa lạ với những ai từng đi học Biết bao nhiêu “tài năng hội họa, thơca” của các lớp cùng nhau đóng góp sức lực, niềm say mê, sự hứng khởi khi tạo racác tờ báo tường đó Và giờ đây, công nghệ thông tin và truyền thông tiếp tục traovào tay các giáo viên, học sinh của họ một công cụ mới đó là blog
Các học sinh có thể cùng cộng tác đề tạo ra một “tờ báo trực tuyến” dành cholớp, cho trường Trên tờ báo trực tuyến này chúng ta có thể giới thiệu cách học tốt,khen ngợi các thành viên có tiến bộ, hay viết về một kỉ niệm trong lớp, Trong quátrình cùng cộng tác và giúp đỡ lẫn nhau, các em sẽ học cách làm việc và chia sẻ vớingười khác, tạo môi trường cho các em học sinh chủ động hơn, hăng hái hơn
Trang 183.2.4 Như là một bảng tin
Các giáo viên có thể hạn chế tiêu thụ giấy và sức lực của mình trong việc lặp
đi lặp lại mỗi khi có các thông báo, lưu ý gửi đến học sinh Đơn giản là hãy thử đưamột tin tức lên blog của lớp Hoặc giáo viên cũng có thể sử dụng blog để bày tỏ ýkiến của mình, chia sẻ kinh nghiệm dạy và học, hoặc bày tỏ mối quan tâm đến mộtvấn đề nào đó
Tuy nhiên cần lưu ý rằng các thông báo phải thật rõ ràng, chi tiết về nội dung
sự việc, địa điểm, thời gian diễn ra và thành phần tham gia
Bên cạnh hình thức đưa thông báo lên blog giáo viên cũng có thể sử dụng cáchình thức khác như gửi thư điện tử, bảng tin gửi qua email (“newletter”), hệ thốngemail chung (“mailling list”) để đưa thông tin đến học sinh và phụ huynh
Nếu vẫn ngại gửi thông tin qua con đường điện tử, cách đươn giản nhất là hãythử nghiệm với lớp của mình hoặc với một nhóm nhỏ và rút ra kinh nghiệm
3.2.5 Tích hợp đa phương tiện
Với blog, thông tin không chỉ đến từ kênh chữ, mà chúng ta còn có thể sửdụng các hình ảnh, đoạn phim, bài trình bày để dẫn dắt và giới thiệu về một nộidung cụ thể
Việc nhúng các video clip, hình ảnh, là hết sức dễ dàng, giáo viên không cầnhiểu biết về lập trình Thao tác thông thường chỉ là sao chép đường dẫn của tập tin
đa phương tiên từ các website dạng chia sẻ và dán vào blog
3.2.6 Nhận phản hồi
Blog là một phương tiện tốt để giáo viên nhận các phản hồi của học sinh và phụhuynh về các vấn đề giảng dạy, các câu hỏi liên quan đến đời sống học đường haycác thắc mắc về xếp loại trong lớp
Quá trình tiếp thu và xử lý phản hồi sẽ giúp ích cho quá trình dạy và học, vì nógiúp giải tỉa nhiều thắc mắc cản đường việc học của học sinh
Một giáo viên càng sẵn sàng trao đổi và giải đáp thắc mắc của các học sinh vaphụ huynh, giáo vien đó sẽ càng nhận được sự quý mến và tin cậy của họ, đồng thờinâng cao hình ảnh của mình trong mắt đồng nghiệp và ban giám hiệu
Không thể phủ nhân vai trò của blog trong hỗ trợ giảng dạy Tuy nhiên, blog cósức mạnh truyền thông rất lớn Mỗi thông tin gửi lên blog có hiệu ứng thông tin trêntoàn cầu Theo các giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong ứng dụng blog vào giảng
Trang 19dạy, hình thức và nội dung của blog cũng như con người thứ hai của giáo viên Khiđối tượng bạn đọc của mình là học sinh, giáo viên thì blog của giáo viên cũng cần
có tính sư phạm Nếu muốn blog thực sự là công cụ tiện ích và hiệu quả trong dạy
và học, cần xây dựng “ngôi nhà” của mình như một lớp học Đó là thông điệp củanhiều nhà giáo đã từng sử dụng blog làm công cụ dạy học
3.3.1 Vài nét về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở Việt Nam
Máy vi tính với các phần mềm phong phú đã trở thành một công cụ đa năngứng dụng trong mọi lĩnh vực của nghiên cứu, sản xuất và đời sống Tuy nhiên nếunhư công dụng của máy là tính là có thể đo đếm được thì sự ra đời của mạng máytính toàn cầu (Internet) đem lại những hiệu quả vô cùng lớn, không thể đo đếmđược Chính vì vậy ngày nay người ta thường nghe nói đến thuật ngữ công nghệthông tin và truyền thông (gọi tắt là ICT) thay vì công nghệ thông tin (gọi tắt là IT).Một máy tính nối mạng không chỉ giúp chúng ta đọc báo điện tử, gửi thư điện tử,
mà nó là kênh kết nối chúng ta với cả thế giới Chúng ta có thể tiếp cận với toàn bộ trithức nhân loại, có thể làm quen, giao tiếp với nhau hoặc tham gia những tổ chức ở cách
xa nửa vòng trái đất Mạng máy tính toàn cầu đã thực sự tạo ra một thế giới mới trong
đó cũng có gần như các hoạt động của thế giới thực: thương mại điện tử (Ecommerce),giáo dục điện tử (Elearning), trò chơi trực tuyến (“game online”), các diễn đàn(“forum”), các mạng xã hội (“social network”), các công dân mạng (“Netizen”)
Thông qua các diễn đàn, mạng xã hội, tất cả mọi người có thể trao đổi, chia sẻvới nhau các tài nguyên số, cũng như các kinh nghiệm trong công việc, trong đờisống hang ngày Ví dụ mọi người có thể chia sẻ cho nhau những đoạn phin, bài hát,các bài viết về các kiến thức khoa học, xã hội, những suy nghĩ của bản than về mộtvấn đề nào đó v.v… Trong lĩnh vực giáo dục, các bậc phụ huynh trên cả nước cóthể chia sẻ kinh nghiệm nuôi dạy con cái, các giáo viên có thể chia sẻ tư liệu ảnh,phim, các bài giảng và giáo án với nhau để xây dựng một kho tài nguyên khổng lồphục vụ cho việc giảng dạy của mỗi người Học sinh cũng có thể thông qua mạng
xã hội để trao đổi các kiến thức về học tập và thi cử
Trang 203.3.2 Các hình thức ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở Việt Nam hiện nay
Hiện nay trên thế giới người ta phân biệt rõ rang 2 hình thức ứng dụng Côngnghệ thông tin trong dạy và học, đó là dạy dựa vào máy tính (“Computer BaseTrainning” – gọi tắt là CBT) và học trực tuyến dựa vào mạng máy tính và Internet(gọi là E-learning) Trong đó:
CBT là hình thức giáo viên sử dụng máy vi tính trên lớp, kèm theo các trangthiết bị như máy chiếu (hoặc màn hình cỡ lớn) và các thiết bị đa phương tiện đểtruyền tải kiến thức đến học sinh Kết hợp với phát huy thế mạnh của các phần mềmmáy tính như hình ảnh, âm thanh sinh động, các tư liệu phim ảnh, sự tương tácngười và máy
E-learning là hình thức học sinh sử dụng máy tính kết nối với internet để tựhọc các bài giảng mà giáo viên đã soạn sẵn tải về máy tính cá nhân hoặc học trựctuyến, hoặc xem các đoạn phim về các tiết dạy của giáo viên, hoặc có thể trao đổitrực tuyến với giáo viên thông qua internet Điểm khác cơ bản của hình thức E-learning là lấy người học làm trung tâm, người học sẽ tự làm chủ quá trình học tậpcủa mình, người dạy chỉ đóng vai trò hỗ trợ việc học tập cho người học
Như vậy có thể thấy CBT và E-learning là hai hình thức ứng dụng công nghẹthông tin vào dạy và học khác nhau về mặt bản chất:
Một bên là hình thức hỗ trợ cho giáo viên, lấy người dạy làm trung tâm và cơbản vẫn dựa trên mô hình lớp học cũ (CBT)
Một bên là hình thức hoàn toàn mới, lấy người học làm trung tâm, trong khingười dạy chỉ là hỗ trợ (E-learning)
3.3.3 Trao đổi chuyên môn, chia sẻ tài nguyên trên các mạng xã hội.
Khi kết nối mạng máy tính, các giáo viên không chỉ có thể tìm thấy ngaynhững kiến thức, tài nguyên mình cần mà còn có thể chia sẻ, trao đổi thông tin vớinhau Hình thức trao đổi, chia sẻ thông tin với nhau đơn giản nhất và phổ biến nhất
là thông qua các diễn đàn (“forum”) trên mạng
Diễn đàn lớn nhất Việt Nam về giáo dục là trang diễn đàn Mạng giáo dục của
Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (http://diendan.edu.net.vn) trong đó trao đổi mọi vấn đềliên quan đến giáo dục như giảng dạy, quản lý giáo dục, các cuộc vận động, cácchính sách mới của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo Ngoài ra còn có diễn đàn giáo viên
Trang 21trong hệ thống thư viện trực tuyến của Violet (http://diendan.violet.net) và còn rấtnhiều blog giáo dục khác.
Một hình thức trao đổi, chia sẻ thông tin khác trên mạng là tham gia các mạng
xã hội Ở các mạng xã hội này, mỗi người có thể xây dựng các blog (có thể coi đó lànhững trang web cá nhân) cho mình Với các blog được tạo, các giáo viên có thể:lưu trữ các tài liệu, bài giảng, tài liệu tham khảo môn học, chia sẻ các kinh nghiệmtrong dạy học và trong cuộc sống Bạn bè, đồng nghiệp có thể vào xem các blog củanhau và gửi lên ý kiến của mình, tổ chức việc dạy học thông qua blog, tổ chức cácdiễ đàn về một số chủ đề giáo dục Ngoài ra, blog cũng là một nơi để giáo viên khắp
cả nước giao lưu với nhau
Trong thực tế tuy còn nhiều điểm chưa tốt, chưa kiểm soát được đối với cácblog nhưng tùy theo từng mục đích sử dụng, các blog có thể phát huy tính tích cựcrất cao Đặc biệt, các giáo viên nếu biết tận dụng những chức năng của blog thìhoàn toàn có thể sử dụng blog để làm tốt hơn công việc giảng dạy của mình Hiệntại đã có hàng ngàn giáo viên tạo wesite cá nhân được thừa kế bản quyền từ thư việnViolet.vn Ngoài ra các địa chỉ mạng xã hội khác để tạo blog được dung nhiều nhất
ở Việt Nam có thể kể đến như là các website http://wordpress.com,
http://my.opera.com, http://vn.360plus.yahoo.com, http://blogspot.com … Việc tạoBlog hiện nay thủ tục rất đơn giản và rất dễ thực hiện đối với tất cả mọi người
3.4 Một vài kinh nghiệm sử dụng blog trong dạy học
3.4.1 Một số lời khuyên
Tuy thực chất chưa phải là một hình thức e-learning như đúng nghĩa của nónhưng việc sử dụng website trong việc dạy học cũng là một bước khởi đầu quantrọng cho việc phát triển hình thức e-learning trong thời gian tới – một xu thế tíchcực đàn phát triển mạnh mẽ trên thế giới và cần được phát triển ở nước ta Ngày naycác giáo viên và giảng viên hoàn toàn có thể tạo ra cho riêng mình những website cánhân để sử dụng cho mục đích đổi mới phương pháp dạy học
Trước khi tạo website giáo viên cần có định hướng cho website của mình (vềnội dung, kết cấu các thư mục cần có) sao cho phù hợp với đặc điểm môn học, mụcđích sử dụng của bản than và có thể duy trì sử dụng, phát triển lâu dài Điều này cầnđược cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng và nên có một thời gian nhất định cho công việcchuẩn bị những điều kiện hình thành website
Trang 22Kiên trì, từng bước thực hiện vững chắc việc xây dựng theo hướng đã chọn.Việc tạo ra một website khá dễ dàng nhưng việc duy trì, nuôi dưỡng và phát triển nóthì hoàn toàn không phải là một việc đơn giản Giáo viên cần có một “chiến lược”
để duy trì, phát triển và sử dụng có hiệu quả website cá nhân của mình, luôn luônbám sát mục đích của website để phuc vụ cho việc dạy học
Điều này có khác với mục đích dùng website để chia sẻ thông tin đơn thuầnhay ghi nhật ký, tâm sự của bản thân …
Mỗi giáo viên có thể có một phong cách thiết kế website cá nhân khác nhau Cầntạo những thư mục riêng như tài liệu, bài giảng điện tử, giáo án, câu hỏi ôn tập và đềthi, tài liệu tham khảo… Điều này cũng giúp cho học sinh, sinh viên thuận lợi cho việctìm kiếm, tham khảo những tài liệu phục vụ việc học tập, nghiên cứu môn học
Mặt khác giáo viên và giảng viên có thể thiết lập liên kết đến những trang webhoặc tài liệu có chất lượng cao, thiết thực cho môn học ở những trang web khác
3.4.2 Dùng công cụ 5W1H để lên kế hoạch cho blog
Cần phải có một kế hoạch thật sự để nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy quablog Để làm được việc này hãy đặt cho mình những câu hỏi theo mô hình 5W1Htức là: Ai(“Who”), cái gì(“what”), ở đâu(“where”), khi nào(“when”) và như thếnào(“how”) và tìm cách giải đâp như sau:
Tại sao tôi phải làm Blog?
Tại sao tôi chọn nền tảng blog này mà không chọn nền tảng blog khác? Để trả
lời câu hỏi này ta cần kết hợp với các câu hỏi khác ở phần What, How
Tôi có cần kiểm duyệt nội dụng comment trước hay không? Tại sao? Vì đây là
blog giáo dục nên nếu trên blog của mình xuất hiện những nội dung không nghiêm túc dù chỉ 1 phút, sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực
Đối tượng xem blog mà tôi muốn hướng đến là ai? Ban đầu, tôi chỉ có ý định
làm blog để sinh viên của mình lên tải tài liệu, lấy bài tập, xem điểm thi và trao đổi các thắc mắc Tuy nhiên hiện tại có nhiều đối tượng khác cùng truy cập nên tôi thayđổi mục tiêu và có thêm có bài viết phù hợp với các đối tượng mới này
Ai sẽ được quyền truy cập blog này? Do việc điều chỉnh đối tượng như trên
nên mọi đối tượng đều được quyền truy cập Tuy nhiên vẫn có một số hạn chế
Trang 23người xem như nghiên cứu khoa học, điểm thi.
Ai sẽ phụ giúp mình trong việc viết bài và theo dõi lời bình? Trả lời câu hỏi
này sẽ giúp chúng ta đề ra câu hỏi when, where, how thích hợp
Cái gì (“What”)
Blog của tôi sẽ gồm những nội dung gì? Nội dung nào là chủ yếu trên blog củamình? Blog cần có những chức năng gì? Việc đề ra các nội dung cần có của blog giúp chúng ta quyết định chọn nền tảng nào để thiết kế Nên thể hiện các nội dung dưới dạng cây thư mục để dễ theo dõi, điều chỉnh là bổ sung sau này Và đây là một
số nội dung của một blog giáo dục nên có:
- Lịch giảng dạy
- Những liên kết hữu ích để học sinh truy cập đến những trang có nội dung có liên quan đến bài học
- Những liên kết làm cho môn học sinh động hơn và vui vẻ hơn
- Thông tin để liên hệ như: họ tên, địa chỉ, email, mẫu liên hệ trực tiếp qua email ngay trên blog… Những thông tin có thể giúp học sinh, phụ huynh có thể liênlạc được với giáo viên
- Các bài giảng, tài liệu học tập
Khi nào thì công bố địa chỉ blog của mình? Hiện nay có rất nhiều blog mới
vừa được khởi tạo và có rất ít nội dung nhưng đã vội vàng công bố và liên kết Chính vì vậy, người dung sau khi ghé thăm sẽ nhanh chóng quên địa chỉ đó Nên chuẩn bị giao diên, thiết lập các chức năng và viết khoảng 10 bài như: hướng dẫn phương pháo giải dạng toán này, bài tập kia, có một số bài giải mẫu, có thông tin liên hệ rõ rang, sau đó mới công bố Việc này sẽ giúp người đọc yên tâm cũng nhe
dễ dàng để lại những vấn đề mà mình cần trao đổi
Trang 24Khi nào ta sẽ cập nhật thông tin và bài viết? việc lập kế hoạch này nhằm giúp
chúng thu xếp được những công việc khác của mình, đồng thời giúp người xem blog cảm nhận đc là mình có quan tâm hang ngày Kế hoạch này được điều chỉnh tùy thuộc công việc của mình
Tôi chia sẻ tài khoản thế nào để nhiều người cùng tham gia quản lý?
Giao diện blog của tôi phải như thế nào? Tùy từng tính chất công việc và nội dung
môn học mà mình cần tạo một giao diện phù hợp với các yêu cầu được nêu ở trên
Nếu chẳng may blog bị phá hết nội dung thì phải làm sao?
Trang 25Hình 3.1 Blog của thầy Dương Quốc Tuấn
Nhờ những bài giảng trực tuyến của thầy Dương Quốc Tuấn mà nhiều họcsinh đã ôn tập và trúng tuyển vào đại học Đã có không ít những lời khen, lời cảm
ơn của các em học sinh dành cho thầy Blog của thầy thực sự trở thành nơi học tậpcủa các em học sinh
Còn thầy Hồ Đức Nghĩa – giáo viên vật lý trường trung học phổ thông chuyênHùng Vương – Gia Lai (http://www.honghia.dayhocvatli.net) luôn cố gắng trả lờitất cả thư của học sinh, đồng nghiệp gửi trong vòng 24h Theo thầy việc lập websitegiúp giáo viên trau dồi kiến thức và thể hiện sự nghiêm túc trong công việc củamình Qua website người thầy được va chạm và bồi dưỡng kiến thức liên tục nêntrình độ, tay nghề càng ngày càng nâng cao Hình 3.2
Trang 26Hình 3.2 website của thầy Phương Kỷ Đông
Trang 27Một số websites của giáo viên như website của thầy Phương Kỳ Đông giáoviên vật lí trường trung học phổ thông Lương Thế Vinh – thành phố Cần Thơ(http://www.giaovien.net) Hình 3.3
Hình 3.3 website giaovien.net
Trang 28CHƯƠNG 4 XÂY DỰNG WEBSITE HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
DỊCH VỤ BLOG
Xuất phát từ những lợi ích mà blog mang lại cho giáo dục và đào tạo, để thúcđẩy phát triển việc ứng dụng mạng xã hội Blog vào đào tạo ở Việt Nam em đã có ýtưởng xây dựng một website hướng dẫn sử dụng blog để blog ngày càng phổ biến
và dễ dàng hơn với tất cả giáo viên, học sinh
4.1 Giới thiệu công nghệ sử dụng
4.1.1 Công nghệ ASP.NET
a Kiến thức NET framework
Trước đây và cả ngày nay, trong lĩnh vực phần mềm có rất nhiều ngôn ngữlập trình được sử dụng để phát triển như Basic, Java, Pascal, C/C++, Visual Basic,C# Mỗi ngôn ngữ đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, chẳng hạn nhưJava có lợi thế phát triển ứng dụng mạng, ứng dụng trên Mobile và độc lập hệ điềuhành ( Write One – Run Every Where); Visual Basic tỏ ra dễ học và dễ phát triểncác ứng dụng Winform; C# vượt trội bởi sự kết hợp sức mạnh của C++ và sự dễdàng của Visual Basic… Những ưu điểm có tính đặc thù của từng ngôn ngữ là điều
đã được khẳng định Tuy nhiên, điều mà ai cũng thấy rõ là rất khó để có thể tậndụng được sức mạnh của tất cả các ngôn ngữ lập trình trong một dự án phầm mềm,chẳng hạn không thể hoặc rất khó khăn để việc một ứng dụng có sử dụng đồng thời
cả ngôn ngữ Visual Basic và Java với Delphi … Cũng do sự khác biệt giữa cácngôn ngữ lập trình mà việc tiếp cận hay chuyển đổi sang ngôn ngữ lập trình mới sẽtốn rất nhiều thời gian (tuy rằng về tư tưởng và nguyên lý có tương tự nhau) Do đó,đòi hỏi phải có một cách tiếp cận sao cho tối ưu nhất, vừa đảm bảo tốn ít chi phíchuyển đổi vừa đảm bảo nhiều người có thể tham gia lập trình, đồng thời ứng dụngphải hoạt động tốt trong môi trường mạng Internet Đó chỉnh là lý do để Microsoftcho ra công nghệ phát triển phầm mêm mới NET
Microsoft NET là một nền tảng (platform) phát triển ứng dụng mới và hoànchỉnh nhất từ trước tới nay Sự ra đời của Microsoft NET có tính cách mạng, nóđem đến cho các nhà lập trình một phong cách phát triển phầm mềm đột phá, khắcphục hầu hết các hạn chế trước đây của các ngôn ngữ lập trình Phiên bản NET đầutiên (version 1.0) được Microsoft đưa ra thị trường vào năm 2001
Trang 29.NET framework
.Net framework là một platform làm đơn giản việc phát triển ứngdụng trong môi trường phân tán của Internet .Net framework có 2 thành phần chính
là Common Language Runtime (CRL) và thư viện lớp NET framework
Base Class Library: Là tập các thư viện chứa các lớp cơ bản để sử dụng trongtất cả các ngôn ngữ NET
ADO.NET: Là tập các thư viện chuyên dành cho thao tác với cơ sở dữ liệu.ASP.NET: Các thư viện dành cho phát triển các ứng dụng Web (webform).Windows Form: Các thư viện dành cho phát triển các ứng dụng Windows(winform)
Common Language Specification: Phần này có nhiệ, vụ đặc tả ngôn ngữchung để các chương trình viết trên các ngôn ngữ lập trình khác nhau phải tuântheo Nói cách khác, biên dịch các chương trình viết trên các ngôn ngữ lập trìnhkhác nhau về một ngôn ngữ thống nhất chung (Common Language)
.NET Framework và các ứng dụng của nó đã và đang tạo một cuộc cáchmạng kỹ thuật trong công nghệ tin học, thay đổi tận gốc rễ các kiểu mẫu lập trìnhhay phát triển, triển khai mạng trên thế giới và do đó tạo một vận hội mới đáp ứngmọi yêu cầu khẩn thiết cho các ngành nghề kỹ thuật và thương mại hiện nay.ASP.NET chính là một trong những ứng dụng quan trọng nhất để phát triển và triểnkhai mạng một cách dễ dàng chưa từng thấy từ trước đến nay
Trang 30Công nghệ ASP.NET sẽ hướng các lập trình viên Web vào quỹ đạo của chúngbằng các lý do sau:
- Độc lập ngôn ngữ (Language Independence): ASP.NET cho phép bạn biêndịch không phục thuộc ngôn ngữ, thực hiện tối ưu việc kết hợp các ngôn ngữ khácnhau Bạn có thể dùng VB.NET, C# hay kể cả C++ để xây dựng trang ASP.NET
- Dễ phát triển (Simplified Development): ASP.NET cho phép bạn khai báo vàviết mã đơn giản
- Tách mã và nội dung thành hai phần khác nhau: Trong mỗi Web form bạn cóthể khai báo một số thủ tục trên tập tin với các tên mở rộng cs, trang này được gọi
là “code behinh the page” chứa đựng nội dung mã nguồn Trong khi Web form chứacác đối tượng trực quan mang tính giao diện người dùng
- Tính mềm dẻo và khả năng nâng cấp (Improved Scalability): Cho phépchúng ta quản lý trạng thái của các Session và tạo Form trên một ứng dụng sử dụng
hệ thống nhiều Server
- Hỗ trợ nhiều trình khách (Support for multi client): ASP.NET Controls cóthể tự động nhận diện khách để hiển thị cho phù hợp Chính vì vậy bạn không cầnquan tâm đến việc phải viết mã như thế nào để nhận dạng loại trình duyệt của trìnhkhách (client) khi người sử dụng triệu gọi trang ASP.NET
- Xử lý phía trình chủ (Server Side Processing): ASP.NET thay đổi trang webnhư một đối tượng trên Server Side, nhiều thuộc tính, phương thức đối tượng vàbiến cố sử dụng để tự động tạo ra nội dung trong mã nguồn bằng phát biểu
“Runnat=Server”
- Thay vì sử dụng mô hình tích hợp DLL, COM, DCOM trước đây với công nghệASP.NET bạn có thể sử dụng dịch vụ tương tự nhưng đơn giản hơn đó là WebServices
Ưu điểm của ASP.NET
Developer Productivity Easy Programming Model:
ASP.NET giúp ta phát triển và triển khai các ứng dụng về mạng trong một thờigian kỷ lục vì nó cung cấp cho ta một kiểu mẫu lập trình dễ dàng và gọn nhất.Ngoài các trang ASP.NET làm việc với mọi trình duyệt (browsers) hiện nay nhưInternet Explorer (IE), Netscape, Opera, AOL,… mà không cần phải thay đổi cácnguồn mã rất vất vả như trước
Trang 31Flecible Language Option:
ASP.NET có khả năng lưu trữ một kết quả chung trong phân bộ memory củatrang để gửi giải đáp cho cùng một yêu cầu từ nhiều khách hàng khác nhau và nhờ
đó không những tiết kiệm được sự lặp đi lặp lại công tác thi hành của một trang web
mà còn gia tăng hiệu suất một cách ngoạn mục do giới hạn tối đa việc chất vấn các
cơ sở dữ liệu rất tốn nhiều thời gian
.NET Outform J2EE:
Trong việc đối đầu với nhau về hiệu suất (performance) và scalability vớicùng một ứng dụng phát triển giữa Sun’ Java Pet Store J2EE và ASP.NET thìASP.NET không những nhanh vượt trội hơn J2EE đến 28 lần (khoảng 2700%),nguồn mã lại ít hơn nhiều (khoảng 1/4 nguồn mã của J2EE) mà còn dùng bộ xử lý(processor) chỉ khoảng 1/6 lần so với việc sử dụng của J2EE
Mobile Web Service Support:
ASP.NET Moblie Conntrols còn giúp ta phát triển và triển khai mạng nhắmvào thị trường những cell phone hay PDA với gần 80 Moblie Web Servide đượccung cấp trong NET framework Bạn chỉ cần lập trình cho ứng dụng của bạn rồi đểcho Moblie Control đó tự động phát sinh ra những nguồn mã như WAP/WML,HTML hay IMode thích hợp với từng loại thiết bị (device) riêng biệt
Để thấy rõ hơn những ưu điểm của ASP.NET so với các sản phẩm khác tatiến hành so sánh giữa ASP.NET và một ngôn ngữ mạnh trước đó là ASP
- Việc viết mã trong ASP gặp phải khó khăn khi mà code và mã HTML lẫnlộn với nhau, việc dò tìm và gỡ lỗi không dễ dàng ASP.NET đã khắc phục một cácngoạn mục nhược điểm này bằng việc tách mã lập trình và mã HTML thành các tậptin riêng biệt, việc viết mã trở nên vô cùng rõ ràng, nhờ đó nâng cao khả năng pháttriển ứng dụng
- Các đối tượng trong ASP.NET được cải tiến rất nhiều so vứi ASP với nhữngthuộc tính và phương thức mới Một số đối tượng được ánh xạ thành các thuộc tínhcủa các lớp ngoài (ví dụ đối tượng HttpRequest, HttpResponse được ánh xạ thànhcác thuộc tính của đối tượng Page) giúp cho người lập trình có thể truy cập trực tiếpcác đối tượng này giảm nhẹ gánh nặng viết code
- ASP.NET sử dụng cơ chế chỉ biên dịch một lần đầu tiên khách với các trangASP mỗi lần người dùng triệu gọi chúng lại phải được thông dịch lại toàn bộ mặc
dù không có sự thay đổi về cấu trúc Điều này làm cho tốc độ lướt web của các
Trang 32trang ASP.NET được cải thiện rất nhiều so với ASP.
- Trong ASP, bạn chỉ có hai lựa chọn ngôn ngữ lập trình là VBScript hayMicrosoft Jscript bằng cách khai báo chỉ dẫn language ở đầu trang Trong khi đóvới ASP.NET bạn có thể có nhiều lựa chọn hơn với các ngôn ngữ được hỗ trợ bởiNet Framework như C#, VB Basic.Net, Jscript… được cung cấp bởi Microsoft
- Khi làm việc với cơ sở dữ liệu, mô hình ASP sử dụng đối tượng ADO tạomột liên kết vĩnh viễn từ ứng dụng đến cơ sở dữ liệu gốc trong khi đó ASP.NET sửdụng đối tượng ADO.NET, đối tượng này chỉ tạo một liên kết tạm thời đến chỉnhững phần cơ sở dữ liệu cần sử dụng Chỉ khi nào cần cập nhật, chỉnh sửa nó mớiliên kết lại với cơ sở dữ liệu chính Chính vì lý do này việc truy xuất dữ liệu vớiASP.NET nhanh hơn nhiều so với ASP Bên cạnh đó đối tượng ADO có tính bảomật chưa cao, không hỗ trợ định dạng XML, trong khi chuẩn XML đang dần trởthành một chuẩn dùng định dạng dữ liệu trong các ứng dụng mạng và Internet
c Ngôn ngữ C#
C# là một ngôn ngữ lập trình mới, được biết đến với hai lời chào:
Nó được thiết kế riêng để dùng cho Microsoft NET Framework
Nó là một ngôn ngữ hoàn toàn hướng đối tượng được thiết kế dựa trên kinhnghiệm của các ngôn ngữ hướng đối tượng khác
C# là ngôn ngữ lập trình khá đơn giản, chỉ khoảng 80 từ khóa và hơn mườimấy kiểu dữ liệu được xây dựng sẵn Tuy nhiên C# có ý nghĩa cao khi nó thực thinhững khái niệm lập trình hiện đại
C# là ngôn ngữ đơn giản: C# loại bỏ một vài phức tạp và rối rắm của nhữngngôn ngữ như java và C++, bao gồm việc loại bỏ những macro, template, đa kế thừa
Trang 334.1.2 Công cụ SQL SERVER
SQL (Structured Query Language – ngôn ngữ truy vấn mang tính cấu trúc) làmột hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu được sử dụng phổ biến ở nhiều lĩnh vực Sửdụng Transact-SQL để trao đổi dữ liệu giữa Client computer và SQL Servercomputer Một RDBMS bao gồm database, database engine và các ứng dụng dùng
để quản lý dữ liệu và các bộ phận khác nhau trong RDBMS
SQL Server 2000 được tối ưu để có thể chạy trên môi trường cơ sở dữ liệurất lớn (Very Large Database Environment) lên đến Tera-Byte và có thể phục vụcùng lúc cho hàng ngàn user SQL Server 200 có thể kết hợp “ăn ý” với cácserver khác như Microsoft Internet Information Server (IIS), E-CommerceServer, Proxy server…
SQL Server có 7 editions:
- Enterprise: Chứa đầy đủ các đặc trưng của SQL Server và có thể chạy tốttrên hệ thống lên đến 32 CPUs và 64 GB RAM Thêm vào đó nó có các dịch vụgiúp cho việc phân tích dữ liệu rất hiệu quả (Analysis Services)
Standard: Rất thích hợp cho các công ty vừa và nhỏ vì giá thành rẻ hơn nhiều sovới Enterprise Edition, nhưng lại bị giới hạn một số chức năng cao cấp (advancedfeatures) khác, edition này có thể chạy tốt trên hệ thống lên đến 4CPU và 2 GB RAM
- Personal: được tối ưu hóa để chạy trên PC nên có thể cài đặt trên hầu hết cácphiên bản windows kể cả windows 98
- Developer: Có đầy đủ các tính năng của Enterprise Edition nhưng được chếtạo đặc biệt như giới hạn số lượng người kết nối vào Server cùng một lúc Đây làedition mà các bạn muốn học SQL cần có Edition này có thể cài trên Windows
2000 Professional hay Win NT Workstation
- Desktop Engine (MSDE): Đây chỉ là một engine chạy trên desktop và không
có úer interface (giao diện) Thích hợp cho việc triển khai ứng dụng ở máy client.Kích thước database bị giới hạn khoảng 2GB
- Win CE: Dùng cho các ứng dụng chạy trên Windows CE
- Trial: Có các tính năng của Enterprise Edition, download free, nhưng giớihạn thời gian sử dụng khoảng 2GB
Trang 34Những ưu điểm chính của SQL Server
SQL là một công cụ quản lý dữ liệu được sử dụng phổ biến ở nhiều lĩnh vực.Nếu bạn không có nhiều thời gian để nghiên cứu sâu về tin học mà lại có nhiều dữliệu cần phải được phân tích, xử lý thì hãy dùng SQL vì SQL đơn giản nhưng rấthiệu quả
SQL Server được tối ưu để có thể chạy trên môi trường cơ sở dữ liệu rất lớn(Very Large Database Environment) lên đến Tera-Byte và có thể phục vụ cùng lúccho hàng ngàn user SQL Server có thể kết hợp với các server khác như MicrosoftInternet Information Server (IIS), E-Commerce Server, Proxy Server…
Hỗ trợ mạnh mẽ các trình quản lý cơ sở dữ liệu phân tán, tương thích với nhiềuloại phần cứng và phần mềm Đối với các công ty có khối lượng cơ sở dữ liệu lớn vàđặt tại nhiều địa điểm với nhiều loại thiết bị lưu trữ khác nhau thì SQL Server là sự lựachọn hoàn hảo để giải quyết các vấn đề về chia sẻ tài nguyên của hệ thống
SQL Server có cơ chế sao lưu phục hồi dữ liệu hiệu quả, cơ chế tạo bản saophục hồi dữ liệu làm tăng cường độ an toàn của dữ liệu
SQL Server sử dụng Transact SQL (T-SQL) để thực hiện việc trao đổi dữ liệu.Transact-SQL là ngôn ngữ SQL mở rộng dựa trên SQL chuẩn của ISO(International Organization for Standardization) và ANSI (American NationalStandards Institute) So với P-SQL (Procedural-SQL) dùng trong Oracle thì T-SQLđơn giản và dễ sử dụng hơn T-SQL là một ngôn ngữ phu thủ tục (non procedurallanguages): bạn chỉ cần rõ thông tin gì bạn cần chỉ ra cách thực hiện như thế nào để
có được thông tin này Nói cách khác T-SQL không yêu cầu bạn chỉ phương pháptruy vấn dữ liệu Tất cả các phát biểu T-SQL đều sử dụng bộ tối ưu hóa truy vấn(query optimizer) là một thành phần của hệ cơ sở dữ liệu quan hệ RDBMS để xácđịnh cách nhanh nhất cho việc truy xuất dữ liệu Đặc điểm này làm cho bạn dễ dànghơn để tập trung vào việc cho kết quả mong muốn
Hầu hết tất cả các ngôn ngữ lập trình cấp cao đều có hỗ trợ SQL Server Cóthể kể ra như MS Visual Basic, MS Access, MS Visuak Foxpro Dbase, DB2,Paradox, Oracle… , nó còn hỗ trợ được nền tảng lớn gần đây là DotNet với cácngôn ngữ Visual Basic.Net, C# thông qua đối tượng ADO
Trên lĩnh vực đang phát triển hiện nay là Internet, ngôn ngữ SQL Server lạicàng đóng vai trò quan trọng hơn Nó được sử dụng để nhanh chóng tạo ra các
Trang 35trang Web động (Dynamic Web Page) Trang Web động như một chất keo kết dínhgiữa CSDL và trang Web Khi người dùng yêu cầu SQL Server sẽ thực hiện việctruy cập thông tin trong CSDL trên máy chủ và hiển thị kết quả trên trang Web VàSQL Server cũng là công cụ để cập nhật thông tin CSDL đó.
- Thông tin thành viên: thành viên đơn thuần, người quản trị
- Thông tin liên quan đến các bài viết
- Thông tin phản hồi
c Dữ liệu ra
- Danh sách các thành viên trong hệ thống
- Thông tin phản hồi và trả lời từ hệ thống
d Mô tả hoạt động của hệ thống
Hệ thống website hướng dẫn sử dụng dịch vụ Blog là một hệ thống được xâydựng nhằm hỗ trợ tất cả mọi người có thể sử dụng dịch vụ Blog một cách dễ dàng.Đặc biệt website được xây dựng nhằm phục vụ cho lợi ích giáo dục, giúp các giáoviên biết cách chia sẻ kiến thức với học sinh của mình một cách sâu sắc và dễ dànghơn, khiến cho khoảng cách giữa giáo viên được rút ngắn Góp phần làm thay đổinền giáo dục còn non kém của nước nhà
Bất cứ ai cũng có thể vào hệ thống để tìm hiểu về Blog Vì thế mỗi người cóthể cho phép tạo nhiều tài khoản để có thể truy cập vào hệ thống Tài khoản này baogồm: tên đăng nhập, mật khẩu và các thông tin liên quan đến thành viên đó
Nếu không truy nhập vào hệ thống bạn sẽ là khách vãng lai và bạn chỉ có thểlàm một số công việc như:
- Lướt qua các site của hệ thống
- Tìm kiếm thông tin
Trang 36- Bạn có thể tạo một tài khoản cho riêng mình
Khi truy nhập vào hệ thống bạn sẽ trở thành thành viên của hệ thống Hệthống cung cấp cho thành viên quyền phản hồi lên hệ thống
e Các đối tượng của hệ thống
Các chức năng của hệ thống được xây dựng dựa trên đối tượng tác độnglên hệ thống Với hệ thống đang xây dựng sẽ cần các đối tượng là:
- Đối tượng quản trị hệ thống(Admin)
- Đối tượng thành viên hệ thống(User)
Đối tượng quản trị hệ thống (Admin)
*Khái niệm
Quản trị hệ thống là người có quyền cao nhất trong hệ thống, quản lý toàn bộ
hệ thống về mặt Admin, User, bài viết, phản hồi
*Nhiệm vụ:
- Cung cấp tài khoản cho các Admin khác
- Cung cấp nội dung bài viết
*Các chức năng cụ thể:
- Chức năng quản lý bài viết
+ Thêm bài viết+ Cập nhật bài viết
- Chức năng quản lý Admin
+ Thêm mới Admin nếu cần+ Cập nhật thông tin Admin
- Chức năng quản lý phản hồi
+ Hủy bỏ phản hồi nếu cần + Trả lời phản hồi
+ Duyệt phản hồi để thống kê lên site