1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Kỹ thuật nuôi artemia và Moina

35 2,3K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 807,5 KB

Nội dung

LỢI ÍCH TỪ VIỆC NUÔI ARTEMIA, MOINA (TRỨNG NƯỚC), LUÂN TRÙNG BRACHIONUS PLICATILIS, SÂU GẠOArtemia, Moina (trứng nước, bo bo) là các loại thức ăn không thể thiếu cho tôm, cá nuôi ở giai đoạn còn nhỏ. Thị trường tiêu thụ Artemia và Moina rất lớn, vì thế nghề nuôi Artemia và Moina rất phát triển và cho hiệu quả kinh tế cao. Luân trùng Brachionus Plicatilis, sâu gạo là thức ăn ưa thích của cá cảnh, chim cảnh. Hai loại này tương đối dễ nuôi, thị trường tiêu thụ rộng. Bà con có thể nuôi bán cho những trại cá cảnh và chim cảnh để cải thiện đời sống gia đình. Những kiến thức trình bày trong sách đã được chúng tôi sưu tầm và nghiên cứu từ nhiều nguồn tài liệu quý giá, sau đó chắc lọc những kiến thức cần thiết rồi biên soạn thành sách với mục đích là giúp bà con có thêm kinh nghiệm trong việc nuôi và chăm sóc các đối tượng kể trên.Hy vọng quyển sách sẽ mang lại nhiều điều bổ ích cho bà con nông dân.

Trang 1

NGUYỄN VĂN TUYẾN

GIÚP NHÀ NÔNG LÀM GIÀU

KỸ THUẬT NUÔI

NHÀ XUẤT BẢN THANH NIÊN

Trang 2

LỢI ÍCH TỪ VIỆC NUÔI ARTEMIA,

MOINA (TRỨNG NƯỚC), LUÂN TRÙNG

BRACHIONUS PLICATILIS, SÂU GẠO

Artemia, Moina (trứng nước, bo bo) là các loại

thức ăn không thể thiếu cho tôm, cá nuôi ở giai

đoạn còn nhỏ Thị trường tiêu thụ Artemia và

Moina rất lớn, vì thế nghề nuôi Artemia và Moina

rất phát triển và cho hiệu quả kinh tế cao

Luân trùng Brachionus Plicatilis, sâu gạo là thức

ăn ưa thích của cá cảnh, chim cảnh Hai loại này

tương đối dễ nuôi, thị trường tiêu thụ rộng Bà con

có thể nuôi bán cho những trại cá cảnh và chim

cảnh để cải thiện đời sống gia đình

Những kiến thức trình bày trong sách đã được

chúng tôi sưu tầm và nghiên cứu từ nhiều nguồn tài

liệu quý giá, sau đó chắc lọc những kiến thức cần

thiết rồi biên soạn thành sách với mục đích là giúp bà

con có thêm kinh nghiệm trong việc nuôi và chăm

sóc các đối tượng kể trên

Hy vọng quyển sách sẽ mang lại nhiều điều bổ

ích cho bà con nông dân

Trang 3

PHẦN 1

KỸ THUẬT NUÔI ARTEMIA

BÀI 1 ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA ARTEMIA

I ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, PHÂN LOẠI VÀ

Artemia phát triển trải qua các giai đoạn:

- Ấu trùng mới nở (instar I = nauplius, có chiềudài 400-500 µm) có màu vàng cam, có một mắt màu

đỏ ở phần đầu và ba đôi phụ bộ Ấu trùng giai đoạn

I không tiêu hóa được thức ăn vì bộ máy tiêu hóachưa hoàn chỉnh Lúc này, chúng sống dựa vàonguồn noãn hoàng

- Sau khoảng 8 giờ từ lúc nở, ấu trùng lột xáctrở thành ấu trùng giai đoạn II (instar II) Lúc này,chúng có thể lọc và tiêu hóa các hạt thức ăn cỡ nhỏ

có kích thước từ 1 đến 50 µm và bộ máy tiêu hóa

đã bắt đầu hoạt động Ấu trùng tăng trưởng và trảiqua 15 lần lột xác trước khi đạt giai đoạn trưởngthành Các đôi phụ bộ xuất hiện ở vùng ngực vàdần dần biến thành chân ngực Mắt kép xuất hiện ởhai bên mắt

- Từ giai đoạn 10 trở đi, các thay đổi về hìnhthái và chuyển hóa chức năng của các cơ quan

Trang 4

trong cơ thể bắt đầu, chúng có sự biệt hóa về giới

tính Ở con đực, anten của chúng phát triển thành

càng bám, trong khi đó anten của con cái bị thoái

hóa thành phần phụ cảm giác (râu cảm giác) Các

chân ngực được biệt hóa thành ba bộ phận chức

năng: Các đốt chân chính, các nhánh chân trong

(vận chuyển và lọc thức ăn) và nhánh chân ngoài

dạng màng (mang)

- Artemia trưởng thành (dài khoảng 10-12 mm)

có cơ thể kéo dài với hai mắt kép, ống tiêu hóa

thẳng, râu cảm giác và 11 đôi chân ngực Con đực

có đôi gai giao cấu ở phần sau của vùng ngực (vị

trí sau đôi chân ngực thứ 11) và con cái rất dễ nhận

dạng nhờ vào túi ấp hoặc tử cung nằm ngay sau đôi

Những loài thuộc về Tân thế giới (New World)

là những loài mới xuất hiện ở những vùng trước đâykhông có sự hiện diện của Artemia Sự có mặt củachúng do người, chim hoặc là gió tạo ra mà tiêubiểu là loài Artemia franciscana (đại diện cho loàiArtemia ở Tân thế giới) đã được sử dụng rộng rãi đểthả nuôi ở nhiều ruộng muối trên khắp các lục địa

II ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC

1 Đặc điểm môi trường sống

Artemia chỉ có thể tìm thấy ở những nơi mà vật

dữ (cá, tôm, giáp xác lớn) không thể xuất hiện (caohơn 70 ppt) Ở độ mặn bão hòa (lớn hơn 250 ppt)Artemia chết đồng loạt do môi trường vượt ngưỡngchịu đựng (trở nên gây độc) và việc trao đổi chấtcực kỳ khó khăn

Các dòng Artemia khác nhau thích nghi rộng với

sự biến đổi môi trường khác nhau, đặc biệt là nhiệt

Trang 5

độ (6-350C), độ muối (độ mặn của nước) và thành

phần ion của môi trường sống Ở các thủy vực nước

mặn với muối NaCl là thành phần chủ yếu tạo nên

các sinh cảnh Artemia ven biển và các sinh cảnh

nước mặn khác nằm sâu trong đất liền, chẳng hạn

hồ Great Salt Lake (GSL) ở Utah, Mỹ Các sinh

cảnh Artemia khác không có nguồn gốc từ biển nằm

sâu trong lục địa có thành phần ion khác rất nhiều

so với nước biển

Artemia được nuôi rộng rãi ở Việt nam thuộc

dòng Artemia franciscana, mặc dù có nguồn gốc từ

Mỹ (San Francisco Bay, USA) nhưng sau thời gian

thích nghi, dòng này gần như đã trở thành dòng bản

địa của Việt nam và chúng có nhiều đặc điểm khác

xa so với tổ tiên của chúng, đặc biệt là khả năng

chịu nóng Hiện tại chúng có thể phát triển tốt trong

2 Đặc điểm về dinh dưỡng

Artemia là loài sinh vật ăn lọc không chọn lựa,

chúng sử dụng mùn bã hữu cơ, tảo đơn bào và vi

khuẩn có kích thước nhỏ hơn 50µm Các sinh cảnh

tự nhiên có Artemia hiện diện thường có chuỗi thức

ăn đơn giản và rất ít thành phần giống loài tảo.Artemia thường xuất hiện ở những nơi có nồng độmuối cao, vắng mặt các loài tôm, cá dữ và các độngvật cạnh tranh thức ăn khác như luân trùng, giáp xácnhỏ ăn tảo Ở các sinh cảnh này nhiệt độ, thức ăn vànồng độ muối là những nhân tố chính ảnh hưởngđến mật độ của quần thể Artemia hoặc ngay cả đến

sự vắng mặt tạm thời của chúng

Trong nghề nuôi Artemia trên ruộng muối, nôngdân thường sử dụng phối hợp phân chuồng (chủ yếu

là phân gà) kết hợp với phân vô cơ (Urea, DAP )

để gây màu trực tiếp (trong ao nuôi Artemia) hoặcgián tiếp (ngoài ao bón phân) trước khi cấp nước

“màu” (nước tảo) vào trong ao nuôi Phân gà khiđược bón trực tiếp vào ao nuôi, ngoài việc cung cấpdinh dưỡng kích thích tảo phát triển, phân còn lànguồn thức ăn trực tiếp cho Artemia Ngoài ra, khilượng nước tảo cung cấp vào ao hàng ngày thiếuhụt, nông dân còn sử dụng cám gạo, bột đậu nànhhoặc các loại phụ phẩm nông nghiệp khác để duytrì quần thể Artemia

Trang 6

BÀI 2

KỸ THUẬT NUÔI ARTEMIA

Artemia là loài giáp xác nhỏ chỉ sống ở nước lợ

mặn và chỉ sinh sản trứng ở nước có độ mặn cao, vì

vậy mà chỉ có ở ruộng muôi mới đủ tiêu chuẩn về

độ mặn cho artemia đẻ trứng Artemia sẽ đẽ con nếu

độ mặn thấp dưới 120.‰

I KỸ THUẬT NUÔI ARTEMIA TRÊN RUỘNG MUỐI

1 Thời vụ sản xuất Artemia

Trùng hợp với thời vụ sản xuất muối khác nhau

ở từng địa phương, chẳng hạng ở khu vực VĩnhChâu - Bạc Liêu, mùa vụ sản xuất Artemia bắt đầu

từ cuối tháng 11 và kết thúc vào đầu tháng 6 dươnglịch hàng năm, trong khi đó quá trình này kéo dài từđầu tháng 1 và kết thúc vào cuối tháng 8 ở khu vựcCam Ranh

Tuy nhiên, mùa vụ có thể kéo dài nếu nước mặnđược chuẩn bị sớm và độ mặn trong ao được duy trì

ở các tháng đầu của mùa mưa

2 Xây dựng ao nuôi Artemia

- Chọn điểm: Ngoài các yêu cầu về kỹ thuậttrong lựa chọn địa điểm cấy thả, trước khi xây dựng

kế hoạch cần lưu ý các điểm sau:

+ Ao nuôi gần nguồn nước biển nhằm khắc phụctình trạng thiếu nước, nhất là trong mùa khô

+ Ao nuôi thuận lợi trong giao thông nhằm vậnchuyển nguyên liệu, phân bón

- Diện tích: Để dể quản lý, diện tích ao nuôikhoảng 0.5 đến 1 ha là thích hợp nhất Ao thường

Trang 7

có dạng hình chữ nhật với chiều dài gấp 3 đến 4 lần

chiều rộng

- Hướng ao: Trục dài hoặc đường chéo của ao

nằm xuôi theo hướng gió chính của địa bàn, để

giúp cho việc thu trứng sau này được thuận lợi, vì

trứng nổi trên mặt nước sẽ được gió thổi tấp vào bờ

cuối gió

- Kỹ thuật xây dựng công trình: Ao nuôi thường

được xây dựng theo hai dạng: riêng rẽ hoặc trong

cùng một hệ thống, ở ao riêng rẽ thường tốn kém

hơn vì bờ ao cần được xây dựng chắc chắn và có hệ

thống cấp tháo nước riêng biệt; ở hệ thống kết hợp

chỉ cần chú ý tu sửa đê bao của toàn hệ thống, còn

kênh cấp tháo thì được phân bổ chung cho các ao

nên giảm được chi phí

Các chỉ tiêu cần lưu ý trong xây dựng:

Ở những nơi đất mới khai thác, hoặc dễ thẩm

lậu, bờ ao cần được xây dựng gia cố chắc chắn

(đầm nén, tô láng bờ )

- Công trình phụ: Để đáp ứng cho yêu cầu quản

lý, ao nuôi cần được lắp đặt các công trình phụ sau:

+ Lưới lọc cá: Dùng lưới nylon (cỡ mắc lưới từ

1-1.5 mm) để làm khung lọc nước hoặc may theo

dạng vèo để hứng nguồn nước cấp vào ao

+ Đập tràn: đập đất hoặc phai gỗ lắp ở cống chophép lớp nước nhạt tầng mặt (mùa mưa) được tháo

bỏ nhằm duy trì độ mặn cho ao nuôi

+ Nơi bón phân: được bố trí ngay nguồn nướccấp vào ao nuôi, thường được rào lại bằng tre hoặc

lá dừa nước để tránh phân bị trôi dạt

+ Rào phá sóng: được lắp đặt ở bờ cuối gió bằngcác vật liệu rẻ tiền (tre, lá dừa nước ) nhằm phásóng để trứng dễ tập trung nơi thu hoạch

+ Vách ngăn trứng: thường dùng nylon để lót

bờ nơi thu hoạch nhằm tránh trứng thất thoát vào

bờ đất, tuy nhiên cách này khá đắt tiền nên ngườidân thường dùng bùn nhão để tô láng góc bờ chỗthu hoạch

3 Quá trình thu gom nước mặn (đi nước) để thả Artemia

Nước mặn được chuẩn bị theo kỹ thuật làmmuối, theo nguyên tắc bốc hơi nước biển để tăng độmặn, để rút ngắn thời gian này nhiều biện pháp đãđược sử dụng như: nuôi nước mỏng, bừa trục, sangao để có đủ lượng nước và độ mặn theo yêu cầu,thường phải mất từ 2 đến 3 tuần

4 Các yêu cầu tối thiểu cho ao trước khi xuống giống

Trang 8

- Lượng nước và độ mặn: Lúc đầu vụ do nhiệt

độ môi trường còn thấp, chỉ cần mực nước ngập

trảng (đáy ao) vài phân (một đến hai lóng tai) là có

thể xuống giống, tuy nhiên cũng cần tính toán sao

cho lúc cá thể đạt cỡ trưởng thành, mực nước phải

đủ sâu để Artemia lẫn tránh sự săn bắt của chim

Mặc dù Artemia có thể sống ở độ muối thấp, ta

cũng không nên cấy thả Artemia ở độ muối dưới

80‰ (8 chữ), vì lúc này còn hiện diện rất nhiều

Fabrea, copepod, tảo độc hoặc tôm cá dữ làm hạn

chế tăng trưởng hoặc tiêu diệt hoàn toàn số Artemia

mới thả

Chuẩn bị thức ăn cho ao nuôi Artemia:

Bước này chỉ cần thiết cho những ao nghèo tảo

thức ăn (nước ao không màu hoặc màu nhạt), để

gây màu thường dùng các loại phân vô cơ (urea,

lân ) hoặc hữu cơ (phân heo, phân gà, phân bò,

phân dê, phân cút ) với liều lượng:

+ Phân hữu cơ: 500 đến 1000 kg/ha

+ Phân vô cơ : 50 đến 100 kg/ha

5 Thả giống

- Kỹ thuật ấp nở :

+ Dụng cụ: cân, xô, chậu, lưới lọc, ống dẫn khí,

đá bọt, máy thổi khí, đèn huỳnh quang

+ Điều kiện ấp nở:

 Ánh sáng: thắp đèn huỳnh quang cách mặtnước bể ấp khoảng 2 tấc

Những điểm cần lưu ý trong thao tác thả giống:

+ Cỡ giống thả: Cấy thả bằng giống mới nở(Naupli): hình thức này rất phổ biến, đặc biệt ởnhững nơi mới bắt đầu thử nghiệm nuôi Artemia

Trang 9

Cấy giống cỡ nhỏ (Naupli giai đoạn I) có trở ngại là

rất khó quan sát cá thể ở những ngày đầu, nhưng

chúng có thể chịu đựng sự sai khác lớn về nhiệt độ

và độ muối giữa nơi ấp nở và nơi cấy thả; do đó nếu

kéo dài thời gian ấp nở ấu thể sẻ phát triển đến giai

đoạn lớn hơn (Naupli giai đoạn II; tuỳ điều kiện

nhiệt độ trong bể ấp, thường thời gian để chuyển từ

Naupli giai đoạn I sang giai đoạn II mất khoảng 5

đến 8 giờ), khả năng trên sẻ giảm đi làm gia tăng tỉ

lệ tử vong lúc cấy thả

Cấy thả bằng giống lớn: khi cấy thả theo phương

pháp này cần lưu ý là phải thuần hoá giống thả (cho

một phần nước ao định thả vào thùng giống vừa

chuyển đến) để chúng thích nghi dần với nhiệt độ

và độ muối trước khi cấy thả vào ao

+ Thời gian thả thích hợp: Thích hợp nhất là thời

gian lúc sáng sớm (6 đến 7 giờ) hoặc chiều tối (17

đến 19 giờ), điều này cần nắm để tính toán kế hoạch

ấp nở cho hợp lý

+ Mật độ thả: Thường mật độ thả ở ao đất được

đề nghị là 50 cá thể cho mỗi lít, tuy nhiên theo quan

sát thực tế nếu ao nuôi được cấy thả ở mật độ lớn

hơn 100 cá thể trên lít thì sau 2 tuần ao nuôi bắt đầu

cho trứng, trong khi ở ao có mật độ thưa, quần thể

phải trải qua giai đoạn tăng gia mật độ trước khi

tham gia cho trứng

+ Vận chuyển giống: Nếu nơi cấy thả khá xa(thời gian vận chuyển từ một giờ trở lên) nơi ấp nởhoặc ao cung cấp giống, giống nở cần được santhưa, đóng oxy và hạ nhiệt độ của môi trường vậnchuyển để giảm thấp tỉ lệ hao hụt

+ Nơi thả giống: Thích hợp nhất là bờ ao phíatrên hướng gió, hoặc đầu nguồn nước cấp nhằmđảm bảo cho giống được phân bố đều trong ao.+ Nơi thu mẫu để đánh giá: Đối với giống lớnthì dễ dàng quan sát sự tồn tại của chúng trong aovừa cấy thả, ngược lại nếu cấy giống ấp nở thì rấtkhó phát hiện chúng trong hai ba ngày đầu; tuynhiên chúng có tập tính phân bố ở nơi trên hướnggió, hoặc góc bờ Dùng vợt bằng lưới mịn để thu vàquan sát mẫu

+ Quan sát mẫu: Ấu thể Artemia có màu trắngsữa hoặc trắng hồng, chúng bơi lội theo đường zig-zăg nhưng đường di chuyển ngắn hơn của Copepod,

có tập tính hướng quang dương (tập trung nơi cónhiều ánh sáng)

+ Những dấu hiệu xấu cho ao nuôi: Với sự xuấthiện riêng lẻ hoặc kết hợp của các yếu tố sau đây:fabrea, copepod, cá dữ, lab-lab, độ trong thấp, nhiệt

độ cao, chim xuất hiện các biện pháp khắc phụcnhư đã nêu trên

6 Những biện pháp chính trong quản lý ao nuôi

Trang 10

+ Cấp, tháo nước: Nhằm bù đắp sự thất thoát cột

nước do thẩm lậu hoặc bốc hơi, mặt khác để cung

cấp tảo thức ăn (nước xanh), lượng nước cấp vào ao

phải thoả mãn việc duy trì độ muối (90 đến 120‰)

và độ đục (25 đến 35 cm)

Tương tự, để đảm bảo chất lượng nước trong ao,

thường thì sau một tháng rưỡi đến hai tháng tính từ

lúc xuống giống, nên tiến hành thay từ 30% đến

50% lượng nước trong ao

+ Bón phân, cho ăn:

Bón phân (phân gà) 500 đến 1000 kg/ha/tháng,

Urea từ 50 đến 100 kg/ha/tháng

Phân gà được bón trực tiếp vào ao Artemia

(chúng lọc các chất dinh dưỡng hoặc vi khuẩn có

trong phân) hoặc ao bón phân để kích thích tảo phát

triển trước khi đưa vào ao nuôi; đối với Urea, chỉ

nên bón ở ao bón phân

Để đơn giản trong việc đánh giá thức ăn tự nhiên

của ao bón phân và ao nuôi, ngoài độ đục cần thiết

như đã nêu trên, thang màu đề nghị dưới đây dùng

để đánh giá thành phần tảo trong ao:

Vàng nâu Khuê tảo (Diatom) thức ăn có giá trị

dinh dưỡng cao cho Artemia

Xanh lá cây nhạt Tảo lục (Chlorophyta) đặc biệt là Chlamydomonas, không tốt cho Artemia Xanh lá cây

đậm Tảo lam (Cyanophyta), nhiều độc tố, lại kích thước lớn nên Artemia không

thể sử dụng được

Cho ăn: thỉnh thoảng cám gạo được bổ sung (từ

10 đến 20 kg/ha/ngày) khi ao nuôi thiếu thức ăn, tuynhiên hiệu quả sử dụng cám gạo của Artemia rấtthấp (từ 10 đến 20%), nên phần lớn cám gạo kếtlắng xuống đáy gây ô nhiễm môi trường (có thểkhắc phục bằng cách sàng lọc kỹ trước khi đưaxuống ao), vì giá đắt nên việc dùng cám gạo khôngkinh tế lắm

+ Chế độ bừa trục: Vừa có tác dụng đảo trộn phânbón trong ao, vừa có tác dụng diệt các mầm rong đáy(lab-lab), khi độ đục thích hợp có thể giảm chế độ bừatrục để hạ giá thành trong chi phí sản xuất

+ Gia cố công trình: Hàng ngày bên cạnh cáchoạt động nêu trên, trong quản lý ao cần phải thườngxuyên chăm sóc bờ bọng tránh rò gỉ thẩm lậu, kiểmtra lưới lọc để tránh sự xâm nhập của cá dữ

7 Thu hoạch và sơ chế sản phẩm

Tuỳ theo yêu cầu mà sản phẩm thu hoạch từ aoArtemia có thể là trứng bào xác hoặc sinh khối

Trang 11

+ Trứng bào xác (cyst): Tùy theo cách quản lý

ao và tình hình phát triển của quần thể, thường sau

2 tuần hoặc hơn tính từ lúc xuống giống, con cái bắt

đầu mang trứng: trứng trắng (đẻ con), hoặc trứng

nâu (trứng bào xác) Sau vài ngày ở ao có con cái

mang trứng bào xác, ta có thể quan sát trứng nổi

trên mặt của góc ao cuối gió, trứng có màu vàng

Sau đó rữa sạch lại nhiều lần bằng nước trong

ao, đoạn ngâm trứng trong nước muối bảo hòa (300

ppt = 25 đến 30 chữ), hàng ngày nên đảo trộn trứng

và rút bỏ cặn dưới đáy vật chứa Định kỳ hàng tuần

nên chuyển trứng cho sấy khô và bảo quản

+ Sinh khối (biomass): Được dùng làm thức ăn

phổ biến trong các trại giống và trại ương tôm cá

Để duy trì quần thể Artemia, một phần sinh khối

trong ao nuôi được thu hoạch theo định kỳ (hàng

tuần hoặc hàng tháng)

Sinh khối được thu bằng cách kéo lưới trực tiếptrong ao nuôi hoặc tháo một phần nước trong aonuôi và dùng lưới để chặn sinh khối lại

Trong sử dụng có thể dùng sinh khối tươi trực tiếphoặc chế biến hay đông lạnh để dùng dần về sau

8 Một số hiện tượng thường gặp trong ao nuôi

 Đuôi dài ("thả diều" = long tail pellet)

 Chậm lớn: Môi trường sống không thíchhợp (thiếu thức ăn, nhiệt độ, độ muối khôngphù hợp )

 Không tham gia sinh sản (không đẻ hoặc túi

ấp rổng): Thiếu ăn không đủ năng lượng chotái phát dục hoặc để phóng trứng

 Chết hàng loạt do chênh lệch độ muối hoặcnhiệt độ: Hiện tượng này dễ thấy, đặc biệtkhi cấy thả sinh khối cỡ lớn vào ao mới

Trang 12

 Hiện tượng co cụm (boiling effect): Quần thể

khoẻ mạnh, đặc biệt là những ngày nắng nhiều

 Nổi đầu vào sáng sớm: Khi ao bẩn, hoặc tảo phát

triển dày đặc, hậu quả làm thiếu oxy về đêm nên

KỸ THUẬT NUÔI MOINA

(TRỨNG NƯỚC)

BÀI 1 GIỚI THIỆU VỀ MOINA

I Giới thiệu

- Daphnia là loài giáp xác nước ngọt nhỏ gọi làrận nước Tên này không những ám chỉ đến kích

Trang 13

thước bé nhỏ mà còn ở chuyển động giật cục của

chúng trong nước Các chi rận nước (Daphnia) và

trứng nước (Moina) có quan hệ họ hàng gần với

nhau Chúng xuất hiện ở khắp nơi trên thế giới và

thường được gọi dưới tên chung là daphnia

- Cấu tạo cơ thể của trứng nước gồm đầu và

thân Râu là phương tiện di chuyển chính Đôi mắt

lớn nằm dưới lớp da ở hai bên đầu Một trong

những đặc điểm chính đó là cơ thể chúng được bao

phủ bởi một khung xương Chúng tự lột lớp vỏ này

một cách định kỳ Túi ấp nơi trứng và ấu trùng phát

triển nằm trên lưng của con cái Ở rận nước túi này

đóng kín nhưng ở trứng nước (hay bo bo) nó lại mở

- Có sự khác biệt đáng kể về kích thước giữa các

chi Trứng nước có kích thước tối đa chỉ bằng một

nửa rận nước Trứng nước trưởng thành (700 –

1.000 µm) có kích thước gần gấp đôi ấu trùng

artemia (500 µm) và gần gấp 2 - 3 lần kích thước

của trùng bánh xe trưởng thành (rotifer) Tuy nhiên,

trứng nước mới nở (nhỏ hơn 400 µm) gần bằng hay

hơi lớn hơn trùng bánh xe trưởng thành và nhỏ hơn

ấu trùng artemia

- Cá bột của một số loài cá nước ngọt có thể ăn

trứng nước ngay từ khi mới nở Tuy nhiên, cần biết

rằng trứng nước rất khó phân tách theo kích thước

Thí nghiệm lọc trứng nước bằng lưới nhuyễn kích

thước 500 µm tại UF/IFAS Tropical AquacultureLaboratory cho kết quả với số lượng không đáng kể.Trong chăn nuôi, cần lưu ý đến khối lượng trứngnước tiêu thụ vì chúng lớn rất nhanh, cá bột không

ăn nổi Nếu những con trứng nước lớn này tập trungvới mật độ cao, chuyển động giật cục của chúng cóthể gây hoảng sợ cũng như tổn thương cho cá bột

- Ở Singapore, loài Moina micrura nuôi trong

ao hồ bón chủ yếu bằng phân gà hay phân heo,được sử dụng làm thức ăn chính cho cá bột của cácloài cá cảnh nhiệt đới, tỷ lệ cá sống bình quân lênđến 95 - 99% ở kích thước 20 cm Không may, córất ít thông tin về phương pháp nuôi trứng nước đạitrà và nếu có thì chỉ là những bản đánh máy hayxuất bản hạn chế

II Môi trường sống

- Bo bo (trứng nước) xuất hiện với mật độ cao ởcác ao, hồ, vũng nước, dòng chảy chậm và đầm lầynơi có nhiều chất hữu cơ Chúng đặc biệt tập trung

ở những vùng nước ấm nơi có đầy đủ điều kiện đểchúng phát triển

- Bo bo hoàn toàn thích nghi với nguồn nướckém chất lượng Chúng có thể sống nơi nồng độoxy hoà tan từ 0 cho đến bão hoà Bo bo đặc biệtthích nghi với sự biến đổi của nồng độ oxy và

Trang 14

thường sinh sôi với số lượng lớn trong môi trường

nước ô nhiễm ở cống rãnh Bo bo được cho là có

vai trò quan trọng trong việc xử lý các hồ chứa

nước thải Chúng có thể sống sót trong môi trường

nghèo oxy nhờ khả năng tổng hợp hemoglobin Sự

hình thành hemoglobin dựa trên mức độ oxy hoà tan

trong nước Hemoglobin có lẽ cũng phát sinh bởi

nhiệt độ cao và mật độ bo bo

- Bo bo chịu đựng được tầm nhiệt độ rất cao và

dễ dàng vượt qua biến đổi nhiệt độ trong ngày từ

5 - 310C, nhiệt độ tối ưu với chúng là 24 - 310C

Khả năng chịu đựng tốt của bo bo là điểm thuận

lợi đối với các trang trại kinh doanh cá ở miền

Nam nước Mỹ và việc ươm nuôi làm thức ăn cho

cá cảnh tại nhà

3 Thức ăn

Bo bo ăn các loại vi khuẩn, men bia, vi tảo và

mùn bã hữu cơ (thối rữa) Vi khuẩn và nấm men có

giá trị dinh dưỡng cao Số lượng bo bo phát triển

nhanh nhất khi lượng vi khuẩn, men bia và vi tảo

dồi dào Bo bo là một trong những sinh vật phù du

có thể tiêu thụ tảo xanh Microcystis aeruginosa Cả

bã hữu cơ động lẫn thực vật đều cung cấp năng

lượng cho sự tăng trưởng của bo bo Chất lượng của

mùn bã hữu cơ phụ thuộc vào nguồn gốc và độ tuổi

của chúng

4 Vòng đời

- Bo bo có thể sinh sản theo cách vô tính và hữutính Thông thường, bo bo gồm toàn con cái sinhsản theo cách vô tính Ở điều kiện tối ưu, bo bo cái

từ 4 - 7 ngày tuổi bắt đầu sinh sản với số lượng từ 4

- 22 con Mỗi lứa cách nhau từ 1 - 2 ngày, mỗi concái đẻ từ 2 - 6 lần trong đời

- Ở điều kiện môi trường bất lợi, con đực xuấthiện và sinh sản hữu tính bắt đầu, tạo ra trứng tiềmsinh tương tự như trứng artemia Điều kiện chuyểnđổi từ sinh sản vô tính sang hữu tính ở bo bo là việccắt giảm nguồn thức ăn, kéo theo nhiều trứng đượctạo ra Như vậy, việc cung cấp đầy đủ thức ăn là cầnthiết vì nó kích thích bo bo sinh sản theo cách vôtính, nhờ đó có rất ít số lượng trứng tiềm sinh đượctạo ra

- Mật độ cao ở rận nước có thể làm sự sinh sảnsụt giảm một cách đáng kể nhưng điều này khôngxảy ra ở bo bo Số lượng trứng sinh ra ở rận nướcDapnia magna sụt giảm mạnh khi mật độ từ 95 -

115 cá thể trưởng thành trên 25 - 30 lít Mật độ nuôithích hợp ở rận nước được ghi nhận là 500 con/lít.Tuy nhiên, mật độ nuôi thích hợp ở bo bo là 5.000con/lít và do đó chúng thích hợp trong chăn nuôithâm canh

Trang 15

- So sánh sự sinh sản trong các hồ nuôi Daphnia

magna và Moina macrocopa bón bằng men bia và

ammonium nitrate NH4NO3 cho thấy lượng thu

hoạch ở bo bo (106 - 110 g/m3) lớn gấp 3 - 4 lần so

với thu hoạch ở rận nước (25 - 40g/m3) Khối lượng

thu hoạch hàng ngày ở bo bo với thức ăn vi tảo nuôi

bằng phân hữu cơ đạt 375 g/m3

5 Giá trị dinh dưỡng

Giá trị dinh dưỡng của bo bo (trứng nước) phụ

thuộc vào độ tuổi và loại thức ăn mà chúng được

nuôi Dù vậy, lượng protein ở bo bo chiếm 50%

khối lượng khô Bo bo trưởng thành chứa nhiều

chất béo hơn bo bo non Lượng chất béo chiếm 20

27% khối lượng khô ở bo bo cái trưởng thành và 4

-6% ở bo bo non

Trang 16

BÀI 2

KỸ THUẬT NUÔI MOINA

Nguyên tắc sản xuất bo bo dựa trên chuỗi bầy

nuôi liên tiếp Bầy nuôi mới được tạo ra hàng ngày

trong các bồn chứa riêng biệt Khi tất cả nấm men,

vi khuẩn và tảo được tiêu thụ hết, thường từ 5-10

ngày sau khi ươm, bo bo được thu hoạch và bầy

khác được ươm tiếp Nguyên tắc này đặc biệt thích

hợp khi có một số lượng nhất định bo bo được thu

hoạch mỗi ngày bởi vì việc sản xuất hàng ngày

được điều khiển tốt hơn nhiều

Một nhóm bồn nuôi cũng thích hợp để duy trì

sự đồng nhất vì rất ít khả năng bo bo có đối thủcạnh tranh (chẳng hạn như sinh vật đơn bào, trùngbánh xe, giáp xác copepod) hay những kẻ săn mồi(như thủy tức, bọ gạo, ấu trùng bọ bắp cày hay càniễng, ấu trùng chuồn chuồn hay con xin cơm) Bồn nuôi có thể duy trì đến 2 tháng hay hơnbằng việc thu hoạch hàng ngày, thay nước, cho ănthường xuyên và duy trì tốc độ tăng trưởng Sau đó,bồn nuôi sẽ không sinh sôi nhanh chóng khi bónthức ăn Khi chúng không còn phát triển tốt nữa, nênthu hoạch toàn bộ bo bo và bắt đầu nuôi bầy mới

Bo bo có thể được sản xuất bằng cách nuôi kếthợp với thức ăn của chúng hay nuôi riêng rẽ Nuôikết hợp đơn giản hơn nhưng nuôi riêng rẽ lại chokết quả tốt hơn

Khi nuôi riêng rẽ, bồn nuôi vi tảo được đặt saocho nó chảy vào bồn bo bo Sản xuất từ những bồnriêng biệt có điểm bất lợi là cần nhiều không gian

để nuôi vi tảo Tuy nhiên cũng có điểm thuận lợi là

ít có khả năng lây nhiễm bệnh, điều khiển tốt hơn

và thu hoạch được nhiều bo bo hơn

* Lưu ý: dù áp dụng cách nuôi dưỡng nào cũngluôn phải duy trì hàng loạt hồ nuôi bo bo để đềphòng trường hợp chúng bị chết

Trang 17

I BỒN NUÔI

- Bồn nuôi trung bình có thể tích khoảng 38 lít

Tuy nhiên, thể tích này chỉ đủ cung cấp cho nhu cầu

của một người nuôi cá bình thường Để nuôi với

mục đích thương mại thì phải sử dụng bồn chứa, hồ

nhân tạo (bằng xi măng, kim loại, plastic hay sợi

thủy tinh) và hồ đất Ngoài ra, bất cứ vật dụng nào

cũng có thể được tận dụng như bồn tắm cũ, bồn rửa

chén, ngăn tủ lạnh và chậu nhựa Đừng sử dụng loại

bồn kim loại, ngoại trừ chúng được làm bằng loại

thép không rỉ

- Trong những bồn chứa lớn, độ sâu của nước

không nên vượt quá 90 cm, từ 40 đến 50 cm là lý

tưởng Mực nước nông giúp các sinh vật phù du

quang hợp và nồng độ ôxy hòa tan được tốt hơn

- Bồn nuôi bo bo nên để ở nơi có ánh sáng

khuếch tán và bóng râm Môi trường có cây cối và

mái che bằng vải bạt (giảm 50-80% cường độ chiếu

sáng) là lý tưởng Bồn nuôi cần được che mưa để

tạo độ ổn định và chắn lưới để phòng ngừa các loại

côn trùng ăn thịt

- Bồn nuôi không cần phải giữ quá sạch nhưng

một số thứ như tảo sợi và ấu trùng của các loài côn

trùng ăn thịt (lăng quăng, chuồn chuồn, bọ…) có

thể làm giảm sản lượng bo bo Bồn nuôi cần được

sát trùng trước bằng cách phơi khô hay tẩy bằng

dung dịch acid nhẹ HCl có nồng độ 30%

II MÔI TRƯỜNG NƯỚC

- Bo bo rất nhạy cảm với các chất hóa học vàkim loại (như đồng, kẽm là những chất thường xuấthiện trong nước máy), bột giặt, chất tẩy và nhữngchất độc hại khác trong nguồn nước Phải đảm bảobồn nước không bị nhiễm những chất độc trên Nênsục khí nước máy trong ít nhất hai ngày để chlorbay hơi, hay bỏ chất trung hòa chlor như sodiumthiosulfate (Na2S2O3) nếu muốn rút ngắn thời gian.Nguồn nước tự nhiên là lý tưởng Nước mưa cũngrất tốt để nuôi bo bo nếu được hứng từ vùng không

bị ô nhiễm không khí Nước đã qua xử lý lọc cũng

có thể dùng được

- Nhiệt độ lý tưởng để nuôi bo bo là từ 24 đến

310C Chúng chỉ có thể chịu đựng được nhiệt độ caohơn 320C trong một thời gian ngắn Tuy nhiên, nhiệt

độ thấp khiến chúng sinh sản chậm lại

III SỤC KHÍ

Sục khí giúp cung cấp ôxy hòa tan cho bo bo,trộn đều thức ăn và gia tăng lượng sinh vật phù du,dẫn đến kết quả là gia tăng số lượng trứng, số lượng

bo bo cái mang trứng và mật độ bo bo Duy trì mộtdòng chảy nhỏ trong bồn cũng giúp gia tăng sự sinhsản Hồ có dung tích 1,5 m3 chỉ cần duy trì từ 1 đến

2 ống sục khí Nên tránh điều chỉnh để bọt khí thậtyếu vì đầu sục có thể bị kẹt làm bo bo ngộp thở nổilên mặt nước và có thể chết

Ngày đăng: 16/10/2014, 14:57

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: : Vòng đời của Artemia (theo Sorgeloos - Kỹ thuật nuôi artemia và Moina
Hình 1 : Vòng đời của Artemia (theo Sorgeloos (Trang 4)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w