KỸ THUẬT NUÔI SÂU GẠO (thức ăn cho chim, cá cảnh)
Sâu gạo là loại thức ăn bổ dưỡng và khoái khẩu của nhiều loại chim ăn sâu cũng như một số loài cá cảnh (đặc biệt là cá rồng). Hiện nay, một số người chơi chim, cá cảnh tự nhân giống và nuôi sâu gạo làm thức ăn cho vật cưng của mình.
1. Kỹ thuật ni sâu gạo
- Sâu gạo, tên tiếng Anh là Superworm, tên khoa học là Zoophobas mario, khi trưởng thành, chúng dài khoảng 6 - 8cm. Chúng rất dễ nuôi, và sống rất lâu, nếu môi trường sống không chật chội, được cho ăn uống đầy đủ, đúng cách, chúng sẽ sống đến 6 - 7 tháng.
- Sâu gạo có thể ni được trong một thùng nhựa hay bể kiếng với thể tích khoảng 40 lít nước. Trước khi cho sâu vào, cần phải rải một lớp cám màu vàng, loại được dùng để làm thức ăn cho gà con, dày khoảng 3cm. Trong một thùng với thể tích nêu trên có thể chứa được khoảng 1000 con sâu gạo.
- Thức ăn chủ yếu của chúng là từ lớp cám thức ăn của gà con. Ngoài ra, táo, khoai tây, cà rốt cắt từng lát mỏng, và rau xà lách là nguồn thức ăn cung cấp nước cho giống sâu này. Khoảng 2 - 3 tháng, bạn nên thay lớp cám trong thùng, vì bọn sâu này sẽ ăn hết lớp cám cũ. Một điều nên ghi nhớ là các nguồn thức ăn cung cấp nước cho sâu, nên được thay mỗi 3 - 4 ngày/lần, vì nếu thiếu chúng, sâu sẽ tự ăn thịt lẫn nhau để thay thế cho nguồn nước.
- Nếu bạn muốn thêm chất bổ dưỡng cho cá rồng hay các chú chim q của mình, thì có thể cho sâu gạo ăn thêm các loại thức ăn khơ đã có sẵn vitamin. Khi chúng đã ăn no (sau 24 tiếng) các thức ăn bổ
dưỡng kia thì thảy cho cá hay chim ăn. Ni sâu chỉ có thế, rất đơn giản và sạch sẽ nhẹ nhàng, nhưng kết quả thì tuyệt vời.
- Một điều xin lưu ý là sâu gạo chịu lanh rất dở, khi nhiệt độ dưới 170C, chúng sẽ chết một cách mau lẹ. Nhiệt độ thích hợp cho giống sâu là là từ 21 - 270C.
2. Kỹ thuật gây giống sâu gạo
- Kích thích sâu chuyển nhộng: Muốn kích thích chúng thành con nhộng nên có các hộp có từng ngăn nhỏ để bỏ riêng từng con sâu gạo vào, và đậy nắp lại, để trong bóng tối trong khoảng vài ngày đến 2 tuần. Nắp đậy nên kht lỗ nhỏ để có dưỡng khí oxygen cho sâu thở.
- Giống sâu này khi bị cho vào trong mơi trường cuộn trịn, chật cứng cộng thêm bóng tối sẽ thúc đẩy quá trình tiến hóa để trở thành con nhộng trong khoảng vài ngày đến 2 tuần. Khi mới bắt đầu nên chọn 50 - 100 con sâu gạo để biết chắc trong 50 - 100 con này sẽ có đủ sâu đực và sâu cái. Trong khoảng vài ngày đến 2 tuần, sâu vì bị bắt ép phải cuộn trịn trong tình trạng khó nhúch nhích, chúng sẽ trở thành con nhộng. Con nhộng trong thời gian 2 - 3 tuần sẽ khơng ăn gì mà sẽ từ từ biến dạng thành con bọ.
- Sau khi biến dạng thành con bọ (bọ sâu), khoảng 24 - 48 tiếng sau nữa chúng sẽ cứng cáp. Lúc này nên lấy chúng ra và bỏ vào thùng để mang ra ánh sáng (tuyệt đối không để ánh nắng rọi trực tiếp vào chúng, vì chúng sẽ chết trong khoảng nửa tiếng dưới ánh sáng chiếu trực tiếp), nơi chúng sẽ giao hợp và sinh sản.
- Bên trong thùng là một lớp cám cho gà con ăn khoảng 3cm. Thùng này chỉ nên là thùng để nuôi dưỡng các bọ sâu, không nên để chung các bọ đen với đám sâu gạo.
- Trong khoảng 2 tuần đầu bọ sâu sẽ không làm chi cả mà chỉ hút nước từ các miếng táo đã được lát mỏng. Vì thế trong thời gian 2 tuần này nên thay táo hay khoai tây 2 - 3 ngày một lần.
- Sau khoảng 2 tuần, chúng sẽ bắt đầu tụ tập trên các vỉ đựng trứng gà đã được đặt sẵn cho chúng. Trên các vỉ trứng này, hay phía bên dưới, đám bọ đen sẽ giao hợp và đẻ trứng. Trứng của chúng nhỏ li ti, khó thấy được.
- Trứng sẽ nở ở nhiệt độ từ 22 - 270C. Trong thời gian này, không nên đụng chạm, di chuyển bất kỳ vật gì trong thùng, tuyệt đối khơng được tác động gì đến chúng.
- Cần chú ý không để nhiệt độ hạ thấp hơn mức 220C vì trứng sẽ khơng nở.
MỤC LỤC
PHẦN 1: KỸ THUẬT NUÔI ARTEMIA .....5
BÀI 1: ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA ARTEMIA ...5
BÀI 2: KỸ THUẬT NUÔI ARTEMIA........11
PHẦN 2: KỸ THUẬT NUÔI MOINA ........23
BÀI 1: GIỚI THIỆU VỀ MOINA................23
BÀI 2: KỸ THUẬT NUÔI MOINA.............29
PHẦN 3: KỸ THUẬT NUÔI LUÂN TRÙNG BRACHIONUS PLICATILIS......................40
BÀI 1: ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA LUÂN TRÙNG BRACHIONUS PLICATILIS........40
BÀI 2: KỸ THUẬT NUÔI LUÂN TRÙNG BRACHIONUS PLICATILIS .....................53