1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Kỹ thuật nuôi bò thịt hiệu quả cao

25 666 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 410,5 KB

Nội dung

LỢI ÍCH TỪ VIỆC NUƠI BỊ THỊTMơ hình nuơi bị thịt ở nước ta phát triển chậm hơn so với bị sữa. Tuy nhin trong những năm gần đây, mô hình nuơi bị thịt đ pht triển mạnh mẽ ở nhiều địa phương trong cả nước. Nhiều nơi đ tận dụng được lợi thế về ven đê, đồng cỏ và phụ phẩm công nghiệp dồi dạt đ pht triển mạnh đàn bị thịt v đem lại hiệu quả kinh tế cao, nhiều hộ gia đình đ giu ln từ đàn bị thịt của mình. Để việc nuôi bị thịt đạt hiệu quả và cho năng suất cao, địi hỏi b con phải nắm bắt được kỹ thuật nuôi, chăm sóc và phịng trị bệnh. Những kiến thức trình by trong sch đ được chúng tôi sưu tầm và nghiên cứu từ nhiều nguồn tài liệu quý gi, sau đó chắc lọc những kiến thức cần thiết rồi biên soạn thành sách với mục đích là giúp bà con có thêm kinh nghiệm trong việc nuôi và chăm sóc bị thịt. Hy vọng quyển sách sẽ mang lại nhiều điều bổ ích cho bà con nông dân.

NGUYỄN VĂN TUYẾN GIÚP NHÀ NÔNG LÀM GIÀU KỸ THUẬT NUÔI BÒ THỊT NHÀ XUẤT BẢN THANH NIÊN 1 2 LỢI ÍCH TỪ VIỆC NUÔI BÒ THỊT Mô hình nuôi bò thịt ở nước ta phát triển chậm hơn so với bò sữa. Tuy nhiên trong những năm gần đây, mô hình nuôi bò thịt đã phát triển mạnh mẽ ở nhiều địa phương trong cả nước. Nhiều nơi đã tận dụng được lợi thế về ven đê, đồng cỏ và phụ phẩm công nghiệp dồi dạt đã phát triển mạnh đàn bò thịt và đem lại hiệu quả kinh tế cao, nhiều hộ gia đình đã giàu lên từ đàn bò thịt của mình. Để việc nuôi bò thịt đạt hiệu quả và cho năng suất cao, đòi hỏi bà con phải nắm bắt được kỹ thuật nuôi, chăm sóc và phòng trị bệnh. Những kiến thức trình bày trong sách đã được chúng tôi sưu tầm và nghiên cứu từ nhiều nguồn tài liệu quý giá, sau đó chắc lọc những kiến thức cần thiết rồi biên soạn thành sách với mục đích là giúp bà con có thêm kinh nghiệm trong việc nuôi và chăm sóc bò thịt. Hy vọng quyển sách sẽ mang lại nhiều điều bổ ích cho bà con nông dân. 1 2 PHẦN 1 KỸ THUẬT NUÔI BÒ THỊT I. KỸ THUẬT LÀM CHUỒNG TRẠI Chuồng trại trong chăn nuôi bò thịt cần phải đảm bảo che nắng, che mưa, chống gió lùa, dễ thao tác vệ sinh, không gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Chuồng trại nên xây cách nhà ở tối thiều là 4m, hướng chuồng quay về hướng Nam hoặc Đông Nam để đảm bảo ánh sáng và độ thông thoáng của chuồng. Chuồng trại nên làm một mái, mái làm bằng vật liệu nhẹ tận dụng tại địa phương như rơm, cỏ tranh , các vật liệu này không hấp thụ nhiệt nên làm chuồng nuôi mát mẻ. Trước mỗi chuồng cần xây máng ăn, phía sau chuồng liền với sân chơi và có hàng rào bao bọc, ngoài sân chơi cần bố trí các bể uống nước cho bò. Khi xây chuồng phải đảm bảo mật độ nuôi 2,5 - 3m 2 (1,5 x 2m)/con, chuồng nuôi phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ và luôn khô ráo. II. THỨC ĂN CHO BÒ Thức ăn cho bò bao gồm ba loại thức ăn sau: - Loại thức ăn thô xanh: Bò là động vật ăn cỏ nên không một loại thức ăn nào có thề thay thế hoàn toàn được cỏ. Lượng cỏ mà bò ăn trong ngày đạt từ 10 - 20kg/con. Nếu bò ăn chưa đủ thì có thể bổ sung cỏ cắt đã được phơi 1 - 2 nắng đề tăng lượng chất thô cho bò. - Loại thức ăn khô rơm: Rơm là loại thức ăn phổ biến, kinh tế, tuy nhiên để tăng hiệu quả sử dụng, rơm cần được xử tý trước khi cho bò ăn bằng cách ủ với urê. - Loại thức ăn hỗn hợp: Do chất lượng thô xanh không thể cung cấp đầy đủ cho nhu cầu dinh dưỡng của bò thịt, do vậy cần phải bổ sung thức ăn tinh trong giai đoạn bò mang thai, nuôi con, nhất là trong giai đoạn vỗ béo. Thức ăn tinh tốt nhất trên thị trường hiện nay dùng cho bò nuôi thịt là thức 1 2 ăn hỗn hợp Con Cò C42 của Cty thức ăn gia súc Con Cò. Thức ăn Con Cò C42 được sản xuất với công thức cân đối các thành phần dinh dưỡng như đạm, khoáng, năng lượng đáp ứng cho việc bổ sung dinh dưỡng nhằm tăng cường khả năng tăng trọng của bò. III. KỸ THUẬT CHĂM SÓC 1. Chăm sóc bê từ 1 đến 6 tháng tuổi Bê sau khi sinh ra phải được cắt rốn và bóc móng. Bê sinh ra phải được cho bú ngay và bú hết sữa đầu từ 7 - 10 ngày, sau đó cho bê bú bình thường. Đây là giai đoạn nuôi bê bằng sữa mẹ nên cần phải nuôi bò mẹ tốt để có đủ lượng sữa cho bê. Thức ăn cho bò mẹ phải được bổ sung thêm thức ăn hỗn hợp. Lượng sữa mẹ giảm dần theo tháng tuổi của bê. Để đáp ứng yêu cầu phát triển của bê và tạo điều kiện cho việc cai sữa cần tập cho bê ăn sớm bằng thức ăn hỗn hợp Con Cò C42. 2. Khẩu phần thức ăn cho bê Ngày tuổi Khẩu phần (kg/ngày) Sữa nguyên Thức ăn Con Cò C42 Cỏ khô Cỏ tươi 10 - 30 6 30 - 80 3 0,4 0,2 - 0,7 80 - 160 1 0,2 - 0,7 4 160 - 180 1,5 0,2 - 0,7 5 - 10 3. Chăm sóc bê trong giai đoạn trưởng thành (7 - 21 tháng) Cần tiến hành cai sữa cho bê sau 6 tháng tuổi, 8 tháng. Đây là giai đoạn chuyển chế độ nuôi dưỡng từ sữa mẹ sang sử dụng thức ăn thô xanh, cho nên cần đảm bảo số lượng và chất lượng thức ăn cho bê để bê phát triển tốt. 1 2 4. Khẩu phần thức ăn cho bê Trọng lượng cơ thể (kg) Khẩu phần (kg/ngày) Thức ăn hỗn hợp Con Cò C42 Cỏ tươi Cỏ khô 100 - 175 1,2 10 - 16 1 - 1,5 175 - 320 1,5 20 - 30 2 Lưu ý: Khi Sử dụng C42 cho bê ăn 2 lần/ngày trước khi cho ăn cỏ tươi. 5. Bò vỗ béo (21 - 24 tháng tuổi) Để rút ngắn thời gian nuôi và đạt trọng lượng cao nhất trong thời gian ngắn nhất nhằm nâng cao số lượng và chất lượng thịt, thời điếm vỗ béo tốt nhất là từ 21 - 24 tháng tuổi. 6. Phương pháp vỗ béo Có thể áp dụng một trong hai phương pháp sau: - Phương pháp 1: Chăn thả kết hợp với bổ sung thức ăn tại chuồng. Bò được chăn thả trên đồng vào buổi sáng. Buổi chiều cho ăn cỏ cắt, rơm ủ urê, rỉ mật và thức ăn cám Con Cò C42 tại chuồng. Chú ý đối với bò vỗ béo nên hạn chế hoạt động vì vậy chỉ nên chăn thả ở đồng cỏ gần. - Phương pháp 2: Vỗ béo hoàn toàn tại chuồng. Bò được nuôi nhốt hoàn toàn để hạn chế hoạt động, cỏ cắt, rơm ủ urê, rỉ mật và thức ăn cám Con Cò C42 được cho ăn tại chuồng. Khẩu thức ăn cho bò vỗ béo/ngày Thể trọng bò (kg) Thức ăn thô xanh (kg) Thức ăn khô (kg) Thức ăn hỗn hợp Con Cò C42 (kg) Rỉ mật đường (kg) 230 - 260 20 3 2 0,5 290 30 4 3,5 1,0 320 - 350 35 5 5 1,5 7. Bò mang thai 1 2 Bò mang thai từ tháng thứ 6 trở đi, ngoài thức ăn thô xanh, phải bổ xung thêm 1- 1,5kg cám hỗn hợp Con Cò C42/1 bò/ngày. 1 2 PHẦN 2 KỸ THUẬT CHO BÒ SINH SẢN Trong chăn nuôi bò cái sinh sản, mục tiêu là làm sao để bò cái sinh sản con giống tốt, đồng thời cũng cần chú trọng số lượng bê con mà bò mẹ đẻ ra, tức là phải làm sao để bò cái đẻ càng nhiều lứa càng tốt và mỗi lứa phải đảm bảo chất lượng bê con khỏe mạnh. Để đạt được mục tiêu này, ngoài việc chăm sóc bò mẹ phát triển tốt, phải rút ngắn khoảng cách giữa các lứa đẻ đảm bảo sao cho bò mẹ đẻ mỗi năm một lứa là hợp lý. Nếu không có biện pháp chăm sóc tốt thì giai đoạn từ khi đẻ đến khi phối giống có chửa lứa kế tiếp bị kéo dài. Vì vậy, nông dân cần chú ý chăm sóc và phát hiện bò cái động dục sớm để giai đoạn từ khi đẻ đến khi phối giống có chửa lứa kế tiếp chỉ kéo dài khoảng 2 - 3 tháng. Bò cái trước, trong và sau khi đẻ cần phải được chăm sóc cẩn thận. Vào giai đoạn trước khi đẻ 2 tháng và ngay sau khi đẻ, nuôi dưỡng bò cái hợp lý, phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của gia súc. Chăm sóc chu đáo bò cái vào lúc đẻ như: vệ sinh chuồng đẻ sạch sẽ, bảo đảm các điều kiện vệ sinh và hộ lý tốt, dự phòng những tai biến trong khi sinh. Sau khi bò đẻ nên dùng dung dịch Rivanol 1 - 2% hoặc dung dịch Lugol để thụt rửa tử cung. Trong trường hợp đẻ khó, sót nhau hoặc bị viêm nhiễm đường sinh dục, cần can thiệp và điều trị kịp thời, tích cực để sớm phục hồi chức năng sinh sản của bò cái. Ngoài việc chăm sóc tốt bò cái, nông dân cần chú ý phát hiện động dục kịp thời cho bò để tiến hành phối giống trực tiếp hoặc thụ tinh nhân tạo vào thời điểm thích hợp. Do vậy, để phát hiện chính xác bò cái động dục và thực hiện phối tinh hiệu quả, nông dân cần có sổ ghi chép các số liệu sinh sản của mỗi con bò như tuổi; ngày đẻ lần cuối; lần đẻ cuối có diễn ra bình thường không; ngày, tháng động dục Quan sát để phát hiện động dục 2 - 3 lần/ngày, thả bò cái ra bãi chăn hoặc một khoảng trống để dễ dàng quan sát các dấu hiệu động dục. Có thể sử dụng biện pháp hỗ trợ phát hiện động dục như sờ nắn qua trực tràng. Tiến hành phối giống trực tiếp hoặc thụ tinh nhân tạo cho bò cái đạt tỉ lệ thụ thai cao. Sử dụng những con đực giống tốt rồi thả chung với đàn bò cái. Đực giống trong đàn đảm bảo tỷ lệ 1/20 - 25. Bò đực giống phải được nuôi dưỡng tốt để tạo ra bê con được tốt. Nếu thụ tinh nhân tạo thì khi phát hiện thấy bò động dục báo ngay cho dẫn tinh viên để phối giống kịp thời. 1 2 Trong thụ tinh nhân tạo cần chọn lựa và sử dụng loại tinh chất lượng tốt để phối giống và thụ tinh đúng kỹ thuật. Các thao tác chuẩn bị thụ tinh nhân tạo phải tiến hành trong bóng râm và tránh tia nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào tinh. Phải tiến hành phối tinh trong điều kiện yên tĩnh, không gây tác động thô bạo cho bò cái. Thời điểm phối tinh thích hợp nhất là vào nửa thứ hai của thời gian động dục. Thông thường người chăn nuôi tiến hành quan sát các dấu hiệu động dục 2 lần/ngày, nếu thấy bò cái động dục vào buổi sáng thì phối vào lúc chiều tối, còn nếu thấy động dục vào buổi tối thì phối vào sáng sớm ngày hôm sau (có thể tiến hành phối tinh lặp lại, 12 giờ sau lần phối thứ nhất). Trong trường hợp có một số con bò cái động dục sớm sau khi đẻ, nhưng cũng không nên phối tinh sớm trước 2 tháng sau đẻ vì tỷ lệ thụ thai thường thấp gây tốn kém chi phí thụ tinh, tốt nhất là phải để cho bò cái phục hồi sức khỏe sau khi sinh trên 2 tháng mới phối giống lứa tiếp theo. I. CHỌN BÒ CÁI SINH SẢN LÀM GIỐNG Một con bò cái sinh sản tốt phải đạt các yêu cầu sau: * Đẻ sớm và khoảng cách giữa hai lần đẻ ngắn. - Đẻ sớm: Tức là bò cái đẻ lứa đầu trung bình ở khoảng từ 27 – 30 tháng tuổi (bò động dục lần đầu ở khoảng 18 đến 21 tháng tuổi). - Khoảng cách giữa hai lần đẻ ngắn: tốt nhất là bò cái đẻ năm một, tức là cứ 12 – 14 tháng đẻ một con bê. * Ngoại hình thể hiện là một con bò cái sinh sản tốt, cụ thể là: - Có dáng thanh nhẹ, da mỏng, lông thưa, thuần tính, hiền lành, các phần đầu, cổ, thân và vai kết hợp hài hòa. - Đầu thanh nhẹ, mõm rộng, mũi to, hàm răng đều đặn, trắng bóng, cổ dài vừa phải và thanh, da cổ có nhiều nếp nhăn. - Ngực sâu và rộng; xương sườn mở rộng, cong về phía sau, bụng to nhưng không sệ, bốn chân thẳng và mảnh, móng khít, mông nở, ít dốc. - Bầu vú phát triển về phía sau, 4 núm vú đều, dài vừa phải, không có vú kẹ, da vú mỏng, đàn hồi, tĩnh mạch vũ nổi rõ, phân nhánh ngoằn nghèo. 1 2 II. KỸ THUẬT PHỐI GIỐNG CHO BÒ * Phát hiện động dục và đưa bò cái đi phối giống - Phát hiện kịp thời bò động dục: Khi bò cái động dục có những biểu hiện chủ yếu như sau: bò kêu rống, đi lại bồn chồn, phá chuồng, ăn kém hoặc bỏ ăn, con vật hưng phấn cao độ, thích nhảy lên lưng con khác sau đó đứng yên để con khác nhảy lên, âm hộ hơi mở, màu đỏ hồng, dịch nhờn chảy ra từng sợi từ mép âm hộ. - Thời điểm phối giống thích hợp: + Bò cái động dục chịu đứng yên cho con khác nhảy lên. + Dịch nhờn có độ keo dính cao, đứt quãng. + Âm hộ hơi mở, niêm mạc âm hộ chuyển từ màu đỏ hồng sang nhạt. * Phối giống cho bò có hai phương pháp: - Thụ tinh nhân tạo: Dẫn tinh viên sẽ dùng tinh dịch bò và dụng cụ để phối giống nhân tạo cho bò cái. Bê lai đẻ ra sẽ đẹp hơn và to hơn so với dùng bò đực cho phối giống trực tiếp. + Dùng bò đực lai có máu ngoại 75% trở lên (F 2 ) được bình tuyển đủ tiêu chuẩn giống cho nhảy trực tiếp ở những vùng sâu vùng xa, chưa có điều kiện phối giống nhân tạo. III. CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG BÒ ĐẺ VÀ BÊ * Chăm sóc bò chửa Bò cái có chửa cần được ăn uống đầy đủ, mỗi ngày 30 – 35 kg cỏ tươi, 2 kg rơm ủ, 1 kg thức ăn tinh (ngô, cám…) 30 – 40 gam muối, 30 – 40 gam bột xương, không bắt bò làm việc nặng như: cày, bừa… tránh xô đẩy, xua đuổi bò mạnh trong các tháng chửa thứ ba, thứ tư, thứ bảy, thứ tám, thứ chín. * Đỡ đẻ cho bò: Thời gian mang thai trung bình của bò là 281 ngày. - Triệu chứng bò sắp đẻ: Bò có hiện tượng sụt mông, đầu vú căng, đầu vú chĩa về hai bên, niêm dịch treo lòng thòng ở mép âm hộ, đau bụng, đứng lên nằm xuống, ỉa đái nhiều lần, có cơn rặn mạnh, bộc ối thò ra ngoài mép âm hộ. - Đỡ đẻ cho bò: + Trong trường hợp bò đẻ bình thường (thai thuận) không cần can thiệp hoặc chỉ cần hỗ trợ cho bò cái là dùng tay kéo nhẹ thai ra. Khi bò đẻ sẽ vở 1 2 ối, hứng lấy nước ối. Cắt dây rốn dài khoảng 10 – 12cm (không cần buộc dây rốn), sát trùng bằng cồn I ốt 5%. Lau rớt dãi trong mũi, mồm bê, để bò mẹ tự liếm con. Nếu bò mẹ mệt không liếm thì phải dùng khăn khô lau bê. Bóc móng để bê con khỏi trơn trượt khi mới tập đi. Vệ sinh phần thân sau và bầu vú bò mẹ, cho bò mẹ uống nước ối, thêm ít muối, cám và nước ấm. Cho bê con bú, ghi sổ sách theo dõi bò, bê. + Trường hợp đẻ khó phải gọi cán bộ thú y can thiệp kịp thời. * Chăm sóc, nuôi dưỡng bò đẻ và bê con: - Đối với bò mẹ: + Từ 15 – 20 ngày đầu sau khi đẻ cho bò mẹ ăn cháo (0,5 – 1 kg thức ăn tinh/con/ngày) và 30 – 40 gr muối ăn, 30 – 40 gr bột xương, có đủ cỏ non xanh ăn tại chuồng. + Những ngày sau, trong suốt thời gian nuôi con, một ngày cho bò mẹ ăn 30 kg cỏ tươi, 2 – 3 kg rơm ủ, 1-2 kg cám hoặc thức ăn hỗn hợp để bò mẹ phục hồi sức khỏe, nhanh động dục lại để phối giống. - Đối với bê: + Từ sơ sinh đến 30 ngày tuổi nuôi ở nhà, cạnh mẹ. Luôn giữ ấm cho bê, tránh gió lùa, chỗ bê nằm phải khô sạch. + Trên 1 tháng tuổi: chăn thả theo mẹ ở bãi gần chuồng, tập cho bê ăn thức ăn tinh. + Từ 3 – 6 tháng tuổi: cho 5 – 10 kg cỏ tươi và 0,2 kg thức ăn tinh hỗn hợp. Tập cho bê ăn cỏ khô. Nên cai sữa bê vào khoảng 6 tháng tuổi. + Từ 6 - 24 tháng tuổi: chăn thả là chính, mỗi ngày cho ăn thêm 10 – 20 kg cỏ tươi, ngọn mía, ngọn ngô non… Vào mùa thiếu cỏ có thể cho ăn thêm 2 – 4 kg cỏ khô một ngày. - Vỗ béo bò: Trước khi giết mổ bò phải được vỗ béo. Thời gian vỗ béo từ 60 – 90 ngày. + Chăn thả 7 – 8 giờ/ngày. + Cỏ xanh : 10% trọng lượng cơ thể / ngày. + Tảng liếm : 0,07kg. + Thức ăn tinh: 1,5 – 2kg/ngày. + Bổ sung thêm rơm ủ urê 4%. Lưu ý: Cho gia súc ăn từ từ để quen thức ăn. Tẩy giun sán trước khi vỗ béo. Cung cấp nước uống đầy đủ. 1 2 [...]... NUÔI BÒ THỊT 3 PHẦN 1: KỸ THUẬT NUÔI BÒ THỊT II Ủ CHUA THÂN NGÔ LÀM THỨC ĂN DỰ TRỮ CHO BÒ 19 III PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ RƠM LÀM THỨC ĂN CHO TRÂU BÒ .22 I KỸ THUẬT LÀM CHUỒNG TRẠI 5 II THỨC ĂN CHO BÒ .6 PHẦN 4: KỸ THUẬT NUÔI BÒ GIỐNG LAI 24 III KỸ THUẬT CHĂM SÓC .7 PHẦN 5: PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH 33 I MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở BÒ 33 PHẦN 2: KỸ THUẬT CHO BÒ SINH SẢN 11 II PHÒNG CHỐNG... rộng mông phẳng và lớn, vú đồng đều - Trọng lượng của bò phải đạt từ 220 kg trở lên, từ 18- 24 tháng tuổi - Tuổi phối giống lần đầu từ 20 – 24 tháng tuổi, trọng lượng đạt 220 -250kg 2 Kỹ thuật nuôi dưỡng và quản lý bò cái lai sind: - Kỹ thuật khai thác và sử dụng thức ăn xanh, thô: - Phối trực tiếp có hướng dẫn 1 bò đực/50 bò cái sinh sản/1 năm + Bò có thể ăn và tiêu hóa được nhiều loại thức ăn như:... thêm thức ăn để bổ sung cho bò vào mùa mưa bão, mùa khô - Phân đàn bò đực, bò cái hậu bị, bò cái sinh sản nhốt riêng 2 Phương thức chăn thả - Nuôi tại chuồng kết hợp chăn thả; áp dụng cho đàn bò mới nhập về nuôi tân đáo cách ly, thực hiện tiêm phòng các loại vaccine tại khu chăn thả có qui mô đồng cỏ tự nhiên và cỏ trồng - Nuôi nhốt tại chuồng 100%; áp dung cho đàn bò đã được nuôi tân đáo cách ly, tiêm... đến 10 ngày ủ, bắt đầu lấy cho bò ăn Lúc đầu cho ăn ít khoảng 1-2 kg, bà con phải tập cho bò ăn dần bằng cách trộn lẫn với cỏ tươi, sau 2-3 ngày bò sẽ ăn quen dần và lượng ăn tăng dần lên Mỗi ngày cho ăn tối đa từ 7-10 kg/con Đây là phương pháp làm cho rơm mềm, có mùi thơm dễ chịu PHẦN 4 KỸ THUẬT NUÔI BÒ GIỐNG LAI I CHỌN BÒ ĐỰC GIỐNG LAI ZÊ BU 1 Chọn bò đực giống - Các bò đực lai Zêbu F2 ¾ máu Zêbu... hoặc nước quả chua (chanh, khế ) bóp lấy nước xoa vào niêm mạc miệng Cho gia súc ăn thức ăn mềm, dễ tiêu - Móng: Rửa sạch, dùng các loại kháng sinh mỡ, cồn iốt, thuốc nam như lá bàng, lá phèn đen, thanh xoan, lá trầu không chống nhiễm trùng, kích thích lên da non, chống ruồi muỗi 1 2 PHẦN 3: KỸ THUẬT XỬ LÝ THỨC ĂN CHO BÒ .19 MỤC LỤC I KỸ THUẬT Ủ RƠM VỚI URÊ .19 LỢI ÍCH TỪ VIỆC NUÔI BÒ THỊT 3... 145 kg 2 Hiệu quả kinh tế từ rơm ủ + Bê đực 2 năm tuổi có trọng lượng ≥ 250 kg Rơm ủ có hàm lượng chất đạm cao hơn 2 lần so với rơm không chế biến Bò thích ăn rơm ủ urê kết hợp với chăn thả, bò không bị gầy yếu, đến mùa xuân sẽ cày kéo khoẻ, sinh sản tốt 1 + Bò đực trưởng thành có trọng lượng ≥ 370 kg + Chỉ chọn bò đực đạt trọng lượng tối thiểu từ 250 kg 2 - Xác định tuổi tương đối của bò: + Bò có thể... chất khô trong dạ cỏ của bò ở ngô tươi cao hơn ngô khô, riêng ủ với rỉ đường có độ phân giải cao nhất Với cách ủ chua trong túi nilon, thân ngô được bảo quản khoảng 1 năm, nhưng tốt nhất là cho bò ăn thức ăn ủ trước 9 tháng 1 III PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ RƠM LÀM THỨC ĂN CHO TRÂU BÒ Để chủ động phòng chống đói rét cho trâu bò và tận dụng được nguồn rơm rạ sau khi thu hoạch, người chăn nuôi cần chế biến và dự... Menbendasol, Ivermectin,… 4 Để bò không bị cước chân Thời tiết mùa đông lạnh, chuồng nuôi ẩm ướt, trâu bò phải làm việc ngâm chân lâu trong nước lạnh Chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng kém làm cơ thể bị suy nhược dẫn đến khả năng đề kháng của cơ thể kém bị nhiễm khuẩn là nguyên nhân phát bệnh cước chân Trâu, bò bị cước chân đi lại khó khăn, tăng trọng chậm, làm giảm hiệu quả chăn nuôi 1 Nhận biết bệnh cước chân:... sạch cho bò Thời gian phối giống thích hợp trong khoảng từ 8-20 giờ sau khi bò có triệu chứng động hớn (kêu rống, bỏ ăn, nhảy lên những con khác, âm hộ đỏ…) 3 Chuồng trại và vệ sinh phòng, trị bệnh III PHƯƠNG PHÁP CHĂN NUÔI VÀ QUẢN LÝ 1.3 Chuồng trại 1 Quản lý đàn + Diện tích chuồng tối thiểu 5 - 6 m 2/1 bò cái giống Có máng ăn cỏ, thức ăn bổ sung và máng uống đầy đủ - Đánh số, kẹp số cho bò theo... dữ Bò đực từ 8-10 tháng tuổi cần xỏ mũi để dễ khống chế, quản lý - Bò đực 24-26 tháng tuổi bắt đầu cho phối giống - Phối lần đầu 1 lần/tuần, về sau 2-4 lần/tuần, trường hợp bò đực nuôi kết hợp với cày kéo chỉ phối 2 lần/tuần - Cho bò đực phối giống vào lúc trời mát, sau ăn 3-4 giờ, nơi phối sạch sẽ, bằng phẳng để giữ vệ sinh, tránh viêm nhiễm - Bò khỏe mạnh, đầu thanh nhẹ, thế đứng vững vàng, ngực sâu . chân con vật dày cộm lên, vùng sưng có hiện tượng xung huyết, da bị nứt nẻ. Sau đó lớp biểu bì bị bong ra có chảy dịch mầu vàng, lộ ra một lớp tổ chức mầu đỏ thẫm, nếu vết thương sâu làm con vật. dùng bã chanh, múi khế cho trâu, bò nhai. Tuyệt đối không được chà xát vào vết thương vì dễ làm bong niêm mạc, khiến cho con vật bị đau, rát, ăn kém, sút cân nhanh chóng. Chữa móng Rửa sạch chân

Ngày đăng: 16/10/2014, 14:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w