1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Kỹ thuật nuôi cua biển chất lượng cao

26 1K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 572 KB

Nội dung

LỢI ÍCH TỪ VIỆC NUƠI CUA BIỂNCua biển là một trong những đối tượng nuôi thủy sản có giá trị kinh tế cao và là món ăn cao cấp rất được ưa chuộng ở Việt Nam v trn thế giới. Nghề nuơi cua biển ở Việt Nam đ pht triển ở nhiều tỉnh như Quảng Ninh, Hải Phịng, Nam Định, Khánh Hoà, Cà Mau, Bạc Liêu... và nó đ đem lại lợi ích không nhỏ cho người dân. Để việc nuôi cua biển đạt hiệu quả và cho năng suất cao, địi hỏi b con phải nắm bắt được kỹ thuật nuôi, chăm sóc và phịng trị bệnh. Những kiến thức trình by trong sch đ được chúng tôi sưu tầm và nghiên cứu từ nhiều nguồn tài liệu quý giá, sau đó chắc lọc những kiến thức cần thiết rồi bin soạn thnh sch với mục đích là giúp bà con có thêm kinh nghiệm trong việc nuôi cua biển để làm giàu cho gia đình. Hy vọng quyển sch sẽ mang lại nhiều điều bổ ích cho b con nơng dn.

Trang 1

NGUYỄN VĂN TUYẾN

GIÚP NHÀ NÔNG LÀM GIÀU

KỸ THUẬT NUÔI

CUA BIỂN

NHÀ XUẤT BẢN THANH NIÊN

Trang 2

LỢI ÍCH TỪ VIỆC NUÔI CUA BIỂN

Cua biển là một trong những đối tượng nuôi

thủy sản có giá trị kinh tế cao và là món ăn cao cấp

rất được ưa chuộng ở Việt Nam và trên thế giới

Nghề nuôi cua biển ở Việt Nam đã phát triển ở

nhiều tỉnh như Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định,

Khánh Hoà, Cà Mau, Bạc Liêu và nó đã đem lại

lợi ích không nhỏ cho người dân

Để việc nuôi cua biển đạt hiệu quả và cho năng

suất cao, đòi hỏi bà con phải nắm bắt được kỹ thuật

nuôi, chăm sóc và phòng trị bệnh Những kiến thức

trình bày trong sách đã được chúng tôi sưu tầm và

nghiên cứu từ nhiều nguồn tài liệu quý giá, sau đó

chắc lọc những kiến thức cần thiết rồi biên soạn

thành sách với mục đích là giúp bà con có thêm

kinh nghiệm trong việc nuôi cua biển để làm giàu

cho gia đình

Hy vọng quyển sách sẽ mang lại nhiều điều bổ

ích cho bà con nông dân

Trang 3

PHẦN 1 ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CUA BIỂN

I Đặc điểm hình thái cấu tạo và phân loại

Cua biển thuộc:

Cua có thân hình dẹp theo hướng lưng bụng Toàn bộ cơ thể được bao bọc trong lớp vỏ kitin dầy

và có màu xanh lục hay vàng sẫm Cơ thể cua được chia thành hai phần: phần đầu ngực và phần bụng

- Phần đầu ngực: là sự liên hợp của 5 đốt đầu và

8 đốt ngực nằm phía dưới mai

+ Do ranh giới giữa các đốt không rõ ràng nên việc phân biệt các đốt có thể dựa vào số phụ bộ trên các đốt: đầu gồm có mắt, anten, và phần phụ miệng + Mai cua to và phía trước có nhiều răng Trước mai có hai hốc mắt chứa mắt có cuống và hai cặp râu nhỏ (a1) và râu lớn (a2) Trên mai chia thành nhiều vùng bằng những rãnh trung gian, mỗi vùng

là vị trí của mỗi cơ quan

+ Mặt bụng của phần đầu ngực có các tấm bụng

và làm thành vùng lõm ở giữa để chứa phần bụng gập vào

Trang 4

+ Cua đực có 2 lỗ sinh dục nằm ở gốc của đôi

chân bò thứ 5 và dính vào đó một dương vật ngắn

+ Cua cái có 2 lỗ sinh dục nằm ở gốc đôi chân

bò thứ 3

- Phần bụng: Phần bụng của cua gấp lại phía

dưới phần đầu ngực Phần bụng phân đốt và tùy

từng giới tính, hình dạng và sự phân đốt cũng không

giống nhau

+ Con cái trước thời kỳ thành thục sinh dục phần

bụng (yếm) có hình hơi vuông, khi thành thục yếm

trở nên phình rộng với 6 đốt bình thường

+ Con đực có yếm hẹp hình chữ V, chỉ có các đốt

1,2 và 6 thấy rõ còn các đốt 3, 4, 5 liên kết với nhau

+ Đuôi có một đốt nhỏ nằm ở tận cùng của phần

bụng với một lỗ là đầu sau của ống tiêu hóa Bụng

cua dính vào phần đầu ngực bằng 2 khuy lõm ở mặt

trong của đốt 1, móc vào 2 nút lồi bằng kitin nằm

trên ức cua

II Đặc điểm sinh học

1 Tập tính sống

Vòng đời cua biển trãi qua nhiều giai đoạn

khác nhau và mỗi giai đoạn có tập tính sống, cư

trú khác nhau

- Ấu trùng Zoea và Mysis: sống trôi nổi và nhờ dòng nước đưa vào ven bờ biến thái thành cua con

- Cua con: bắt đầu sống bò trên đáy và đào hang

để sống hay chui rúc vào gốc cây, bụi rậm đồng thời với việc chuyển từ đời sống trong môi trường nước mặn sang nước lợ ở rừng ngập mặn, vùng cửa sông hay ngay cả vùng nước ngọt trong quá trình lớn lên

- Cua đạt giai đoạn thành thục: có tập tính di cư

ra vùng nước mặn ven biển sinh sản Cua có khả năng bò lên cạn và di chuyển rất xa Đặc biệt, vào thời kỳ sinh sản cua có khả năng vượt cả rào chắn

để ra biển sinh sản

- Ấu trùng Zoea thích hợp với độ muối từ 30‰, cua con và cua trưởng thành thích nghi và phát triển tốt trong phạm vi 2-38‰ Tuy nhiên, trong thời kỳ đẻ trứng đòi hỏi độ mặn từ 22-32‰ Cua biển là loài phân bố rộng, tuy nhiên, nhiệt độ thích hợp nhất từ 25-300C Cua chịu đựng pH từ 7.5-9.2 và thích hợp nhất là 8.2-8.8 Cua thích sống nơi nước chảy nhẹ, dòng chảy thích hợp nhất trong khoảng 0.06 - 1.6m/s

25-2 Tính ăn

- Tính ăn của cua biến đổi tùy theo giai đoạn phát triển Giai đoạn ấu trùng, cua thích ăn thực vật

Trang 5

và động vật phù du Cua con chuyển dần sang ăn

tạp như rong tơ, giáp xác, nhuyển thể, cá hay ngay

cả xác chết động vật Cua con cỡ 2-7cm ăn chủ yếu

là giáp xác, cua cỡ 7-13cm thích ăn nhuyễn thể và

cua lớn hơn thường ăn cua nhỏ, cá

- Cua có tập tính trú ẩn vào ban ngày và kiếm ăn

vào ban đêm Nhu cầu thức ăn của chúng khá lớn

nhưng chúng có khả năng nhịn đói 10-15 ngày

- Cảm giác, vận động và tự vệ

- Cua có đôi mắt kép rất phát triển có khả năng

phát hiện mồi hay kẻ thù từ bốn phía và có khả năng

hoạt động mạnh về đêm Khứu giác cũng rất phát

triển giúp phát hiện mồi từ xa Cua di chuyển theo

lối bò ngang Khi phát hiện kẻ thù, cua lẩn trốn vào

hang hay tự vệ bằng đôi càng to và khỏe

3 Lột xác và tái sinh

- Quá trình phát triển cua trải qua nhiều lần lột

xác biến thái để lớn lên Thời gian giữa các lần lột

xác thay đổi theo từng giai đoạn Ấu trùng có thể lột

xác trong vòng 2-3 hoặc 3-5 ngày/lần Cua lớn lột

xác chậm hơn nửa tháng hay một tháng một lần Sự

lột xác của cua có thể bị tác động bởi 3 loại kích

4 Sinh trưởng của cua

Tuổi thọ trung bình của cua từ 2-4 năm qua mỗi lần lột xác Trọng lượng cua tăng trung bình 20-50% Kích thước tối đa của cua biển có thể từ 19-28cm với trọng lượng từ 1-3kg/con Thông thường trong tự nhiên cua có kích cỡ khoảng 7.5-10.5 cm Với kích cỡ tương đương nhau về chiều dài hay chiều rộng carapace thì cua đực nặng hơn cua cái

Trang 7

PHẦN 2

KỸ THUẬT NUÔI CUA BIỂN

Cua biển phân bố nhiều ở vùng biển nước ta,

trong đó là cua xanh có tên khoa học là Scylla

serrata (Forskal) là loài có kích thước tương đối lớn,

có giá trị kinh tế cao

I XÂY DỰNG AO NUÔI

- Ao nuôi cua con thành cua thương phẩm

thường có diện tích từ 500m2 đến 5000m2 Đây là

hình thức nuôi thâm canh: thả giống, cho ăn tích cực, chăm sóc quản lý chặt chẽ

- Ao nuôi cần được xây dựng ở vùng dễ thay nước nhờ vào thuỷ triều để giảm chi phí Ở những vùng có nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt, ít sóng gió mạnh và dòng chảy lớn

- Bờ ao được đắp bằng đất (cũng có thể xây gạch nếu có khả năng đầu tư), bờ cần được nén kỹ để chống mội, rò rỉ và sạt lỡ

- Chân bờ ao rộng từ 3-4m, chiều cao từ 1.5 đến 2m, cao hơn mực nước triều cao nhất ít nhất là 0.5m Mỗi ao nuôi nên có hai cống ở hai đầu đối diện nhau, nếu ao hình chữ nhật thì hai cống sẽ đặt

ở hai bờ thuộc chiều rộng Cống thoát đặt sát đáy và thông với kênh trong ao

- Phía trong ao, cách bờ 2-3m đào một kênh rộng 3-4m bao quanh ao Ở giữa ao đắp một cồn nổi cao hơn mặt nước ao 0.2-0.3m Trong kênh nên bỏ thêm chà cho cua ẩn nấp Làm đăng chắn quanh bờ không cho cua vượt bờ ra ngoài, có thể dùng lưới mùng loại thưa bao quanh, đăng tre, … Đăng chắn phải nghiêng về phía trong ao một góc 600, đăng phải cao từ 0.8-1m

- Tuỳ theo độ phèn của đáy ao mà có cách xử lý cho phù hợp, nếu pH của đất dưới 6 thì rải vôi bột

Trang 8

(CaCO3) cho đáy ao: tháo cạn nước rải vôi đều trên

đáy ao, cả lòng kênh và mép bờ ao Lượng vôi rải từ

7-10 kg/100m2 ao Phơi đáy ao 2-3 ngày, sau đó cho

nước ra vào 3-4 lần xả sạch nước phèn

Độ mặn của nước: cua con trong giai đoạn sinh

trưởng sống ở vùng nước lợ mặn 15- 25‰ Tuy vậy

cua chịu sự thay đổi độ mặn rất lớn, cua sống và

phát triển tốt ở độ mặn 5‰ đến 30‰

II THẢ GIỐNG

Nguồn cua giống cung cấp cho nghề nuôi cua

chủ yếu dựa vào nguồn giống tự nhiên Nguồn cua

giống thu được ở hàng đáy, ghe cào ở các cửa sông,

Trong từng ao nên thả cua cùng cỡ Cũng có thể chọn cỡ cua theo mong muốn ngay ở nơi cung cấp cua giống, hoặc tuyển chọn trước lúc thả nuôi

III MẬT ĐỘ THẢ

Cua nhỏ 3-5 con/m2, loại vừa 2-3 con/m2, cỡ lớn 0.5-1 con/m2 Thả giống ở nhiều điểm khác nhau trong ao Cắt bỏ dây buộc, buông từ từ cua trên mép

bờ để cua tự bò xuống nước Đây là cách để kiểm tra tình trạng sức khoẻ của cua: những con khoẻ mạnh nhanh chóng chạy xuống nước, những con yếu thường nằm tại chổ hoặc bò chậm Những con như vậy thu lại cho vào giai để theo dõi, nếu phục hồi thì thả xuống ao Mỗi ao nên thả giống trong một hai ngày cho đủ số lượng

Trang 9

IV QUẢN LÝ, CHĂM SÓC

- Cho ăn: cua nuôi trong ao chủ yếu dựa vào

thức ăn cung cấp hàng ngày, lượng thức ăn tự nhiên

trong ao không có nhiều Thức ăn chủ yếu là thức

ăn tươi sống: cá vụn, còng, ba khía, đầu cá …

- Lượng thức ăn hàng ngày khoảng 4 – 6% trọng

lượng cua, cua thường hoạt động bắt mồi vào buổi

tối Mỗi ngày cho cua ăn một lần vào thời gian từ

17 – 19h

- Thức ăn được rải đều quanh ao để cua khỏi

tranh nhau Có thể dùng sàng ăn để kiểm tra sức ăn

của cua

- Định kỳ thu mẫu để tính sản lượng cua có trong ao mà điều chỉnh lượng thức ăn cho vừa đủ Sau 2-3 giờ cho ăn kiểm tra sàng ăn, nếu cua ăn hết thức ăn trong sàng thì có thể tăng lượng thức ăn, nếu thức ăn vẫn còn thì giảm lượng thức ăn

- Hàng ngày phải cho cua ăn, không được để cua đói Những cua lớn bị đói sẽ giết những cua nhỏ ăn thịt Vì vậy nuôi cua phải có thức ăn dự trữ Những ngày không có thức ăn tươi sống thì cho cua ăn thức khô : cá vụn, tép, moi phơi khô Trước lúc rải xuống

ao cho cua ăn nên ngâm cá khô vào nước vài chục phút cho cá mềm ra

- Việc đảm bảo môi trường nước trong sạch rất quan trọng đối với cua, nhất là nuôi mật độ dày cho

ăn thức ăn tươi sống Ở những nơi có thuỷ triều lên xuống, hằng ngày cần thay nước thường xuyên Mỗi ngày thay từ 20-30% lượng nước trong ao Một tuần thay toàn bộ nước trong ao một lần Khi thay nước nên lấy nước ở tầng dưới và tầng giữa tránh lấy nước ở tầng mặt hay bị ô nhiễm Nước mới trong sạch kích thích cua hoạt động, ăn nhiều, lột xác tốt

- Thường xuyên kiểm tra tình trạng bờ, cống, rào chắn tránh thất thoát cua

- Trong thời gian nuôi, khoảng 2 tuần một lần bắt cua cân đo để xem sinh trưởng của cua, xem xét tình trạng của cua: cua nhanh nhẹn, không bị ký sinh ngoài vỏ, xem trong xoang mang có bị ký sinh

Trang 10

hay không Nếu có hiện tượng bị nhiễm bệnh thì

phải tìm nguyên nhân và biện pháp xử lý

- Thời gian cuối của vụ nuôi trọng lượng cua

trong ao tăng lên, cho ăn thức ăn nhiều nên môi

trường rất dễ bị nhiễm bẩn Cho nên việc thay nước

thường xuyên kiểm tra môi trường rất có ý nghĩa

Trong một số trường hợp, đáy ao tích tụ nhiều thức

ăn thừa, thối rữa, có thể phải tháo cạn, gạn cua và

làm vệ sinh đáy ao: cào bỏ lớp bùn trên mặt và thức

ăn thừa thối rữa đi

V THU HOẠCH

Đánh thử cua lên kiểm tra chất lượng Cua

thương phẩm phải đạt 250g/con trở lên Cua chắc

thịt hoặc đã đầy gạch (cua cái) Khi thấy cua đã đạt

tiêu chuẩn, được giá thì thu hoạch cua để bán

Những cua chưa đạt kích thước, trọng lượng, cua ốp hoặc chưa đầy gạch nếu còn khoẻ mạnh thì

có thể đem nuôi ở các ao nhỏ, nuôi vỗ tích cực sau một thời gian đạt tiêu chuẩn thu hoạch bán sẽ được giá hơn

Nuôi cua thương phẩm từ cua con, thời gian từ 3 – 8 tháng thường tỉ lệ hao hụt tương đối lớn (40 – 60%) nhưng trọng lượng cua tăng từ 3 – 4 lần (tăng

từ 60-80g/con lên 250-350g/con) Tổng trọng lượng của cua thương phẩm tăng từ 1.5 – 2 lần tổng trọng lượng cua giống

Một số điểm cần chú ý để nuôi cua thành công:

- Cua giống phải đồng cỡ, thả cùng một lúc;

Trang 11

- Phải có đủ nguồn nước trong sạch để thay

thường xuyên;

- Phải có đủ nguồn thức ăn tươi sống;

- Phải có đăng chắn ở trên bờ ao;

- Trong ao phải có các ụ chà làm nơi trú ẩn

500 Ao nuôi cua tạo "nu" (cua tái sinh càng chân): Diện tích 200-300m2, sâu 0,6-0,8m, có 2 cống cấp, thoát nước Ao có hình chữ nhật, chiều dài gấp 4-5 lần chiều rộng để dễ thu hoạch cua Đáy ao bằng phẳng, hơi dốc về phía cống thoát nước, nền đáy là đất thịt pha sét, lớp bùn dày không quá 15cm

- Ao nuôi cua lột: Có diện tích 150-200m2, ngoài

ra có thể nuôi trong lồng với kích thước (1,5-2)m chiều dài x (1-1,2)m chiều rộng x (0,5-0,7)m chiều cao; làm bằng tre, ngập nước 0,25-0,3m

Trang 12

II KỸ THUẬT NUÔI

1) Nuôi cua nguyên liệu

Cua nguyên liệu được thu gom ở các ao nuôi cua

thịt để phục vụ cho nuôi cua lột, theo tiêu chuẩn:

khối lượng 50-100g/con, không bị tổn thương ở

mai, có đầy đủ các chân, càng, cua bò di chuyển

nhanh nhẹn

- Cua thường lột quanh năm nhưng tập trung vào

từ tháng 3-7, nên phải tuyển chọn cua nguyên liệu

đưa vào nuôi từ tháng 2

- Mật độ nuôi từ 10-12 con/m2

- Thức ăn nuôi cua là cá tạp, moi, ốc, nhuyễn

thể Khẩu phần thức ăn chiếm 3-4% khối lượng cua

nuôi Ngày cho cua ăn 2 lần vào sáng và chiều tối

2) Nuôi cua tạo nu

Vào mùa cua lột, chọn cua nguyên liệu đưa vào

ao tạo nu

- Trước khi thả nuôi cần tiến hành kích thích

cua tạo nu như sau: bắt từng con cua, dùng kìm bẻ

nhẹ đôi càng, những đôi chân bò, chỉ để lại chân

bơi Chú ý khi bẻ dùng kìm dẹp phân giữa của

càng hoặc chân bấm nhẹ, không được kẹp sát mai

hay bẻ quá mạnh làm tổn thương đến việc tái sinh

càng và chân Tiếp đó đặt cua vào khay men chứa 5-10cm nước

- Sau đó đem cua đã bẻ càng và chân thả vào ao nuôi nu Mật độ nuôi từ 25-50 con/m2, mực nước trong ao nuôi nu 0,6-0,8m Thay nước cho ao nuôi hàng ngày theo lịch thuỷ triều

- Cho cua ăn cá tạp hoặc đầu tôm, nhuyễn thể, rau củ băm nhỏ, trộn đều Khẩu phần thức ăn và số lần cho ăn giống như nuôi cua nguyên liệu

- Sau khi nuôi được từ 7-10 ngày, kiểm tra cua nếu thấy càng và chân đã tái sinh nhú mầm (mọc nu), chuyển cua sang nuôi ở ao hoặc lồng nuôi để cua lột

3) Nuôi cua lột (trong lồng)

- Bắt những con cua đã nhú mầm tái sinh càng, chân thả vào lồng nuôi

- Mật độ 3-5kg/m3 lồng

- Cho cua ăn bình thường và thường xuyên theo dõi cua lột xác Nếu thấy càng, chân tái sinh hoàn chỉnh, mai cua khô giòn có vết nứt vòng quanh mai

là cua chuẩn bị lột xác

- Sau khi cua lột xác 1-2 giờ phải nhanh chóng nhặt cua đem bảo quản

Trang 13

- Dụng cụ bảo quản cua lột gồm: thùng gỗ kích

thước 1,5x1,8x0,4m, trong thùng có lót lớp vải

- Cua được xếp vào thùng theo từng lớp, giữa

các lớp lót một lớp lá làm lớp đệm, được rửa sạch

và còn ướt để giữ ẩm

- Khi xếp cua vào thùng không để ánh sáng

chiếu vào cua và gió lùa vào thùng

Nếu điều kiện bảo quản tốt thì cua có thể để được

trong 92 giờ

PHẦN 4

KỸ THUẬT SẢN XUẤT CUA GIỐNG

Trại sản xuất cua giống nên xây dựng ở gần biển, có nguồn nước biển tốt, ở vùng đầm phá, rừng ngập mặn ven biển có nhiều cua sinh sống, gần vùng nuôi cua, có điều kiện giao thông thuận lợi, có nguồn điện lưới quốc gia, an ninh tốt

Trang 14

I TUYỂN CHỌN VÀ NUÔI VỖ CUA BỐ MẸ

Có thể tuyển chọn cua cái đã giao vĩ, lên gạch

hoặc cua cái so (cua yếm vuông) nuôi chung với

cua đực đã thành thục sinh dục, để cua cái so lột

xác, giao vĩ, lên gạch đẻ trứng

1 Nuôi cua cái đã giao vĩ

- Chọn cua cái đã giao vĩ: trước mùa sinh sản

vào khoảng tháng 8, 9 cua cái đã giao vĩ có tuyến

sinh dục phát triển, thường đánh bắt được ở vùng

cửa sông, vùng biển ven bờ Chọn những con cua

cái lên gạch tốt, khỏe mạnh còn nguyên càng, chân

bò, chân bơi, tốt nhất là chọn những con cua vừa

đánh bắt được, chuyển về ao hoặc các bể xi măng

để nuôi vỗ Những con cua cái như vậy thường có

trọng lượng từ 250-800g Tuỳ theo số lượng cần

thiết mà chọn cua, tốt nhất là chọn đủ số lượng cho

một đợt cho đẻ để cùng thả nuôi một lần

- Nuôi trong ao:

+ Tùy theo số lượng cua nuôi cho đẻ mà xây

dựng ao có diện tích tương ứng Nhưng để dễ dàng

quản lý và chăm sóc nên xây dựng ao có diện tích từ

100 đến 500m2, sâu từ 1,2 đến 1,5m Ao phải được

xây dựng ở nguồn nước tốt, có độ mặn từ 20 đến

30‰ đất sét hoặc pha cát Nếu gặp nơi đất sình thì

phải kiểm tra độ phèn và các độc tố và có biện pháp cải tạo, bờ ao được đắp chắc chắn: chặt, không bị mội, chân bờ rộng tối thiểu 2m, mặt bờ 0,8-1m Dùng đăng tre cao trên 0,8m (hoặc lưới) làm hàng rào chắc trên bờ và miệng cống, ngăn không cho cua

bò ra ngoài Ở giữa ao nên để một "cù lao" (chiếm 1/10 diện tích ao) có cây bụi để cua có chỗ ẩn, bò lên cạn Ao nên đặt hai cống: lấy nước và xả nước

+ Trước khi thả cua nuôi cần dọn tẩy ao, xả nước nhiều lần, tháo hết nước, rải vôi một ở đáy và

bờ ao (1kg/10 m vuông) phơi 1-2 ngày, cho nước vào rửa lại ao, kiểm tra độ pH đạt 7,5-8,5 là thích hợp Mật độ nuôi: 2-5m2/ con

- Nuôi trong lồng:

+ Có thể nuôi cua cái đã giao vĩ trong lồng Lồng làm bằng tre hoặc các vật liệu khác (lưới thép không rỉ, nhựa compozid, v.v ) bảo đảm vững chắc chịu được nước mặn và dòng chảy

+ Lồng thường có kích thước: dài 3m x rộng 2m

x cao 1,2m, có phao nâng để lồng không bị chìm, có miệng lồng rộng 0,5m2, có neo chắc chắn để neo giữ Lồng có thể chia ra những ô nhỏ để nuôi riêng từng con, cũng có thể nuôi chung

+ Lồng được đặt ở chỗ có nguồn nước lưu thông: ở dọc bờ sông, trong các eo vịnh đầm phá, ở

Ngày đăng: 16/10/2014, 14:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w