Hệ thống sản xuất Toyota” (Toyota Production System) là mô hình sản xuất đầu tiên được hai nhà lãnh đạo tiền bối của Tập đoàn Toyota là Eiji Toyoda và Taiichi Ohno đưa ra sau Thế chiến lần thứ 2.
Trang 1KHÓA HỌP LẦN THỨ BẨY KINH TẾ VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO
Điều kiện gia nhập WTO của Việt Nam và
tác động của việc gia nhập này đối với
tình hình phân phối thu nhập
Nhóm nghiên cứu DIAL1
Đà Nẵng, ngày 26 và 27 tháng 2 năm 2008
1 Nghiên cứu này được thực hiện bởi Jean-Pierre Cling, Mireille Razafindrakoto, Anne-Sophie Robillard,
François Roubaud và Mohamed Ali Marouani Các tác giả cám ơn bà Phạm Lan Hương đã cung cấp mô
hình kinh tế Việt NamViệt Nam được CIEM sử dụng, ông Houssein Boumellassa và ông Hugo Valin
(CEPII) đã cho phép sử dụng các kết quả mô phỏng của mình phục vụ cho nghiên cứu này, ông Philippe
Nasse về những bình luận và nhận xét xác đáng
Trang 2Mục lục
Điều kiện gia nhập WTO của Việt Nam và tác động của việc gia
nhập này đối với tình hình phân phối thu nhập
Tóm tắt 5
1 Sự kiện gia nhập WTO là kết quả của một quá trình Việt Nam nỗ lực cải cách kinh tế và tích cực hội nhập vào nền kinh tế thế giới 6
1.1 Tăng trưởng kinh tế nhanh, tỷ lệ đói nghèo giảm mạnh 6
1.2 Chiến lược tăng trưởng dựa vào xuất khẩu 10
1.3 Tăng trưởng đầu tư nước ngoài 14
1.4 Sự kiện gia nhập WTO cần được xem xét trong một bối cảnh tổng thể 16
2 Phân tích các điều kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO 17
2.1 Một thị trường ngày càng mở cửa cho hàng nhập khẩu 17
2.2 Các biện pháp khác ngoài thuế quan 20
2.3 Xóa bỏ hạn ngạch xuất khẩu nhưng hàng hóa Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các thị trường lớn 22
2.4 Hiệp định gia nhập WTO bao trùm tất cả các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế 25
3 Tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO: Điểm qua kết quả của các công trình nghiên cứu 26
3.1 Tác động của việc gia nhập WTO đối với vấn đề tăng trưởng, đói nghèo và bất bình đẳng 27
3.2 Tác động của việc gia nhập WTO : Trường hợp của Việt Nam 34
3.3 Nhược điểm của các nghiên cứu về tác động của việc gia nhập WTO đối với Việt Nam 41
4 Phân tích tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO đối với tình hình phân phối thu nhập : các mô phỏng từ mô hình vi mô-vĩ mô 42
4.1 Cấu trúc và những biến chuyển của thị trường lao động Việt Nam 1997-2004 42
4.2 Giới thiệu mô hình vi mô-vĩ mô 52
Giới thiệu mô hình EGC 52
4.3 Phân tích các mô phỏng 55
Kết luận 65
Tài liệu tham khảo 68
Trang 3Danh mục các Biểu đồ
Biểu đồ 1 : Tỷ lệ tăng trưởng GDP bình quân (2000-2007), %
Biểu đồ 2 : Biến đổi tỷ lệ nghèo đói và bất bình đẳng
(1993-2004) Biểu đồ 3 : Biến đổi thị phần của các nước xuất khẩu ở châu Á
Biểu đồ 4 : Tỷ lệ các sản phẩm đã qua chế biến trong tổng kim
ngạch xuất khẩu Biểu đồ 5 : Giá trị các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài hàng
năm
Danh mục các Bảng
Bảng 1 : Biến đổi tỷ lệ nghèo đói theo vùng
Bảng 2 : Xuất khẩu sản phẩm may mặc của một số nước vào thị
trường EU, Mỹ và Nhật Bản
Bảng 4 : Tỷ lệ đóng góp của khu vực đầu tư nước ngoài vào
kim ngạch xuất khẩu Bảng 5 : Phân bố các dự án FDI (trừ dầu khí) giữa cáctỉnh của
Việt Nam Bảng 6 : Cam kết của Việt Nam về thuế quan trong khuôn khổ
WTO Bảng 7 : Dự báo dựa trên 23 kịch bản sử dụng mô hình EGC về
tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO Bảng 7 : Tỷ lệ lao động làm công ăn lương phân bố theo vùng
1997-2004 Bảng 8 : Tỷ lệ lao động làm công ăn lương theo loại dân
cư1997-2004 Bảng 9 : Tỷ lệ lao động làm công ăn lương phân bố theo ngành
Bảng 1 : Tỷ lệ lao động có việc làm theo trình độ tay nghề, năm
2004 Bảng 11 : Biến đổi về mức lương theo loại lao động 1997-2004
Bảng 12 : Biến đổi về mức lương theo vùng 1997-2004
Bảng 13 : Tỷ lệ thu nhập từ lương trong chi tiêu của các hộ gia
đình 1997-2004 Bảng 14 : Cấu trúc và sự biến đổi tình hình việc làm trong các
ngành công nghiệp theo loại lao động 1997-2004
Bảng 16 : Các kết quả mô phỏng – Các tập hợp kinh tế vĩ mô
Bảng 17 : Các kết quả mô phỏng – Thu nhập của Chính phủ
Bảng 18 : Các kết quả mô phỏng – Giá trị gia tăng theo ngành
Bảng 19 : Các kết quả mô phỏng – Tỷ lệ tiềng lương và nhu cầu
lao động theo từng loại
Trang 4Bảng 20 : Các kết quả kinh tế vi mô – Thu nhập của các hộ gia
đình Bảng 21 :
Trang 5Tóm tắt
Tháng 1/2007, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) Sự kiện này diễn ra sau 20 năm Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới, đánh dấu bước chuyển đổi sang « nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa » và bước khởi đầu cho một quá trình tăng trưởng kinh tế nhanh và tích cực hội nhập vào nền kinh tế thế giới
Mô hình tăng trưởng của Việt Nam trong 2 thập kỷ qua đã dẫn đến những thay đổi kinh
tế, xã hội sâu sắc Tỷ lệ nghèo đói giảm mạnh cùng với hiện tượng gia tăng bất bình đẳng xã hội (dù ở mức thấp hơn so với Trung Quốc) Trong bối cảnh này, nghiên cứu tác động của việc gia nhập WTO đối với tình hình phân phối thu nhập là một vấn đề cấp thiết đặt ra và đây cũng là nội dung của nghiên cứu này
Phần 1 của nghiên cứu giới thiệu tổng hợp về các chính sách kinh tế Việt Nam đã thực hiện từ năm 1986, với kết quả cao nhất là sự kiện gia nhập WTO và các kết quả khác về tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng các chỉ số xã hội, ngoại thương, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Phần 2 của nghiên cứu phân tích những điều kiện gia nhập WTO của Việt Nam, qua đó cho thấy những cam kết về tự do hóa thuế quan gắn với WTO chỉ ở mức độ tương đối hạn chế và phần lớn những cam kết của Việt Nam tập trung trong các lĩnh vực khác : cạnh tranh, dịchvụ ; trợ cấp ; mở cửa cho đầu tư trực tiếp nước ngoài … Ngoài ra, Việt Nam cũng tiếp cận được các thị trường lớn trên thế giới dễ dàng hơn
Phần 3 của nghiên cứu điểm lại kết quả của các công trình nghiên cứu khác về tác động của tự do hóa thương mại đối với tình hình phân phối thu nhập ở các nước đang phát triển nói chung và ở Việt Nam nói riêng Những nghiên cứu về tác động của các chính sách thương mại (tăng trưởng, nghèo đói, phân phối thu nhập…) đối với Việt Nam đến nay chỉ mang lại những kết quả khiêm tốn
Cuối cùng, Phần 4 của nghiên cứu phân tích những biến đối mới đây về việc làm và thu nhập, đưa ra một số kết quả phỏng đoán về tác động của WTO đối với tình hình phân phối thu nhập, và cố gắng đi xa hơn một bước so với các nghiên cứu trước theo hai hướng : thứ nhất là sử dụng mô hình cân đối tổng thể kết hợp với một mô hình mô phỏng vi mô để đánh giá sâu hơn tác động đối với các hộ gia đình ; thứ hai là không chỉ giới hạn nghiên cứu các tác động của việc tự do hóa thuế quan mà còn đánh giá cả tác động của việc tiếp cận các thị trường quốc tế dễ dàng hơn và gia tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài
Trang 61 Sự kiện gia nhập WTO là kết quả của một quá trình Việt Nam nỗ lực cải cách kinh tế và tích cực hội nhập vào nền kinh tế thế giới
Trong 2 thập kỷ qua, Việt Nam đã tiến hành một chương trình cải cách sâu rộng, tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong phương thức vận hành của nền kinh tế và là cơ sở để dẫn đến
sự kiện Việt Nam trở thành thành viên của WTO vào đầu năm 2007 (Chaponnière, Cling và Bin, 2007) Những cải cách này có 3 hệ quả chủ yếu xét trên bình diện kinh tế-xã hội, mà chúng tôi sẽ giới thiệu vắn tắt trong phần này : tăng trưởng kinh tế nhanh dẫn đến tỷ lệ đói nghèo giảm mạnh nhưng làm gia tăng bất bình đẳng ; hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới trong khuôn khổ chiến lược tăng trưởng dựa vào xuất khẩu ; gia tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài, đặc biệt là kể từ sau khi gia nhập WTO
1.1 Tăng trưởng kinh tế nhanh, tỷ lệ đói nghèo giảm mạnh
Sau nhiều năm chiến tranh, khủng hoảng kinh tế và thiếu hụt, việc thực hiện chính sách Đổi Mới vào năm 1986 đã đánh dấu bước khởi đầu của một giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam, một trong những nền kinh tế có tỷ lệ tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới cùng với Trung Quốc Sự tăng trưởng này đã góp phần cải thiện đáng kể các chỉ số kinh tế-xã hội, giảm đói nghèo Tuy nhiên, thành quả của sự tăng trưởng không được phân
bố đồng đều giữa các vùng miền cũng như giữa các thành phần dân cư
Sự trỗi dậy của Việt Nam từ khi thực hiện Chính sách Đổi Mới
Từ đầu những năm 1990, tỷ lệ tăng trưởng GDP của Việt năm đạt mức 8%/năm (gần với mức 9% của Trung Quốc trong cùng thời kỳ) Từ đầu những năm 1990, tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam (gần 8%/năm) đứng thứ hai ở châu Á, sau Trung Quốc (Biểu đồ 1)
Tốc độ tăng trưởng nhanh chóng này bắt nguồn từ chương trình cải cách kinh tế được khởi động từ cuối năm 1986 dưới tên gọi « Đổi Mới », một vài năm sau khi Trung Quốc tiến hành một chương trình cải cách tương tự (1978) Từ chính sách Đổi mới đã đưa ra khái niệm
«nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa » Những năm tiếp sau đó, Việt Nam đã liên tục thực hiện các biện pháp cải cách mạnh mẽ:
- Phi tập thể hóa nông nghiệp, tự do hóa giá cả;
- Phát triển khu vực kinh tế tư nhân, bao gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ;
- Xóa bỏ một phần hệ thống kế hoạch hóa tập trung ;
- Mở cửa kinh tế, giảm thuế hải quan, bãi bỏ độc quyền ngoại thương của Nhà nước
Trang 7Biểu đồ 1 : Tỷ lệ tăng trưởng GDP bình quân (2000-2007), %
Nguồn : Chaponnière, Cling va Bin (2007)
Liên tục ký kết các Hiệp định thương mại
Từ khi Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam năm 1993, Việt Nam đã dần nối lại quan hệ với cộng đồng quốc tế (nối lại viện trợ quốc tế) và ký nhiều hiệp định thương mại với nước ngoài góp phần đẩy nhanh quá trình tăng trưởng kinh tế và hội nhập quốc tế được khởi động cùng với chính sách Đổi mới:
- Sau khi gia nhập ASEAN2 (1997), thuế nhập khẩu đối với hàng hóa có nguồn gốc từ các nước ASEAN đã được cắt giảm dần đến mức dưới 5 % kể từ năm 2006 trong
khuôn khổ khu vực mậu dịch tự do Đông Á (Asian Free Trade Area - AFTA) ; các
nước thành viên khác của ASEAN cũng cắt giảm thuế quan đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, do đó, hàng hóa Việt Nam được tạo điều kiện tốt hơn trong việc tiếp cận thị trường các nước này; việc ký kết Hiệp định mậu dịch tự do ASEAN-Trung
Quốc (ASEAN-China Free Trade Agreement - ACFTA) vào năm 1994 đã dẫn đến
việc cắt giảm thuế quan bổ sung áp dụng đối với Trung Quốc (trước đó đã từng được áp dụng đối với một số mặt hàng nông sản) ;
- Năm 2000, Việt Nam ký Hiệp định thương mại song phương với Mỹ (United States Bilateral Trade Agreement - USBTA) ; Hiệp định này đã mở cửa thị trường Mỹ cho
hàng hóa Việt Nam (tuy nhiên, vẫn áp dụng hạn ngạch) ; hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ được áp dụng quy chế «tối huệ quốc » từ năm 2002 trong khuôn khổ áp dụng Hiệp định này ; mức thuế quan trung bình áp dụng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam đã giảm từ 40% xuống còn 3-4% ; đổi lại, Việt Nam cũng cắt
Inđônêxia, Lào, Malayxia, Myanma, Philipin, Xingapo, Thái Lan, Việt NamViệt Nam
Chine
Trang 8giảm thuế quan đối với hàng nhập khẩu từ Mỹ và đưa ra nhiều cam kết về mở cửa cho đầu tư của Mỹ (xem phần sau) ;
- Đầu năm 2007, trở thành thành viên của WTO sau hơn 10 năm đàm phán và 20 năm kể từ khi thực hiện chính sách đổi mới ; là thành viên của WTO, Việt Nam được hưởng quy chế tối huệ quốc của tất cả các nước thành viên khác (được xóa bỏ hạn ngạch đối với hàng xuất khẩu), đồng thời Việt Nam cũng phải áp dụng các quy định của WTO Sự kiện gia nhập WTO là kết tinh của một quá trình bền bỉ cải cách kinh
tế và hội nhập quốc tế của Việt Nam
Tỷ lệ đói nghèo giảm mạnh
Tỷ lệ tăng trưởng nhanh của nền kinh tế Việt Nam đã góp phần làm giảm tỷ lệ đói nghèo từ những năm 1990 (Biểu đồ 2) Tỷ lệ đói nghèo về tiền tệ đã giảm 3 lần kể từ năm 1993 (từ 58,1% xuống 19,5%, năm 2004 ; VASS, 2006)
Đồng thời, tình trạng bất bình đẳng cũng có chiều hướng gia tăng, mặc dù ở mức thấp hơn Trung Quốc Chỉ số Gini ở cấp độ quốc gia đã tăng từ 0,34 lên 0,37 trong giai đoạn 1993-
2004 Trên thực tế, hiện nay vẫn còn nhiều ý kiến tranh luận về đánh giá tính trạng gia tăng bất bình đẳng ở Việt Nam trong thập kỷ qua Mặc dù chỉ số Gini chỉ tăng ở mức hạn chế, nhưng các chỉ số khác cho thấy có sự gia tăng sức ép về tình trạng bất bình đẳng ở Việt Nam Mức chênh lệch giữa nhóm giàu nhất và nhóm nghèo nhất đã tăng từ 4,97 lên 6,27 trong cùng thời kỳ, phản ánh sự xuất hiện của một tầng lớp trung lưu cao cấp tập trung ở các đô thị lớn Các nghiên cứu phân tích chỉ số về kinh tế, xã hội và y tế (tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em) đều cho thấy có sự gia tăng tình trạng bất bình đẳng (Moser, 2005 ; Trần, 2003) Một trong những mục tiêu của nghiên cứu này là phân tích sâu sắc vấn đề bất bình bình trong mối liên hệ với chính sách thương mại
Biểu đồ 2 : Tình hình đói nghèo và bất bình đẳng (1993-2004)
35 34
Ratio riches/pauvres
Nguồn : VASS, 2006 ; tính toán của các tác giả
Các chỉ số phát triển con người (y tế, giáo dục ) đã có những biến đổi hết sức tích cực Với
tỷ lệ 100% trẻ em học hết tiểu học và 75,8% ở cấp trung học, Việt Nam được xếp ở vị trí cao hơn rất nhiều so với các nước có cùng trình độ phát triển Tuổi thọ của người dân cũng tăng lên, 68 tuổi đối với nam giới và 73 tuổi đối với nữ giới (2005)
Trang 9Trên phạm vi vùng miền, tình trạng nghèo đói biến đổi khác nhau tùy theo từng vùng (Bảng 4) Khu vực TP HCM (Đông Nam Bộ) và Đồng Bằng sông Hồng, tình trạng nghèo về tiền tệ
và lương thực hầu như đã được giải quyết (trong các báo cáo quốc tế, tình trạng này thường được gọi bằng cụm từ « rất nghèo ») Trái lại, trong một số vùng miền khác, tình trạng nghèo đói giảm không đáng kể, đặc biệt là vùng Tây Bắc nơi có tỷ lệ nghèo đói chung
và tỉ lệ nghèo đói về lương thực vẫn còn ở mức cao
Bảng 1 : Tình hình đói nghèo theo từng vùng (%)
Tây Nguyên
Đông Nam bộ
Đồng bằng sông Mêkong
70,0 37,0 47,1
52,4 12,2 36,9
51.8 10.6 23.4
33,1 5,4 19,5
Tỷ lệ đói nghèo về lươ
Tây Nguyên
Đông Nam bộ
Đồng bằng sông Mêkong
32,0 11,7 17,7
31,5 5,0 11,3
17,0 3,2 7,6
12,3 1,8 5,2
Nguồn : Tổng cục thống kê ; tính toán của các tác giả
Trang 10Phân tích kết quả trong Bảng :
- Nghèo đói chung : Năm 2004, một người được coi là nghèo (« nghèo nói chung ») nếu mức chi tiêu hàng năm thấp hơn 11USD/tháng (173 000 đồng) Đây được coi là ngưỡng nghèo về tiền tệ
- Nghèo về lương thực : Ngưỡng nghèo về lương thực được xác định dựa trên một khoản tiền đủ để mua lương thực đảm bảo cung cấp 2.100 calo/ngày Ngưỡng nghèo này là 10 USD/tháng (160 000 đồng), năm 2004 Ngưỡng nghèo đói chung bao gồm ngưỡng nghèo về lương thực cộng thêm những vật dụng thiết yếu ngoài lương thực
1.2 Chiến lược tăng trưởng dựa vào xuất khẩu
Từ khi thực hiện chính sách Đổi Mới và tiếp bước các con rồng Đông Á, Việt Nam, đã theo đuổi một chính sách thương mại kết hợp giữa chiến lược tăng trưởng dựa vào xuất khẩu có trợ cấp (thành lập các khu chế xuất) và chiến lược thay thế hàng nhập khẩu Việt Nam đã tập trung đầu tư phát triển ngành công nghiệp ôtô (xe máy), trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới, xuất khẩu cà phê Robusta đứng đầu thế giới…
Kim ngạch xuất khẩu tăng rất nhanh
Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt mức 20%/năm từ giữa những năm
1980, cao hơn Trung Quốc (15%/năm) Hàng hóa Việt Nam có khả năng cạnh tranh cao hơn nhờ sự mất giá của đồng Đôla từ năm 2003, trong khi tiền Đồng Việt Nam được gián tiếp định giá ngầm theo đồng Đôla
Nhờ tăng trưởng xuất khẩu, thị phần của Việt Nam trên thị trường thế giới đã có mức phát triển mạnh nhất so với các nước châu Á khác (Biểu đồ 3) Thị phần của Việt Nam đã tăng gấp 3 lần kể từ năm 1995 Trong thương mại quốc tế, Việt Nam vẫn là một nước xuất khẩu nhỏ, chỉ chiếm 0,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của thế giới (so với 1% của Thái Lan)
Biểu đồ 3 : Thị phần xuất khẩu của các nước châu Ấ
Nguồn : Chaponnière, Cling, Bin (2007) theo CEPII/Chelem ;
Trang 11Cơ cấu hàng xuất khẩu cũng có những thay đổi quan trọng trong những năm vừa qua Từ năm 2002, các sản phẩm đã qua chế tạo chiếm tỷ lệ lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu (Biểu đồ 4) Đó chủ yếu là hàng dệt may và linh kiện điện tử
Một số nước khác đã đạt tỷ lệ 50% hàng công nghiệp trong tổng kim ngạch xuất khẩu gồm Philipin (năm 1984), Trung Quốc (năm 1986), Thái Lan và Malayxia (năm 1989) và Inđônêxia (năm 1995) Việc Việt Nam xuất khẩu dầu thô (chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu) làm giảm tỷ lệ hàng công nghiệp trong tổng kim ngạch xuất khẩu Tuy nhiên, tỷ trọng dầu thô trong tổng kim ngạch xuất khẩu có xu hướng giảm xuống trong những năm tới khi Việt Nam xây dựng các nhà máy lọc dầu để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước
Biểu đồ 4 : Tỷ lệ sản phẩm đã qua chế tạo trong tổng kim ngạch xuất khẩu (%)
Nguồn : CEPII/Chelem ; tính toán của các tác giả
Cơ cấu hàng xuất khẩu và tỷ trọng hàng dệt may trong tổng kim ngạch xuất khẩu phản ánh đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế đang phát triển, ở giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa Trước khi gia nhập WTO, ngay từ đầu năm 2005, hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam đã được miễn áp dụng hạn ngạch Mặc dù có sự cạnh tranh của Trung Quốc, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu hàng dệt may đứng thứ 6 trên thế giới3
(và đứng thứ 5, nếu tính Hồng Kông gộp vào Trung Quốc), với kim ngạch xuất khẩu tăng gấp 4 lần trong giai đoạn 2001 (trước khi ký Hiệp định thương mại Việt-Mỹ) và 2006 (Bảng 2) Kể từ năm 2007, việc Mỹ xóa bỏ hạn ngạch đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ còn thúc đẩy sự tăng trưởng này
3 Chỉ giới hạn ở ba thị trường lớn trên thế giới là Liên minh châu Âu, Mỹ và Nhật bản
Trang 12Bảng 2 : Xuất khẩu hàng may mặc của một số nước châu Á vào thị trường EU, Mỹ và Nhật Bản (triệu USD và %)
Nguồn : Chaponnière, Cling, Bin (2007) theo CEPII/Chelem
2006/01 (%)
Thị phần (2006)
Trang 13Kim ngạch trao đổi thương mại hai chiều với các nước châu Á
Cơ cấu địa lý và ngành nghề trong hoạt động ngoại thương có đặc điểm khác nhau tùy theo lĩnh vực xuất khẩu hay nhập khẩu Trong cả hai lĩnh vực này, châu Á đều chiếm vị trí quan trọng trong quan hệ ngoại thương của Việt Nam
Mỹ (với tỷ lệ trao đổi hai chiều ngày càng gia tăng) và Liên minh châu Âu chiếm 1/3 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam (Bảng 3) Hàng xuất khẩu vào các thị trường này chủ yếu là hàng tiêu dùng (dệt may) Ngược lại, các nước này chiếm vị trí khiêm tốn trong kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam
Bảng 3 : Kim ngạch trao đổi thương mại hai chiều với các nước và khu vực (2005)
Xuất khẩu Nhập khẩu Nước/
Khu vực
Giá trị (Tỷ USD)
Tỷ lệ (%)
Nước/
Khu vực
Giá trị (Tỷ lệ USD)
Tỷ lệ (%)
- Xingapo 1,6 4,9 - Thái Lan 2,4 6,5
- Malaixia 1,2 3,7 2 Trung Quốc 5,9 16,0
Nguồn : GSO ; tính toán của các tác giả
Các nước châu Á (ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản) chiếm gần ½ tổng kim ngạch xuất khẩu
và hơn ½ kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam Hàng xuất khẩu của Việt Nam vào các nước này (đặc biệt là Trung Quốc và Nhật Bản) chủ yếu bao gồm nguyên liệu thô (dầu thô, nông sản), trong khi hàng nhập khẩu chủ yếu bao gồm sản phẩm đã qua sơ chế hoặc trang thiết
bị Cần lưu ý là Việt Nam ít tham gia quá trình phân công lao động trong lĩnh vực công nghiệp trong phạm vi khu vực Trong khu vực, trao đổi thương mại hai chiều giữa Trung Quốc và các nước châu Á tập trung chủ yếu vào các sản phẩm qua sơ chế và hàng điện tử
Trang 141.3 Tăng trưởng đầu tư nước ngoài
Mặc dù quá trình tự do hóa tài chính diễn ra từ từ và ở mức độ khiêm tốn, nhưng Việt Nam cũng đã thu hút được một lượng đáng kể đầu tư trực tiếp nước ngoài Từ năm 2005, đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục tăng mạnh và đến năm 2007, đã đạt gần 15 tỷ USD vốn đầu tư
đã cấp phép (Biểu đồ 5) Giai đoạn trước đó cho đến năm 2005, giá trị vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký hàng năm là 2 tỷ USD Năm 2005 là năm cuối cùng thu được số liệu này Giá trị vốn đăng ký có thể đạt mức tăng trưởng tương đương giá trị các dự án đầu tư Năm nước đầu tư hàng đầu là Xingapo, Đài Loan, Nhật bản, Hàn Quốc, Hồng Kông chiếm 2/3 số vốn đầu tư thực hiện từ năm 1988
Biểu đồ 5 : Mức đầu tư trực tiếp nước ngoài hàng năm
có xu hướng tăng lên do cần phải tính đến thời hạn triển khai dự án
Một nửa số vốn đầu tư này tập trung vào các ngành công nghiệp chế tạo, chế biến Lĩnh vực khai thác dầu khí (offshore) thu hút khoảng ¼ lượng vốn đầu tư thực hiện trong những năm vừa qua Đứng thứ ba trong việc thu hút đầu tư nước ngoài là ngành du lịch
Sự đóng góp quan trọng của khu vực đầu tư nước ngoài vào tăng
trưởng xuất khẩu
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp tích cực vào tăng trưởng xuất khẩu (Bảng 4), chiếm 56% tổng kim ngạch xuất khẩu nói chung và 48% kim ngạch xuất khẩu trừ dầu thô Ngành khai thác và xuất khẩu dầu thô được thực hiện toàn bộ trên cơ sở liên doanh, liên kết với các tập đoàn dầu khí nước ngoài
Trang 15Bảng 4 : Tỷ lệ xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong tổng kim ngạch xuất khẩu 2007* (giá trị và tỷ lệ tăng trưởng)
Nguồn : Bộ Kế hoạch - Đầu tư ; tính toán của các tác giả
Loại doanh nghiệp/lĩnh vực Giá trị
(triệu USD)
Tổng Tổng,
trừ dầu thô
Tỷ lệ tăng trưởng 2007/06
Doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài
Tổng kim ngạch xuất khẩu 45,925 100.0% - 19.6%
Tổng kim ngạch xuất khẩu, trừ
dầu thô
Trang 16Bảng 5 : Phân bố các dự án đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, ngoài các dự án về dầu
Nguồn : Bộ Kế hoạch-Đầu tư; tính toán của các tác giả
1.4 Sự kiện gia nhập WTO cần được xem xét trong một bối cảnh tổng thể
Trong phần này, chúng tôi đã phân tích việc Việt Nam gia nhập WTO dựa trên những thành tựu kinh tế mà Việt Nam đã đạt được trong những năm qua, những hệ quả kinh tế, xã hội
và chính sách thương mại được thực hiện từ khi Việt Nam tiến hành đổi mới
Chúng tôi cũng đi sâu nghiên cứu tình hình kinh tế, xã hội trước đây ở trong nước cũng như trong khu vực (nghèo đói, bất bình đẳng, đầu tư nước ngoài …), qua đó rút ra những kết luận có liên quan đến tác động mà việc gia nhập WTO có thể mang lại Chúng tôi sẽ đi sâu phân tích các tác động này trong những phần sau
Xét trên bình diện thay đổi thuế quan, những tác động của việc gia nhập WTO chỉ ở mức hạn chế, vì quan hệ ngoại thương của Việt Nam được thực hiện chủ yếu với các nước châu
Á, là các đối tác mà Việt Nam đã và đang ký kết Hiệp định thương mại tự do (ASEAN, Chine)
Một số tác động của WTO cũng đã được dự kiến trước và được các tác nhân kinh tế năm bắt ngay từ khi Việt Nam còn đang trong quá trình đàm phán gia nhập, mà một trrong những minh chứng là sự gia tăng của đầu tư nước ngoài
Trang 172 Phân tích các điều kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO
Tháng 1/2007, Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO sau hơn 10 năm đàm
phán (1995) Việc Việt Nam ký kết Hiệp định thương mại với Hoa Kỳ (USBTA - United States Bilateral Trade Agreement) năm 2001 là yếu tố góp phần thúc đẩy nhanh hơn
quá trình đàm phán này, thúc đẩy Việt Nam tăng cường cải cách thể chế, cải cách chính sách kinh tế để hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới
Gia nhập WTO, Việt Nam đã chấp nhận nhiều cam kết (xem Phụ lục A Danh sách tóm tắt các cam kết của Việt Nam) Giống như các nước khác mới trở thành thành viên của WTO, trong nhiều trường hợp, các cam kết này có mức độ ràng buộc cao hơn so các cam kết được áp dụng cho các nước đã là thành viên của WTO vào thời điểm thành lập
tổ chức này (Hiệp định Marrakech, 1994) Mức thuế quan áp dụng cho nông sản sẽ được ấn định ở mức thấp hơn so với mức hiện hành được áp dụng cho các nước đang phát triển khác có trình độ phát triển tương đương với Việt Nam Việt Nam cũng cam kết chấm dứt các hình thức trợ cấp cho xuất khẩu (điều mà các nước đang phát triển khác
có trình độ phát triển tương đương như Việt Nam vẫn được tiếp tục làm), mở cửa một
số lĩnh vực cho đầu tư nước ngoài, tiếp tục cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước Đổi lại, Việt Nam được tiếp cận dễ dàng hơn thị trường của các nước thành viên WTO
và hạn ngạch đối với hàng dệt-may xuất khẩu của Việt Nam đã được bãi bỏ từ đầu năm
2007 Tuy nhiên, việc tiếp cận các thị trường lớn trên thế giới (đặc biệt là Mỹ và Liên minh châu Âu) vẫn còn bấp bênh đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, vì các nước này vẫn coi Việt Nam chưa có nền kinh tế thị trường (xem Khung 1 dưới đây)
2.1 Một thị trường ngày càng mở cửa cho hàng nhập khẩu
Từ những năm 1990, Việt Nam đã liên tục cắt giảm các mức thuế hải quan và bãi bỏ phần lớn hạn ngạch đối với hàng nhập khẩu Như vậy, mức độ tự do hóa thương mại
bổ sung sau khi Việt Nam gia nhập WTO sẽ chỉ ở mức khiêm tốn và sẽ diễn ra từ từ trong một thời gian tương đối dài (12 năm)
Tiếp tục cắt giảm các mức thuế quan
Ngay từ những năm 1990, trước khi gia nhập WTO, Việt Nam đã liên tục cắt giảm các mức thuế quan của mình Đến trước thời điểm gia nhập WTO, mức thuế quan trung bình (trung bình số học) đã giảm xuống còn 17,4% so với mức 23,3% 10 năm trước đó
Tỷ lệ bảo hộ thực tế4 còn được cắt giảm với nhịp độ nhanh hơn, giảm từ 59,5% năm
1997 xuống 26,2% năm 2001, tức là giảm hơn 2 lần (Athukorala, 2007) Trong các ngành công nghiệp, tỷ lệ bảo hộ thực tế đã giảm từ 121,5% xuống còn 43,9%
4 Tỷ lệ bảo hộ thực tế đối với một hàng hóa được tính như sau : Tỷ lệ bảo hộ hải quan tính theo giá của hàng hóa đó trên thị trường thế giới trừ đi tỷ lệ bảo hộ áp dụng đối với các hàng hóa trung gian được tích hợp vào hàng hóa đó trong quá trình sản xuất, nhân với giá của các hàng hóa trung gian trên thị trường thế giới
Trang 18Thuế quan trung bình của Việt Nam nằm ở mức tương đương với Trung Quốc vào thời điểm trước khi nước này gia nhập WTO, nhưng lại cao hơn rất nhiều so với mức thuế quan của Inđônêxia, Malayxia và Philipin Mức thuế quan trung bình của Việt Nam cũng cao hơn rất nhiều so với mức thuế quan trung bình hiện nay của Trung Quốc (Ngân hàng Thế giới, 2006)
Việt Nam cũng cam kết tổng hợp5 các mức thuế quan áp dụng cho phần lớn các sản phẩm, với các mức thuế từ 0% đến 35% (Bảng 6) Mức thuế quan áp dụng đối với ôtô
và xe máy vẫn duy trì ở mức cao, vì Việt Nam có chính sách bảo hộ ngành công nghiệp này ở trong nước (ngành công nghiệp ôtô của Việt Nam mới chỉ dừng lại ở việc lắp ráp với số lượng nhỏ) Một số mặt hàng nhạy cảm (trứng, thuốc lá, đường, muối) sẽ tiếp tục được bảo hộ bằng biện pháp hạn ngạch Việc cắt giảm đối với các mức thuế quan tổng hợp sẽ được thực hiện trong thời hạn 12 năm, giảm từ mức trung bình 17,4%, năm
2007 xuống 13,6%, năm 2019
Mức thuế suất trung bình áp dụng đối với hàng nông sản sẽ giảm từ 27,3%, đầu năm
2007 xuống 21,7% năm 2019 Tỷ lệ này thấp hơn so với các nước láng giềng của Việt Nam: Thái Lan và Philipin áp dụng mức thuế quan đối với các sản phẩm này tương ứng
là 36% và 34%
Việt Nam đã ký Hiệp định đa phương về công nghệ thông tin Trong khuôn khổ Hiệp định này, Việt Nam cam kết cắt giảm mức thuế quan xuống còn 0% đối với nhiều mặt hàng điện tử và tin học trong thời hạn từ 0 đến 8 năm tùy theo từng mặt hàng
5 Thuế quan tổng hợp = mức thuế quan tối đa mà một nước cam kết áp dụng cho một sản phẩm
cụ thể trong khuôn khổ của WTO
Trang 19Bảng 6 : Cam kết của Việt Nam về thuế quan sau khi gia nhập WTO (%)
2005
(Trước khi gia nhập)(1)
2007 (Khi gia nhập)
2019 (Mức thuế quan cuối cùng)
Lịch trình thực hiện
- Linh kiện điện
(1) Quy chế tối huệ quốc (MFN) được áp dụng đối với phần lớn các nước ngoài ASEAN
Biện pháp hạn ngạch nhập khẩu vẫn được áp dụng đối với hai mặt hàng : Từ cuối năm
2005, chỉ còn sản phẩm đường và dầu lửa còn chịu áp dụng hạn ngạch nhập khẩu, với
việc ấn định khối lượng tối đa được nhập khẩu
Ngoài ra, còn có 7 mặt hàng khác chịu áp dụng hạn ngạch nhập khẩu, nhưng không ấn
định khối lượng tối đa được nhập khẩu : sữa, trứng, ngô, thuốc lá, muối và bông Đối
với các mặt hàng này, nếu khối lượng nhập khẩu vượt quá mức quy định thì sẽ phải
chịu một mức thuế quan cao hơn
Bãi bỏ các biện pháp miễn thuế quan
Hai loại hình miễn thuế quan chính nhằm khuyến khích xuất khẩu hoặc hạn chế nhập
khẩu sẽ bị bãi bỏ sau khi Việt Nam gia nhập WTO, vì trái với các quy định của WTO
duty drawbacks (hoàn thuế) : trước khi Việt Nam gia nhập WTO, việc nhập khẩu các
hàng hóa tiêu thụ trung gian dùng để sản xuất hàng xuất khẩu được miễn thuế nhập
khẩu (cơ chế này được gọi là duty drawbacks - hoàn thuế) Điều kiện để được miễn
thuế đó là hàng sản xuất ra phải được xuất khẩu trong thời hạn dưới 275 ngày kể từ
ngày nhập khẩu hàng hóa được miễn thuế
Trang 20Cơ chế này có mục đích khuyến khích xuất khẩu, nhưng việc quản lý rất phức tạp và tạo kẽ hở cho nhiều trường hợp vi phạm, lạm dụng (Dimaranan, 2005) Hình thức miễn thuế này sẽ phải được bãi bỏ sau khi Việt Nam gia nhập WTO, vì nó được coi là một hình thức trợ cấp cho xuất khẩu trái với quy định của WTO (xem phần dưới)
Các quy định về tỷ lệ nội địa hóa : trong nhiều lĩnh vực (xe gắn máy, sản phẩm cơ khí,
điện, điện tử, kể cả máy thu hình), có sự tồn tại một hình thức trợ cấp ngầm thể hiện dưới dạng áp dụng mức thuế quan ưu đãi cho việc nhập khẩu hàng thành phẩm và linh kiện của các doanh nghiệp thỏa mãn các tiêu chuẩn về nội địa hóa
Biện pháp này trước đây đã từng được áp dụng ở các nước đang phát triển khác (trường hợp của Nam Phi đối với ngành ôtô) và đã bị cấm theo các quy định của WTO Việt Nam đã bãi bỏ hình thức ưu đãi này từ năm 2003 đối với xe máy và từ đầu năm
2007 đối với ôtô
Duy trì thuế xuất khẩu
Theo các quy định của WTO, Việt Nam được quyền áp thuế xuất khẩu sản phẩm trong các lĩnh vực mà Việt Nam không có ưu thế nổi trội trên thị trường thế giới Việc áp dụng thuế xuất khẩu này nhằm đảm bảo các mục tiêu mang tính chiến lược, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và khuyến khích xuất khẩu các sản phẩm đã qua chế tạo
Thuế xuất khẩu được áp dụng đối với xuất khẩu dầu thô (5%) (chiếm khoảng 20% kim ngạch xuất khẩu) và khoáng sản Tháng 6/ 2007, Việt Nam công bố quyết định áp dụng thuế xuất khẩu đối với xuất khẩu quặng đồng (10%) và niken (5%)
2.2 Các biện pháp khác ngoài thuế quan
Ngoài các biện pháp thuế quan, Việt Nam cũng có các cam kết ở mức rất cao so với các cam kết theo quy định của WTO, đặc biệt là liên quan đến vấn đề bãi bỏ trợ cấp xuất khẩu và mở cửa cho đầu tư nước ngoài
Cấm trợ cấp cho xuất khẩu
Theo quy định của Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp bù trừ (ASMC), những nước
có GDP/đầu người cao hơn 1000USD bị cấm các hình thức trợ cấp cho xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp Những nước có GDP/đầu người thấp hơn mức này vẫn được tiếp tục duy trì các hình thức trợ cấp này
Tuy nhiên, các nước thành viên mới gia nhập WTO không được hưởng quy định này Như vậy, trên thực tế có trường hợp 2 nước có trình độ phát triển tương đương nhau (tính theo GDP/đầu người), ví dụ Việt Nam và Ấn Độ, sẽ được áp dụng các chế độ rất khác nhau trong lĩnh vực này : Việt Nam bị cấm mọi hình thức trợ cấp, còn Ấn Độ, với quy mô nền kinh tế và mức độ ảnh hưởng đến nền thường mại toàn cầu lớn hơn Việt Nam nhiều lần, lại được hưởng quyền tự do trong việc áp dụng các biện pháp trợ cấp Đối với trường hợp của Việt Nam, việc bị cấm áp dụng các biện pháp trợ cấp sẽ buộc Việt Nam phải thay đổi chế độ của các khu đặc miễn hiện đang sử dụng hàng trăm
Trang 21nghìn lao động (đến nay chưa có con số chính thức về số lao động đang làm việc trong các khu đặc miễn) Những ưu đãi giành cho doanh nghiệp trong các khu vực này sẽ không còn được gắn với điều kiện về tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm của doanh nghiệp
Việt Nam cũng đã phải cam kết ngừng trợ cấp cho xuất khẩu nông sản Khi gia nhập WTO vào cuối năm 2003, Campuchia cũng đã phải đưa ra cam kết này Việc cấm các biện pháp trợ cấp cho xuất khẩu nông sản rõ ràng đã tạo ra một sự phân biệt đối xử đối với 2 nước thành viên mới này của WTO bởi vì các nước công nghiệp lớn vẫn tiếp tục được trợ cấp ồ ạt cho xuất khẩu nông sản của mình
Cho dù bị cấm các biện pháp trợ cấp cho xuất khẩu, Việt Nam, với tư cách là một nước đang phát triển, vẫn được tiếp tục trợ cấp cho nông nghiệp với điều kiện mức trợ cấp thấp hơn 10% chi phí sản xuất sản phẩm Trên thực tế, chỉ có ngành mía đường sẽ bị cắt giảm trợ cấp do ảnh hưởng của quy định này (ADB, 2006)
Cải tổ sâu sắc khung pháp luật kinh tế và tư pháp
Trong quá trình chuẩn bị gia nhập WTO những năm qua, Việt Nam đã có những cải tổ sâu sắc khung pháp luật kinh tế và thủ tục pháp lý của mình Các quy định pháp luật về hợp đồng, quyền sở hữu, giải quyết tranh chấp kinh tế đã được đơn giản hóa và hiện đại hóa đáng kể (ADB, 2006) ; đã ban hành Luật cạnh tranh và Luật phá sản doanh nghiệp
Khi gia nhập WTO, Việt Nam cam kết không phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp trong nước (Nguyên tắc đối xử quốc gia) Trong tinh thần này, Việt Nam đã ban hành Luật doanh nghiệp năm 2005, tạo khuôn khổ pháp lý chung cho các doanh nghiệp trong nước (doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp tư nhân)
và doanh nghiệp nước ngoài
Một trong những hệ quả của việc áp dụng nguyên tắc đối xử quốc gia đó là Nhà nước không được tiếp tục trợ cấp cho các doanh nghiệp trong nước nữa Hiện nay, các khoản trợ cấp này có hình thức rất đa dạng (cho vay ưu đãi, tín dụng xuất khẩu…) Trong tương lai, các khoản trợ giúp này sẽ được giành cho tất cả các doanh nghiệp, không phân biệt doanh nghiệp trong nước hay doanh nghiệp nước ngoài
Với những lý do này, trong thủ tục đấu thầu của các doanh nghiệp Nhà nước, phải có
sự tham gia của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần, không phân biệt doanh nghiệp trong nước hay doanh nghiệp nước ngoài, và chỉ dựa trên những tiêu chí thuần túy kinh
tế
Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam phải tuân thủ các quy định của Hiệp định TRIPS Trên thực tế, trước khi gia nhập WTO, Việt Nam đã tuân thủ phần lớn các quy định của Hiệp định này đối với doanh nghiệp Mỹ trong khuôn khổ Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa
Kỳ (USBTA) Việt Nam cũng sẽ phải tuân thủ ngay những quy định của Hiệp định về các biện pháp vệ sinh dịch tễ và bảo vệ thực vật (SPS) và Hiệp định về các rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT)
Trang 22Tăng cường mở cửa cho đầu tư nước ngoài
Các biện pháp được áp dụng trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài nằm trong
khuôn khổ quy định của Hiệp định TRIMS (Trade-Related Investment Measures)
Từ khi Việt Nam gia nhập WTO đầu năm 2007, các ngân hàng nước ngoài có thể thành lập chi nhánh 100% vốn nước ngoài ở Việt Nam Thực ra, mức độ mở cửa bổ sung cũng không lớn lắm so với thời điểm trước khi gia nhập WTO, vì trong khuôn khổ Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ, Việt Nam cũng đã cho phép các công ty Mỹ thành lập chi nhánh 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam vào thời điểm năm 2010 Dù thế nào chăng nữa, biện pháp mở cửa này sẽ buộc Việt Nam phải đẩy nhanh quá trình cải tổ các ngân hàng quốc doanh của mình
Trong lĩnh vực viễn thông, theo quy định của Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, các doanh nghiệp Mỹ được đầu tư vào thị trường điện thoại di động và Internet từ cuối năm 2005 và thị trường điện thoại cố định từ cuối năm 2007 Kể từ nay, tất cả các doanh nghiệp nước ngoài đều được hưởng quyền này Tỷ lệ góp vốn tối đa trong các lĩnh vực này tương ứng là 49% và 45%
Tiếp tục quá trình cổ phẩn hóa
Chính sách cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước (equitization) được khởi động
trong những năm 1990 Nhiều doanh nghiệp Nhà nước lớn đã được cổ phần hóa (Công
ty sữa Việt Nam VINAMILK, Song Hinh-Vinh Son Hydroelectric Plant, Hochiminh City Insurance) Việt Nam công bố rằng sẽ chỉ giữ lại những doanh nghiệp Nhà nước (Nhà nước nắm giữ 100% vốn) trong những lĩnh vực chiến lược và một số doanh nghiệp Nhà nước lớn Dự kiến trong năm 2007 và 2008 sẽ tiến hành cổ phần hóa 600 doanh nghiệp Nhà nước, trong đó có các doanh nghiệp lớn như Mobiphone, Vinaphone và VietcomBank (Gide, Loyrette et Nouel, 2007) Sắp tới, Việt Nam cũng sẽ tiến hành cổ phần hóa một phần Tổng công ty hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) và một số ngân hàng quốc doanh Nhà đầu tư nước ngoài được quyền tham gia góp vốn một cách bình đẳng vào quá trình cổ phần hóa này (thực hiện dưới hình thức niêm yết trên thị trường chứng khoán) Đầu tư nước ngoài trong ngành ngân hàng vẫn còn bị kiểm soát chặt chẽ hơn so với các ngành khác
Các cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực này có tính chất tương đối khác với các cam kết trong các lĩnh vực khác và khá chung chung, mơ hồ Việt Nam cam kết hàng năm sẽ gửi báo cáo cho các nước thành viên WTO về tiến độ thực hiện chương trình cổ phần hóa của mình Điều này nhằm thực hiện mục tiêu được các nước thành viên công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường (xem phần 2.3 dưới đây)
2.3 Xóa bỏ hạn ngạch xuất khẩu nhưng hàng hóa Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các thị trường lớn
Xóa bỏ hạn ngạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ và châu Âu
Một trong những lợi ích lớn Việt Nam thu được khi gia nhập WTO đó là được các nước công nghiệp phát triển xóa bỏ hạn ngạch xuất khẩu đối với hàng dệt may của Việt Nam
Trang 23Kể từ khi gia nhập WTO, Việt Nam được áp dụng khuôn khổ quy định đa phương mới đối với xuất khẩu hàng dệt may Từ đầu năm 2005, Việt Nam được xóa bỏ hạn ngạch
đã được áp dụng trong 3 thập kỷ trước trong khuôn khổ các Hiệp định Đa sợi (AMF) :
- Mỹ áp đặt hạn ngạch đối với Việt Nam trong khuôn khổ Hiệp định thương mại song phương, nhưng đã xóa bỏ các hạn ngạch này kể từ đầu năm 2007 ;
- Sau khi ký Hiệp định song phương về ủng hộ Việt Nam gia nhập WTO năm 2004, Liên minh châu Âu đã xóa bỏ hạn ngạch đối với Việt Nam ngay từ đầu năm 2005, tức là trước khi Việt Nam gia nhập WTO
Ngoài ra, với quy mô nền kinh tế nhỏ và tác động đối với thị trường Mỹ không lớn, Việt Nam không bị áp dụng các biện pháp tự vệ và các biện pháp tự vệ khẩn cấp đối với hàng dệt may giống như các biện pháp Mỹ đang tạm thời được áp dụng đối với Trung Quốc kể từ khi nước này gia nhập WTO6
Việt Nam vẫn gặp khó khăn trong việc tiếp cận thị trường Mỹ và châu
Âu
Việt Nam gia nhập WTO theo một quy chế riêng giành cho các nước chưa có nền kinh
tế thị trường (tiếng Anh là « non market economy » hay NME ; Xem Khung 1) Với việc
áp đặt quy chế riêng nay cho Việt Nam trong thời hạn 12 năm (cho đến 2019) (Trung Quốc cũng bị áp dụng quy chế này khi gia nhập WTO vào năm 2001), WTO đã gây khó khăn cho hàng hóa xuất khẩu Việt Nam tiếp cận thị trường quốc tế Theo quy chế riêng này, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sẽ phải chịu một phương pháp riêng trong việc xem xét các trường hợp bán phá giá (chi phí được tính toán dựa trên chi phí của các nước khác), và phương pháp này giảm nhẹ rất nhiều nghĩa vụ chứng minh (Oxfam, 2004) Như vậy, Việt Nam gia nhập WTO với tư cách là thành viên «hạng hai », giống như Trung Quốc (Mc Carty và Kalapesi, 2003)
Quy chế là một nước chưa có nền kinh tế thị trường cũng làm hạn chế rất nhiều một trong những lợi ích quan trọng của việc gia nhập WTO, đó là cơ may thắng kiện trong trường Việt Nam kiện đối tác thương mại ra trước cơ quan giải quyết tranh chấp về việc
áp đặt các biện pháp chống bán phá giá đối với mình (ADB, 2006)7
Mỹ mới chỉ tạm thời trao cho Việt Nam quy chế tối huế quốc (MFN) Quốc hội Mỹ chưa
thông qua quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn cho Việt Nam (PNTR- Permanent Normal Trade Relation » ) (lần bỏ phiếu mới nhất là vào tháng 11/2006) Như vậy, hàng
năm, Mỹ có quyền xem xét lại vấn đề cấp quy chế tối huệ quốc cho Việt Nam , điều được WTO cho phép Thật vậy, theo quy định tại Điều XXXV, Hiệp định GATT (và Điều XIII, Hiệp định WTO), một nước thành viên có quyền không thực hiện các nghĩa vụ đa
6 Các biện pháp tự vệ khi được áp dụng đối với bất kỳ sản phẩm nào sẽ có hệ quả ngăn chặn sự tăng trưởng nhập khẩu sản phẩm đó, nếu sự tăng trường này được cho là quá nhanh và có thể làm rối loạn thị trường nội địa Các biện pháp đặc biệt đối với hàng dệt may còn đi xa hơn thế : chúng cho phép ngăn chặn việc nhập khẩu (chứ không chỉ ngăn chặn sự tăng trưởng nhập khẩu) các sản phẩm dệt may trong một thời hạn nhất định, nếu việc nhập khẩu này làm rối loạn thị trường trong nước
7 Năm 2004, tức là trước khi Việt Nam gia nhập WTO, Mỹ đã áp dụng các biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm cá da trơn của Việt Nam Quy chế « quốc gia chưa có nền kinh tế thị trường » sẽ làm giảm thiểu cơ may thắng kiện của Việt Nam trong vụ kiện này trong khuôn khổ của WTO.
Trang 24phương của mình đối với một nước thành viên khác vì những lý do chính trị hay một lý
do khác Trong trường hợp của Mỹ, lý do đưa ra là quy định cấm cư trú, đi lại đối với
các công dân Mỹ (Luật Jackson Vanik ngăn cản việc bình thường hóa quan hệ thương
mại với các nước thuộc khối XHCN cũ)8
Khung 1 Quy chế « quốc gia nước chưa có nền kinh tế thị trường » (NME)
Theo yêu cầu của Mỹ, Việt Nam bị áp dụng quy chế của một nước chưa có nền kinh tế
thị trường (Non Market Economy) khi gia nhập WTO Quy chế này cũng đã được áp
dụng đối với Trung Quốc khi nước này gia nhập WTO vào năm 2001 (và vẫn được duy trì cho đến ngày nay) Ngoài hai nước này ra, chỉ còn một số nước thuộc Liên Xô cũ (Kirgưxtan, Mônđavi) bị áp dụng quy chế này
Đối với quốc gia bị áp dụng quy chế « quốc gia chưa có nền kinh tế thị trường », các quốc gia thành viên khác của WTO có quyền áp dụng các tiêu chí riêng để tính mức chi phí sản xuất hàng xuất khẩu của quốc gia đó, theo đó thay vì sử dụng tiêu chí chi phí hiện hành tại quốc gia đó để tính mức chi phí sản xuất hàng xuất khẩu của quốc gia đó, các quốc gia thành viên của WTO có quyền sử dụng số liệu về chi phí sản xuất của một hay một nhóm nước « thay thế » mà ở đó các quy tắc vận hành của nền kinh tế thị trường được áp dụng và tuân thủ một cách thực sự Như vậy, một quốc gia thành viên WTO khi muốn áp dụng các biện pháp chống bán phá giá đối với một quốc gia « chưa
có nền kinh tế thị trường », thì sẽ dễ dàng hơn trong việc chứng minh sự tồn tại của hành vi bán phá giá, vì chỉ cần tìm ra một quốc gia « thay thế » phù hợp để tính mức chi phí sản xuất hàng xuất khẩu của quốc gia sẽ bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá
đó, ngay cả khi hai quốc gia này có trình độ phát triển và các điều kiện sản xuất hàng hóa rất khác nhau (Nguyễn, Nguyễn và Lê Thanh, 2007)
Từ khi Trung Quốc gia nhập WTO, số lượng các thủ tục kiện yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với nước này đã tăng gấp đôi: Khoảng 40 đơn kiện/năm trong giai đoạn 2002-2005 so với 20 đơn kiện/năm trong những năm trước đó (1995-2001) Tất nhiên, nguyên nhân làm gia tăng số đơn kiện này không hoàn toàn bắt nguồn từ việc Trung Quốc bị xếp vào quy chế « quốc gia chưa có nền kinh tế thị trường », mà còn
do sự tăng trưởng xuất khẩu quá mạnh của Trung Quốc gây ra sự lo ngại từ các nước khác Tuy nhiên, quy chế Trung Quốc là « quốc gia chưa có nền kinh tế thị trường » là chất xúc tác làm gia tăng số đơn kiện chống bán phá giá đối với nước này, vì đơn kiện ít
có nguy cơ bị bác bỏ bởi WTO trong trường hợp đối tượng bị kiện là Trung Quốc
Khi Liên minh châu Âu áp dụng các biện pháp chống bán phá giá đối với mặt hàng giày
da xuất khẩu của Việt Nam vào năm 2006 (tức là trước khi Việt Nam gia nhập WTO), Liên minh châu Âu cũng đã viện dẫn quy chế « quốc gia chưa có nền kinh tế thị trường » áp dụng cho Việt Nam9 Từ năm 2006, Liên minh châu Âu đã áp dụng mức thuế chống bán phá giá là 16,8% dựa trên cơ sở so sánh với mức chi phí sản xuất mặt
8 Ngược lại, Việt NamViệt Nam cũng không bắt buộc phải thực hiện các nghĩa vụ mở cửa thị trường với các doanh nghiệp Mỹ giống như đã làm với các đối tác khác (trong trường hợp Mỹ không cấp MFN cho Việt NamViệt Nam )
9 Quy chế « quốc gia chưa có nền kinh tế thị trường » cũng được các nước thành viên WTO áp dụng cho các nước không phải là thành viên của WTO, ví dụ Ucraina bí áp dụng quy chế này cho đến thời gian gần đây mới được bãi bỏ
Trang 25hàng này ở Braxin Việc áp dụng các biện pháp này đã làm giảm mạnh lượng xuất khẩu giày da của Việt Nam
Tuy nhiên, các nước thành viên WTO (hoặc một số nước thành viên) có thể xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường trước thời hạn quy định (2019) Năm
2007, các nước thành viên ASEAN (Việt Nam là thành viên của tổ chức này) đã quyết định công nhận nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường (và qua đó, cam kết không áp dụng các quy định riêng về chống bán phá giá đối với Việt Nam) Ngoài ra, một nước đối tác của Việt Nam cũng có thể xem xét áp dụng quy chế « kinh tế thị trường » đối với một ngành hay lĩnh vực cụ thể của Việt Nam (chứ không phải cho toàn
bộ nền kinh tế)
Khái niệm « quốc gia chưa có nền kinh tế thị trường » là một khái niệm rất mơ hồ, việc xác định một quốc gia có nền kinh tế thị trường thị trường hay chưa được thực hiện dựa trên những căn cứ tùy tiện, những căn cứ chứng minh để áp dụng các biện pháp chống bán phá giá đối với quốc gia này cũng rất võ đoán, tùy tiện Chính vì vậy, việc Việt Nam
bị áp dụng quy chế « quốc gia chưa có nền kinh tế thị trường » sẽ là một điều bất lợi tiềm tàng đối với nền kinh tế Việt Nam Vũ khí này rất dễ bị các đối tác lạm dụng vì những mục đích khác không thuần túy mang tính kinh tế hay cạnh tranh lành mạnh, thậm chí vì những mục đích chính trị Do đó, Việt Nam cần phải loại bỏ nguy cơ tiềm tàng này trong thời hạn nhanh nhất
Việc Mỹ áp dụng biện pháp này sẽ đặt Việt Nam vào tình thế bấp bênh trong quan hệ với Mỹ, hàng hóa Việt Nam không được đảm bảo chắc chắn trong việc tiếp cận thị trường Mỹ (trong khi một trong những mục tiêu của việc gia nhập WTO là được đảm bảo sự tiếp cận thị trường này), nhất là năm 2007, Mỹ áp dụng cơ chế giám sát chặt chẽ hàng dệt may nhập khẩu có nguồn gốc từ Việt Nam
Việc Liên minh châu Âu áp dụng các biện pháp chống bán phá giá đối với mặt hàng giày
da của Việt Nam vào năm 2006 và việc Mỹ áp dụng cơ chế giám sát hàng dệt may nhập khẩu từ Việt Nam cho thấy Việt Nam đang nằm trong sự giám sát của 2 cường quốc thương mại trên thế giới và thành tích xuất khẩu của Việt Nam vào 2 thị trường này có thể bị ảnh hưởng bất kỳ lúc nào
2.4 Hiệp định gia nhập WTO bao trùm tất cả các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế
Qua phân tích các điều kiện Việt Nam gia nhập WTO có thể thấy sự kiện gia nhập WTO không thể được xem xét dưới góc độ là một sự kiện đơn lẻ thể hiện sự thay đổi bước ngoặt trong chính sách kinh tế, thương mại của Việt Nam, mà phải được đặt trong một quá trình lâu dài đã diễn ra từ hơn 1 thập kỷ qua Phân tích những cam kết chính của Việt Nam khi gia nhập WTO sẽ cho phép xác định được các yếu tố cơ bản cần tính đến khi đánh giá mức độ ảnh hưởng của việc gia nhập WTO đối với Việt Nam
Thứ nhất, xét trên khía cạnh trao đổi hàng hóa, tác động của WTO đối với thuế quan là không đáng kể, vì mức thuế quan của Việt Nam đã được cắt giảm đáng kể trong những năm qua trước khi Việt Nam gia nhập WTO ; tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu về tự
Trang 26do hóa thương mại (ở Việt Nam cũng như ở các nước khác) đều chỉ tập trung vào phân tích tác động của việc cắt giảm thuế quan này Việc xóa bỏ hạn ngạch hải quan (nhất là trên thị trường Mỹ) là một sự kiện quan trọng nhưng khó có thể mô hình hóa được nhất
là khi quy chế « quốc gia chưa có nền kinh tế thị trường » áp dụng đối với Việt Nam như một « lưỡi gươm Damoclès » treo trên đầu, có thể tác động bất cứ lúc nào đến sự tiếp cận của hàng hóa Việt Nam đối với các thị trường lớn
Thứ hai, phần lớn những cải cách được tiến hành trong quá trình chuẩn bị gia nhập WTO tập trung vào các lĩnh vực khác, chứ không chỉ có tự do hóa trao đổi hàng hóa Tác động tích cực của chính sách tự do hóa các ngành dịch vụ (viễn thông, ngân hàng
…) đối với việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ kết hợp với những tác động tích cực từ việc áp dụng các quy định mới của Luật cạnh tranh, Luật đầu tư, chính sách
cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước và cải thiện tiếp cận thị trường nước ngoài của hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam Nhưng rất tiếc là tác động của các biện pháp này rất khó đánh giá được bằng các công cụ thông thường
Nhìn chung, có một sự chênh lệch lớn giữa mức độ tác động mong đợi từ các quy định khác nhau của Hiệp định WTO đối với Việt Nam (phần lớn các cam kết và tác động liên quan đến các ngành dịch vụ, đầu tư và các quy định khác) và các biến số thường được đưa vào các mô hình tính toán với tư cách là biến số ngoại sinh, tập trung vào sự biến đổi của tỷ lệ bảo hộ thuế quan ; sự chênh lệch này làm giảm lợi ích của các nghiên cứu chỉ tập trung xử lý các yếu tố này Trong phần sau, chúng tôi sẽ cố gắng mở rộng phạm
vi các kịch bản phỏng đoán, nhằm đưa vào các tác động khác có thể có của việc gia nhập WTO
3 Tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO: Điểm qua kết quả của các công trình nghiên cứu
Sau sự kiện thành lập WTO (1995) và với việc hầu hết các nước đang phát triển chuyển sang áp dụng chính sách tăng trưởng dựa vào xuất khẩu do các định chế quốc tế khởi xướng, nhiều công trình nghiên cứu đã cố gắng đánh giá mức độ tác động của các chính sách thương mại đối với tăng trưởng và phân phối thu nhập
Trong phần này, chúng tôi sẽ giới thiệu một số kết quả chung rút ra từ các công trình nghiên cứu này, trên cơ sở liên hệ với các cơ sở lý thuyết kinh tế và quan sát thực tiễn Tiếp theo, chúng tôi sẽ điểm qua kết quả của một số công trình nghiên cứu về trường hợp của Việt Nam, tập trung vào các công trình nghiên cứu có sử dụng các mô hình cân đối chung (EGC), là những mô hình tỏ ra phù hợp nhất để đánh giá những tác động kinh
tế vĩ mô của chính sách thương mại Bên cạnh những kết quả liên quan đến vấn đề tăng trưởng và những chỉ số kinh tế chính, chúng tôi cũng chú ý đến các tác động đối với vấn đề phân phối thu nhập (vấn đề đói nghèo và bất bình đẳng)
Giống như các nghiên cứu thuộc dạng này liên quan đến các nước đang phát triển khác10, những đánh giá được thực hiện cho đến nay về tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO đối với tăng trưởng (GDP, xuất khẩu….) đều cho thấy mức độ tác động của việc gia nhập này là không đáng kể Điều này có thể được lý giải bởi việc những mô
10 Ngoại trừ các nghiên cứu có bổ sung các giả thiết ad hoc về tác động đối với hiệu suất sản xuất và tăng
trưởng thương mại, điều này cho phép làm tăng tác động của các chính sách thương mại này
Trang 27hình được sử dụng để tính toán đều gặp khó khăn trong việc tích hợp tất cả các yếu tố, các tác động có thể có Các tính toán này thường chỉ tính đến tác động của chính sách
tự do hóa thương mại đối với trao đổi hàng hóa, trong khi đó những tác động chính lại xảy ra trong các lĩnh vực khác (dịch vụ, đầu tư trực tiếp nước ngoài, cải cách thể chế )
Do vậy, những nghiên cứu đánh giá tác động đối với phân phối thu nhập và tình trạng nghèo đói cũng mang lại những kết quả hạn chế, và thường đi đến kết luận là có sự gia tăng của tình trạng bất bình đẳng song song với việc giảm đói nghèo
3.1 Tác động của việc gia nhập WTO đối với vấn đề tăng trưởng, đói nghèo và bất bình đẳng
Từ những năm 1990, các nghiên cứu kinh tế đều quan tâm đến tác động của chính sách
tự do hóa thương mại trong các nước đang phát triển Nhiều công trình nghiên cứu tập trung đánh giá tác động kinh tế của của các biện pháp cắt giảm thuế quan được áp dụng trong khuôn khổ WTO (đa phương) hoặc trong các khuôn khổ khác (đơn phương, khu vực ) Trong giai đoạn vừa qua và trong mối liên hệ với việc định hướng lại chính sách phát triển tập trung vào vấn đề xóa đói giảm nghèo, các công trình nghiên cứu kinh
tế đã mở rộng phạm vi nghiên cứu, đi vào đánh giá tác động của chính sách thương mại đối với vấn đề phân phối thu nhập và xóa đói, giảm nghèo
Tác động kinh tế vĩ mô (tăng trưởng và thương mại)
Để đánh giá tác động kinh tế vĩ mô của việc gia nhập WTO, hầu hết các công trình nghiên cứu đều sử dụng các mô hình cân bằng tổng thể EGC Theo hiểu biết của chúng tôi, chỉ có 2 công trình nghiên cứu sử dụng một phương pháp khác dựa trên các mô hình lực hấp dẫn (xem Khung 2)
Khung 2
Các mô hình lực lực hấp dẫn và mô hình cân bằng tổng thể được sử dụng
để đánh giá tác động của các chính sách thương mại
Mô hình lực hấp dẫn là mô hình kinh tế lượng được sử dụng để đánh giá mức độ trao
đổi thương mại giữa hai nước nói riêng và giữa một nước với tất cả các đối tác nói chung
Mô hình lực hấp dẫn hoạt động dựa trên lý thuyết về trọng lực và lực hấp dẫn Trên cơ
sở liện hệ với định luật vạn vật hấp dẫn của Newton, mô hình lực hấp dẫn đánh giá cường độ trao đổi thương mại giữa hai nước phụ thuộc vào quy mô của nền kinh tế của hai nước đó (thể hiện bằng GDP) và gắn với chi phí giao dịch giữa hai nước Các mức chi phí giao dịch này được xác định tuỳ theo khoảng cách giữa các nước và một số yếu
tố khác (sự biệt lập, lãnh thổ biển đảo, có đường biên giới chung ) Điều này tương ứng với giả thiết rằng chi phí thương mại tăng cùng với khoảng cách địa lý ; tình trạng biệt lập của một nước làm tăng chi phí giao dịch của nước đó ; chi phí giao dịch sẽ thấp hơn khi đó là hai nước láng giềng Việc đặt tham số cho các yếu tố này được thực hiện bằng các công cụ kinh tế lượng
Các mô hình lực hấp dẫn thường được sử dụng để đánh giá tác động của các Hiệp định mậu dịch tự do Thời gian gần đây, các mô hình này cũng được sử dụng để đánh giá tác động của việc gia nhập WTO đối với trao đổi ngoại thương của một nước Các mô
Trang 28hình này rất có hiệu quả trong việc đánh giá các luồng trao đổi thương mại song phương
Các mô hình cân bằng tổng thể (EGC) không phải là mô hình kinh tế lượng, chúng
thường được sử dụng để mô tả nền kinh tế của một nước Các mô hình này hoạt động dựa trên giả thiết các tác nhân kinh tế có hành vi ứng xử hợp lý, tối đa hoá lợi ích Giả thiết này là nền tảng của lý thuyết cân bằng tổng thể của Walras Theo lý thuyết này (lý thuyết tân cổ điển), các gia đình tối đa hoá lợi ích thu được trong giới hạn thu nhập của mình, và các doanh nghiệp cũng đi tìm lợi nhuận tối đa
Nếu lấy trường hợp của các hộ gia đình, có thể thấy rằng các hộ gia đình vừa là người tiêu dùng, vừa là người cung ứng các yếu tố sản xuất (lao động, tiền vốn ) Thu nhập của các hộ gia đình được sử dụng để tiêu dùng, từ đó thu được một lợi ích nhất định Các mô hình cân bằng tổng thể EGC dựa trên lý thuyết «tác nhân tiêu biểu» (hộ gia đình, doanh nghiệp) Theo giả thiết này, tất cả các hộ gia đình đều có những đặc điểm giống nhau (ít ra là trong một nhóm nhất định, ví dụ nhóm những người lao động có tay nghề) về hàm lợi ích và hàm các yếu tố sản xuất
Các mô hình EGC dựa trên hai loại dữ liệu : 1/ Một ma trận hạch toán xã hội (MCS), dựa trên những tài khoản quốc gia của một đất nước, mô tả bằng phương pháp kế toán những tác động qua lại giữa các ngành và các tác nhân kinh tế Mỗi ngành kinh tế được thể hiện bằng dòng (nguồn thu nhập) và cột (nguồn chi phí) 2/ các hàm về hành vi ứng
xử của các tác nhân kinh tế (ví dụ hàm tiêu dùng), từ đó chọn lọc các thông số
Các giả thiết đơn giản hoá dựa trên cơ sở các mô hình EGC đã dần được nâng cao nhờ những tiến bộ trong lĩnh vực mô hình hoá và lý thuyết kinh tế :
- tất cả các mô hình đầu tiên đều là các mô hình tĩnh, và người ta đã đưa dần vào đó các yếu tố động;
- giả thiết cạnh tranh hoàn hảo không còn được áp đặt cho mọi giao dịch và mọi ngành kinh tế nữa ; đặc biệt, sự tồn tại của các hàm xuất khẩu và nhập khẩu dựa trên giả thiết cạnh tranh không hoàn hảo và có sự phân hoá các sản phẩm trao đổi trên phạm vi quốc tế;
- cuối cùng, giả thiết tác nhân kinh tế tiêu biểu không cho phép đánh giá một cách thực thụ tác động của những cú sốc đối với tình hình phân phối thu nhập ; như vậy, cần phải
có sự phân hoá giữa các hộ gia đình và đó chính là đối tượng của các mô hình mô phỏng, ở đó mỗi hộ gia đình được xem xét một cách riêng lẻ
Các mô hình EGC là công cụ được sử dụng nhiều nhất để đánh giá tác động của các chính sách kinh tế (và đặc biệt là các chính sách thương mại) Ưu điểm của các mô hình này là mang lại câu trả lời mang tính định lượng chính xác về tác động của sự thay đổi chính sách, đồng thời đảm bảo sự thống nhất của các kết quả xét trên bình diện lý luận
Nguồn : Piermartini và Teh (2005)
Trang 29Nghiên cứu thứ nhất (Frankel và Rose, 2002) kết luận rằng một khi tính đến các tác động của lực hấp dẫn, thì sẽ không còn tồn tại tác động bổ sung đáng kể đối với thương mại gắn với việc gia nhập WTO (trừ khi dưa vào những hệ quả cố định-quốc gia, có tính đến tình hình đặc thù của mỗi quốc gia) Nghiên cứu thứ hai (Subramanian và Wei, 2003) đưa ra kết quả ngược lại khi đánh giá cùng một loại mô hình như vậy, tức là việc gia nhập WTO sẽ làm cho thương mại của các nước thành viên mới tăng trưởng khoảng 30%, với mức tác động khiêm tốn hơn đối với các nước đang phát triển nghèo nhất
Tuy nhiên, việc sử dụng các mô hình lực hấp dẫn có hai nhược điểm chính: thứ nhất, nó không dựa trên bất kỳ một mô hình lý thuyết nào ; thứ hai, nó không cho phép đánh giá tác động của WTO đối với một nước cụ thể Cuối cùng, các mô hình lực hấp dẫn cho
phép đánh giá sự chênh lệch cho giai đoạn quá khứ (ex post) giữa những điều quan sát
được với những điều dự kiến trong mô hình,và có thể gán với một số giả thiết có liên quan đến WTO Nhưng các mô hình này không cho phép dự kiến tác động của WTO
cho giai đoạn tương lai (ex ante) (trong khi đây mới là điều cần nghiên cứu đối với
trường hợp của Việt Nam ) Vì hai lý do này, trong phần sau, chúng tôi sẽ chỉ giới hạn bình luận các công trình nghiên cứu sử dụng các mô hình EGC, đây cũng là những công trình chiếm số lượng nhiều nhất
Các mô hình cân bằng tổng thể (EGC) thường được sử dụng để đánh giá tác động của các Hiệp định thương mại đa phương trong khuôn khổ của WTO, tác động của chính sách tự do hóa thương mại đơn phương và tác động của các Hiệp định tự do hóa thương mại khu vực Tuy nhiên, cần phải nhận thấy rằng các mô hình này thường tập trung phân tích tác động của các biện pháp tự do hóa thương mại được áp dụng khi gia nhập WTO, ít tính đến các loại biện pháp khác gắn với quá trình gia nhập WTO (như những biện pháp sửa đổi, bổ sung khung pháp luật kinh tế), là những biện pháp rất khó
để mô hình hóa
Các công trình nghiên cứu kinh tế lượng thường tập trung phân tích các mối quan hệ thực tế dựa trên các số liệu của quá khứ (ví dụ trường hợp các mô hình trọng lực) Trái lại, các nghiên cứu sử dụng mô hình bằng tổng thể EGC vốn có cấu trúc được xây dựng dựa trên lý thuyết tân cổ điển, thường dựa vào các giả thiết mạnh : hành vi ứng xử của
hộ gia đình, doanh nghiệp…; sự vận hành của thị trường ; chọn lọc các thông số mang tính cơ cấu
Với những đặc điểm đó, việc sử dụng các mô hình cân bằng tổng thể cho phép phân tích các cơ chế vận hành, chứ không cho phép lượng hóa tác động của các chính sách kinh tế Các mô hình này chủ yếu được sử dụng để mô phỏng, phỏng đoán tác động
của các chính sách thương mại trong giai đoạn tương lai (ex ante), chứ không được sử dụng để phân tích những tác động của các chính sách này trong quá khứ (ex post)
Phần lớn các mô hình cân bằng tổng thể EGC đều dựa trên các giả thiết cạnh tranh hoàn hảo trên thị trường hàng hóa và yếu tố sản xuất, giả thiết về năng suất cận biên không đổi, giả thiết sử dụng hết các yếu tố sản xuất và giả thiết về tính liên thông lao động hoàn hảo giữa các ngành nghề Có hai loại mô phỏng (hay kịch bản) vẫn thường được thực hiện dựa trên các mô hình này (nếu chúng ta loại trừ các chính sách tự do hóa thương mại khu vực không thuộc phạm vi nghiên cứu của chúng tôi), biết rằng việc gia nhập WTO sẽ kết hợp 2 tác động này với nhau trong một chừng mực nhất định:
Trang 30Tác động của việc tự do hóa thương mại đa phương (ví dụ vòng đàm phán Doha) được
đánh giá dựa trên các mô hình đa quốc gia Việc cắt giảm hoặc xóa bỏ thuế quan trên phạm vi toàn thế giới đối với một sản phẩm nào đó sẽ làm gia tăng thương mại toàn cầu đối với sản phẩm đó Điều này sẽ làm tăng thu nhập trên phạm vi toàn cầu nhờ tăng hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất tại mỗi nước và làm tăng sức mua bổ sung gắn với việc tiêu thụ hàng hóa có mức giá thấp hơn (kết luận rút ra từ mô hình mẫu Hecksher-Ohlin) Tùy theo từng nước, sự thay đổi về khối lượng trao đổi (mối quan hệ giữa giá xuất khẩu hay nhập khẩu) có thể làm tăng hoặc giảm mức lợi ích thu được này (yếu tố có số lượng nhiều hơn sẽ thu được lợi ích nhiều hơn (tăng thu nhập từ yếu tố đó
do tăng cầu đối với yếu tố đó trên thị trường) và yếu tố có số lượng ít hơn sẽ thu lợi ích hơn
Lợi ích thu được từ việc sử dụng hiệu quả hơn các yếu tố sản xuất trên phạm vi toàn cầu được phân chia giữa các nước, biết rằng tác động từ thay đổi khối lượng giao dịch (mối quan hệ giữa giá xuất khẩu hoặc nhập khẩu) có thể làm tăng hay giảm mức lợi ích thu được tùy theo từng nước Tác động chuyển lợi ích gắn với những thay đổi này là bằng 0 trên phạm vi toàn cầu
Nhóm GTAP (Global Trade Analysis Project) là nhóm đứng đầu thế giới trong việc thực
hiện loại nghiên cứu này11 Hàng năm, Ngân hàng thế giới tiến hành đánh giá những lợi ích có thể có từ một Hiệp định nào đó của WTO dựa trên các dữ liệu về bảo hộ thương mại do GTAP cung cấp Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới (2005), một Hiệp định tự
do hóa thương mại tổng thể (xóa bỏ thuế quan và hạn ngạch đối với tất cả các loại hàng hóa, xóa bỏ trợ cấp nông nghiệp) ký kết trong khuôn khổ vòng đàm phán Doha sẽ mang lại một mức lợi ích tổng thể là 1,2 % thu nhập quốc dân đối với các nước đang phát triển
từ nay đến năm 2015 (0,8 % đối với toàn bộ nền kinh tế thế giới), nhưng được phân bổ rất khác nhau giữa các nước
Tác động của việc tự do hóa thương mại đơn phương (ví dụ chương trình điều chỉnh cơ
cấu) tiến hành tại một nước đơn lẻ, sẽ được đánh giá dựa trên các mô hình quôc gia
Nếu đó là một nước nhỏ (price taker, không ảnh hưởng đến giá trên thị trường thế giới,
và đối với nước đó, giá là một yếu tố ngoại sinh), tự do hóa thương mại đơn phương luôn được nhìn nhận một cách tích cực xét trên quan điểm lợi ích tổng thể mà nó mang lại; nó góp phần làm giảm những sai lệch do sự tồn tại của hàng rào thuế quan gây ra
và góp phần cải thiện hiệu quả sản xuất
Dù đi theo kịch bản nào, các mô hình này cũng đưa ra kết luận rằng tác động (tiêu cực hay tích cực) đối với mỗi nước là không lớn, tối đa chỉ bằng một vài điểm trong GDP (Cling, 2006) Qua quan sát, phân tích mối quan hệ thực tế giữa chính sách thương mại
và tăng trưởng (nghiên cứu quốc gia) cũng có thể thấy tác động thực tế cũng không lớn lắm, phù hợp với kết quả nghiên cứu ứng dụng các mô hình cân bằng tổng thể EGC Hiện nay, các nhà kinh tế đều thống nhất rằng tác động của các chính sách thương mại
đã được đánh giá quá mức so với tác động của các loại chính sách khác hay các yếu tố kinh tế khác (Ngân hàng thế giới, 2005) và trong một số trường hợp, việc tự do hóa thương mại đơn phương hay đa phương cũng có thể có tác động tiêu cực đối với một
số nước (đặc biệt là các nước kém phát triển ở châu Phi)
11 Xem danh mục các ấn phẩm trên trang web: www.gtap.agecon.purdue.edu/about/project.asp
Trang 31Có hai lý do chính giải thích vì sao các mô hình EGC mang lại những kết quả khiêm tốn như vậy : Không tính đến tất cả những tác động có thể có của các chính sách, quá giản đơn trong việc phân tích các chính sách ; khó khăn trong việc lượng hóa các tác động của WTO, ngoại trừ tác động của tự do hóa trao đổi hàng hóa Việc cải thiện các mô hình và các kịch bản mô phỏng sẽ cho phép tính toán được mức tác động cao hơn của các chính sách thương mại Ngoài những lý do về mặt khóa học, việc cải thiện các mô hình cũng đáp ứng yêu cầu đánh giá cơ sở của các chính sách thương mại và vì những
lý do trong nội bộ của giới nghiên cứu (đạt được những kết quả có ý nghĩa hơn)
Nói một cách cụ thể hơn và trong khuôn khổ sử dụng các mô hình cân bằng tổng thể EGC12, cách làm này nhằm đưa ra những giả thiết đơn giản thường thấy : giả thiết cạnh tranh hoàn hảo, giả thiết năng suất tăng dần, giả thiết về các yếu tố ngoại sinh (ví dụ chuyển giao công nghệ) tạo ra bởi sự tăng trưởng khối lượng trao đổi cùng với việc nâng cao hiệu suất sản xuất ; đưa vào yếu tố thất nghiệp và thiếu việc làm ; giả thiết tăng đầu tư trực tiếp bổ sung Phần lớn các giả thiết này chỉ có ý nghĩa nhất thời Robinson và Thierfelder (2002) đã gọi cách phóng đại này bằng cụm từ « tìm kiếm
những con số lớn » (« The quest for large numbers », đề mục của bài nghiên cứu)
Phần lớn các mô hình cân bằng tổng thể EGC đều là các mô hình tĩnh (có nghĩa là chỉ tính đến một khoảng thời gian nhất định : như vậy, vốn sản xuất là cố định, đầu tư chỉ có tác động đối với cầu, chứ không tác động đối với cung sản xuất) Từ một số năm nay, người ta đã tập trung xây dựng các mô hình động : Trong khuôn khổ của các mô hình này, các nhân tố được phân tích trong sự tác động qua lại lẫn nhau và không giới hạn trong một khoảng thời gian nhất định ; quyết định đầu tư đưa ra hôm nay phụ thuộc vào triển vọng thu được lợi nhuận trong tương lai ; vốn sản xuất biến đổi tùy theo mức đầu
tư và tình trạng xuống cấp của trang thiết bị
Việc sử dụng các mô hình động, như mô hình đa quốc gia Mirage của CEPII (Bchir, 2002) cho phép tích hợp những tác động của các chính sách thương mại đối với tăng trưởng Tuy nhiên, việc đánh giá các tác động này sẽ gặp khó khăn do chúng ta còn thiếu kiến thức lý thuyết cũng như thực tế về mối quan hệ giữa mở cửa và tăng trưởng (Cling, 2006)
Xét một cách tổng thể, mặc dù các mô hình EGC ngày càng trở nên tinh vi hơn (tính đến các yếu tố động, cạnh tranh hoàn hảo….) và mang tính phát hiện nhiều hơn, nhưng chúng cũng mang lại những kết quả không chắc chắn Các mô hình này cung cấp các đại lượng về tác động của các chính sách kinh tế tùy theo các giả thiết được đưa ra Hơn nữa, do không tính đến tất cả các tác động có thể có, nên chúng chủ yếu nghiên cứu các tác động dài hạn (cùng với nghịch lý rằng các cơ chế tác động dài hạn, vì dụ tác động của chính sách mở cửa đối với đầu tư trực tiếp, sẽ rất khó tích hợp được vào các mô hình này)
12 Mức tác động tiềm tàng sẽ cao hơn nếu tính theo giá trị tuyệt đối, nhưng trên thực tế có thể thấp hơn , thậm chí là âm
Trang 32Tác động đối với vấn đề đói nghèo và bất bình đẳng
Phân tích tác động của tự do hóa thương mại đối với vấn đề bất bình đẳng và đói nghèo
là một nội dung nghiên cứu rất mới Lý thuyết kinh tế chuẩn về thương mại quốc tế cung cấp một mô hình đánh giá sự thay đổi về phân phối thu nhập do phát triển thương mại Trong khuôn khổ đơn giản nhất (mô hình của Heckscher-Ohlin), các yếu tố sản xuất càng dồi dào thì nhu cầu đối với chúng càng tăng và thu nhập tương đối mà chúng mang lại cũng tăng lên (định lý Stolper-Samuelson) cùng với sự gia tăng trao đổi Đối với một nước đang phát triển có lực lượng lao động phổ thông dồi dào (nhưng ít lao động có tay nghề), thì sẽ nhận thấy đồng thời hai hiện tượng : giảm bất bình đẳng và giảm đói nghèo (mức độ bất bình đẳng trong nội nhóm giữa các gia đình của người lao động có tay nghề và các gia đình của người lao động phổ thông thay đổi không đáng kể)
Mối quan hệ trực tiếp giữa thương mại và nghèo đói chỉ được nhận thấy ở phần dưới của bảng phân phối thu nhập Một biện pháp tự do hóa thương mại (ví dụ giảm thuế quan đối với gạo nhập khẩu) có thể có tác động trực tiếp đối với người nghèo theo một cách tiếp cận tĩnh (tác động tích cực đối với người tiêu dùng thông qua việc giảm giá, hoặc tác động tiêu cực đối với người nông dân do giá bán sản phẩm bị sụt giảm, thêm vào đó cần bổ sung tác động đối với cầu các yếu tố sản xuất) Nhưng biện pháp này cũng có thể có những tác động theo một cách tiếp cận động Chẳng hạn, nếu việc mở cửa có tác động tích cực đối với tăng trưởng, thì cũng có thể có tác động làm giảm đói nghèo Nhưng sự tác động này phụ thuộc vào những thay đổi có thể có về mức độ bất bình đẳng (tự do hóa thương mại thường làm gia tăng bất bình đẳng), biết rằng sự gia tăng bất bình đẳng sẽ làm gia tăng nghèo đói (gọi là « tăng trưởng nghèo hóa ») và mức
độ bất bình đẳng cao sẽ làm giảm độ co dãn của nghèo đói so với tăng trưởng (Bourguignon, 2003 ; Cling, 2004) Như vậy, chúng ta thấy các tác động có thể rất mẫu thuẫn nhau, và khó có thể xác định được kết quả cuối cùng
Những phân tích dựa trên mô hình cân bằng tổng thể cho phép đánh giá đồng thời tác động trên nhiều bình diện khác nhau (giá hàng hóa và các yếu tố sản xuất, thu chi ngân sách Nhà nước, tác động đối với đầu tư và tăng trưởng trong trường hợp sử dụng các
mô hình động) và có tính đến mức độ phản ứng của các tác nhân đối với những tác động này Các mô hình cân bằng tổng thể EGC được sử dụng để đánh giá tác động tổng thể của việc tự do hóa thương mại (xem Khung trên) cũng có thể được sử dụng để đánh giá tác động của việc tự do hóa thương mại đối với đói nghèo và bất bình đẳng, với điều kiện phải phân nhóm rất cụ thể các gia đình theo từng loại và từng mức thu nhập
Cách tiếp cận theo các mô hình vi mô-vĩ mô còn đi xa hơn nữa, vì nó còn phân nhỏ hơn nữa các hộ gia đình (đưa ra giả thiết về người đại diện gia đình) và mô hình hóa hành vi ứng xử cá nhân trên cơ sở có tính đến tác động của hành vi ứng xử này trong mô hình kinh tế vĩ mô (Cogneau, Grimm và Robilliard, 2003) Nó dựa trên sự phát triển các mô hình mô phỏng vi mô (kết hợp các mô hình EGC và các mô hình vi mô), dựa trên các dữ liệu thu được từ các cuộc điều tra đốii với các hộ gia đình và tăng sức mạnh tính toán của các công cụ tin học Theo nghiên cứu của Winters, McCulloch và McKay (2004),
những mô phỏng cho giai đoạn tương lai (ex ante) thực hiện bằng các mô hình này cho
phép xác định được các nhóm hộ gia đình dễ bị tổn thương bởi loại tác động này
Trang 33Những mô phỏng về tác động của việc tự do hóa thương mại đối với vấn đề phân phối thu nhập thực hiện dựa trên các mô hình cân bằng tổng thể EGC mang lại những kết quả tương đối trái ngược nhau Theo Mabugu và Chitiga (2007), đối với trường hợp của Nam Phi, tự do hóa thương mại có tác động tiêu cực đối với người nghèo về ngắn hạn, nhưng lại có tác động tích cực về dài hạn Nghiên cứu của Annabi (2005) cũng có kết luận tương tự đối với trường hợp của Xênêgan Các tác giả Bannister và Thugge (2001)
có dẫn chứng các công trình nghiên cứu (Nam Phi, Inđônêxia) đánh giá rằng tự do hóa thương mại có tác động tiêu cực đối với nhóm các hộ gia đình nghèo nhất Robilliard và Robinson (2005) mô phỏng tác động của các kịch bản tự do hóa thương mại khác nhau dựa trên mô hình mô phỏng vi mô và đều cho kết quả là giảm nghèo đói nhưng không
có thay đổi về mức độ bất bình đẳng về thu nhập
Quan sát tình hình của các nước đang phát triển cho thấy, mặc dù có mở cửa kinh tế, nhưng mức độ bất bình đẳng (đặc biệt là tiền lương) có xu hướng tăng lên (Ngân hàng thế giới, 2000 ; Goldberg và Pavcnik, 2007), đặc biệt là trường hợp của các nước Mỹ Latinh, Trung Quốc và Việt Nam; và tác động của tự do hóa thương mại đối với nghèo đói có vẻ như không đáng kể (Wade, 2004) Những nhận xét này mâu thuẫn với các nội dung của lý thuyết kinh tế chuẩn và với các kết quả nghiên cứu sử dụng mô hình cân bằng tổng thể EGC (cũng thường dựa trên lý thuyết này)
Từ đầu những năm 2000, nhiều nhà kinh tế tìm cách lý giải sự trái ngược này bằng cách đưa ra các luận điểm gắn với mức độ dồi dào của các yếu tố sản xuất tại các nước, phương thức vận hành của các thị trường, và các luận điểm này có thể không hoàn toàn phù hợp với các giả thiết của lý thuyết kinh tế chuẩn
Các mô hình sử dụng các yếu tố đặc thù cho rằng một số yếu tố chỉ được sử dụng trong một ngành cụ thể, ví dụ yếu tố lao động có tay nghề chỉ được sử dụng trong ngành hàng không, mà không có khả năng di chuyển đến các ngành khác (Jones, 1971) Trong một mô hình như vậy, sự thay đổi mức giá sẽ có tác động rõ ràng đối với mức thu nhập mang lại từ các yếu tố đặc thù (độc lập với cường độ vốn hóa) Thương mại quốc tế có lợi cho yếu tố sản xuất đặc thù trong lĩnh vực xuất khẩu của mỗi nước; nó làm suy giảm
vị thế của yếu tố sản xuất đặc thù trong lĩnh vực nhập khẩu cạnh tranh ; nhưng tác động
cuối cùng đối với yếu tố động (ví dụ lao động) lại không xác định được: mức thu nhập tương đối do lao động phổ thông mang lại trong các nước đang phát triển có thể giảm đi sau khi mở cửa kinh tế
Trong các nước có nguồn lao động phổ thông tương đối dồi dào, tự do hóa thương mại
có xu hướng làm giảm nghèo đói thông qua tăng trưởng xuất khẩu các sản phẩm mà việc sản xuất đòi hỏi sử dụng nhiều lao động Trái lại, đối với những nước có lợi thế so sánh chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào (trường hợp của các nước
Mỹ La tinh và châu Phi), tự do hóa thương mại sẽ có tác động kích thích các ngành sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên thay vì các ngành sử dụng nhiều lao động (Wood, 1997)
Nếu theo giả thiết trình độ của người lao động lành nghề trong các nước đang phát triển chỉ tương đương với trình độ của người lao động kém lành nghề trong các nước công nghiệp phát triển, thì những người lao động thuộc diện này trong các nước đang phát triển sẽ là những người được hưởng lợi từ sự gia tăng trao đổi (Freeman, 2003)
Trang 34Dù sao chăng nữa, với những tác động tiêu cực đã từng nhận thấy trong quá khứ tại các nước đang phát triển, rất cần thiết phải đánh giá tác động tiềm tàng của việc Việt Nam gia nhập WTO, nhằm ngay từ bây giờ nghiên cứu đưa ra những chính sách điều chỉnh phù hợp
3.2 Tác động của việc gia nhập WTO : Trường hợp của Việt Nam
Việt Nam là nước mới nổi đầu tiên gia nhập WTO sau khi Trung Quốc gia nhập tổ chức này vào năm 2001, biết rằng quá trình đàm phán kéo dài gần 12 năm với điểm khởi đầu
là năm 1995 Do đó, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tác động của sự kiện này, xét cả trên bình diện kinh tế vĩ mô và tác động đối với vấn
đề phân phối thu nhập Trong phần này, chúng tôi giới thiệu tóm tắt kết quả của các công trình nghiên cứu này, rút ra những kết luận chính và những khiếm khuyết của các
mô hình được sử dụng13
Như đã nêu trong phần đầu của nghiên cứu này, mô hình tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam, với nhiều điểm tương đồng với nền kinh tế Trung Quốc nhưng có quy mô nhỏ hơn, thể hiện hai đặc điểm chính kể từ khi Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới vào năm 1986 và gia nhập WTO đầu năm 2007 :
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế rất nhanh (gần 8%/năm trong 2 thập kỷ vừa qua) kèm theo mức độ mở cửa kinh tế cũng rất nhanh (gần +20%/năm đối với xuất khẩu trong cùng thời kỳ, và một tỷ lệ tăng trưởng tương ứng đối với nhập khẩu) ;
- Quá trình giảm nghèo về tiền tệ cũng rất nhanh (từ 58% dân số năm 1993 xuống 24% năm 2004) song song với tình trạng gia tăng bất bình đẳng ; giống như Trung Quốc, vấn đề phân phối các thành quả của sự tăng trưởng và mở cửa kinh tế là vấn đề mấu chốt nhằm đảm bảo sự gắn kết xã hội và ổn định chính trị của đất nước
Trong bối cảnh này, việc nghiên cứu tác động của WTO đối với tăng trưởng kinh tế (liệu
sẽ có gia tăng thu nhập hay tăng trưởng bổ sung kể từ thời điểm năm 2007 ?), đối với tình trạng bất bình đẳng và nghèo đói có một tầm quan trọng đặc biệt
Tác động đối với tăng trưởng
Có nhiều công trình nghiên cứu đã đánh giá tác động của việc gia nhập WTO đối với nền kinh tế Việt Nam dựa trên các mô hình cân đối chung EGC Các nghiên cứu này được thực hiện trước khi Việt Nam gia nhập WTO, và như vậy đã tiến hành các mô
phỏng ex ante (xem phần định nghĩa phía trên)
Các mô hình được sử dụng có nhiều đặc điểm chung: phần lớn đều dựa trên các giả thiết cạnh tranh hoàn hảo (trừ Vanzetti và Hương, 2006, có tính đến yếu tố thất nghiệp) ; không có nghiên cứu nào tính đến yếu tố năng suất tăng dần ; mặc dù có các
13 Phần này trình bày lại nội dung những bình luận rút ra từ các nghiên cứu của Abbott (2007)
Trang 35dữ liệu được phân tách chi tiết đến khoảng 100 sản phẩm (Ma trận hạch toán xã hội), các nghiên cứu đều suy luận ở mức độ tương đối tổng hợp (chỉ dừng lại ở khoảng 20 ngành) ; không có nghiên cứu nào tính đến các tác động mang tính động : tất cả các mô hình được sử dụng đều là mô hình tĩnh (trừ nghiên cứu CEPII/ISD, 2007 ; ở đây, chúng tôi không bình luận nghiên cứu này, vì nghiên cứu này chưa hoàn thiện khi chúng tôi viết báo cáo này)
Nhiều nghiên cứu (Dimaranan, 2005 ; Nguyễn và Ezaki, 2005) sử dụng mô hình EGC
đa quốc gia GTAP, điều đó cho phép tích hợp tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO đối với các nước khác (hàng hóa Việt Nam tiếp cận thị trường các nước khác dễ dàng hơn, biến động giá trên thị trường thế giới…)
Trang 36Bảng 7 : Dự báo dựa trên 23 kịch bản dựa trên các mô hình EGC về tác động của
việc Việt Nam gia nhập WTO (biên động tính bằng %)
Công trình nghiên cứu Số kịch bản GDP Xuất khẩu Nhập khẩu
Nguồn : dựa trên nghiên cứu của Abbott (2007) ; có cập nhật của các tác giả
(1) Tác động của việc Mỹ giành cho Việt Nam quy chế tối huệ quốc
Những kết quả chung được trình bày tại Bảng 7 Việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ kéo
theo việc Việt Nam phải tự do hóa thương mại cho các nước thành viên khác và ngược
lại, các nước thành viên khác cũng phải tự do hóa thương mại đối với Việt Nam Tuy
nhiên, phần lớn các nước thành viên của WTO đều đã giành cho Việt Nam quy chế tối
huệ quốc (MFN), do vậy, việc còn lại là quá trình Việt Nam đơn phương tự do hóa
thương mại đối với các nước thành viên khác14 Nhìn chung, các nghiên cứu này đều ít
chú trọng đến vấn đề cắt giảm thuế quan (kể cả vấn đề chuyển đổi các hàng rào phi
thuế quan) Không có nghiên cứu nào dựa trên các dữ liệu cụ thể về cắt giảm thuế quan
như quy định trong Hiệp định WTO
Tác động của việc tự do hóa thương mại đơn phương (kịch bản được đưa ra trong nhiều
công trình nghiên cứu) luôn được đánh giá là tích cực trong các giả thiết được trình bày
trong phần trên và trong trường hợp của một nước nhỏ (không ảnh hưởng đến giá cả
trên thị trường thế giới) Các nghiên cứu đều kết luận mức lợi ích thu được từ việc gia
nhập WTO là không đáng kể: mức lợi ích thu được đối với Việt Nam tối đa chỉ bằng
14 Trên thực tế, Việt Nam cũng được hưởng lợi từ việc hàng hóa Việt Nam tiếp cận thị trường các nước
khác dễ dàng hơn nhờ việc xóa bỏ hạn ngạch đối với hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Mỹ và Liên
minh châu Âu
Trang 373,3% GDP (Roland-Holst, 2002), trừ hai nghiên cứu mới đây đưa ra giả thiết cạnh tranh hoàn hảo và tận dụng hết các yếu tố sản xuất Theo nghiên cứu của Vanzetti và Hương (2006), mức lợi ích thu được tương đương 15% GDP, có tính đến yếu tố thất nghiệp Theo nghiên cứu của Dimaranan (2005), mức lợi ích thu được khoảng 7,9% GDP trong trường hợp tự do hóa thương mại toàn bộ, tức là đi xa hơn rất nhiều so với việc gia nhập WTO thuần túy (nhưng mức tác động sẽ giảm 70% nếu tính đến quy định của
WTO buộc bãi bỏ cơ chế hoàn thuế (duty drawbacks), cơ chế này cho phép miễn thuế
hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu phục vụ cho việc sản xuất hàng xuất khẩu)
Tác động của việc tự do hóa thương mại đa phương có thể tích cực hoặc tiêu cực tùy theo từng nghiên cứu Nghiên cứu của Nguyễn và Ezaki (đánh giá tác động của nhiều
kịch bản hội nhập khu vực mà chúng tôi không đi sâu bình luận ở đây) đưa ra mức tác động tiêu cực là -0,5% GDP (với mức tăng trưởng tiêu dùng cao) với việc sử dụng các giả thiết ít thực tế như Nhà nước chắc chắn sẽ bù trừ các khoản giảm thu ngân sách (giảm thu và giảm chi ngân sách với mức hơn 40%) ; nghiên cứu của Tarp Jensen và Tarp (2005) đưa ra mức lợi ích thu được là 5,3 điểm GDP trong trường hợp tự do hóa thương mại đa phương (kết hợp với tự do hóa thương mại đơn phương sau khi gia nhậpWTO)
Như nhận xét của Abbott (2007), tất cả các nghiên cứu này đều đánh giá mức độ tác động rất thấp so với tỷ lệ tăng trưởng trung bình 7,5%/năm của Việt Nam, với đà tăng trưởng này, cứ 10 năm GDP của Việt Nam lại tăng gấp đôi Cũng có thể có cùng nhận xét như vậy về tác động đối với xuất khẩu (10% đến 20% về dài hạn) ; cần phải so sánh với mức tăng trưởng gần 20%/năm đối với xuất khẩu ! Sự vênh nhau này có thể được lý giải theo hai cách : hoặc là vì sự tăng trưởng của Việt Nam bắt nguồn từ các nguyên nhân khác chứ không phải từ chính sách tự do hóa thương mại, hoặc là vì các nghiên cứu đã đánh giá thấp mức độ tác động thực tế của chính sách này
Các nghiên cứu đều nhận xét rằng các Hiệp định thương mại song phương mà Việt Nam ký với các nước trước đây (ASEAN, USBTA, ) đã tạo ra sự tăng trưởng thương mại lớn hơn rất nhiều so với những gì thu được từ việc cắt giảm thuế quan vốn chỉ ở mức khiêm tốn Sự tăng trưởng thương mại làm xuất hiện những sản phẩm mới được đưa vào trao đổi (với một sự chuyên môn hóa mạnh mẽ hơn) Kinh nghiệm cho thấy việc gia nhập WTO sẽ tiếp tục tăng cường đà tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam dựa trên sự phát triển của thương mại quốc tế
Giống như các công trình nghiên cứu khác về tác động của tự do hóa thương mại dựa trên các mô hình EGC (xem phần 3.1 phía trên), các công trình nghiên cứu về Việt Nam
có hai hạn chế chính : thiếu tính hiện thực trong việc sử dụng các yếu tố của các mô hình ; các mô pphỏng chỉ quan tâm đến vấn đề cắt giảm thuế quan (dù mức giảm không nhiều) chứ khong quan tâm đến các tác động quan trọng khác Kết quả khiêm tốn thu được một phần cũng do những hạn chế này
Tất cả các mô hình được sử dụng cho đến nay đều có cách tiếp cận mang tính tĩnh (trừ
nghiên cứu của CEPII/ISD, nhưng ở đây, chúng tôi không bình luận nghiên cứu này ở đây) Lợi ích tĩnh mang lại từ việc cắt giảm thuế quan (tam giác Harberger về lợi ích gắn với việc tái phân bổ nguòn lực) thường ở mức khiêm tốn, nhất là khi thuế quan của Việt Nam được duy trì ở mức thấp và việc cắt giảm thuế quan sau khi gia nhập WTO chỉ ở mức khiêm tốn Từ giữa những năm 1990, giới nghiên cứu bắt đầu quan tâm đến những lợi ích động thu được từ việc tự do hóa thương mại (tác động đối với cạnh tranh,
Trang 38nâng cao hiệu suất sản xuất….), được coi là các yếu tố cần thiết để có thể thu được các kết quả tác đọng lớn hơn Nhưng những tác động này được mô hình hóa dựa trên những yếu tố đặc thù nhất thời, mà không dựa trên các mô hình tăng trưởng rõ ràng; theo Roland-Holst (2002), những lợi ích thu được trong việc gia tăng hiệu suất sản xuất chủ yếu là nhờ cải cách các chính sách trong nước Nhưng những lợi ích này lại được tích hợp vào mô hình như là các yếu tố ngoại sinh
Những khía cạnh phi thuế quan của WTO (cạnh tranh, đầu tư trực tiếp ) cũng cần phải được đưa vào các mô phỏng Để dự đoán tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO,
cũng cần phải tính đến những cải cách thể chế và Việt Nam đã tiến hành trong quá trình gia nhập Chỉ có một nghiên cứu duy nhất có tính đến tác động đối với cạnh tranh trong trường hợp của Việt Nam, đó là nghiên cứu của Dee (2005) về thương mại dịch vụ (không được đưa vào Bảng 7) Ý tưởng đưa ra là việc mở cửa lĩnh vực dịch vụ cho các hãng nước ngoài sẽ làm giảm quyền lực độc quyền của các hãng trong nước Tuy nhiên, nghiên cứu của Abbott lưu ý rằng kinh nghiệm của các nước khác cho thấy thay vào độc quyền nhà nước, sẽ xuất hiện độc quyền/độc quyền nhóm của các hãng đa quốc gia (như vậy, sẽ không được hưởng lợi từ giảm độc quyền)
Hạn chế thứ hai gắn với những khó khăn trong việc mô hình hóa quá trình mở cửa rất nhanh của nền kinh tế Việt Nam Nghiên cứu Abbott đã bình luận hết sức chi tiết vấn đề
về nhu cầu xuất khẩu (và cả nhập khẩu) Do thiếu dữ liệu, nên đã không tính toán được
hệ số co dãn thay thế Armington 15 trong trường hợp của Việt Nam Do tốc độ tăng trưởng xuất khẩu rất nhanh, cho nên các hệ số co dãn chuẩn được sử dụng trong các
mô hình không còn phù hợp nữa (ví dụ, chúng không cho phép đánh giá được tác động của Hiệp định thương mại Việt Nam-Mỹ)
Tác động của việc gia nhập WTO đối với tình hình phân phối thu nhập
Hai nghiên cứu trình bày trong phần trên tập trung đánh giá tác động của việc gia nhập WTO đối với tình hình phân phối thu nhập, đặc biệt là tác động đối với tình trạng nghèo đói Các nghiên cứu này sử dụng kết hợp một mô hình cân đối chung EGC với một mô hình mô phỏng vi mô
Như nhận xét trong nghiên cứu của Abbott : « một điều rất ngạc nhiên là những tác động không đáng kế đối với GDP [thu được từ các nghiên cứu tác động] thể hiện bằng một sự tác động đối với tình trạng nghèo đói không xác định » Như vậy dấu hiệu tác
động thay đổi tùy theo từng nghiên cứu, tùy theo từng kịch bản và từng giả thiết kinh tế
vĩ mô Nó phụ thuộc vào loại biện pháp điều chỉnh chính sách thuế, vốn có tác động không kém so với biện pháp cắt giảm thuế quan
Nghiên cứu thứ nhất được thực hiện bởi Tarp Jensen và Tarp (2005) sử dụng một mô
hình cân bằng tổng thể EGC dựa trên ma trận MCS 2000 được xây dựng bởi chính các tác giả (Tarp Jensen, 2004) Mô hình này tích hợp dữ liệu điều tra về 6 000 hộ gia đình trong cuộc điều tra VLSS 1997/1998, đại diện cho toàn bộ dân số Việt Nam Ba loại mô phỏng vi mô được thực hiện:
15 Hệ số co dãn Armington dùng để đo mức độ biến động tương đối của nhu cầu nhập khẩu khi mức biến động của giá là 1% (Hàm CES : Constant Elasticity of Substitution) Điều này cũng đúng với hàm nhu cầu
xuất khẩu
Trang 39- Trong mô phỏng thứ nhất, và cũng là mô phỏng chi tiết nhất, phân phối thu nhập và tiêu dùng của các hộ gia đình được mô hình hóa như là yếu tố nội sinh đối với 6 000 hộ gia đình;
-Trong mô phỏng thứ hai, có đưa vào dữ liệu biến động về tiêu dùng của một tập hợp gồm 16 nhóm hộ gia đình đại diện được cung cấp bởi mô hình cân bằng tổng thể EGC
để giảm các chỉ dấu tiêu dùng và nghèo đói cho toàn bộ các hộ gia đình thuộc diện điều
tra (cách làm top-down với yếu tố tiêu dùng tổng hợp) ;
- Trong mô phỏng thứ ba, cũng sử dụng cách làm top down để đưa vào yếu tố biến
động giá của các yếu tố sản xuất đối với 6 000 hộ gia đình tùy theo khối lượng các yếu
tố sản xuất mà các hộ gia đình có thể cung cấp, từ đó đánh giá mức biến động thu nhập của các hộ gia đình đó
Sau đó, tiến hành mô phỏng ba kịch bản khác nhau : xóa bỏ thuế xuất khẩu ; tự do hóa thương mại toàn bộ (xóa bỏ hoàn toàn thuế hải quan) ; kết hợp hai kịch bản trước Theo Tarp Jensen và Tarp (2005), việc xóa bỏ thuế hải quan sẽ không ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách Nhà nước (vì được bù trừ bằng việc tăng các loại thuế khác) và sẽ làm gia tăng tình trạng đói nghèo Trái lại, nếu Nhà nước quyết định không bù trừ khoản giảm thu ngân sách do xóa bỏ thuế hải quan bằng việc tăng các loại thuế khác thì tỷ lệ nghèo đói sẽ giảm 9%
Việc phân chia ba vùng địa lý (Bắc, Trung và Nam) cho thấy miền Nam có mức giảm nghèo lớn nhất và miền Bắc có mức giảm nghèo thấp nhất
Tuy nhiên, nghiên cứu này sử dụng phương pháp quá giản đơn Ma trận hạch toán xã hội về phân phối giá trị gia tăng giữa các yếu tố sản xuất có cấu trúc như nhau đối với tất cả các lĩnh vực hoạt động (xem phần dưới đây) Phương pháp giản đơn này không đảm bảo tính xác thực của kết quả mô phỏng đánh giá tác động của chính sách kinh tế đối với phân phối thu nhập
Theo nghiên cứu Fujii và Roland-Holst (2007), phần lớn những người nghèo ở nông thôn có hai kênh để hưởng lợi từ sự tăng trưởng ở thành thị : di cư ra thành thị và buôn bán nông sản Nhưng cho đến này, chưa có nghiên cứu nào về Việt Nam tính đến yếu
tố di cư Do vậy, để Việt Nam, một nước có tỷ lệ đô thị hóa thập, với 75% dân số sống ở các vùng nông thôn (chủ yếu sống bằng nông nghiệp) có thể được hưởng lợi từ việc gia nhập WTO, thì nhất thiết việc gia nhập này phải mang lại những lợi ích cho lĩnh vực nông nghiệp và các hộ gia đình ở nông thôn
Nghiên cứu thứ hai của Fujii và Roland-Holst (2007) sử dụng một mô hình mô phỏng vi
mô tích hợp (EGC- điều tra VLSS 1997/1998) Hơn nữa, các tác giả còn phân tích tác động về mặt địa lý của việc gia nhập WTO đối với tình trạng nghèo đói ở mức độ rất cụ thể, bằng việc lập các « bản đồ về nghèo » đói theo phương pháp được đề xuất trong nghiên cứu của Elbers (2002, 2003)16
16 Các « bản đồ nghèo đói » này sử dụng các dữ liệu của cuộc thống kê dân số 1999 kết hợp với dữ liệu của cuộc điều tra VLSS 1997/1998 Nguyên tắc được sử dụng cho các Bản đồ nghèo đói này là lập phương trình thu nhập dựa trên kết quả điều tra hộ gia đình (VLSS), sau đó áp dụng các phương trình này cho toàn
bộ dân số (số liệu thống kê dân số) Như vậy, có thể đánh giá được tình trạng nghèo đói của từng cá nhân
Trang 40Các giả thiết về giá và khối lượng được cung cấp bởi GTAP Mô hình cân đối chung giả thiết sử dụng hết các yếu tố sản xuất, lao động và vốn lưu chuyển linh hoạt giữa các ngành, lĩnh vực Đất đai là một yếu tố sản xuất đặc thù trong lĩnh vực nông nghiệp Không có cạnh tranh không hoàn hảo, không có tiết kiệm theo quy mô và cũng không có những lợi ích có tính chất động thu được từ thương mại
Ba kịch bản được đề xuất:
- UL (Unilateral Liberalization) tương ứng với việc gia nhập WTO (chỉ tính đến tác
động của việc cắt giảm thuế quan về phía Việt Nam và xóa bỏ trợ cấp xuất khẩu)17 ;
- FL (Full Liberalization) tương ứng với việc gia nhập WTO kết hợp với tự do hóa
thương mại đa phương (giả thiết về một Hiệp định của WTO) ;
- DDST tương ứng với kịch bản loại FL nhưng ở đó Việt Nam xóa bỏ trợ cấp xuất
khẩu nhưng vẫn tiếp tục được hưởng chế độ đối xử đặc biệt giành cho các nước đang phát triển ; điều này có nghĩa là mức cắt giảm thuế quan thấp hơn và tiếp tục được hỗ trợ trong nước cho sản xuất
Nghèo đói trên phạm vi toàn quốc giảm 0,8% trong kịch bản UL và giảm 6,8% trong kịch bản FL Trong kịch bản DSDT, tỷ lệ nghèo đói tăng 0,6%
Trên phạm vi vùng, sự thay đổi mức nghèo đói rất khác nhau: dao động từ 2,4% đến
-14,3% trong kịch bản FL Mức dao động này có tính đến những khác biệt trong phân
phối thu nhập ban đầu cũng như tính không thuần nhất trong thành phần các hộ gia đình và các cá nhân Một kết quả đáng kể khác, mối quan hệ tương liên giữa tỷ lệ
nghèo đói ban đầu (ex ante) và sự biến động về tỷ lệ nghèo đói giữa các vùng trong hai kịch bản FL và DSDT (-0,71 và -0,60) Kịch bản FL cho kết quả giảm nghèo cao nhất
trong phạm vi vùng và trong các vùng nghèo nhất
Mặc dù có sự tương liên này, người ta cũng nhận thấy sự khác biệt lớn giữa các vùng
nghèo : tỷ lệ nghèo đói giảm nhanh nhất (trừ kịch bản DSDT) trong các vùng duyên hải
trong khi đó vùng Tây Bắc và biên giới Việt Nam không có cải thiện đáng kể (nhưng cũng không xấu đi)
Sau đây, chúng tôi trình bày về hai nghiên cứu đánh giá tác động trong giai đoạn quá
khứ (ex post) của tự do hóa thương mại Hai nghiên cứu này phân tích sự thay đổi về
thu nhập và tiêu dùng của một nhóm 4 300 hộ gia đình trong giai đoạn 1997/1998, cứ cách 5 năm lại được hỏi 2 lần trong khuôn khổ điều tra VLSS Các nghiên cứu này nhằm đánh giá tác động của tự do hóa thương mại dựa trên nghiên cứu tác động của sự biến động giá cả một số mặt hàng nông sản : lương thực (gạo) mà các
1992/1993-hộ gia đình là nhà sản xuất hoặc người tiêu dùng (trong nhiều trường hợp vừa là nhà sản xuất, vừa là người tiêu dùng) và cây công nghiệp (cà phê) Khác với các nghiên cứu
sử dụng mô hình cân bằng tổng thể EGC, các nghiên cứu này suy luận dựa trên các cân đối bộ phận và dựa trên việc đánh giá các mô hình toàn kinh tế sử dụng dữ liệu cá nhân
xuất phát từ những đặc điểm cá nhân thu được từ cuộc tổng điều tra dân số (cho phép tính toán được mức thu nhập) và tình trạng nghèo đói của các một vùng.
17 Nhưng kịch bản này hình như không tính đến việc hàng hóa Việt Nam tiếp cận thị trường các nước khác
dễ dàng hơn nhờ việc gia nhập WTO (đặc biệt là việc xóa bỏ hạn ngạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ và châu Âu).