Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 44 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
44
Dung lượng
12,85 MB
Nội dung
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI KHOA TẠO DÁNG CÔNG NGHIỆP LỜI CẢM ƠN oàn thành khóa luận đồ án tốt nghiệp. Là một sinh viên được học tập và rèn luyện dưới mái trường Viện ĐH Mở Hà Nội, cho phép em được bày tỏ lời cám ơn sâu sắc tới tất cả giảng viên đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình làm đồ án: H GVHD : Th.S VŨ TIẾN LỢI GVHD khóa luận: Thầy NGUYỄN NGỌC DŨNG GVHD khóa luận: Thầy TRẦN QUỐC BÌNH Và các giảng viên trong khoa Tạo Dáng Công Nghiệp đã tận tình chỉ dạy, giúp đỡ em trong quá trình học tập và hoàn thành đồ án tốt nghiệp. Em cũng xin chân tành cảm ơn các cán bộ công nhân viên của khoa Tạo Dáng Công Nghiệp Viện ĐH Mở Hà Nội đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập. CAO THỊ THU HÀ – LỚP K16 ĐỒ HỌA VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI KHOA TẠO DÁNG CÔNG NGHIỆP MỤC LỤC CAO THỊ THU HÀ – LỚP K16 ĐỒ HỌA VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI KHOA TẠO DÁNG CÔNG NGHIỆP PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Việt Nam có 54 dân tộc, trải qua hơn 4000 năm lịch sử dựng nước và giữ nước, mang trong mình một nền văn hoá đa dạng, đầy bản sắc và độc đáo. Nền văn hoá Việt Nam gắn liền với văn minh lúa nước vì vậy nó rất chất phác, đơn sơ, giản dị, gần gũi nhưng không kém phần tinh tế. Điều đó như chất men tạo nên dòng văn học dân gian và phát triển thành nền văn học Việt Nam hiện nay. Đó là con đường đi cũng như đặc điểm ra đời và sự liên quan của văn học dân gian và văn học bác học Việt Nam. Truyện cổ tích là viên ngọc quý giá chưa được mài giũa vẫn mang trên mình nét đẹp tự nhiên mang giá trị nhân văn thể hiện mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, vũ trụ qua ngôn từ giàu nghĩa tình chân quê , chất phác của người nông dân cấy cày. Văn học Việt Nam từ sơ khai đã phong phú với dòng văn học dân gian truyền miệng. Các truyện kể đời này qua đời khác thành một kho tàng đồ sộ và quý báu. Và trong đó truyện cổ tích là sản phẩm tinh thần của người bình dân, nảy sinh trong quá trình sinh hoạt, lao động, xây dựng và đấu tranh. Chính vì vậy, kho tàng văn học dân gian ở dân tộc nào cũng có hàng trăm, hàng nghìn tác phẩm dưới các dạng thức khác nhau; ở mỗi vùng, thậm trí ở mỗi làng xã lại có những tác phẩm dân gian riêng. Đấy là linh hồn và sức sống của dân tộc. Ngày nay, đối với mỗi dân tộc đều có các công trình nghệ thuật và văn học dân gian đã được sưu tầm và bảo tồn. Vì vậy tôi muốn góp phần gìn giữ và bảo tồn một nét văn hóa cao đẹp ấy bằng cách đưa vào quyển sách thiếu nhi qua những trang minh họa mang âm hưởng dân gian. Tôi đã nghiên cứu và đưa ra quyết định chọn đề tài “truyện Cổ Tích Việt Nam” làm đề tài tốt nghiệp thiết kế sách dành cho lứa tuổi thiếu niên - nhi đồng. Qua đó tôi muốn CAO THỊ THU HÀ – LỚP K16 ĐỒ HỌA 1 VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI KHOA TẠO DÁNG CÔNG NGHIỆP vẽ cho các em hiểu rõ hơn cuộc sống của cha ông ta, giúp các em biết quý trọng nét đẹp truyền thống của nền văn hóa Việt lâu đời. Trên nền tảng văn học dân gian này tôi hy vọng thế hệ trẻ sẽ lưu giữ vốn quý và lưu truyền muôn đời. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài: Qua sách báo, mạng internet, những câu chuyện, lời kể và những trải nghiệm của bản thân, em đã tìm hiểu về các câu truyện cổ tích của Việt Nam. Trong một thời gian dài dưới thời Bắc thuộc, Việt Nam sử dụng chữ Hán trong giao dịch, giáo dục, trong các văn bản của nhà nước phong kiến. Đến thế kỷ thứ 10, song song với việc sử dụng chữ Hán, người Việt Nam đã sáng tạo ra chữ. Sự xuất hiện của chữ Nôm đánh dấu sự trưởng thành trong ý thức dân tộc của người Việt và giúp cho nền văn học Việt Nam phát triển rực rỡ. Đất nước Việt Nam thuộc khu vực Đông Nam Á - Châu Á vì vậy ít nhiều cũng ảnh hưởng bởi nhiều nền văn hoá khác nhau trong khu vực. Vì vậy mà qua hang ngàn năm lịch sử phát triển văn hoá của dân tộc ta càng ngày càng đa dạng và phong phú nhưng vẫn mang đậm bản sắc con người Việt. Ở đây em chỉ tập trung nghiên cứu những truyện cổ tích phổ biến của nước ta. 3. Mục đích của luận văn: Gìn giữ, bảo tồn và phát huy những nét đẹp văn hoá dân tộc là mục tiêu tối quan trọng của mỗi thế hệ con Lạc cháu Hồng. Hơn nữa là đưa những nét đẹp ấy phát triển ra ngoài biên giới hình chữ S để thế giới được chiêm ngưỡng những vẻ đẹp cội nguồn Việt Nam. Vì vậy thế hệ trẻ em Việt Nam ngày nay cần phải hiểu rõ và quý trọng những nét đẹp văn hoá của dân tộc. Với một quyển sách, phần quan trọng nhất vẫn là nội dung, đã đến lúc độc giả có nhu cầu được “xem” sách chứ không chỉ là đọc. Và cho dù có câu nói “Đừng đánh giá một cuốn sách qua cái bìa”, thì không thể phủ nhận rằng giữa hằng hà sa số sách trên kệ, quyển sách có bìa đẹp và lạ mắt vẫn có cơ hội CAO THỊ THU HÀ – LỚP K16 ĐỒ HỌA 2 VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI KHOA TẠO DÁNG CÔNG NGHIỆP được độc giả chú ý nhiều nhất. Và để có những bìa sách đáp ứng nhu cầu đó, không gì tốt hơn là đầu tư tranh minh họa cho bìa, được như thế quyển sách sẽ là những tác phẩm nguyên bản có giá trị nghệ thuật từ nội dung cho tới hình thức. Minh họa sách không còn là nghề mới mẻ trên thế giới. Nó đã từng là mảnh đất màu mỡ cho các nhà thiết kế thỏa sức sáng tạo. Có rất nhiều trường danh tiếng trên thế giới đào tạo các nhà thiết kế với chất lượng chuyên môn nhất. Điều này còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Mặc dù vẫn có ít những họa sĩ thiết kế có tiếng trong nghề và những nhà thiết kế trẻ đam mê theo đuổi nghề minh họa sách. Tuy vậy nghề này vẫn chưa thực được đánh giá cao và phát triển nó theo một hướng chuyện nghiệp hơn. Tôi chọn đề tài thiết kế bộ sách truyện cổ tích cho thiếu niên nhi đồng vừa đáp ứng đam mê vẽ minh họa của bản thân cũng như cho mọi người thấy được tầm quan trọng cũng như đánh giá nghiêm túc trong việc phát triển nghề minh họa sách. Và sách cũng là con đường ngắn nhất để đưa con người đến với đại dương kiến thức. Vì vậy tôi đã đưa những điểm đặc sắc văn hóa dân tộc để minh họa cho bộ sách thiếu nhi. Mong các bé có thể dễ dàng tiếp cận, hiểu và yêu thích văn hoá của đất nước mình hơn. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Truyện cổ tích Việt Nam Với bộ sách truyện cổ tích Việt Nam hướng các em cuộc sống gần gũi giản dị chất phác của Việt Nam xưa, con người thân thiện cùng cảnh vật thiên nhiên ôn hòa, “con trâu đi trước cái cày đi sau”. Đúc kết bao đời cho các em những bài học tưởng đơn giản chất phác ấy nhưng lại đầy ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Giúp các em dễ hình dung, tiếp cận, yêu thích hơn và dần dần hiểu sâu và quý trọng hơn bản sắc dân tộc mình. CAO THỊ THU HÀ – LỚP K16 ĐỒ HỌA 3 VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI KHOA TẠO DÁNG CÔNG NGHIỆP - Phạm vi nghiên cứu: Truyện “Nghêu Sò Ốc Hến” Tôi chọn truyện “Nghêu Sò Ốc Hến” là một tuồng tích dân gian rất nổi tiếng từ Bắc chí Nam tại Việt Nam. Nhiều tuyến nhân vật, cũng như tình tiết trong tuồng tích này, dưới nhiều biến thể khác nhau, đã trở thành điển cố, điển tích sân khấu sau này. Truyện thể hiện đầy đủ về cuộc sống văn hóa thôn xóm của người Việt xưa. Lối văn dân dã đơn sơ kể về nhân vật Thị Hến xinh đẹp góa chồng. Bị quan huyện Ốc , xã trưởng Sò, sãi Nghêu tròng ghẹo. Nhưng với sự sắc sảo của mình Hến đã dạy cho ba tên một bài học. Truyện nhẹ nhàng nhưng không kém lý thú và màu sắc cũng rất cổ gần gũi với cuộc sống hiện tại ở làng quê Việt Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu: Tổng hợp kết quả nghiên cứu trên mạng và những tài liệu liên quan về các minh họa truyện cổ tích của dân tộc. Từ đó lựa chọn và đưa ra giải pháp riêng cho quá trình sáng tác. Thu thập, tổng hợp và phân tích tư liệu chuyên môn để làm sáng tỏ các yếu tố cần thiết đối với quá trình sang tác. Sưu tầm sách thiếu nhi theo đề tài để tham khảo và định hướng phong cách cho sản phẩm. Tổng hợp tư liệu về chủ đề, ý tưởng nghiên cứu và chọn lọc những yếu tố đặc trưng nhất để xây dựng hình tượng, phát triển và hoàn thiện sản phẩm. 6. Đóng góp của luận văn: Đề tài có ý nghĩa đóng góp một phần rất nhỏ vào công cuộc khẳng định, giữ gìn, bảo tồn và phát triển văn hoá dân tộc nói chung và truyện cổ tích nói riêng. Đưa nét đẹp đặc sắc của văn hoá dân tộc thêm gần gũi hơn với các em thiếu nhi Việt Nam. Đặc biệt góp phần kích thích văn hoá đọc của các em. Giúp các em thiếu nhi thêm hiểu rõ và quý trọng văn hoá cổ truyền dân tộc. CAO THỊ THU HÀ – LỚP K16 ĐỒ HỌA 4 VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI KHOA TẠO DÁNG CÔNG NGHIỆP 7. Kết cấu của luận văn: Gồm 3 chương: Chương 1: Tìm hiểu về truyện cổ tích Việt Nam Chương 2: Ứng dụng đồ họa trong thiết kế sách thiếu nhi về truyện cổ tích Việt Nam Chương 3: Sản phẩm thiết kế sách thiếu nhi về Tết cổ truyền Việt Nam CAO THỊ THU HÀ – LỚP K16 ĐỒ HỌA 5 VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI KHOA TẠO DÁNG CÔNG NGHIỆP PHẦN 2: TỔNG QUAN CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU VỀ TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM 1. Truyện cổ tích Việt Nam là gì? Truyện cổ tích là một thể loại chính của sáng tác tự sự dân gian có tâm thế hư cấu, bao gồm cổ tích thần kỳ, cổ tích thế sự, cổ tích phiêu lưu và cổ tích loài vật. Truyện cổ tích là truyện lưu truyền trong dân gian có ý nghĩa giáo dục con người trong truyện thường có các nhân vật thần thoại, huyền ảo. Truyện cổ tích khác biệt cơ bản với các loại hình tự sự khác ở phương diện người kể chuyện kể lại nó và người nghe thì tiếp nhận trước hết như một sự hư cấu thẩm mỹ, một trò chơi của trí tưởng tượng. Bên cạnh yếu tố hư cấu, tưởng tượng như một đặc điểm chủ yếu của thể loại, truyện cổ tích vẫn bộc lộ sự liên hệ với đời sống hiện thực, thông qua những đặc điểm về nội dung,ngôn ngữ, tính chất của cốt truyện, motip, hình tượng nghệ thuật v.v. Nhiều truyện cổ tích xuất xứ từ xa xưa phản ánh được các quan hệ xã hội nguyên thủy và các biểu tượng,tín ngưỡng vật tổ, tín ngưỡng vạn vật hữu linh. Trong khi đó, các truyện cổ tích hình thành giai đoạn muộn hơn, như thời phong kiến, thường có những hình tượng vua, hoàng hậu, hoàng tử, công chúa. Sang thời tư bản chủ nghĩa, truyện cổ tích thường chú ý hơn đến thương nhân, tiền bạc và các quan hệ xã hội liên quan đến mua bán, đổi chác, sự tương phản giàu nghèo v.v. Về nội dung tư tưởng, truyện cổ tích thường mang tinh thần lạc quan, có hậu, trong đó kết thúc truyện bao giờ cái thiện cũng chiến thắng hoặc được tôn vinh, cái ác bị tiễu trừ hoặc bị chế giễu. Là một thể loại truyền miệng, truyện cổ tích thường có nhiều dị bản. Sự dị bản hóa tác phẩm có thể được nhìn nhận do các dân tộc trên thế giới có những điểm chung nhất về văn hóa, lịch sử, sinh hoạt, lối sống; đồng thời CAO THỊ THU HÀ – LỚP K16 ĐỒ HỌA 6 VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI KHOA TẠO DÁNG CÔNG NGHIỆP cũng có những đặc điểm riêng trong nếp sống, đặc điểm lao động, sinh hoạt, điều kiện tự nhiên tùy từng dân tộc. Thêm vào đó những người kể truyện cổ tích thường mang vào các truyện họ kể những nét cá tính riêng, sự thêm thắt nội dung theo những ý đồ nhất định. Những nhà nghiên cứu và sưu tầm văn học dân gian từ thế kỷ 19 ở Đức, thuộc trường phái thần thoại học, như Schelling, anh em nhà Schlegel, anh em nhà Grimm xem truyện cổ tích là "những mảnh vỡ của thần thoại cổ”. Các nhà nghiên cứu so sánh chú ý đến sự trùng hợp các sơ đồ cốt truyện và motip riêng lẻ trong truyện cổ tích của các dân tộc khác nhau. Bên cạnh đó, những người theo trường phái nhân loại học (hay còn gọi là tiến hóa luận) ở Anh nửa sau thế kỷ 19, như E. Tylor, A. Lang, J. Frazer xây dựng lý thuyết về cơ sở thế sự và tâm lý của cái mà họ gọi là "các cốt truyện tự sinh của truyện cổ tích”, nhấn mạnh rằng truyện cổ tích trùng hợp đồng thời với sự tồn tại của hoang dã. Theo trường phái thần tượng học mà đại biểu là Mar Müller, Gaston Paris, Angelo de Gubarnatic, trong cổ tích có sự lan truyền của thần bí cổ đại, thần thoại về mặt trời, thần thoại về bình minh. Trường phái văn hóa với các đại biểu như Benfey, Consquin lại đi tìm nguồn gốc cổ tích dân gian ở Ấn Độ. Bên cạnh đó, trường phái nghi thức chủ nghĩa gồm nhiều các nhà bác học Anh cho rằng cổ tích là những nghi thức cổ truyền còn tồn tại dấu vết đến ngày nay. 2. Lịch sử phát triển truyện Cổ tích Việt Nam 2.1. Con đường phát triển từ thần thoại tới cổ tích Truyền thuyết cổ tích xuất hiện vào thời kỳ nào? Như ai nấy đều biết, truyền thuyết cổ tích xuất hiện không cùng một thời với thần thoại. Nếu chủ đề của thần thoại thường thiên về giải thích tự nhiên, mô tả cuộc đấu tranh giữa người và tự nhiên là chủ yếu, thì trái lại, chủ đề của truyền thuyết cổ tích thường thiên về giải thích xã hội, mô tả chủ yếu cuộc CAO THỊ THU HÀ – LỚP K16 ĐỒ HỌA 7 VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI KHOA TẠO DÁNG CÔNG NGHIỆP đấu tranh giữa người với người. Ấy là vì, thần thoại xuất hiện vào một thời kỳ mà mâu thuẫn sau đây nổi lên hàng đầu: con người sống lệ thuộc vào tự nhiên mà lại có khát vọng chinh phục tự nhiên. Trái lại, cổ tích cũng như truyền thuyết xuất hiện vào lúc con người nói chung đã lợi dụng được ít nhiều năng lượng của tự nhiên, nhưng lại vấp phải mâu thuẫn giữa người với người trong sản xuất. Hình thái xã hội mà truyện cổ tích phản ánh, sức sản xuất đã tương đối cao, đời sống con người đỡ chật vật hơn trước, tri thức phát đạt, tình cảm phong phú, nhất là cuộc đấu tranh giai cấp đã có phần gay go quyết liệt. Nói một cách khác, những truyện cổ dân gian được sáng tác sau thời kỳ nguyên thủy, có nội dung xã hội khác biệt rõ với những truyện ra đời từ trước thời kỳ đó. Mác nói: "Khi con người đã có thể khống chế được thực sự những lực lượng tự nhiên thì thần thoại sẽ biến mất". Có nghĩa là khi mà chủ nghĩa thần linh không còn ngự trị lên mọi lĩnh vực của ý thức; khi trình độ hiểu biết của con người đã được nâng cao; con người đã tìm được quy luật của một số lớn hiện tượng tự nhiên, biết dùng cái nhân này để tạo thành cái quả kia; thì bấy giờ nghệ thuật thần thoại sẽ phai nhạt ý nghĩa và không còn chức năng thực tế nữa. Nhưng mặc dù thần thoại mất đi, sự sáng tạo truyện truyền miệng vẫn cứ tiếp tục. Có dân tộc nào mà lại tắt được nguồn cảm hứng nghệ thuật của mình trên con đường phấn đấu gian nan để sáng tạo ra một lịch sử phong phú và một ngôn ngữ giàu có, sinh động? Đương nhiên con đường phấn đấu đó bao giờ cũng đầy huyền thoại, huyền tích. Một nhà nghiên cứu thần thoại có nhận xét: "Truyền thuyết đời cổ chúng ta gọi là thần thoại, thần thoại đời sau chúng ta gọi là truyền thuyết". Nhận định này về một mặt nào đó đã vạch được mối liên hệ hữu cơ giữa hai loại truyện ở hai thời kỳ. Đúng là đối với bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, ước mơ và khát vọng của quần chúng cũng vượt lên trên thực tại ước mơ và khát vọng ấy không những đã chắp cánh cho họ trong sáng CAO THỊ THU HÀ – LỚP K16 ĐỒ HỌA 8 [...]... thuật cổ tích cũng thu hẹp lại Tuy có một số ít tác giả bắt chước người xưa đặt nên những truyện tương tự cổ tích, nhưng dù cố gắng đến đâu, nội dung của chúng cũng không tài nào còn mang được cái không khí, cái phong vị của truyện cổ tích nữa Đó là nghệ thuật của truyện ngắn giả cổ tích, hơn nữa đó lại không phải là những truyện truyền miệng 2.4 Qúa trình hình thành truyện cổ tích Truyện cổ tích cũng... sâu sắc Truyện cổ tích không phải là một loại truyện suông vô ý nghĩa, cũng không phải là một loại truyện "ngụ ý" tầm thường mà mang những bài học nhân văn sâu sắc CAO THỊ THU HÀ – LỚP K16 ĐỒ HỌA VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI 28 KHOA TẠO DÁNG CÔNG NGHIỆP CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG ĐỒ HỌA TRONG THIẾT KẾ SÁCH THIẾU NHI VỀ TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM 1 Mở đầu: Sách là một sản phẩm của xã hội, là một công cụ để tích lũy,... sử dụng việt hóa, so sánh, nhân hóa, tránh cầu kỳ, quá sức tưởng tượng của trẻ Giọng điệu trong các ấn phẩm thiếu nhi chú trọng đến giọng vui nhộn, lí lắc hài hước để trẻ dễ tiếp nhận cũng như việc say mê đọc sách và rút ra các bài học từ đó 3 Các yếu tố minh họa trong sách thiều nhi về truyện cổ tích Việt Nam 3.1 Hình tượng Hình tượng nhân vật trong sách thiếu nhi về “ truyện cổ tích Việt Nam được... thuyết càng gần với cổ tích Đây là thời đại của những nàng công chúa, ông hoàng tử, thời đại của những tên trọc phú gian tham, những bác nông dân khờ khạo và nghèo khổ Truyện cổ tích cũng tiếp thu truyền thống của truyền thuyết Nó được xây dựng trên những mảnh vụn rời rạc của truyền thuyết và thần thoại Cho nên Grim (Grimm) nhận xét về cổ tích nước Đức có nói: "Những truyện cổ tích dân gian là những... khít và là cơ sở của tính dân tộc Truyện cổ tích của mỗi dân tộc phản ánh xã hội, đất nước, cuộc sống, phong tục, những vấn đề lịch sử cụ thể của dân tộc mình Truyện cổ tích ít nhiều phải thể hiện tính tư tưởng và tính nghệ thuật Truyện cổ tích luôn hướng đến một mục đích nhân sinh cao cả, hoặc có mục đích nhân sinh nhưng lại không tan biến vào trong từng tình tiết của truyện để trở thành một mục đích... chết nữa mà bay lên trời Nhiều truyện cổ tích khác như truyện Hai bà Trưng, truyện Vợ chàng Trương cũng được thần thánh hóa theo hướng ấy Đó là mong muốn chủ quan của tác giả và cũng là nguyện vọng của nhân dân Nhân tố chủ quan này đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành một số truyện cổ tích Nói cách khác, một số chi tiết, một số hình tượng và mô-típ của truyện đều được sửa chữa, thêm... tớ(Hà Ô Lôi); nào là ông vua kia mê người nữ tỳ (Chị A) Có những truyện từ trên rừng xuống (Thần giữ của, Ma cà rồng); từ dưới biển lên (Giặc Tàu ô, Sự tích đền Cờn); truyện trong Nam, ngoài Bắc, truyện chiến tranh; truyện kiện cáo; truyện dịch tễ, v.v Tất cả những loại truyện đó, qua trí tưởng tượng của họ đều được dọn lại cho súc tích, tô điểm thêm cho hấp dẫn và có tính kịch, rồi lan đi rất nhanh... tiên trong tiên thoại hay cổ tích chúng ta 2.3 Sự xuất hiện và sự suy tàn của truyện cổ tích: Truyền thuyết và cổ tích có quan hệ không ít đến tín ngưỡng, phong tục của một dân tộc, ăn sâu vào những tập quán của tư duy, tín ngưỡng và phong tục vốn bao giờ cũng có sức kích thích ảo giác rất mạnh Cho nên xung quanh phong tục, nhất là tín ngưỡng, thường vẫn có truyền thuyết hoặc cổ tích lưu hành Nhiều mô-típ... (dị bản) ) Có thể nói tín ngưỡng là vú nuôi của truyền thuyết cổ tích, ngược lại truyền thuyết cổ tích là kẻ tuyên truyền đắc lực cho tín ngưỡng Đặc biệt ở Việt- nam, gần như mỗi một thắng cảnh, mỗi một đền thờ địa phương đều có gắn liền với một hoặc nhiều truyền thuyết, cổ tích Những sáng tác dân gian đó, bên cạnh nội dung chủ yếu là những sự tích anh hùng hoặc sự nghiệp lớn lao kỳ vĩ của dân chúng địa... trong sáng tác cổ tích và truyền thuyết sau này Mặt khác, đứng về phương diện thưởng thức thì bên cạnh thơ, truyện là một nhu cầu tất yếu của nhân dân Loại truyện ngụ ngôn, truyện thời sự thường quá ngắn, thiếu những tình tiết ly kỳ, chưa kết tinh hiện thực một cách đậm đặc, nên không thỏa mãn cảm hứng của nhân dân bằng thần thoại hoặc cổ tích Nhưng so với thần thoại, thì truyền thuyết hay cổ tích cho phép . VỀ TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM 1. Truyện cổ tích Việt Nam là gì? Truyện cổ tích là một thể loại chính của sáng tác tự sự dân gian có tâm thế hư cấu, bao gồm cổ tích thần kỳ, cổ tích thế sự, cổ tích. phong vị của truyện cổ tích nữa. Đó là nghệ thuật của truyện ngắn giả cổ tích, hơn nữa đó lại không phải là những truyện truyền miệng. 2.4. Qúa trình hình thành truyện cổ tích Truyện cổ tích cũng. rằng cổ tích là những nghi thức cổ truyền còn tồn tại dấu vết đến ngày nay. 2. Lịch sử phát triển truyện Cổ tích Việt Nam 2.1. Con đường phát triển từ thần thoại tới cổ tích Truyền thuyết cổ tích