Đối tượng nghiên cứu Lứa tuổ

Một phần của tài liệu truyện cổ tích việt nam (Trang 37 - 39)

1.1. Lứa tuổi

Trẻ em như búp trên cành, là tương lai đất nước. Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai. Thế hệ đang lớn lên sẽ ra sao tuỳ thuộc phần lớn vào công tác giáo dục. Những phẩm chất gì xã hội muốn đòi hỏi ở người lớn sau này thì hiện tại chúng ta phải giáo dục cho trẻ em. Đối với giáo dục trẻ em, sách báo luôn đóng vai trò đặc biệt quan trọng.

Trước hết cần xác định rõ lứa tuổi thiếu nhi là giai đoạn quan trọng nhất trong việc hình thành thế giới quan và mở rộng hiểu biết của các em. Sách đối với thiếu nhi về một phương diện nào đó còn cần hơn sách đối với người lớn. Vì các em còn nhỏ, phạm vi hoạt động còn bị hạn chế, điều đó không cho phép các em mở rộng thế giới quan và tích lũy vốn kinh nghiệm phong phú, do đó sách là phương tiện tốt nhất giúp các em tiếp thu dần những tri thức cần thiết trong đời sống. Sách còn có tác dụng bổ sung và kế tục việc học của các em ở trường, góp phần nâng cao chất lượng học tập và trong chừng mực nào đó giúp khắc phục những thiếu sót của chương trình chính khoá. Việc đọc sách còn giúp những em không có điều kiện đến trường vẫn có thể học tập, giúp luyện cho các em thói quen tự học, tự nghiên cứu những vấn đề mình ham chuộng, say mê. Mặt khác, sách không chỉ giúp các em nắm những kiến thức khoa học cơ bản mà còn góp phần giáo dục thị hiếu thẩm mỹ.

càng bướng bỉnh không chịu nghe lời khuyên của bố mẹ, ứng xử quá đề cao cái tôi, luôn luôn coi mình là nhất, ít có bạn hoặc quan hệ không thân thiện với bạn bè, sống biệt lập, ít chia sẻ suy nghĩ với mọi người xung quanh.

Các phụ huynh đều lo lắng con em mình sử dụng thời gian nghỉ hè vào các việc vô ích, vô bổ như chơi game, nghịch dại với các bạn dẫn tới tai nạn thương tích, trẻ chơi bời nhiều và trở nên lười biếng sẽ mất rất nhiều thời gian để lập lại các thói quen học tập khi vào năm học mới. Phụ huynh có con trong độ tuổi mầm non mang nhiều nỗi lo lắng khi trẻ không tự tin, thậm chí rất nhút nhát và chưa chuẩn bị tâm lý sẵn sàng vào học lớp 1.

Ở độ tuổi này trẻ rất nhạy cảm, chỉ một hành động khiếm nhã đối với trẻ cũng làm trẻ bị tổn thương và ảnh hưởng tới tâm sinh lý của trẻ. Hãy cùng trẻ khám phá thế giới xung quanh dưới sự định hướng của chúng ta, giúp trẻ hoàn thiện hơn về mọi mặt trong cuộc sống làm tiền đề cho trẻ phát triển toàn diện.

Bởi vậy, với bộ sách truyện cổ tích Việt Nam hướng các em cuộc sống gần gũi giản dị chất phác của Việt Nam xưa, con người thân thiện cùng cảnh vật thiên nhiên ôn hòa, “con trâu đi trước cái cày đi sau, người lao động biến nơi hoang vu thành những ruộng đất phì nhiêu. Những mối quan hệ làng xóm đùm bọc yêu thương, đối nhân xử thế, gần gũi với bản sắc dân tộc được đúc kết bao đời cho các em những bài học tưởng đơn giản chất phác ấy nhưng lại đầy ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

1.2. Truyện cổ tích đối với thiếu nhi

Truyện cổ tích đã gắn bó với tuổi thơ của mỗi thế hệ. Gần gũi và thân thiết như những người bạn với trẻ em. Những câu truyện có thể đã được nghe qua lời kể của ông bà , bố mẹ hay thầy cô giáo hoặc người lớn. Những câu truyện luôn gắn liền với bản sắc dân tộc. Mang niềm tự hào dân tộc trong những ca từ đơn sơ và bình dị. Dăn dạy các em với những bài học sâu sắc

nhưng gần gũi nhất. Truyện cổ tích luôn mang trong đó không bao hàm một ý nghĩa gì về cuộc đời, về con người, hay không có những tình tiết gợi hứng cảm cho người nghe. Bởi mục đích của truyện cổ tích luôn hướng tới ý nghĩa nhân văn cao cả, hoặc có mục đích nhân sinh nhưng lại không tan biến vào trong từng tình tiết của truyện để trở thành một mục đích tự thân, một nhận thức thẩm mỹ sâu sắc. Truyện cổ tích luôn mang tới cho các em sự thích thú với những ngôn từ đa dạng, cùng trí tưởng tượng phong phú ngây ngô của các em đã tạo nên màu sắc rất riêng cho truyện. Đưa truyện cổ tích gần gũi với các em hơn. Giải đáp những thắc mắc xoay quanh các em về tự nhiên con người văn hóa dân tộc. Và qua bộ truyện cổ tích tôi muốn sử dụng ngôn ngữ đồ họa đưa các em gần tới dòng truyện dân gian của Việt Nam.

Một phần của tài liệu truyện cổ tích việt nam (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w